Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.99 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>BO.</b>
<i><b>(Võ Văn Hoa).</b></i>
Vắng âm thAnh của chú ếch đồng
Những giun dế, côn trùng muôn thưở
Đêm thị trấn mùa mưa đầu khó ngủ
Sao nhớ hồi da diết một vùng quê!
Nhớ cuống rạ, dấu chân người lặn lội
Mùi cốm thơm trên nẻo đường làng
Dáng mẹ hao gầy vào ra sớm tối
Gậy khua vào bảng lảng hồng hơn.
Cơn mưa đầu mùa xối xả ngồi hiên
Có một người trong tim bão nổi
Tơi đi ngược phía chiều gió thổi
Cõi lịng ơi! Sao dứt thưở đi về!
Quảng Trị, một miền quê nghèo đầy gió lào cát
trắng, một miền quê đầy bão lũ, cơm tám ngày ba,
nhưng những ai đi xa, dù không cách núi ngăn sông, không
trèo đèo, lội suối, dù chỉ trong gang tất, nhưng vẫn day
dứt nhớ về. Võ Văn Hoa cũng không là ngoại lệ - bởi Anh
là một người con của đồng quê chân chất, của ngọn
khói lam chiều, của bữa cơm xum vầy sau một ngày làm
việc, nên khi:
“Vắng âm thAnh những chú ếch đồng
<i>Những giun dế, côn trùng muôn thưở”</i>
Anh trở nên khó ngủ ngay trong lịng thị trấn thơ
“Sao nhớ hoài da diết một vùng quê”!
Vâng, là người, ai cũng có nỗi nhớ, với người này là
nỗi nhớ gia đình, với người kia là nỗi nhớ bè bạn, với
người nọ là nỗi nhớ người yêu, với một ai đó, cũng có
thể là nỗi nhớ - “nhớ, nhớ cái hôn đầu tiên”<i>*</i><sub>, nhưng với </sub>
Anh, đó là nỗi nhớ làng, nhớ nơi chơn nhau cắt rốn, nhớ
nơi mình đã từng dứt áo ra đi, dù:
“Nhập cư đã ba năm
<i>Khôn nguôi nhớ mảnh hồn làng</i>
Tôi biết, Anh là người tếu táo, thích đùa, Anh
thường nói:”Phải biết hịa nhập, chứ đừng nên hòa tan”,
nhưng Anh cũng là một con người đa mang, sâu nặng ân
tình, nên chính Anh - mà có thể cũng là chính chúng ta,
cũng phải nghĩ suy, trăn trỡ khi nghe:
“Vợ bảo một mai mây trôi bèo dạt
<i>Trong Anh cịn mãi nẻo đi về!”.</i>*
Chính vì cịn mãi nẻo đi về, nên cơn bão thiên nhiên
không làm sao lấn át được cơn bão lịng, nó dằn vặt
Anh, những câu chữ ngỗn ngang, dồn nén tự dưng trổi
dậy, ùa ra, kết thành nỗi nhớ:
“Nhớ cuống rạ, dấu chân người lặn lội
<i>Mùi cốm thơm trên nẻo đường làng</i>
<i>Dáng mẹ hao gầy vào ra sớm tối</i>
<i>Gậy khua vào bảng lảng hồng hơn”.</i>
Vâng, sau những nỗi niềm sẻ chia, sau những bôn ba
ngày tháng, sau những lần xa cách, và cũng có thể, sau
những lần sống thật, đối diện với chính mình để đo
chiều dài nỗi nhớ, nỗi chờ mong, Anh đã có một lời
khẳng định thật nhẹ nhàng mà sâu lắng:
“Cơn mưa đầu mùa xối xả ngồi hiên
<i>Có một người trong tim bão nổi</i>
<i>Tơi đi ngược phía chiều gió thổi</i>
<i>Cõi lịng ơi! Sao dứt thưở đi về!”.</i>