Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên ngành môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 170 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Dành cho sinh viên Ngành Môi trƣờng)

Tác giả biên soạn: ThS. TRẦN THỊ HỒNG NGỌC
ThS. PHAN TRƢỜNG KHANH

Năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Dành cho sinh viên Ngành Môi trƣờng)

BAN GIÁM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ BIÊN SOẠN

Trƣơng Đăng Quang

Trần Thị Hồng Ngọc



Năm 2013


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đang trở thành phong trào rất sâu rộng,
nhất là trong các trƣờng đại học. Ở đây, việc học tập và nghiên cứu tuy cũng đã có nhiều tài
liệu của các nhà nghiên cứu khoa học, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt mỗi ngành
học có những đặc thù riêng, đòi hỏi chúng ta phải biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp
với chuyên ngành của mình. Do đó, tài liệu giảng dạy “Phƣơng pháp Nghiên cứu Khoa học
dành riêng cho Ngành Môi trƣờng” đƣợc xuất bản. Nội dung căn bản cũng giống nhƣ các
ngành khác. Tuy nhiên, chúng tơi cố gắng đƣa vào những ví dụ rất sát với chuyên ngành môi
trƣờng để sinh viên ngành môi trƣờng thuận lợi hơn cho việc học tập. Nội dung tài liệu giảng
dạy gồm 2 phần:
Phần 1: Phƣơng pháp luận của nghiên cứu khoa học.
Phần 2: Bố Trí thí nghiệm và Ứng dụng phần mềm thống kê SPSS trong xử lý và phân
tích số liệu.
Tài liệu này nhằm giúp cho sinh viên biết cách xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, tiến
hành thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích và lý giải kết quả nghiên cứu. Thiết nghĩ những
vấn đề trong tài liệu sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên cũng nhƣ các nhà khoa học đang làm
công tác nghiên cứu khoa học. Trong tài liệu giảng dạy này, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài
liệu nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Do đó, nhiều ý tƣởng và kết quả nghiên cứu đã đƣợc
tiếp thu và kế thừa trong tài liệu này. Đây cũng chỉ là kết quả bƣớc đầu. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng, nhƣng chắc chắn tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong sự
đóng góp nhiệt tình của bạn đọc.

An Giang, ngày 12 -12- 2013

Phan Trường Khanh và Trần Thị Hồng Ngọc




MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................................1
1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC .......................................................................................1
2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .........................................................................................1
2.1. Định nghĩa ..............................................................................................................1
2.2. Đặc trƣng của nghiên cứu khoa học ......................................................................1
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu khoa học ............................................................................2
2.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
2.5. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ..........................................................................2
2.6. Một số loại hình nghiên cứu khoa học ...................................................................2
3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP . ......................................................5
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................6
3.2. Phƣơng pháp hệ .....................................................................................................6
3.3. Phƣơng pháp luận ...................................................................................................6
4. CẤU TRÚC CỦA PHƢƠNG PHÁP LUẬN NCKH .. ...................................................6
4.1. Luận đề .................................................................................................................7
4.2. Luận cứ .................................................................................................................7
4.3. Luận chứng ............................................................................................................7
5. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC . ............................................7
5.1. Chọn đề tài nghiên cứu .........................................................................................7
5.2. Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu . ...........................................................................10
5.3.Tiến hành nghiên cứu ............................................................................................13
5.3.1. Quan sát sự vật hiện tƣợng . .............................................................................13
5.3.2. Đặt vấn đề nghiên cứu khoa học .....................................................................13
5.3.3. Phân loại vấn đề nghiên cứu ...........................................................................13

5. 3.4. Lập giả thuyết và sự tuyên đoán ....................................................................14
5.3.5. Thu thập thơng tin hay số liệu thí nghiệm .......................................................15
5.4. Xử lý và phân phân tích số liệu ...............................................................................16
5.4.1. Chỉnh lý số liệu . ..............................................................................................16
5.4.2 Sai số và kiểm tra giả thuyết ...........................................................................17
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page i


5.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu .............................................................................18
5.5.1 Về nội dung . .....................................................................................................18
5.5.2 Về cấu trúc .. .....................................................................................................18
5.5.3. Về cách trình bày ............................................................................................19
5.6. Nghiệm thu đề tài .....................................................................................................20
5.7. Cơng bố kết quả nghiên cứu ....................................................................................20
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ..........................................................22
1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU TỪ TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................22
2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU TỪ THỰC NGHIỆM ...................................22
2.1. Các kiểu dữ liệu thƣờng gặp trong lĩnh vực môi trƣờng và tài nguyên ..................22
2.2. Kỹ thuật lấy mẫu .....................................................................................................26
2.2.1. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản . ......................................................................26
2.2.2. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng .. ....................................................................27
2.2.3. Lấy mẫu hệ thống .. .........................................................................................28
2.2.4. Lấy mẫu chỉ tiêu . ............................................................................................28
2.2.5. Lấy mẫu không gian ... ....................................................................................29
2.3. Phƣơng pháp thí nghiệm .. .......................................................................................29
2.4. Phƣơng pháp thống kê và kiểm tra giả thuyết .. ......................................................30
3. THU THẬP SỐ LIỆU PHI THỰC NGHIỆM . ...............................................................31
3.1.Các bƣớc thu thập số liệu phi thực nghiệm .............................................................31

3.2. Thiết kế bảng câu hỏi . ............................................................................................33
PHẦN 2: BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS
TRONG XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ........................................................39
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...................................................................................................39
2. CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA MẪU ....................................................................................39
2.1. Tập hợp .. .................................................................................................................39
2.2. Các loại biến trong thí nghiệm .. .............................................................................40
2.3. Các vấn đề về mẫu ...... ............................................................................................40
2.4. Số dung lƣợng mẫu cần thiết ....... ...........................................................................42
3. CÁC VẤN ĐỀ CỦA THÍ NGHIỆM . .............................................................................43
3.1. Sai số trong thí nghiệm ....... ....................................................................................43
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page ii


3.2. Kiểm soát sai số ...... ................................................................................................44
3.3. Làm sáng tỏ kết quả ....... .........................................................................................44
4. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM . ............................................................................................44
4.1. Thí nghiệm một nhân tố ....... ..................................................................................44
4.2. Thí nghiệm hai nhân tố ...... ....................................................................................45
5. CÁC KIỂU BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .. .............................................................................45
5.1. Kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên ..... ................................................................................45
5.2. Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên ....... ...........................................................................46
5.3. Kiểu bình phƣơng la tin ............... ...........................................................................48
5.4. Kiểu có lơ phụ ...... ...................................................................................................49
CHƢƠNG 4: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CHO MỘT TRUNG BÌNH............................51
1. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT . .........................................................................................51
1.1. Tính chất của kiểm định giả thuyết .......


...............................................................51

1.2. Giả thuyết không và giả thuyết chọn lựa ....... ..........................................................51
1.3. Chọn các giả thuyết....................................... ..........................................................51
1.4. Tính logic của kiểm định giả thuyết ..... ..................................................................53
1.5. Tìm khoảng tin cậy cho trung bình của tập hợp ...... ...............................................55
1.6. Các thuật ngữ đƣợc dùng trong kiểm định thống kê....... ........................................57
2. SAI LẦM LOẠI I VÀ LOẠI II .. ....................................................................................57
2.1. Sai lầm loại I và loại II........ ....................................................................................57
2.2. Xác suất sai lầm I và sai lầm II ...... .........................................................................58
2.3. Mức ý nghĩa ....... ...................................................................................................58
2.4. Các kết luận có thể có cho một kiểm định giả thuyết ..... ........................................59
3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CHO TB CỦA TẬP HỢP CÓ CỞ MẪU LỚN . ..............59
3.1. Kiểm định giả thuyết cho trung bình của tập hợp (cỡ mẫu lớn) ...... .......................59
3.2.Tìm khoảng tin cậy của trung bình tập hợp (cỡ mẫu lớn) ....... ................................61
4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CHO MỘT TRUNG BÌNH CỦA TẬP HỢP
CÓ PHÂN PHỐI CHUẨN . ................................................................................................62
4.1. Phân phối t (Student‟s distribution) ......... ...............................................................62
4.2. Kiểm định giả thuyết cho trung bình tập hợp có phân phối chuẩn ....... ..................62
4.3. Tìm khoảng tin cậy cho trung bình của tập hợp có phân phối chuẩn ....... ..............63
4.4. Xác định cỡ mẫu ....... ..............................................................................................64
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page iii


4.4.1. Sai số tối đa của số ƣớc lƣợng cho

...... ........................................................65


4.4.2. Cỡ mẫu cần lấy để ƣớc lƣợng ....... ...............................................................66
4.5. Các giá trị của P ........ ..............................................................................................66
5. SO SÁNH GIỮA HAI TRUNG BÌNH ...........................................................................69
Chƣơng 5: PHÂN TÍCH PHƢƠNG SAI.............................................................................72
1. KHÁI NIỆM VỀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHƢƠNG SAI ................................72
2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHƢƠNG SAI . ..........................................................73
2.1. Thí ngiệm một nhân tố.......... ..................................................................................73
2.1.1. Kiểu thí nghiệm CRD ............ .........................................................................73
2.1.2. Kiểu thí nghiệm RCBD ............. ......................................................................75
2.1.3. Kiểu thí nghiệm bình phƣơng Latin ............. ...................................................78
2.2. Thí nghiệm hai nhân tố ........... ................................................................................78
2.2.1. Bố trí hồn tồn ngẫu nhiên ............. ...............................................................78
2.2.2. Bố trí lô phụ (Split – Plot Design) ............ ......................................................83
Chƣơng 6: PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƢƠNG QUAN.. ...............................................93
1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƢƠNG QUAN . ................................93
2. QUAN HỆ ĐƢỜNG THẲNG ... ....................................................................................93
2.1. Phân tích hồi quy và tƣơng quan đƣờng thẳng đơn ........... .....................................94
2.1.1. Phân tích hồi quy.................. ...........................................................................94
2.1.2. Phân tích tƣơng quan.......................................................................................98
2.2. Phân tích hồi quy và tƣơng quan bằng ANOVA . ...................................................99
2.3. Kiểm tra sự thuần nhất giữa các hệ số hồi quy ........................................................100
3.QUAN HỆ ĐƢỜNG CONG ............................................................................................100
3.1 Hồi quy đƣờng cong đơn .........................................................................................101
3.1.1. Phƣơng pháp đổi biến ......................................................................................101
3.1.2. Phƣơng pháp tạo biến mới ...............................................................................102
3.2 Hồi quy đƣờng cong kép...........................................................................................102
Chƣơng 7: SOẠN THẢO VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM
THỐNG KÊ SPSS ..............................................................................................................103
1. SOẠN THẢO SỐ LIỆU . ................................................................................................103

1.1. Cửa sổ soạn thảo số liệu . .......................................................................................103
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page iv


1.2. Nhập và lƣu trữ số liệu (Data input, save) .............................................................103
1.3. Định nghĩa nhãn biến (Variable labels) và nhãn giá trị (Value Labels) .................104
1.4. Tách tập tin (split file), chọn số liệu để phân tích (Select Cases) ...........................105
1.5. Sắp xếp số liệu và Quyền số ....................................................................................106
2. TẠO BIẾN SỐ LIỆU MỚI. ............................................................................................106
2.1. Tạo các biến mới bằng cách sử dụng thủ tục recode ...............................................106
2.2. Thay thế biến số liệu hiện hành ...............................................................................108
2.3. Tạo biến mới có điều kiện .......................................................................................109
2.4. Thay đổi biến văn bản thành biến số ......................................................................109
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN .. .............................................................................109
3.1. Tạo bảng tần suất .....................................................................................................109
3.2. Tạo biểu đồ thanh biểu diễn phân phối ....................................................................109
3.3. Tạo lƣợc đồ tần suất (histogram) ............................................................................109
3.4. Sửa đổi trục của đồ thị .............................................................................................110
3.5. Tạo biểu đồ thân lá...................................................................................................110
3.6. Mối quan hệ giữa hai biến định tính ........................................................................111
3.7. Mối quan hệ giữa hai biến định lƣợng (Hồi quy tuyến tính đơn) ...........................112
4. KIỂM ĐỊNH T ..............................................................................................................116
4.1. Kiểm định t đối với hai mẫu độc lập (Independent –Sample T Test) .....................116
4.2. Kiểm định t đối với một mẫu quan sát .....................................................................117
4.3. Kiểm định t đối với quan sát cặp (Paired-Sample T-test-Related T Test) ..............118
5. THÍ NGHIỆM MỘT NHÂN TỐ ....................................................................................119
5.1. Bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (số lần lặp lại bằng nhau) ..........................................119
5.2. Bố trí CRD (số lần lăp lại khơng bằng nhau) ..........................................................121

5.3. Bố trí khối hồn tồn ngẫu nhiên (RCBD) .............................................................122
5.4. Bố trí hình vng latin .............................................................................................124
6. THÍ NGHIỆM HAI NHÂN TỐ (khối hoàn toàn ngẫu nhiên) ........................................126

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA

Phân tích phƣơng sai

As

Arsen

BOD

Nhu cầu oxi sinh học

Ca

Canxi

Cd

Cadium


CN

Cơng nghiệp

CO

Oxít cacbon

COD

Nhu cầu oxi hóa học

CRD

Hồn tồn ngẫu nhiên

CV

Hệ số biến động

Dba

Đơn vị đo độ ồn (De xi ben)

Df

Độ tự do

ĐV


Động vật

Fe

Sắt

KK

Khơng khí

Latin

Bình phƣơng la tinh

Main plot

Lơ chính

MS

Trung bình bình phƣơng

NCKH

Nghiên cứu khoa học

ODA

Hỗ trợ vốn khơng hoàn lại


PT

Phát triển

RCBD

Khối đầy đủ ngẫu nhiên

Rep

Lặp lại

SD

Sử dụng

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page vi


Split-plot

Lơ phụ

SPSS

Phần mềm xử lý thống kê SPSS


SS

Tổng bình phƣơng

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Tài ngun

TP

Thành phố

VH

Văn hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

NXB


Nhà xuất bản

ĐH

Đại học

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khảo sát hiện trạng sử dụng đất ở khu vực dự án . ............................................23
Bảng 2.2: Thành phần và tính chất nƣớc mặt ......................................................................23
Bảng 2.3: Số liệu khí tƣợng ................................................................................................24
Bảng 2.4: Chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí ......................................................................24
Bảng 2.5.: Kết quả khảo sát tiếng ồn ..................................................................................25
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát tiếng ồn do giao thông và cƣờng độ dịng xe .........................25
Bảng 2.7: Thí dụ về chọn mẫu phân lớp .............................................................................27
Bảng 2.8: Thang đánh giá mẫu thiết kế máy lọc nƣớc ........................................................34
Bảng 2.9: Bảng hệ thống chia mức độ ................................................................................35
Bảng 2.10: Khảo sát trình độ độ học vấn theo nhóm tuổi ...................................................35
Bảng 2.11: Các tác động mơi trƣờng của Dự án Phát triển đô thị .......................................36
Bảng 3.1: Giá trị Z α/2. .......................................................................................................43
Bảng 4.1: Trọng lƣợng của 50 gói bánh quy mặn đƣợc chọn ngẫu nhiên . .........................53
Bảng 4.2: Bốn kết quả có thể có cho một kiểm định giả thuyết H0 thật sự .........................58
Bảng 4.3: Lƣợng sắt (mg) đƣợc tiêu thụ trong 24 giờ của một ngẫu nghiên ......................60
Bảng 4.4: Lƣợng tiêu thụ Ca hàng ngày (mg) của một mẫu ngẫu nhiên ............................67
Bảng 4.5: Hƣớng dẫn nguyên tắc để giải thích giá trị P ......................................................69

Bảng 5.1: Năng suất lúa sau khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu .........................................73
Bảng 5.2: Cấu trúc của bảng phân tích phƣơng sai ANOVA . ............................................74
Bảng 5.3: Phân tích ANOVA ..............................................................................................75
Bảng 5.4: Năng suất của giống lúa IR8 với tỷ lệ gieo hạt trong thí nghiệm RCBD ...........76
Bảng 5.5: Kết quả bảng ANOVA .......................................................................................77
Bảng 5.6: Năng suất bắp ở các lơ thí nghiệm kiểu latin ...................................................78
Bảng 5.7: Các tổ hợp nghiệm thức của thí nghiệm thừa số 3 x 5 ........................................79
Bảng 5.8: Năng suất hạt của ba giống lúa theo kiểu bố trí RCB .........................................80
Bảng 5.9: Tổng tƣơng tác giống x đạm ...............................................................................81
Bảng 5.10: Phân tích phƣơng sai từ thí nghiệm thừa số 3x5 với bố trí khối HTNN ...........83
Bảng 5.11: Số liệu năng suất hạt của bốn giống lúa trồng ở sáu mức độ đạm ....................86
Bảng 5.12: Tổng năng suất của lặp lại x giống ...................................................................87
Bảng 5.13: Tổng năng suất của lặp lại x giống ...................................................................88
Bảng 5.14: Phân tích phƣơng sai từ thí nghiệm thừa số 4x6, với kiểu bố trí lô phụ ...........90
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page viii


Bảng 5.15: Phân tích phƣơng sai (bố trí lơ phụ) có một số liệu thiếu ................................91
Bảng 6.1 : Số lƣợng sản phẩm và giá thành đơn vị ở các xí nghiệp ...................................95
Bảng 6.2 : Tƣơng quan thực nghiệm giữa Y (GT) và X(SL) .............................................. 95
Bảng 6.3: Bảng tính cho phân tích hồi quy Y = a + bX ......................................................96
Bảng 7.1: Định nghĩa các thuộc tính của biến ....................................................................104
Bảng 7.2: Ý nghĩa của một số ký hiệu ................................................................................105
Bảng 7.3: Thông tin tạo biến mới ........................................................................................106
Bảng 7.4: Nhóm tuổi của cơng nhân ..................................................................................108
Bảng 7.5: Kết quả thống kê miêu tả ....................................................................................110
Bảng 7.6: Symmertric Measures ........................................................................................111
Bảng 7.7: Descriptive Statistics ...........................................................................................112

Bảng 7.8: Correlations .........................................................................................................113
Bảng 7.9: Model summary ................................................................................................113
Bảng 7.10: ANOVA của hồi quy tuyến tính đơn ...............................................................114
Bảng 7.11: Coefficient . .......................................................................................................115
Bảng 7.12: Independent sample Test ..................................................................................117
Bảng 7.13: One-Sample Statistics .......................................................................................118
Bảng 7.14: One-Sample Test ..............................................................................................118
Bảng 7.15: Paired Sample Statistics ....................................................................................119
Bảng 7.16: Paired Sample Correlations ...............................................................................119
Bảng 7.17: Paired Sample Test ...........................................................................................119
Bảng7.18: ANOVA của bố trí hồn toàn ngẫu nhiên ..........................................................121
Bảng 7.19: Năng suất lúa theo mật độ sạ ...........................................................................122
Bảng 7.20: Dependent Variable. .........................................................................................123
Bảng 7.21: Dependent . .......................................................................................................124
Bảng 7.22: So sánh năng suất các giống bắp lai ..................................................................124
Bảng 7.23: Các nguồn biến động và độ tự do trong ANOVA bố trí hình vng latin . ......125
Bảng 7.24: Kết quả ANOVA ..............................................................................................126
Bảng 7.25: Năng suất 3 giống lúa khảo nghiệm với 5 mức độ đạm ...................................126
Bảng 7.26: Các nguồn biến động và độ tự do trong ANOVA của RCBD .........................127

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page ix


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1: Biễu diễn giá trị ngƣỡng của phân bố chuẩn ......................................................42
Hình 4.1: Vùng bác bỏ của kiểm định hai đi, đi phải, đi trái...................................52

Hình 4.2: Tiêu chuẩn để kết luận nếu giả thuyết không thật sự đúng ................................55
Hình 4.3: Số độ lệch chuẩn mà

cách trung bình của giả thuyết .....................................55

Hình 4.4: Vùng bác bỏ, vùng khơng bác bỏ và các giá trị chuẩn ........................................57
Hình 4.5: Tiêu chuẩn để quyết định có loại giả thuyết khơng ? ..........................................60
Hình 4.6: Giá trị t có diện tích bằng 0,05 về bên phải ........................................................63
Hình 4.7: Khoảng tin cậy 95% cho mức sử dụng nhiên liệu ...............................................65
Hình 4.8: Sai số tối đa của số ƣớc lƣợng E .........................................................................66
Hình 4.9: Giá trị của số thống kê kiểm định giả thuyết về mức tiêu thụ ............................68
Hình 5.1: Bố trí mẫu của thí nghiệm thừa số 3 x 5 ba giống lúa (V1, V2 và V3) ..............79
Hình 5.2: Chia khu thí nghiệm ra làm ba khối (Rep = lặp lại) ............................................84
Hình 5.3: Bố trí ngẫu nhiên sáu mức độ đạm (No, N1, N2, N3, N4, và N5) .........................85
Hình 5.4: Bố trí mẫu của thí nghiệm lô phụ bốn giống lúa (V1, V2, V3, và V4) . ................85
Hình 6.1: Đƣờng biểu diễn tƣơng quan thực nghiệm Y-X .................................................96
Hình 6.2: Đƣờng hồi quy ƣớc lƣợng Y = 43,3 – 0,115X ...................................................97

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page x


Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page xi


PHẦN I
PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page xii


Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page xiii


Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page xiv


Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết
mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn có thể thay thế
dần những cái cũ, khơng cịn phù hợp.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật
chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong
lịch sử và khơng ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội (Ủy Ban khoa học xã hội, 1998).
Ta có thể phân ra thành hai hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết đƣợc tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với thiên nhiên. Tri thức
kinh nghiệm chƣa thật sự đi sâu vào bản chất mà chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất
định cho nên tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết đƣợc tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt

động NCKH, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phƣơng pháp khoa học.
Không giống nhƣ tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập
đƣợc qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội,
trong tự nhiên. Tri thức khoa học đƣợc tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa
học nhƣ: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…(Vũ Cao Đàm, 2005).
2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. Định nghĩa
Nghiên cứu khoa học: Là tìm kiếm, xem xét, điều tra hay thí nghiệm từ những dữ liệu
đã có (kiến thức, tài liệu, phát minh, v.v) tìm ra và giải thích các hiện tƣợng mới, xác lập các
liên hệ giữa các hiện tƣợng và phát biểu thành quy luật chung nhằm đạt đến một kết quả mới
hơn, cao hơn, giá trị hơn.
Hoạt động khoa học bao gồm hai mặt: Quan sát và suy luận. Quan sát để cảm nhận các
sự kiện (tự xảy ra hay do chủ động bố trí) là bƣớc đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết.
Suy luận để giải thích hoặc giải quyết vấn đề, có hai loại: diễn dịch và quy nạp. Suy luận diễn
dịch đi từ cái chung đến cái riêng; ngƣợc lại, suy luận quy nạp là đi từ cái riêng đến cái chung.
Thống kê thực nghiệm chính là dụng cụ của suy luận quy nạp và nhƣ vậy thống kê là một
công cụ của nghiên cứu khoa học.
Ngày nay, để việc nghiên cứu khoa học đạt đƣợc kết quả cao nhất với ít tốn kém nhất,
hầu nhƣ không thể không biết đến khoa học về nghiên cứu. Thực hiện một cơng trình nghiên
cứu, dù đơn giản hay phức tạp cũng là một việc có trình tự nhất định. Từ khi chọn đề tài, thu
thập số liệu, khai thác tài liệu cho đến khi tổng hợp và trình bày kết quả nghiên cứu là một
quá trình hợp lý (Trần Xuân Sâm, 2003).
2.2. Đặc trƣng của nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học luôn hƣớng tới cái mới, tri thức khoa học không phải là bất biến,
nó ln đƣợc bổ sung, hồn thiện, phủ định cái lỗi thời, tìm kiếm cái chính xác hơn. Khoa học
là những luận điểm có thể kiểm tra đƣợc.
- Đối tƣợng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp. Mỗi bộ mơn khoa học chọn cho
mình đối tƣợng riêng.
- Chủ thể nghiên cứu khoa học là các nhà nghiên cứu khoa học, những ngƣời có trình độ
cao, khơng phải ai cũng có thể nghiên cứu khoa học đƣợc.

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 1


- Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp nhận thức thế giới, đƣợc tiến hành
bằng những quy định đặc biệt, với những tiêu chuẩn kỹ thuật khắc khe.
- Phƣơng tiện nghiên cứu khoa học là những thiết bị kỹ thuật hiện đại, tinh xảo.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều trƣờng phái,
nhiều xu hƣớng đấu tranh lẫn nhau, kết cục chân lý khoa học là cái phù hợp với hiện thực,
đem lại lợi ích cho cuộc sống của con ngƣời.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động chứa đựng yếu tố mạo hiểm, nghiên cứu có thể
thành cơng và có thể nếm trải thất bại. Có những thành cơng thật là vơ giá, có những thất bại
là khó lƣờng.
- Giá trị của sản phẩm khoa học đƣợc quyết định bởi tính thơng tin, tính triển vọng, tính
ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội cũng nhƣ tính kinh tế của nó (Phạm Văn Kim, 2003).
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu khoa học
Là bản chất của sự vật hoặc hiện tƣợng cần đƣợc xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ
nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu chính là đối tƣợng nhận thức của khoa học, bao gồm
những mặt, những đặc tính và những quan hệ tồn tại trong sự vật mà ngƣời nghiên cứu cần
phát hiện.
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc sử dụng với ý nghĩa là đối tƣợng nhận thức của một bộ môn
khoa học, đồng thời cũng đƣợc sử dụng với ý nghĩa là đối tƣợng nhận thức của một đề tài
khoa học.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Không phải đối tƣợng nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát đƣợc xem xét một cách tồn
diện mọi khía cạnh, mọi thời gian mà nó đƣợc giới hạn trong phạm vi nghiên cứu nhất định:
phạm vi xét về mặt quy mô của đối tƣợng, phạm vi khơng gian thuộc tiến trình của sự vật và
hiện tƣợng, phạm vi thời gian của tiến trình sự vật và hiện tƣợng. Phạm vi nghiên cứu luôn
đƣợc quan tâm do hạn chế về quỹ thời gian và nguồn lực.

2.5. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu và mục đích là hai khái niệm khá then chốt trong nghiên cứu khoa học. Mục
tiêu là cái đích về mặt nội dung mà ngƣời nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hƣớng nổ
lực nghiên cứu. Mục tiêu là những điều cần phải làm rõ trong nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra
trƣớc mục tiêu là “làm cái gì nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra cho mục đích là “để phục vụ cho cái
gì”.
2.6. Các loại hình nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu cơ bản: Là loại hình nghiên cứu nhằm khám phá các quy luật vận động và
phát triển của sự vật và hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Các quy luật mới đó có thể
đƣợc trình bày dƣới dạng lý thuyết, công thức, nguyên lý, biểu đồ, sơ đồ,…Nhờ kết quả
nghiên cứu cơ bản ngƣời ta có thể thay đổi quan niệm, các hệ thống lý thuyết, các quy trình
cơng nghệ trƣớc đó.
- Nghiên cứu ứng dụng: Là một loại hình nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu cơ
bản để ứng dụng vào một ngành khoa học cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của một ngành hay
một bộ môn khoa học. Kết quả nghiên cứu ứng dụng có thể là các đề xuất kiến giải, giải pháp
và cũng có thể ngun lý, quy trình công nghệ mới.
- Nghiên cứu triển khai thực nghiệm: Là loại hình nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tế sản xuất. Có các dạng sau:
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 2


+ Tiến hành trong phịng thí nghiệm với mục đích tìm kiếm mơi trƣờng, điều kiện,
phƣơng pháp thực hiện các kết quả nghiên cứu ứng dụng.
+ Thử nghiệm ở quy mơ nhỏ trong sản xuất cơng nghiệp, quy trình này giúp ngƣời ta
rút ra kết luận cần thiết để bổ sung hoặc khắc phục trƣớc khi triển khai rộng rãi.
+ Trình diễn hoặc thao diễn
- Nghiên cứu thăm dị hoặc dự báo: Là dạng nghiên cứu đặc biệt dựa trên cơ sở vận
dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng để xác định hƣớng nghiên

cứu. Tính đặc biệt của nó là ở chỗ, nó không thuộc dạng nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó tiếp
tục nghiên cứu ứng dụng hoặc nghiên cứu triển khai thực nghiệm. Nhiệm vụ chính của nó là
tạo nguồn, khơi nguồn, định hƣớng cho hoạt động nghiên cứu.
- Nghiên cứu mơ tả: Mơ tả chính xác có dẫn liệu các sự kiện, tình tiết chi tiết lấy từ
nguồn ban đầu, phân tích tổng hợp các tài liệu thực tế và xác định kết luận.
- Nghiên cứu tổng hợp: Các tác phẩm khoa học dạng này thƣờng gặp trong tất cả các
lĩnh vực tri thức. Dạng cơng trình khoa học này có thể xem là tổng hợp vì nó cho phép áp
dụng các loại nghiên cứu khác nhau, sử dụng một cách linh hoạt các nghiên cứu đó vào những
nhiệm vụ phức tạp của các cơng trình nghiên cứu.
Trong thực tế sự phân chia loại hình nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối. Đối với
một cơng trình khoa học cụ thể, tùy vào giá trị đích thực của nó mà ta có thể phân định nó
thuộc loại hình nghiên cứu nào. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu phải biết xác định đề tài mà mình
đang làm thuộc loại hình nghiên cứu nào nhƣ vậy mới có thể xác định đƣợc loại thơng tin,
nguồn thơng tin cơ bản cần phân tích, xử lý tránh những nghiên cứu trùng lặp, không cần thiết
(B. Kedrow, 1997).
Việc chia các loại hình nghiên cứu khoa học giúp nhà nghiên cứu lựa chọn các đề tài
phù hợp với khả năng thực tế của bản thân, định hƣớng đầu tƣ nhân lực, phƣơng tiện, thời
gian. Mặt khác giúp nhà lãnh đạo và các nhà quản lý khoa học định mức đầu tƣ, xét duyệt các
chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu trong từng thời kỳ nhằm tạo sự ăn khớp với điều kiện kinh
tế, xã hội của địa phƣơng, đơn vị.
Do nghiên cứu khoa học có nhiều mục tiêu và phạm vi cần nghiên cứu cũng khác nhau
nên đề tài khoa học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, và sản phẩm đƣợc tạo ra cũng phong
phú, đa dạng (Phƣơng Kỳ Sơn, 2001).
- Hệ thống đề tài khoa học
Đây là một tập hợp nhiều đề tài cụ thể có mối liên hệ nội tại chặt chẽ gắn bó với nhau,
khi từng đề tài đƣợc giải quyết thì hệ thống mới đƣợc giải quyết.
Mối quan hệ giữa các đề tài trong một hệ thống đề tài thể hiện ở chỗ: trƣớc hết, các đề
tài nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, bộ phận nằm trong mục tiêu, nhiệm vụ
chung của cả hệ thống; bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài này là tiền đề, điều kiện để giải
quyết đề tài khác.

- Chương trình nghiên cứu khoa học
Đó là tập hợp của nhiều hệ thống đề tài hay nhiều đề tài độc lập có mối liên hệ với nhau
để cùng giải quyết một hay một số mục tiêu, nhiệm vụ khoa học có tính chiến lƣợc nào đó.
Việc giải quyết nhiệm vụ của các chƣơng trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự tham gia của
nhiều nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn, ngành khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài độc lập hay

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 3


các hệ thống đề tài nằm trong cùng một chƣơng trình nghiên cứu có tính độc lập tƣơng đối
cao.
Dù là đề tài độc lập, đề tài nằm trong một hệ thống hay chƣơng trình nghiên cứu khoa
học thì về cơ bản, việc lựa chọn, triển khai chúng đều theo những yêu cầu chung về lý luận
hay thao tác nghiệp vụ nhƣ đối với một đề tài khoa học (Phƣơng Kỳ Sơn, 2001).
Tùy thuộc vào nội dung các tài liệu và mục đích của chúng mà hình thức của các đề tài
khoa học đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là báo cáo về một đề tài khoa
học hoặc bài báo đăng trên tạp chí, một chuyên khảo hoặc một quyển sách, bản tổng kết khoa
học hay một bài phê bình, một bản tóm tắt, bản chú giải, đề cƣơng một bản báo cáo, bản tóm
tắt luận án, giáo trình hoặc cuối cùng là một bản luận án.
Mỗi loại trong các cơng trình khoa học ấy đều có đặc điểm riêng về hình thức cũng nhƣ
nội dung và do đó có sự khác nhau về cơ cấu nói chung.
- Báo cáo khoa học: Cần phải trình bày những nhận xét mở đầu ngắn gọn về ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài; thực chất của đề tài, tình hình khoa học chủ yếu; các kết
luận, đề nghị. Sự khác biệt giữa một báo cáo khoa học với một bài giảng là ở chổ, trong bài
giảng việc làm sáng tỏ các sự kiện khoa học với mục đích giảng dạy hoặc truyền bá kiến thức
nhằm mở rộng tầm hiểu biết của ngƣời nghe. Cịn việc trình bày một báo cáo (hay một thông
báo khoa học) thƣờng bị thời gian hạn chế chi phối, nên nội dung và cấu trúc của nó nhất thiết
phải phù hợp thật sát sao với thời gian. Trong báo cáo chỉ nên nêu bật lên hai, ba vấn đề chủ

yếu nhất, để rồi trên cơ sở đó mà tập trung chú ý vào. Không nên làm tản mạn và tăng số
lƣợng các vấn đề phải trình bày, vì nhƣ vậy sẽ làm phân tán sự chú ý của ngƣời nghe và làm
mất tính kết cấu chặt chẽ, khả năng gây ấn tƣợng sâu sắc của bản báo cáo (Phạm Văn Kim,
2003). Những báo cáo có sức thiết phục nhất chính là những báo cáo mà báo cáo chuẩn bị tốt
nội dung và khi báo cáo chỉ thuyết trình. Với hình thức trình bày nhƣ vậy sẽ tạo nên giữa báo
cáo viên và thính giả một mối quan hệ chặt chẽ hơn. Những bản báo cáo mà báo cáo viên cứ
chăm chú đọc bản viết đã chuẩn bị trƣớc, đặc biệt là khi đọc lại rất đơn điệu, khơ khan thì sẽ
khơng thu hút đƣợc sự chú ý.
Tất nhiên, không phải chỉ cần có sự diễn cảm và sự tin tƣởng của báo cáo viên mà cái
chính là cịn cần có các dẫn chứng chặt chẽ, xác đáng, những cái ấy có ý nghĩa quyết định đối
với báo cáo hoặc buổi thuyết trình của nhà khoa học.
- Bài báo cáo khoa học đăng trên tạp chí hoặc tuyển tập các cơng trình nghiên cứu:
Khối lƣợng bài báo bị hạn chế chặt chẽ về số trang và phải có một số lƣợng tối thiểu biểu
bảng. Về cơ bản cấu tạo bài báo khoa học có thể lấy theo cách sắp xếp của một báo cáo khoa
học. Trong đó có thể nêu lên: a) tiền đề; b) lời mở đầu; c) một số điểm ngắn gọn về phƣơng
pháp nghiên cứu; d) phân tích và khái quát các kết quả khoa học của bản thân; đ) kết luận và
kiến nghị.
- Bản tóm tắt đề tài khoa học: Là nội dung tóm tắt dƣới dạng một bản viết hoặc trình
bày miệng về một quyển sách, về các tài liệu, về một đề tài khoa học nào đó các kết quả của
một hội nghị khoa học, v.v.. Bản tóm tắt là một trong những hình thức ban đầu của công tác
nghiên cứu khoa học. Những nhà nghiên cứu cần phải đặc biệt chú ý những phƣơng pháp
chuẩn bị làm bản tóm tắt.
- Bài phê bình đánh giá đề tài khoa học: Là một bài báo khảo sát có đánh giá ƣu, khuyết
một tác phẩm khoa học hoặc tổng hợp các tác phẩm khoa học, là chuyên khảo, tuyển tập các
cơng trình khoa học, bách khoa tồn thƣ, tổng kết khoa học và các loại khác, trong đó có phân
tích các cơng trình nghiên cứu và đánh giá nội dung trình bày của chúng (Phương Kỳ Sơn,
2001).
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 4



Cơng tác phê bình tác phẩm khoa học địi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có trình độ cao
trong từng lĩnh vực nhất định về khoa học, kỹ thuật, văn hóa, những kiến thức cơ bản về
những tài liệu tham khảo đã ấn hành trƣớc đây cũng nhƣ mới đây nhất và tình hình hiện thời
của các vấn đề mình đang xem xét.
- Tài liệu giáo khoa (giáo trình): Chứa đựng nội dung trong một lĩnh vực tri thức nhất
định nhằm cung cấp cho học viên các trƣờng từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học đến các
trƣờng trung học chuyên nghiệp, các trƣờng đại học và cao đẳng chuyên nghiệp và các trƣờng
dạy nghề v.v.. Đây là một trong những dạng khó khăn nhất, phức tạp nhất và quan trọng nhất
trong các tác phẩm khoa học do một nhà khoa học hoặc một tập thể tác giả phải hoàn thành.
Tài liệu giáo khoa cần sắp xếp cô đọng ngắn gọn, súc tích, theo một trình tự và một hệ thống
nhất định các sự kiện khoa học, các khái niệm khoa học, nêu ra các giải thích phù hợp với
trình độ khoa học hiện đại kèm theo các tài liệu minh họa rõ ràng dễ tiếp thu (Phạm Văn Kim,
2003).
- Tổng kết khoa học: Bao gồm nội dung tóm tắt kế hoạch và chƣơng trình các giai đoạn
cơng việc đƣợc hoàn thành của nghiên cứu khoa học; đặc điểm chi tiết của các phƣơng pháp
đã áp dụng; thực chất của các kết quả khoa học mới; kết luận nhằm tổng kết các cơng trình
nghiên cứu và nêu lên những vấn đề còn chƣa giải quyết đƣợc; các kết luận, đề nghị. Trong
tổng kết khoa học có các loại tài liệu phụ bản (ảnh chụp, biểu bản và biểu đồ v.v.) là những
bằng chứng khoa học cho bản tổng kết. Trong tổng kết khoa học cần đặc biệt lƣu ý nêu lên ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của các công trình đã tiến hành và giá trị của nó đối với nền kinh tế
quốc dân.
- Bản chú thích: Là bản tóm tắt đặc điểm của quyển sách, bài báo và bản thảo. Đặc điểm
ấy bao gồm nội dung chính của các loại bài trên và có kèm theo việc bình luận đánh giá.
- Chuyên khảo: Là một tác phẩm khoa học nghiên cứu một cách tỉ mỉ và toàn diện về
một vấn đề hoặc đề tài nào đó.
- Quyển sách: Là một trong các dạng tiện lợi của những ấn phẩm mang tính chất phổ
biến khoa học rộng rãi.
- Luận án: Là một hình thức đặc biệt của cơng trình nghiên cứu khoa học, loại cơng

trình nhằm đạt học vị khoa học và bảo vệ công khai ở hội đồng của một trƣờng đại học nào đó
hoặc một viện nghiên cứu khoa học.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là một phạm trù phức tạp. Khi nghiên cứu về nó,
chúng ta cần phải phân tích sâu sắc và phải làm rõ ba bậc của phạm trù này, đó là: phƣơng
pháp nghiên cứu, phƣơng pháp hệ và phƣơng pháp luận.

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 5


3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật khách quan đƣợc chuyển dịch
trong ý thức của con ngƣời, đƣợc sử dụng một cách có ý thức và có hệ thống nhƣ một phƣơng
tiện để giải thích và cải tạo thế giới. Nhƣ vậy, phƣơng pháp đƣợc nhìn nhận ở cả hai mặt: Mặt
chủ quan và mặt khách quan. Mặt chủ quan là ý thức của chủ thể. Nhà nghiên cứu lựa chọn
phƣơng pháp này hay phƣơng pháp kia, điều đó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả
năng thực hành của họ và sẽ cho một kết quả phù hợp với khả năng chủ quan ấy. Mặt khách
quan là sự phản ánh quy luật khách quan của hiện thực vào ý thức của nhà khoa học. Các quy
luật tự chúng chƣa thành phƣơng pháp nhƣng nhờ có các quy luật mà tìm ra đƣợc phƣơng
pháp phù hợp. Mặt chủ quan phải tuân thủ mặt khách quan mới có thể đạt đƣợc kết quả trong
nghiên cứu, trong nhận thức khoa học (Phạm Duy Hải, 1999).
3.2. Phƣơng pháp hệ
Phƣơng pháp hệ là nhóm các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong lĩnh vực khoa học hay
một đề tài cụ thể. Các phƣơng pháp này hổ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình
nghiên cứu và để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học. Mỗi phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học đều có điểm mạnh và chỗ yếu. Sử dụng phối hợp là cách tốt nhất đề
khắc phục chỗ yếu và phát huy điểm mạnh của các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học (Phạm
Duy Hải, 1999).

3.3. Phƣơng pháp luận
Theo nghĩa hẹp, phƣơng pháp luận chính là lý luận tổng quát, là những quan điểm
chung, là cách tiếp cận đối tƣợng khoa học. Đây là những luận điểm có tính triết học, tuy
nhiên nó khơng đồng nhất với triết học, mà nó vận dụng triết học nhƣ thế giới quan để giải
thích và khám phá mà thôi. Những quan điểm phƣơng pháp luận là kim chỉ nam hƣớng dẫn
nhà khoa học trên con đƣờng tìm tịi, nghiên cứu. Có những quan điểm phƣơng pháp luận cho
nhiều ngành khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học mà
gọi là phƣơng pháp luận chuyên ngành.
Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có hai cách tiếp cận với phƣơng pháp luận.
Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học tự nhiên bắt đầu từ các sự
kiện cụ thể. Con đƣờng nghiên cứu thƣờng bắt đầu từ thí nghiệm và bằng cách quy nạp mà
hình thành luận điểm khoa học, nghĩa là đi từ phƣơng pháp luận cụ thể, sau đó mới xuất hiện
nhu cầu về phƣơng pháp luận.
Khoa học xã hội là khoa học thực chứng. Khi nghiên cứu khoa học xã hội, ngƣời
nghiên cứu phải có bề dày tích lũy các sự kiện, vì để giải thích chúng ln động chạm tới các
vấn đề triết học. Do vậy, nghiên cứu và giải thích các hiện tƣợng xã hội bao giờ cũng có quan
điểm dẫn đƣờng. Vai trị của phƣơng pháp luận là vơ cùng to lớn, nhƣ Lênin đã nói: “Nhƣ
ngọn đuốc soi đƣờng trong đêm tối” (Phạm Duy Hải, 1999).
4. CẤU TRÚC CỦA PHƢƠNG PHÁP LUẬN NCKH
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng phƣơng pháp khoa học: bao gồm chọn phƣơng
pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ
luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phƣơng pháp
thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề (Học viện Chính trị Quốc
gia HCM, 2000).

4.1. Luận đề
Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 6



Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là một
“phán đốn” hay một “giả thuyết” cần đƣợc chứng minh. Thí dụ: “Hàm lƣợng As quá nhiều
trong nƣớc ngầm sẽ làm ngƣởi sử dụng bị thay đổi sắc tố da”.
4.2. Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đƣa ra các bằng chứng hay luận cứ
khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực
nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận
cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
khoa học:
- Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui
luật đã đƣợc khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng đƣợc xem là
cơ sở lý luận.
- Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
4.3. Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đƣa ra phƣơng pháp để xác
định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi
“Chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một
giả thuyết hay sự tiên đốn thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các
phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận
chứng khác, đó là phƣơng pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập
số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
5. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những phƣơng pháp khoa học khác
nhau. Ngành khoa học tự nhiên nhƣ: vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng phƣơng pháp khoa
học thực nghiệm, nhƣ tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận.
Cịn ngành khoa học xã hội nhƣ nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng phƣơng pháp thu
thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, phƣơng pháp khoa học có
những bƣớc chung nhƣ:
5.1. Chọn đề tài nghiên cứu

Thành công của một đề tài không chỉ do giải quyết nội dung mà còn nhờ lựa chọn đúng
đề tài. Trong khoa học thuần túy chọn đề tài cho nghiên cứu là một vấn đề khó. Tại sao vấn đề
này lại quan trọng hơn vấn đề kia? Trƣớc hết, phải lựa chọn những vấn đề có liên quan đến
một lĩnh vực rộng rãi hoặc có ứng dụng phổ biến. Thứ hai, nên chọn đề tài để thử nghiệm một
giả thuyết, đề tài mà khơng dựa vào một giả thuyết thì khó có thể có những kết luận rõ ràng.
Thứ ba, một đề tài nghiên cứu cũng có thể là những vấn đề cũ nhƣng đƣợc đƣa ra nghiên cứu
lại vì dựa trên một phƣơng pháp luận mới hoặc có phƣơng tiện, điều kiện nghiên cứu tốt hơn
(Bùi Việt Hải, 1997).
Trong nghiên cứu ứng dụng, chọn đề tài không đúng sẽ dẫn đến sự lãng phí lớn. Sự
khơng thành cơng của một đề tài nghiên cứu ứng dụng thƣờng do xuất phát từ một cơ sở
khơng đúng và cũng có trƣờng hợp vấn đề đƣợc giải quyết nhƣng lại không ứng dụng đƣợc.
Khi đó đặt lại vấn đề một cách rõ ràng, định lại theo một hƣớng khác hoặc xác định lại phạm
vi của vấn đề sẽ mở ra cách giải quyết và nhƣ vậy việc nghiên cứu sẽ có hiệu quả hơn. Để tiến
hành chọn đề tài một cách có phƣơng pháp ta nên đặt ra và tự trả lời các câu hỏi sau đây:

Tác giả biên soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngọc & ThS. Phan Trƣờng Khanh

Page 7


×