Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp long bình huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.89 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NƠNG NGHIỆP
LONG BÌNH, HUYỆN CHỢ MỚI TÌNH AN GIANG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NƠNG NGHIỆP
LONG BÌNH, HUYỆN CHỢ MỚI TÌNH AN GIANG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ĐỨC TÍN
Lớp : 3QT
MSSV : DQT079478
Giáo viên hướng dẫn : Th.S PHẠM TRUNG TUẤN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài

1

2

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
LONG BÌNH
3
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
1.1. Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
3
1.2. Đặc điểm
3
1.3. Nguyên tắc
3
1.4. Hiệu quả
4
2/ GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP LONG BÌNH
4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
4
2.2. Bộ máy tổ chức – Tình hình nhân sự
5
2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
5
2.4. Doanh số hoạt động trong 3 năm từ năm 2008-2010 của hợp tác xã nông nghiệp:7
2.5. Địa bàn kinh doanh của hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
7
2.6. Phƣơng thức kinh doanh
8
2.7. Tình hình doanh số
8

2.8. Khả năng cạnh tranh của hợp tác xã
10
2.9. Kết luận và tình hình kinh doanh của hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
10
3. Định hƣớng phát triển hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
11
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA HTX NƠNG
NGHIỆP LONG BÌNH
12
I. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã Long Bình từ năm 2009 đền 2010: 12
II.Phân tích thuận lợi, khó khăn của HTX nơng nghiệp Long Bình
12
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NƠNG
NGHIỆP LONG BÌNH NĂM 2010 ĐẾN 2012
14
I. Cơ sở đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển hợp tác xã:
14
II. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể 2010:
14
III. Một số giải pháp:
15
1/ Hoàn thiện tổ chức nhà nƣớc:
15
2/ Tuyên truyền vận động tƣ vấn phát triển kinh tế tập thể:
16
3/ Phát triển các loại hình hợp tác xã:
17
4/ Củng cố nâng chất hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp:
18
5/ Đào tạo bồi dƣỡng tập huấn:

20


6. Cải thiện tình hình tài chính:
7. Giải pháp về quản lý nhân sự:
8. Nhóm giải pháp về cách thức hoạt động:
9. Giải pháp về công nghệ:
10. Giải pháp về chính sách:
IV. PHƢƠNG HƢỚNG:
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh:
2. Công tác quản lý và đào tạo:
3. Hoạt động phúc lợi xã hội:
4.Mục tiêu:

20
21
21
21
22
22
22
22
23
23

CHƯƠNG 5 : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Kiến nghị
Kết Luận

25

26


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
1

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế lập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra, để phát huy
sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác, cùng giúp nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,
tự trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy
và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật. Trong quá
trình phát triển Hợp Tác Xã, bản thân nhận thấy đa số các Hợp Tác Xã đều thực
hiện đúng pháp luật và qui định của nhà nước đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần
nâng cao đời sống xã viên, nhất là xã viên nghèo. Tuy nhiên vẫn còn một số Hợp
tác xã hoạt động chưa đúng luật dẫn đến làm ăn thua lỗ, thậm chí có nơi phải giải
thể Hợp tác xã, nhất là Hợp tác xã nông nghiệp.
Xuất phát từ đó, bản thân tơi muốn tun truyền hướng dẫn cho các hợp
tác xã một số giải pháp phát triển hợp tác xã đúng với pháp luật đã qui định
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã đem lại lợi nhuận cao góp
phần xóa đói giảm nghèo,nâng cao đời sống giúp các hộ xã viên có điều kiện
phát triển kinh tế nên tôi đã chọn đề tài giải pháp phát triển hợp tác xã mong góp
phần vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu chúng ta đã nhận thấy sự phát triển của

kinh tế hợp tác đã chứng minh một chân lý: kinh tế hợp tác xã khơng phải là khu
vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định về
chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế quốc gia. Ở nước ta, phát
triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã là một nhu cầu thực tế khách quan, đáp ứng
đòi hỏi của sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là tất yếu của nền kinh tế
hàng hóa. Phát triển các hình thức kinh tế Hợp tác và Hợp tác xã xuất phát từ
chính nhu cầu phát triển kinh tế hộ, nhất là khi đi vào sản xuất hàng hóa. Trong
giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Hợp
tác và Hợp tác xã vẫn là chỗ dựa cho hộ sản xuất, người lao động riêng lẻ, các
1
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
2

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
Mục tiêu nghiên cứu chính của tơi là giải pháp phát triển Hợp tác xã trong
tình hình hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao, đúng luật pháp .
Hợp tác xã đích thực có những đặc thù riêng để phân biệt Hợp tác xã với
những loại hình doanh nghiệp khác. Các hợp tác xã ở nước ta hoạt động tương
đối ổn định dựa trên cơ sở Luật hợp tác xã năm 2003 và tuân thủ các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động là tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cơng khai; tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng.
Đó là nội dung chính mà q trình nghiên cứu chúng tôi cần phải nắm
chắc để giúp cho đề tài nghiên cứu phong phú và sâu sắc hơn .
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là nghe báo cáo trực tiếp từ Hợp tác xã,

có đối chiếu với lí thuyết, đối chiếu thực tiễn xem xét thực trạng để có hỗ trợ cho
hoạt đồng tốt hơn, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là đi sâu vào việc về vấn đề giải pháp
phát triển Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình, nhằm chủ yếu vào các dịch vụ sản
xuất kinh doanh .

2
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
3

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ NƠNG
NGHIỆP LONG BÌNH
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang đều có tổ chức mơ hình hoạt động
theo hình thức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho xã viên và nông dân trong vùng,
với quy mô ngày càng rộng lớn, không giới hạn địa giới hành chính.
1.2.Đặc điểm
Các dịch vụ hỗ trợ mà hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang thường cung
cấp cho xã viên và nông dân là: Dịch vụ bơm nước vào tận đồng ruộng của xã
viên hợp tác xã và bà con nông dân trên địa bàn phục vụ cho việc trồng lúa, hoa
màu, chăn nuôi thủy sản……. Dịch vụ rút nước ra sau lũ cho bà con nông dân và
xã viên hợp tác xã tiến hành xuống giống sớm. Dịch vụ rút nước chống úng cho
lúa và hoa màu của xã viên Hợp tác xã và bà con nông dân. Dịch vụ sấy lúa gạo

của bà con nông dân và xã viên hợp tác xã đạt tiêu chuẩn bán được giá cao, hoặc
cất trữ được gạo lâu chờ khi giá cả được hợp lý thì xuất bán.Dịch vụ cày, xới,
trục,trạc bằng máy móc hiện đại giúp bà con nơng dân và xã viên hợp tác xã nhẹ
nhàng hơn trong khâu làm đất cải tạo đồng ruộng, đồng thời làm cho mặt ruộng
bằng phẳng, tơi xốp tạo thuận lợi hơn cho cây lúa phát triển tốt, giúp nâng cao
năng xuất sản lượng. Dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa cho bà
con nông dân và xã viên hợp tác xã
1.3.Nguyên tắc
Hợp tác xã đi tìm các doanh nghiệp, các cơng ty có nguồn thuốc bảo vệ
thực vật tốt, dồi dào và có nguồn giống lúa tốt đạt chất lượng cao hợp đồng
mang vế cung cấp cho bà con nông dân và xã viên hợp tác xã.
Dịch vụ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân và xã viên hợp tác xã. Hợp
tác xã tìm kiếm, quan hệ với các doanh nghiệp, các cơng ty có kinh doanh, chế
biến các loại nông thủy sản thực hiện các hợp đồng bao tiêu nông sản cho bà con
nông dân và xã viên hợp tác xã , giúp họ an tâm trong sản xuất, kinh doanh.
3
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
4

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Nhận vận chuyển nông sản cho bà con nông dân và xã viên hợp tác xã từ đồng
ruộng về tận nhà và từ nhà đến các doanh nghiệp, các công ty tiêu thụ nông sản
….
1.4. Hiệu quả
Mô hình hoạt động này đang được các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang
thực hiện rất tốt, đạt hiệu quả cao trên thực tế. Bên cạnh đó cũng đã tận dụng

được lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần tích cực trong việc xóa
đói giảm nghèo.
2/ GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP LONG BÌNH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã nơng nghiệp Long
Bình
Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình là một trong số các hợp tác xã điển
hình ở tỉnh An Giang, tọa lạc tại xã Long Điền “A” huyện Chợ Mới tỉnh An
Giang, được thành lập ngày 21/10/1997, tổng số xã viên là 92, trong thời gian
đầu hoạt động góp vốn 187 cổ phần, số lao động làm việc cho hợp tác xã là 25
trong đó có 07 xã viên và 18 lao động thuê ngoài.
Sau 13 năm thành lập và hoạt động, hợp tác xã Long Bình luôn thực hiện
tốt các qui định của qui chế hoạt động và luật hợp tác xã các chỉ tiêu của hợp tác
xã Long Bình đều giữ vững và tăng trưởng theo hàng năm, năm sau cao hơn năm
trước, luôn phát triển số lượng các xã viên, ổn định đội ngũ lao động, cán bộ làm
việc. Đến nay hợp tác xã Long Bình có 157 xã viên, góp vốn 296 cổ phần, trong
đó có 109 xã viên có đất với diện tích 115,24 ha , 48 xã viên khơng có đất, đạt tỷ
lệ 34%. Tổng vốn góp cổ phần là 120.676.768 đồng, người góp vốn thấp nhất là
một cổ phần người cao nhất là 20 cổ phần .
Có thể nhận thấy rằng hợp tác xã Long Bình đã thực hiện tốt vai trị của
mình, thực hiện được mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động nghèo khơng có tay nghề, nhàn rỗi ở địa phương góp
phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, hạn chế tệ nạn xã hội,
bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

4
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
5


GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

2.2. Bộ máy tổ chức – Tình hình nhân sự
Sơ đồ tổ chức :

Ban quản trị

Chủ nhiệm

Ban kiểm sốt

P.Chủ nhiệm sản xuất

P. Chủ nhiệm phân phối

Phịng tài vụ

2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Chủ nhiệm
Chủ nhiệm có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của hợp tác xã Long
Bình, ký các báo cáo, văn bản hợp đồng, chứng từ, trình ban quản trị về tình hình
và kết quả hoạt động của hợp tác xã. Báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi
nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có), và xây dựng phương án hoạt động của năm
tới trình đại hội thành viên.Phổ biến các chủ trương chính sách của nhà nước,
5
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình

6

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

văn bản của các ban, ngành liên quan, nghị quyết của Hội đồng quản trị đến tất
cả các nhân viên trong hợp tác xã.
 Ban kiểm soát
Ban kiểm sốt có chức năng kiểm tra, giám sát hợp tác xã, kiểm tra giám
sát việc chấp hành điều lệ hợp tác xã nghị quyết đại hội thành viên.
Kiểm tra tài chính, kế tốn, xử lý các khoản lỗ, sử dụng quỹ của hợp tác
xã, và các khoản hỗ trợ của nhà nước về kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu
có) .
Ban kiểm sốt kịp thời phản ánh về kiến nghị những vấn đề cần thiết để
cùng tháo gỡ, khắc phục, như: kiểm tra chứng từ chưa hoàn chỉnh, thanh tốnh
chưa chính xác đề ra kế hoạch tự kiểm tra và tự thực hiện kế hoạch một cách
nghiêm túc, khách quan.
Ban kiểm sốt ln quan tâm đến hoạt động của hợp tác xã, phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời những sai sót .
Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của
hợp tác xã thuộc thẩm quyền của mình .
 Kế tốn
Nhân viên kế toán phải thu chi đúng nguyên tắc, chế độ của Bộ Tài Chính.
Kiểm tra, tập hợp, lưu trữ chứng từ theo qui định của cấp trên. Tính tốn kịp
thời, chính xác, đối chiếu khóa sổ mỗi ngày và kiểm quỹ tiền mặt thực tế.
Phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo qui
định của pháp luật về kế toán, thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt
động nghiệp vụ định kỳ.
 Thủ quỹ
Thủ quỹ khi thu, chi phí cẩn thận, tôn trọng nguyên tắc về quỹ tiền mặt,
cuối giờ phải sắp xếp tiền theo đúng loại, đúng qui định và bắt buộc phải cất giữ

tiền mặt vào két sắt ngay sau khi khóa sổ cuối ngày.
6
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
7

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Thủ quỹ chịu trách nhiệm thu , chi khi có đầy đủ chữ kí trên chứng từ hợp
lệ, nếu để thất thoát tiền quỹ phải bồi thường .
2.4. Doanh số hoạt động trong 3 năm từ năm 2008-2010 của hợp tác xã nông
nghiệp:
Trong 3 năm hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình ln hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, ln có doanh thu bù các chi phí và có lợi nhuận chia cắt cổ
đơng. Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình hoạt động ln có hiệu quả, có lợi
nhuận.
2.5. Địa bàn kinh doanh của hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình bao gồm 3 ấp chia ra 2 tiểu vùng có đê
bao khép kính giúp cho nơng dân và xã viên chủ động sản xuất khi lũ về, đồng
thời tăng vòng quay của đất lúa,màu làm tăng thêm thu nhập cho xã viên và nơng
dân có lợi thiết thực.
Bắc giáp sơng Tiền – Nam giáp xã Long Điền B – Đông giáp hợp tác xã
nông nghiệp Định Thuận – Tây giáp Hợp tác xã nơng nghiệp Long Hịa Thị Trấn
Chợ Mới.
+ Tổng diện tích canh tác: 541,04 ha
+ Tổng số hộ canh tác:979 hộ
Diện tích lúa khu vực Long Bình
Diện tích lúa khu vực Long Hòa


Lúa:259,62 ha
Màu:12,80 ha

cỏ 3,00 ha

Lúa: 206,12 ha
Màu: 43,30 ha
cỏ 7,00 ha

Diện tích vườn 2 khu vực: 11,20 ha
Trong đó:

Lúa chuyển màu: 16,00 ha
Lúa chuyển cỏ: 10,00 ha

Cụm dân cư: 5,8 ha
Hợp tác xã nông nghiệp Long Bình trụ sở chính đặt tại ấp Long Bình, xã
Long Điền A , Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Hoạt động theo giấy phép kinh
7
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
8

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

doanh số 0002-CM ngày 18/11/1997 do phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ
Mới cấp. Hợp tác xã đề nghị sửa đổi bổ sung giấy phép 1 lần vào ngày 3/3/2008.

2.6. Phƣơng thức kinh doanh
Theo giấy phép kinh doanh, hợp tác xã thực hiện 4 dịch vụ: bơm tưới, máy
cuốc, xe cải tiến, tính dụng nội bộ và một dịch vụ phụ: sản xuất lúa giống. Ngoài
ra có chính trạm bơm điện và máy cuốc, đủ phục vụ diện tích cho hợp tác xã. 6
motur 33,2 motur 22,3 motur 15 .
Hoạt động dịch vụ máy cuốc của hợp tác xã xuất phát từ nhu cầu thực tiển
nhằm xóa bỏ vườn tạp phát triển lên vườn cây ăn trái với diện tích là 8 ha , đồng
thời cũng làm tăng thu nhập cho xã viên. Tín dụng nội bộ và sản xuất lúa giống
nhằm phục vụ cho xã viên là chính, thành lập 3 tổ sản xuất lúa giống gồm 25 hộ
nơng dân với diện tích: 11,60 ha phân phối cho xã viên hàng vụ trên 65 tấn lúa
giống, hợp tác xã cịn mua sáu nơng cụ kéo hàng cho xã viên mượn và thành lập
4 đội gồm 16 người tác động tham gia chương trình 3 giảm 3 tăng .
2.7. Tình hình doanh số
Năm 2010 cơng tác thu thủy lợi phí đạt Đơng Xn: 95%, hè thu: 93%, vụ
3:90%. Ngồi cơng tác phục vụ tưới tiêu, thu gom thủy lợi phí, hợp tác xã hợp
đồng ký kết với các hợp tác xã bạn trong huyện, nạo vét các tuyến kinh nội đồng,
ao hầm .
Bên cạnh dịch vụ tưới tiêu, hợp tác xã còn làm thêm các dịch vụ :
 Dịch vụ máy cuốc:
Ngồi cơng tác phục vụ tưới tiêu, thu gom thủy lợi phí, HTX hợp đồng các
HTX Bạn trong huyện Chợ Mới, nạo vét các tuyến kênh nội đồng, đào hầm đến
nay doanh thu đạt được 62.785.000 đồng.
Năm 2010 nạo vét các đường nước tưới tiêu tập thể tiêu úng được dễ dàng
khi mưa nhiều, kịp thời giảm úng cho khu vực lung.
Máy cuốc làm cho tập thể năm 2010 như sau:
- Đông xuân 2010
: dài 1.156 m3
- Hè Thu 2010
: dài 2.900 m3
- Thu Đông 2010

: dài 2.315 m3
8
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
9

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Tổng cộng: 6.371 m3 x 8.000 đồng = 50.968.000 đồng
Trừ chi phí, dầu nhớt, cơng tài xế 45% : 22.935.000 đồng
Còn lại lợi nhuận đạt được 55% : 28.033.000 đồng
Với số tiền đó HTX chỉ mua nhiên liệu và trả công tài xế .
 Dịch vụ vận chuyển sản phẩm (xe cải tiến):
Vận chuyện sản phẩm cho xã viên và nông dân, hè thu, vụ 3 xe cải tiến do
mưa nhiều đường xá gặp khó khăn vận chuyển – nhiều hộ phải ngủ đêm trong
đồng. Doanh Thu được 10.057.000 đồng.
Vận chuyển Motur, máy bơm nhằm đảm bảo đồng án được dễ dàng và
thuận lợi tập thể chỉ mua nhiên liệu và trả tiền công tài xế.
 Dịch vụ tín dụng nội bộ:
Tín dụng cịn vay 04 hộ với số tiền cho vay là 27.000.000 đồng, doanh thu
lãi được 980.000 đồng.
Công tác kiên cố cống bọng HTX làm tốt hơn bằng cách, cống rời thay thế bằng
cống ly tâm bền vững xây 2 bệ bơm chống úng Hòa Bình và Địn Dơng, xây bệ
bơm tưới kênh Địn Dơng, bơm tưới cho khu vực phía trong kênh Địn Dơng đến
kênh Hịa Bình kịp thời cho cơ bác xã viên và nơng dân.
HTX có tổng số 10 trạm bơm điện – 1 trạm vừa bơm tưới vừa bơm tiêu, 3 trạm
bơm tưới và 6 trạm bơm tiêu. 1 môtơ 100 ngựa, 6 môtơ 33, 2 môtơ 22,3 motur
15. Vụ 3/2010 xây dựng trạm bơm Long Hịa tự, bom chóng úng sau chùa Long

Hòa tự dt 30 ha kịp thời. TSCĐ : 947.227.193 đồng.
 Dịch vụ cửa hàng vật tƣ nông nghiệp lợi nhuận : 2.875.697 đồng.
 Sản xuất lúa giống: vụ hè thu 2010 trung tâm khuyến nông hổ trợ 3.000 kg
lúa nguyên chủng 45 hộ cho cánh đồng mẫu số tiền 36.000.000 đồng.
Ngoài ra hợp tác xã vận động 25 xã viên và nông dân sản xuất 11,6 ha,
hàng vụ thu được 65 tấn giống. Giải quyết được giống tốt, xã viên thu lãi cao.
 HTX có 2 đội kéo hàng với 6 nông cụ , giải quyết được 6 xã viên khơng
đất sản xuất. Giảm chi phí giá thành cho xã viên từ 10-20%, giúp xã viên
tăng năng suất tiếp cận khoa học kỹ thuật.
9
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
10

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Hổ trợ cất cầu Địn Dơng thị trấn Chợ Mới hổ trợ đổ cát nâng sần trường
Phù Dổng cho học sinh chào cờ và sinh hoạt học tập. Hổ trợ rải đá đường kinh
Hịa Bình phía dưới tạo điều kiện cho nhân dân đi lại lễ dàng.
Kết hợp với đoàn thể ấp giúp đỡ và hổ trợ các ngày lễ trong đại dân tộc.
Học sinh nghèo hiếu học, xã viên bệnh, đám tan gia đình neo đơn. Với tổng số
tiền là 11.200.000 đồng.
HTX Long Bình cịn kết hợp với Kỹ Thuật viên nông nghiệp, Hội nông
dân tổ chức 03 lớp học chường trình 1 phải 5 giảm có 72 học viên tham gia và
đang mở lớp tại Long hòa Tự, phòng trừ sâu bệnh, rầy nâu và vàng lùn xoắn lá
hại lúa.
Diện tích kéo hàng và xạ thưa cấy 1 tép đến nay HTX đạt tỷ lệ cao – Được
Ủy Ban nhân dân huyện Chợ Mới khen thưởng.

Triển khai kỹ thuật canh tác lúa màu giúp nông dân thêm kiến thức trong
sản xuất. Đến nay lúa chuyển màu là 16,00 ha, lúa chuyển trồng cỏ là 10 ha ni
bị.
Ban quản trị cịn cử cán bộ dự các lớp tập huấn và bồi dưỡng về nghiệp vụ
để nâng cao trình độ quản lý điều hành sản xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.
2.8. Khả năng cạnh tranh của hợp tác xã
Nhìn chung dịch vụ kinh doanh của hợp tác xã khơng có đối thủ cạnh
tranh, phần lớn người dân trong xã đều là nông dân, đều làm lúa nước, nhu cầu
cần thiết của họ là các dịch vụ mà hợp tác xã kinh doanh
2.9. Kết luận và tình hình kinh doanh của hợp tác xã nơng nghiệp Long
Bình
Như vậy hợp tác xã đã hình thành và phát triển hiệu quả với mơ hình hợp
tác xã kiểu mới theo nghị quyết TW5, giải quyết vấn đề đầu ra cho xã viên và
nông dân, bao tiêu nông sản về thực hiện liên doanh liên kết với doanh nghiệp,
có khả năng là đối tác tin cậy thực hiện liên kết “4 nhà”. Tuy nhiên, để không
ngừng củng cố sức mạnh của hợp tác xã trước thử thách mới, cần phải quan tâm
tạo cho mình nhiều mối liên kết kinh tế hơn nữa.
Tính ưu việt của hợp tác xã khơng chạy theo lợi nhuận, mà định hướng
theo nhu cầu của xã viên, của cộng đồng nơi hợp tác xã đang hoạt động, các dịch
vụ hợp tác xã thực hiện đều làm lợi cho xã viên, nông dân và cho hợp tác xã.
Tuy đã nhiều bước tiến khả quan, nhưng các hợp tác xã nơng nghiệp chỉ quan
10
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
11

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn


tâm đến các dịch vụ đầu vào, chưa có định hướng cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu
ra mang tính chiến lược, bến vững, lâu dài.
Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã hầu hết có nhiệt tình và trách nhiệm với
hoạt động hợp tác xã nhưng trình độ văn hóa, kiến thức quản lý chun mơn
nghiệp vụ nhất là quản trị kinh doanh cịn nhiều hạn chế, có trình độ văn hóa từ
cấp II trở xuống, về tài chính kế tốn, quản trị kinh doanh chiếm rất ít, đa số chỉ
qua những lớp bồi dưỡng ngắn ngày nên chưa đáp ứng yêu cầu trong kinh tế thị
trường hội nhập quốc tế ngày nay.
3. Định hƣớng phát triển hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình
Tiếp tục xây dựng hợp tác xã, sẵn sàng phục vụ ở những nơi có u cầu,
nơng dân tự nguyện tham gia và xã viên hợp tác xã. Phát triển hợp tác xã theo
mơ hình kinh doanh tổng hợp gắn với sản xuất, chế biến tiêu thụ đầu tư kĩ thuật
phát triển chiều sâu chuyên canh như: trồng rau sạch, bắp non, đậu nành rau….
cung ứng sản phẩm cho các công ty dần tiến tới chế biến và bán sản phẩm cho
các siêu thị xuất khẩu.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nơng nghiệp Long
Bình đang hoạt động theo hướng giá thành và nâng chất lượng các khâu dịch vụ
mà nông dân, xã viên yêu cầu: cung cấp giống cây con đạt tiêu chuẩn, cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ.
Xây dựng khung chuẩn đóng góp cổ phần mới để thu hút thêm xã viên,
khôi phục các đường nước tưới tiêu, đường nước để vận chuyển lúa về khi thu
hoạch . Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cán bộ cho hợp tác xã là một trong
những giải pháp hết sức quan trọng, ngoài cán bộ hợp tác xã cần thiết phải đào
tạo đội ngũ kế tốn, tài chính, kiểm tốn để tham gia làm tốt cơng tác tài chính
của hợp tác xã trong tình hình mới.
Hợp tác xã cần chủ động có những phương án sản xuất kinh doanh kêu gọi
các xã viên đóng góp cổ phần để gia tăng nguồn vốn góp, phát huy vai trị liên
kết chặt chẽ bốn nhà trong kinh tế nông thôn, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Chủ động, sẵn sàng
hội nhập quốc tế theo chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã khẳng định trong quá

trình xây dựng đất nước.

11
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
12

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA HTX
NƠNG NGHIỆP LONG BÌNH
I-Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã Long Bình từ năm 2008
đền 2010:
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Trích lập quỹ
Chia lãi cho
xã viên/CP
Tỉ lệ lãi 1 cổ
phần vốn góp
ban đầu

Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.245.394.900 1.557.041.450 1.700.006.250

1.147.930.588 1.380.296.442 1.450.621.318
98.464.312
176.754.008
249.384.932
49.232.156
56.000.000
58.350.000
200.000
216.000
225.000
5,56%

6%

Ghi chú

6.25%

Nhìn chung mơ hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa và các dịch vụ ở hợp tác xã
nơng nghiệp Long Bình đã đạt được kết quả đáng phấn khởi: diện tích và sản
lượng tiêu thụ tăng lên từng năm, việc nhận thức người tiêu thụ nông sản qua
hợp đồng và kỹ thuật sản xuất của xã viên được nâng lên, việc áp dụng cơ giới
vào đồng ruộng từng bước được hiện đại hóa, năng suất và chất lượng lúa ngày
càng cao nhằm đáp ứng yêu cầu thu mua của các doanh nghiệp.
II. Phân tích thuận lợi, khó khăn của HTX nơng nghiệp Long Bình
1.Thuận lợi:
Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình có đê bao khép kín nên cả 3 vụ lúa
màu đều sản xuất liên tục không bị ảnh hưởng bởi nước lũ hàng năm giúp cho xã
viên và nông dân chủ động sản xuất khi lũ về và đồng thời tăng vòng quay của
đất lúa, màu làm tăng thêm thu nhập cho xã viên cùng nơng dân có lợi ích kỹ

thuật. Hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đã thay thế tất cả trạm bom dầu
bằng trạm bơm điện (10 trạm bơm điện), đủ nước tươi tiêu nên năng suất không
ngừng tăng.

12
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
13

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Hợp tác xã nơng nghiệp Long Bình có 7 dịch vụ hoạt động, đồng thời hợp
tác xã cũng giải được bài tốn đầu ra nơng sản cho bà con xã viên, bên cạnh đó
xã viên cịn được hỗ trợ một phần chi phi ban đầu và tư vấn kỹ thuật sản xuất,
nông sản được tiêu thụ với giá cao và ổn định đám bảo xã viên có lời ở mức cao.
Thực hiện các đợt phát động thi đua sản xuất lúa chất lượng cao, chương
trình “3 giảm, 3 tăng” và chương trình “1 phải 5 giảm”, nên đã giúp cho nông
dân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận nên
được nhiều nơng dân và xã viên đồng tình.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Chi ủy,Chi bộ và các ngành chức
năng, sự đoàn kết thống nhất của tập thể đã khắc phục được khó khăn, phát huy
các mặt mạnh cùng nhau thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2010.
Đại bộ phận xã viên có nhiệt tình cao và đóng góp cho sự phát triển của
HTX. Đồng thời các ngành các cấp phối hợp chặt chẽ cùng HTX thực hiện tốt
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
2. Khó khăn:
Tuy gặp khơng ít những khó khăn như thiếu vốn hoạt động đa số thành
viên trong ban chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Việc trao đổi và

tổ chức thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền với hợp tác xã và nơng dân
cịn yếu dẫn đến tình trạng hợp tác xã gặp khó khăn trong việc nắm bắt kịp thời
thông tin giá cả thị trường
Mặt khác, những thành viên trong BKS chưa được tập huấn bồi dưỡng về
nghiệp vụ kiểm sốt nói chung, nên trong q trình thực thi hợp tác xã cũng gặp
khơng ít khó khăn. Đa số cán bộ xuất thân từ nông dân, chưa qua trường lớp, nên
chưa có kinh nghiệm trong quản lý.

13
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
14

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX
NƠNG NGHIỆP LONG BÌNH NĂM 2010 ĐẾN 2012
I. Cơ sở đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển hợp tác xã:
Tranh thủ sự hổ trợ của các ngành, để tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, triển
khai thông suốt đến từng xã viên, công nhân viên lao động động viên tinh thần
hăng say lao động, quyết tâm thực hiện hiệu quả công việc được phân công.
Kết hợp với tổ Đảng, Đoàn thể nâng cao năng lực quản lý, điều hành, quan
tâm đến đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ lý luận chính trị trong ứng
xử phải thể hiện có văn hóa để nâng tầm nhận thức góp phần thực hiện hồn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thường xuyên tố chức học tập, sinh hoạt các chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành, thực hiện tốt qui chế dân chủ
tại đơn vị, xây dựng phong trào thi đua lao động thiết thực kịp thời khen thưởng

động viên những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện
nhiệm vụ và khắc phục các tồn tại hạn chế đối với cán bộ, nhân viên để thực hiện
hoàn thành nhiệm vụ.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo kế hoạch một cách thiết thực vào việc chuyên môn, thực hành tiết
kiệm một cách cụ thể, vận động cán bộ, nhân viên cùng thực hiện đúng quy chế
“Doanh nghiệp văn hóa” để quyết tâm giữ vững danh hiệu cho năm 2011.
Cần tranh thủ các chính sách khuyến khích hỗ trợ HTX theo luật hợp tác
xã, nghị định 88/2005/NĐ-CP, cụ thể hóa chính sách bằng các chương trình dự
án mà Liên minh HTX quốc tế ( ICA) khuyến cáo các thành viên.
II. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể 2010:
Tăng cường năng lực và xây dựng và trở thành một nguồn hỗ trợ chủ đạo
đối với các HTX.Tiến hành phân loại các thành viên để có chiến lược và chính
sách phù hợp: Trong thời gian tới, cần tạo ra một mơ hình có thể đáp ứng những
nhu cầu hỗ trợ khác nhau, tùy theo tình trạng của từng HTX và xã viên.
14
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
15

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Nâng cao nhận thức về vai trò của xã viên đối với HTX, xây dựng và rèn
luyện tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
của HTX.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả HTX hiện có theo luật HTX năm
2003, xây dựng tính chuyên nghiệp và tổ chức HTX hoạt động theo mơ hình
doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược phát triển HTX bền vững nhằm tận dụng cơ hội,
vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.
Nỗ lực xây dựng năng lực HTX cả về năng lực tài chính, tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật, nguồn lực thông tin và đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý, điều
hành HTX để thích ứng được với mơi trường cạnh tranh và không ngừng phát
triển mở rộng phạm vi hoạt động cả trên thị trường trong nước và quốc tế….
Tiếp tục phát triển các loại hình hợp tác, hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện,
đòi hỏi từ đời sóng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn
Xây dựng các mơ hình hợp tác xã phù hợp với các loại hình ngành nghề
cho thích hợp với từng địa phương, vùng, miền nhằm hoạt động có hiệu quả.
III. Một số giải pháp:
1/ Hoàn thiện tổ chức nhà nƣớc:
Coi trọng đào tạo nguồn cán bộ cho hợp tác xã nhằm đáp ứng yêu cầu của
công cuộc đổi mới đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng cơ chế hạ tầng, cơ chế, chính sách đồng bộ, cung cấp thông tin
kinh tế để cho hợp tác xã phát huy tiềm năng, thế mạnh góp phần thúc đẩy kinh
tế- xã hội phát triển.
Cần chấn chỉnh, đổi mới về tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động sản xuất
kinh doanh trong từng hợp tác xã, đảm bảo đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản
lý, phương thức hoạt động, phân phối, nhất là đổi mới đội ngũ cán bộ hợp tác xã.
Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của xã viên, thực hiện đúng các nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và tự chịu trách nhiệm. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển,
15
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
16


GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

trong đó quan trọng là vốn góp của xã viên hợp tác xã, chú trọng vào đầu tư ứng
dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất kinh doanh,
từng bước phát triển hợp tác xã có quy mơ lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu
nhập cho người lao động và xã viên.
Giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng trong nội bộ từng hợp tác
xã như công nợ, tài sản, xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng và kế
hoạch phát triển của các hợp tác xã trong thời gian tới cho phù hợp với quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, tạo ra những sản
phẩm độc đáo cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong ngành và lĩnh vưc hợp tác xã và giữa
các hợp tác xã đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm huy
động tối đa các nguồn lực vì mục tiêu phát triển, chú trọng liên kết giữa các hợp
tác xã để dần thành lập các liên hiệp hợp tác xã theo ngành và lĩnh vực.
Thành lập tổ chức cơ sở đảng đối với những hợp tác xã có từ 3 đảng viên
trở lên làm việc thường xuyên tại hợp tác xã, tạo điều kiện cho xã viên và người
lao động thành lập cơng đồn, đồn thanh niên trong hợp tác xã.
2/ Tuyên truyền vận động tƣ vấn phát triển kinh tế tập thể:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng trong nhân dân các chủ trương
của Đảng, pháp luật của nhà nước về kinh tế tập thể. Thường xuyên kiểm tra
tổng kết, nhân rộng các mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành trung
ương Đảng khóa IX về chính sách đào tạo nhân lực, sử dụng đất đai, tài chính,
tín dụng, chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng và
phát triển hợp tác xã. Trong đó cần chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho hợp tác
xã.
Coi trọng sự bình đẳng và phát triển các hợp tác xã cũng như các thành
phần kinh tế khác, thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích đối với hợp tác

xã, tiếp tục thực hiệu quả cải cách hành chính ở các cơ quan nhà nước. Coi trọng
đúng mức công tác hoạch định chiến lược phát triển hợp tác xã, định hướng và
phát triển hợp tác xã từng giai đoạn.
16
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
17

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Phát huy vai trò Ban chỉ đạo kinh tế tập thể tỉnh trong việc xây dựng
chương trình kế hoạch, đề án và chỉ đạo phát triển các hình thức kinh tế tập thể
trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và nội dung thích
hợp nhằm phổ biến sâu rộng đến đông đảo người lao động trong các hợp tác xã
về vai trị, vị trí của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong xóa đói, giảm nghèo, về mơ
hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, những điển hình tiên tiến để nhân rộng
nhằm phát huy hơn nữa vai trị của hợp tác xã trong xóa đói, giảm nghèo.
Hồn thiện hệ thống chính sách để hợp tác xã phát huy vai trị và tham gia
tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Chủ
động nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực trạng, vai trị của hợp tác xã trong xóa
đói giảm nghèo để có chính sách phát triển hợp tác xã phù hợp, đưa hợp tác xã
thành một chủ thể quan trọng tham gia thực hiện chiến lược giảm nghèo quốc
gia. Giảm tối đa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận
tiện nhất cho các hợp tác xã hoạt động, liên doanh, liên kết, mở rộng sản xuất và
thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ giá trị chính đáng của các sản phẩm nơng
nghiệp, thủ cơng nghiệp trước những thủ đoạn đầu cơ, dìm giá, phá giá …
Năng cao năng lưc của hợp tác xã trong việc tổ chức và cung cấp các dịch

vụ tài chính. Hình thành một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của xã viên và cộng đồng, gắn với tạo việc làm và tăng thu nhập,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ,
đồng bào, dân tộc thiểu số. Ngồi ra, cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho các
hơp tác xã.
3/ Phát triển các loại hình hợp tác xã:
Phát triển các mơ hình hợp tác xã gắn với giải quyết các vấn đề về việc
làm. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao trình độ và kiến thức cho cán bộ
quản lý hợp tác xã và nâng cao kỹ năng, tay nghề cho xã viên và người lao động
trong các hợp tác xã. Trong đó, chú trọng đổi mới, hiện đại hóa nội dung,
chương trình, giáo trình đào tạo thiết thực, sát nhu cầu của đối tượng như chủ
nhiệm, phó chủ nhiệm, kế tốn trưởng, trưởng ban kiểm sốt, chun mơn
nghiệp vụ. Đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao năng lực đào tạo trung học và tiến
tới đào tạo cao đẳng, đại học cho hợp xã.

17
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
18

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Phát triển hợp tác xã gắn bó mật thiết, phục vụ thực hiện thắng lợi đường
lối và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Phát triển hợp tác xã
hướng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của đơng đảo tần lớp
xã hội và tập hợp, liên kết rộng rãi mọi loại hình và tổ chức kinh tế, đặc biệt chú
trọng đối tượng là người lao động, các hộ kinh tế cá thể.Phát triển hợp tác xã cần
được mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu. Trước

hết, tập trung phát triển hợp tác xã trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, coi
đây là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung quan trọng nhất trong chiến lược phát
triển hợp tác xã của nước ta. Cần hướng tới mục tiêu tuyệt đại bộ phận nông dân
tham gia hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp vươn lên đáp ứng toàn diện nhu cầu
sản xuất, văn hóa, xã hội của người dân nơng thơn. Phát triển hợp tác xã gắn với
tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn và xây dựng
nơng thơn mới. Phát triển mạnh hợp tác xã trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề
phi nông nghiệp phù hợp và theo kịp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại đất nước. Chú trọng phát triển hợp tác xã, đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng tỉ trọng của hợp tác xã trong các lĩnh vực,
ngành nghề đang có nhu cầu và tác dụng nhiều mặt đối với sản xuất, đời sống
của người dân.
4/ Củng cố nâng chất hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp:
Cần đẩy mạnh phát triển hợp tác xã theo hướng phát huy lợi thế so sánh
của địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, trên cơ sở đó tập
trung đầu tư về khoa học cơng nghệ sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Phát triển hợp tác xã theo hướng liên doanh liên kết vùng, miền và với
vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư có trọng điểm, khắc phục tình trạng lãng phí
trong đầu tư, đồng thời phát huy tối đa hiệu suất máy móc và nâng cao được chất
lượng sản phẩm.
Phát triển hợp tác xã phải xuất phát từ nhu cầu của kinh tế hộ và thực tiễn
địa phương, tuân thủ các nguyên tắc xây dựng hơp tác xã nhằm khắc phục tình
trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Phát triển và mở rộng các hợp tác xã đã và đang có thị trường tiêu thụ ổn
định ở trong và ngoài nước để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

18
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478



Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
19

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Nâng cao năng lực lạnh đạo và quản lý hợp tác xã và chính quyền địa
phương, các hiệp, hội và sự giúp đỡ của các tổ chức này về lĩnh vực như: vốn,
công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy tốt hơn nữa vai trò của hợp
tác xã .
Tiếp tục coi trọng việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và các
chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác xã để hiểu
đúng và đầy đủ bản chất, các nguyên tắc và giá trị của hợp tác xã, mơ hình hợp
tác xã kiểu mới và sự khác nhau giữa mơ hình hợp tác xã mới với hợp tác xã cũ,
cũng như vai trị vị trí của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Tổ chức tốt công tác vận động, hướng dẫn xây dựng và phát triển các mơ
hình hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, coi trọng việc hướng dẫn từng mơ hình cụ
thể và lập thành các kế hoạch, đề án, chương trình xây dựng các mơ hình đó để
tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực triển khai.
Chú trọng tổng kết thực hiện nhằm đánh giá mặt được, chưa được của
từng mơ hình để phổ biến kinh nghiệm cho các đơn vị khác nhau và chấn chỉnh
kịp thời các mặt hạn chế, tồn tại đối với mô hình đó.
Hồn thiện cơ chế quản lý, quan hệ phân phối thu nhập trong hợp tác xã.
Nâng cao năng lực hợp tác xã của xã viên thông qua phân định rõ sở hữu tập thể
hợp tác xã với sở hữu xã viên trong hợp tác xã. Trong từng hợp tác xã phải
thường xuyên làm báo cáo tài chính rõ rãng và tiến tới hàng năm phải kiểm tốn
nội bộ. Hồn thiện cơ cấu tổ chức quản lý sao cho gọn nhẹ, thiết lập mối quan hệ
quản lý hợp lý giữa các bộ phận với xã viên và người lao động, đảm bảo được sự
phân công trách nhiệm rõ rãng, tạo điều kiện cho việc điều hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh nhanh, nhạy, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường,
quản lý tốt lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác. Hồn thiện chế
độ phân phối, khắc phục triệt đề tình trạng bình quân.
Đổi mới phương thức huy động vốn, việc qui định mức vốn đóng góp ban
đầu căn cứ và nội dung kinh doanh cụ thể, khả năng kinh tế của xã viên và quy
mô của hợp tác xã. Huy động số tiền “nhàn rồi” của xã viên và các đối tượng
khác trên địa bàn bằng hình thức vay và trả lãi suất theo thỏa thuận, hoặc hợp tác
kinh doanh một thời gian nhất định. Thu hút các doanh nghiệp, cán bộ, công
chức tham gia hợp tác xã, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và
ngoài nước để tranh thủ các nguồn vốn .
19
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


Một số giải pháp phát triển HTX NN Long Bình
20

GV: Th.S Phạm Trung Tuấn

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ nhiệm, kế toán và các chức
danh khác trong hợp tác xã. Xác định đúng nhu cầu, mục tiêu đào tạo. Có biện
pháp đào tạo, bồi dưỡng kịp thời đáp ứng những nhiệm vụ của hợp tác xã.
Đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với hợp tác xã theo hướng để
các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh theo các qui luât thị trường theo
định hướng, quy hoạch và luật pháp cảu nhà nước. Nhà nước quản lý gián tiếp
các hợp tác xã thông qua các cơng cụ luật pháp, cơ chế, chính sách và các địn
bẩy kinh tế.
Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp tác
xã trên cơ sở lấy lợi ích kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn. Khẩn trương tổng kết
thực tiễn hoạt động của các hợp tác xã, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền

về hợp tác xã.
5/ Đào tạo bồi dƣỡng tập huấn:
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp
tác xã thông qua hệ thống giáo dục đào tạo của trung ương và địa phương.
Chương trình và nội dung đào tạo phải phù hợp với tình hình của đất nước trong
thời kỳ mở cửa và hội nhập
Hợp tác xã cần có tầm nhìn để phát triển, trên cơ sở tầm nhìn mà xác định
mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Sau khi xác định tầm nhìn, mục tiêu cần
xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các chương trình để thực hiện
các chiến lược đã đề ra.
Khắc phục triệt để tình trạng phân phối bình quân, thực hiện việc phân
phối theo góp vốn, cơng sức đóng góp với mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên,
thực hiện công bằng, dân chủ, cơng khai trong quản lý tài chính. Chú ý biện pháp
thưởng vật chất theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
6. Cải thiện tình hình tài chính:
Để tăng cường năng lực tài chính cho hợp tác xã, cần đổi mới phương thức
huy động vốn theo hướng đa dạng hóa thành phần tham gia hợp tác xã, đa dạng
hóa hình thức sở hữu đối với hợp tác xã.
20
SVTH: Nguyễn Đức Tín – DQT079478


×