MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH,
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
3.1 Nhận xét và đánh giá chung
Sau 16 năm thành lập và phát triển đã có được một số lượng khách hàng đông đảo
trong nhiều lĩnh vực: sản xuất,thương mại, ngân hàng, chứng khoán, tài chính, bảo
hiểm… Để đạt được thành công như vậy là do AASC đã xây dựng qui trình kiểm toán
hợp lý, chặt chẽ trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận và các qui định của Bộ Tài chính. Đồng
thời trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV của AASC luôn luôn vận chuẩn mực
kiểm toán một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
Măc dù Công ty đã thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán đã lập sẵn với những ưu
điểm của nó xong chưa thực hiện xuyên xuốt và toàn diện.Cụ thể là trong những trường
hợp bó hẹp thời gian kiểm toán thì việc thực hiện theo quy trình có giảm bớt. Để khắc
phục hiện tượng trên, đối với khách hàng thường xuyên, AASC đã tiến hành các cuộc
kiểm toán 6 tháng đầu năm và 9 tháng cuối năm trước, để cuối năm khi tiến hành kiểm
toán , KTV giảm bớt khối lượng công việc, công tác kiểm toán hiệu quả hơn; đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng về thời gian công bố BCKT; đồng thời luôn cập nhật
thông tin về khách hàng, kịp thời phát hiện được các sai sót.
AASC luôn luôn đặt mục tiêu thực hiện dịch vụ chất lượng cao nhất nhằm phát
hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công
tác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để từ
đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục
những tồn tại mà Công ty nhận thấy trong quá trình kiểm toán.
Là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán , công tác kiểm toán chủ yếu
theo mùa và theo từng hợp đồng cụ thể từ khắp các tỉnh thành trong cả nước nên tổ
chức bộ máy hành chính gọn nhẹ đảm bảo theo dõi và thực hiện tốt các công việc của
mình và tiết kiệm được chi phí hành chính.
Về tổ chức công tác kế toán tại công ty là phù hợp với đặc thù của ngành kiểm
toán. Công ty có bộ phận kế toán trực thuộc phòng tổng hợp để tránh bộ máy cồng kềnh
không cần thiết tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện công tác kế toán tài chính
cho hoạt động toàn công.
Tại AASC, giấy tờ làm việc được trình bày, sắp xếp và đánh tham chiếu một cách
khoa học theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận các bằng chứng kiểm toán cụ
thể. Trong mỗi hồ sơ kiểm toán, giấy làm việc được xếp theo thứ tự sau: trang tổng hợp,
trang kết luận, chương trình kiểm toán và cuối cùng là các giấy tờ làm việc khác mô tả
chi tiết các bước công việc mà KTV thu thập được từ phía khách hàng. Việc sắp xếp
như vậy người sử dụng thấy ngay được kết luận của KTV và căn cứ đưa ra kết luận đó
đồng thời những ngưới soát xét công việc kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá
công việc KTV đã làm. Hiện nay, công việc của KTV thực hiện phần lớn trên máy vi
tính nên đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian thực hiện và tiết kiệm công sức của
KTV.
Nhận xét và đánh giá về công việc của KTV
Ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, công việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện
khá tốt, AASC đã xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB chi tiết cho từng
khoản mục, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đem lại hiểu quả cao. Đồng thời
đúng với từng khách hàng cụ thể, AASC có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo thêm bớt
các thử nghiệm kiểm soát để cho việc đánh giá hệ thống KSNB đạt được mục tiêu đề
ra.
Chương trình kiểm toán cũng được thiết kế sẵn cho từng khoản mục trên
BCTC và được cụ thể hoá thành các thủ tục. Song khi kiểm toán BCTC tại mỗi
khách hàng, KTV lại có sự sửa đổi các thủ tục đó cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
Căn cứ vào từng trường hợp KTV cân nhắc lựa chọn các thủ tục sao cho phù hợp với
từng cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV AASC đã thực hiện kiểm toán một
cách toàn diện các BCTC trên cơ sở bám sát kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm
toán chi tiết đã lập. Mặc dù thời gian thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán hạn chế nhưng
KTV đã vận dụng linh hoạt các phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập được các
bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy cần thiết cho việc đưa ra ý kiến của KTV. Quá trình
kiểm toán được thực hiện với các thủ tục kiểm soát, TTPT và thủ tục kiểm tra chi tiết.
Công việc kiểm toán tại AASC được tiến hành theo khoản mục, các khoản mục này
được thực hiện bởi các KTV khác nhau nhưng giữa các KTV có sự phối hợp chặt chẽ.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp công việc đã thực hiện và kết
quả thu được để phát hành BCKT.
Để BCKT được phát hành tuân theo chuẩn mực, AASC thực hiện soát xét rất kỹ
lưỡng kết quả do KTV và trợ lý kiểm toán đã thực hiện. Để đưa ta ý kiến kiến kiểm
toán cuối cùng, phải có sự soát xét của ba cấp là KTV chính, Trưởng phòng kiểm toán
và Ban giám đốc. Sau khi BCKT chính thức phát hành KTV vẫn tiếp tục theo dõi các sự
kiện sau ngày phát hành báo cáo và xem xét sự ảnh hưởng đến BCKT.
3.2. Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty
TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
3.2.1 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Việc thực hiện TTPT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã đạt được
những mục tiêu của TTPT sơ bộ:
- Đạt được sự hiểu biết về nội dung của BCTC.
- Nắm bắt được các thông tin chung về nghành nghề kinh doanh của KH
- Thấy được sự biến động trọng yếu trong hoạt động SXKD, cách thay đổi về chính sách
kế toán, về bộ máy quản lý của KH
- Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của KH
- Phân tích và tìm ra các biến động bất thường để tiến hành phân tích chi tiết trong giai
đoạn thực hiện kiểm toán.
AASC đã sử dụng tối đa kỹ thuật phân tích ngang để phân tích các chỉ tiêu trên BCTC
giữa 2 niên độ kế toán, vì vậy có cái nhìn khái quát về những biến động bất thường, để
từ đó có kế hoạch kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục.
Trong giai đoạn này các KTV hầu hết chỉ đánh giá sơ bộ bằng các TTPT ngang,
kiểm tra tính hợp lí và phân tích các tỷ suất nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở một số các tỷ
suất như: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn
mà chưa tiến hành phân tích các tý suất khác để phân tích rủi ro trong kinh doanh ( hệ
số thu hồi nợ, thời gian thu hồi nợ, hệ số thanh toán lãi vay) hoặc các tỷ suất thể hiện
kết quả sản suất (tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng, hệ số đều đặn
của sản xuất, hệ số sai hỏng theo hiện vật hoặc theo giá trị…) , điều này sẽ giảm tầm
nhìn của KTV đối với một số biến động tình hình tài chính, cũng như không có cái nhìn
sâu sắc về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và tình hình sản xuất tại đơn vị.
KTV mới chỉ tiến hành phân tích đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh mà không tiến hành phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi
đó Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho KTV Bảng lưu chuyển tiền tệ cho
biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện
thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh
nghiệp từ đó đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, dự kiến các rủi ro có thể xảy ra, đua ra
các ước tính của mình. Theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/200 của Bộ Tài
chính quy định là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo bắt buộc và khuyến khích các
doanh nghiệp lập. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm toán rất nhiều doanh nghiệp chưa lập mà
thường được lập sau khi đã được kiểm toán vì vậy KTV không thể tiến hành TTPT đối với
báo cáo này dẫn tới việc thực hiện cuộc kiểm toán một cách tràn lan và giảm hiệu quả công
việc.
3.2.2 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Các TTPT được sử dụng trong giai đoạn này mang lại bằng chứng kiểm toán rất
đa dạng, hữu ích, có tính thuyết phục và tùy theo vào nội dung các phần hành và quy
mô loại hình DN mà KTV lựa chọn các TTPT thích hợp như: phân tích xu hướng, phân
tích hợp lý… Đồng thời, so với việc áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, TTPT tỏ ra tiết
kiệm hơn về mặt thời gian lẫn công sức và đây chính là một trong những yếu tố giúp
Công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Đặc biệt KTV vận dụng kinh hoạt sáng tạo TTPT
trên từng khoản mục đối với từng khách hàng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất..
3.2.3 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mục tiêu cơ bản của thu tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán dó là để
giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và
phát triển những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi tiến hành
đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của DN. Trên cơ sở
các điều chỉnh, KTV đưa ra Bảng cân đối kế toán và BCKQKD sau điều chỉnh và tiến
hành phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các thông tin trên đó.
TTPT trong giai đoạn này có giúp KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của
công ty khách hàng một lần nữa trước khi đưa ra BCKT
3.3. Một số ý kiến hoàn thiện TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH
dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và
kiểm toán
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu từ lý luận đế thực tiễn quy trình và phương pháp vận
dụng TTPT tại công ty AASC, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện
việc thực hiện thủ tục này như sau:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
- Ngoài việc phân tích các tỷ suất: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ
cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn KTV có thể tiến hành phân tích thêm các tỷ suất sau:
Các tỷ suất giúp KTV nhìn nhận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh thu thuần
Hệ số thu hồi nợ =
Tổng số các khoản nợ phải thu
Hệ số thu hồi nợ càng tăng thỉ khả năng rủi ro vê tài chính càng giảm và ngược lại:
Thời gian thu hồi nợ
bình quân (ngày)
Thời gian của kỳ phân tích ( ngày)
=
Hệ số thu hồi nợ
Chỉ tiêu thời hạn thu hồi nợ của công ty càng ngắn thì rủi ro về tài chính của công ty ngày
càng giảm và ngược lại, điều đó chứng tỏ các khoản phải thu của công ty là rất nhỏ, không
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty:
Lãi thuần từ HĐ SXKD (trước thuế) + Chi phí lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu được bao
nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động SXKD và chi phí lãi vay:
Nếu số thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi