Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại quỹ tính dụng nhân dân bình mỹ giai đoạn 2006 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
==========

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN BÌNH MỸ
GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Sinh Viên thực hiện:

Dương Thị Bích Nga
Mã số: DKT069146 - Lớp DT2KT
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp

An Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2009


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập tại Trường Đại Học An Giang, em đã hoàn thành
tốt tất cả các mơn học của chương trình đào tạo lớp Đại học Kế Toán Doanh
Nghiệp dưới sự quan tâm và chỉ dạy nhiệt tình của q Thầy, Cơ nhà trường. Sự
chỉ dẫn đó đã giúp cho chúng em có được rất nhiếu kiến thức bổ ích về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội,…, Em xin chân thành cảm ơn về sự hướng dẫn giảng


dạy quý báu của quý Thấy, Cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh, Chị trong đơn
vị UBND xã Bình Mỹ- Châu Phú- An Giang, và đặc biệt cảm ơn Thầy: Ths-NCS
Tô Thiện Hiền đã giúp đỡ em nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em hy vọng sẽ được góp phần kiến thức của mình vào sự nghiệp xây dựng
đất nước, xây dựng địa phương giàu mạnh và phát triển.
Một lần nữa, với sự tơn trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn.
Đoàn Võ Ngọc Lan.


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
Châu Phú, ngày…….tháng…….năm 2009.
CHỦ TỊCH


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Long Xuyên, ngày……...tháng…...năm 2009.


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân
NSNN: Ngân Sách Nhà Nƣớc
KT.NS: Kế toán. Ngân sách
TSCĐ: Tài Sản Cố Định
XDCB: Xây Dựng Cơ Bản
NS: Ngân sách
KT: Kế toán
DANH MỤC BIỂU BẢNG
1- Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2008
2- Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2008
3- Biểu cân đối quyết toán ngân sách xã năm 2008.
4- Quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách năm 2008
5- Quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách năm 2008
6- Thuyết minh chi khác ngân sách năm 2008.
7- Bảng thuyết minh tăng hoặc giảm thu, chi ngân sách năm 2008.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ Thu NS xã năm 2006-2008
2. Biểu đồ Chi NS xã năm 2006-2008
3. Biểu đồ Kết dƣ NS xã năm 2006-2008

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

Lời cảm ơn.
Nhận xét của Đơn vị thực tập.
Nhận xét của Giảng viên hƣớng dẫn.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.

Trang

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................1
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ ......................3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ .....................3
1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã ................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách xã ...........................................................................3
1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã ...............................................................................3
1.1.4. Vị trí của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc .......................4
1.2. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN NGÂN SÁCH
XÃ ................................................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm Kế toán Ngân sách xã ..................................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán ngân sách xã .............................................................5
1.2.3. Yêu cầu của Kế tốn ngân sách xã ................................................................5
1.2.4. Cơng tác Kế toán ngân sách xã ................................................................. 5-6
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN XÃ ...................................................................6
1.4. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KẾ TỐN TRƢỞNG .............................7
1.4.1. Nhiệm vụ Kế tốn trƣởng ..............................................................................7
1.4.2. Quyền hạn Kế toán trƣởng ............................................................................7
1.5. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TỐN ........................................................... 8-10

1.6. HÌNH THỨC KẾ TỐN NHẬT KÝ SỔ CÁI ...................................................10
1.7. NỘI DUNG CỦA VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ........................11
1.8. LƢU TRỮ CHỨNG TỪ KẾ TỐN ..................................................................12
1.9. TRÌNH TỰ KHĨA SỔ CUỐI THÁNG, CUỐI Q ........................................12
1.10. KHÓA SỔ CUỐI NĂM ....................................................................................13
1.11. KHÓA SỔ, CHUYỂN SỔ CUỐI NĂM VÀ MỞ SỔ ĐẦU NĂM ...................13
1.12. ĐIỀU CHỈNH QUYẾT TỐN NĂM ..............................................................14

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KẾ TỐN NGÂN SÁCH XÃ BÌNH MỸ
.....................................................................................................................................15
2.1. KHÁI LƢỢC VỀ XÃ BÌNH MỸ ........................................................................15
2.1.1. Vị trí – Đặc điểm xã Bình Mỹ ......................................................................15
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND xã Bình Mỹ ..................................................15
2.2. CHU TRÌNH NGÂN SÁCH XÃ .........................................................................16
2.2.1 Khái niệm về chu trình ngân sách xã ............................................................16
2.2.2 Vị trí mỗi khâu trong chu trình ngân sách xã ................................................17
2.2.2.1 Lập dự toán ngân sách xã ............................................................... 17-20
2.2.2.2 Chấp hành ngân sách xã .......................................................................20
2.2.2.3 Quyết toán ngân sách xã .......................................................................21
2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ......................................................21
2.3.1. Hội Đồng Nhân Dân xã ................................................................................21
2.3.2. Ủy ban nhân dân xã ......................................................................................21
2.3.3. Ban Tài chính xã ..........................................................................................21
2.4. HẠCH TỐN KẾ TỐN ....................................................................................22

2.4.1. Kế tốn tiền mặt và tiền gởi kho bạc ............................................................22
2.4.1.1. Kế toán tiền mặt ....................................................................................22
2.4.1.2. Kế toán tiền gởi kho bạc .......................................................................23
2.4.2. Kế toán vật liệu và tài sản cố định ...............................................................23
2.4.2.1. Kế toán vật liệu .....................................................................................23
2.4.2.2. Kế toán tài sản cố định .........................................................................25
2.4.2.3. Kế toán nguồn vốn và các quỹ của xã ..................................................26
2.4.2.4. Kế toán thu, chi ngân sách xã ......................................................... 27-30
2.5. BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TỐN NGÂN SÁCH XÃ ................... 30-38
2.6. CƠNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH .......................................38
2.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ
.....................................................................................................................................39
2.7.1. Thuận lợi ......................................................................................................39
2.7.2. Hạn chế.........................................................................................................39
2.7.3 Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................39

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾ TỐN NGÂN SÁCH
XÃ BÌNH MỸ ............................................................................................................40
3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƢƠNG ......................................40
GVHD: Ths-NCS Tô Thiện Hiền

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
3.1.1. Về kinh tế .....................................................................................................40
3.1.2. Về giao thơng thủy lợi ..................................................................................40
3.1.3. Về văn hóa- xã hội .......................................................................................40
3.1.3.1. Về văn hóa thơng tin- thể dục thể thao .................................................40
3.1.3.2. Về y tế ..................................................................................................40

3.1.3.3. Về giáo dục ...........................................................................................41
3.1.3.4. Về an ninh- quân sự ..............................................................................41
3.2. ĐỊNH HƢỚNG CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG KẾ
TOÁN NGÂN SÁCH XÃ ..........................................................................................41
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN
NGÂN SÁCH XÃ.......................................................................................................41
3.3.1. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Hội đồng nhân dân.41
3.3.2. Quan tâm chế độ đãi ngộ cán bộ xã, phƣờng ...............................................42
3.3.3. Công tác quản lý ngân sách xã .....................................................................42
3.3.4. Về cơng tác kế tốn xã ..................................................................................... 42
3.3.5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra tài chính ............................................................... 43
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 43
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ BẢNG.

GVHD: Ths-NCS Tô Thiện Hiền

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh xã hội có giai
cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là
cơ quan có quyền lực cơng cộng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về nhiều mặt
như: quản lý hành chính, chức năng về kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã
hội. Ngân sách Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, bởi lẽ Nhà

nước ra đời địi hỏi phải có nguồn lực để nuôi sống bộ máy Nhà nước. Để thực hiện
được chức năng và nhiệm vụ của mình, Nhà nước cần phải có nguồn tài chính, phải
tập trung một bộ phận của cải trong xã hội vào tay của Nhà nước để phục vụ cho yêu
cầu quản lý, đó là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động.
Ngân sách Nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, là
kế hoạch tài chính vi mô, là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết
định sự phát triển kinh tế, cơng bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối với
một quốc gia nói chung, NSNN là vơ cùng quan trọng thì đối với một địa phương nói
riêng, Ngân sách xã cũng quan trọng không kém. Ngân sách xã là nguồn tài chính
chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế
xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội
trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã
cần phải có được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã
được quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ có qui mơ
lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã
phải đảm nhận. Ngân sách xã là phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của
bộ máy Nhà nước ở cấp cơ sở, nó quyết định cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương. Tại đây diễn ra các hoạt động tài chính, hoạt động thu, chi ngân sách, cơng
việc ghi chép địi hỏi sự trung thực, tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, liên tục và có hệ
thống, mọi khoản thu chi đều phải được hạch tốn bằng cơng cụ kế tốn. Đó là cơng
việc của một Kế toán ngân sách xã, rất quan trọng và cần thiết.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò đặc biêt đó và để củng cố nâng cao kiến
thức trong quá trình học tập tại Trường, em chọn đề tài: “ Hoạt động Kế Tốn Ngân
Sách Xã Bình Mỹ- Châu Phú- An Giang ” làm đối tượng nghiên cứu với mục đích
góp tiếng nói vào định hướng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương khi đất nước
đang trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Để hệ thống tất cả những lý thuyết về Kế toán Ngân sách xã.
- Đánh giá hoạt động KT.NS xã Bình Mỹ trong thời gian vừa qua và định
hướng cho thời gian tới.

- Phân tích hoạt động KT.NS xã ở hiện tại, những thuận lợi và khó khăn.
- Tìm ra những giải pháp có tính chất tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động
KT.NS xã.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

1

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phân tích số liệu thực tế của đơn vị thơng qua: Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp,
Chứng từ, Báo cáo tài chính,…Để giải quyết được nội dung cần nghiên cứu, phải sử
dụng công cụ thống kê so sánh, vận dụng để chứng minh sự cần thiết của hoạt động
KT.NS xã nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách là rất quan trọng đối với địa
phương, đất nước.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Việc phân tích được lấy số liệu chủ yếu năm 2008 tại UBND xã Bình MỹChâu Phú- An Giang. Nhằm tìm ra những giải pháp mang tính khả thi và có ý nghĩa
thực tiễn trong cơng tác quản lý ngân sách xã.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Nhằm nâng cao kiến thức về chuyên môn cho người nghiên cứu, tạo thêm vững
chắc trước khi đi vào công tác thực tế.
Giúp tìm hiểu rõ hơn về cơng tác hạch toán thu, chi ngân sách hàng ngày của
đơn vị. Đây là một đề tài rất hữu dụng, có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tếxã hội của địa phương trong điều kiện nền kinh tế của đất nước đổi mới và phát triển.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu cho công tác quản lý KT.NS xã hiện nay,
làm tài liệu tham khảo cho cán bộ các ngành có liên quan.


GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

2

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

PHẦN II: NỘI DUNG.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ:
1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã:
Xét về hình thức biểu hiện bề ngịai có thể nhận thấy: Ngân sách xã là tồn bộ
các khoản thu, chi trong dự tốn đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực
hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp
xã trong q trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên
địa bàn.
Xét về bản chất: Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính
quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong q trình phân phối các
nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã. Trên cơ sở đó mà đáp ứng cho các
nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà
nước cấp xã.
1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách xã:
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống NSNN nên nó cũng mang đầy đủ
những đặc điểm chung của NSNN; thêm vào đó là đặc điểm riêng tạo nên sự khác
biệt căn bản với các cấp ngân sách khác.
* Đặc điểm chung:
- Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền
Nhà nước cấp xã.

- Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa
học.
- Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương
thức phân phối lại và khơng hồn trả một cách trực tiếp.
* Đặc điểm riêng:
Hiện nay ngân sách Việt Nam bao gồm 4 cấp. Tuy chức năng, nhiệm vụ giống
nhau, phạm vi và qui mơ hoạt động có khác nhau nhưng ngân sách xã có đặc điểm
riêng, đó là: NS xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vừa là một
đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
việc thiết lập các chính sách trong quản lý NS xã.
1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã:
Khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ NS xã có ảnh hưởng không nhỏ đến mức
độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền Nhà nước cấp xã.
- Ngân sách xã là cơng cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà
nước các xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cùng với q trình
hồn thiện Luật NSNN, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế- xã hội cho chính quyền
xã càng ngày càng nhiều hơn, tạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó NS xã đóng góp vai trị

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

3

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã
đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội nông thôn và từng bước tạo đà
cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.

- Ngân sách xã là cơng cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước cấp trên
giám sát hoạt động của chính quyền xã. Với một hệ thống tổ chức nhà nước thống
nhất, đồng thời lại có sự phân cơng, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế,
xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì địi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên của
cơ quan Nhà nước, chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của các cơ
quan chính quyền Nhà nước cấp dưới. Ngân sách xã trở thành một trong những công
cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sát của mình
đối với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp dưới. Bởi hầu hết các xã đều có
một phần nguồn thu được tạo lập nhờ số chi bổ sung từ ngân sách cấp trên. Muốn
nhận được số chi bổ sung của ngân sách cấp trên để tạo nguồn thu cho mình, chính
quyền xã buộc phải giải trình tồn bộ cơ cấu thu, chi theo dự tóan và chỉ rõ số thiếu
hụt; đồng thời phải cam kết thực hiện số thu bổ sung theo đúng quy định của quản lý
ngân sách Nhà nước hiện hành. Nhờ đó sự kiểm sốt của chính quyền Nhà nước cấp
trên đối với hoạt động của chính quyền cấp xã trở nên vơ cùng dễ dàng.
1.1.4. Vị trí của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc:
Trong hệ thống Ngân sách Nhà nước thì ngân sách xã được coi là ngân sách
cấp cơ sở, nơi đây thể hiện các quan hệ của Nhà nước với Dân. Mọi chủ trương,
chính sách của Nhà nước có tính khả thi ra sao, mọi hiệu lực quản lý của nhà nước
đạt ở mức độ nào đều được thể hiện rất rõ ở cấp cơ sở này. Do vậy, có thể nói ngân
sách xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN. Điều này được lý giải như sau:
- Xã là một đơn vị hành chính cơ sở ở nơng thơn. Hội đồng nhân dân xã là
quyền lực nhà nước tại địa phương, được quyền ban hành các Nghị quyết về phát
triển kinh tế- xã hội, các Nghị quyết có liên quan đến quản lý ngân sách trên địa bàn
của mình.
- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp liên hệ với dân giải quyết tồn bộ mối
quan hệ và lợi ích giữa nhà nước với dân trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện đang
có hiệu lực thi hành.
- Cơ cấu thu, chi của ngân sách xã thể hiện hầu hết các khoản thu, chi của
ngân sách địa phương đã được phân định.
- Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN đã được xác định

cụ thể tại điều 3, khoản 1, tiết c trong Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc
phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN (Nghị định 87/CP ngày
19/12/1996 và Nghị định 51/1998/NĐ-CP ngày 18/07/1998 của Chính phủ).
- Ngân sách xã là một đơn vị dự tốn đặc biệt vì dưới nó khơng có các đơn vị
dự tốn trực thuộc nào, nó vừa phải tạo ra nguồn kinh phí thơng qua các khoản thu
ngân sách xã được phân định, vừa phải duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các
khoản chi trực tiếp đó vào chi ngân sách xã.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

4

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
1.2. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN NGÂN SÁCH
XÃ:
1.2.1. Khái niệm Kế toán Ngân sách xã:
Kế toán Ngân sách xã là việc tổ chức hệ thống thơng tin về tồn bộ hoạt động
kinh tế- tài chính của xã, bao gồm: hoạt động thu, chi ngân sách và các hoạt động tài
chính của đơn vị sử dụng ngân quỹ. Cơng tác kế toán của các xã, phường, thị trấn
phải theo chế độ kế toán ngân sách xã.
1.2.2. Nhiệm vụ của Kế tốn Ngân sách xã:
- Tính tốn, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chi
NS và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản, vật tư của xã.
- Kiểm tra tình hình thực hiện dự tốn thu, chi NS xã; tình hình chấp hành các
tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ; tình
hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc,…
- Lập các báo cáo kế toán và quyết tốn NS xã để trình ra Hội đồng nhân dân

xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gởi Phịng Tài Chính
Huyện để tổng hợp vào NSNN.
1.2.3. Yêu cầu của Kế toán Ngân sách xã:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi NS, các khoản thu,
chi các quỹ của xã và tài sản, nguồn vốn của xã.
- Chỉ tiêu trong dự toán NS phải thống nhất về nội dung và phương thức tính
tốn.
- Số liệu trong báo cáo kế toán, quyết toán NS phải rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp
đầy đủ những thông tin cần thiết cho Hội đồng nhân dân xã, phục vụ cho việc tổng
hợp quyết tốn vào NSNN và cơng khai tài chính.
1.2.4. Cơng tác Kế toán Ngân sách xã:
- Kế toán quỹ NS: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tồn bộ quỹ NS
của xã bằng tiền, bằng hiện vật trên tài khoản NS xã tại Kho bạc, tại quỹ và tại kho
của xã.
- Kế toán các khoản thu NS: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN
theo luật định vào NSNN tại Kho bạc và việc hoàn trả các khoản thoái thu NS cho
các đối tượng được hưởng.
- Kế toán các khoản chi NS: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản chi thường
xuyên, chi đầu tư XDCB theo dự toán NS đã được duyệt theo Mục lục NS vào chi
NSNN tại Kho bạc và việc thanh, quyết tốn các khoản chi đó.
- Kế tốn tiền thuộc các quỹ của xã: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động
các khoản tiền thuộc các quỹ của xã và các hoạt động khác do xã quản lý, bao gồm:
tiền mặt tại quỹ, tiền gởi Kho bạc.
- Kế toán các quỹ của xã: Phản ánh nguồn hình thành, số hiện có và tình hình
sử dụng từng quỹ do xã quản lý.
- Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh tốn
các khoản nợ phải thu của các đối tượng. Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về

GVHD: Ths-NCS Tô Thiện Hiền


5

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản
vay tạm thời của quỹ dự trữ tài chính Tỉnh.
- Kế tốn vật tư, tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến
động các loại vật tư, hàng hóa theo từng kho hoặc địa điểm bảo quản, bao gồm vật tư
thuộc quỹ NS và các quỹ khác. Phản ánh số lượng, nguyên giá, giá trị hao mòn và giá
trị còn lại của TSCĐ hiện có và tình hình biến động của TSCĐ.
- Kế tốn nguồn kinh phí hình thành TSCĐ: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ của xã do hồn thành việc mua sắm, XDCB, do nhận bàn giao, do được
nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến động nguồn
kinh phí.
- Lập báo cáo kế tốn và báo cáo quyết tốn: Để trình ra Hội đồng nhân dân xã
phê duyệt và gởi Phòng Tài chính Huyện để tổng hợp vào thu, chi NSNN và cơng
khai tài chính trước nhân dân.
- Kiểm kê tài sản: Cuối niên độ kế tốn, trước khi khóa sổ kế tốn năm, xã phải
thực hiện cơng tác kiểm kê tài sản, vật tư, tiền quỹ, sao kê đối chiếu và xác nhận các
khoản tiền còn gởi tại kho bạc, các khoản cơng nợ hiện có để đảm bảo cho số liệu
trên sổ kế toán được khớp đúng với thực tế.
- Kiểm kê tài chính- kế tốn: Các xã phải chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của cơ
quan chức năng Nhà nước, trực tiếp là Phịng Tài chính huyện về việc chấp hành
Luật NS, chính sách, chế độ tài chính Kế toán của Nhà nước và Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã về các lĩnh vực NS, tài chính xã.
Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống tồn
diện mọi tình hình tài chính, NS của từng kỳ kế toán và cả niên độ kế tốn.
UBND Huyện (trực tiếp là Phịng Tài chính Huyện) phải kiểm tra tài chính- kế

tốn xã ít nhất một năm một lần. Chủ tịch xã, Kế toán trưởng phải chấp hành lệnh
kiểm tra, có trách nhiệm cung cấp đủ số liệu cần thiết. Biên bản kết thúc kiểm tra
phải có đầy đủ chữ ký của Đồn kiểm tra, của Kế toán trưởng và của Chủ tịch UBND
xã.
- Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán bao gồm các chứng từ KT,
sổ KT, báo cáo KT, quyết tốn và các tài liệu khác có liên quan.
Sau khi kết thúc niên độ kế tốn và đã hồn tất cơng việc chỉnh lý quyết tốn
NS năm, các tài liệu phải được sắp xếp, phân loại, đóng tập, gói buộc để lưu giữ tại
bộ phận kế tốn trong vịng một năm, sau đó chuyển vào kho lưu trữ.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TỐN XÃ:
Các xã phải bố trí người làm cơng tác tài chính- kế tốn chun trách, có trình
độ chun mơn về nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản và theo đúng chức danh, tiêu
chuẩn quy định.
Cán bộ tài chính- kế tốn được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp
vụ, không được kiêm nhiệm làm thủ kho, thủ quỹ và các công tác phụ trách vật chất
khác.
Chủ tịch UBND, Kế toán trưởng và Trưởng Ban tài chính xã khơng được bố
trí người thân trong gia đình làm cơng tác tài chính, kế tốn, thủ kho, thủ quỹ tại văn
phòng ủy ban, các đơn vị, bộ phận trực thuộc xã. Cấm việc người thân trong gia đình

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

6

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
cùng tham gia xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong mối quan hệ người thực hiện,
người kiểm soát, người duyệt trên cùng một chứng từ.

Khi thay đổi cán bộ tài chính- kế tốn phải thực hiện việc bàn giao giữa cán bộ
cũ và cán bộ mới. Cán bộ mới chịu trách nhiệm về cơng việc của mình kể từ ngày
nhận bàn giao. Cán bộ cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trong thời
gian mình đã phụ trách.
Mọi tổ chức, đồn thể, cá nhân có liên quan đến cơng tác tài chính- kế tốn xã
đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc chế độ và thủ tục kế toán, tài chính;
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời những chứng từ, tài liệu cần thiết cho công
tác kế tốn và chịu trách nhiệm về sự chính xác, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ
của các chứng từ, tài liệu đó.
1.4. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KẾ TỐN TRƢỞNG:
1.4.1. Nhiệm vụ Kế toán trƣởng:
- Giúp Chủ tịch xã trong việc lập và tổ chức thực hiện dự toán NS đã được
Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.
- Tổ chức cơng tác kế tốn như: mở sổ KT, sử dụng các tài khoản KT và các
loại chứng từ, báo cáo KT, quyết toán phù hợp với hoạt động NS, tài chính u cầu
và trình độ quản lý của xã.
- Tổ chức ghi chép chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình thu, chi NS; thu, chi
các quỹ của xã; các khoản thu chi của hoạt động sự nghiệp, các hoạt động khác do xã
tổ chức; tình hình hiện có và sự biến động về tài sản, vật tư, tiền quỹ của xã và các
khoản đóng góp của nhân dân.
- Lập các báo cáo thu, chi NS; thu chi các quỹ, các khoản đóng góp của dân
và quyết tốn NS theo quy định để trình Hội đồng nhân dân xã phê duyệt, gởi cơ
quan chủ quản và công khai tài chính.
- Tổ chức kiểm tra việc thu, chi của các bộ phận trực thuộc như: trạm y tế,
nhà trẻ,…Kiểm tra việc lập và thực hiện dự toán thu, chi, việc chấp hành các định
mức, tiêu chuẩn tài chính ở các bộ phận trực thuộc xã.
- Tổ chức việc bảo quản, lưu trữ tài liệu KT và việc sử dụng tài liệu KT theo
quy định.
- Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế
toán của Nhà nước cho các bộ phận trực thuộc xã và mọi thành viên có liên quan.

- Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình NS xã và tình hình chấp hành chính
sách, thể lệ tài chính ở xã.
1.4.2. Quyền hạn Kế tốn trƣởng:
- Có quyền u cầu các bộ phận, các cá nhân có liên quan trong đơn vị cung
cấp đầy đủ, kịp thời các chứng từ, tài liệu, số liệu liên quan đến cơng tác kế tốn,
kiểm tra và kiểm kê tài sản của xã.
- Có quyền ký duyệt các chứng từ KT, báo cáo KT, quyết toán NS xã và các
hợp đồng về mua bán tài sản, vật tư, giao thầu sữa chữa, xây dựng. Mọi chứng từ về
thu, chi tiền, xuất, nhập, chuyển giao tài sản phải có đủ chữ ký của chủ tài khoản và
kế toán trưởng, nếu thiếu một trong hai chữ ký sẽ khơng có giá trị pháp lý.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

7

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
- Có quyền từ chối không ký duyệt các chứng từ không phù hợp hoặc hợp đồng
kinh tế vi phạm chế độ, thể lệ hiện hành: giả mạo, sửa đổi số trên chứng từ,…
1.5. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
Tài khoản KT là phương pháp KT dùng để phân loại và hệ thống hóa các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh và kiểm sốt thường xun, liên tục, có hệ
thống. Tài khoản KT được mở cho từng đối tượng KT có cùng nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản KT.NS xã bao gồm 7 loại, 15 tài khoản cấp 1, áp dụng
chung cho mọi xã và một số tài khoản KT bổ sung dùng riêng cho các xã có phát
sinh khoản thu hộ, chi hộ. Các tài khoản trong bảng cân đối được hạch toán theo
phương pháp ghi sổ kép để phản ánh tình hình thực hiện thu, chi NS; thu, chi và sử
dụng các khoản đóng góp của dân; số hiện có và tình hình biến động các loại vật tư,

tài sản, quỹ, công nợ và các nguồn vốn thuộc sở hữu của xã.
* Hệ thống tài khoản kế toán ngân sách xã:
STT

Số hiệu TK
Cấp 1

1

2

TÊN TÀI KHOẢN

Phạm vi áp
dụng

4

5

LOẠI 1 - TIỀN VÀ VẬT TƢ

Các xã

Cấp 2
3

1

111


Tiền mặt

2

112

Tiền gởi Kho bạc

3

1121

Tiền ngân sách tại kho bạc

1128

Tiền gởi khác

nt

nt

Vật liệu

152

LOẠI 2 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4


211

Tài sản cố định

5

214

Hao mòn tài sản cố định

nt

LOẠI 3 – THANH TOÁN
6

7

Các khoản phải thu

311
3111

Tạm ứng

3118

Phải thu khác

nt


Các khoản phải trả

331
3311

Phải trả khách hàng

GVHD: Ths-NCS Tô Thiện Hiền

8

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

8

3312

Phải trả quỹ dự trữ tài chính

3318

Phải trả khác
Các khoản thu hộ, chi hộ

336
3361


Các khoản thu hộ

3362

Các khoản chi hộ

3363

Thu, chi kinh phí ủy quyền

3368

Các khoản khác

Xã có khoản thu
hộ, chi hộ

LOẠI 4 – NGUỒN VỐN VÀ QUỸ
9

10

Các quỹ của xã

431
4311

Quỹ……

4312


Quỹ……

……

………...

4318

Quỹ khác

Các xã

Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

466

LOẠI 7 – THU NGÂN SÁCH XÃ
11

12

Xã có thành lập
các quỹ( chi tiết
theo từng quỹ)

714

nt


Thu ngân sách xã
7141

Thuộc năm trước

7142

Thuộc năm nay
Tạm thu ngân sách xã

719
7191

Thu bằng tiền

7192

Thu bằng hiện vật

7193

Thu bằng ngày công lao động

nt

LOẠI 8 – CHI NGÂN SÁCH XÃ
13

814


Chi ngân sách xã

GVHD: Ths-NCS Tô Thiện Hiền

9

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

14

8141

Thuộc năm trước

8142

Thuộc năm nay

nt

Tạm chi ngân sách xã

819
8191

Chi đầu tư


8192

Chi thường xuyên

nt

LOẠI 9 – CHÊNH LỆCH THU,
CHI NS
15

914

Chênh lệch thu, chi NS xã

Ngoài ra, nếu xã có nguồn thu XDCB, thu từ các hoạt động kinh tế và hạch
toán trên cùng một hệ thống sổ sách KT.NS xã thì ngồi các tài khoản trên, xã có thể
mở thêm tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”; tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu
tư XDCB” và tài khoản 511”Thu hoạt động kinh tế”, tài khoản 631”Chi hoạt động
kinh tế”. Các xã phải chủ động chọn lựa, lập danh mục những tài khoản KT cấp I,
cấp II cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, u cầu quản lý của xã.
1.6. HÌNH THỨC KẾ TỐN NHẬT KÝ- SỔ CÁI:
Các loại sổ KT của hình thức KT Nhật ký- Sổ cái bao gồm:
+ Nhật ký - Sổ cái.
+ Các sổ kế tốn chi tiết
Trình tự và phương pháp ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký- Sổ cái:
a/ Ghi Nhật ký- Sổ cái:
- Ghi chép hàng ngày: Hàng ngày khi nhận được chứng từ KT, cán bộ KT
phải kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có để ghi vào
Nhật ký- Sồ cái. Đối với những chứng từ cùng loại, nếu có phát sinh nhiều lần trong
một ngày như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…kế toán tiến hành phân

loại các chứng từ để lập Bảng tổng hợp chứng từ, sau đó cộng tổng lại rồi ghi vào
Nhật ký- Sổ cái một dòng.
- Tổng hợp và kiểm tra số liệu cuối tháng: Cuối tháng, sau khi đã phản ánh
toàn bộ chứng từ KT phát sinh trong tháng vào Nhật ký- Sổ cái và các sổ KT chi tiết,
KT tiến hành khóa sổ, cộng tổng số tiền của cột số phát sinh ở phần Nhật ký, cộng
tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của mỗi tài
khoản ở phần Sổ cái. Kế tiếp kiểm tra đối chiếu số liệu dòng cột phát sinh tháng trên
Nhật ký- Sổ cái bằng cách cộng tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có của tất cả các
tài khoản phản ánh ở phần Sổ cái đối chiếu với tổng số tiền ở cột cộng phát sinh của
phần Nhật ký. Khi kiểm tra, đối chiếu phải đảm bảo nguyên tắc cân đối sau:
Tổng số phát sinh
phần Nhật ký

=

Tổng số phát sinh Nợ
của tất cả các tài khoản
(ở phần Sổ cái)

Tổng số phát sinh Có
= của tất cả các tài khoản
(ở phần Sổ cái).

Tổng số dư Nợ của các tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

10

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan



Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
b/ Ghi các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
- Các chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc sau khi ghi Nhật ký - sổ cái
phải ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ KT để ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có
liên quan ở các cột phù hợp.
- Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu và khóa các sổ, thẻ KT chi
tiết. Phải cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng
đối tượng; sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ KT chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết”
cho từng tài khoản. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra, đối chiếu
với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ cái
và các sổ, thẻ KT chi tiết khác.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký- Sổ cái:
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ
kế tốn
chi tiết
Sổ kho, Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán

Bảng
tổng hợp
chi tiết

Nhật ký - Sổ cái


Báo cáo kế toán,
Báo cáo quyết toán

Ghi chú:
Ghi chú hàng ngày
Ghi chú cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.7. NỘI DUNG CỦA VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các yếu tố, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ghi trên chứng từ KT.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi trên chứng từ: Khi kiểm tra, nếu phát
hiện có hành vi vi phạm chế độ, chính sách, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước thì

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

11

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
phải từ chối việc xuất quỹ, xuất hàng hóa, vật tư, đồng thời báo cáo cho chủ tài
khoản biết để xử lý.
Đối với những chứng từ KT lập không đúng thủ tục, nội dung và con số, chữ
viết khơng rõ ràng thì người kiểm tra hoặc người ghi sổ trả lại cho người lập, nơi lập
để làm lại hoặc là bổ sung thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn cứ
để ghi vào sổ KT.
1.8. LƢU TRỮ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:
Chứng từ KT đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ
theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước.

Trường hợp bị mất, thất lạc, hư hỏng đều phải có báo cáo với chủ tài khoản để
có biện pháp xử lý kịp thời.
1.9. TRÌNH TỰ KHÓA SỔ CUỐI THÁNG, CUỐI QUÝ:
- Cuối kỳ KT, sau khi tất cả các chứng từ KT phát sinh trong kỳ đã được ghi
vào sổ KT, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ với số liệu đã ghi sổ, các số
liệu có liên quan để đảm bảo sự khớp đúng của các con số trên chứng từ với số đã
ghi vào sổ và giữa các sổ với nhau.
- Tiến hành cộng số phát sinh trên Nhật ký- Sổ cái và các sổ KT chi tiết.
- Từ các sổ, thẻ KT chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải
ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ.
- Tiến hành cộng tất cả các số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của các tài khoản
trên Nhật ký- sổ cái. Sau đó đối chiếu số liệu của kế toán với số liệu của thủ kho, thủ
quỹ. Nếu đảm bảo khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ chính thức bằng các bước:
+ Kẻ một dịng ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ KT, cách
dòng ghi số nghiệp vụ cuối cùng nửa dòng. Sau đó ghi số phát sinh trong tháng đã
cộng phía dưới dòng đã kẻ.
+ Ghi lại dòng cộng số phát sinh các tháng trước (số lũy kế từ đầu quý đến
cuối tháng trước) kế tiếp dòng cộng phát sinh tháng hiện tại.
+ Dòng cộng phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này ghi tiếp phía
dưới số liệu cộng phát sinh lũy kế các tháng trước.
+ Dòng cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng ghi dưới dòng phát
sinh lũy kế từ đầu quý.
+ Ghi lại dòng số dư đầu tháng (dư Nợ ghi vào cột Nợ, dư Có ghi vào cột Có)
kế tiếp dịng phát sinh lũy kế từ đầu năm tới cuối tháng.
+ Dòng số dư cuối tháng được tính như sau:
Số dư Nợ
cuối tháng

=


Số dư Nợ
đầu tháng

+

Số phát sinh Nợ
trong tháng

-

Số phát sinh Có
cuối tháng

Số dư Có
cuối tháng

=

Số dư Có
đầu tháng

+

Số phát sinh Có
trong tháng

-

Số phát sinh Nợ
cuối tháng


Nếu kết quả tính ra là một số âm (tài khoản có tính chất lưỡng tính) thì lấy kết
quả tính được (bỏ dấu âm) ghi vào dòng số dư cuối tháng của bên ngược lại.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

12

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
+ Kẻ 2 đường kẻ liền nhau ngay sát dưới dòng số dư để kết thúc việc khóa sổ
(

).

Sau khi khóa sổ KT, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ và Kế toán trưởng
hoặc là người phụ trách kiểm tra đảm bảo tính chính xác, cân đối rồi ký nhận. Kế
tiếp, chủ tài khoản kiểm tra và ký duyệt để chứng nhận số liệu khóa sổ đúng với số
thực tế nhằm thể hiện sự thống nhất, nhất trí về số liệu khóa sổ giữa Kế tốn trưởng
với Chủ tài khoản.
1.10. KHĨA SỔ CUỐI NĂM:
Trước khi khóa sổ cuối năm phải xử lý các việc sau:
- Tiến hành đôn đốc, thu nộp kịp thời các khoản thu của NS còn chưa thu đến
cuối năm và làm thủ tục nộp ngay các khoản đã thu NS còn tại xã vào NSNN tại Kho
bạc. Đồng thời giải quyết thanh toán dứt điểm các khoản liên quan đến chi NS để
đảm bảo mọi khoản thu chi NS phát sinh trong năm được tính từ ngày 01/01 đến hết
ngày 31/12.
- Đơn đốc thanh tốn kịp thời các khoản nợ phải thu (Nợ tạm ứng, nợ cho vay

tạm thời) để hồn lại quỹ. Đồng thời thanh tốn các khoản nợ phải trả (Phải trả người
bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB, phải trả sinh hoạt phí và phụ
cấp cho cán bộ xã, bảo hiểm xã hội phải nộp …)
- Xử lý các khoản tạm thu NS còn đến cuối năm: về nguyên tắc các khoản tạm
thu NS phải được xử lý dứt điểm trong năm để chuyển vào thu NS hoặc hoàn trả cho
đối tượng tạm thu. Trường hợp cuối năm số tạm thu NS bằng hiện vật chưa làm thủ
tục ghi thu NSNN tại Kho bạc thì được chuyển sang đầu năm xử lý trong thời gian
quyết toán.
- Đối với các khoản tạm giữ, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm
quyền, UBND xã phải làm thủ tục hoàn trả cho đối tượng tạm giữ hay làm thủ tục
nộp vào NSNN tại kho bạc (nếu cấp có thẩm quyền quyết định thu bổ sung công
quỹ).
- Tiến hành kiểm kê, sao kê, đối chiếu tồn bộ tài sản, vật tư, cơng nợ, tiền gởi
và các loại nguồn vốn, quỹ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền quỹ, công
nợ ở thời điểm cuối ngày 31/12. Căn cứ quyết định xử lý của Hội đồng kiểm kê, kế
toán lập chứng từ điều chỉnh số liệu trên sổ KT theo kết quả kiểm kê thực tế.
1.11. KHÓA SỔ, CHUYỂN SỔ CUỐI NĂM VÀ MỞ SỔ ĐẦU NĂM:
- Trình tự các bước khóa sổ cuối năm được thực hiện giống như khóa sổ cuối
tháng, cuối quý.
- Thời điểm khóa sổ cuối năm là vào cuối ngày 31/12.
- Khóa sổ cuối năm để tính ra số dư cuối năm của từng tài khoản. Riêng các tài
khoản có liên quan đến thu, chi NS được xử lý như sau. Tài khoản 7142 “Thuộc năm
nay” được chuyển sang tài khoản 7141 “Thuộc năm trước”; tài khoản 8142 “Thuộc
năm nay” được chuyển sang tài khoản 8141 “Thuộc năm trước” để năm sau tiếp tục
theo dõi, chỉnh lý cho đến khi quyết toán NS năm được phê duyệt.
- Sau khi khóa sổ cuối năm, kế tốn xã phải thực hiện việc chuyển sổ cuối năm
và mở sổ đầu năm mới.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền


13

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
- Đầu năm mở sổ kế toán năm mới để tiếp nhận số dư từ sổ năm cũ chuyển
sang và ghi ngay các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh thuộc niên độ NS năm mới từ
ngày 01/01.
1.12. ĐIỀU CHỈNH QUYẾT TOÁN NĂM:
- Thời gian chỉnh lý quyết toán NS là thời gian quy định cho NS xã để xử lý
các việc sau:
+ Hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế về thu, chi NS xã và các nghiệp vụ nợ
phải thu, nợ phải trả liên quan đến NS xã phát sinh từ ngày 31/12 trở về trước, nhưng
do chứng từ chưa về tới xã hoặc chưa kịp làm thủ tục phản ảnh vào NSNN tại Kho
bạc cuối ngày 31/12 được cấp có thẩm quyền cho phép hạch toán tiếp vào thu, chi
NS năm trước.
+ Phải tiến hành điều chỉnh những sai sót trong q trình hạch tốn nếu như
có phát hiện ra sai sót.
- Thời gian chỉnh lý quyết tốn quy định đến hết ngày 31/01 của năm sau.
- Việc hạch toán chỉnh lý quyết toán NS thuộc năm cũ được thực hiện trên sổ
kế toán năm mới để xử lý các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản thu, chi NS
thuộc năm trước nhằm xác định chính xác số thực thu, thực chi và số kết dư NS năm
cũ để chuyển thành số thu NS năm mới.
- Xác định kết dư NS: Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán, tiến hành kết
chuyển tổng số thực thu NS từ bên Nợ tài khoản 714 “thu NS xã” (7141 “Thuộc năm
trước”) sang bên Có tài khoản 914 “Chênh lệch thu, chi NS xã” và tổng số thực chi
NS từ bên Có tài khoản 814 “Chi NS xã” (8141 “Thuộc năm trước”) sang bên Nợ tài
khoản 914 “Chênh lệch thu, chi NS xã” để xác định thu, chi NS. Số chênh lệch thu
NS lớn hơn chi NS sau khi loại trừ các khoản Nợ của NS chưa thanh toán là số kết

dư NS. Số kết dư NS được chuyển ngay sang thu NS năm nay bằng bút toán:
Nợ TK 914 - Chênh lệch thu, chi NS
Có TK 714 - Thu NS xã (7142-Thuộc năm nay)
* Tóm tắt chƣơng 1:
Trên đây là những cơ sở lý luận về NS, về KT.NS xã, những cơng việc ghi
chép, xử lý thơng tin bằng tồn bộ số liệu, cơng việc có tính chất lặp lại được diễn ra
hàng ngày, hàng tháng và hàng năm đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc
nhằm đảm bảo nguồn NS, đảm bảo nhu cầu chi tiêu hợp lý và phải chấp hành đúng
các tiêu chuẩn định mức, các chế độ, chuẩn mực kế tốn hiện hành.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

14

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
KẾ TỐN NGÂN SÁCH XÃ BÌNH MỸ.
2.1. KHÁI LƢỢC VỀ XÃ BÌNH MỸ:
2.1.1. Vị trí- đặc điểm xã Bình Mỹ:
Xã Bình Mỹ có Quốc lộ 91 chạy qua dài khoảng 11km, phía Nam giáp xã An
Hịa (huyện Châu Thành), phía Bắc giáp xã Bình Long, phía Đơng giáp xã Bình
Thủy, phía Tây giáp xã Bình Chánh. UBND xã được đặt tại khu vực ấp Bình Thành.
Tổng số dân tồn xã có 27.000 nhân khẩu (với 5969 hộ). Dân tộc Kinh chiếm
99%, dân tộc Khơme chiếm 1%.
Diện tích tự nhiên là 3.582 ha, trong đó 2.582 ha đất hộ dân chun trồng lúa
02 vụ, diện tích cịn lại là vườn tạp, đất thổ cư và cơng trình giao thơng cơng cộng.

Bình Mỹ là 01 xã văn hóa gồm 08 ấp, có vị trí thuận lợi cả về giao thơng
đường thủy và đường bộ. Bên cạnh gần trục giao thông chính (quốc lộ 91) cịn có hệ
thống giao thơng nội đồng. Các cơng trình thủy lợi đưa phù sa từ sông Hậu bồi đắp
màu mỡ cho đồng ruộng, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đất đai phì nhiêu
màu mỡ nằm trên vị trí giao thơng thuận lợi là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là giao lưu với các địa phương khác. Bình Mỹ hiện có 04 chợ: Chợ Vàm Sáng
Cây Dương, Chợ Bình Mỹ, Chợ Đình và Chợ Trường.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,
kinh doanh dịch vụ và mua bán nhỏ. Ngành nghề truyền thống của địa phương là sản
xuất gạch ngói: tồn xã có 38 cơ sở sản xuất gạch, 72 lị nung để cung cấp cho nhu
cầu của địa phương và các Tỉnh lân cận, nhờ thế đã giải quyết được việc làm cho rất
nhiều lao động trong xã. Đây là một xu hướng tích cực trong q trình phát triển kinh
tế xã hội tại địa phương.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND xã Bình Mỹ:
CHỦ TỊCH

P. CHỦ TỊCH

Văn Phịng

Tài Chính

Tư Pháp
Địa Chính
TBXH

Kế Tốn
Thủ Quỹ

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền


Cơng An

Qn Sự

Ban Ấp
Phong Trào Quy
Chế Dân Chủ

15

Văn Hóa - XH

Văn Hóa-Thơng Tin
Thể Dục-Thể Thao
Giáo Dục-Y Tế

SVTH: Đoàn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
2.2. CHU TRÌNH NGÂN SÁCH XÃ:
2.2.1. Khái niệm về chu trình ngân sách xã:
Khi xem xét trên giác độ biểu hiện bên ngồi thì NSNN được nhìn nhận như
một bảng dự tốn thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm nhất định. Qua đó
cho thấy, hoạt động của NSNN ln gắn với từng năm cụ thể gọi là năm ngân sách
(hay năm tài chính, năm tài khóa).
Năm ngân sách được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu, chi ngân sách
Nhà nước được thực hiện theo dự toán đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt. Năm ngân sách ở nước ta được tính từ 0h00 ngày 01/01 đến 24h00 ngày

31/12 năm dương lịch.
Dự tóan NS gắn chặt với các năm NS nên khi năm NS này kết thúc cũng đồng
thời là thời gian khởi đầu cho một năm NS mới. Do vậy, hoạt động NS có tính chu
kỳ lặp đi lặp lại hình thành nên chu trình NS liên tục.
Chu trình ngân sách là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức quản lý các hoạt
động của ngân sách Nhà nước theo một trình tự khoa học nhất định. Trình tự các
bước của các chu trình ngân sách kế tiếp nhau ln có sự lặp lại nhưng ở mức độ
cao hơn.
Trong một chu trình NS phải bao gồm 3 khâu: Lập dự toán NSNN, chấp hành
và quyết toán NSNN.
Để thực hiện được 3 khâu trong một chu trình NSNN rất cần phải có thời gian
hợp lý cho mỗi khâu đó. Do đó, độ dài về thời gian của một chu trình NSNN có liên
quan đến 3 năm NS kế tiếp nhau. Trong đó thời gian của khâu chấp hành NS trùng
với thời gian của năm NS, thời gian của khâu lập dự tốn và quyết tóan NS lại phải
được tiến hành ở năm NS trước và năm NS sau. Hay nói cách khác, thời gian của
một chu trình NS kéo dài hơn nhiều so với thời gian của một năm NS.
Tham gia vào các hoạt động trong một chu trình NS có rất nhiều đơn vị cùng
thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong suốt chu trình NS đó. Cụ thể là:
- Cơ quan quyền lực Nhà nước chịu trách nhiệm quyết định dự toán, giám sát
quá trình chấp hành và phê chuẩn quyết tóan NSNN.
- UBND chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của NSNN
trên cơ sở dự toán NSNN đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua và các văn
bản pháp quy khác về quản lý NSNN đang có hiệu lực thi hành.
- Các cơ quan chức năng (Tài chính, Thuế, Kho bạc ...) được giao nhiệm vụ
trực tiếp quản lý từng mặt hoạt động của NS, có trách nhiệm thực thi tốt các việc đã
được phân công trong quản lý NSNN.
- Các đơn vị có trách nhiệm về nghĩa vụ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản
vốn NS và các yêu cầu cụ thể trong quá trình quản lý khi các cơ quan chức năng Nhà
nước yêu cầu.


GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

16

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan


Hoạt động Kế tốn ngân sách xã Bình Mỹ - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang
2.2.2 Vị trí mỗi khâu trong chu trình ngân sách xã:
2.2.2.1 Lập dự tốn ngân sách xã:
Lập dự toán NS xã được coi là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách. Nó
xác định các chỉ tiêu thu chi NS cần phải thực hiện cho năm NS kế tiếp, đồng thời
xác lập các biện pháp có thể áp dụng nhằm đạt được các chỉ tiêu thu, chi đã dự kiến.
Lập dự toán NS xã chỉ được coi là hồn thành khi dự tốn đó được HĐND xã thảo
luận và thơng qua. Do vậy thời gian tiến hành lập dự toán NS cho một chu trình NS
kế tiếp phải được thực thi ngay trong thời gian diễn ra chấp hành NS của chu trình
NS hiện tại.
Trong 3 khâu của chu trình NS thì lập dự tốn được coi là khâu mở đầu và có
tầm quan trọng đặc biệt đối với chu trình NS xã vì:
- Nó xác định và dự đóan tất cả các khả năng thu, nhu cầu chi dự kiến có thể
phát sinh trong năm kế hoạch để rồi cân nhắc lựa chọn các phương án phân bổ ngân
sách nhằm thiết lập cân đối NS một cách vững chắc và phản ảnh trên các biểu mẫu dự
tốn trình cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Quyền quyết định dự toán NS xã thuộc về thẩm quyền của HĐND xã, sau
đó giao lại cho UBND tổ chức chấp hành NS xã. Do đó, những nội dung thu, chi nào
khơng được ghi vào trong dự tốn hoặc khơng được HĐND xét duyệt và thơng qua
thì khơng thể có cơ hội phát sinh.
- Các chỉ tiêu của dự toán thu, chi NS xã là một trong những căn cứ pháp lý
quan trọng để tổ chức chấp hành và quyết toán NS xã. Đặc biệt đối với những khoản
chi NS xã thì các chỉ tiêu trong dự tóan chi NS là điều kiện quan trọng hàng đầu để

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
a. Lập dự toán thu ngân sách:
Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau:
- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, và ngân sách xã được hưởng
100% số thu từ các khoản này (người ta gọi tắt là: các khoản thu ngân sách xã được
hưởng 100%)
- Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, nhưng ngân sách xã chỉ
được hưởng 1 phần và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nào đó. Tỷ lệ này thường
có sự thay đổi tùy theo tình hình kinh tế- xã hội và yêu cầu quản lý ngân sách Nhà
nước (người ta thường gọi tắt là các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phân chia
theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên)
- Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của ngân sách cấp trên để
đảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã (người ta thường gọi là thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên hoặc thu trực cấp).
Theo Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 các khoản thu dành cho ngân
sách xã được hưởng bao gồm những khoản gì là tùy thuộc vào quyết định của HĐND
Tỉnh. Tuy vậy Bộ Tài chính cũng khuyến cáo có thể đưa các khoản thu sau vào danh
mục dành cho ngân sách xã được hưởng, cụ thể:
* Các khoản thu ngân sách xã đƣợc hƣởng 100%:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã.

GVHD: Ths-NCS Tơ Thiện Hiền

17

SVTH: Đồn Võ Ngọc Lan



×