Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Văn học việt nam giai đoạn 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 189 trang )

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

MỤC LỤC
WX
Lời nói đầu .................................................................................................................. 2
Phần 1: Giới thiệu chung về tài liệu giảng dạy ........................................................... 3
Phần 2: Nội dung ......................................................................................................... 6
Chương I: Cơ sở lịch sử xã hội và những vấn đề khái quát ........................................
của Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 ............................................ 6
Chương II: Bộ phận văn học hợp pháp ....................................................................... 19
Khái quát xu hướng văn học lãng mạn 1930 -1945
Chương III: Phong trào Thơ mới ................................................................................ 29
Chương IV: Xuân Diệu ............................................................................................... 42
Chương V: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn .................................................................... 56
Chương VI: Một vài hiện tượng đặc biệt của
trào lưu văn học lãng mạn 1930 -1945 ...................................................... 66
Chương VII:Bộ phận văn học hợp pháp ..................................................................... 87
Khái quát văn học hiện thực phê phán 1930 -1945
Chương VIII: Nguyễn Công Hoan .............................................................................. 96
Chương IX: Vũ Trọng Phụng ...................................................................................... 114
Chương X: Ngô Tất Tố ............................................................................................... 131
Chương XI: Nam Cao ................................................................................................. 142
Chương XII: Bộ phận văn học bất hợp pháp .............................................................. 160
Khái quát văn học cách mạng vô sản 1930 -1945
Chương XIII: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .......................................................... 172
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 188

Trang 1



Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

LỜI NÓI ĐẦU
WX
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là một chặng đường hết sức quan trọng
trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Những thành tựu của
nó rất phong phú và có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống văn học hôm nay. Hầu hết
những cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn này đã trở thành tên tuổi lớn của nền văn
học Việt Nam hiện đại như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Nguyễn Tn, Ngun Hồng, Nam Cao, Tơ Hồi…
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cũng là một học phần quan trọng trong
chương trình văn học chuyên ngành Ngữ văn. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về một giai đoạn văn học của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nó cũng giúp
cho sinh viên hiểu được những sự kiện văn học nổi bật của giai đoạn này cũng như đặc
điểm của từng bộ phận và xu hướng văn học: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn
học cách mạng.
Tài liệu này được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên Đại học
và Cao đẳng ngành Ngữ văn, khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang. Bạn đọc ngồi
chun ngành cũng có thể đọc để tìm hiểu một giai đoạn văn học quan trọng trong tiến
trình phát triển của văn học dân tộc.
Tài liệu gồm hai phần với mười ba chương:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về tài liệu giảng dạy
Phần thứ hai: Nội dung tài liệu giảng dạy với 13 chương gồm các phần:
- Giới thiệu những vấn đề khái quát của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Giới thiệu khái quát về những xu hướng, bộ phận văn học tiêu biểu: bộ phận văn
học công khai (xu hướng văn học lãng mạn và hiện thực) và bộ phận văn học không
công khai (văn học cách mạng).

- Những sự kiện văn học quan trọng và những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Tài liệu được biên soạn khơng tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của q đồng nghiệp và bạn đọc gần xa.
Người biên soạn

Trang 2


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
WX
A. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
Lịch sử văn học Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ có một vị trí, một
vai trị quan trọng, góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện nền văn học. Văn học Việt
Nam giai đoạn 1930 -1945 là một chặng đường hết sức quan trọng trong tiến trình vận
động, phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Những hiện tượng văn học giai đoạn này
có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm nên thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam
hiện đại. Do đó việc nắm vững kiến thức cơ bản của văn học giai đoạn này là điều hết
sức cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Ngữ văn.
Tài liệu Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 được viết nhằm vào những mục
đích sau đây:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn học giai đoạn này, giúp
sinh viên bước đầu nắm được những đặc điểm chung về lịch sử, xã hội, văn hóa của giai
đoạn, những hiện tượng, sự kiện, tác giả tiêu biểu góp phần quan trọng cho tiến trình
phát triển nền văn học dân tộc theo hướng hiện đại. Từ đó, sinh viên sẽ thấy được vị trí,
vai trị của văn học 1930 -1945 trong bức tranh chung của văn học Việt Nam hiện đại.
- Tài liệu giảng dạy Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 (so với tài liệu đã

biên soạn 2005) bên cạnh một số điểm không thay đổi (sự sắp xếp các chương mục,
chọn lựa các vấn đề trong phần trình bày về tác giả, tác phẩm, hiện tượng, sự kiện đặc
biệt…) đã được bổ sung ít nhiều điểm mới cần thiết. Điều này xuất phát từ những lý do
sau:
+ Ở bậc giáo dục đại học hiện nay đang có xu thế chuyển đổi chương trình
đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Để góp phần tăng cường khả năng tự học
của sinh viên, nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, đáp ứng yêu cầu đào tạo, tài liệu giảng
dạy cũng cần thay đổi cho phù hợp.
+ Việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, văn học Việt Nam giai đoạn
1930 -1945 nói riêng hiện nay ngày càng có nhiều thành tựu, phát hiện và những
đánh giá mới làm sáng tỏ nhiều giá trị quan trọng có ý nghĩa của văn học. Sau một
quá trình giảng dạy, người biên soạn thấy cần cập nhật, bổ sung một số vấn đề mới,
thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá mới về một số vấn đề, một số hiện tượng, tác giả
cho phù hợp với khuynh hướng nghiên cứu hiện đại. Điều này rất cần thiết để cung
cấp kiến thức hoặc đem đến cho bản thân người học những gợi ý cho việc nghiên
cứu trong quá trình học tập sau này.
Những điểm được bổ sung cụ thể là:
- Do chủ yếu phục vụ chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ, vốn là cách đào
tạo địi hỏi sự tự học và thái độ tích cực trong học tập của sinh viên nên tài liệu có chú ý
bổ sung phần mục tiêu bài học và nhiệm vụ của sinh viên để sinh viên có sự chuẩn bị
kiến thức trước khi vào học. Phần cuối tài liệu cũng bổ sung thêm những câu hỏi, bài
tập thảo luận thực hành để củng cố kiến thức đồng thời cung cấp những tài liệu tham
khảo thật cần thiết để sinh viên tìm đọc.
- Bên cạnh những tác giả tiêu biểu, nổi bật đã được trình bày kỹ, bài giảng cịn
giới thiệu bổ sung một số tác giả khác (Lan Khai, Lê Văn Trương, Tchya, Anh Thơ,
Đoàn văn Cừ…), đặc biệt là những tác giả được dạy ở chương trình PTTH (sách giáo

Trang 3



Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

khoa mới) như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng... Những phần này được giới thiệu
khái quát trong bài giảng như là những gợi ý để sinh viên dựa trên cơ sở đó sẽ có thể
tìm hiểu thêm trong q trình tự học. Có trường hợp (các nhà thơ mới Huy Cận, Thế
Lữ, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên… hay trường hợp Hồi Thanh và Thi nhân Việt Nam)
được đặt ở phần bài tập nghiên cứu và thảo luận để giúp sinh viên tìm hiểu về các nhà
thơ mới và về cây bút phê bình Thơ mới độc đáo đầu thế kỷ XX. Phần này sẽ được thực
hiện ở lớp với sự hướng dẫn thảo luận và đúc kết của giảng viên.
- Khi đánh giá các hiện tượng văn học, tài liệu nêu lên những sự tác động, ảnh
hưởng đến các cây bút trong quá trình sáng tạo của họ. Bên cạnh sự tác động của các
yếu tố khách quan như hoàn cảnh, môi trường xã hội, điều kiện sống…, tài liệu chú ý
nhiều hơn sự ảnh hưởng từ phía chủ quan của người nghệ sĩ, đặc biệt là quan điểm, lý
tưởng thẩm mỹ, quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn, từ đó sẽ xác định giá trị tác
phẩm về các mặt tư tưởng, nhận thức và thẩm mỹ.
- Việc vận dụng những hiểu biết về tác giả, giai đoạn, xu hướng văn học vào việc
tìm hiểu, khám phá tác phẩm cũng sẽ được giảng viên yêu cầu sinh viên thực hiện trong
giờ báo cáo, thảo luận, trình bày trên lớp, đặc biệt chú trọng vào những tác phẩm tiêu
biểu được giảng dạy ở bậc học phổ thơng. Điều này sẽ góp phần quan trọng để rèn
luyện khả năng cảm thụ, khám phá tác phẩm văn chương và khả năng giảng dạy của
sinh viên.
- Văn học giai đoạn 1930 -1945 còn nhiều vấn đề phức tạp chưa có sự thống nhất
trong việc nhìn nhận đánh giá. Đối với những vấn đề này, giảng viên sẽ nêu ra trong giờ
học với tính chất nêu vấn đề để sinh viên thảo luận từ đó gợi mở cho sinh viên khám
phá vấn đề.
- Người biên soạn cũng chú ý vận dụng những hướng nghiên cứu hiện đại vào việc
khám phá tác phẩm để làm sáng tỏ bài học.
Để việc học đạt kết quả tốt, sinh viên cần phải nắm rõ mục tiêu và có phương pháp

học tập đúng đắn và hiệu quả.
B. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN
I. Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức cơ bản:
Sinh viên cần:
- Nắm chắc kiến thức văn học trung đại, nhất là những đặc điểm của văn học trung
đại thể hiện ở các giai đoạn để qua đó thấy được sự đổi mới về thi pháp sáng tác của văn
học Việt Nam hiện đại.
- Nắm chắc kiến thức văn học giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX, giai đoạn giao
thời chuyển tiếp từ văn học trung đại sang văn học hiện đại để thấy được sự nối tiếp và
phát triển của q trình hiện đại hố văn học VN ở giai đoạn 1930 -1945.
- Nắm được kiến thức vừa cơ bản vừa chuyên sâu của giai đoạn văn học 1930 1945:
+ Vị trí quan trọng của văn học 1930 -1945 trong tiến trình văn học
+ Những đóng góp của giai đoạn văn học này trong tiến trình hiện đại hóa nền
văn học.

Trang 4


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

+ Hiểu được một số hiện tượng văn học đặc biệt như Phong trào Thơ mới, tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn...và một số tác giả tiêu biểu cho từng khuynh hướng văn
học: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng.
- Nắm vững những kiến thức đã học của những học phần có liên quan như lý luận
văn học, thi pháp học, mỹ học, ngôn ngữ học, các phương pháp nghiên cứu văn học
khác để lý giải các hiện tượng văn học, tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm,

phong cách tác giả.
1.2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để lý giải một hiện tượng văn học ở giai đoạn 1930 1945.
- Có khả năng phân tích một tác phẩm văn học Việt Nam cụ thể trong chương
trình THPT.
- Vận dụng kiến thức đã tích lũy vào việc giảng dạy Ngữ văn sau này.
1.3. Thái độ:
- Có tinh thần tự học, ý thức và động cơ học tập đúng đắn.
- Có thái độ tích cực và hứng thú với môn học.
2. Phương pháp học tập:
- Tự học là điều kiện tiên quyết để sinh viên đạt hiệu quả tốt trong học tập. Bên
cạnh đó sinh viên cũng cần có mặt trên lớp đầy đủ để nghe hướng dẫn, gợi ý cần thiết
của giảng viên hoặc tham gia thảo luận để bàn bạc trao đổi những vấn đề có liên quan
đến bài học.
- Sinh viên:
+ Cần trang bị tốt kiến thức về lý luận và văn học, các phương pháp nghiên
cứu văn học để làm cơ sở khám phá, thâm nhập tác phẩm hoặc lý giải những hiện
tượng văn học. Cần phải đọc nhiều tác phẩm, nhiều sách tham khảo có liên quan đến
văn học giai đoạn này.
+ Biết cách tự học, tự trang bị kiến thức để chủ động phát huy tư duy, sáng tạo
trong giờ thảo luận.
+ Phải chuẩn bị tốt bài thuyết trình, báo cáo theo yêu cầu, tự nghiên cứu trước
kiến thức liên quan đến bài học để tham gia thảo luận.
Tóm lại: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 có vị trí quan trọng trong nền
văn học dân tộc. Nghiên cứu văn học 1930 -1945 có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khơng
phải chỉ vì giai đoạn văn học này có nhiều hiện tượng, sự kiện phong phú đa dạng mà
cịn là vì tính chất phức tạp trong cách tiếp nhận, đánh giá. Vì thế nếu sinh viên nắm
vững được mục tiêu học phần, có ý thức học tập tốt, có phương pháp tự học, tự trang bị
những kiến thức về văn học và những kiến thức liên ngành thì sẽ đạt được kết quả tốt
trong quá trình học tập.


Trang 5


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

PHẦN II: NỘI DUNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI
QUÁT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
WX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN

1. Mục tiêu cần đạt: Sinh viên cần nắm được:
- Tình hình xã hội, lịch sử, văn hóa, tư tưởng giai đoạn 1930 -1945 và những tác
động của tình hình ấy đến sự đổi mới của văn học Việt Nam giai đoạn này.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1930 -1945.
- Những thành tựu của văn học giai đoạn 1930 -1945, chủ yếu trên các khía cạnh
nội dung tư tưởng, sự phát triển và đổi mới về thể loại, ngơn ngữ trên tiến trình hiện đại
hố.
- Vị trí của văn học giai đoạn 1930 -1945 trong lịch sử văn học Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của sinh viên:
Đọc kỹ giáo trình và các tài liệu tham khảo cần thiết (đã được giới thiệu) để tìm
hiểu các vấn đề cơ bản của bài học. Cụ thể:
- Những yếu tố về lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng giai đoạn 1930 -1945 đã tác
động đến sự phát triển của văn học giai đoạn 1930 -1945.
- Đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1930 -1845. Trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là nền văn học được hiện đại hóa? Những nhân tố nào đã thúc đẩy
q trình hiện đại hóa văn học và q trình ấy diễn ra như thế nào?

+ Nguyên nhân thúc đẩy văn học giai đoạn 1930 -1945 phát triển với tốc độ
mau lẹ?
+ Những tiêu chí để phân chia văn học giai đoạn 1930 -1945 thành các bộ
phận, các xu hướng?
- Những thành tựu về nội dung tư tưởng và sự đổi mới các thể loại, ngôn ngữ văn
học theo hướng hiện đại hóa.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa Việt Nam 1930-1945
1.Tình hình lịch sử - xã hội - văn hóa
Từ đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn lao trên tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa lớn trước và sau đại chiến thế
giới lần nhất (1914-1918), đời sống nhân dân rất khó khăn do bị thực dân vơ vét bóc lột
với những chính sách tàn bạo để kềm hãm nhân dân ta trong vịng đói nghèo, lạc hậu.
Nhân dân còn phải gánh chịu những hậu quả và ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) và đại chiến thế giới lần thứ hai (1939 -1945). Khi
Nhật nhảy vào Đông dương, thực dân Pháp và phát xít Nhật đã hùa nhau vơ vét đến tận
cùng tài nguyên của Việt Nam để phục vụ chiến tranh. Nhân dân càng ngày càng rơi
vào cảnh khốn cùng. Phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có
lúc bị dìm trong biển máu nhưng không bao lâu đã bùng lên mạnh mẽ và đã thắng lợi

Trang 6


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

vào mùa thu 1945.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa dân tộc
thời kỳ này. Đảng đã tranh thủ mọi khả năng hợp pháp để ra báo công khai khắp cả ba

miền nhằm tuyên truyền, tập họp, tổ chức quần chúng. Đảng còn phổ biến những sách
báo tiến bộ bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng Pháp đồng thời khuyến khích các xu hướng
văn hóa tích cực, giới thiệu một cách có hệ thống về văn hóa vơ sản. Sách báo Marxist
vào Việt Nam nhiều nhất vào thời kỳ Mặt trận dân chủ. Giai đoạn này đã diễn ra cuộc
giao tranh công khai giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và phong kiến trên
mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ đã được
phản ánh trên diễn đàn báo chí xuất bản cơng khai qua các cuộc tranh luận nổi bật như
cuộc tranh luận duy tâm, duy vật (1933) giữa Hải Triều và Phan Khôi, cuộc tranh luận
“Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”(1935 - 1939) giữa Hải Triều,
Hải Khách, Hải Thanh, Bùi Công Trừng với Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê
Tràng Kiều.... Qua những cuộc tranh luận này, những tư tưởng duy vật biện chứng đã
bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Đảng cũng đã đưa ra bản Đề cương văn hóa Việt
Nam do đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng khởi thảo. Đây có thể nói là một
sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc đánh dấu một bước tiến triển mới của
hoạt động văn hóa của Đảng, thời kỳ Đảng chính thức lãnh đạo mặt trận văn hóa tư
tưởng. Đồng thời Đảng cịn thành lập Hội Văn hóa cứu quốc để tập họp anh chị em văn
nghệ sĩ yêu nước sáng tác phục vụ cách mạng.
Trong hồn cảnh xã hội chung bị bóp nghẹt tự do dân chủ, đời sống văn hóa cũng
bị kềm hãm. Chế độ kiểm duyệt gắt gao nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và tự do
xuất bản của bọn thực dân đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động văn học dẫn đến sự
phân hóa phức tạp của văn học. Văn hóa phương tây thâm nhập vào nước ta ngày càng
nhiều qua sách báo, dịch thuật. Báo chí nước ta lúc bấy giờ phát triển rất mạnh. Có rất
nhiều tờ báo hoạt động từ Nam tới Bắc. Phong trào dịch thuật cũng rất phát triển. Chưa
bao giờ người đọc tiếp nhận được nhiều tác phẩm văn học phương tây qua những bản
dịch như thế. Đặc biệt sự tiếp nhận văn hóa phương Tây thể hiện rõ rệt tới đối tượng là
lực lượng trí thức, đội ngũ chủ yếu làm nên văn học giai đoạn 1930 -1945. Tại các nhà
trường Pháp - Việt, các học sinh, sinh viên tiếp thu rõ rệt văn hóa của Pháp. Khắp nơi
thực dân Pháp dấy lên những hoạt động như phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung”,
phong trào phục cổ, phong trào thể dục thể thao, cổ vũ những hoạt động tôn giáo, mở
nhiều tiệm nhảy, nhà săm, tiệm hút ....Những hoạt động này khơng nằm ngồi mục đích

ru ngủ và đánh lạc hướng, làm trụy lạc hóa thanh niên. Chính sách đàn áp về chính trị,
bóc lột về kinh tế và đầu độc về văn hóa của bọn thực dân đã làm hạn chế sự phát triển
của nền văn học công khai đẩy nó vào con đường bế tắc.
2. Tình hình văn học
Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc
do kết quả của hàng ngàn năm nước ta chịu cảnh nô lệ phương Bắc. Có thể nói suốt một
thời gian rất dài trên dưới mười thế kỷ, văn hóa Việt Nam chỉ có một mối liên hệ duy
nhất với văn hóa Trung Hoa, nền văn hóa lấy Nho học làm nền tảng. Khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Đời sống văn học cũng có nhiều
đổi mới. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ như một thứ văn tự chính thức trong cơng việc
hành chính và trong sáng tác đã tác động rất lớn đến sự hình thành bộ phận văn học
mới. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ ngày càng chiếm ưu thế và dần dần thay thế văn
học viết bằng chữ Hán và chữ Nơm. Kỹ thuật in ấn, báo chí phát triển đã góp phần thúc
đẩy nền văn học nhanh chóng đi vào con đường hiện đại. Bên cạnh đó trong hồn cảnh

Trang 7


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

xã hội mới, cuộc sống, tâm trạng, quan niệm của con người cũng có nhiều đổi thay. Từ
Nam chí Bắc, nhiều đô thị thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành
chính của xã hội thực dân. Nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản
(viên chức, học sinh, dân nghèo thành thị...), cơng nhân... Họ có nhu cầu, văn hóa thẩm
mỹ mới. Họ tạo thành một tầng lớp công chúng văn học mới, đòi hỏi một thứ văn
chương mới. Đáp ứng thị hiếu đó, quan niệm văn học, tư tưởng thẩm mỹ của người
sáng tác cũng phải khác trước. Một lực lượng sáng tác mới - tầng lớp trí thức Tây học
dần dần thay thế vai trò của các nhà nho. Thông qua lực lượng sáng tác chủ yếu này, các

trào lưu, tư tưởng, văn hóa, văn học của thế giới phương Tây hiện đại (đặc biệt là của
Pháp) ngày càng ảnh hưởng sâu sắc vào ý thức của người sáng tác. Nền văn học đã thực
sự được hiện đại hóa, thốt khỏi ảnh hưởng của khu vực và từng bước đi vào quĩ đạo
chung của văn học thế giới.
Ảnh hưởng của văn học phương Tây thực ra đã có từ trước 1930, nhất là sau đại
chiến thế giới lần thứ nhất, nhưng phải đến khoảng những năm 30 trở đi, ảnh hưởng này
mới ngày càng thể hiện sâu sắc. Văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp đã từng
bước thâm nhập vào đời sống văn học Việt Nam. Sự thâm nhập đó được thực hiện nhờ
các thế hệ trí thức gồm những người vừa có vốn Hán học vừa có vốn Tây học (tính từ
Trương Vĩnh Ký đến Phạm Quỳnh) chuyển qua những người thuần Tây học, tính từ
Nguyễn Văn Vĩnh, Hồng Tích Chu đến Tự lực văn đoàn, các nhà Thơ mới và các nhà
văn trong các xu hướng lãng mạn và hiện thực....
Đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học
phải kể đến hoạt động dịch thuật. Ở Nam Bộ, phong trào dịch thuật diễn ra ngay từ
những năm đầu thế kỷ. Lúc đầu người dịch tập trung vào các tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc nhưng sau đó một số tiểu thuyết phương Tây cũng được dịch sang tiếng Việt như
Bá tước Monte Cristo và Ba người lính ngự lâm pháo thủ của A. Dumas, Những người
khốn khổ của V. Hugo, Khơng gia đình của H. Malo... Ở miền Bắc, phong trào dịch
thuật có muộn hơn nhưng chất lượng bản dịch tốt hơn. Các dịch giả nổi tiếng như Phan
Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quỳnh....Có thể nói chưa bao
giờ cơng chúng được đọc những tác phẩm nước ngoài bằng tiếng mẹ đẻ nhiều đến thế.
Điều này đã làm cho người đọc ngày càng làm quen nhiều hơn với những tác phẩm
phương Tây hiện đại và dần dần hình thành nên những quan niệm, thị hiếu thẩm mỹ
mới. Về phía người sáng tác, mà thành phần chủ yếu là lực lượng trí thức Tây học, việc
tiếp thu ảnh hưởng từ văn học phương Tây là tất yếu. Họ không chỉ ảnh hưởng về vấn
đề phương pháp sáng tác mà còn chịu ảnh hưởng cả về vấn đề quan điểm, tư tưởng.
Việc tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây là một yếu tố quan trọng đẩy
nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học. Tuy nhiên ảnh hưởng của văn hóa cổ Trung
Quốc khơng phải là khơng cịn. Chỉ có điều văn hóa Trung Quốc khơng cịn giữ vai trị
độc tơn chi phối mọi mặt đời sống văn hóa dân tộc như giai đoạn trước. Ảnh hưởng của

văn hóa phương Tây vẫn là chủ yếu. Nhưng cần phải thấy rằng việc giao lưu trong giai
đoạn này cũng diễn ra trong một tình trạng khơng bình thường. Sự chi phối của thực
dân Pháp là hết sức lớn, do vậy những gì tiếp thu được khơng phải là khơng có những
yếu tố tiêu cực.
II. Sơ lược về tiến trình phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 có thể chia làm ba thời kỳ: thời kỳ 1930 - 1935,
thời kỳ 1936 - 1939, 1940 - 1945. Mỗi thời kỳ có đặc điểm riêng thể hiện quá trình phát
triển của cả giai đoạn văn học.
1. Thời kỳ 1930 - 1935

Trang 8


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

Năm 1930 đánh dấu một thời điểm quan trọng với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đây cũng là thời điểm ra đời phong trào thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh, sự kiện
mở đầu dòng văn học cách mạng giai đoạn này. Các xu hướng văn học khác đã được
manh nha từ trước 1930 thì đến giai đoạn này đã phát triển thành những trào lưu văn
học, nổi bật là trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực.
Nhằm mục đích phục vụ cách mạng, thơ văn Xô Viết Nghệ - Tĩnh hướng vào nội
dung tuyên truyền, vận động cách mạng, vạch trần tội ác của bọn đế quốc, phong kiến,
giới thiệu chủ nghĩa Marx-Lenin, kêu gọi quần chúng đứng lên chiến đấu... Đó là tiếng
nói của các chiến sĩ trực tiếp chiến đấu nên nó cũng thể hiện một tinh thần căm thù giặc,
một ý chí quyết tâm chiến đấu, một tấm lịng yêu nước thiết tha, mãnh liệt...Vì đây là
sáng tác của những chiến sĩ cách mạng chứ không phải là nhà văn chuyên nghiệp cho
nên vẫn còn thể hiện những chỗ non yếu về nghệ thuật. Về mặt hình thức, những tác
phẩm này thường viết theo các thể loại dân gian như vè, ca dao dân ca, hát dặm....

Thời kỳ này, văn học lãng mạn gần như chiếm địa vị độc tôn trên văn đàn văn học
công khai với hai sự kiện nổi bật ở hai lĩnh vực văn xuôi và thơ: hoạt động của nhóm
Tự lực văn đồn và phong trào Thơ mới.
Nhóm Tự lực văn đồn do Nguyễn Tường Tam thành lập năm 1933 hoạt động
theo một tôn chỉ riêng và nổi bật ở lĩnh vực tiểu thuyết với đề tài về cuộc xung đột giữa
mới với cũ, lên án đại gia đình phong kiến, bênh vực và đấu tranh cho tình yêu tự
do...Vì thế tiểu thuyết Tự lực văn đồn thời kỳ này mang đậm tính nhân văn.
Phong trào Thơ mới đã có những dấu hiệu từ trước 1930 nhưng từ khoảng 1932
mới nổi lên thành một phong trào có ý thức đấu tranh với thơ cũ và đã giành được chiến
thắng. Thắng lợi đó chủ yếu khơng phải do những bài diễn thuyết hùng hồn của Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Vũ Đình Liên... mà do những thành công thật sự trong
các sáng tác của các nhà Thơ Mới, nhất là Thế Lữ. Cái “tôi” Thơ mới thời kỳ này do
mới được giải phóng khỏi cái “ta” cũ nên còn e dè, chưa đào sâu đến tận cùng cái “tơi”
cá nhân của mình như ở giai đoạn sau.
Xu hướng văn học hiện thực phê phán cũng đã có cơ sở từ trước 1930 đến thời kỳ
này càng phát triển hơn với sự xác định rõ ràng hơn về phương pháp sáng tác. Từ năm
1929 đến 1931, Nguyễn Công Hoan đã khẳng định phương pháp hiện thực phê phán
trong thể loại truyện ngắn và đã thành công với thể loại truyện ngắn trào phúng, tiêu
biểu là tập truyện “Kép Tư Bền" xuất bản năm 1935. Thời kỳ này, Ngô Tất Tố cũng viết
nhiều tiểu phẩm văn học nổi tiếng trên các báo Phổ thông, Đông phương với các biệt
hiệu: Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu...Năm 1931 cũng là năm Vũ Trọng Phụng cho ra đời
tác phẩm đầu tay: vở kịch Khơng một tiếng vang... Nhìn chung xu hướng văn học hiện
thực thời kỳ này chưa có nhiều thành tựu như văn học lãng mạn.
2. Thời kỳ 1936 - 1939
Bước sang thời kỳ Mặt trận dân chủ, văn học cách mạng và văn học hiện thực phê
phán chiếm ưu thế trên văn đàn văn học công khai. Văn học lãng mạn cũng chịu sự tác
động của hoàn cảnh xã hội nên cũng có sự phân hóa và cũng có những thành tựu nhất
định.
Văn học cách mạng thời kỳ này trong điều kiện hoạt động cơng khai đã có khả
năng phát triển mạnh mẽ hơn và đã có những chuyển biến về chất. Các tác giả tiêu biểu

thời kỳ này là Tố Hữu, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu (Hải Khách), Trần
Mai Ninh, Trần Đình Long... Văn học cách mạng thời kỳ này khơng chỉ có thơ ca mà
cịn có các thể loại khác như phóng sự, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết... Đã có những

Trang 9


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

bước phát triển về chất lượng nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa trong những tác phẩm
văn học cách mạng, nhất là sự ra đời của thơ ca Tố Hữu đã đánh dấu bước tiến mới của
thơ ca cách mạng nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung.
Trong điều kiện được hoạt động khá thoải mái do ảnh hưởng thuận lợi của thời kỳ
Mặt trận dân chủ, xu hướng hiện thực phát triển mạnh mẽ và đã có nhiều thành tựu xuất
sắc. Hàng loạt cuốn tiểu thuyết có giá trị ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Giông tố,
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng, Lầm than của Lan Khai...Đặc biệt các nhà văn thời kỳ này đã xây dựng
được nhiều tính cách điển hình xuất sắc (Chị Dậu trong Tắt đèn, Nghị Hách trong Giơng
tố, Xn Tóc đỏ trong Số đỏ, Pha trong Bước đường cùng...)
Văn học lãng mạn thời kỳ này khơng cịn giữ vai trị ưu thế như giai đoạn trước
nhưng vẫn tiếp tục phát triển và có sự phân hóa theo những hướng khác nhau. Tiểu
thuyết của Tự lực văn đoàn, đặc biệt là của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, bên
cạnh việc tiếp tục chủ đề chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tình u tự do, cịn đề
cập đến chủ trương cải cách xã hội. Một số cây bút lãng mạn lại có khuynh hướng
nghiêng về phản ánh hiện thực, hướng về cuộc sống của những tầng lớp dưới trong xã
hội bằng một giọng văn thấm đượm chất trữ tình và tấm lòng nhân hậu tạo nên một
phong cách riêng của những cây bút văn xi trữ tình. Nổi bật ở khuynh hướng này có
các nhà văn Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Trần Tiêu, Lan Khai....

Phong trào Thơ mới vẫn tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao của nó với những
đại biểu xuất sắc như Xuân Diệu, người được coi là “mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Hoài Thanh), Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên....
3.Thời kỳ 1940 - 1945
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thời kỳ Mặt trận dân chủ chấm dứt. Chính
quyền thực dân lại tiếp tục thực hiện chế độ kiểm duyệt sách báo gắt gao hơn trước.
Đảng phải rút vào hoạt động bí mật, văn học cách mạng cũng phải hoạt động bí mật
nhưng lại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết cùng với sự phát triển của cao trào cách
mạng. Đặc biệt thơ ca trong tù được xem là bộ phận ưu tú nhất của văn học cách mạng.
Thơ Tố Hữu trong nhà tù (Phần Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy) là những bài thơ có giá
trị cả về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh cũng
ra đời trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch đã góp vào kho tàng văn học dân tộc
những vần thơ hay xuất phát từ tấm lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha và tâm hồn nghệ
sĩ của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
Ảnh hưởng sự phức tạp của tình hình xã hội, bộ phận văn học cơng khai cũng
chuyển biến phức tạp. Trong những tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã xuất hiện những
tư tưởng bi quan và lối sống trụy lạc (Bướm trắng của Nhất Linh, Thanh Đức của Khái
Hưng...). Phong trào Thơ mới đi vào khủng hoảng với những dòng thơ triền miên trong
nỗi buồn nhân gian muốn tìm một lối thốt vào cõi siêu hình, hay chìm đắm trong
những cơn say của rượu và nàng tiên nâu (Huy Cận, Vũ Hoàng Chương...) hoặc sáng
lập trường thơ điên, trường thơ loạn (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên)...
Các cây bút hiện thực tuy không thể phản ánh thoải mái những vấn đề xã hội
nhưng những tác phẩm của họ lại đạt đến chiều sâu mới về tư tưởng khi họ đặt ra được
những vấn đề về thân phận con người, về vấn đề cải tạo xã hội... Thời kỳ này xuất hiện
một số cây bút trẻ, tài năng như Tơ Hồi, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển.. .
nhưng nổi bật và tiêu biểu nhất thời kỳ này là Nam Cao với những tác phẩm xứng đáng
được coi là kiệt tác (Chí Phèo (1941), Sống mòn (1944)....

Trang 10



Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

III. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 nằm trong thời kỳ văn học 1900 -1945. Tuy văn
học thời kỳ này diễn ra trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy nửa thế kỷ nhưng nó có một
vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại, nó được chia
làm các giai đoạn:
- Giai đoạn 20 năm đầu thế kỷ (Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1920)
- Giai đoạn 10 năm từ khoảng 1920 đến những năm 30
- Giai đoạn 15 năm từ đầu những năm 30 đến năm 1945.
Giai đoạn thứ ba đánh dấu bước phát triển hết sức quan trọng của văn học và nó
cũng có chung đặc điểm của văn học thời kỳ này. Có thể thấy rằng những đặc điểm của
văn học thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 thể hiện rõ nhất, tồn diện nhất ở giai
đoạn 1930 -1945.
Nhìn một cách tổng quát văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 có mấy đặc
điểm nổi bật sau đây:
1. Diện mạo nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
Như ta đã biết, bước vào thế kỷ XX, lịch sử văn học Việt Nam đã chứng kiến một
bước ngoặt quan trọng, đó là sự chuyển biến từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
Q trình hiện đại hóa nền văn học diễn ra như một nhu cầu tất yếu nảy sinh từ những
tiền đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng và môi trường văn học nhất định. Đất nước
đang trong tình trạng của một xã hội thuộc địa và đi vào con đường tư sản hóa. Lối sống
hiện đại đi dần vào lối sống của con người Việt Nam. Con người quen dần với sinh hoạt
hiện đại, phương tiện và hàng hóa phương Tây. Những thay đổi trong cuộc sống đời
thường dẫn đến thay đổi cả trong tư duy, tinh thần và tâm lý. Xã hội xuất hiện các giai
cấp mới: tư sản, tiểu tư sản, tầng lớp trí thức mới...từ đó hình thành nên tầng lớp cơng
chúng văn học mới, đòi hỏi một thứ văn chương mới. Trong sáng tác văn học cũng hình

thành một đội ngũ văn học mới: lực lượng trí thức Tây học. Lực lượng này ngày càng
đơng có vai trị quan trọng trong việc đẩy mạnh cơng cuộc hiện đại hóa văn học. Họ đã
trực tiếp tiếp cận nền văn hóa phương Tây để từ đó gieo hạt giống hiện đại vào trong
nền văn học nước nhà. Nhờ tầng lớp này, văn học Việt Nam vốn chỉ quẩn quanh trong
vòng ảnh hưởng của khu vực văn hóa cổ Trung Hoa được tiếp xúc ngày càng rộng rãi
với tư tưởng văn hóa, văn học phương Tây hiện đại mà chủ yếu là Pháp.
Những điều kiện trên chính là nền tảng quan trọng để nền văn học chuyển từ phạm
trù văn học trung đại sang văn học hiện đại. Hiện đại hóa chính là u cầu tất yếu,
khách quan của lịch sử văn học Việt Nam khi bước vào thế kỷ XX.
Muốn nắm rõ đặc điểm này, cần hiểu thế nào là khái niệm văn học hiện đại hóa.
Xác định được điều này cần đối chiếu với một số đặc điểm thi pháp của văn học trung
đại để thấy rõ sự đổi mới của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Văn học viết thời phong kiến (còn gọi là văn học trung đại) là văn học của giới trí
thức Hán học tài hoa, những người gọi là tao nhân mặc khách. Sinh hoạt văn chương
thời ấy thu hẹp trong giới trí thức nho sĩ. Đó là nền văn học Hán Nơm chịu ảnh hưởng
sâu sắc tư tưởng và nguyên tắc sáng tác của văn học Trung Hoa cổ. Văn chữ Hán được
coi trọng hơn chữ Nôm, thơ được coi trọng hơn văn xuôi. Văn học thời kỳ này thể hiện
một quan niệm thẩm mỹ riêng và tuân thủ theo một hệ thống thi pháp riêng. Các nhà
văn lại rất coi trọng chức năng giáo huấn “văn dĩ tải đạo”, các hình thức thể loại chịu sự

Trang 11


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

ràng buộc bởi tính qui phạm rất chặt chẽ. Về mặt bút pháp, văn học trung đại không coi
trọng bút pháp tả thực, nó phản ánh và sáng tạo thơng qua một hệ thống ước lệ hết sức
dày đặc, phức tạp và nghiêm nhặt. Hệ thống ước lệ ấy có ba tính chất: Tính un bác và

cách điệu hóa, tính sùng cổ và tính phi ngã.
Văn chương thời ấy đầy thiên nhiên, con người thường gắn bó với thiên nhiên vũ
trụ, gửi gắm tâm tình của mình vào thiên nhiên vũ trụ. Vì thế thơ thiên nhiên, thơ tức
cảnh hết sức phổ biến trong thơ cổ. Người ta cũng mượn thiên nhiên để nói lên những
vấn đề đạo lý và họ quan niệm viết văn là để truyền bá đạo lý ấy. Đấy cũng là thời kỳ
văn học chưa có sự phân hóa rõ ràng các thể loại văn học, các văn bản ngơn từ nên có
hiện tượng gọi là “văn sử bất phân”.
Văn học hiện đại là nền văn học được xây dựng theo một hệ thống thi pháp riêng
có sự khác biệt rõ rệt về tính chất và hình thái với văn học thời phong kiến. Nó thốt
khỏi ảnh hưởng của lối sáng tác trong văn chương cổ và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn
học phương Tây hiện đại. Văn học hiện đại khơng cịn dựa vào hệ thống ước lệ mà coi
trọng ý thức sáng tạo của cá nhân. Nhà văn có điều kiện phát huy mạnh mẽ cá tính,
phong cách độc đáo của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Các trào lưu và trường phái
văn học xuất hiện ngày càng phong phú và phức tạp hơn. Văn học hiện đại cũng thể
hiện quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ riêng qua cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật của các nhà
văn. Những thay đổi về quan điểm thẩm mỹ phù hợp với thời đại khi ảnh hưởng của
những quan niệm mới mẻ của phương Tây đã tác động đến tâm hồn và lối sống của
người Việt Nam.
Công cuộc hiện đại hóa văn học này ít nhiều đã được đặt ra từ giữa thế kỷ XIX mà
trước tiên là ở Nam Bộ nhưng thực sự thể hiện rõ trong cả nước từ đầu thế kỷ XX và đó
là cả một quá trình phát triển theo từng chặng.
Ở khoảng 20 năm đầu của thế kỷ (1900 -1920), quá trình hiện đại hóa nền văn học
bắt đầu bằng việc hình thành các thể văn xuôi quốc ngữ. Mặc dù từ khoảng cuối thế kỷ
XIX, người ta đã thấy xuất hiện ở miền Nam một số sáng tác văn xuôi quốc ngữ của các
cây bút tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu... đặc
biệt là truyện “Thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản xuất bản 1887 ở Sài Gòn
nhưng phải đến đầu thế kỷ XX mới phát triển mạnh mẽ phong trào viết văn xuôi quốc
ngữ, đặc biệt ở Nam Bộ với các cây bút như Trần Chánh Chiếu (Hoàng Tố Anh hàm
oan - 1910), Trương Duy Toản (Phan yên ngoại sử - 1910), Lê Hoằng Mưu (Oán hồng
quần - 1920)...Tuy nhiên đây chỉ mới là những thử nghiệm bước đầu, chưa có sự cách

tân đáng kể, cịn chịu ảnh hưởng q rõ của truyện Tàu.
Nhìn chung thì dịng chủ lưu của văn học dân tộc thời kỳ này do lớp trí thức Hán
học đảm nhiệm gắn liền với tên tuổi của các cây bút trong phong trào Duy tân, Đông du,
Đông kinh nghĩa thục. Những tác phẩm của các nhà văn này chỉ mới đổi mới về quan
điểm chính trị xã hội, học thuật. Về phương diện nghệ thuật, văn chương yêu nước còn
chịu ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật cổ, khơng có gì khác lắm với văn chương cổ.
Giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1930, văn học đã nghiêng về phạm trù văn học hiện
đại. Thời kỳ này đóng vai trị chủ lực cho sự phát triển của văn học là lớp trí thức Tây
học đầu tiên. Tính hiện đại đã chiếm ưu thế rõ rệt thể hiện ở tất cả các thể loại. Các nhà
thơ đã bắt đầu đưa cái tơi phóng túng lãng mạn vào trong thơ đánh dấu bước đầu sự giải
phóng cái tơi cá nhân ra khỏi vịng kềm tỏa của cái Ta trong thơ cổ. Đến Tản Đà, cái tôi
ấy càng được khẳng định mạnh mẽ hơn nhưng ông vẫn chưa đủ sức tạo nên một bước
đột phá hoàn tồn cho sự cách tân của thơ. Vì vậy người ta gọi ông là “chiếc cầu nối
giữa thơ cũ và thơ mới"

Trang 12


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

Văn xuôi đã thể hiện một bước phát triển đáng kể theo hướng hiện đại. Với các tác
phẩm của các cây bút ở Nam Bộ như Phú Đức (Châu về hiệp phố - 1926, Lửa lịng 1929), Bửu Đình (Nghĩa tình khẳng khái - 1923), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh (Chúa tàu
Kim Qui - 1922, Cay đắng mùi đời - 1922, Cha con nghĩa nặng - 1929...), tiểu thuyết
quốc ngữ đã có bước cách tân rõ rệt hơn, ảnh hưởng của tiếu thuyết phương Tây ngày
càng đậm.
Ở miền Bắc cũng xuất hiện những cây bút tiểu thuyết như Đặng Trần Phất (Cành
lê điểm tuyết - 1921, Cuộc tang thương - 1923), Trọng Khiêm (Kim Anh lệ sử - 1925),
Nguyễn Trọng Thuật (Quả dưa đỏ - 1925)...đặc biệt Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết

Tố Tâm đã thực sự đóng góp rất nhiều vào sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.
Truyện ngắn thời kỳ này cũng có những thành tựu với các cây bút tiên phong như
Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn...
Một loại hình mới du nhập từ phương Tây cũng xuất hiện, đó là thể loại kịch nói
với các tác giả như Vũ Đình Long (Chén thuốc độc, Tịa án lương tâm), Nguyễn Hữu
Kim (Bạn và vợ), Nam Xương (Ông Tây an nam)....
Nhìn chung, chặng đường mười năm này, nền văn học đã có những bước tiến đáng
kể trên con đường hiện đại hóa nhưng tính hiện đại vẫn chưa thể hiện một cách sâu sắc
và toàn diện. Phải đến 15 năm cuối 1930 -1945, q trình hiện đại hóa mới được đẩy
mạnh, toàn diện và sâu sắc từ nội dung đến hình thức trên tất cả các thể loại. Có được
điều này là nhờ lớp trí thức Tây học cịn rất trẻ, lực lượng chính đóng góp nhiều cho sự
phát triển của văn học. Hàng loạt những tác phẩm của xu hướng văn học lãng mạn (như
các tác phẩm trong phong trào Thơ mới, của nhóm Tự lực văn đoàn...), của xu hướng
hiện thực (như tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao...) đã khẳng định thành tựu nổi bật của văn học thời kỳ này. Giai đoạn 1930 -1945
của thời kỳ văn học trước Cách mạng tháng Tám chính là đỉnh cao của sự phát triển văn
học theo hướng hiện đại.
2. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ
Có thể nói khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 chưa đầy
nửa thế kỷ nhưng lịch sử văn học Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của
nền văn học nước nhà. Trong đó giai đoạn mười lăm năm cuối 1930 -1945, văn học đã
phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Nói đến tốc độ phát triển ở đây khơng phải là
chỉ nói về sự phát triển về số lượng mặc dù khối lượng sáng tác thời kỳ này quả thật hết
sức lớn. Hàng nghìn tiểu thuyết, hàng vạn bài thơ đã khẳng định được điều này. Ở đây
đề cập đến tốc độ phát triển của văn học còn nhằm nhấn mạnh đến sự phát triển về chất
lượng trong đó khơng thể khơng nói tới nhịp độ cách tân của nền văn học. Văn xuôi
quốc ngữ từ khi xuất hiện đã ngày càng khẳng định vị thế của mình với những tác phẩm
đặc sắc ngày càng hiện đại dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây. Những năm
20,30 của thế kỷ, với sự xuất hiện của những tiểu thuyết quốc ngữ, đặc biệt là Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách và hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã đánh dấu bước

đầu sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết đầu thế kỷ. Từ dấu mốc này đã mở ra một giai
đoạn mới cho sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam. Tiểu thuyết quốc ngữ hiện đại Việt
Nam đã dần đi theo lối viết mới, ít ảnh hưởng những qui phạm của văn chương cổ, mở
ra một hướng mới tự do hơn. Nhiều cây bút đã khẳng định được tài năng của mình với
những tác phẩm văn xi ngày càng đổi mới. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm
của từng tác giả. Chẳng hạn Nhất Linh từ Nho phong (1925) đến Nắng thu (1934) và
Bướm trắng (1941) đã đánh dấu sự đổi mới từ nội dung tư tưởng đến quan niệm nghệ
thuật, lối kết cấu, hành văn. Nho phong đã in đậm dấu ấn của văn chương truyền thống,

Trang 13


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

được kể theo trình tự thời gian, lối hành văn có nhiều đoạn thể hiện lối văn biền ngẫu. Ở
Nắng thu, Bướm trắng, nhà văn đã thể hiện lối viết theo thi pháp tiểu thuyết hiện đại,
chú ý miêu tả những diễn biến tâm hồn nhân vật, không gian chuyển dịch, thời gian
ngược chiều khác với tiểu thuyết truyền thống. Đến các nhà văn hiện thực thì tiểu thuyết
lại tiến thêm một bước mới với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... Lối trần
thuật, ngôn ngữ, kết cấu... đã ngày càng đổi mới đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn
xi đến đỉnh cao.
Tốc độ phát triển của văn xi quốc ngữ cịn thể hiện ở thể loại phóng sự, một thể
loại mới gắn với nghề báo. Từ những năm 30 trở đi, phóng sự ngày càng thể hiện chất
lượng cao khi tác giả là các nhà văn viết báo. Các tập phóng sự đặc sắc của các nhà báo,
nhà văn tiêu biểu lần lượt xuất hiện đã khẳng định được sự thành công của thể loại này
(Tôi kéo xe - viết 1932 in 1935 của Tam Lang, Hà Nội lầm than - 1938 của Trọng Lang,
Kỹ nghệ lấy Tây - 1936, Cơm thầy cơm cô - 1937... của Vũ Trọng Phụng, Việc làng 1940 của Ngô Tất Tố...)
Thơ cũng có dấu hiệu đổi mới từ trước nhưng phải đến 1932 mới tạo thành một

phong trào rộng rãi. Nhưng chưa đầy mười năm sau, Hồi Thanh đã có thể tổng kết
phong trào này trong quyển Thi nhân Việt Nam với hàng chục tác giả có tài năng và
hàng trăm bài thơ đạt phẩm chất nghệ thuật cao.
Điểm qua một vài thể loại để thấy rằng văn học thời kỳ này đã phát triển với một
tốc độ hết sức mau lẹ. Nhưng vì sao văn học thời kỳ này có sự phát triển mạnh mẽ như
thế?
Có thể thấy rằng vào đầu thế kỷ XX, trong điều kiện văn hóa, lịch sử mới, được
tiếp xúc với “mưa Âu gió Mỹ", văn học dân tộc có nhu cầu đổi mới cho phù hợp với
thời đại. Mặt khác do bản thân tiềm lực dồi dào của nền văn học dân tộc, một dân tộc
vốn có một sức sống mãnh liệt, có lịng yêu nước, tinh thần dân tộc và sức sáng tạo tự
cường nên khi được đánh thức dậy, nó mới đủ sức đi gấp, tiến nhanh như thế. Đánh giá
về điều này, Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại, đã đánh giá rất xác đáng rằng sự
phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở đi đã đạt tới tốc độ “một năm có
thể kể bằng ba mươi năm của người". Sức phát triển mạnh mẽ của văn học giai đoạn
này càng thể hiện rõ ở thời kỳ 1930 -1945.
Nhưng nguyên nhân trực tiếp của tốc độ ấy phải kể đến vai trò của tầng lớp trí
thức Tây học, những con người có tấm lịng u nước nhiệt thành, đầy tâm huyết với
tiếng mẹ đẻ, với văn chương và với yêu cầu xây dựng nền văn hóa, văn học hiện đại của
đất nước. Điều quan trọng là thời đại mới với nhiều biến chuyển sâu sắc, phức tạp trong
đời sống xã hội, văn hóa đã góp phần hình thành ở họ những quan điểm thẩm mỹ, tư
duy nghệ thuật mới mẻ, ý thức cá nhân của họ càng được khơi dậy sâu sắc. Họ muốn
xây dựng cho mình một sự nghiệp cá nhân có ý nghĩa đồng thời muốn góp phần xây
dựng một nền văn hóa dân tộc hiện đại để thúc đẩy nền văn học nước nhà phát triển
nhanh chóng hịa nhập với văn học thế giới.
3. Nền văn học phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng trong quá
trình phát triển
Sự phân hóa văn học thành nhiều xu hướng thẩm mỹ, nhiều trường phái nghệ
thuật khác nhau là một trong những đặc trưng cơ bản của thời kỳ văn học hiện đại. Vì
sao văn học thời kỳ này lại có sự phân hóa phức tạp như vậy?
Trước hết phải thấy rằng văn học thời kỳ này nảy sinh và phát triển trong một tình

hình xã hội phức tạp, xã hội thực dân nửa phong kiến. Lúc này xã hội đã hình thành các

Trang 14


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Các giai cấp, các tầng lớp này ln bị phân hóa về
kinh tế, chính trị và tư tưởng. Văn học thực chất là một hình thái tư tưởng nên nó đã
phản ánh sự phân hóa phức tạp về tư tưởng của các tầng lớp xã hội thời kỳ này.
Đứng về phía chủ thể sáng tác thì đây là thời kỳ ý thức cá nhân của người cầm bút
đã được khơi dậy và khẳng định. Các nhà văn có ý thức tìm tịi con đường đi riêng để tự
khẳng định mình, từ đó đã hình thành nên những phong cách độc đáo. Những trường
phái văn học được hình thành trên cơ sở sự gần gũi nhau về tư tưởng và phong cách của
các nhà văn. Trường phái nào có khả năng tập họp, lơi cuốn mạnh mẽ và rộng rãi thì tạo
thành trào lưu. Họ thường quây quần chung quanh một tờ báo, một tạp chí. Họ ra tun
ngơn riêng về nghệ thuật và đấu tranh cho khuynh hướng thẩm mỹ của mình. Từ
khoảng đầu thế kỷ XX đến 1945, người ta thấy có những nhóm như Đơng Dương tạp
chí, Nam Phong, nhóm Tự lực văn đồn với tờ báo Phong hóa, Ngày nay, nhóm Tiểu
thuyết thứ bảy, nhóm Tương lai mới, nhóm Tri Tân, Thanh Nghị, nhóm Xuân Thu nhã
tập....
Sự phân hóa của văn học cịn phản ánh tình hình thị hiếu phức tạp của công chúng
văn học thời kỳ này. Các khuynh hướng này, trào lưu nọ sở dĩ phát triển mạnh hay yếu
là do cơng chúng của nó có đơng đảo hay khơng. Thời kỳ 1930-1945 có những khuynh
hướng văn học với những cây bút có phong cách riêng độc đáo đã thu hút nhiều tầng
lớp công chúng văn học. Lịch sử văn học đã từng ghi nhận những hiện tượng văn học
thành công được sự quan tâm, ủng hộ của cơng chúng như phong trào Thơ mới, Tự lực
văn đồn, khuynh hướng văn học hiện thực...

Sự phân hóa này cịn là do các yếu tố của chủ thể sáng tạo như quan điểm, lý
tưởng thẩm mỹ, sở trường, cảm hứng, vốn sống, thái độ đối với xã hội, quan niệm về
mối quan hệ giữa văn học và chính trị của người cầm bút… Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự
phân chia văn học thành các bộ phận, các xu hướng có thể theo những tiêu chuẩn khác
nhau nhưng nó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có thể nhận thấy văn học thời kỳ
này đã chia thành hai bộ phận khác nhau: bộ phận phát triển công khai hợp pháp và bộ
phận không công khai, bất hợp pháp.
3.1. Bộ phận văn học không công khai, bất hợp pháp
Bộ phận văn học này đã hoạt động từ đầu thế kỷ với những nhà văn cũng là những
nhà yêu nước lớn như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh....Nhưng từ năm 1930 - 1945, bộ
phận văn học này đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với đường lối cách mạng vô sản và
các phong trào cách mạng các thời kỳ như thời kỳ Xô Viết Nghệ tĩnh (1930 - 1931),
thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông dương (1936 - 1939), thời kỳ Mặt trận Việt Minh (1941
- 1945).
Dòng văn học này thể hiện rõ quan niệm xem văn chương là vũ khí đấu tranh cách
mạng, cổ vũ, tuyên truyền, vận động cách mạng, phục vụ cho mục đích đấu tranh giải
phóng dân tộc. Cho nên nó thấm nhuần chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bị bọn thực
dân đặt ra ngồi vịng pháp luật. Tác giả của dòng văn học này là những người chiến sĩ
cách mạng, họ là những nhà văn chiến sĩ, họ sáng tác trước hết vì mục đích phục vụ
cách mạng. Chủ yếu hoạt động trong vịng bí mật nên thành tựu chủ yếu của dòng văn
học này là thơ ca và hình thức phổ biến chủ yếu là truyền miệng. Khi bị bắt vào tù,
những nhà văn chiến sĩ lại có điều kiện để sáng tác bày tỏ tấm lịng của mình và gọt
giũa văn chương nên bộ phận có giá trị nhất là bộ phận thơ ca trong tù như thơ tù của
Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu... đặc biệt là phần Xiềng xích
trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, Nhật ký trong tù của Hồ Chí MInh.

Trang 15


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945


Ths Ngô Thị Hy

3.2. Bộ phận văn học công khai, hợp pháp
Bộ phận công khai hợp pháp tuy đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền
thực dân nhưng cũng thể hiện tinh thần dân tộc và những đóng góp có ý nghĩa quyết
định đối với q trình hiện đại hóa văn học thời kỳ này.
Bộ phận văn học công khai, hợp pháp, xét về mặt khuynh hướng thẩm mỹ không
phải là thuần nhất mà nó phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau, trong đó nổi lên hai
xu hướng chính: xu hướng lãng mạn chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa. Hai xu hướng
này đã có từ trước nhưng đến giai đoạn 1930-1945 thì mới phát triển mạnh mẽ với
nhiều thành tựu nổi bật.
Thuộc xu hướng lãng mạn, vào 30 năm đầu thế kỷ đã có các tác giả văn xi như
Hoàng Ngọc Phách, tác giả Tố Tâm, Tương Phố, tác giả tập văn trữ tình Giọt lệ thu,
Đơng Hồ, tác giả tập văn trữ tình nhan đề Linh Phượng ký và các nhà thơ đóng vai trị
mở đầu cho thơ mới lãng mạn như Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Đến thời kỳ này văn học
sáng tác theo xu hướng lãng mạn đã phát triển mạnh mẽ với các cây bút văn xi trong
nhóm Tự lực văn đồn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, nhà văn Nguyễn Tuân,
tác giả tập truyện Vang bóng một thời, Thiếu quê hương....và các nhà thơ trong phong
trào Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên....
Thuộc xu hướng hiện thực, vào đầu thế kỷ cũng có dấu hiệu mở đầu với những tác
phẩm của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Pham Duy Tốn, Nguyễn Bá Học... Đến giai
đoạn này, văn học hiện thực đã đánh dấu những thành tựu nổi bật với các cây bút như
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngun Hồng, Tơ
Hồi....
Cần thấy rằng dẫu có sự phân hóa thành các xu hướng văn học khác nhau nhưng
các xu hướng này không hề có sự biệt lập với nhau mà thường tác động qua lại, có khi
chuyển hóa lẫn nhau. Có nhiều cây bút thuộc xu hướng lãng mạn nhưng lại có nhiều tác
phẩm mang đậm tính chất hiện thực (như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh...).Ngược
lại tác phẩm của một số nhà văn hiện thực (như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng

Phụng...) lại mang đặc điểm của xu hướng lãng mạn.
IV. Thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945
1. Về nội dung tư tưởng
Văn học giai đoạn 1930 -1945 kế thừa và phát huy những truyền thống tư tưởng
lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.
Nhìn chung những tư tưởng ấy trong văn học thời kỳ này đều được phát huy trên tinh
thần dân chủ sâu sắc và được mở rộng thêm nhiều khía cạnh mới mẻ và phong phú hơn.
Thể hiện tư tưởng yêu nước, các nhà văn chú ý phát hiện, khám phá vẻ đẹp của
thiên nhiên đất nước, phong tục, xã hội Việt Nam, diện mạo, tâm hồn con người Việt
Nam. Tình yêu tiếng Việt cũng là một biểu hiện của tấm lòng yêu nước của các cây bút
thuộc bộ phận văn học công khai. Chưa bao giờ tiếng Việt lại được khai thác, mài giũa,
bồi đắp một cách có ý thức như thời kỳ này. Ở bộ phận văn học bất hợp pháp, lòng yêu
nước được thể hiện sâu sắc bằng hành động cứu nước. Điều đặc biệt là hành động cứu
nước giải phóng dân tộc gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, điều này đã làm nên
một nội dung mới mẻ của tư tưởng yêu nước trong văn học cách mạng giai đoạn 1930 1945.
Chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong các xu hướng văn học ở cả bộ phận văn học
công khai và khơng cơng khai nhưng nó lại có những biểu hiện khác nhau. Nhìn chung

Trang 16


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

các nhà văn đều hướng tới những con người bình thường, hướng tới những người lao
động, những số phận đau khổ trong xã hội bằng một tấm lịng cảm thơng, một trái tim
nhân hậu. Nhưng nếu các nhà văn lãng mạn, đặc biệt là các tác giả của nhóm Tự lực văn
đoàn quan tâm đến việc lên án lễ giáo phong kiến hủ bại, đấu tranh cho tình yêu tự do,
cho hạnh phúc cá nhân của con người thì các nhà văn hiện thực lại đi sâu vào nỗi khổ

cùng cực của con người, đặc biệt là người nông dân, dân nghèo thành thị, người trí thức
nghèo..., phát hiện và tỏ ra yêu thương, quý trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, đồng
thời thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước tình trạng những kiếp người ấy phải sống mịn
mỏi, vơ nghĩa, quẩn quanh, bế tắc trong một xã hội đói nghèo, tăm tối. Trong khi đó
bằng nhãn quan cách mạng, các nhà văn thuộc bộ phận văn học bất hợp pháp thì lại
nhận thức sâu sắc khả năng tự giải phóng của con người để tự tìm lấy hạnh phúc tương
lai cho họ. Điều này thể hiện rõ trong các sáng tác của Tố Hữu, Hồ Chí Minh...
Trong văn học thời kỳ này, chủ nghĩa anh hùng cũng được phát huy trên tinh thần
dân chủ sâu sắc. Tư tưởng này thể hiện rõ ở bộ phận văn học bất hợp pháp trong việc
xây dựng hình tượng người anh hùng. Đó là những người chiến sĩ xuất thân từ giai cấp
cần lao đứng lên đấu tranh nhằm lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc.
Họ có những phẩm chất của những người anh hùng xả thân vì nước với tấm lịng u
nước nồng nàn, một ý chí căm thù giặc, một tinh thần kiên cường bất khuất và một tư
thế ung dung tự chủ, một tinh thần lạc quan chiến thắng. Ở bộ phận này, chủ nghĩa anh
hùng được phát hiện như là một phẩm chất phổ biến ở những người cách mạng.
2. Về thành tựu nổi bật của cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc
Trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc tiến hành từ đầu thế kỷ thì có thể nói
giai đoạn 1930 -1945 là giai đoạn nền văn học đã thực sự hiện đại từ nội dung đến hình
thức. Tồn bộ hệ thống các thể loại và ngôn ngữ văn học đều được đổi mới. Những thể
loại được đổi mới sâu sắc nhất và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất là thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn. Một số thể ký như phóng sự, tùy bút, bút ký tuy đã xuất hiện trước
đó nhưng đến giai đoạn 1930 -1945 mới phát triển mạnh mẽ và đã đạt nhiều thành tựu
với những cây bút nổi tiếng như Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng
ở thể loại phóng sự, Nguyễn Tuân ở thể loại tùy bút...Giai đoạn này cũng đánh dấu sự
hình thành và phát triển của một thể văn mới: phê bình văn học. Hàng loạt những cây
bút phê bình văn học chuyên nghiệp đã khẳng định được mình qua những tác phẩm phê
bình có giá trị như Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933), Hoài Thanh với Thi
nhân Việt Nam (1941), Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại (1942-1943).....
Nghệ thuật sân khấu ngồi những loại hình truyền thống như tuồng, chèo cịn hình
thành một loại hình sân khấu du nhập từ phương Tây, đó là kịch nói. Sự ra đời của kịch

nói là một thành tựu đáng kể của văn học thời kỳ này tuy rằng số lượng tác phẩm chưa
nhiều và chất lượng chưa cao. Nổi trội là các tác phẩm Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Vũ
Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Ngã ba của Đoàn Phú Tứ...
Như vậy có thể thấy rằng chặng đường văn học thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm
1945 tuy chưa đầy nửa thế kỷ nhưng đã ghi nhận những chuyển biến mau lẹ về mọi mặt
của nền văn học trong đó phải kể đến sự phát triển và hoàn thiện hệ thống thể loại, đặc
biệt là ở giai đoạn 1930 - 1945. Các thể loại văn học cho đến 1945, thời điểm hồn tất
giai đoạn đầu tiên của q trình hiện đại hóa nền văn học, đã đạt đến chỗ phát triển hoàn
chỉnh, hệ thống theo hướng hiện đại. Sự phát triển của hệ thống thể loại đã chứng tỏ sức
sống và sự phát triển mạnh mẽ của cả nền văn học, đặc biệt là nó cũng góp phần chuẩn
bị những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thể loại văn học hiện đại thời kỳ
sau.

Trang 17


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

Cùng với sự phát triển của hệ thống thể loại, ngôn ngữ văn học cũng phát triển
mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Lối văn biền ngẫu với nhiều điển cố, điển tích và chữ
Hán ngày càng tỏ ra lạc lõng. Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã mang đến cho văn xuôi
sự đổi mới rõ rệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn xuôi trở nên sáng sủa, giản dị hơn. Tuy
nhiên ngơn ngữ Tự lực văn đồn vẫn cịn nhiều hạn chế do sự trau chuốt, kiểu cách cho
nên còn xa lạ với đời sống. Các nhà văn hiện thực đã có cơng lớn trong việc mang đến
cho ngơn ngữ văn học hơi thở của cuộc sống đời thường gần gũi với đời sống. Ngôn
ngữ trong văn chương hiện đại đã có khả năng diễn tả mọi hiện tượng của đời sống, của
thiên nhiên và mọi diễn biến tinh vi của tâm hồn con người. Nhiều cây bút tài năng đã
đóng góp rất nhiều trong việc đưa ngơn ngữ văn học phát triển đển đỉnh cao hiện đại

như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nam Cao...
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Phân tích
một đặc điểm mà anh, chị cho là quan trọng nhất.
2. Những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa
anh hùng thể hiện trong các xu hướng văn học (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực
phê phán, và văn học cách mạng)
3. Sự phát triển của thơ và tiểu thuyết, truyện ngắn trong tiến trình hiện đại hóa
văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, từ đó khẳng định sự phát triển vượt bậc của các
thể loại này trong giai đoạn 1930-1945.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Bộ Giáo dục đào tạo. 2007. Sách giáo khoa lớp 11. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo
dục.
Đọc bài khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
2. Mã Giang Lân. 2000. Q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945.
Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
Đọc chương 1, bài của Mã Giang Lân (từ trang 9 đến trang 64)
3. Nguyễn Đăng Mạnh. 2000. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945.
Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH Quốc gia.
Đọc bài Khái quát về lịch sử Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 (từ trang 10
đến trang 27), phần Phụ lục (từ trang 148 đến trang 167)
4. Phan Cự Đệ và nhiều tác giả. 2000. Giáo trình Văn học Việt Nam (1900 -1945).
Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục .
Đọc chương X (từ trang 303 đến trang 342)
5. Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên). 2007. Giáo trình Văn
học Việt Nam hiện đại tập 1 (từ đầu thế kỷ XX đến 1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
sư phạm. Đọc chương 1 (từ trang 9 đến trang 26).

Trang 18



Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

CHƯƠNG II: BỘ PHẬN VĂN HỌC HỢP PHÁP
KHÁI QUÁT VỀ XU HƯỚNG VĂN HỌC LÃNG MẠN 1930 -1945
WX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN

1. Mục tiêu cần đạt: Sinh viên cần nắm được:
- Tính tương đối trong việc phân chia các xu hướng văn học (đặc biệt là văn học
lãng mạn và văn học hiện thực) ở giai đoạn 1930 -1945, một giai đoạn lịch sử hết sức
phức tạp.
- Khái niệm, đặc trưng chung của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học (khuynh
hướng thẩm mỹ, đề tài ưa thích, thể loại, thủ pháp…)
- Diễn biến của xu hướng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945.
2. Nhiệm vụ của sinh viên
Đọc kỹ giáo trình và các tài liệu tham khảo cần thiết (đã được giới thiệu) để tìm
hiểu các vấn đề cơ bản của bài học. Cụ thể:
- Liên hệ sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn ở Châu Âu cuối thế kỷ XVIII, nửa
đầu thế kỷ XIX (Cơ sở xã hội, tiền đề văn học), tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa lãng
mạn Việt Nam để thấy được điểm tương đồng và khác biệt làm nên đặc trưng của văn
học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945.
- Văn học lãng mạn lấy việc khẳng định cái tôi cá nhân làm cảm hứng sáng tạo.
Tìm hiểu đặc điểm của cái tơi trong văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945.
- Trên cơ sở đối chiếu với đặc trưng nghệ thuật của văn học trung đại, tìm hiểu đặc
trưng nghệ thuật của văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945.
- Tìm hiểu những đóng góp và hạn chế của trào lưu văn học lãng mạn 1930 1945.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Khái niệm về chủ nghĩa lãng mạn
1. Về sự phân chia chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học
Trong văn học, lãng mạn và hiện thực là hai khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ
khác nhau đáp ứng những nhu cầu khác nhau của tâm hồn con người. Có khi trong một
nền văn học, các khuynh hướng cảm hứng này phát triển thành những trào lưu văn học
lớn với nhiều thành tựu nổi bật. Thế kỷ XIX ở phương Tây, đặc biệt là ở Pháp đã chứng
kiến sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu văn học lãng mạn với các tên tuổi như A.de
Musset, Victor Hugo... và trào lưu văn học hiện thực với các cây bút nổi tiếng như
Stendhal, Gustave Flaubert, Honoré de Balzac....Trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930
-1945 cũng hình thành hai trào lưu văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực là hai trào lưu văn học lớn có nhiều
đặc điểm khác biệt. Nếu chủ nghĩa lãng mạn có hứng thú trong việc khẳng định cái tơi
cá nhân đầy tình cảm, cảm xúc hướng về những khát vọng, những ước mơ, một cái tơi
khơng chịu sự kềm chế của lý trí mà bng theo cảm xúc và trí tưởng tượng phóng túng
thì chủ nghĩa hiện thực lại khát khao phát hiện chân lý khách quan trong việc đi sâu vào
bản chất cuộc sống để tìm ra qui luật của nó. Cho nên chủ nghĩa lãng mạn thì giàu chất

Trang 19


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

trữ tình và mang đậm màu sắc chủ quan cịn chủ nghĩa hiện thực lại mang tính chất
khách quan trong sự phản ánh.
Tuy có sự khác biệt như thế nhưng hai khuynh hướng này không đối lập tuyệt đối
mà luôn diễn ra q trình chuyển hóa, ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vì đó là những phương
diện khác nhau của cảm hứng và nó có thể xuất hiện trong cùng một tâm hồn nghệ sĩ.
Ngay trong một nhà văn, có thể trong tình huống này, tâm trạng này thì viết theo cảm

hứng hiện thực, nhưng trong tình huống khác, tâm trạng khác lại viết theo cảm hứng
lãng mạn. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng được xem là những nhà văn hiện thực
xuất sắc nhưng cũng có những tác phẩm được viết theo cảm hứng lãng mạn (như Dứt
tình của Vũ Trọng Phụng, Tắt lửa lịng của Nguyễn Cơng Hoan). Các nhà văn Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh thì lại rất khó xác định dứt khoát là nhà văn hiện thực hay
lãng mạn vì những tác phẩm của họ chứa đựng yếu tố hiện thực nhưng lại mang đậm
màu sắc lãng mạn. Ngay cả trong một tác phẩm có khi cũng chứa đựng cả hai khuynh
hướng đó. Ở những tác phẩm lãng mạn của Khái Hưng, Nhất Linh (Đoạn tuyệt, Nửa
chừng xuân) đã có những chương và có nhân vật được thể hiện bằng bút pháp của chủ
nghĩa hiện thực. Ở tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, nhân vật ông già Hải Vân
thì lại rõ ràng được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn.
Như vậy việc sắp xếp các nhà văn trong xu hướng văn học nào có thể là căn cứ
vào sở trường, khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ nổi trội ở nhà văn đó để tạo thành
những tác phẩm thành công. Sở trường và quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao ... là quan sát, mổ xẻ hiện thực và phủ nhận, vạch trần cái
xấu, cái ác… Tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu…thể hiện
cảm quan hiện thực nhưng khuynh hướng bộc lộ những rung cảm sâu sắc về vẻ đẹp thi
vị của cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn con người lại là phần đậm nét nên tác phẩm
của họ căn bản vẫn nghiêng về khuynh hướng lãng mạn.
Cũng cần lưu ý rằng hai xu hướng văn học lãng mạn hay hiện thực khơng có sự
đối lập nhau về giá trị. Ở xu hướng nào cũng đều có những cây bút tài năng và những
thành tựu nổi bật.
2. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học lớn đã phát triển ở phương Tây vào
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở nhiều nước.
Chủ nghĩa lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ coi trọng cảm hứng chủ đạo
trong việc khẳng định cái tơi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí
tưởng tượng ra khỏi sự trói buộc của lý trí. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao tính tích cực
sáng tạo của người nghệ sĩ nên nó phản ứng với tính duy lý và những qui phạm chặt chẽ
của chủ nghĩa cổ điển vì điều này ảnh hưởng đến cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Hướng tới mục tiêu khẳng định cái tôi cá nhân nên văn học lãng mạn thường có vai trị
quan trọng, đi đầu trong cơng cuộc hiện đại hóa văn học các dân tộc.
Đối lập với tính chất duy lý, phản ứng lại sự trói buộc của lý trí nên cái tơi trong
chủ nghĩa lãng mạn u thích tự do, có hứng thú muốn phơi bày cảm xúc mãnh liệt
trong đời sống nội tâm, muốn bộc lộ những tình cảm đắm say, sơi nổi, phóng túng đối
với cuộc đời. Cho nên đi vào những tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, người đọc sẽ
cảm nhận được những cảm xúc, những suy tư của cái tôi cá nhân được phơi trải đầy đủ,
thành thực. Chủ nghĩa lãng mạn vì thế thường tìm đến những đề tài thích hợp như thiên
nhiên, tơn giáo, tình u. Để thể hiện cái tơi cá nhân, các nhà văn xem thiên nhiên là
người bạn tâm tình đáng tin cậy. Họ miêu tả thiên nhiên đồng thời qua đó để gửi gắm

Trang 20


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

tâm trạng nỗi niềm cho nên thiên nhiên được miêu tả thường là những cảnh vật mênh
mông vô tận, tuy đẹp, thơ mộng nhưng đượm buồn dễ gợi nỗi niềm cơ đơn, âu sầu vì nó
phù hợp với tâm trạng. Tôn giáo cũng là một mảnh đất lý tưởng để các tâm hồn lãng
mạn đắm chìm trong đó mà qn đi thực tại. Đó cũng là nơi cái tơi cá nhân có thể giãi
bày tâm sự thầm kín nhất hay những ước vọng cao cả mơ hồ.
Các nhà văn lãng mạn cũng thường tìm đến đề tài tình yêu để trốn tránh thực tế xã
hội. Tình yêu là một tình cảm đặc biệt đắm say mãnh liệt và cũng có nhiều bí ẩn nên
hầu hết các nhà văn lãng mạn đều viết về tình yêu. Nhưng tình yêu trong văn thơ lãng
mạn thường là tình yêu tan vỡ, tình yêu khơng thỏa kiểu như:
Anh đi đường anh, tơi đường tơi
Tình nghĩa đơi ta có thế thơi
(Giây phút chạnh lịng - Thế Lữ)

Hay: Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề,
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
(Ngập ngừng - Hồ Dzếnh)
Cho nên tình yêu trong văn học lãng mạn thường là những cảnh “Nửa chừng
xuân", là “Lỡ bước sang ngang", là “Xa cách"...
Khao khát khẳng định cái tôi chủ quan, đắm mình trong mộng tưởng, chủ nghĩa
lãng mạn cũng thích nói về những gì khác thường, có tính cá biệt, ngoại lệ, thích cảnh
xứ lạ phương xa, thích đi vào lịch sử xa xưa, thích truyện đường rừng, truyện ma quỷ
rùng rợn. Đây cũng là những đề tài quen thuộc được các cây bút lãng mạn Việt Nam
giai đoạn này chú ý.
Khác các nhà văn hiện thực, các nhà văn lãng mạn thể hiện quan điểm thẩm mỹ
riêng. Tâm hồn các nhà văn dễ rung cảm với những vẻ đẹp thi vị của cuộc sống. Họ có
khát vọng vượt khỏi giới hạn của cái hiện tồn để vươn tới cõi vơ hạn có tính lý tưởng vì
thế họ thường xây dựng nhân vật theo khuynh hướng lý tưởng để thể hiện khát vọng của
mình. Đặc biệt các nhà văn lãng mạn coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mỹ
cho nên văn học lãng mạn nhiều nước thường thấm đượm nỗi buồn. Điều này đã chi
phối quan niệm và việc sáng tạo của các nhà văn giúp ta hiểu vì sao trong văn học lãng
mạn thường có nỗi đau vì tình yêu tan vỡ, vì chuyện biệt ly, về cái chết…
Chủ nghĩa lãng mạn do những đặc điểm về nội dung, khuynh hướng thẩm mỹ trên
nên nó thường tìm đến những hình thức thể hiện phù hợp, đặc biệt là nó sử dụng rộng
rãi các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, văn tâm tình, tiểu thuyết, tự truyện, tùy bút...
Chủ nghĩa lãng mạn có hứng thú trong việc phát hiện những hình ảnh, những tính cách
khác thường, ngoại lệ được thể hiện bằng những ngôn từ giàu tính biểu cảm, kích thích
mạnh vào các giác quan. Nó sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để gây ấn tượng như đối
lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp và cái thô kệch, cái cao cả và cái thấp hèn...
Văn học lãng mạn phản ứng với những qui phạm, mực thước của văn chương cổ điển
nên nó khơng hồn tồn đi theo những luật lệ, những cơng thức cũ mà đã tìm cách thể
hiện mới trong khi phản ánh cuộc sống và đã đóng góp nhiều cho sự đổi mới rõ rệt của
văn học.
II. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đọan 1930-1945

1. Những tiền đề lịch sử - xã hội - văn hóa dẫn đến sự xuất hiện của chủ
nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Trang 21


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

Trước 1930, trong văn học đã xuất hiện những mầm mống của chủ nghĩa lãng mạn
nhưng phải đến giai đoạn 1930 -1945, chủ nghĩa lãng mạn mới thực sự phát triển thành
một trào lưu do sự tác động của những yếu tố lịch sử, xã hội, văn hóa cụ thể.
Trước hết phải kể đến ảnh hưởng của sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây trong
xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng làm thay đổi thị hiếu thẩm
mỹ của lớp công chúng văn học mới và tác động đến những người trực tiếp cầm bút.
Đây cũng là tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn. Lớp công
chúng văn học từ những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội, chủ yếu là lớp thanh niên
tiểu tư sản thành thị bắt đầu quen dần với lối sống, điều kiện vật chất và sinh hoạt của
xã hội hiện đại. Khi tiếp xúc với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học lãng mạn
phương Tây, cảm xúc, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ của họ cũng thay đổi. Họ địi hỏi phải
có sự đáp ứng của nền văn học mới để phù hợp với nhu cầu tinh thần của họ. Hoài
Thanh, trong quyển Thi nhân Việt Nam, đã có những nhận xét xác đáng:
“Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ,
ơ tơ, xe lửa, xe đạp...Cịn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật
chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ
hẽm cuộc sống cũng không cịn giữ ngun hình ngày trước. Một cây đinh cũng
mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, vũ trụ và có
ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đơng...” (Hồi Thanh – Hoài
Chân, 2006: trang 20)

và tác giả Thi nhân Việt Nam đã đi tới chỗ khẳng định:
“Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không thể vui cái
vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét, giận hờn, nhất nhất như ngày
trước” (Hoài Thanh – Hoài Chân, 2006: trang 21)
Văn học phương Tây đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc tới người cầm bút. Đó là lớp trí
thức Tây học trẻ tuổi, ít vương vấn tư tưởng mỹ học cổ điển và ít chịu ảnh hưởng thi
pháp trung đại, lớn lên trong môi trường sinh hoạt thành thị, thấm nhuần văn hóa, văn
học phương Tây hiện đại trong đó có văn học lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn phù hợp
để giới trí thức Tây học gửi gắm tâm trạng nỗi niềm cùng những mộng tưởng, khát khao
của cái tơi cá nhân trong hồn cảnh xã hội đương thời. Thêm nữa, những địi hỏi của lớp
cơng chúng văn học trong đời sống văn học bấy giờ đã góp phần thúc đẩy cảm hứng
sáng tạo của người cầm bút.
Tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự ra
đời và phát triển của văn học lãng mạn. Cuộc khủng bố có qui mơ tồn quốc của thực
dân Pháp sau cao trào Xô Viết Nghệ đã tạo nên một khơng khí hoang mang lo sợ trong
tầng lớp thanh niên trí thức thành thị. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn vì phải
gánh chịu những hậu quả và ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 -1933. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ bị phủ trùm bởi một bầu khơng khí căng
thẳng, u ám, nhiều thanh niên trí thức trở nên bi quan, bế tắc. Để xoa dịu tình hình căng
thẳng đồng thời để ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên, bọn thực dân đã dấy lên nhiều
phong trào và hoạt động như phong trào Âu hóa, phong trào phục cổ, thể dục thể thao,
“vui vẻ trẻ trung”…Văn học lãng mạn cũng được chúng ủng hộ vì góp phần làm cho
thanh niên đắm chìm trong mơ mộng, thốt ly thực tế.
Những yếu tố về mặt lịch sử, xã hội, văn hoá, sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của
người đọc, khát khao muốn khẳng định ý thức cá nhân của người cầm bút và việc giao
lưu văn hóa với phương Tây là những tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời của văn học

Trang 22



Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

lãng mạn như một yêu cầu tất yếu trong lịch sử văn học.
Mặt khác chủ nghĩa lãng mạn ra đời còn như là một sự phản ứng với những qui
phạm ước lệ quá chặt chẽ của văn học trung đại. Người cầm bút cảm thấy cần phải giải
phóng cái tơi khỏi sự trói buộc của ý thức cộng đồng để tự do thể hiện bản ngã của
mình. Họ cũng muốn thoát khỏi mọi ràng buộc của những qui tắc cứng nhắc vì nó kềm
hãm cá tính sáng tạo của người cầm bút. Vì lẽ đó chúng ta hiểu vì sao văn học lãng mạn
1930 – 1945 đi đầu trong sự đổi mới nền văn học theo hướng hiện đại hóa.
2. Vài nét về sự hình thành và phát triển của văn học lãng mạn Việt Nam
1930 -1945
Ở giai đoạn 1930 -1945 văn học lãng mạn Việt Nam đã xuất hiện và phát triển
mạnh mẽ thành một trào lưu với đầy đủ những đặc trưng của nó trên tất cả các thể loại.
Sự phát triển của trào lưu văn học lãng mạn đã có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước. Từ
đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa lãng mạn đã thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng của nó
trong những tác phẩm thơ văn xuất hiện thời kỳ này. Có thể kể đến thơ Đoàn Như
Khuê, Trần Tuấn Khải và tiêu biểu nhất là thơ Tản Đà. Tản Đà đã thể hiện rõ rệt trong
thơ văn của mình cái tơi lãng mạn, một cái tôi tràn đầy cảm xúc và phóng túng, một cái
tơi đa tình, đa cảm với những nỗi buồn man mác, nỗi sầu chán, cái tôi đầy mộng và
ngơng đã tạo nên những tác phẩm Khối tình con, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn...Tính
chất lãng mạn của thơ ca Tản Đà đã góp phần phá vỡ lề lối của thi ca xưa vì đã thể hiện
được cái tôi cá thể mà văn học trung đại đã không nói tới. Nhưng cái tơi Tản Đà khơng
đủ sức vẫy vùng ra khỏi các luật lệ của thơ cũ để sáng tạo nên các thể thơ mới hiện đại.
Nó phải tìm cách tự biểu hiện ở những thể thơ cổ nhưng thuộc loại tự do hơn như thể
hát nói, thể lục bát, lối từ khúc… Thề non nước, Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng... là những
bài thơ viết theo thể thơ lục bát, Hỏi gió theo thể hát nói, Tống biệt thì theo lối từ khúc
cổ....Có thể nói Tản Đà là người mở đầu xu hướng lãng mạn trong thơ ca Việt Nam hiện
đại, là cái gạch nối của hai thế kỷ thơ ca cũ và mới, là trung gian giữa hai cao trào thơ

cổ và hiện đại. Thực sự Tản Đà đã “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hịa nhạc
tân kỳ đương sắp sửa” (Hồi Thanh - Hồi Chân, 2006: trang 16). Ở văn xi có những
tác phẩm đã mang đặc điểm của văn học lãng mạn như Linh Phượng ký của Đông Hồ,
Giọt lệ thu của Tương Phố, đặc biệt là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Hồng Ngọc
Phách có thể xem là người đầu tiên đã đưa vào văn học nước ta một mối tình mãnh liệt
đắm say của một đôi trai gái thời hiện đại với những trang phân tích tâm lý sắc sảo diễn
tả những qui luật phức tạp của tình yêu một cách mới mẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên ông
chưa đoạn tuyệt hẳn với những giáo điều của nho gia về trung hiếu tiết nghĩa, tứ đức
tam tòng. Tác phẩm chịu ảnh hưởng văn chương hiện đại phương Tây nhưng đôi khi
vẫn còn sử dụng lối văn biền ngẫu với những hình ảnh của văn chương cổ, thỉnh thoảng
lại chen vào những câu văn lâm ly mùi mẫn. Tố Tâm đã thể hiện nhiều điểm mới trong
nghệ thuật tiểu thuyết chuẩn bị cho sự ra đời và hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại.
Đến giai đoạn 1930 -1945 chủ nghĩa lãng mạn đã phát triển mạnh mẽ ở các thể
loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, tùy bút… với những sự kiện nổi bật như
phong trào Thơ mới, sự ra đời hàng loạt tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn... Các
tác giả là những cây bút Tây học trẻ tuổi chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây đã
thể hiện rõ rệt và sâu sắc cái tôi cá nhân của người cầm bút. Văn học lãng mạn lúc này
đã thực sự thể hiện rõ đặc trưng của nó và với những thành tựu nổi bật, xu hướng văn
học này đã góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học lên một bước mới.
3. Đặc điểm của văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945

Trang 23


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

3.1. Cảm hứng sáng tạo của văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945 gắn liền

với việc khẳng định cái tôi cá nhân của người cầm bút
Trước kia trong văn học hầu như chỉ có cái “ta” của cộng đồng, cái tơi cá nhân cá
thể đã bị chìm lấp giữa cái Ta chung ấy nên đã khơng có điều kiện tự ý thức. Đến giai
đoạn này với chủ nghĩa lãng mạn, cái tôi cá nhân lần đầu tiên đã hiện diện với nhiều sắc
điệu phong phú và cũng lần đầu tiên trong văn học Việt Nam đã có cái tơi cá thể hóa
trong cách cảm thụ thế giới, thiên nhiên và trong sáng tạo nghệ thuật. Văn học lãng mạn
đã khẳng định cái tơi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống và một chủ thể sáng tạo
độc đáo trong nghệ thuật. Đây chính là một đóng góp quan trọng của văn học lãng mạn
trong việc đổi mới nền văn học. Được giải phóng khỏi cái Ta, cái tơi của chủ thể sáng
tạo đã có điều kiện để tự thể hiện mình trong cách nhìn nhận cuộc sống và biểu hiện
những cảm xúc, tâm trạng bằng những cách riêng không bị ràng buộc bởi những ước lệ,
công thức như văn chương cổ. Vì vậy giai đoạn này đã hình thành và nở rộ những
phong cách nghệ thuật độc đáo cả trong thơ và văn xuôi. Nhận xét về điều này trong
lĩnh vực thơ, Hồi Thanh đã nhận định:
“Tơi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu” (Hoài Thanh – Hồi Chân, 2006: trang 38)
Trong văn xi, văn học lãng mạn Việt Nam cũng có nhiều phong cách độc đáo
như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... Mỗi nhà văn đã tìm cho mình
một lối đi riêng trong cách sáng tạo: Thạch Lam tinh tế với những trang văn đi sâu vào
thế giới nội tâm của nhân vật, Nguyễn Tuân với cái tôi tài hoa và khinh bạc, thích “xê
dịch" cứ mải miết đi tìm cái đẹp của cuộc đời, Hồ Dzếnh tìm về “Chân trời cũ” với nỗi
niềm riêng và sự trăn trở giữa đôi bờ xứ sở....
Nhìn chung cái tơi lãng mạn đã thể hiện bản ngã của người nghệ sĩ thuộc tầng lớp
trí thức. Họ có tấm lịng đối với q hương đất nước nhưng bất lực trước thực tại xã hội.
Họ chỉ biết tỏ thái độ bất mãn, bất hòa với chủ nghĩa thực dân tàn bạo, hống hách và
những tập tục phong kiến lạc hậu. Họ gửi gắm tấm lòng của họ vào tình yêu tiếng Việt,

vào những vần thơ, câu văn ca ngợi thiên nhiên quê hương đất nước, con người Việt
Nam. Bất lực và bế tắc trước cuộc sống, họ chỉ cịn biết đào sâu vào cái tơi cá nhân và
đắm mình trong những lối thốt mà họ nghĩ có thể giúp họ trốn tránh thực tại. Tìm cách
thốt khỏi thực tại nhưng họ không chối bỏ cuộc sống mà chỉ muốn trốn thoát điều kiện
xã hội ngột ngạt - xã hội thực dân nửa phong kiến - bằng cách đi vào mộng tưởng, đắm
mình vào thế giới nội tâm, tìm về q khứ hay thốt lên tiên... Thiên nhiên, tơn giáo,
tình yêu cũng là những mảnh đất lý tưởng mà họ đã tìm tới. Thế Lữ thốt lên tiên, Xn
Diệu, Huy Cận tìm đến tình yêu, Thâm Tâm với giấc mộng lên đường làm khách chinh
phu... Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đồn thì chống lại xã hội theo cách riêng của
mình. Họ đắm mình vào thế giới tình u, đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, địi giải
phóng cá nhân, đề cao tình u và hơn nhân tự do...
Tuy nhiên dù muốn trốn tránh nhưng khơng lối thốt nào có thể giúp người nghệ
sĩ quên đi thực tại. Mang nhiều lý tưởng và ước mơ đẹp về cuộc đời nhưng khi bắt gặp
thực tại đen tối, cá nhân đã khơng có điều kiện để tự do phát triển nên cái tôi bỗng thấy
hụt hẫng và rơi vào nỗi buồn chán, cơ đơn. Có thể nói buồn và cảm giác cô đơn là một
đặc điểm của văn học lãng mạn. Đây cũng là một đặc điểm thường thấy trong văn học

Trang 24


Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945

Ths Ngô Thị Hy

lãng mạn nhiều nước, là một căn bệnh phổ biến và được coi là một tình cảm đẹp. Alfred
de Musset, một nhà thơ lãng mạn Pháp đã từng viết: “Tuyệt vọng nhất lại là những tiếng
hát đẹp nhất". Trong hoàn cảnh thuộc địa như ở Việt Nam trước cách mạng, cái buồn
càng đậm và nó đã trở thành lý tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn:
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng

(Một mùa đơng – Lưu Trọng Lư)
Nỗi buồn ấy có ngun nhân từ thân phận, nỗi đau của người dân mất nước. Con
người mang nặng những lý tưởng, ước mơ cao đẹp về cuộc đời nhưng trong xã hội thực
dân tàn bạo, ước mơ vẫn chỉ là ước mơ còn thực tế lại đẩy con người vào một hồn cảnh
bế tắc:
Tơi chỉ là người mơ ước thôi
Là người mơ ước hão, than ôi....
(Bên sông đưa khách - Thế Lữ)
Càng buồn chán, con người càng đào sâu vào cái tôi cá nhân đắm mình trong sầu
mộng để rồi càng cảm nhận rõ hơn nỗi bơ vơ, cơ đơn, lạnh lẽo, như Hồi Thanh đã nhận
xét:
“Đời chúng ta nằm trong vịng chữ tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng
đi sâu càng lạnh..."( Hoài Thanh – Hoài Chân, 2006: trang 62)
3.2. Nguyên tắc tiếp cận và khám phá cuộc sống của văn học lãng mạn 1930
-1945 mang đậm tính chủ quan
Việc phân chia văn học lãng mạn và văn học hiện thực chỉ có tính chất tương đối,
khơng có sự tách bạch tuyệt đối ở hai kiểu sáng tác này. Tuy nhiên xét về đại thể văn
học lãng mạn và hiện thực có sự khác biệt khá rõ. Nếu văn học hiện thực tái hiện đời
sống trong tính khách quan, khơng tơ vẽ thì văn học lãng mạn lại thiên về việc tái tạo
đời sống bằng một cái nhìn chủ quan. Cách khám phá cuộc sống trong tính chủ quan đã
ảnh hưởng, chi phối đến nhiều yếu tố như việc miêu tả, lý giải cuộc sống, xây dựng hình
tượng nhân vật…
Đối với các hiện tượng đời sống, các nhà văn lãng mạn thường có cái nhìn và cách
lý giải với thái độ chủ quan. Có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm của nhiều nhà
văn. Nhóm Tự lực văn đoàn khi đặt ra và giải quyết những vấn đề xã hội trong những
tiểu thuyết luận đề của mình, họ đã bộc lộ rõ thái độ chủ quan nên nhiều khi những giải
pháp mà họ đưa ra không phù hợp với thực tế, nhất là vấn đề cải cách xã hội.
Quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ - một phương diện chủ quan của mỗi cá nhân các
nhà văn lãng mạn – cũng được bộc lộ rõ trong sáng tác và chi phối việc xây dựng thế
giới nghệ thuật của họ.

Khác với các nhà văn hiện thực (Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công
Hoan…) khi xây dựng nhân vật thường chú ý đến mối quan hệ giữa tính cách và hồn
cảnh, các nhà văn lãng mạn thường ít chú ý đến mối quan hệ này. Nhân vật trong các
tác phẩm lãng mạn thường được xây dựng để thể hiện lý tưởng thẩm mỹ và quan niệm
chủ quan của nhà văn nên thường mang tính cá biệt nhiều khi trở nên phi thường, tuy
cũng có cá tính nhưng ít có ý nghĩa phổ biến. Khát vọng muốn vượt thoát khỏi những
cái hiện tồn để vươn lên cõi vơ hạn mang tính lý tưởng đã chi phối việc xây dựng nhân

Trang 25


×