Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Văn học việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN

TS. Phạm Thanh Hùng

VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

AN GIANG - 2008


TS.Phạm Thanh Hùng

VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
(DÙNG CHO SINH VIÊN NGỮ VĂN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM)

LƯU HÀNH NỘI BỘ


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Lời nói đầu

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một trong
hai giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của lịch sử văn học dân tộc tính đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945.
Tài liệu này được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên Đại


học và Cao đẳng bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang.
Bạn đọc ngoài chuyên ngành cũng có thể đọc để tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn
học Việt Nam thời kì trung đại.
Nội dung gồm hai phần và mười chương:
PHẦN THỨ NHẤT:
Chương I: Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
PHẦN THỨ HAI:
Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu
Chương II: Chinh phụ ngâm
Chương III: Cung ốn ngâm khúc
Chương IV: Hồng Lê nhất thống chí
Chương V: Hồ Xuân Hương
Chương VI: Nguyễn Du và Truyện Kiều
Chương VII: Truyện Nôm
Chương VIII: Nguyễn Công Trứ
Chương IX: Cao Bá Quát
Chương X: Tuồng
Sau cùng là Thư mục tham khảo và Mục lục.
Từ lâu, văn học giai đoạn này đã có giáo trình của một số trường đại học.
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới từ
những cơng trình nghiên cứu gần đây và nhìn nhận những vấn đề văn học trên quan
điểm cởi mở hơn, phù hợp với xu hướng nghiên cứu hiện nay đối với di sản văn học
của tiền nhân.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí đồng nghiệp, sinh viên
và bạn đọc gần xa.

TÁC GIẢ

5


)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN TỪ NỬA CUỐI TK XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU TK XIX

MUÏC LUÏC
PHẦN THỨ NHẤT

Trang

Chương I: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ
KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1.Diện mạo Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
1.1. Lực lượng sáng tác, công chúng văn học,...
1.2. Hai bộ phận văn học.

7
7
8

1.3. Văn học sân khấu.

11

1.4. Tình hình sáng tác và cơ cấu các thành phần...

12


2. Đặc trưng cơ bản có tính lịch sử chi phối sự phát triển của
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

12

3. Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế
kỉ XIX và sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.

16

3.1. Phê phán những thế lực phong kiến...

17

3.2. Giải phóng tình cảm con người, vấn đề trung tâm...

21

4. Vấn đề khái quát hoá nghệ thuật trong Văn học Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

26

4.1. Đề cao nhận thức cuộc sống và phản ánh...

26

4.2. Tính chất cao q; tính chất qui phạm, cơng thức;...


28

PHẦN THỨ HAI
NHỮNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Chương II: CHINH PHỤ NGÂM
1. Đề tài, hoàn cảnh sáng tác, tác giả, dịch giả.
2. Chinh phụ ngâm: vấn đề chiến tranh và hạnh phúc...

31

2.1. Chiến tranh và hình ảnh người chinh phu.

32

2.2. Chiến tranh và tâm sự của người chinh phụ.
2.3. Thực chất cuộc chiến tranh trong Chinh phụ ngâm.

33
37

3. Nghệ thuật của Chinh phụ ngâm.
3.1. Dịch phẩm Chinh phụ ngâm - sự kết tinh...
3.2. Tính chất ước lệ, tượng trưng.
3.3. Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng.

152

30

37

37
39
41

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN TỪ NỬA CUỐI TK XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU TK XIX

Chương III: CUNG OÁN NGÂM KHÚC
1. Tác giả, đề tài, hoàn cảnh sáng tác.

44

2. Nội dung Cung oán ngâm khúc.
2.1. Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Gia Thiều.

45
46

2.2. Cuộc sống khổ đau của người cung nữ.

48

3. Nghệ thuật Cung oán ngâm khúc: sự kết tinh nghệ thuật....

51


Chương IV: HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
1. Đề tài, hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, tác giả.

55

2. Hoàng Lê nhất thống chí với qui luật suy vong và...

56

3. Nghệ thuật của Hồng Lê nhất thống chí: thành tựu nghệ thuật ...

62
62

3.1. Thể loại.
3.2. Bút pháp.

63
64

3.3. Hình tượng nhân vật.
Chương V: HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thi ca.

67

2. Nội dung thơ ca.

69
69


2.1. Lưu hương kí.

72
78

2.2. Xn Hương thi tập.
3. Phong cách thơ Nơm Hồ Xuân Hương.
Chương VI: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
1. Gia thế, cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du.

81

2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du.

84
91
91

3. Truyện Kiều, tập đại thành của văn học Việt Nam trung đại.
3.1. Lai lịch Truyện Kiều.
3.2. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

93

3.3. Điển hình hố trong Truyện Kiều.

102
106


3.4. Ngơn ngữ trong Truyện Kiều.
Chương VII: TRUYỆN NƠM
1. Truyện Nơm: một thể loại nghệ thuật đặc biệt ...

108

1.1. Vấn đề nguồn gốc truyện Nôm.

108

1.2. Truyện Nơm bình dân và truyện Nơm bác học.

153

108
110

)

113


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN TỪ NỬA CUỐI TK XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU TK XIX

2. Nội dung xã hội của truyện Nơm bình dân.
3. Đặc trưng thi pháp của truyện Nơm bình dân.
Chương VIII: NGUYỄN CƠNG TRỨ
1. Cuộc đời, sự nghiệp, thơ văn.

2. Những điểm chính trong nội dung thơ văn.

115
118

2.1. Chí nam nhi.

118

2.2. Tính chất hiện thực.

120

2.3. Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc.

122

3. Nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ.

124

Chương IX: CAO BÁ QUÁT
1. Cuộc đời, sự nghiệp thơ văn.
2. Nội dung thơ văn Cao Bá Quát.
2.1. Cao Bá Quát, một nhà thơ có bản lĩnh.

126
129
129


2.2. Cao Bá Quát và chế độ phong kiến triều Nguyễn.
2.3. Cao Bá Quát, một tâm hồn nhiều cảm thông...
3. Nghệ thuật thơ Cao Bá Quát.

132
135
137

Chương X: TUỒNG
1. Mấy vấn đề khái quát.
1.1. Tuồng, chèo đều có nguồn gốc ở nước ta.

140

1.2. Điểm qua vài nét về lịch sử phát triển.

140

2. Vấn đề trung tâm của tuồng: những truyền thống....
2.1. Thế giới tuồng phức tạp.
2.2. Những truyền thống xung quanh vấn đề ...
3. Vài nét về nghệ thuật.
3.1. Tuồng có hình thức nghệ thuật biểu hiện....
3.2. Tuồng là loại kịch hát thơ.

140
141
141
143
145


3.3. Tuồng có tuồng hài, tuồng bi.

145

3.4. Tuồng sử dụng rộng rãi biện pháp tượng trưng...

145
145

á
154

147

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

PHẦN THỨ NHẤT
Chương một: KHAÙI QUAÙT VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

ED

V


ăn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một trong
hai giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học dân tộc tính đến trước
Cách mạng tháng Tám. Giai đoạn văn học này thực sự bắt đầu với Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Côn và kết thúc với sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước
ta. Nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại đã làm nên niềm tự
hào cho đất nước, cho dân tộc, chủ yếu tập trung trong giai đoạn này. Đó là
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... và
những tác phẩm như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung ốn ngâm khúc, Hồng
Lê nhất thống chí, Sơ kính tân trang, Hoa tiên...
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ra đời trong
hoàn cảnh chế độ phong kiến đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc. Sự không
tương ứng giữa văn học và xã hội thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn, nhưng kì thực
khơng có gì mâu thuẫn. Đi sâu vào cơ cấu xã hội để nghiên cứu, nếu một mặt
người ta thấy sự phát triển không tương ứng giữa văn học với cơ sở kinh tế xã
hội, thì mặt khác, văn học lại phát triển rất tương ứng với tình hình cuộc đấu tranh
giai cấp quyết liệt, mà ưu thế nổi bật thuộc về lực lượng tiến bộ, lực lượng của
quần chúng nông dân.
1. DIỆN MẠO VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ
XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX:
1.1. Lực lượng sáng tác, công chúng văn học, điều kiện in ấn:
Trước kia, lịch sử văn học nước ta chưa từng chứng kiến một giai đoạn
văn học nào lại phát triển phong phú về số lượng và chất lượng như giai đoạn văn
học này. Điều này có ngun nhân từ lực lượng sáng tác, cơng chúng văn học,
điều kiện in ấn..lúc bấy giờ.
Về lực lượng sáng tác, không như từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, Phật giáo
đang thịnh, lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư có quan hệ mật thiết với
triều đình. Hoặc từ cuối đời Trần đến đời Lê, Nho giáo phát triển, việc học việc thi
nói chung có qui củ, nghiêm ngặt, sáng tác văn học hầu hết là của lực lượng nho
sĩ ở triều đình, nho sĩ quan liêu. Bước sang nửa cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong
kiến suy tàn, việc học việc thi không được chú trọng. Thậm chí, bọn thống trị lúc

cần tiền, chúng sẵn sàng biến thi cử thành chuyện mua bán. Mặc dù vậy, cũng
phải thấy rằng, do buông lỏng việc học việc thi mà nhiều người có điều kiện đi học
đi thi. Chính điều này đã hình thành nên một tầng lớp nho sĩ bình dân, tăng cường
cho đội ngũ sáng tác. Vốn sống của tầng lớp nho sĩ bình dân phong phú đã đành,
ngay cả những nhà văn thuộc tầng lớp trên, khi đứng trước những biến động lớn
lao của lịch sử giai đoạn này, họ cũng không thể ở yên nơi lầu son gác tía, mà
phải lăn lộn giữa cuộc sống, nếm trải những cảnh đời nghèo khổ, long đong của
quần chúng, nên vốn sống của họ cũng rất phong phú. Nguyễn Du là một trong
nhiều trường hợp như thế.
Việc học việc thi mở rộng cũng làm cho công chúng văn học thay đổi. Ở
giai đoạn này, công chúng văn học được mở rộng. Họ gồm nhiều người có học,
không những thuộc tầng lớp trên, mà cả tầng lớp trung và dưới. Thông qua tầng

7

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

lớp trung và dưới này, công chúng văn học - chủ yếu là công chúng của bộ phận
văn học chữ Nôm - mở rộng đến đông đảo quần chúng. Nhiều tác phẩm văn học
nổi tiếng đương thời như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và
nhiều truyện Nơm bình dân khác, khơng phải chỉ nho sĩ mới thưởng thức mà quần
chúng đông đảo cũng thưởng thức được. Có nhiều người khơng biết chữ Nơm,
nhưng nhờ thuộc Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm...mà về sau học chữ được dễ
dàng.
Ngoài hai mặt nêu trên, sự tiến bộ chút ít của nghệ thuật in sách và bán

sách, trong chừng mực có tác dụng kích thích đối với sáng tác văn học. Nghề in ở
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX vẫn là in khắc gỗ. Nghệ thuật
in công phu, tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Nhiều tác phẩm lưu hành trong
thời gian này vẫn bằng cách chép tay. Dù vậy, so với giai đoạn trước phải nhận là
có tiến bộ. Ở kinh đô, một số cơ sở kinh doanh bằng nghề in sách và bán sách ra
đời.
Tất cả những tiền đề trên đây tác động trực tiếp đến sự phát triển của văn
học giai đoạn này.
1.2. Hai bộ phận văn học:
Trong giai đoạn này, hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
đều phát triển hơn trước rất nhiều, đặc biệt là văn học chữ Nôm.
1.2.1. Văn học chữ Nôm: Sáng tác văn học bằng chữ Nôm ít ra đã
có từ thời Hàn Thuyên, đời Trần. Đến giữa thế kỉ XVIII, bộ phận văn học chữ Nôm
đã phát triển rực rỡ.
Lí giải tình hình này khơng thể không kể đến những phẩm chất mới của
lực lượng sáng tác, trong đó có sự tăng cường những tác giả thuộc tầng lớp dưới,
đồng thời, còn là sự tăng cường ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học
thành văn.
Về phương diện thể loại, đến giai đoạn này, những thể loại của văn học
chữ Nôm mới thật phát triển hồn chỉnh. Văn học chữ Nơm nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX chưa có văn xuôi nghệ thuật, thơ vẫn là chủ yếu. Thơ trữ tình
chủ yếu được viết bằng thể Đường luật, song thất lục bát và hát nói, cịn thơ tự sự
được viết bằng thể lục bát.
Thơ Nơm Đường luật có những thành tựu đáng kể như thơ Hồ Xuân
Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan. Dưới ngòi bút Xuân Hương, thơ Đường luật
đã được vận dụng theo hướng dân tộc hoá triệt để trong khuôn khổ thể tài cho
phép. Bà đã đưa được vào một thể thơ vốn đài các, trang trọng, một nội dung
thông tục, hằng ngày và diễn đạt nội dung ấy bằng thứ ngôn ngữ thông tục, hằng
ngày. Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan có khác hơn. Nó xuất hiện dưới
dạng cổ điển với niêm luật chặt chẽ, nội dung trang nhã, âm hưởng dồi dào, hấp
dẫn.

Thể hát nói cũng là một thể thơ trữ tình ngắn, nhưng có dung lượng lớn
hơn và cách luật cũng thoải mái hơn. Nó xuất hiện từ thế kỉ XVI với Lê Đức Mao,
sau đó khơng thấy dùng. Đầu thế kỉ XIX, hát nói được dùng lại với các nhà thơ
Nguyễn Cơng Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Trong nửa đầu thế kỉ XIX,
hát nói phát triển theo hai hướng, một mặt là những bài hát nói đề cập đến cuộc
sống hưởng lạc, ăn chơi, mặt khác, đó là những bài nói về chí nam nhi, về lí
tưởng hành động của con người, của kẻ sĩ. Hát nói của Nguyễn Cơng Trứ, Cao
Bá Quát đã đạt đến trình độ mẫu mực. Những nhà thơ sau này như Dương Lâm,
Dương Khuê hay Tản Đà...cũng chỉ là tiếp tục chứ không phải phát triển. Ở Cao
Bá Quát, bên cạnh những bài hát nói bằng chữ Nơm, ơng cịn có rất nhiều bài thơ

8

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

viết bằng chữ Hán. Với Nguyễn Cơng Trứ thì hát nói khơng chỉ là chất lượng nghệ
thuật mà cịn ở số lượng bài. Nguyễn Cơng Trứ xứng đáng là nhà thơ đạt đến
đỉnh cao nhất về thành tựu ở thể tài này.
Thế nhưng, thơ trữ tình trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu được viết bằng thể song thất lục bát với nhiều thành
tựu, bắt đầu với bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, rồi Cung oán ngâm
khúc của Nguyễn Gia Thiều, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Văn triệu linh của Phạm
Thái, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích,
Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, bản dịch Tì bà hành của Phan Huy Thực, bản dịch
Chức cẩm hồi văn của Hoàng Quang...đều được nâng lên thành thể trường ca trữ
tình, thường gọi là thể ngâm hay ngâm khúc, phát huy truyền thống của Chinh phụ

ngâm và Cung oán ngâm khúc.
Ngâm khúc là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học giai đoạn
này và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việc ra đời thể ngâm khúc đánh dấu
một bước phát triển của thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam. Ảnh hưởng của
nó rất lớn, khơng chỉ đương thời mà cả tương lai. Thường gặp ngâm khúc dùng
để diễn tả tâm trạng, đặc biệt là tâm trạng buồn. Chẳng hạn, Đinh Nhật Thận viết
Thu dạ lữ hoài ngâm bằng chữ Hán diễn tả tâm trạng buồn của một người lữ thứ,
đã tìm đến thể thơ song thất lục bát; hoặc Phạm Thái khi viết truyện thơ Sơ kính
tân trang, ở những đoạn diễn tả tâm trạng buồn, ông cũng thường chuyển sang
song thất lục bát...
Cuộc sống đầy biến động, con người ngày càng phải đối mặt trước
những vấn đề lớn lao liên quan đến vận mệnh của xã hội và bản thân mình địi hỏi
phải lí giải, phải miêu tả. Những thể loại văn học cũ, nhỏ bé tỏ ra không đáp ứng
nổi yêu cầu phản ánh một cách đa dạng và bao quát hiện thực xã hội và thời đại.
Văn xuôi chữ Nôm chưa ra đời, truyện thơ đã đảm nhận công việc ấy. Giai đoạn
văn học này chủ yếu là truyện thơ lục bát. Truyện thơ lục bát thực sự là đỉnh cao
của bộ phận văn học chữ Nôm và là thành tựu xuất sắc nhất của văn học nước ta
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
So với song thất lục bát, lục bát là một dạng thức linh hoạt hơn của thơ
trữ tình kết hợp được nhiều mặt, nhiều chức năng, có thể diễn tả nhiều sắc thái
thẩm mĩ khác nhau, đủ sức phản ánh cuộc sống có tính chất sử thi. Sự ra đời của
hàng chục truyện thơ, có hữu danh và khuyết danh, có bình dân và bác học trong
giai đoạn này đã cho thấy khả năng bao quát sâu rộng hiện thực cuộc sống và
thành tựu to lớn của thể thơ này.
Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX cũng xuất
hiện loại kí sự lục bát. Khơng như truyện thơ thường viết dựa theo câu chuyện từ
trong các tác phẩm văn học nước ngồi, hoặc diễn ca truyện cổ tích, kí sự ghi
chép những sự việc tác giả đã trải qua. Có kí sự đầy tính chất hư cấu thơ mộng,
khơng khác gì một truyện thơ như Mai đình mộng kí của Nguyễn Huy Hổ. Có kí sự
mà một nửa là tự truyện như Bất phong lưu truyện của Lí Văn Phức. Ngồi ra, thể

lục bát cịn dùng để diễn ca lịch sử như ở Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngơ
Các và Phạm Đình Tối.
1.2.2. Văn học chữ Hán: Dù không phát triển rực rỡ bằng văn học chữ
Nôm, nhưng khối lượng văn học chữ Hán lại rất nhiều và có được những thành
tựu đáng kể. So với văn học chữ Hán ở các giai đoạn trước, văn học chữ Hán giai
đoạn này vẫn là một bước tiến cao hơn. Khác với văn học chữ Nôm, ngay từ đầu
văn học chữ Hán đã bao gồm cả văn xuôi và thơ. Thơ, kể cả phú, gắn liền với thể
loại trữ tình, trong khi văn xi gắn với thể loại tự sự, chính luận.

9

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Khối lượng thơ chữ Hán giai đoạn này rất phong phú, không thể kể hết
các thi tập. Có thi tập chứa đựng hàng trăm bài, cũng có thi tập đến hàng nghìn
bài.
Về thể loại, phổ biến vẫn là thơ Đường luật, ngồi ra cịn có các thể
khác như cổ phong, trường thiên…. Nhu cầu cải tiến về phương diện hình thức
chưa có. Về nội dung, có thể thấy được tác động của đời sống vào trong tác
phẩm. Ở những nhà thơ lớn, việc vay mượn thể loại và cả ngơn ngữ nước ngồi
này đã khơng ngăn cản họ sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc có nội dung
phong phú và có giá trị nghệ thuật cao như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,
thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…
Phú, một thể loại gần với thơ, nhưng so với sự phát triển của thơ thì phú
có vẻ thụt lùi, mặc dù số lượng các bài phú chữ Hán không đến nỗi quá ít. Nội

dung của phú thường thiên về miêu tả thiên nhiên, khơng mấy bài có nội dung xã
hội sâu sắc. Ở các giai đoạn trước, thiên nhiên làm đề tài cho phú thường là
những di tích lịch sử, những chiến công hiển hách của dân tộc được phản ánh với
một cảm hứng đầy tự hào, thì giai đoạn này thiên nhiên trong các bài phú là
những cảnh đẹp, có non có nước, có gió mát trăng thanh, được nhà thơ diễn tả
với một cảm giác thường là thỏa mãn. Khơng có mấy bài được như Đăng Ải Vân
phú của Ngơ Thì Chí, ít nhiều gắn với việc ca ngợi nhà Tây Sơn....
Thật ra, những bài phú có giá trị nhất của giai đoạn văn học này lại viết
bằng chữ Nôm chứ không phải bằng chữ Hán như Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn
Huy Lượng, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của
Cao Bá Quát, nhưng cũng không nhiều bài được như vậy.
So với thơ, văn xuôi chữ Hán giai đoạn này có ý nghĩa hơn và có một
bước phát triển khá rõ. Văn xi chữ Hán gồm văn xi chính luận và văn xi tự
sự. Văn xi chính luận gồm văn biện luận triết học, tiêu biểu là những tác phẩm
triết học của Lê Q Đơn và văn chính luận có tính chất ngoại giao như những thư
từ giao dịch với nhà Thanh dưới triều đại Tây Sơn.
Nói đến văn xi chữ Hán thì tiêu biểu hơn cả là loại văn xi tự sự, chủ
yếu là văn kí sự. Ở các giai đoạn trước, kí sự chữ Hán chưa phát triển và thành
tựu nổi bật về văn xuôi tự sự chữ Hán là loại truyện chí qi, truyền kì có nhiều
yếu tố hoang đường, quái đản của truyện dân gian. Từ Việt điện u linh, Lĩnh Nam
chích qi, Thánh Tơng di thảo…đến đỉnh cao là Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Dữ (Dư (?)), loại truyện này đã đi dần đến chỗ ngày càng ít tính chất hoang
đường hơn, từ chỗ ghi chép nhằm mục đích cúng tế, có tính chất phi văn học, về
sau truyện đi đến hướng sáng tác trên cơ sở hư cấu nghệ thuật của nhà văn
nhằm mục đích văn học. Loại truyện truyền kì sang giai đoạn văn học nửa cuối thế
kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX cịn được tiếp tục với Truyền kì tân phả của Đồn Thị
Điểm (cịn có tên là Tục truyền kì). Tuy khơng đuổi kịp Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ về phương diện nghệ thuật, nhưng về phương diện nội dung, Truyền
kì tân phả có phần gắn với cuộc sống, với con người hơn Truyền kì mạn lục.
Văn kí sự ghi nhận những thành tựu rực rỡ như Vũ trung tùy bút của

Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Cơng dư
tiệp kí của Vũ Phương Đề, Thối thực kí văn của Trương Quốc Dụng với nhiều bài
kí về sinh hoạt và phong tục. Nhà y học nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác trong chuyến ra Kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán đã ghi lại những điều
mắt thấy tai nghe cùng tâm trạng của mình trong tập bút kí đặc sắc Thượng kinh kí
sự. Ngồi ra, trong giai đoạn này cịn có Thượng kinh phong vật chí tương truyền
của Lê Qúi Đơn (?), nhiều bài du kí ngắn, những bài kí viết cho các đền, chùa xuất
hiện rải rác trong nhiều văn tập… Đỉnh cao của văn kí sự là loại kí sự về lịch sử
mà tiêu biểu là tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí (cịn có tên là An Nam nhất
thống chí) của Ngơ gia văn phái. Tác phẩm đã tiếp thu truyền thống biên niên sử

10

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

với lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc như kiểu Tam quốc diễn nghĩa,
đã kết hợp được chân lí lịch sử với chân lí nghệ thuật, nên dù có nhiều yếu tố tiểu
thuyết, nó vẫn chưa phải là một tiểu thuyết lịch sử.
Nhìn tổng quát, văn học chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa
đầu thế kỉ XIX phát triển mạnh về văn xuôi hơn là thơ. Trong văn xuôi chữ Hán,
thể loại có qui mơ lớn và thành cơng nhất là kí sự về lịch sử. Cả thơ và văn xuôi
chữ Hán đều tăng cường nội dung hiện thực cuộc sống, đồng thời cố gắng vươn
lên mức độ hoàn thiện về phương diện nghệ thuật.
1.3. Văn học sân khấu:
Ở hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm của giai đoạn này, cả hai

loại hình cơ bản là tự sự và trữ tình đều có những bước phát triển lớn, đều có
những thành tựu hết sức đáng kể. Loại hình kịch, đúng hơn là văn học sân khấu
gồm tuồng (hát bội, hát bộ) và chèo, cũng có những thành tựu nhất định, dù khơng
bằng hai loại hình trên. Chèo thuộc phạm vi nghệ thuật sân khấu và văn học dân
gian. Tuồng chủ yếu thuộc phạm vi nghệ thuật và văn học bác học. Tuồng ra đời
khi nào còn là vấn đề, nhưng chắc chắn đến thế kỉ XVIII nó đã khá hồn chỉnh và
có ảnh hưởng đối với xã hội và văn học. Truyện Lục súc tranh công chẳng hạn,
được viết bằng thể văn của tuồng. Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, dưới sự bảo trợ của
triều đình nhà Nguyễn, tuồng phát triển mạnh ở trong Nam. Nhiều vở tuồng lớn
còn đến ngày nay đã được sáng tác trong thời kì này như Sơn Hậu, Tam nữ đồ
vương... Sự phát triển của tuồng có những hồn cảnh đặc biệt hơn thơ và truyện.
Trong xã hội phong kiến, thơ được đề cao. Truyện khơng có được địa vị
như thế. Truyền thống đề cao thơ có từ thời Khổng Tử. Kế thừa khổng Tử, những
người theo học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam đều đề cao
thơ. Thơ đã từng là mơn thi trong các kì thi hương, thi hội của nhà nước phong
kiến. Ngược lại, quan niệm phong kiến chính thống nói chung xem thường truyện,
xem truyện là “ngoại thư”, thậm chí có truyện cịn liệt vào loại “dâm thư”. Dù vậy,
trên thực tế, truyện lại gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả mà về thành phần
xuất thân và cương vị xã hội, theo quan điểm phong kiến, đều khơng thể coi
thường. Vì thế, nó vẫn có một chỗ đứng hợp pháp nhất định. Tuồng thì số phận bi
đát hơn nhiều. “Xướng ca vơ lồi” là cái nhìn của xã hội phong kiến với tất cả
những con người hoạt động sân khấu nói chung, trong đó có tuồng, chèo. Đó là lí
do chủ yếu làm cho nghệ thuật tuồng và chèo mặc dù xuất hiện sớm vẫn không
thể phát triển. Cho đến trước khi có chèo cải cách ra đời sau những năm Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, chèo vẫn tồn tại dưới hình thức chèo sân đình, kịch
bản chủ yếu tồn tại dưới hình thức những “miếng trị” được truyền miệng trong
dân gian, chưa có kịch bản thành văn. Sự phát triển của tuồng có những mặt
giống chèo và khác chèo. Tuồng gắn liền với văn học bác học hơn văn học dân
gian. Tác giả của kịch bản tuồng là những nhà nho yêu nghệ thuật. Tuồng cũng
sử dụng những “miếng trị” như chèo, nhưng nhìn chung, kịch bản tuồng định hình

khá sớm. Cũng như chèo, tuồng cũng bị xã hội phong kiến coi thường, nên kịch
bản trong giai đoạn này chưa được chú trọng đúng mức. Văn tuồng pha trộn cả
Nôm lẫn Hán với một tỉ lệ hơn kém không nhiều. Trước thời nhà Nguyễn, yếu tố
Nôm trong những vở sáng tác có phần nhiều hơn. Đến thời nhà Nguyễn, tuồng bị
phân hóa. Bộ phận chính thống gọi là tuồng thầy, tuồng pho được đưa vào cung
đình thành một thứ nghệ thuật cung đình, ngơn ngữ chịu ảnh hưởng quan niệm đề
cao chữ Hán của nhà nước. Bộ phận không chính thống tồn tại trong dân gian,
chủ yếu ở trong Nam, gọi là tuồng đồ, nhiệm vụ của nó cũng giống như chèo ở
ngoài Bắc, thiên về châm biếm, đả kích. Ngơn ngữ của tuồng đồ chịu ảnh hưởng
lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Có thể xem tuồng đồ là một thứ hài kịch
dân gian.

11

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Nhìn chung, nghệ thuật tuồng dưới triều đại nhà Nguyễn có được coi
trọng hơn trước, nhưng bản chất cung đình lại chính là trở ngại làm hạn chế sự
phát triển của nó.
1.4. Tình hình sáng tác và cơ cấu các thành phần của nền văn học:
Sáng tác văn học trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ
XIX, như đã trình bày, đã hình thành nên ba loại hình cơ bản là tự sự, trữ tình và
kịch. Trữ tình và tự sự đã đạt được những thành tựu hết sức có ý nghĩa. Trong khi
kịch chưa có được thành tựu lớn như hai loại hình này.
Về cơ cấu của nền văn học, ngồi bộ phận chính là sáng tác, cơng việc

sưu tầm, nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học đều có những bước tiến nhất
định, dù thành tựu của nó còn hạn chế hơn nhiều so với sáng tác. Sự chênh lệch
giữa sáng tác với nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học cũng là một thực trạng của
nhiều giai đoạn văn học xưa nay, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.
Về thành tựu sưu tầm và nghiên cứu văn học, đáng kể hơn cả là các bộ
hợp tuyển văn học, các cơng trình về thư mục học, trong đó chủ yếu là thư mục về
sáng tác văn học. Những bộ hợp tuyển văn học của giai đoạn này đáng chú ý có
Tồn Việt thi lục của Lê Qúi Đơn, Hồng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích. Hồn
thành năm 1788, Hoàng Việt thi tuyển được xây dựng trên cơ sở tuyển chọn
những tác phẩm của các tác giả từ thời Lí, Trần đến cuối thời Lê lấy trong Tồn
Việt thi lục ra đời trước đó, đồng thời bổ sung những tác phẩm từ đời Cảnh Thống
trở đi. Còn Tồn Việt thi lục của Lê Qúi Đơn thì đã từng được Phan Huy Chú nhận
xét là “thu nhặt rất đầy đủ”, không phân biệt thành phần xã hội. Rất tiếc là ông chỉ
chọn thơ chữ Hán mà không chú ý đến thơ chữ Nơm. Bùi Huy Bích là học trị của
Lê Qúi Đơn nên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc cách tuyển chọn tác phẩm của
thầy. Đây cũng là thiếu sót chung của các bộ hợp tuyển văn học trong thời kì
phong kiến.
Ngồi ra, giai đoạn này cũng cịn một số hợp tuyển khác như Đại Nam
lịch khoa hội phú tuyển của Lí Trần Qn, Hồng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích,
Minh đơ thi của Bùi Nhữ Tín, Việt thi tục biên của Nguyễn Thu…
Về thư tịch cổ, có thể nói hầu hết sách vở của nước ta ở đủ các phương
diện từ cổ đến lúc bấy giờ đều được giới thiệu trong các thư tịch của Lê Qúi Đôn
và Phan Huy Chú.
So với thành tựu về nghiên cứu, sưu tầm thì thành tựu về lí luận, phê
bình văn học cịn hạn chế. Chưa có một tác phẩm lí luận văn học nào ra đời. Đây
đó cũng chỉ dừng lại ở việc sưu tầm ý kiến của những nhà triết học, nhà văn, nhà
thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc, rồi bàn thêm, tán thành, phản đối hay bổ
sung (mục Văn nghệ trong Vân đài loại ngữ, mục Thiên chương trong Kiến văn
tiểu lục đều của Lê Qúi Đơn), hoặc nói lên sự thưởng thức văn học của mình dưới
dạng một bài tùy bút (tập Thương Sơn thi thoại của Miên Thẩm). Tuy nhiên, trong

một số bài Tựa, bài Bạt, bài Bình hay trong một số thư từ trao đổi, các nhà văn
trong giai đoạn này ít nhiều cũng thể hiện quan điểm văn học và cách phê bình
của mình (như các bài Tựa của Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Án, Mộng Liên Đường
chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Cao Bá Quát…, nhiều bài Tựa, bài Bạt khác
của Ngơ Thì Sĩ, Ngơ Thì Chí, Nguyễn Hành, Lê Hữu Kiều, Phạm Qúi Thích…,
những bức thư của Nguyễn Văn Siêu…). Nói chung, lí luận, phê bình văn học
trong chừng mực cịn có tính chất rập khn và thốt li thực tiễn sáng tác của văn
học dân tộc.
2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CĨ TÍNH LỊCH SỬ CHI PHỐI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA
ĐẦU THẾ XIX:

12

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của văn học, vấn đề phát hiện
một cách đúng đắn những đặc trưng cơ bản có tính lịch sử trong từng giai đoạn là
biểu hiện của sự nhận thức có tính chất biện chứng và duy vật về lịch sử văn học,
giúp chúng ta có được phương hướng đúng đắn trong việc cắt nghĩa và đánh giá
những hiện tượng phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn của đời sống văn học.
Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là sự khủng hoảng trầm trọng và khơng lối thốt của nhà
nước phong kiến. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến
giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội quyết

liệt.
Nền kinh tế của xã hội đến giai đoạn nửa cuối thể kỉ XVIII - nửa đầu thế
kỉ XIX suy sụp một cách toàn diện. Nơng nghiệp đình đốn. Ruộng đất phần lớn tập
trung vào tay bọn địa chủ. Tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra.
Cơng thương nghiệp cũng khơng phát triển. Chính quyền phong kiến hướng cơng
thương nghiệp vào mục đích phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị. Nghề khai
thác mỏ được chú trọng ít nhiều là do nhu cầu lấy đồng để đúc tiền, đúc súng,
đóng tàu hay đổi với lái bn phương Tây lấy vũ khí. Phần lớn các mỏ thuộc
quyền quản lí của nhà nước, số rất ít cịn lại do thương nhân Hoa kiều và người
Việt khai thác. Đời sống của người làm công hết sức cực khổ. Thương nghiệp đến
giai đoạn này cũng bị đình trệ. Chúa Trịnh ra sức bóp nghẹt ngoại thương và ngăn
cản việc buôn bán của thương nhân.
Thời Quang Trung, tình hình có thay đổi ít nhiều. Vua Quang Trung ban
Chiếu khuyến nông, ra lệnh lấy ruộng của bọn phản động và ruộng quá điền giao
cho làng xã quản lí, sửa đổi chính sách quân điền, đảm bảo cho nơng dân có
ruộng cày, dân lưu tán được trở về quê cũ làm ăn, bãi bỏ chính sách thuế khóa
nặng nề đánh vào cơng thương nghiệp, tìm biện pháp làm cho hàng hóa thơng
thương…
Nhưng triều đại Tây Sơn khơng tồn tại được lâu, Gia Long lên ngơi tình
hình trở lại như cũ. Dưới ách thống trị của triều Nguyễn, đời sống nhân dân vô
cùng cực khổ. Nhà nước bất lực trong việc bảo vệ đê điều và làm các cơng trình
thủy lợi nên đê điều bị vỡ ln. Công cuộc khai hoang chẳng đem lại bao nhiêu
kết quả vì chính sách bóc lột khiến người nơng dân khơng sống nổi phải bỏ đi nơi
khác. Việc buôn bán bị hạn chế. Triều đình khước từ mọi quan hệ ngoại thương…
Về chính trị, bộ máy chính quyền phong kiến giai đoạn này vừa chuyên
chế, vừa sâu mọt thối nát. Thời Lê mạt, ở trung ương, vua Lê chỉ ngồi làm vì, mọi
quyền hành tập trung vào phủ chúa chuyên quyền và độc đoán. Các chúa Trịnh
thường lo nghĩ ra việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền hơn là lo trị nước. Trong
Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục có ghi lại một vài cảnh chơi bời của
Trịnh Sâm như ngự chơi cung Thụy Liên trên bờ hồ Tây có binh lính dàn hầu vịng

quanh; phát gấm trong cung để làm ra trăm, nghìn cái đèn lồng treo quanh bờ hồ
vào dịp Tết Trung thu…Hoàng Lê nhất thống chí mở đầu bằng cảnh Trịnh Sâm mê
Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ, gây ra bè đảng tranh giành nhau trong
phủ chúa… Đến chế độ chuyên chế nhà Nguyễn thì mọi thiết chế xã hộI đều rập
khn triều đại nhà Thanh, Trung Quốc. Nhà nước có hẳn một đội quân thường
trực rất lớn để đàn áp mọi phong trào chống đối. Các ông vua triều Nguyễn không
xây chùa nhưng lại xây nhiều lăng tẩm. Đặc biệt, thói ăn chơi xa hoa khơng kém gì
các vua chúa các triều đại trước.
Tình hình kinh tế và chính trị như thế đã dẫn đến kết quả tất yếu là sự
phẫn nộ của quần chúng và sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Việt
sử thông giám cương mục của Quốc sử qn triều Nguyễn có viết : “chính sự trái
ngược, thuế khóa nặng nề, lịng ngườI mong mỏI cho chóng loạn lạc”. Năm 1737,

13

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Nguyễn Dương Hưng khởi nghĩa ở Sơn Tây mở màn cho phong trào nông dân
khởi nghĩa giai đoạn này. Tiếp theo là những cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển,
Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh ở Hải Dương; Hồng Cơng Chất, Vũ Đình Dung, Đồn
Danh Chấn ở Sơn Nam; Lê Duy Mật ở Thanh Hóa, Nghệ An. Nhiều cuộc khởi
nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi… Có những cuộc khởi nghĩa lớn
như khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu kéo dài trong mười năm (1741 - 1751), hoạt
động trên một địa bàn rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ, uy hiếp cả kinh thành
Thăng Long; cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương hơn mườI năm (1740 1751) hoạt động ở Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang; cuộc khởi nghĩa của

Hồng Cơng Chất (1736 - 1769) ….Tất cả khí thế, sức mạnh của cao trào nơng
dân khởi nghĩa ấy kết tinh vào cuộc khởi nghĩa vĩ đại của anh em Tây Sơn bùng
nổ năm 1771, đánh dấu vẻ vang bằng những chiến thắng của lãnh tụ áo vải
Nguyễn Huệ, mở đầu cho triều đại Tây Sơn.
Thời gian thống trị của triều đại nhà Nguyễn, các phong trào nông dân
khởi nghĩa cũng xảy ra liên tục, mặc dù khơng có qui mơ lớn như thời Lê mạt.
Triều đình nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp để đàn áp, nhưng khơng vì thế mà
phong trào giảm sút. Kể từ khi Gia Long lên ngôi cho đến lúc thực dân Pháp xâm
lược, xã hội chẳng mấy khi yên ổn. Phong trào khơng bó hẹp ở một vài địa
phương mà lan ra toàn quốc. Đặc biệt cuộc khởi nghĩa Tây Sơn khơng những tiêu
diệt tập đồn phong kiến chúa Nguyễn trong Nam, lật nhào triều đình Lê - Trịnh
ngồi Bắc, mà còn đánh tan tác năm vạn quân xâm lược Xiêm và hai mươi vạn
quân xâm lược Mãn Thanh, bảo vệ độc lập cho dân tộc, đồng thời thực hiện được
sự thống nhất đất nước.
Các phong trào nông dân khởi nghĩa nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế
kỉ XIX không những làm cho giai cấp phong kiến thống trị kinh hồn khiếp vía, mà
cịn làm khủng hoảng và sụp đổ ý thức hệ cùng với nền văn hóa phục vụ cho giai
cấp phong kiến thống trị. Những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt, quyết liệt đã làm
cho nhà nước phong kiến khơng cịn khả năng tạo ra sự thống nhất trong nội bộ
của nó và giữa nó với quần chúng bị áp bức, mà trái lại quần chúng bị áp bức
ngày càng đối lập sâu sắc với nhà nước phong kiến. Văn học phát triển trong điều
kiện như thế, đặc trưng cơ bản có tính lịch sử của nó là sự khám phá ra con người
và khẳng định những giá trị chân chính của con người.
Cần hiểu rằng sự phát triển của văn học là một quá trình liên tục, có
trước có sau, có ngun nhân và kết quả, có kế thừa và phát huy, khơng tự nhiên
mất đi, mà cũng khơng tự nhiên chuyển hóa thành…. Đối với văn học giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIV, khi đề cập đến đặc trưng cơ bản nêu
trên, điều đó khơng có nghĩa là văn học giai đoạn trước chưa đặt ra vấn đề con
người. Vấn đề ở đây là khi nói đến văn học giai đoạn này, thì con người với tất cả
sự phong phú của nó mới trở thành đối tượng chủ yếu, hàng đầu trong sự nhận

thức của văn học. Chính điều này đã làm nên sự đổi mới về nhiều mặt, tạo ra một
bước ngoặt lớn cho văn học dân tộc, đó là sự ra đời của một trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa, sẽ được đề cập riêng trong phần sau. Ở đây, chúng tôi muốn điểm qua
những chuyển biến mới của văn học so với trước, khi có sự tác động của tinh thần
khẳng định con người.
Trong văn học giai đoạn này, chúng ta có thể gặp lại những đề tài phổ
biến của văn học giai đoạn trước như đề tài vịnh sử và vịnh thiên nhiên. Nhưng
vịnh sử và vịnh thiên nhiên trong giai đoạn văn học này đã khác về nguyên tắc.
Lịch sử và thiên nhiên khơng cịn là hình thức ngụ ý của những bài học về đạo
đức. Nhà thơ đề cập đến những đề tài ấy thường là để nói lên xúc cảm, đồng thời
qua đó bộc lộ nhận thức của mình về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống trước
mắt. Nhân vật lịch sử, không chỉ như ở giai đoạn trước thường là những nhân vật
cổ xưa của Trung Quốc, chỉ một ít là của Việt Nam, ở giai đoạn này, bên cạnh

14

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

những bài thơ cũng viết về những nhân vật như thế, nhà thơ cịn có nhiều bài viết
về những nhân vật lịch sử ngay thời vua Lê, chúa Trịnh, nghĩa là thời nhà thơ
đang sống. Thiên nhiên trong văn học giai đoạn này cũng khơng có tính chất rập
khn, cơng thức như đoạn trước. Mỗi nhà thơ đều có một cách khai thác khác
nhau. Dù chưa có tính cụ thể - lịch sử đậm nét, nhưng mỗi người đều đem đến
cho thơ viết về thiên nhiên một cách nhìn, một cách cảm. Thiên nhiên cịn được
nhận thức như là môi trường sống, là người bạn của con người, đem đến cho con

người niềm vui và mĩ cảm.
Tuy vậy, đề tài cơ bản trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX không phải là lịch sử và thiên nhiên mà là những vấn đề
thiết yếu trong cuộc sống trước mắt của con người. Đó là chiến tranh phong kiến
cùng những tai họa của nó, sự thối nát của giai cấp phong kiến thống trị, cuộc
sống vô cùng khổ cực của nhân dân, thân phận chìm nổi của người phụ nữ, tình
yêu cùng những ràng buộc khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến,... Có thể thấy lí
tưởng thẩm mĩ của văn học giai đoạn này, về cơ bản, có khác trước. Nó khơng
đồng nhất với lí tưởng đạo đức, mà tách ra khỏi lí tưởng đạo đức. Quan niệm về
cái đẹp không phải ở cái đạo đức được gọi tên theo một cách khác, mà chính là
cuộc sống.
Cùng với sự xuất hiện những đề tài mới, lí tưởng thẩm mĩ mới, văn học
giai đoạn này còn gắn liền với sự ra đời của những nhân vật với tư cách là những
cá thể xã hội. Trong các giai đoạn trước, văn học nhìn chung, chưa có nhận vật.
Các nhà thơ trong giai đoạn từ thế kỉ thứ X đến đầu thế kỉ XV trong khi khẳng định
dân tộc, đồng thời cũng khẳng định vai trị của con người:
Hồnh sóc giang san cáp kỉ thu,
Tam qn tì hổ khí thơn ngưu.
(Thuật hồi - Phạm Ngũ Lão)
(Múa giáo non sơng trảI mấy thâu,
Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu)
“Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập; đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi
binh nhất tâm”…
(Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi)
(Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào).
Sức mạnh của con người ở đây được nhận thức như là sức mạnh của tập
thể dân tộc, chứ chưa phải là sức mạnh của cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối
thế kỉ XV - nửa đầu thế kỉ XVIII khẳng định nhà nước phong kiến, đạo đức phong
kiến, cũng không xây dựng được nhân vật, bởi Nho giáo thừa nhận cái chung mà

không thừa nhận cái riêng, đề cao nghĩa vụ, bổn phận mà chưa quan tâm đến tình
cảm, tâm hồn của con người, thấy đạo đức mà không thấy cuộc sống…Trái lại,
văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã xây dựng được rất
nhiều nhân vật. Người ta không chỉ biết đến tài năng nghệ thuật của những tác giả
như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm, Nguyễn Gia
Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Cơng Trứ, Cao Bá Qt,…mà cịn khơng thể qn
được những nhân vật chính diện cũng như phản diện được xây dựng như Thúy
Kiều, Kim Trọng, Phạm Kim, Trương Quỳnh Thư, Lương Sinh, Dao Tiên, những
Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư, Thúc Sinh, viên Đô đốc… cùng rất
nhiều nhân vật xuất hiện dưới hình thức cái tơi trữ tình của tác giả. Đó cũng chính
là chỗ khác với tiếng nói tâm sự của các nhà thơ ở giai đoạn trước trong những
bài tự thuật, cảm hoài, tức sự, ngơn hồi, ngơn chí, mạn thành, ngẫu hứng...Ở

15

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

đây, nhà thơ nói lên tâm sự theo một cái nhìn chung, cho nên có tâm sự mà
khơng có tâm trạng, khơng có cái tơi như một nhân vật trữ tình. Trong văn học giai
đoạn này, ở một số tác giả tiêu biểu, cái tôi trữ tình đã xuất hiện. Khơng ai có thể
qn được cái tôi tràn đầy sức sống, lạc quan, tinh nghịch, nhưng cũng thật thổn
thức của Hồ Xuân Hương; cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc, có tính chất hư vơ chủ
nghĩa của Phạm Thái; cái tôi trầm ngâm, sâu lắng, đầy tâm trạng của Nguyễn Du;
cái tôi bay bổng, ngang tàng, bất đắc chí của Cao Bá Quát…
Tất cả những nội dung trên đây thực chất cũng là những biểu hiện của một

trào lưu nhân đạo chủ nghĩa và là đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này
được trình bày qua sự so sánh với các giai đoạn văn học trước đó. Dưới đây là
phần trình bày trực tiếp về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đó.
3. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU
THẾ KỈ XIX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRÀO LƯU NHÂN ĐẠO CHỦ NGHĨA:
Trong lịch sử phát triển của văn học, việc phát hiện ra con người, đưa con
người lên hàng đầu trong nhận thức của nhà văn là một bước ngoặc lớn lao, đem
đến sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
Ở phương Tây, trào lưu có tính chất nhân đạo chủ nghĩa (cịn gọi là nhân
văn chủ nghĩa) trong văn học, nghệ thuật và nhiều ngành văn hóa, khoa học khác
ra đời cùng với sự trưởng thành của giai cấp tư sản và ý thức hệ tư sản trong
cuộc đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến đang thống trị.
Dù vậy, chúng ta không thể đem “cơng thức phương Tây” để nhìn nhận
thực tiễn văn học Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh xã hội phong kiến khủng
hoảng trầm trọng, ý thức hệ phong kiến suy tàn, nhưng ý thức hệ tư sản chưa nẩy
nở, trong khi đó tư tưởng thị dân yếu ớt, cịn nơng dân lại khơng có được một ý
thức hệ độc lập, thực tiễn phát triển của văn học Việt Nam với sự ra đời một trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa phải được nhìn nhận trên một quan điểm khác. Khơng
phải xem trong xã hội đã xuất hiện ý thức hệ tư sản chưa rồi mới đề cập đến trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học. Ngược lại, phải xuất phát từ thực tiễn văn
học trước, từ sự ra đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học, rồi
mới tìm hiểu, nghiên cứu xem cơ sở ý thức hệ của nó là gì. Thực tiễn văn học
phương Tây đã cho thấy sự ra đời của ý thức hệ tư sản trong giai đoạn đấu tranh
chống phong kiến đã kéo theo nó một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Nhưng từ thực tiễn đó mà khái qt lên thành một cái gì như
ngun lí là chủ nghĩa nhân đạo ln gắn liền với ý thức hệ tư sản, thì sự khái
quát ấy sẽ phiến diện, khơng chính xác, vì lẽ đã xem ý thức hệ tư sản gắn liền với
sự độc quyền về chủ nghĩa nhân đạo.
V.I.Lénine trong bài Những nhận xét phê phán về dân tộc, đã viết: ”Trong
mỗi nền văn hóa dân tộc đều có những yếu tố văn hóa dân chủ và xã hội chủ

nghĩa – dù rằng những yếu tố ấy ít phát triển đến đâu đi chăng nữa, - bởi vì trong
mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà những điều kiện sinh
hoạt tất nhiên phải làm phát sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ
nghĩa.”(1) Những “yếu tố văn hóa dân chủ và xã hội chủ nghĩa” Lénine nói ở đây
thực chất chính là nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo. Và như vậy, chủ
nghĩa nhân đạo ra đời không phải gắn liền với ý thức hệ tư sản, mà là với “quần
chúng lao động và bị bóc lột mà những điều kiện sinh hoạt tất nhiên phải làm phát
sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa”. Ở đây, Lénine chỉ mới nói
đến “yếu tố” chứ chưa phải trào lưu, từ yếu tố đến trào lưu là một quá trình thay
đổi về chất lượng, chứ không phải là số lượng. Từ ý kiến của Lénine chúng ta có
thể suy rộng ra, sự phát sinh của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trước hết gắn liền
với cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, chứ không phải với ý thức
hệ tư sản.

16

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Khẳng định chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện không phải như một yếu tố hay tính
chất mà như một trào lưu là căn cứ vào thành tựu sáng tác, chủ yếu là những
sáng tác của bộ phận văn học chữ Nơm. Có thể nói hầu như tất cả những tác
phẩm tiêu biểu của văn học chữ Nôm giai đoạn này đều tập trung vào vấn đề con
người, nhận thức con người, đề cao con người, đồng thời đấu tranh chống lại
những thế lực đen tối và phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những

giá trị chân chính của con người.
3.1. Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người:
Xét về một phương diện, có thể nói văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối
thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là văn học phê phán, tố cáo xã hội.
Trước hết, trong những tác phẩm viết bằng chữ Hán theo thể kí, bộ mặt
của xã hội phong kiến, của giai cấp thống trị được dựng lên khá đậm nét. Hơn bất
kì tác phẩm nào khác, Hồng Lê nhất thống chí là bức tranh sinh động về sự thối
nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ. Dưới ngòi bút phê phán hiện thực sắc
bén, của tác giả Ngô gia văn phái đã vẽ nên thật sinh động hình ảnh vua Lê chỉ
ngồi làm vì; quyền hành thâu tóm vào tay chúa Trịnh hơn mê, mù quáng, gây ra
cảnh bè đảng trong phủ chúa; quan lại thì rặt một phường dung tục, bất tài, bất
lương, chỉ ln rình rập cơ hội để tranh giành quyền lực, danh lợi, không chút
nhân phẩm, đạo nghĩa. Cuối cùng, cái triều đình mục nát ấy đã bị quân đội Tây
Sơn tiêu diệt cùng với hai mươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh.
Khơng có cái quy mơ rộng lớn như Hồng Lê nhất thống chí, nhưng
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác (1724 – 1791) cũng đã góp phần tố cáo gay
gắt những điều xấu xa của cái xã hội ấy. Trong tác phẩm, tác giả đã ghi lại tâm
trạng cực kì bất mãn của mình đối với xã hội đương thời, cảm thấy mình “chẳng
khác gì một người tù’’. Người đọc như được chứng kiến tận mắt hình ảnh phủ
chúa Trịnh hiện lên kín đáo mà rõ nét với những cung điện kiêu sa, cầu kì, với
những con người từ chúa Trịnh Sâm (1767 – 1782), ông quan đầu triều Hồng
Đình Bảo, đến đám quan lại dưới trướng, tất cả đều có cái gì như vơ nghĩa, tật
bệnh. Chẳng thấy một người nào làm việc, chỉ thấy họ đi lại, nói năng kiểu cách,
biết qua loa chút ít về thuốc không đủ để chữa bệnh, nhưng không tin người chữa
bệnh giỏi, thích xướng họa thơ văn nhưng chẳng có bài thơ bài văn nào viết cho
ra hồn. Phủ chúa bao trùm một khơng khí ảm đạm, buồn tẻ. Cuối tác phẩm, chúa
cha chết vì ăn chơi trác táng đến nỗi “tinh huyết hao kiệt, khô khan, mặt không
nhuận sắc, bụng lớn gân xanh, tay chân khẳng khiu’’ ; chúa con cũng chết vì mắc
phải một trong tứ chứng nan y. Khơng khí phủ chúa vẫn cứ âm u, bằng lặng.
Người đọc có cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗi muốn thét lên cho nó vỡ tan đi.

Tác phẩm kết thúc sau khi báo tin “quan Chính đường ( tức quận Huy - người viết)
bị hại, toàn gia bị giết ’’ cùng với kết luận của tác giả như muốn đi đến tổng kết lịch
sử: “Giàu sang khác chi mây nổi, ca nhạc lâu đài một sớm thành hoang phế vậy”,
và mừng thầm: “ Tuy ở chốn danh lợi mà chẳng để danh lợi mê hoặc, bẽ bàng mà
đến, nghêng ngang mà đi, lại gặp non xưa, tựa vào đá, ngủ trước hoa, mơ màng
trong mộng, nghe có lời văng vẳng bỗng sực tỉnh, thầm nghĩ: “ Ta chẳng bị người
chê cười, chẳng qua lịng khơng tham mà thôi .’’
Trong Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Phạm Đình Hổ và Nguyễn
Án (1770 – 1815 ) cũng đã ghi lại một số mẫu chuyện về cảnh sinh hoạt ăn chơi
trong phủ chúa. Phạm Đình Hổ ( 1768 – 1840 ) kể lại việc mỗi tháng ba bốn lần
Trịnh Sâm ngự chơi cực kì xa hoa ở cung Thụy Liên trên bờ Hồ Tây. Những lần
chúa ngự chơi như thế, “ bao nhiêu những loài trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái
thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, chúa đều hết sức thu lấy, khơng
thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua

17

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

sơng đem về”. Nguyễn Án thì kể những khoản xa xỉ của Trịnh Sâm vào các dịp tết
Trung Thu hằng năm, “từ trước mấy tháng, chúa phát gấm trong cung ra để làm
hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá
mấy chục lạng vàng.’’ Hoàng Lê nhất thống chí cịn ghi lại hành động vua Lê cam
tâm rước quân xâm lược nhà Thanh về giày xéo đất nước. Chúa Trịnh dung túng
cho những tên lưu manh như Đặng Mậu Lân, em Đặng Thị Huệ, một con quái vật

hiện hình người tha hồ tác yêu tác quái. Những “ưu binh’’ được kén chọn từ đất
”thang mộc’’, những quân lính “nanh vuốt’’ của triều đình cũng đã biến thành một
lũ “kiêu binh” ngang ngược, quay lại uy hiếp triều đình, quấy nhiễu dân chúng, tuỳ
ý phá nhà giết người, thả sức hồnh hành, là hậu quả của chính sách phân biệt
đối xử của chúa Trịnh …Xã hội nơi nào cũng nghe những chuyện cướp bóc, lừa
đảo, hãm hiếp, thác oan.
Trong những tác phẩm nêu trên, tuy nhà văn chưa miêu tả nhiều về đời
sống quần chúng, nhưng qua các chi tiết điểm xuyết cho các sự kiện lịch sử,
người đọc ít nhiều cũng thấy được tình hình đời sống của nhân dân lúc bấy giờ.
Trong Hồng Lê nhất thống chí, cuộc sống của quần chúng ở kinh thành cũng
như ở các địa phương thường xuyên bị náo động vì những cảnh bắt bớ, chém
giết của những thế lực phong kiến và của đội quân xâm lược nước ngoài. Tang
thương ngẫu lục ghi lại hình ảnh những năm giữa thế kỉ XVIII, chiến tranh xảy ra
liên miên, nhân dân không cày cấy được, ruộng đất thành rừng rậm, những người
dân sống sót ở đây phải bóc vỏ cây, bắt chuột ngồi đồng mà ăn, có hàng cơm
nấu canh thịt người để bán…
Ở thơ chữ Hán, việc miêu tả đời sống nhân dân có phần đậm nét hơn. Các
tác giả như Phạm Nguyễn Du, Ngơ Thế Lân, Bùi Huy Bích, Nguyễn Thiếp, Nguyễn
Du, Lý Văn Phức, Dỗn Uẩn, Nguyễn Văn Siêu…đã có nhiều bài thơ ghi lại sinh
động cuộc sống đói khổ của quần chúng. Trong Nam hành kí đắc tập, viết khi làm
quan ở Thuận Hóa, Phạm Nguyễn Du (1740 – 1786) đã có nhiều bài thơ ghi lại
cuộc sống đói khổ, loạn lạc của nhân dân Đàng Trong mang giá trị tố cáo hiện
thực sâu sắc như Điếu ngã tử (điếu những người chết đói), Cảm dân cư tán lạc
(Cảm xúc thấy dân cư bị tán lạc), Điếu hành khất (Điếu những người đi ăn xin),
Văn cùng dân mẫu tử tương thực hữu cảm (Cảm xúc khi nghe nói dân đói mẹ con
ăn thịt lẫn nhau), Mẫn học giả lưu tán (Thương những học giả lưu tán), Kiến bị
hình (Thấy người bị hình phạt) …Bên cạnh đó, cảnh ăn chơi của các chúa Nguyễn
cũng được khắc hoạ khá rõ nét và được xem là nguyên nhân của những nỗi thống
khổ ấy. Trong bài Nguyễn thị di cung phú, có đoạn ơng viết :
Kim bích huỳnh hồng hề, nhĩ dân tắc không.

Ngân thù xán lạn hề, nhĩ dân tắc cùng.
Dân không dân cùng hề, nhĩ gia nhĩ ốc,
Dĩ vi sướng nhĩ tâm hề, khối nhĩ mục…
(Vách vàng huy hồng chừ, dân mày tay không.
Bạc nén rực rỡ chừ, dân mày khốn cùng.
Dân khơng dân cùng chừ, mày n trong phủ,
Vừa lịng mày chừ, khối con mắt mày…)
Bùi Huy Bích (1744 – 1818) cũng có nhiều bài thơ phản ánh nỗi khổ của
nhân dân vùng Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên và Quảng Bình khá hiện thực. Thơ ơng có
cảm xúc hơn thơ Phạm Nguyễn Du. Tuy nhiên, nhà thơ cắt nghĩa nỗi khổ ấy bằng
thiên tai, đại hạn, mất mùa mà chưa thấy được nguyên nhân xã hội của những

18

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

hiện tượng ấy. Trong Nghệ An thi tập, sự quan tâm của ông đến đời sống nhân
dân nhiều lúc xuất phát từ trách nhiệm của ông quan đối với dân, cũng có nhiều
lúc xuất phát từ sự thơng cảm, từ tình thương vượt ra ngồi ý thức trách nhiệm.
Những bài thơ như Viễn phương nhất chuyết hoạn (Một ông quan vụng về ở
phương xa), Hỷ vũ (Mừng có mưa), Phụng mệnh chẩn cấp cơ dân (Vâng mệnh đi
phát chần cho dân đói)… người đọc cảm thấy tấm lòng của nhà thơ đối với những
người lao khổ.
Bỉ thương hà nhẫn giáng cơ hoang
(Phụng mệnh chẩn cấp cho dân)

(Trời xanh kia nỡ lịng nào sinh ra nạn đói)
Các nhà thơ khác như Nguyễn Thiếp, Phạm Quý Thích, Lí Văn Phức,
Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Siêu , Cao Bá Quát…đều có những tác phẩm nói về cuộc
sống của quần chúng, xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đối với con người.
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) viết nhiều về cuộc sống của nhân dân Hoan Châu
(Nghệ Tĩnh). Phạm Quí Thích, Dỗn Uẩn, Nguyễn Văn Siêu, Lí Văn Phức,...lại viết
nhiều về cuộc sống của nhân dân miền Bắc. Ở đâu cũng gặp cảnh đói khổ do
chiến tranh tàn phá, do hạn hán mất mùa, do bọn cường hào áp bức, đè nén,
sống trên mồ hơi nước mắt của nơng dân…
Ngồi ra, vai trò của đồng tiền trong xã hội cũng được đề cập đến với một
thái độ tố cáo sâu sắc. Lí Văn Phức trong bài Tiền đã có viết:
Thân tài tất cánh nhất thù khinh,
Vô hĩnh năng chu vạn lý hành.
Hà oán hà cừu thường tỵ ngã,
Phi thân phi cố cộng xưng huynh.
Dương Châu tiên cảnh năng di bộ,
Sứ tướng nhân gian vị giác vinh,
Khước tiếu văn chương đồ lão đại,
Tốn lai giá trị tổng thâu khanh. (2)
(Thân hình chẳng qua chỉ nhẹ bằng một ly,
Khơng có chân mà có thể đi khắp mn dặm.
n gì ta, thù gì ta mà cứ tránh ta?
Không phải thân thuộc, không phải cố cựu mà cũng gọi bằng anh,
Dương Châu là cõi tiên cũng có thể bước đến được,
Chức sứ tướng trên đời cũng chẳng thấy vinh bằng.
Đáng cười thay văn chương chỉ già cỗi sng,
Suy đi tính lại giá trị đều thua ngươi cả.)
Trong văn học chữ Nôm, thơ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ từng phê
phán gay gắt đồng tiền. Nhưng trong thơ chữ Hán có thể nói khơng có bài thơ nào
phê phán đồng tiền một cách sâu sắc, có giá trị khái quát cao như bài thơ trên của

Lí Văn Phức.

19

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Tiếp tục đứng trên lập trường nhân sinh, chứ không phải trên lập trường
đạo đức, để tố cáo tất cả những gì là phản nhân sinh, phản tiến hóa, đề tài văn
học được mở rộng và nội dung tố cáo cũng sâu sắc hơn. Nhiều sáng tác của các
tác giả như Ngô Thế Lân, Nguyễn Du, Cao Bá Qt đã cho chúng ta thấy rõ điều
đó.
Ngơ Thế Lân là một nhà thơ có hồi bão lớn, ý chí lớn. Ơng ý thức rất rõ
về giá trị của mình, nhưng cuối cùng đành bất lực, khơng làm được việc gì cho xã
hội. Qua Phong trúc tập của ông, người đọc không chỉ thấy những hiện tượng xấu
xa, mà còn thấy được bản chất xấu xa của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy
tàn. Nhà thơ thường hay nói đến ruồi, muỗi, hổ lang, kình ngạc… chung qui cũng
là nói đến giống “thích ăn thịt người”. Có lẽ do nhu cầu khái quát cao nên thơ Ngô
Thế Lân có nhiều bài viết dưới hình thức ngụ ngơn, ám dụ. Trong bài Trư điểu đề
(Tiếng chim lợn kêu), mượn tiếng kêu hãi hùng của con chim lợn, mà người ta
thường cho là báo điềm xấu, nhà thơ đã dựng lên cái khơng khí ngột ngạt của một
xã hội tàn bạo:
Ơ hơ, kỳ tai, trư điểu đề!
Ngũ canh minh phệ phong thê thê.
Thái Sơn khuynh đồi bạch nhật ám,
Bình địa ba khởi hắc văn mê.

Hồng nhạn bi minh tán lâm tẩu,
Sài lang hoành hành đương lộ khê.
Triều dã thốn thanh bất cảm thuyết
Ơ hơ, kỳ tai, trư điểu đề!…
(Than ôi, kỳ thay tiếng chim lợn kêu!
Năm canh kêu sủa, gió vu vu buồn.
Thái Sơn xiêu đổ, ban ngày tối mị,
Đất bằng sóng cuộn, mây đen tờ mờ.
Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản trong bụi rừng,
Lũ sài lang nghênh ngang trên các nẻo đường lối hẻm,
Trong triều ngoài nội khơng ai dám nói,
Than ơi, kỳ thay tiếng chim lợn kêu!)
Nhận thức về xã hội và con người trong thơ Nguyễn Du, Cao Bá Quát
cũng nằm trong chiều hướng chung với thơ của Ngô Thế Lân. Các nhà thơ đã
thấy được nhiều vấn đề cơ bản của xã hội và khơng có những ảo tưởng đối với
giai cấp thống trị đương thời. Bài Phản chiêu hồn của Nguyễn Du cũng có cảm
xúc về thời đại như bài Trư điểu đề vừa dẫn của Ngô Thế Lân. Trong những sáng
tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du, người ta thường thấy những bức tranh đối lập
giữa một bên là cảnh sống đói khổ của nhân dân, với một bên là cuộc sống xa
hoa của giai cấp thống trị phong kiến. Ở Cao Bá Quát, khi viết về đời sống của
những con người cùng khổ trong xã hội, thơ ông không chỉ phơi bày những chi tiết
sinh động của hiện thực, mà còn nói lên được bản chất của đời sống. Bằng cách
này hay cách khác, nhà thơ luôn bày tỏ sự căm ghét đối với giai cấp thống trị, kẻ
đã gây ra bao thảm cảnh, ngược lại, ơng cơng khai nói lên lịng thương xót, mến
thương đặc biệt của mình trước tình cảnh khổ đau của người dân, trước những

20

)



TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

điều bất công, ngang trái trong xã hội, và ông muốn hành động để thay đổi nó. Bài
Vấn hà mơ (Hỏi ễnh ương), có cái gì đó như là lời tự nói với mình về một cuộc
khởi nghĩa đã được chờ đợi từ lâu:
Hà mô vi dân hồ?
Nhất thanh khởi thâm mãng,
Nhĩ minh hà trì trì;
Tạc dạ vọng kỳ vũ.
(Ễnh ương có biết vì dân khơng?
Kêu vang nơi bụi rậm
Ễnh ương, sao mi kêu quá chậm,
Trông mưa, đêm qua bao nhiêu người hồi hộp chờ mong.)
Trong bộ phận văn học chữ Nôm, những bài thơ tố cáo hiện thực xã hội
không nhiều và cũng không cụ thể bằng bộ phận văn học chữ Hán, nhưng lại có
bài rất có giá trị về phương diện này như Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập
loại chúng sinh) của Nguyễn Du. Trước cái chết, nhà thơ thấy tất cả mọi người
đều đáng thương như nhau, không cần phân biệt, khác với lúc sống ông thấy rất
rõ những kẻ thống trị và tầng lớp nhân dân lao động bị thống trị. Rất nhiều cái chết
được miêu tả rất thảm thương:
Kìa những kẻ chìm sơng lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trơi nước lũ, kẻ lây lửa thành,
Người thì mắc sơn tinh thủy qi,
Người thì sa nanh khái, ngà voi…
Ngồi ra, cũng cịn có một số bài văn có tính chất kêu gọi, hiệu triệu các phong

trào nông dân khởi nghĩa, và qua đó chúng ta có thể gặp được ít nhiều hình ảnh
chân thực của đời sống quần chúng như Hịch Tây Sơn, Hịch Lê Duy Mật, Tố uất
khúc (khuyết danh), Phản thúc ước (Nguyễn Hàm Ninh)…
3.2. Giải phóng tình cảm con người, vấn đề trung tâm của trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này và là nội dung chủ yếu của
văn học chữ Nôm:
Trong xã hội phong kiến ở những giai đoạn trước, khi nhà nước phong
kiến đang lên, chừng mực nào đó giai cấp thống trị còn quan tâm đến quyền lợi
của quần chúng. Nhưng khi nhà nước phong kiến suy tàn, khi “đời suy thói tệ”,
“thế đạo ngày một sút kém”, “danh phận lung tung”, “khơng ai cịn biết đâu mà
phân biệt thuận với nghịch nữa” (3), thì giai cấp thống trị phong kiến luôn xây dựng
một chế độ chuyên chế rất tàn bạo để thống trị nhân dân không chỉ về phương
diện vật chất, mà cả phương diện tư tưởng, tình cảm, nhằm đi đến thủ tiêu những
gì là hồn nhiên, tốt đẹp nhất của con người. Chúa Trịnh từng nhiều lần ra lệnh đốt
sách và cấm in sách chữ Nơm.
Kỳ như Thích, Đạo phi kinh,
Lời tà mối lạ, tập tành chuyện ngoa.
Cùng là truyện cũ nôm na,

21

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Hết thi tập ấy lại ca khúc này,
Tiếng dâm dễ khiến người say,

Chớ cho in bán hại thay thói thuần…
Sống trong lịng một xã hội như thế, bên cạnh sự vùng dậy đấu tranh để
giành cơm áo, quần chúng ln có nhu cầu giải phóng về mặt tinh thần, tình cảm.
Đó khơng chỉ là nhu cầu của quần chúng bị áp bức, mà còn là nhu cầu chung có
tính chất tồn xã hội, trong đó bao gồm cả nhu cầu của một bộ phận đáng kể tầng
lớp trí thức trong hàng ngũ giai cấp thống trị. Ở những con người này, sự suy tàn
của chế độ phong kiến chưa phải ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của họ, mà
bức xúc hơn, là ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tình cảm, nhất là khi hàng
ngày tiếp xúc với đời sống thị dân, với nền kinh tế hàng hóa, thì nhu cầu giải
phóng tình cảm ở họ càng trở nên bức thiết, một khi luân lí lễ giáo phong kiến trở
thành sự trói buộc.
Ở xã hội phong kiến, đối với quan hệ nam nữ, pháp luật và lễ giáo hồn
tồn khơng thừa nhận quyền tự do yêu đương, quyền tự do kết hôn. Hôn nhân
con cái thuộc quyền cha mẹ. Vì thế, trong đấu tranh giải phóng tình cảm của con
người, vấn đề hàng đầu là đấu tranh cho quyền tự do yêu đương. Tình yêu trở
thành một đề tài hấp dẫn của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế
kỉ XIX và là đề tài nhiều tác phẩm truyện Nơm nổi tiếng. Nhiều khúc ngâm cũng
qua nội dung tình yêu mà tố cáo xã hội. Có tác giả như Phạm Thái, sự nghiệp
sáng tác hầu như xoay quanh chủ đề tình yêu, gằn chặt với cuộc sống tình cảm
của bản thân nhà thơ. Ở Hồ Xuân Hương, phần quan trọng trong những sáng tác
của bà là viết về tình yêu không toại nguyện. Phạm Nguyễn Du viết Đoạn trường
lục, Ngơ thì Sĩ viết Kh ai lục đều là những tập thơ khóc vợ, đề cập đến tình cảm
riêng tư vợ chồng một cách tỉ mỉ. Nhìn chung, thơ viết về đề tài tình yêu trong giai
đoạn này thường thể hiện ước mơ của con người về một tình yêu tự do, muốn
thoát khỏi ràng buộc của luân lý, lễ giáo phong kiến. Tất nhiên, chưa thể đòi hỏi
như trào lưu văn học lãng mạn 1932 – 1945 sau này khi các nhà văn Tự lực văn
đoàn đặt vấn đề đấu tranh trực diện với lễ giáo phong kiến để xây dựng tình yêu
tự do, nhiều tác giả văn học giai đoạn này chỉ muốn bằng con đường khẳng định
tình yêu tự do để phủ nhận lễ giáo phong kiến. Trong các truyện Nơm bác học, đó
là tình u của Thúy Kiều và Kim Trọng, của Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư,

của Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên, của Phan Tất Chánh và Trần Kiều
Liên…Ở những nam nữ yêu nhau này, tình yêu của họ thật hồn nhiên, trong sáng,
thật đẹp đẽ biết bao!
Phản ánh nhu cầu giải phóng đời sống tình cảm của quần chúng bị áp bức,
chủ đề tình u tự do trong những truyện Nơm bình dân được đặt ra thật táo bạo.
Nếu trong thực tế xã hội phong kiến người phụ nữ thường là nạn nhân của chế độ
hơn nhân mua bán, thì ở đây họ lại là những người chủ động quyết định tình yêu,
mà những thế lực đại diện cho lễ giáo phong kiến phải chấp nhận. Và trong
trường hợp những thế lực phong kiến ra sức ngăn cản, họ quyết tâm đấu tranh
đến cùng để bảo vệ tình yêu và thực hiện cho kì được nguyện vọng của họ.
Thái độ của tác giả đối với tình yêu tự do là khẳng định. Họ say sưa theo
dõi và dành những trang viết vào loại hay nhất, đẹp nhất của văn chương để miêu
tả một cách đầy hứng thú quá trình đi đến tình yêu ở các nhân vật mình xây dựng.
Nguyễn Du đã dành một phần tám Truyện Kiều để viết về mối tình tuyệt đẹp Kim
Trọng – Thúy Kiều nảy nở trong hai tháng. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như đã
làm mười hai bài thơ tình để diễn tả nỗi nhớ người yêu trong mười hai giờ của
một ngày. Trong Hoa tiên, Nguyễn Huy Tự đã diễn tả một mối tình thi vị trong
khung cảnh thiên nhiên đầy ánh trăng mơ mộng và huyền ảo. Mối tình của Phan

22

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Sinh và Trần Kiều Liên trong truyện Phan Trần hết sức lãng mạn, được nhà thơ
thể hiện trên tinh thần dân chủ có tính chất chống phong kiến về thực chất.

Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến khơng lấy tình u làm cơ sở,
mà xây dựng trên tiền tài và địa vị xã hội, biểu hiện bằng quan niệm “môn đăng
hộ đối”. Một người bình dân khơng thể lấy một người thuộc tầng lớp qúi tộc, cũng
như một người khơng có vai vế trong xã hội không thể lấy con gái một ông quan.
Trường hợp Thúc Sinh lấy con gái quan Thượng thư bộ Lại trong Truyện Kiều
không phải là một hiện tượng phổ biến và Nguyễn Du cũng đã cho thấy được cái
thế chênh lệch của quan hệ hôn nhân ấy. Thế nhưng, trong rất nhiều truyện Nơm
bình dân, các nhà thơ đã phủ nhận quan điểm hôn nhân môn đăng hộ đối phong
kiến ấy và xây dựng nên những mối tình rất đẹp của những người có địa vị giai
cấp hết sức chênh lệch nhau. Hầu hết các cô gái trong truyện Nơm bình dân
thường là những người thuộc giai cấp qúi tộc. Họ được giới thiệu là con vua, con
quan tướng quốc, nhưng họ đã yêu và lấy những anh hàn sĩ lỡ thời, thậm chí đi
ăn xin để có tiền đi học. Và để tránh một sự đối lập quá đáng mà xã hội không thể
chấp nhận được, hoặc do quan điểm hạn chế của tác giả, những anh hàn sĩ cũng
được khoát cho một nguồn gốc xuất thân “cao qúi” hay tương lai rồi sẽ đỗ đạt, làm
quan to…Nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu của họ bền chặt qua thử thách và
họ có một cuộc sống rất hạnh phúc.
Trong các truyện Nôm bác học, các tác giả khơng xây dựng kiểu tình u
như vậy. Nhìn chung, các nhân vật trong những truyện Nôm bác học đều thuộc
tầng lớp phong kiến và có thể đều “mơn đăng hộ đối”. Nhưng đó khơng phải là
điều các nhà thơ muốn nhấn mạnh. Mối quan tâm của các tác giả truyện Nơm bác
học chính là cơ sở tình cảm trong quan hệ yêu đương của các nhân vật. Nhiều
truyện đề cao tình u của những cơ gái đẹp với những chàng trai có tài, nghe
qua thì đó là các chuyện u đương của “tài tử - giai nhân” theo quan niệm phong
kiến, nhưng kì thực đó là những mối tình được xây dựng trên cơ sở tình cảm, về
thực chất nó đối lập với chế độ hôn nhân phong kiến.
Tinh thần dân chủ trong quan hệ tình u và hơn nhân còn thể hiện ở việc
đề cao vai trò của người bình dân. Trong Hoa tiên, tình yêu của Lương Sinh với
Dao Tiên như một chất men thấm dần vào da thịt, để cơ gái q tộc này chiến
thắng những thành kiến qúi tộc mà nói lên tiếng nói chân thật của lịng mình. Q

trình đó khơng thể thiếu vai trị của hai nhân vật nữ tì là Vân Hương và Bích
Nguyệt. Họ là những mối lái, những “ơng tơ bà nguyệt” dẫn dắt cho cặp tình nhân
đến với nhau. Hình ảnh đêm thề nguyền của Lương Sinh và Dao Tiên có Vân
Hương và Bích Nguyệt chứng giám đã nói lên đầy đủ vai trị của họ trong câu
chuyện tình nầy. Ở Sơ kính tân trang, vai trị của Hồng Nương và Yến Đồng cũng
giống như vậy. Việc đề cao vai trị của người bình dân khơng phải chỉ có ở những
truyện Nơm viết đề tài tình u, mà cịn ở một số tác phẩm truyện Nôm khác như
câu chuyện về trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai chẳng hạn. Điều muốn nói ở đây
chính là vai trị của con người bình dân trong việc thúc đẩy cho chủ đề tình yêu tự
do được thực hiện.
Tình yêu trong văn học giai đoạn này cịn có một đặc điểm nữa là nó
khơng có tính chất cá nhân chủ nghĩa vị kỉ, khơng làm cho con người trở nên nhỏ
bé, tầm thường, trái lại, nó làm cho con người cảm thấy mình cao lớn hơn, đẹp đẽ
hơn. Sự chiếm lĩnh tình yêu đồng thời cũng là sự chiếm lĩnh thế giới. Về một ý
nghĩa nào đó, có thể nói tình u đã nhân đạo hóa con người. Trong các truyện
Nơm giai đoạn này, hầu như tác phẩm nào viết về tình yêu đẹp thì cũng viết đẹp
về thiên nhiên. Với Truyện Kiều, tình yêu không phải chỉ đem lại cho con ngườI vẻ
đẹp của cuộc sống mà còn đặt vấn đề chống định mệnh. Nguyễn Du qua Truyện
Kiều đã đạt đến đỉnh cao trong vấn đề tình u làm nhân đạo hóa con người.

23

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Đề tài tình yêu trong văn học giai đoạn này còn cho chúng ta thấy con

người cá thể bắt đầu được khẳng định. Nói cách khác, cái rung động của con
người trước tình yêu đã được các nhà thơ thể hiện có tính chất cá thể hóa rõ nét.
Trong Sơ kính tân trang, đó là cái xao xuyến, chốn ngợp của con người trước
mối tình đầu; trong Truyện Kiều là nỗi nhớ thương, ngậm ngùi da diết về một tình
yêu tan vỡ; trong Hoa tiên là sự trách móc về một tình u lỗi hẹn; trong thơ Hồ
Xuân Hương là sự chua chát phẫn nộ về một tình u dang dở…Nhưng có lẽ
khơng tác phẩm nào nói đến một tình u xót xa, đau đớn hơn tình yêu của Phạm
Thái trước cái chết của Trương Quỳnh Như (Văn tế Trương Quỳnh Như); không
lời đằm thắm nào mà mỉa mai và lời mỉa mai nào mà đằm thắm hơn lời MờI trầu
của Hồ Xuân Hương. Ở các sáng tác chữ Hán của Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì
Sĩ, nhìn chung, cá tính chưa được thể hiện rõ nét, nhưng trong hai tập thơ khóc
vợ là Đoạn trường lục (Phạm Nguyễn Du) và Kh ai lục (Ngơ Thì Sĩ), người đọc
đã cảm nhận được thế nào là nỗi lịng thương tiếc, xót xa vơ hạn của hai nhà thơ
trước cái chết của vợ mình. Tình cảm của hai ông thật xúc động làm sao!
Con người cá thể trong văn học giai đoạn này chủ yếu gắn với đề tài tình
yêu, nhưng ở một số tác giả, con người cá thể cịn được thể hiện qua tâm sự,
hồi bão của họ. Đó có thể là con người chán chường đến khinh bạc của Phạm
Thái trong một loạt bài thơ tự thuật; con người dằn dỗi, bực dọc của Nguyễn Gia
Thiều trong bài Miếng tình; con người sơi nổi của Nguyễn Cơng Trứ trong nhiều
bài viết về chí nam nhi, vừa thể hiện ý thức về nghĩa vụ làm trai, vừa mang màu
sắc cá nhân ở mức độ nhất định.
Nhu cầu giải phóng tình cảm của con người cịn gắn liền với sự xuất hiện
của hình ảnh người phụ nữ trong văn học. Chưa bao giờ văn học xây dựng nhiều
hình ảnh người phụ nữ đến như vậy. Dường như tác giả nào cũng có viết về
người phụ nữ. Khơng những Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xn Hương, ĐặngTrần
Cơn, Đồn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự viết về người phụ nữ,
mà Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lí Văn Phức cũng viết về người phụ nữ. Phạm Đình
Hổ trong bài Hữu sở cảm đã khắc họa thật hay hình ảnh cô gái Trường An với vẻ
đẹp ngây thơ trong sáng đứng tựa bao lơn trước vườn hoa, e người u nghe đàn
hiểu rõ tâm sự của mình, nên cơ đặt ngang đàn cầm, cười mà không gãy. Một bài

thơ khác đã vẽ nên hình ảnh cơ gái đẹp ngồi trên mình ngựa với ánh mắt đưa
duyên thật tình tứ trong bài Mã thượng mĩ nhân của Ninh Tốn. Hay như Cao Bá
Qt trên hải trình theo phái đồn đi sứ sang Indonésia đã thẫn thờ trước hình
ảnh một người đàn bà châu Âu áo trắng như tuyết, tay cầm chén sữa một cách uể
oải, nũng nịu đòi chồng nâng dậy trong khung cảnh đêm lạnh, gió bể thổi mịt mù
và tâm trạng nhà thơ đang trong cảnh biệt li (Dương phụ hành)…
Phụ nữ trong văn học giai đoạn này có người là phụ nữ q tộc, có người
là phụ nữ bình dân, thậm chí ca nhi, kĩ nữ…, nhưng họ hồn tồn khơng phải là
mẫu người phụ nữ của lễ giáo phong kiến. Như một qui luật phổ biến, bất kì một
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nào ra đời trong văn học thì vấn đề phụ nữ lại được
đặt lên hàng đầu, được quan tâm sâu sắc. Vì sao? Bởi vì họ là người bị áp bức
nặng nề nhất, không chỉ về phương diện giai cấp mà cả về phương diện giới tính
nữa. Nỗi khổ nhục của họ không loại trừ thành phần xuất thân. Phụ nữ giàu hay
nghèo đều có những nỗi khổ nhục riêng. Nguyễn Du đã hai lần khái quát nổi khổ
nhục của họ trong xã hội phong kiến như một định mệnh không thể thay đổi được.
Đau đớn thay phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung…
(Truyện Kiều)
Đau đớn thay phận đàn bà !

24

)


TS. PHẠM THANH HÙNG

VHVN GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI TK XVIII - NỬA ĐẦU TK XIX

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ?

(Văn chiêu hồn)
Rất nhiều sáng tác văn học trong giai đoạn này đã thể hiện phong phú nỗi
khổ của người phụ nữ. Trong Chinh phụ ngâm là hình ảnh người chinh phụ mịn
mỏi, khổ đau vì chồng tham gia vào những cuộc chiến tranh phong kiến. Trong
Cung oán ngâm khúc là hình ảnh người cung nữ cơ đơn, lạnh lẽo vì bị vua ruồng
bỏ. Trong thơ Phạm Đình Hổ là hình ảnh những cơ gái hát triều Lê đánh liều với
cuộc sống buông trôi năm này sang năm khác (Cựu cơ ca). Trong thơ Hồ Xuân
Hương là những người phụ nữ làm lẽ, chửa hoang, muộn chồng và chồng chết.
Trong thơ Nguyễn Du là bốn mẹ con một người ăn xin sắp chết đói (Sở kiến
hành); là nàng Tiểu Thanh bên Trung Hoa mới mười tám tuổi đầu, lấy lẽ bị vợ cả
ghen bắt ở trên núi, buồn rồi chết, có để lại tập thơ (Độc Tiểu Thanh kí); là cơ Cầm
ở Long Thành nổi tiếng tài hoa mà nay tóc đã hoa râm, nét mặt võ vàng (Long
Thành cầm giả ca); là người ca nữ ở La Thành (thành Nghệ An) sống không biết
cậy vào ai nên phải xuống tuyền đài tìm người tri kỉ (Điếu La Thành ca giả); là cô
hầu gái của em đã ba con mà vẫn mặc chiếc áo cũ trước khi lấy chồng (Ngộ gia
đệ cựu ca cơ); là ba người phụ nữ kiên quyết chống lại bọn hung bạo và hy sinh
để giữ mình được trong sạch (Tam liệt miếu). Và đau khổ hơn cả chính là tấn bi
kịch về cuộc đời của cô gái họ Vương mà bao thế kỉ qua đi vẫn tiếp tục gieo vào
lòng người niềm cảm thương vô hạn (Truyện Kiều)…Mỗi người một nỗi khổ;
chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Nhưng bị khinh bỉ và đau khổ hơn cả trong
xã hội phong kiến chính là những ca nữ, kĩ nữ. Kể cũng phải. Ở cái xã hội ấy, phụ
nữ nói chung đều bị coi thường, đều đau khổ. Nhưng nếm trải tận cùng nỗi khổ
nhục, không ai hơn những người phụ nữ làm nghề “xướng ca vơ lồi” và mại dâm.
Ngay như Thúy Kiều, nhân vật mà nhà thơ yêu mến nhất, cũng “Thanh lâu hai
lượt, thanh y hai lần”…
Bằng tất cả sự xúc động, thơng cảm, xót thương và trân trọng của nhà thơ,
nhiều hình tượng người phụ nữ chịu khổ đau trong văn học giai đoạn này đã được
xây dựng thật sinh động, tạo nên được những ấn tượng sâu đậm trong tình cảm,
tâm hồn người đọc nhiều thế hệ. Dù vậy, hình ảnh người phụ nữ khơng chỉ hiện
lên ở phương diện khổ đau, ở họ còn là những con người có tài, có tình, có ý chí

và có nghị lực. Trong Truyền kì tân phả (cịn có tên là Tục truyền kì), một tác
phẩm ghi chép những truyện hoang đường của Đồn Thị Điểm ra đời qng đầu
giai đoạn, có nhiều truyện ghi nhận những nét tính cách tiêu biểu của người phụ
nữ giai đoạn này. Hải khẩu linh từ lục (Truyện đền thiêng ở cửa bể) kể chuyện
nàng Bích Châu xinh đẹp, cung phi của vua Trần Duệ Tông, giỏi thơ văn, cảm
thấy chính sự trong nước ngày càng suy kém nàng đã dâng lên vua bản điều trần
mười điều gọi là “Kê minh thập sách” giúp vào việc trị nước, yên dân. Đinh phu
nhân trong An Ấp liệt nữ lục (Truyện người liệt nữ ở An Ấp) là người dung nhan
thanh nhã, cử chỉ đoan trang, khéo thêu thùa và giỏi văn thơ, từng làm thơ khuyên
chồng là Đinh Hồn khơng được lơ là việc nước. Cơng chúa Liễu Hạnh, vốn là
Tiên chúa giáng trần, trong Vân Cát thần nữ lục (Truyện nữ thần ở Vân Cát) đã
hai lần xướng họa thơ văn với Phùng Khắc Khoan, thường hiển linh giúp người
lành, trị kẻ ác. Trong các truyện Nơm bình dân, các cơ gái đều là những người có
ý chí, có nghị lực lớn. Nàng Ngọc Hoa trong truyện Phạm Tải Ngọc Hoa hay nàng
công chúa trong truyện Lý Công đều là những người phụ nữ đã dũng cảm đương
đầu với những thế lực đen tối phá hoại tình yêu của họ. Điều gì đã khiến cho Cúc
Hoa, con gái nhà trưởng giả, can đảm trao duyên cho anh chàng ăn xin nhưng
hiếu thảo và tuấn tú - Tống Trân, trong truyện Tống Trân Cúc Hoa ? Không thể lí
giải điều ấy ngồi lịng thương người, tình cảm đậm đà với người con trai hoạn
nạn và một nghị lực phi thường khi can đảm nhận lấy trách nhiệm nuôi mẹ và giúp
chồng học hành. Với Phương Hoa trong truyện Phương Hoa thì đó là cơ gái giả

25

)


×