Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

VẬN DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.93 KB, 41 trang )

VẬN DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN GIAN LẬN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1. Đặc điểm của công ty TNHH Deloitte Việt Nam với thủ tục kiểm toán
để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam
VACO) được thành lập theo Quyết định Số 165 TC/QĐ/TCCB ngày 13/05/1991
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số
0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập Công ty là 9.077.000.000 Việt Nam
Đồng (Chín tỷ không trăm bảy mươi bảy triệu đồng chẵn).
Tên gọi đầy đủ của Công ty là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Trụ sở
chính đặt tại Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại (04)
852 4123. Công ty có Website tại địa chỉ www.deloitte.com
Là một trong những công ty kiểm toán độc lập đầu tiên của Việt Nam,
Công ty đã nhiều năm nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động
của mình để hình thành nên hệ thống phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc
điểm Việt Nam, từ đó giảm thiểu rủi ro kiểm toán, nhất là rủi ro do gian lận.
VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu từ năm 1992
và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Đến
ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế
(ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế
Deloitte Touche Tohmatsu. Sự kiện này là bước ngoặt quan trọng của Công ty
trong hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Tập đoàn kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) là một trong
những hãng kiểm toán hàng đầu trên thế giới có lịch sử lâu đời. Trong nhóm
Big Four hiện nay (gồm Deloitte Touche Tohmatsu, Earnst & Young, Price
Water House & Cooper và KPMG) DTT được đánh giá thuộc hàng thứ hai trên
thế giới về phạm vi hoạt động ở trên 150 quốc gia vớí tổng cộng 150.000 nhân
viên.
Là thành viên của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, Deloitte Việt Nam


chịu sự giám sát, quản lý của Deloitte toàn cầu về quy trình, chất lượng kiểm
toán, và phải trích lập một phần lợi nhuận cho Deloitte với tư cách là phí thành
viên. Đổi lại Deloitte Việt Nam được khai thác tối đa sự trợ giúp của DTT về
chuyển giao kĩ thuật kiểm toán và quản lý quốc tế, về chuyên môn, tài liệu.
Đồng thời, DTT đã trợ giúp đào tạo đội ngũ nhân viên Việt Nam một cách có hệ
thống về kiểm toán và kế toán quốc tế, giúp Deloitte Việt Nam đưa vào sử dụng
Hệ thống Phương pháp kiểm toán Auditing System /2 (AS/2) trong đó bao gồm
cả cách thức đánh giá và giảm thiểu rủi ro kiểm toán nhất là các rủi ro liên quan
đến gian lận. Đây là một hệ thống phương pháp tiếp cận kiểm toán (audit
approach method) được đánh giá là hiệu quả cao, góp phần tạo nên danh tiếng
cho DTT trên toàn cầu.
Chất lượng nhân viên luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Bởi vì công
ty luôn ý thức được vai trò của đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao trong việc
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kiểm toán nhất là các rủi ro liên quan tới hành
vi gian lận của khách hàng. Hiện nay số nhân viên của Công ty có trình độ đại
học và trên đại học là 280 người. Các nhân viên của Công ty luôn được đào tạo
chuyên nghiệp theo mục tiêu “quốc tế hóa đội ngũ nhân viên Việt Nam” hướng
tới đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, với biện pháp chủ yếu là
tăng cường các khoá đào tạo nhân viên theo cấp bậc khác nhau, bằng việc gửi
nhân viên ra nước ngoài học và mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy ở
Việt Nam. Các khóa đào tạo của Deloitte Việt Nam không chỉ về kỹ thuật
nghiệp vụ kế toán, kiểm toán mà còn về tư vấn, kỹ năng quản lý quốc tế và tập
quán pháp luật Việt Nam. Điều này hỗ trợ quan trọng cho kiểm toán viên trong
việc giải quyết các vấn đề phức tạp có thể gặp phải trong các cuộc kiểm toán,
đặc biệt khi phát hiện được các gian lận.
Hàng năm Công ty đầu tư nhiều tỷ đồng cho chi phí đào tạo nhân viên.
Ngay sau khi thành lập, trước yêu cầu cải cách, đổi mới công tác kế toán và
kiểm toán phù hợp với chính sách đổi mới kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc
tế, Deloitte Việt Nam tăng cường hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu thế
giới. Với việc hợp tác quốc tế rộng rãi này, Deloitte Việt Nam đã học hỏi và tiếp

thu được những kinh nghiệm và kiến thức về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ kiểm
toán tiên tiến quốc tế cũng như nhanh chóng tiếp cận được với các khách hàng
quốc tế là các dự án lớn và các Công ty đa quốc gia. Nhiều nhân viên và cán bộ
quản lý của Deloitte Việt Nam có bằng Thạc sĩ quốc tế về kế toán, quản trị kinh
doanh hoặc tài chính quốc tế của Mỹ, Anh, Úc; toàn bộ các thành viên BGĐ
Công ty đều được đào tạo ở nước ngoài. Số lượng này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh
trong những năm tới đây. Riêng trong lĩnh vực kiểm toán, Deloitte Việt Nam có
số lượng KTV quốc gia (CPA) đông nhất trong số các Công ty kiểm toán đang
hoạt động tại Việt Nam (59 người, chiếm 23% CPA cả nước). Với nhiều năm
tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng đúng, Deloitte Việt Nam đã
có một đội ngũ nhân viên đông nhất và chất lượng tốt.
Sơ đồ 2.1: Đồ thị số lượng nhân viên Công ty giai đoạn 1991-2007

Tuy nhiên những năm gần đây một lượng đáng kể nhân viên có kinh
nghiệm của Deloitte Việt Nam đã chuyển sang Công ty khác ở các lĩnh vực
đang phát triển nóng của nền kinh tế như chứng khoán, ngân hàng, hay kiểm
soát nội bộ cho các tập đoàn lớn…. Đây là vấn đề đáng lo ngại của lĩnh vực
kiểm toán tại Việt Nam nói chung và của Deloitte Việt Nam nói riêng trong bối
cảnh nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự
thiếu hụt nhân viên có trình độ có trình độ cũng đồng nghĩa với rủi ro trong hoạt
động kiểm toán sẽ tăng cao nhất là rủi ro do gian lận.
Tiền thân là công ty một công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính,
Deloitte Việt Nam thường xuyên được lựa chọn cung cấp dịch vụ kiểm toán
tới các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các Dự án hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầu khí, viễn
thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ công cộng… Và
khi đã là thành viên chính thức của Deloitte toàn cầu, không thuộc Bộ Tài
chính, Deloitte Việt Nam vẫn duy trì được các khách hàng cũ của mình đồng
thời có thêm được một lượng đông đảo các khách hàng là các Doanh nghiệp
và các Dự án có vốn nước ngoài. Các đơn vị này lựa chọn Deloitte Việt Nam

cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay ở Việt Nam có thể nói, Deloitte Việt Nam
là công ty mang tính toàn cầu nhưng đồng thời rất am hiểu địa phương.
Khách hàng của Deloitte Việt Nam hết sức đa dạng về quy mô, lĩnh vực
hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quy trình kiểm toán của Công ty
cũng như việc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận. Công ty luôn
bố trí các vị trí quan trọng của nhóm kiểm toán phù hợp với đặc điểm của mỗi
khách hàng. Đó phải là các chủ nhiệm kiểm toán, các trưởng nhóm kiểm toán có
kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, hay đã từng tham gia thực
hiện kiểm toán cho khách hàng các năm trước.
Deloitte Việt Nam cung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp
kiểm toán hiệu quả cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của mình để thực hiện
dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao nhất, tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về
tính độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ,
giảm thiểu các rủi ro trong đó có rủi ro do gian lận. Các văn phòng, chi nhánh
của Deloitte Việt Nam luôn áp dụng nhất quán phương pháp kiểm toán theo tiêu
chuẩn quốc tế của Deloitte toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt khi
áp dụng cho các khách hàng có đặc thù và tính đa dạng khác nhau.
2.2. Thực tế vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán với thủ tục kiểm toán để phát
hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính
Với việc trở thành thành viên của DTT, Deloitte Việt Nam đã được tiếp
nhận phần mềm kiểm toán hiện đại Audit System /2 (AS/2). Chương trình này
kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tin
hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán.
Hệ thống phương pháp kiểm toán dựa trên AS/2 đã được điểu chỉnh phù hợp
với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và hệ thống kế toán áp dụng tại các loại
hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam.
Là bộ công cụ chuyên lĩnh vực (industry packs), hồ sơ kiểm toán thông
thường được lập trên cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán. Bộ công

cụ này tập hợp các mô hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ,
cơ sở dữ liệu về thủ tục kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩn giấy
tờ làm việc và các hướng dẫn thực hiện.
Công ty luôn xác định cho nhân viên công cụ này chỉ giúp KTV giảm nhẹ
một phần công việc và rủi ro nghề nghiệp.Hệ thống AS/2 bao gồm : hệ thống
phương pháp kiểm toán, hệ thống hồ sơ kiểm toán, phần mềm kiểm toán.Về cơ
bản, nội dung bao trumg của một cuộc kiểm toán bao gồm 4 nội dung cơ bản :
quản lý cuộc kiểm toán, đánh giá rủi ro cuộc kiểm toán, thực hiện theo các chuẩn
mực, lập, soát xét và kiểm soát hồ sơ, giấy tờ làm vịêc. Mỗi một nội dung không
phải tách biệt nhau mà gắn bó, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một chu trình
thực hiện kiểm toán khép kín, đầy đủ thống nhất. Các nội dung này được thực
hiện gắn liền với các giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Các công việc cụ thể trong từng bước:
2.2.1.1. Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, bước này do
GĐ và phó GĐ kiểm toán thực hiện, Trưởng phòng kiểm toán có thể trợ giúp.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng kiểm toán bao
gồm:
• Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
• Thiết lập nhóm kiểm toán
Đánh giá và quản lý rủi ro
Chất lượng kiểm toán
Bảng 2.2:Quy trình kiểm toán tại Công ty Deloitte Touche Tohmatsu
Quản lý hợp đồng kiểm toán
Những công việc trước khi
thực hiệnhợp đồng kiểm
toán
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Thiết lập nhóm kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
tổng quát

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu về HTKSNB
Tìm hiểu về chu trình kế toán
Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Xác lập mức trọng yếu
Lập kế hoạch kiểm toán chi
tiết
Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra
hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạchkiểm
toán
Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của
HTKSNB
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được
Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán
Thực hiện xem xét lại BCTC
Kết thúc công việc kiểm
toán và lập báo cáo kiểm
toán
Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ
kế toán
Thu thập thư giải trình của BGĐ
Tổng hợp các ghi chép
Phát hành báo cáo kiểm toán
Những công việc thực hiện
sau hợp đồng kiểm toán

Đánh giá chất lượng hợp đồng
Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc
* Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là rủi ro mà:
• Hãng kiểm toán phải chịu những tác động tiêu cực do việc thực hiện hợp
đồng kiểm toán với khách hàng (phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng, hoặc kiện
tụng,…);
• Toàn bộ BCTC có thể chứa đựng sai sót trọng yếu hoặc gây ra sự hiểu
nhầm đối với người sử dụng BCTC.
Quản lý rủi ro rất quan trọng trong việc duy trì danh tiếng của Công ty và
giảm thiểu chi phí kiện tụng. Rủi ro được quản lý thống qua việc xem xét một
cách thận trọng trước khi đưa ra quyết định chấp nhận một khách hàng mới
hoặc một hợp đồng kiểm toán mới, xem xét việc duy trì mối quan hệ với khách
hàng hiện tại hoặc hợp đồng kiểm toán.Trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm
toán, hoặc ký tiếp một hợp đồng kiểm toán, Công ty tiến hành đánh giá rủi ro
chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Đánh giá này căn cứ vào sự kết hợp giữa rủi ro
của khách hàng và hợp đồng kiểm toán, và BCTC.
Để thực hiện đánh giá này, cần xem xét rủi ro xảy ra bởi gian lận và sai sót.
Quy trình kiểm toán AS/2 trước hết phục vụ việc phát hiện sai sót. Liên quan đến
gian lận, việc trình bày sai BCTC và hành vi biển thủ tài sản đều được KTV
hướng tới.Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240, ở đây Công ty đặc
biệt chú trọng phân tích động cơ, cơ hội để có thể xẩy ra gian lận cũng như đạo
đức của BGĐ và các nhân viên ở các bộ phận. Chẳng hạn nếu BGĐ có sự gian
lận thì các thủ tục kiểm tra chi tiết xem như không còn giá trị.
Rủi ro chấp nhận hợp đồng được đánh giá bởi GĐ kiểm toán (partner) theo
các mức: trung bình, cao hơn trung bình, hoặc rất cao. Kết quả đánh giá của GĐ
kiểm toán phải được sự phê chuẩn của một GĐ kiểm toán khác trước khi thực
hiện các công việc kiểm toán.
Đối với từng mức rủi ro chấp nhận hợp đồng hợp đồng cao hơn trung bình
hoặc rất cao, Công ty sẽ thiết lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán

một cách phù hợp.
Thiết lập nhóm kiểm toán
GĐ kiểm toán lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp với yêu cầu của hợp đồng
kiểm toán. Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải được phải có đủ tiêu
chuẩn về năng lực, tính chính trực và thời gian để thực hiện hợp đồng kiểm
toán. Công ty có quy định cụ thể về năng lực và kinh nghiệm cần thiết đối với
các vị trí công việc ( xem bảng ). Với mỗi nhóm kiểm toán, các thành viên luôn
được phân công công việc phù hợp với trình độ của mình và chịu sự giám sát
của người trưởng nhóm ( in charge). Người trưởng nhóm lại chịu sự giám sát
của các chủ nhiệm kiểm toán ( manager) và các chủ nhiệm kiểm toán lại chịu sự
giám sát của các Giám đốc kiểm toán ( partner)- người sẽ trực tiếp kí báo cáo
kiểm toán và chịu hoàn toàn trách nhiệm về báo cáo đó. Chính vì vậy, các giấy
tờ làm việc phải qua rất nhiều vòng kiểm tra trước khi có thể trở thành bằng
chứng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Khi cấp trên thấy không đạt yêu cầu, các
giấy tờ làm việc đều được chuyển lại và yêu cầu cấp dưới phải làm lại hay giải
thích rõ ràng hơn. Với quy trình này, công ty đã có sự rà soát nhiều lần các công
việc thực hiện trong cuộc kiểm toán. Điều này giúp đảm bảo chất lượng cho
hoạt động kiểm toán, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong đó có rủi ro do gian lận.
Nếu các chuyên gia nội bộ, như Thuế, Quản lý rủi ro, tham gia vào hợp
đồng kiểm toán thì GĐ kiểm toán phải cân nhắc có hay không có người có hiểu
biết chuyên môn cần thiết đồng thời phải hướng dẫn và giám sát công việc của
họ. Khi chuyên gia nội bộ được sử dụng, GĐ kiểm toán vẫn phải chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ công việc thực hiện và kết luận đạt được.
Bảng 2.3: Yêu cầu đối với các vị trí công việc
Lãnh đạo/ Quản lý Công việc Yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu
Partner Partner
Từ 10 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên
lĩnh vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương
đương) trở lên.
- Các thành viên BGĐ - Audit Partner

- Partner kiểm toán
- Consulting
Partner
- Partner Tư vấn/ Thuế
GĐ: Director
Từ 8 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh
vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương đương).
- GĐ kiểm toán; - Audit Director
- GĐ tư vấn/ Thuế;
-Tax/ Consulting
Director
- GĐ chi nhánh bậc 2
Trưởng phòng
Senior Manager
Từ 7 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh
vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương đương).
- GĐ Chi nhánh bậc 1
- Trưởng phòng
Phó phòng
Manager
Từ 5 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh
vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương đương).
Đối với bộ phận kiểm toán có chứng chỉ CPA
Việt Nam (hoặc tương đương).
- Phó GĐ Chi nhánh
- Phó phòng bậc 2
- Phó phòng bậc 1
Nhân viên kiểm toán Yêu cấu kinh nghiệm tối thiểu
KTV chính (Audit Senior
3)

Từ 4 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh vực tại Deloitte Việt
Nam (hoặc tương đương).
KTV (Audit Senior 2)
Từ 3 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh vực tại Deloitte Việt
Nam (hoặc tương đương).
KTV (Audit Senior 1)
Trên 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương
đương).
Trợ lý KTV ( Audit
Junior 2)
Đến 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương
đương).
Trợ lý KTV (Audit Junior
1)
Đến 1 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương
đương).
Nhân viên Tư vấn Yêu cấu kinh nghiệm tối thiểu
Chuyên viên tư vấn (Senior Consultan 3)
Từ 4 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh
vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương đương).
Chuyên viên tư vấn (Senior Consultan 2)
Từ 3 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh
vực tại Deloitte Việt Nam (hoặc tương đương).
Chuyên viên tư vấn (Senior Consultan 1)
Trên 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte
Việt Nam (hoặc tương đương).
Trợ lý Tư vấn (Assistant 2)
Đến 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte
Việt Nam (hoặc tương đương).
Trợ lý Tư vấn (Assistant 1)

Đến 1 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Deloitte
Việt Nam (hoặc tương đương).
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
GĐ kiểm toán cùng các thành viên chủ chốt trong đoàn kiểm toán và các
chuyên gia đồng thời tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chiến lược. Lập kế
hoạch kiểm toán chiến lược bao gồm:
• Thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai
phạm trọng yếu;
• Hướng dẫn đoàn kiểm toán phát triển chương trình kiểm toán.
Mục đích của lập kế hoạch kiểm toán chiến lược là (1) thiết lập kế hoạch
kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, và (2)
trao đổi các vấn đề quan trọng với đoàn kiểm toán để hướng đẫn họ phát triển
chương trình kiểm toán.
GĐ kiểm toán bằng kinh nghiệm, hiểu biết và phán xét nghề nghiệp của
mình lập ra mẫu và nội dung của kế hoạch kiểm toán chiến lược. Thông thường,
kế hoạch kiểm toán chiến lược bao gồm các nội dung sau:
• Xem xét các yếu tố bên ngoài;
• Cân nhắc các vấn đề diễn ra trong kỳ kế toán;
• Tìm hiểu sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh trong kỳ kế toán;
• Đánh giá ban đầu về HTKSNB;
• Kỳ vọng về trách nhiệm của Ban quản lý và các cơ quan Nhà nước.
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Công việc này được thực hiện bởi GĐ kiểm toán với sự bổ trợ thông tin từ
phía Trưởng phòng kiểm toán và KTV. Hiểu biết về khách hàng và môi trường
làm việc bao gồm việc tìm hiểu:
• Các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng, bao gồm đặc điểm hoạt
động kinh doanh lĩnh vực, các luật và quy định áp dụng, bao gồm các khung
pháp lý về tài chính liên quan.
• Các nhân tố bên trong bao gồm đặc điểm của Công ty, mục tiêu và loại
hình kinh doanh, các rủi ro kinh doanh có thể gây ra sai phạm trọng yếu trong

BCTC.
• Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, bao gồm sự xem xét
tính phù hợp của các chính sách kế toán áp dụng, và sự nhất quán với các quy
định về tài chính và chính sách kế toán được sử dụng ở các lĩnh vực liên quan.
• Quá trình lập và soát xét BCTC của ban quản lý;
• HTKSNB.
Tìm hiểu về HTKSNB
Công việc này được thực hiện bởi KTV. Là một phần trong công việc tìm
hiểu khách hàng, KTV phải thu thập hiểu biết về các thủ tục kiểm soát nội bộ có
liên quan đến cuộc kiểm toán.
Hiểu biết của KTV về HTKSNB bao gồm tìm hiểu hoạt động của các bộ
phận của HTKSNB: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống
thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm soát. Thu
thập những hiểu biết về các bộ phận của HTKSNB, bao gồm việc đánh giá công
tác thiết kế các thủ tục kiểm soát và kiểm chứng việc thực hiện các thủ tục kiểm
soát này trong thực tế.
Thu thập những hiểu biết về HTKSNB giúp KTV:
Nhận biết các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quy trình đánh giá rủi ro của
KTV, bao gồm khoanh vùng các rủi ro phát sinh do HTKSNB yếu kém;
Nhận biết các thủ tục kiểm soát liên quan tới vấn đề được ban quản lý đặc
biết chú trọng mà từ đó KTV có thể nhìn được vào bên trong của DN, hoặc có
thể xây dựng các kiến nghị đối với ban quản lý.
Phát triển kế hoạch kiểm toán nhằm thực hiện thử nghiệm cơ bản, bao gồm
nhận biết các thông tin và phân tích mà KTV sử dụng để thủ tục phân tích cơ
bản và kiểm tra chi tiết.
Tìm hiểu về chu trình kế toán
Công việc này được thực hiện bởi KTV và GĐ kiểm toán và Trưởng phòng
kiểm toán. KTV cần thu thập hiểu biết về chu trình kế toán liên quan tới BCTC,
bao gồm:
- KTV xem xét cách thức các chu trình kinh doanh được xử lý, tầm quan

trọng của các chu kỳ kinh doanh, thông qua việc ghi chép những hiểu biết về:
+ Chu trình kinh doanh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc;
+ Nguyên tắc hoạt động kinh doanh (bao gồm nhân biết các tài khoản sử
dụng và các giải trình có liên quan; các chính sách và thủ tục được thiết lập
nhằm ghi sổ, xử lý, và báo cáo những nghiệp vụ quan trọng trong BCTC, …)
+ Chu trình kinh doanh nào được xử lý hiệu quả, chu trình nào vận hành
chưa tốt.
+ Nguyên tắc phân công phân nhiệm;
- Ghi chép các thủ tục kiểm toán đối với từng chu trình kinh doanh;
- Đối với môi trường có hệ thống xử lý tự động, cần tìm hiểu môi trường
và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử lý bằng máy vi tính;
- Thu thập những hiểu biết về cách thức khách hàng ứng phó với các rủi ro
phát sinh từ việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại;
- Tìm hiểu cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết để nhận biết
và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC;
- Đưa ra kết luận về độ tin cậy của quy trình xử lý thông tin tài chính trong
từng chu trình kinh doanh;
Những hiểu biết thu thập được về khách hàng, môi trường hoạt động,
HTKSNB và chu trình kế toán giúp KTV:
• Nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.
• Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Công ty thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ để có được hiểu biết về
khách hàng và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các KTV nhận diện
được các số dư bất thường, cũng như khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai
phạm trọng yếu của BCTC. Thủ tục đánh giá rủi ro giúp KTV tìm kiếm các rủi
ro, thiết lập mức trọng yếu, thông qua việc phát hiện các biến động bất thường
trong BCTC. Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ cũng giúp KTV nhận
diện các vấn đề đáng ngờ có liên quan đến khả năng tiếp tục hoạt động của
khách hàng.

Xác lập mức trọng yếu
KTV thu thập thông tin để bước đầu tính toán mức trọng yếu, còn GĐ
kiểm toán đưa ra quyết đinh cuối cùng về mức trọng yếu. KTV quyết định mức
trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt
động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tiến hành thảo luận với các
thành viên trong nhóm kiểm toán về khả năng có thể xảy các sai phạm ảnh
hưởng trọng yếu đến BCTC do gian lận và sai sót gây ra. Tiếp đó, KTV cần thu
thập thông tin để hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường kiểm soát
của đơn vị đó. Việc đánh giá rủi ro sai phạm ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Để đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm, KTV cần thực
hiện các thủ tục sau:
 Phỏng vấn BGĐ
Hướng tới đánh giá tính liêm chính, năng lực của BGĐ
 Xem xét các yếu tố có thể dẫn tới gian lận tiềm ẩn
Đó có thể là những vấn đề liên quan tới tính chính trực hay năng lực của
BGĐ hay các sức ép bất thường trong đơn vị hay từ ngoài đơn vị, các sự kiện
bất thường.
 Xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích
Trên cơ sở các đánh giá trên để xây dựng các thủ tục phù hợp hướng tới
những phần hành đã được chú ý là có nhiều khả năng xẩy ra gian lận
2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
Công việc này được thực hiện bởi GĐ kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán
và KTV nhằm :
• Nhận diện rủi ro thông qua quá trình thu thập hiểu biết về khách
hàng và môi trường hoạt động của họ, bao gồm các thủ tục kiểm soát có liên
quan đến các rủi ro, và bằng việc xem xét các số dư tài khoản hoặc giải
trình trong BCTC;
• Chỉ rõ từng rủi ro tới một hoặc nhiều lỗi tiềm tàng liên quan đến số dư

tài khoản hoặc giải trình.
• Xem xét các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC;
• Ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu
trong BCTC.
Các lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với từng số dư tài khoản quan trọng và
giải trình bao gồm:
Tính trọn vẹn: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở
hữu không được ghi chép.
Tính có thực: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu
đã ghi chép không tồn tại.
Tính đúng đắn của việc ghi sổ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ,
hoặc vốn chủ sở hữu bị ghi chép thiếu chính xác.
Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở
hữu không được ghi chép đúng kỳ kế toán.
Tính định giá: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở
hữu bị định giá sai.
Tính trình bày: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở
hữu không được phân loại hoặc trình bày đúng đắn
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Công việc này được thực hiện bởi KTV, và Trưởng phòng kiểm toán. Khi
thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản, cần xem xét loại thủ tục kiểm toán cần thực
hiện để nhận biết được các lỗi tiềm tàng của số dư tài khoản hoặc giải trình.
Loại thủ tục kiểm toán được xác định cần phù hợp với đánh giá về rủi ro có thể
xảy ra sai phạm trọng yếu. Thực hiện thủ tục kiểm tra cơ bản nhằm phát hiện sai
phạm trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không
được phát hiện và sửa chữa bởi HTKSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm
kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Công việc này được thực hiện bởi KTV và Trưởng phòng kiểm toán, với
sự phê chuẩn của GĐ kiểm toán nhằm:

• Mô tả phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán;
• Đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng và rủi ro phát hiện trong quá trình
lập kế hoạch ban đầu và đánh giá rủi ro, cũng như các quyết định căn cứ vào độ
tin cậy của HTKSNB;
• Cung cấp bằng chứng chứng tỏ KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp
đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro chấp nhận hợp đồng
kiểm toán, rủi ro phát hiện, và các vấn đề khách liên quan đến hợp đồng kiểm
toán.
2.2.1.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán bao gồm 4 công việc, được thực hiện
bởi KTV và trợ lý KTV.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Quá trình này nhằm cung cấp đầy đủ bằng chứng giúp KTV có thể kết luận
HTKSNB mà KTV tin tưởng có thể đưa ra một sự đảm bảo hợp lý trong việc
đạt được những mục tiêu kiểm soát. Sự đảm bảo hợp lý có thể thu thập được khi
KTV có đầy đủ bằng chứng kiểm toán chứng tỏ rằng HTKSNB hoạt động có
hiệu quả trong suốt kỳ kế toán.
Kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB không giống với thu thập bằng
chứng kiểm toán chứng tỏ thủ tục kiểm soát được thực hiện. Khi thu thập bằng
chứng kiểm toán xác minh hoạt động của thủ tục kiểm soát, KTV tìm kiếm các
bằng chứng kiểm toán liên quan đến thủ tục kiểm soát đang tồn tại và đang
được sử dụng. Nếu KTV kết luận rằng HTKSNB trong các chu trình không
cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng nó đạt được các mục tiêu đã đề ra, KTV
không nên tin tưởng vào HTKSNB đó. Nếu KTV không thể nhận biết các thủ
tục kiểm soát thay thế, KTV phải xem xét sửa đổi kế hoạch kiểm toán và thực
hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được
Công ty áp dụng hai loại thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích cơ
bản (Substantive analyst procedure – SAP) và thủ tục kiểm tra chi tiết
(Test of Detail – TOD), được thực hiện theo chương trình kiểm toán. Thông
thường KTV làm phần hành nào sẽ quyết định loại thử nghiệm nào được thực

hiện và xây dựng chương trình cụ thể dựa trên hướng dẫn sẵn có trong chương
trình kiểm toán mẫu của AS/2 và sự xét đoán của kiểm toán viên.
* Thủ tục phân tích cơ bản ( SAP ): bao gồm so sánh số liệu ghi sổ với ước

×