Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.59 KB, 26 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
3.1 Phương hướng phát triển của AVA với vấn đề hoàn thiện kiểm toán
khoản mục doanh thu
Với doanh thu hơn 8 tỷ VNĐ năm 2007, AVA đang là một trong những công
ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán có tiềm năng nếu biết khai thác thị trường kiểm
toán trong nước và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, thị trường kiểm toán
Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
mang đến không chỉ những cơ hội mà cả những thách thức và khó khăn.
Từ nay cho đến năm 2010, Công ty Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam
có chiến lược mở rộng thị trường kiểm toán tới tất cả các tỉnh thành trên cả
nước, công việc trước mắt là thành lập văn phòng đại diện trong Thành phố Hồ
Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, đồng thời trở thành thành viên của một tổ
chức kiểm toán quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán
của Việt Nam tăng nhanh về số lượng, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt. Hiện nay, các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán đều đăng ký kinh
doanh dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn, vì vậy, muốn nâng cao sức
cạnh tranh và hình ảnh của công ty trên thị trường kiểm toán cần nâng cao chất
lượng dịch vụ kiểm toán. Mặt khác, doanh thu là khoản mục trọng yếu của Báo
cáo tài chính, chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa quan trọng để xem xét, đánh giá về
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, là căn cứ đánh giá khả năng sinh
lời từ hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện các thủ
tục kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và hoàn thiện thủ tục kiểm toán
khoản mục doanh thu nói riêng là yêu cầu mang tính tất yếu đối với sự phát
triển của AVA trong tương lai.
Mỗi khoản mục được kiểm toán đều cần đảm bảo những mục tiêu chung và
mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đó. Các cuộc kiểm toán trước khi
tiến hành đều cần được lập kế hoạch đầy đủ, kỹ lưỡng và chặt chẽ, phù hợp với
từng khách hàng. Quá trình kiểm toán là quá trình kiểm toán viên thực hiện các
thủ tục kiểm toán đã xây dựng để thu thập những bằng chứng có độ tin cậy làm


căn cứ để kiểm toán viên đưa ra những kết luận đúng đắn cho Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, AVA cũng hướng đến xây dựng chương
trình kiểm toán chung, mang tính chuyên nghiệp, thiết kế chi tiết và đầy đủ
những thủ tục cần thiết cho một cuộc kiểm toán và cụ thể cho từng khoản mục
trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu liên quan đến bước công
việc đánh giá rủi ro, trọng yếu của khoản mục doanh thu; thực hiện các thủ tục
phân tích các chỉ tiêu và tỷ suất tài chính liên quan đến khoản mục doanh thu;
thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu.
Tại AVA, các thủ tục kiểm toán được thực hiện cho các cuộc kiểm toán chưa
đầy đủ, chưa được thiết kế trong chương trình kiểm toán hoặc không được các
kiểm toán viên thực hiện đúng quy trình trong quá trình thực hiện cuộc kiểm
toán.
AVA là công ty kiểm toán có thời gian hoạt động chưa lâu nên bản thân
chương trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán và thực tế kiểm toán còn nhiều
tồn tại mà bản thân công ty và các nhóm kiểm toán chưa thể nhận ra được. Kinh
nghiệm kiểm toán được các kiểm toán viên và các thành viên trong nhóm kiểm
toán tự rút ra và hoàn thiện sau mỗi cuộc kiểm toán. Thực tế kiểm toán khoản
mục doanh thu tại AVA cho thấy việc hoàn thiện các thủ tục kiểm toán khoản
mục doanh thu là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách so với chiến
lược phát triển kinh doanh và mục tiêu của công ty đến năm 2010.
Các thủ tục kiểm toán khoản mục doanh thu tại AVA có nhiều hạn chế do
thời gian hoạt động chưa lâu, các thủ tục này còn đang trong quá trình hoàn
thiện. Qua thời gian thực tế tham gia công tác kiểm toán tại AVA, người viết xây
dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện khoản mục doanh thu dưới đây. Nội
dung các biện pháp cũng vận dụng những chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và
các văn bản pháp luật có liên quan. Qua đó, người viết đi sâu hoàn thiện các thủ
tục kiểm toán liên quan đến khoản mục doanh thu, bao gồm: Hoàn thiện quy
trình đánh giá rủi ro, trọng yếu khoản mục doanh thu; hoàn thiện và bổ sung các
thủ tục phân tích khoản mục doanh thu; hoàn thiện và bổ sung các thủ tục kiểm
tra chi tiết khoản mục doanh thu.

3.2 Các biện pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu
Nội dung Rủi ro, trọng yếu Thủ tục phân tích Thủ tục kiểm tra chi tiết
Cơ sở lý luận và
thực tiễn
- Kết cấu, tính chất của rủi
ro, trọng yếu
- Những khả năng chứa
đựng sai sót
Công thức tính, nội dung,
tác dụng, mối liên hệ với
doanh thu của một số chỉ
tiêu tài chính
Sai sót thường tồn tại đối
với các loại doanh thu khác
nhau, phương pháp chọn
mẫu chứng từ
Phương pháp thực
hiện
Lập bảng đánh giá rủi ro,
trọng yếu cho khoản mục
doanh thu.
Lập bảng phân tích các
chỉ tiêu tài chính: vòng
quay khoản phải thu...
Các cách kiểm tra chi tiết
chứng từ kế toán doanh thu:
hóa đơn, báo cáo bán hàng..
Phương pháp chọn mẫu
kiểm toán
Điều kiện thực

hiện
Xây dựng quy trình đánh
giá, có thể sử dụng phần
mềm kiểm toán
Sử dụng những kiến thức
phổ biến về các chỉ tiêu,
tỷ suất tài chính liên quan
đến khoản mục doanh
thu.
- Chí phí kiểm toán lớn
- Xây dựng quy trình chọn
mẫu cho khoản mục chung
trong kế hoạch kiểm toán
Kết quả thực hiện
Giảm thiểu những gian lận
và sai sót trong kiểm toán
doanh thu, giúp kiểm toán
viên có đủ cơ sở chắc chắn
để đưa ra kết luận kiểm toán
Bao quát được các sai
phạm bản thân tài khoản
doanh thu. Tiết kiệm các
thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tìm được những bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và
đáng tin cậy hơn cho kết
luận về khoản mục doanh
thu.
Bảng 3.1 Tóm tắt các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu
3.2.1 Biện pháp đánh giá rủi ro, trọng yếu cho khoản mục doanh thu

Về mặt định tính, khoản mục doanh thu trong Báo cáo tài chính luôn mang
tính chất trọng yếu. Khi đó, đánh giá rủi ro và trọng yếu của khoản mục này
trong kiểm toán Báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng. Các công ty kiểm
toán và các kiểm toán viên cần thiết lập và thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro,
trọng yếu cho từng khoản mục của báo cáo tài chính.
3.2.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá rủi ro, trọng yếu khoản mục
doanh thu
Bước công việc đánh giá rủi ro, trọng yếu được thực hiện trong quá trình
lập kế hoạch kiểm toán. Ngay từ khi công ty kiểm toán xem xét để ký kết một
hợp đồng kiểm toán, nếu rủi ro kiểm toán quá lớn có ảnh hưởng đến việc cung
cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Nếu hợp đồng kiểm toán được ký kết,
kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ thực hiện tìm hiểu khách hàng và Hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để ước lượng mức rủi ro, trọng yếu ban
đầu. Nhìn chung, quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với khoản mục doanh
thu sẽ được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán của cuộc kiểm
toán đó. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng quy định việc đánh giá rủi ro,
trọng yếu của khoản mục doanh thu là một việc làm cần thiết.
Rủi ro kiểm toán được thiết lập theo công thức sau:
DR =
AR
IR × CR
Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán
IR là rủi ro tiềm tàng
CR là rủi ro kiểm soát
DR là rủi ro phát hiện
Đối với tính trọng yếu, việc đánh giá mang tính trừu tượng hơn việc đánh
giá rủi ro kiểm toán. Nguyên nhân của điều này là: “Mức trọng yếu tuỳ thuộc
tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong
từng hoàn cảnh cụ thể”. Hơn nữa, giữa rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu của
thông tin có mối quan hệ rất chặt chẽ và mật thiết. Vì vậy, quy trình đánh giá rủi

ro và đánh giá tính trọng yếu cần thiết thực hiện song song nhau để đạt hiệu quả
cao hơn. Tính trọng yếu tuỳ thuộc vào số tiền và tính chất của thông tin được
đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Tại AVA, công việc này không được thực hiện một cách cụ thể. Phần lớn
các kiểm toán viên sử dụng cách làm ước lượng mức trọng yếu theo kinh
nghiệm làm việc của mình. Tuy nhiên, cách làm này không đảm bảo mức rủi ro,
trọng yếu mà kiểm toán viên đưa ra đủ để bao quát toàn bộ các sai phạm trọng
yếu chứa đựng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, không đảm bảo cho
kiểm toán viên có thể bao quát toàn bộ các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra, nghĩa
là các khả năng kiểm toán viên đưa ra những kết luận không đúng đắn về những
thông tin trên báo cáo tài chính. Theo quy định của công ty, mức độ trọng yếu
xác định cho từng khoản mục như sau:
Khoản mục Mức độ trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế 4.0% 8.0%
Doanh thu thuần 0.1% 0.8%
Tài sản ngắn hạn 1.0% 2.0%
Nợ ngắn hạn 1.0% 2.0%
Tổng tài sản 0.5% 1.0%
Bảng 3.2 Quy định mức độ trọng yếu cho các khoản mục
Thực tế, các yếu tố có khả năng chứa đựng rủi ro như sau:
• Việc bán hàng trả chậm có thể được thực hiện với khách hàng không có khả
năng thanh toán;
• Các hoá đơn bán hàng phát hành sai quy cách;
• Hoá đơn bán hàng có thể được phát hành nhưng hàng hoá chưa hoặc không
được chuyển giao mà đơn vị đã ghi nhận doanh thu;
Các thông tin về doanh thu và các khoản mục liên quan như hàng tồn kho,
các khoản phải thu có thể được phản ánh không đúng.
3.2.1.2 Phương pháp thực hiện
Quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu có thể được thực hiện theo những bước
công việc sau. Đồng thời với những xét đoán mang tính chất nghề nghiệp và

kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên
Kiểm toán viên có thể thực hiện đánh giá ban đầu về mức rủi ro, trọng yếu
theo hai hướng sau:
Hướng thứ nhất, kiểm toán viên ước lượng và tính toán mức rủi ro, trọng
yếu cho từng khoản mục, sau đó tổng hợp nên mức rủi ro, trọng yếu cho toàn bộ
Báo cáo tài chính
Hướng thứ hai, kiểm toán viên có thể bắt đầu bằng việc ước tính tổng sai
phạm trên toàn bộ báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh) sau đó phân
bổ cho từng khoản mục trên báo cáo, cụ thể là khoản mục doanh thu.
 Đánh giá rủi ro
Kiểm toán viên có thể tiến hành lập bảng đánh giá rủi ro đối với khoản
mục doanh thu, trong đó rủi ro gồm hai loại là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm
soát. Kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa trên số phát sinh
khoản mục doanh thu theo các yếu tố. Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán
viên căn cứ bảng phản ánh mối quan hệ giữa các loại rủi ro như sau:
Đánh giá Rủi ro
TT
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Trung bình Cao nhất
Bảng 3.3 Bảng phản ánh mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng gồm các nội dung sau, biểu mẫu có thể tùy
thuộc vào kiểm toán viên thực hiện và phải được thể hiện trên giấy tờ làm việc:
- Quy mô số phát sinh của doanh thu;
- Số lượng nghiệp vụ phát sinh, mức độ phức tạp, số lượng các nghiệp vụ
bất thường;
- Sự thay đổi các chính sách kế toán liên quan tới khoản mục.
Ngoài ra, rủi ro kiểm toán còn phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống kiểm

soát nội bộ và loại rủi ro này gọi là rủi ro kiểm soát. Để đánh giá rủi ro kiểm
soát, kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi qua việc đánh giá Hệ thống kiểm soát
nội bộ bao gồm các nội dung:
- Mục tiêu của hoạt động kiểm soát;
- Cách thức mà thủ tục kiểm soát nội bộ được thực hiện;
- Mức độ thường xuyên của việc thực hiện các hoạt động kiểm soát;
- Đánh giá khả năng chuyên môn và kinh nghiêm là việc của nhân viên
được phân công thực hiện thủ tục kiểm soát....
Kiểm toán viên ước lượng mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho khoản mục
doanh thu sau đó căn cứ vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định
mức rủi ro phát hiện theo công thức đã nêu ở trên. Mức rủi ro phát hiện của
kiểm toán viên xác định là căn cứ để kiểm toán viên xác định các nội dung:
- Nội dung của các thử nghiệm cơ bản;
- Lịch trình thực hiện các thử nghiệm;
- Phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Công ty A:
Trong nội dung cuộc kiểm toán công ty A, giả sử kiểm toán viên thực hiện
đánh giá rủi ro kiểm toán (rủi ro phát hiện) để xây dựng thử nghiệm cơ bản cho
khoản mục doanh thu. Rủi ro kiểm toán được đánh giá như sau:
- Lập bảng đánh giá rủi ro kiểm soát khoản mục doanh thu :
Kết cấu của hệ thống
KSNB
Miêu tả những khả năng chứa đựng sai phạm Kiểm tra
Môi trường kiểm soát
- Phê duyệt hợp đồng xây lắp, đấu thầu và thời hạn thanh
toán (Do trưởng phòng tài chính- Vương Hồng Quân trực
tiếp thực hiện) → Khách hàng có khả năng thanh toán xấu.
- Doanh thu kế hoạch là 300 tỷ VNĐ → Khả năng hợp lý
hoá chứng từ khai tăng doanh thu



Hệ thống kế toán
- Phát hành hoá đơn sai quy cách;
- Các nghiệp vụ phát sinh doanh thu thường tập trung vào
tháng 12→ Nhầm lẫn
- Khả năng hạch toán sai về tính chất tài khoản


Không
Thủ tục kiểm soát
- Việc phê duyệt, kiểm tra số liệu kế toán trước khi chạy số
liệu trên phần mềm;
- Kiểm tra việc tính toán (sử dụng phần mềm kế toán);
- Thực hiện đối chiếu kiểm kê nợ phải thu từng tháng
Không
Không
Không
Kết luận Rủi ro kiểm soát của công ty A ở mức Trung bình
NX: Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ ghi tăng doanh thu tháng 12 năm 2007
Bảng 3.4 Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát công ty A cho doanh thu
- Lập bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng :
Kiểm toán viên có thể đánh giá các sai sót tiềm tàng liên quan đến khoản
mục doanh thu của công ty A căn cứ vào Số liệu về doanh thu chưa kiểm toán
31/12/2007 với số liệu về doanh thu đã kiểm toán năm 2006. Căn cứ vào chênh
lệch giữa số lieuẹ đã kiểm toán năm 2006 và số liệu chưa kiểm toán năm 2007
đê xác định và đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu. Về mặt định
tính, doanh thu là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro. Lập bảng sau:
Chỉ tiêu
Trước kiểm toán
31/12/07

Sau kiểm toán
31/12/06
Chênh lệch
Ghi
chú
VNĐ %
Doanh thu BH và CCDV 295.362.317.792 Không thực
hiện kiểm toán
2006
Doanh thu HĐTC 465.869.216
Thu nhập khác 1.140.538.381
KL Rủi ro tiềm tàng của công ty A ở mức Cao
NX: Mở rộng quy mô chọn mẫu chứng từ (100% hồ sơ công trình)
Bảng 3.5 Bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng khoản mục doanh thu công ty A
Từ đó, ta có thể kết luận: Rủi ro kiểm toán được xác định ở công ty A đạt
mức Thấp và việc bổ sung các thử nghiệm cơ bản (thủ tục kiểm tra chi tiết) là
cần thiết. Khi đó, kiểm toán viên sẽ xây dựng quy mô mẫu chọn theo mức phù
hợp nhất về thời gian, chi phí và hiệu quả của cuộc kiểm toán đối với công ty A
trong chương trình kiểm toán.
 Đối với tính trọng yếu
Ước tính ban đầu về mức trọng yếu của toàn bộ BCTC
Xác định mức trọng yếu của các khoản mục
Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
Xác định sai sót chưa điều chỉnh trong khoản mục doanh thu
Tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh
So sánh mức sai lệch tổng hợp với mức trọng yếu của BCTC và kết luận
Hình 3.6 Quy trình và phương pháp đánh giá tính trọng yếu doanh thu
Tính trọng yếu được thiết lập và mức độ trọng yếu được tính toán cho
khoản mục doanh thu thực hiện trên cả hai mặt là định tính và định lượng. Xác
định mức trọng yếu là vấn đề thuộc về xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán

viên, bao gồm cả việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót và gian lận trên báo
cáo tài chính. Kiểm toán viên có thể lựa chọn cơ sở nào đó ban đầu cho việc
ước lượng tính trọng yếu theo một tỷ lệ nhất định.
Mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ báo cáo và phân bổ cho khoản
mục doanh thu theo cả hai chiếu hướng là doanh thu khai tăng và doanh thu
khai giảm. Sau đó, kiểm toán viên ước tính tổng sai sót cho khoản mục doanh
thu và đưa ra bằng chứng; ước tính tổng số sai sót có thể chấp nhận được; so
sánh ước tính sai sót với ước lượng ban đầu và đưa ra kết luận kiểm toán.
Công ty A:
Tại AVA, mức trọng yếu được quy định trong khoản mục doanh thu là
0.1% đến 0.8% doanh thu thuần báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào xét đoán
của mình, kiểm toán viên thực hiện lựa chọn mức trọng yếu cho khoản mục
doanh thu trên báo cáo tài chính công ty A là 0.1%. Nguyên nhân lựa chọn tỷ lệ
phần trăm mức trọng yếu là thấp nhất trong thang tỷ lệ quy định của AVA, đó là
công ty A có doanh thu lớn, Đối với Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
số liệu báo cáo trên Báo cáo kết quả kinh doanh ban đầu là 295.362.317.792
VNĐ. Từ đó, mức trọng yếu được xác định cho Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ công ty A:
Mức TY = 295.362.317.792 × 0.1% = 295.362.318 (VNĐ).
Khi đó, nếu tổng giá trị sai sót phát hiện lớn hơn 295.362.318 VNĐ, kiểm toán
viên yêu cầu khách hàng điều chỉnh.
Kiểm toán viên cần kết hợp thực hiện đánh giá kết hợp với việc đánh giá
rủi ro kiểm toán, nguyên nhân là do mối quan hệ mật thiết của hai yếu tố này
trong kiểm toán khoản mục doanh thu. Doanh thu là khoản muc chứa đựng
nhiều rủi ro, khi đó mức trọng yếu được xác định và phân bổ cho khoản mục
này sẽ thấp hơn các khoản mục khác, đồng thời số thử nghiệm cơ bản được thực
hiện sẽ tăng lên. Chẳng hạn, đối với công ty A, khi kiểm toán viên xác định việc
hạch toán doanh thu xây lắp rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hơn
nữa những công trình mà công ty A đang thi công là những công trình trọng
điểm với tổng mức đầu tư lớn thì việc kiểm tra toàn bộ hồ sơ công trình được

xác định là một bước công việc cần thiết.
3.2.1.3 Điều kiện thực hiện
Công ty Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam có thể xây dựng quy trình
đánh giá rủi ro trọng yếu thống nhất chung cho các khoản mục nói chung và
khoản mục doanh thu nói riêng. Theo đó, các dự kiến ban đầu về rủi ro kiểm
toán có thể được xác định cho từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục doanh thu,
phương pháp kiểm toán cho khoản mục này sẽ được thiết lập sau khi tham chiếu
mức rủi ro đã đánh giá tới các mục tiêu kiểm toán tương ứng.
Tuy nhiên, các kiểm toán viên thực hiện quy trình đánh giá rủi ro, trọng
yếu và phân bổ mức rủi ro trọng yếu cho các khoản mục đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm kiểm toán trong linh vực kinh
doanh của khách thể kiểm toán.
Đồng thời công ty Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong quá trình
xem xét và ký kết hợp đồng kiểm toán cần đảm bảo yêu cầu về thời gian và sử
dụng cam kết của ban giám đốc về tính trung thực của những thông tin được
trình bày trên Báo cáo tài chính và các thông tin trên tài liệu mà doanh nghiập
cung cấp cho nhóm kiểm toán.
Nếu có đủ năng lực về tài chính, chuyên môn và nhân sự AVA có thể mua
phần mềm kiểm toán về đánh giá rủi ro, trọng yếu để sử dụng cho công tác kiểm
toán của mình.
3.2.1.4 Kết quả sau khi thực hiện
Sau khi đánh giá rủi ro, trọng yếu của công ty A, kiểm toán viên sẽ có
những bằng chứng chắc chắn hơn cho kết luận kiểm toán của mình về thông tin
trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.
Tính trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng rất lớn đến việc
lên kế hoạch thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Sau khi ước tính mức rủi ro
trọng yếu cho khoản mục doanh thu, đối với những sai sót phát hiện của khoản
mục này kiểm toán viên có thể dễ dàng đưa ra kết luận kiểm toán trên căn cứ có

×