Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.7 KB, 20 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1. Khái niệm về tài sản lưu động

Quá trình sản xuất kinh doanh luôn cần phải có ba yếu tố cơ bản là: Sức
lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động
Trong đó sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là điều
kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất xã hội. Mọi quá trình vận động phát
triển sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi sức lao động ngày càng có chất lượng cao
hơn.
Đối tượng lao động là hết thảy những vật mà con người tác động vào
nhằm biến đổi nó phù hợp với mục đích sử dụng. Đối tượng lao động chính là yếu
tố vật chất của sản phẩm và được chia thành hai loại:
- Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như: Cây gỗ trong rừng nguyên thuỷ, các
loại quặng trong lòng đất, các loại hải sản ... Loại này là đối tượng lao động của
các ngành công nghiệp khai thác.
- Loại thứ hai đã qua chế biến - nghĩa là đã có sự tác động của lao động, gọi là
nguyên vật liệu. Loại này cần được tiếp tục gia công để thành sản phẩm hoàn chỉnh
như: Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy...Loại này chính là đối tượng lao động
của các ngành công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của con người đến đối tượng lao động, làm thay đổi hình thức tự
nhiên của nó, biến đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con
người.Tư liệu lao động bao gồm những công cụ lao động, hệ thống những yếu tố
vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh như nhà
xưởng, kho tàng, bến bãi.v.v.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn có một khối lượng
tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản xuất ; dự trữ chuẩn bị
sản xuất ; phục vụ sản xuất ; phân phối tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là tài sản lưu
động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của


tài sản lao động thường chiếm khoảng 20% - 50% tổng giá trị tài sản.
Tài sản lưu động có thể được định nghĩa như sau: Tài sản lưu động là
những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi
luân chuyển thường là trong thời gian một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là
các đối tượng lao động.Tài sản lưu động khi tham gia vào quá trình sản xuất không
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của tài sản lao động sẽ
thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể cuả sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao
phí mất đi trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động thường chỉ tham gia một chu
kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào sản
phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá.
Tài sản lưu động trong các doanh nghiệp được chia thành hai phần: Một bộ
phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm...) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được dự trữ hoặc sử
dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, trong quá trình lưu
thông, thanh toán...doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác đó là các
vật tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu.
2. Phân loại tài sản lưu động
Phân loại tài sản lưu động cần căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để sắp
xếp tài sản lưu động theo từng loại, từng nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý,
mục đích là sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động.
2.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng, tài sản lưu động bao gồm các loại sau:
a. Tài sản lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tài sản lưu động sử dụng trong hoạt
động kinh doanh chính chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang, vật liệu bao bì đóng gói...
- Nguyên vật liệu chính: Gồm giá trị những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm.

Ví dụ: Trong ngành công nghiệp: quặng sắt, thép, gỗ...
Trong ngành xây dựng: xi măng, gạch...
Trong nông nghiệp: giống thức ăn gia súc, cây trồng...
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó
chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, có thể kết hợp với vật liệu
chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị , hình dạng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo
điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ
cho nhu cầu công nghiệp, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động.
-Nhiên liệu thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản
phẩm diễn ra bình thường.
- Phụ tùng thay thế là những loại vật tư sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máy
móc, thiết bị, phương tiện vật tư công cụ, dụng cụ sản xuất...
-Vật liệu và thiết bị xây đựng cơ bản là những loại vật và thiết bị được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản.
- Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử
dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là
tài sản cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn. Công cụ, dụng
cụ lao động sử dụng trong doanh nghiệp được phân thành 2 loại:
+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ một lần( phân bổ 100%). Đây là loại
công cụ, dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng, toàn bộ giá trị của chúng được phân
bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Loại công cụ này được
áp dụng đối với các loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, phát huy tác dụng trong
thời gian ngắn, chúng không ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ kinh doanh.
+ Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần: Là loại công cụ dụng cụ lao động có
giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và hư hỏng có thể sửa chữa được.
-Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .

-Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất xây dựng
hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp, chi phí trồng trọt dở
dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo ...
-Bán thành phẩm tự chế: Cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác ở chỗ nó đã
hoàn thành giai đoạn chế biến nhất định.
b. TSLĐ sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ
- Để linh hoạt trong sử dụng tài sản trên thực tế hiện nay người ta dùng TSLĐ để
chi cho công tác sửa chữa. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, sửa chữa được
phân thành hai loại: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ
- Ngoài ra TSLĐ còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ như: hoạt động
cung cấp dịch vụ, lao vụ.v.v
c. TSLĐ sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp
Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý
hành chính.TSLĐ được sử dụng bao gồm:
-Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải.
-Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm: giấy, bút, mực, bàn ghế...
-Khoản tạm ứng: hội nghị, tiếp khách, đào tạo cán bộ ...
d. TSLĐ sử dụng trong công tác phúc lợi

Công tác phúc lợi, chủ yếu TSLĐ dùng để đầu tư cho câu lạc bộ, công trình
phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, cho công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát,
các hoạt động văn hoá văn nghệ...
2.2 Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển TSLĐ , TSLĐ được chia thành các loại sau:
a. Tài sản bằng tiền:
Là bộ phận tài sản lưu động tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm:
- Tiền mặt tại quỹ: Là số tiền mà doanh nghiệp để lại quỹ của mình để sử dụng chi
tiêu hàng ngày. Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, ngân phiếu, tiền bán hàng chưa
nộp...
- Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của
doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có). Bao

gồm tiềnViệt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý...
- Tiền đang chuyển là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửi
qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của
doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp
chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng.
Nếu lượng tiền dự trữ quá lớn so với nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sẽ gây
lãng phí, không có hiệu quả. Ngược lại nếu lượng tiền dự trữ quá thấp lúc đó doanh
nghiệp sẽ thiếu tiền đầu tư dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản bằng tiền không cao.
b. Đầu tư ngắn hạn
Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới
hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu,
cổ phiếu, tín phiếu...) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm.
c. Các khoản phải thu

Là các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác:
Phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký
cược ...
Thực tế việc mua bán chịu trong các doanh nghiệp là thường xuyên xảy ra,
đôi khi để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả
trước một khoản nào đó. Vì vậy hình thành nên các khoản thu của doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp là khách nợ mà gặp thất bại trong kinh doanh có thể dẫn đến
phá sản thì việc thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng
này là rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được khoản thu đó gọi là khoản
thu khó đòi. Vì vậy việc trích lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ đảm bảo
cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và
tương đối ổn định. Khoản dự phòng này là một phần TSLĐ của doanh nghiệp.
d. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho ở doanh nghiệp phải là những tài sản hữu hình thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện lao
vụ, dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh.Ở doanh

nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu chính, vật
liệu phụ, công cụ, dụng cụ lao động, vật liệu bao bì đóng gói, thành phẩm, sản
phẩm dở dang ...
- Nguyên liệu, vật liệu chính gồm: Giá trị những loại nguyên vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm.
- Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó chỉ
có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng chất lượng của
nguyên vật liệu chính của sản phẩm tạo ra.
- Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các bộ
phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã
xong, được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán.
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất chưa
hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.
- Công cụ, dụng cụ lao động là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tài sản
cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn. Theo điều 4 của chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo quyết định số
1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì các tài sản
phải có thời gian sử dụng một năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu trở lên mới được
coi là tài sản cố định.
- Bao bì, vật liệu đóng gói: Là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
e. Tài sản lưu động khác
Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và các khoản thế chấp, ký
cược, ký quỹ ngắn hạn.
- Các khoản tạm ứng là các khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người
nhận tạm ứng để thực hiện hoạt động kinh doanh nào đó hoặc giải quyết một công
việc đã được phê duyệt.
- Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng đến

kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán, cho nên chưa thể tính hết vào chi phí
sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán.
Sau đó, qua cách phân loại trên ta thấy được tình hình TSLĐ hiện có của
doanh nghiệp về hình thái vật chất cũng như đặc điểm của từng loại TSLĐ, từ đó
có thể đánh giá việc sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp có hợp lý và hiệu quả
không, để từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
3.Vai trò của TSLĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong bất kỳ một thời đại kinh doanh nào, tài sản cũng luôn đóng vai trò
quan trọng, là nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, TSLĐ là tiền đề vật chất quan trọng tham gia vào quá
trình sản xuất, sự vận động của nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến
hành liên tục và thuận lợi. Do vậy, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và tăng
cường sức cạnh tranh mà không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp thì
chắc chắn không thể thực hiện được. Rõ ràng vai trò quan trọng của tài sản là điều
khó có thể phủ nhận được. Trước hết tài sản là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng
quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nó quyết định sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Do sự chu chuyển không ngừng nên TSLĐ thường xuyên có các
bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong các lĩnh vực sản
xuất và lưu thông, nên thiếu TSLĐ thì doanh nghiệp không thể chủ động trong sản
xuất kinh doanh, quá trình sản xuất bị gián đoạn thì sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ
sản phẩm và doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp, nên quy mô kinh
doanh sản xuất không được mở rộng...
Mặt khác, thông qua hệ thống các số liệu về TSLĐ của doanh nghiệp có
thể thấy được "bộ mặt" của doanh nghiệp - khả năng và tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp. Với giá trị TSLĐ lớn và kết cấu hợp lý phần nào thể hiện được khả
năng tài chính vững vàng của doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể tạo được
lòng tin đối với các nhà đầu tư, với ngân hàng cũng như tạo được quan hệ làm ăn
tốt với bạn hàng. Dựa vào tài sản của mình doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển,
đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

III - Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ VÀ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng TSLĐ

1.1 Khái niệm chung về hiệu quả
Hiệu quả bao gồm hai mặt : Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội là những lợi ích về mặt xã hội mà do một hoạt động nào
đó tạo nên.Ví dụ: Hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại đó là việc thoả mãn
những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho xã hội, là sự góp phần cân đối cung
cầu, ổn định giá cả và thị trường, là việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa
các vùng hoặc các nước.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả kinh
doanh cao nhất và với chi phí nhỏ nhất, hay nói cách khác hiệu quả kinh tế (hiệu
quả kinh doanh) là sự sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào.
( hay kết quả với chi phí) của một hoạt động nào đó.
Kết quả
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí
Hoặc :
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu
được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.

×