Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đặc điểm và tình hình chung của Công ty thương mại Phú Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 15 trang )

Đặc điểm và tình hình chung của Công ty thương mại Phú Bình.
1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty thương mại
Phú Bình.
Công ty thương mại Phú Bình là Công ty chuyên cung cấp và phân phối các
loại mặt hàng mỹ phẩm LG, sữa Cô gái Hà Lan, sữa Enlin ( New Zealand ) và
hàng tiêu dùng các dụng cụ thiết yếu trong gia đình.
Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển có doanh thu cao và
đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Hiện nay Công ty có Văn phòng đại diện đóng
tại Vương Thừa Vũ, Thanh Nhàn.
1.1 Công ty thương mại Phú Bình thành lập ngày 13/10/1998 theo quyết
định số 446/QP_UB của UBND Thành Phố Hà Nội. Địa chỉ Văn phòng : P55
B2 Khu tập thể Kim Liên.
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty thương mại Phú Bình được xác định
như sau:
Bộ phận tài chính:
Bảo vệ,lái xe
Ban kinh doanh: Có 2 ban kinh doanh
Ban tài chính:
- Kế toán trưởng
- Nhân viên kế toán bán hàng
- Thủ quỹ kiêm văn thu
Giám Đốc
Phản ánh quan hệ tham mưu, thông tin.
Phản ánh quan hệ chỉ đạo, thông tin
Phản ánh quan hệ phối hợp, thông tin
- Ban giám đốc ( Giám đốc công ty : Đào Đức Chính )
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức điều hành, quản lý hoạt động tiêu
thụ sản phẩm toàn công ty. Tổ chức quản lý nhân sự, tài sản, chi phí của công ty
đảm bảo hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh thu và đời sống cán bộ thông
qua định mức và chỉ tiêu của công ty.



- Các ban kinh doanh: Tổ chức phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Ban kinh doanh 1: Địa bàn phân công : Hà Nội và khu vự ngoại thành.
Ban kinh doanh 2: Địa bàn phân công : Các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc
Giang, Việt Trì ( Phú Thọ ), Nam Định.
- Ban Tài chính: Quản lý tài sản và chi phí trong Công ty từ văn phòng đến
các ban kinh doanh. Quản lý tiền hàng lập báo cáo tài chính.
- Bộ phận hành chính: Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ hành chính của
Công ty.
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu Năm Doanh thu
(triệu đồng )
Chỉ tiêu doanh
thu giao KH
% thực hiện kế
hoạch
Quân số Thu nhập bình
quân (Nghìn
đồng)
Năm 2001 11.200 9.500 117 12 700
Năm 2002 11.500 11.000 105 14 800
Năm 2003 12.900 12.400 104 18 1.000
Năm 2004 13.700 12.700 108 16 1.700
Năm 2005 12.700 14.000 91 16 2.000
Dự kiến 2006 15.000 13.200 114 14 3.000
Chỉ tiêu doanh thu của Công ty gần như liên tục có đà tăng trưởng mạnh, và
đặc biệt sau năm 2003. Đến năm 2004 Công ty đã củng cố tổ chức, xây dựng
chiến lược và kế hoạch kinh doanh tốt, tổ chức quản lý và thực hiện bán hàng
tốt nên doanh thu đã tăng trưởng tốt, so với chỉ tiêu đặt ra.
1.4 Tổ chức kế toán của Công ty thương mại Phú Bình.

1.4.1 Phòng kế toán của công ty.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về công tác tài chính của
Công ty, lập và thực hiện kế hoạch giúp ban giám đốc công ty.
- Kế toán viên: Chịu trách nhiệm chung về các mặt thu tiền mặt, theo dõi
lượng nhập xuất, tồn kho, hao hụt, quản lý tình hình bán buôn, bán lẻ hàng hoá,

1.4.2 Tổ chức công tác kế toán ở công ty thương mại Phú Bình
Công tác kế toán của công ty thương mại Phú Bình thực hiện theo chế độ kế
toán hiện hành của Bộ Tài Chính. Các chứng từ áp dụng ở Công ty đều tuân thủ
theo đúng quy định của Nhà nước, được lập theo mẫu in sẵn do Bộ Tài Chính
phát hành.
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Công ty thương mại Phú Bình đang tổ
chức vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất gồm 76 tài khoản thuộc bảng cân
đối kế toán, 7 bảng tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. So với hệ thống tài
khoản mà chế độ ban hành Công ty không sử dụng các TK sau:
+ TK 413 “ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” do không sử dụng ngoại tệ.
+ TK 611 “ Mua hàng” và TK 631 “ Giá thành sản xuất” không được sử
dụng vì đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hiện nay, để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc ghi chép, phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng
hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Hình thức sổ kế toán này đã tận dụng
đuợc ưu điểm: Có mẫu số đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công
lao động đã tiết kiệm được chi phí, thời gian, giảm đuợc khối lương kế toán thủ
công rất phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty thương mại Phú Bình
Các sổ kế toán cần:
- Sổ nhật ký chung
- Nhật ký mua hàng, bán hàng
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ cái các tài khoản
Đến cuối kỳ Công ty lập các báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 – DN )
Nhằm phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn
hình thành. Tài sản đó của Công ty thương mại Phú Bình tại thời điểm lập báo
cáo, căn cứ vào bảng cân đối kế toán, các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, các cơ quan chức năng có thể đánh giá được khả năng sử dụng vốn của
công ty Phú Bình.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Mẫu B02 – DN )
Được Công ty lập mỗi tháng một lần nhằm phản ánh tình hình doanh thu, các
khoản thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ trong
háng đó.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 – DN )
Hàng tháng cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính:
BCĐKTBCKQHĐSXKD, Công ty đồng thời lập biên bản thuyết minh báo cáo
tài chính để thuyết minh và giải thích bằng lời, bằng số liệu nhằm giải thích làm
rõ chỉ tiêu các báo cáo đó. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm cung cấp
những thông tin bổ sung cần thiết giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh, thực trạng tài chính của Công ty một cách chính xác cụ thể hơn.
1.5 Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở Công ty thương mại
Phú Bình.
1.5.1 Đặc điểm TSCĐ của Công ty thương mại Phú Bình.
Công ty thương mại Phú Bình là 1 doanh nghiệp thương mại, mặt hàng kinh
doanh chủ yếu là mỹ phẩm, sữa dinh dưỡng và đồ dân dụng trong gia đình. Bên
cạnh đó công ty còn hệ thống trang thiết bị máy móc dùng để phục vụ cho việc
quản lý hàng hoá và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, các phòng ban, cửa hàng cũng
như cán bộ được giao sử dụng phải có trách nhiệm quản lý, giữ gìn tài sản của
công ty.
1.5.2 Phân loại.
Bộ phận kế toán tiến hành phân loại TSCĐ của Công ty thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Hàng hoá

+ Nhóm 2: Máy móc thiết bị ( máy vi tính, bộ máy tính và máy in
pentium, điều hoà nhiệt độ )
+ Nhóm 3: Trụ sở và văn phòng làm việc:
Trụ sở: Văn phòng B2, phòng 55 Khu tập thể Kim Liên.
Nhà làm việc 2 tầng: 178 Triệu Việt Vương.
Nhà kho Thanh Nhàn
1.5.3 Đánh giá TSCĐ
Để tiến hành hạch toán TSCĐ tính khấu hao và phân tích tình hình hiệu quả
sử dụng TSCĐ ngoài việc phân loại TSCĐ thì kế toán phải xác định giá trị
TSCĐ theo nguyên tắc nhất định.
- Tại Công ty TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và nguyên giá còn lại.
Với loại TSCĐ mua sắm công ty đánh giá như sau:
Nguyên giá Giá mua Các loại chi phí Chiết khấu hao
TSCĐ = TSCĐ + (thuế nhập khẩu - giảm giá
mua sắm (hoá đơn) nếu có) (nếu có)
TT Tên TSCĐ Ngày tháng tăng giảm Tổng số nguyên giá
TSCĐ
1 Máy điều hoà Samsung 19/02/04 11.487.600
2 Máy vi tính,máy in ĐNA 28/04/00 14.362.701
3 ĐTDĐ Nokia 27/02/04 7.600.000
Cộng 33.450.301
Ta có thể thấy việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực
của mình kinh doanh, trang thiết bị cơ sở vật chất, quy mô của công ty, là cơ sở
để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Kế toán phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá của từng

×