Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam từ nay đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.23 KB, 27 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ PHƢỚC HUỲNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM BA

Long Xuyên, tháng 7 năm 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM BA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: Lê Phước Huỳnh
Lớp: DH10QT
MSSS: DQT093298
GVHD: Ths. Trần Đức Tuấn

Long Xuyên, tháng 7 năm 2012




CHUYÊN ĐỀ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Trần Đức Tuấn
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1: ………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2: ………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Chuyên đề được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ chuyên đề
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …….tháng……năm……..

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1
3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................ 2
5. Ý nghĩa đề tài. .......................................................................................................... 2
6. Mơ hình nghiên cứu. ............................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚT HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI ................................................................................................................ 3
1.1 Các khái niệm. ....................................................................................................... 3
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI............................................................... 3
1.2.1 Yếu tố kinh tế ................................................................................................... 3
1.2.2 Yếu tố tài nguyên ............................................................................................. 4
1.2.3 Yếu tố cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 4
1.2.4 Yếu tố chính sách ............................................................................................. 4
1.3 Vấn đề thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. ............................................... 4
1.3.1 Nguyên nhân phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. ............................ 4
1.3.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. ...................................................... 5
1.4 Khái quát về lý thuyết ma trận SWOT để vận dụng đánh giá tình hình thu
hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi. ......................................................................... 5
1.5 Chiến lƣợc Marketing vận dụng để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi.7
1.5.1 Quy trình Marketing. ........................................................................................ 7
1.5.2 Chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. ....................................... 9
1.6 Đo lƣờng hiệu quả của vấn đề thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. ........ 9
1.6.1 Đo lường hiệu quả kinh tế. ............................................................................... 9
1.6.2 Đo lường sự phát triển xã hội......................................................................... 11
CHƢƠNG 2 THỰC TẾ MINH HỌA VỀ THÚT HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ............................................................................... 12
2.1 Tiêu chuẩn mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho là quan trọng khi quyết định
chọn địa điểm đầu tƣ ở Việt Nam. ........................................................................... 12
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn
2009 - 2011. ................................................................................................................ 13
2.3 Điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và đe dọa trong lĩnh vực thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam.............................................................. 14

ii



2.4 Minh họa chiến lƣợc Marketing của Việt Nam trong lĩnh vực thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. ..................................................................................... 14
2.5 Hiệu quả của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.16
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 20

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Quy trình phân tích SWOT .................................................................................6
Bảng 1.2 Ma trận SWOT ...................................................................................................7
Bảng 2.1 Tầm quan trọng của các yếu khi lựa chọn địa điểm đầu tư ..............................12
Bảng 2.2 Đóng góp của khu vực FDI vào GDP ...............................................................18
Bảng 2.3 Điểm và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của một số nước ........18
Biểu đồ 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................................13
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng GDP theo quý ..........................................................................16
Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 ...............17
Biểu đồ 2.4 GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010 .......................................17

iii


KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
WTO: Chữ viết tắt của World Trade Organization, được dịch là Tổ chức Thương mại
Thế giới.
FDI: Chữ viết tắt của Foreign Direct Investment, được dịch là Đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
SWOT: Kết hợp của bốn chữ Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats lần lượt
nghĩa là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.
GDP: Chữ viết tắt của Gross Domestic Product, được dịch là tổng Sản phẩm Quốc nội.
GNP: Chữ viết tắt của Gross National Product, được dịch là tổng Sản phẩm Quốc gia.
ASEAN: Chữ viết tắt của Association of Southeast Asian Nations, được dịch là Hiệp

hội các Quốc gia Đông Nam Á.
BCC: Chữ viết tắt của Business Cooperation Contract, được dịch là Hợp đồng hợp tác
kinh doanh.
JVC: Chữ viết tắt của Join Venture Company, được dịch là Công ty liên doanh.
BOT: Chữ viết tắt của Built-Operate-Transfer, hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển
giao.
BTO: Chữ viết tắt của Build-Transfer-Operate.
BT: Chữ viết tắt của Build-Transfer.
HDI: Chữ viết tắt của Human Development Index, Chỉ số phát triển con người.
GDI: Chữ viết tắt của Gender Development Index, Chỉ số phát triển giới.
GCI: Chữ viết tắt của Growth Competitiveness Index, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng
trưởng.

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Những năm gần đây, trong thời kỳ kinh tế hội nhập thì nền kinh tế của cả nước
ta vẫn không ngừng phát triển. Trong mọi lĩnh vực có chiều hướng tăng trưởng, trong
đó có lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2011 cả nước thu hút được
1.091 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 11,559 tỷ
USD, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2010 và 374 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư
với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,137 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2010.
Điều này cho chúng ta thấy rằng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước ta có
bước phát triển. Tuy nhiên, dự án mới được cấp giấy chứng nhận lại có dấu hiệu sụt
giảm.
Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta đã diễn ra mạnh mẻ
hơn khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Ta đang có nhiều nhà đầu tư nước ngồi tìm hiểu mơi trường đầu tư, kinh

doanh để đầu tư vào. Rõ ràng chúng ta đang đứng trước những cơ hội và những thách
thức để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước. Do đó, để có thể duy trì, ổn định và phát triển mức vốn đầu tư của
nước ngồi, cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, thì chúng ta cần
phải biết mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào cũng như những thuận lợi, khó khăn
nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam. Từ đó,
chúng ta có những chiến lược, chính sách phù hợp để ngày càng đưa nước ta phát triển
nhanh hơn so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á và Thế giới. Đó cũng là lý do vì
sao em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam từ nay đến năm 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung:
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam từ nay đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Tìm hiểu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khái quát lý thuyết ma trận SWOT để vận dụng vào vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam.
Quy trình Marketing và chiến lược Marketing trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi.
Sử dụng cơng cụ để đo lường hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi.
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2009 2011.
Thực trạng của Việt Nam về chiến lược Marketing trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Xem xét hiệu quả hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

1



3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ niêm giám thống kê, tìm hiểu sách, tạp chí,
thơng tin trên báo, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp phân tích: phân tích thống kê mô tả.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu: lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2011, và kế hoạch từ nay đến năm 2020.
5. Ý nghĩa đề tài.
Cho ta cái nhìn tổng quát về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam, phát
triển tư duy phân tích suy luận những con số về thu hút vốn nước ngoài. Từ những con
số thống kê được cho ta nhận định như thế nào về tình hình hoạt động thu hút vốn đầu
tư nước ngồi vào nước ta, tình hình đang diễn ra tốt hay đang xấu đi, xấu thì xấu chổ
nào, biện pháp nào khắc phục.
Cho ta sự so sánh về thực tiễn và lý thuyết như thế nào, thấy được sự phức tạp
của nhiều vấn đề, và có nhiều yếu tố khác lại ảnh hưởng đến một vấn đề. Tuy nhiên,
chúng ta phải xem xét hết tất cả những yếu tố và những vấn đề để phát hiện ra điểm nào
cần cải tiến và cần khắc phục, để từ đó nhằm tăng tính hấp dẫn của nền kinh tế - xã hội
nhằm cũng cố mối quan tâm của nhà đầu tư từ những quốc gia khác và trên thế giới.
6. Mơ hình nghiên cứu.
Các yếu tố tác
động đến FDI

Vấn đề thu hút
vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài

Ma trận SWOT
vận dụng vào thu
hút vốn FDI


Chiến lược
Marketing để thu
hút vốn FDI

Hiệu quả hoạt
động thu hút vốn
FDI

2


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚT HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGỒI
Trong chương này chúng ta tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi, sau đó là tiếp cận vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi biết
được vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì làm cách nào để tăng cường
hoạt động này tốt hơn, muốn vậy chúng ta cần có một bức tranh tổng thể về nền kinh tế.
Tiếp đến là chiến lược Marketing sử dụng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, cuối cùng là hệ thống đo lường hiệu quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
1.1 Các khái niệm.
Đầu tư:
Là bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục đích kiếm lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI):
Là nhà đầu tư nước ngồi đem vốn của mình đầu tư sang nước khác nhằm mục
đích kiếm được nhiều hơn số vốn mình hiện có.
GDP (Gross Domestic Product):
Là giá trị thị trường của tồn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên một
quốc gia trong thời gian nhất định.

GNP
Là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được
tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của
một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thơng thường là một năm tài chính,
khơng kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
Marketing:
Là một hoạt động của con người hướng đến lợi ích của khách hàng bằng cách
làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng thông qua việc trao đổi
sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI.
1.2.1 Yếu tố kinh tế
Trong phần này chúng ta đề cập đến vấn đề thị trường, chi phí.
Vấn đề thị trường: nhà đầu tư thường xem xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng
của thị trường của nước mà mình muốn đầu tư vào. Thang đo về quy mô là tổng giá trị
GDP, quy mô thị trường là thông tin quan trọng cho nhà đầu tư, cũng là yếu tố thu hút
nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến tốc độ tăng trưởng GDP, đây là tín
hiệu tốt cho việc thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư sẽ đầu tư vào
nơi mà có tốc độ phát triển nhanh trong tương lai với mong muốn rằng sẽ phát triển lan
rộng ra các vùng lân cận và là nơi tập trung đông dân cư để giải quyết vấn đề thị trường
tiêu thụ cho sản phẩm của họ sản xuất ra.
Vấn đề chi phí: hầu hết các cơng ty nước ngồi đầu tư sang các nước khác là để
khai thác tiềm năng và tiếp cận các chi phí thấp đặc biệt là nguồn lao động giá rẻ. Nước
nào có giá lao động cao thì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của nước đó
giảm. Đối với nước đang phát triển đây là lợi thế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

3


ngồi vì có lực lượng lao động giá thấp. Khơng những vậy, các nhà đầu tư còn giảm
thiểu được chi phí vận chuyển, nhận được ưu đãi về thuế và tiếp cận được nguồn

nguyên liệu ổn định giá rẻ.
1.2.2 Yếu tố tài nguyên
Lực lượng lao động: đối với các nước đang phát triển thì lực lượng lao động phổ
thơng thì dồi dào, điều đó đáp ứng được yều cầu của các cơng ty nước ngồi bởi vì họ
cần nhiều lao động phổ thông. Tuy nhiên, để phát triển công ty của họ một cách bền
vững thì họ ngày càng hướng đến nguồn lao động có kỹ năng, trình độ để tiếp cận được
công nghệ sản xuất mới, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Như
vậy để thu hút được nhiều hơn FDI thì các nước đang phát triển phải tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực về kỹ năng và trình độ. Đồng thời nhà đầu tư còn xem xét đến thái độ
làm việc của người lao động trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên: nước nào giàu có về nguyên vật liệu và có giá rẻ thì sẽ
thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư từ nước ngồi.
Vị trí địa lý: đây cũng là yếu tố tác động đến FDI, nhà đầu tư xem xét vi trí địa
lý có thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa giữa các nước khác, có giảm được chi phí
vận chuyển, và có thuận lợi để phát triển mở rộng thị trường qua các vùng khác.
1.2.3 Yếu tố cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: chất lượng của hạ tầng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nhà đầu tư ln kỳ vọng rằng địa điểm
đầu tư của mình phải hồn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường bộ, có đường
hàng khơng, điện, nước, viễn thơng, các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
họ phải thuận tiện và có chất lượng.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến sự phát triển của các ngành mà phục vụ cho
ngành họ đang đầu tư. Ví dụ như nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mai mặc thì cần xem
xét đến ngành sản xuất vải. Phải có nhà cung cấp ngun liệu uy tín thì mới thu hút
được nhà đầu tư. Và một số dịch vụ hỗ trợ như ngân hàng, cơng ty tư vấn,…cần phải có.
Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo
dục đào tạo, khu vui chơi giải trí những vấn đề này ảnh hưởng khá lớn đến môi trường
thu hút vốn đầu tư. Và nhà đầu tư họ cịn quan tâm đến văn hóa, phong tục tập qn, tơn
giáo nơi mình đầu tư cũng như là xem xét về ổn định chính trị và tính kỷ luật của người
lao động.

1.2.4 Yếu tố chính sách
Dịng vốn đầu tư từ nước ngồi khơng chỉ do các yếu tố kinh tế quyết định mà
còn phụ thuộc vào yếu tố chính trị. Hay nói cách khác là nước có chính trị ổn định thì
cũng là yếu tố thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giữa ổn định chính
trị và thu hút vốn đầu tư nước ngồi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà đầu tư thay
vì chỉ đầu tư trong nước mình thì họ đầu tư sang các nước khác để chia sẽ rủi ro, nếu
nước nào có chính trị ổn định thì càng an tồn hơn cho vốn đầu tư của mình. Tiếp theo
cũng cần đề cập đến hệ thống pháp luật về đầu tư quốc tế, thủ tục hành chính.
1.3 Vấn đề thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
1.3.1 Nguyên nhân phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Mỗi nước đều có nhu cầu vốn rất lớn để đầu tư phát triển nền kinh tế mà mỗi
nước đều có giới hạn về vốn. Để thỏa mãn được nhu cầu này thì các nước phải tăng

4


cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút nguồn vốn nước ngoài sẽ nhanh
hơn là nước đó tự thực hành tiết kiệm và giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ
cao. Điều này cải thiện về mặt cơ sở hạ tầng một cách nhanh hơn. Chính điều đó tạo ra
sự cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước.
Sự phát triển không đồng đều về khoa học, kỷ thuật, công nghệ và lợi thế của
mỗi nước là khác nhau, vì vậy xuất hiện sự khác nhau về chi phí sản xuất giữa các nước.
Do đó nhà đầu tư sẽ tìm đến những nước có chi phí sản xuất thấp như nguồn lao động
giá rẻ, giá đất,…dẫn đến sự luân chuyển nguồn vốn từ nước này sang nước khác. Và khi
đó nước tiếp nhận đầu tư có thể lĩnh hội được công nghệ, kỷ thuật, khả năng quản lý từ
nước khác.
Thông qua việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các quốc gia sẽ tạo được
mối quan hệ đối ngoại và dần dần hội nhập được nền kinh tế thế giới từ đó sẽ giảm
khoảng cách lạc hậu so với các nước khác và thế giới. Đặc biệt là các nước đang phát
triển và kém phát triển phải tăng cường hoạt động này để mở rộng quan hệ đối ngoại và

hội nhập nền kinh tế thế giới.
Phần nào giải quyết nạn thất nghiệp và để nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
1.3.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC): là văn
bản ký kết giữa hai hay nhiều bên tiến hành hoạt động trong đó quy định về trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh của mỗi bên tham gia.
Công ty liên doanh (Join Venture Company - JVC): là doanh nghiệp được hình
thành trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định pháp luật
của nước tiếp nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh.
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh cơng
trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao
khơng bồi hồn cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu
hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho Nhà nước
Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh cơng trình đó trong một
thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là hình thức đầu tư được ký giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
1.4 Khái quát về lý thuyết ma trận SWOT để vận dụng đánh giá tình hình thu hút
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
SWOT: S (Strengths) các điểm mạnh.


5


W (Weaknesses) các điểm yếu.
O (Opportunities) các cơ hội.
T (Threats) các nguy cơ.
Nội dung của ma trận là kết hợp những cơ hội và những đe dọa từ môi trường
bên ngoài với những điểm yếu và điểm mạnh bên trong quốc gia nhằm xác định những
phương án có thể xảy ra và từ đó chọn ra phương án phù hợp và tốt nhất. S và W được
rút ra từ nghiên cứu môi trường nội bộ bên trong quốc gia trên cơ sở so sánh giữa các
đối thủ cạnh tranh. O và T được rút ra từ phân tích và khảo sát mơi trường bên ngồi.
Quy trình phân tích SWOT như sau:
Bảng 1.1 Quy trình phân tích SWOT
Các bƣớc
Bước 1: xác
những cơ hội,
cơ, điểm yếu,
mạnh mang
then chốt.

Nội dung
định Là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của
nguy quốc gia đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
điểm ngồi.
tính

Bước 2: đưa ra sự Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác cơ hội từ bên
kết hợp giữa các yếu ngoài.
tố một cách logic.

Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với nguy cơ từ bên
S+O
ngoài.
S+T
W+O
W+T
S+W+O+T

Phương án 1: Cần sử dụng cơ hội nào để khắc phục yếu kém
hiện nay.
Phương án 2: Những yếu kém nào cần khắc phục để tận dụng hết
những cơ hội.
Cần khắc phục những yếu kém nào để giảm nguy cơ.
Có thể đưa ra phương án kết hợp 4 yếu tố nhằm tạo ra sự cộng
hưởng trong chiến lược của quốc gia.

Bước 3: phân nhóm Tiến hành phân nhóm các chiến lược được đề xuất trong bước 2
chiến lược.
theo những tiêu thức nào đó.
Bước 4: lựa chọn Các chiến lược được lựa chọn phải mang tính hệ thống, có tính
chiến lược.
hỗ trợ cho nhau. Quốc gia có thể theo đuổi chiến lược WO, WT,
ST với mục tiêu hỗ trợ cho việc khai thác tốt nhất các chiến lược
SO.

6


Bảng 1.2 Ma trận SWOT
Mơi trƣờng


O: Những cơ hội

bên ngồi

Liệt kê những cơ hội chủ Liệt kê những đe dọa chủ
yếu.
yếu.

Môi trƣờng

T: Những đe dọa

bên trong
S: Các điểm mạnh

Các chiến lƣợc SO

Các chiến lƣợc ST

Liệt kê những điểm mạnh Sử dụng các điểm mạnh để Sử dụng điểm mạnh để
then chốt.
tận dụng cơ hội.
tránh các mối đe dọa.
W: Các điểm yếu

Các chiến lƣợc WO

Các chiến lƣợc WT


Liệt kê những điểm yếu Vượt qua những điểm yếu Tối thiểu hóa những điểm
quan trọng.
bằng cách tận dụng cơ hội. yếu và tránh khỏi các mối
Khắc phục yếu điểm nhằm đe dọa.
tận dụng cơ hội.
1.5 Chiến lƣợc Marketing vận dụng để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi.
1.5.1 Quy trình Marketing.
Đánh giá hiện trạng của quốc gia.
Trước khi hoạch định chiến lược marketing cho một quốc gia thì phải biết tình
hình, đặc điểm, có những lợi thế, bất lợi nào của quốc gia đó. Là phải phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, nguy cơ đối với quốc gia đó. Cụ thể hơn
là phân tích ma trận SWOT trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Để đánh
giá được tình hình của quốc gia thì chúng ta tiến hành những bước là xác định những
đặc tính của đất nước, nhận diện đối thủ cạnh tranh, xác định hướng phát triển của đất
nước, phân tích ma trận SWOT, phải giải quyết những vấn đề chính của đất nước.
Các đặc trưng về kinh tế, nhân khẩu như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng,
tài nguyên nguồn nhân lực, công nghệ, thị trường tiêu thụ, chất lượng sống,… đó là
những yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm đầu tiên trong quá trình chọn lựa địa điểm đầu tư
và đó cũng là những vấn đề lớn cần cải thiện của đất nước để tăng cường sự hấp dẫn đối
với nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp theo là xác định đối thủ cạnh tranh. Nhà marketing phải xem xét cụ thể
trong từng lĩnh vực mà quốc gia hướng tới. Bên cạnh đó, cũng có sự hợp tác giữa quốc
gia này với quốc gia kia xây dựng thành một thương hiệu kết hợp. Trường hợp này cũng
giống như giữa công ty này hợp tác với công ty khác để hình thành nên một thương hiêu
kết hợp để giảm thiểu đối thủ cạnh tranh. Gần đây đã xuất hiện loại nước mắm Chin Su
– Nam Ngư trên thị trường, đó là sự hợp tác của hai công ty tạo ra sản phẩm có thương
hiệu kết hợp. Vì vậy nhà marketing cần xem xét quốc gia nào có thể hợp tác để tạo ra
thương hiệu kết hợp để tránh đối thủ cạnh tranh.
Kế tiếp là xác định hướng phát triển của đất nước. Hướng phát triển này phải
phù hợp với xu thế phát triển của thế giới thì mới tạo ra cơ hội cho đất nước mình. Thế

giới đang ngày càng hướng đến nền kinh tế tri thức, thời đại công nghệ thơng tin thì
chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển theo hướng đó.

7


Dựa vào cơ sở đặc trưng của quốc gia, phân tích xu thế phát triển của thế giới, so
sánh với đối thủ cạnh tranh, nhà marketing phải xây dựng ma trận SWOT, trong đó
phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, đe dọa cho quốc gia. Để từ đó xác định được
những vấn đề chính phải giải quyết. Những vấn đề này phải được chọn lọc dựa trên mức
độ cấp bách và phải giải quyết một cách tập trung. Nếu quốc gia cho rằng vấn đề nào
cũng mang tính cấp bách và phải giải quyết thì hiễn nhiên sẽ có sự phân tán về nguồn
lực, nghĩa là không tập trung giải quyết một vấn đề mà cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề
thì khó có thể đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy phải tập trung giải quyết một
vấn đề ưu tiên, khi giải quyết xong thì tiếp tục tập trung vào vấn đề ưu tiên khác.
Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển.
Đến đây chúng ta đã có một bức tranh tổng thể về quốc gia mình. Tuy nhiên, xây
dựng marketing trong lĩnh vực thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì có phạm vi rất
rộng so với marketing cho sản phẩm hay dịch vụ. Có rất nhiều cơng trình phải được xây
dựng để phát triển quốc gia, nếu khơng có tầm nhìn tổng thể thì khơng thể xác định
được sự ưu tiên của các cơng trình và như vậy sẽ khơng có hướng đi phù hợp cho sự
phát triển của quốc gia.
Khi xây dựng tầm nhìn nhà marketing phải xem xét nhiều yếu tố để xây dựng
thành tầm nhìn mà quốc gia có thể đạt được. Những yếu tố này là sự phối hợp của đặc
trưng về kinh tế - xã hội của quốc gia, khách hàng mục tiêu, mục tiêu ngắn hạn và dài
hạn mà quốc gia hướng đến. Bên cạnh đó, khi xây dựng tầm nhìn phải tuân thủ những
nguyên tắc: phải có ý kiến tư vấn, những người xây dựng tầm nhìn là phải có trách
nhiệm trong sự phát triển của quốc gia, xây dựng nhiều tình huống có thể xảy ra để hình
thành một tầm nhìn tổng thể, cuối cùng là một tầm nhìn phải được phê chuẩn và chấp
nhận.

Thiết kế chiến lược tiếp thị.
Khi quốc gia đã có tầm nhìn, mục tiêu cần đạt thì tiếp đó là phải thiết kế chiến
lược marketing để đạt được mục tiêu. Khi thiêt kế chiến lược marketing cần xem xét
vấn đề về thế mạnh của quốc gia và nguồn lực có đủ để thực hiện thành cơng chiến
lược.
Chúng ta xây dựng hình tượng quốc gia. Hình tượng là những ấn tượng, sự tin
tưởng trong đầu nhà đầu tư về quốc gia mình. Những hình ảnh ấn tượng được tạo ra
trong tâm trí nhà đầu tư thông qua những liên hệ và thông tin gắn liền với một quốc gia.
Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho khách hàng mục tiêu là những nhà đầu
tư về hình ảnh của nước mình là một nơi đầu tư lý tưởng. Và khi đó chúng ta cần xây
dựng khẩu hiệu về quốc gia, khẩu hiệu này càng đơn giản càng tốt, nhưng phải mang
tính khác biệt cao.
Tiếp theo quốc gia cần duy trì và xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với môi
trường tự nhiên, phải có hệ thống dịch vụ chất lượng đễ thỏa mãn nhu cầu của những
nhà đầu và cộng đồng, tiếp theo là khu vui chơi giải trí được xây dựng để hấp dẫn nhà
đầu tư.
Hoạch định chương trình thực hiện chiến lược.
Một chiến lược được thực hiện muốn thành cơng thì phải có chương trình thực
hiện cụ thể khả thi. Đầu tiên phải xác định được mục tiêu cuối cùng hướng đến, sau đó
là những mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu cuối cùng. Chiến lược thực hiện phải rõ

8


ràng, chi tiết từng cơng việc cụ thể, phải có trình tự, phân cơng người chịu trách nhiệm
cụ thể, thiết lập thời hạn hồn thành, chi phí thực hiện.
Sự rành mạch và chi tiết của chương trình thực hiện chiến lược sẽ mang lại sự dễ
dàng cho người thực hiện vì họ có thể hiểu rõ tường tận cơng việc của mình từ đó họ sẽ
đặt ra mục tiêu riêng cho họ để hồn thành cơng việc được phân cơng, giúp cho nhà
marketing biết trước được những khó khăn khi thực hiện cơng việc đó và họ sẽ tìm cách

khắc phục kịp thời.
Thực hiện và kiểm tra.
Đánh giá được tình hình phát triển của quốc gia, xây dựng tầm nhìn phát triển,
thiết kế được chiến lược, lập được chương trình thực hiện chiến lược. Những công việc
này nhà marketing đã hồn thành và chúng mang tính khả thi cao nhưng cũng sẽ khơng
giúp gì được cho quốc gia nếu chúng khơng được thực hiện và kiểm sốt chặt chẽ. Vì
vậy cơng việc cuối cùng của nhà marketing là kiểm sốt chặt chẽ quá trình thực hiện.
Đất nước phát triển nhanh hay chậm, được cải thiện hay xấu đi là phụ thuộc nhiều vào
khả năng hoạch định chiến lược và khả năng thực hiên, kiểm soát của nhà marketing.
1.5.2 Chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để phát triển các chiến lược cạnh tranh cho việc thu hút vốn FDI chúng ta có thể
vận dụng 3 yếu tố về sản phẩm (product), giá cả (price), xúc tiến (promotion).
Sản phẩm: những yếu tố thường gây hấp dẫn nhà đầu tư bao gồm: vị trí địa lý,
trình độ và kỹ năng người lao động, cơ sở hạ tầng, sức mua đối với sản phẩm công
nghiệp và dịch vụ, các ngành hỗ trợ,…
Giá cả: là sự ưu đãi về thuế, giá đất, các dịch vụ, về đào tạo, trợ cấp của chính
phủ,…
Xúc tiến: là hoạt động tun truyền hình ảnh đầy triển vọng, có tiềm năng phát
triển của quốc gia bao gồm những việc sau:
Xây dựng và phổ biến thông tin tích cực của quốc gia nhắm vào các nhà đầu tư
đang ở giai đoạn đầu của quá trình quyết định đầu tư, hay nói cách khác là nhắm vào
nhà đầu tư đang lựa chọn địa điểm đầu tư. Tiến hành quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông, tham gia triển lãm về đầu tư, tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư.
Tiếp theo đưa ra chiến lược thu hút nhà đầu tư ở gia đoạn cuối của quá trình
quyết định đầu tư bằng cách lập chương trình, kế hoạch thu hút cụ thể. Các kỹ thuật xúc
tiến cần sử dụng lúc này là gửi mail trực tiếp hoặc gọi điện thoại, gửi thông tin về các
ngành cụ thể đến các quan chức ở nước kêu gọi đầu tư tạo sự tiếp cận trực tiếp để trình
bày về cơ hội đầu tư khi quyết định đầu tư ở nước mình.
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đến các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các kỹ
thuật sử dụng là dịch vụ tư vấn đầu tư, giải thích quá trình đăng ký và cấp phép, cung

cấp dịch vụ sau cấp phép đầu tư,…
1.6 Đo lƣờng hiệu quả của vấn đề thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
1.6.1 Đo lường hiệu quả kinh tế.
Để thấy được sự hiệu quả kinh tế chúng ta dựa vào chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng
(đánh giá sự tăng trưởng dựa vào tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế),
chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng, các chỉ tiêu về liên kết hội nhập kinh tế.

9


Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu cách tính các chỉ tiêu tăng trưởng, trong đó gồm cách
tính GDP và cách tính tốc độ tăng trưởng GDP.
Tính GDP có 3 phương pháp:
Phương pháp chi tiêu: GDP bằng tổng tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng.
GDP = C + I + G + NX
Chú thích:
C là chi tiêu của hộ gia đình.
I là đầu tư.
G là chi tiêu chính phủ
NX là tổng giá trị xuất khẩu ra nước ngoài từ đi tổng giá trị nhập khẩu từ nước ngoài.
Phương pháp giá trị gia tăng: GDP bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế.
GDP = AVA + IVA + SVA
Chú thích:
AVA là giá trị gia tăng của nền nông nghiệp.
IVA là giá trị gia tăng của nền công nghiệp.
SVA là giá trị gia tăng của dịch vụ.
Phương pháp thu nhập: GDP bằng tổng các thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nền
kinh tế. Nếu tính theo giá thị trường, GDP cịn bao gồm thuế gián thu.
GDP = w + i + r + Te + De + 

Chú thích:
w tiền lương và tiền thưởng của người lao động nhận được.
i là thu nhập của người cho vay.
r là thu nhập của chủ đất, chủ nhà, chủ các tài sản cho thuê.
Te là thuế thu nhập.
De là khấu hao.

 là thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Khi tính được GDP chúng ta sẽ so sánh GDP qua các năm và so sánh với nước
khác thì có thể đánh giá được tăng trưởng GDP của một quốc gia.
Tiếp theo là cách tính tốc độ tăng trưởng GDP: tốc độ tăng của sản lượng qua
các năm và tốc độ tăng của sản lượng bình quân là chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Được tính như sau:

g

X



Chú thích:

X

nam( t )

X

 X nam(t 1)
nam( t 1)


g là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu X.

10


X có thể là GDP thực, GDP thực tế bình quân đầu người, GNP thực, GNP thực tế bình
quân đầu người.
Thứ hai là tìm hiểu chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng. Chỉ số này được
phân làm chín nhóm thể hiện năng suất và năng lực canh tranh quốc gia gồm: thể chế,
kết cấu hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế giáo dục, đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị
trường, mức độ sẵn sàng về cơng ngệ, trình độ kinh doanh, đổi mới và sáng tạo. Chỉ số
này do Diễn đàn Kinh tế thế giới cơng bố.
Thứ ba tìm hiểu các chỉ tiêu về liên kết hội nhập. Để đánh giá mức độ về liên kết
hội nhập của một nước vào nền kinh tế thế giới thì xem xét các chi tiêu: tỷ trọng tổng
giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa so với GDP, tỷ trọng tổng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ
so với GDP, tổng đầu tư tư nhân nước ngoài so với GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài so
với GDP.
1.6.2 Đo lường sự phát triển xã hội.
Trong phần này chúng ta đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số phát triển con người
(HDI), chỉ số phát triển giới (GDI).
Tỷ lệ thất nghiệp = (số ngƣời thất nghiệp/lực lƣợng lao động)x100
Tỷ lệ thất nghiệp nói lên số người muốn đi làm việc mà khơng có việc làm. Tỷ lệ
này càng thấp thì càng tốt và ngược lại.
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo về sự phát triển của con người
trên phương diện về sức khõe, tri thức, thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần của HDI là: [1]
cuộc sống dài lâu, khõe mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra; [2]
kiến thức được đo bằng tỷ lệ của người lớn biết chữ, và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục;
[3] mức sống được đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người.
Chỉ số phát triển giới (GDI) cách tính cũng tương tự như HDI nhưng phải có số

liệu cho riêng giới tính nam và riêng cho giới tính nữ. [1] cuộc sống dài lâu, khõe mạnh
được đo bằng tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra (cho riêng nam và nữ); [2] kiến thức
được đo bằng tỷ lệ của người lớn biết chữ (cho riêng nam và nữ), và tỷ lệ đi học các cấp
giáo dục (cho riêng nam và nữ); [3] mức sống được đo bằng GDP thực tế bình quân đầu
người (cho riêng nam và nữ).
TÓM LẠI
Qua chương này chúng ta cần nắm các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vì nhà đầu tư thường xem xét những yếu tố này trước khi quyết định
đầu tư vào một quốc gia. Kế tiếp là các hình thức mà nhà đầu tư đầu tư sang nước
khác. Biết ma trận SWOT để vận dụng vào lĩnh vực thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
để biết được những thế mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, những mối đe dọa đối với
quốc gia mình, từ đó sử dụng chiến lược Marketing trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài phù hợp, khả thi. Cuối cùng là công cụ để đo lường hiệu quả của những
chiến lược Marketing đã được đề xuất và thực hiện.

11


CHƢƠNG 2 THỰC TẾ MINH HỌA VỀ THÚT HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Trong chương này chúng ta xem xét về thực tiễn ở Việt Nam so với lý luận về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngồi, để có sự so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết. Chúng ta sẽ
xem xét vấn đề yếu tố đóng vai trị quan trọng nhất trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư
ở Việt Nam, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2009
– 2011, tiếp đến là những lợi thế của Việt Nam cũng như những cơ hội và nguy cơ, thực
tế Việt Nam thực hiện chiến lược Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
và hiệu quả kinh tế - xã hội.
2.1 Tiêu chuẩn mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho là quan trọng khi quyết định
chọn địa điểm đầu tƣ ở Việt Nam.
Trong cuộc nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn, trường Đại học Kinh tế, Đại

học Đà Nẵng về các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
một địa phương của Việt Nam. Theo đó 300 bản câu hỏi đã được gởi đến các cơng ty có
vốn đầu tư nước ngoài ở ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, có 258 bản
câu hỏi đã được trả lời bao gồm 48 bản ở Đà Nẵng, 87 bản ở Hà Nội và 123 bản ở thành
phố Hồ Chí Minh. Thu được kết quả sau:
Bảng 2.1 Tầm quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
STT

Yếu tố

Yếu tố quan trọng nhất

1

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

47,8

2

Những ưu đãi và hỗ trợ

18,8

3

Chi phí

15,9


4

Thị trường

10,1

5

Nguồn nhân lực

8,7

6

Tài nguyên thiên nhiên

7,2

7

Vị trí địa lý

4,3

8

Cơ sở hạ tầng xã hội

0


Theo các nhà đầu tư, yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam. Có 47,8% các nhà đầu tư lựa chọn
yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố ưu tiên hàng đầu của họ trong việc lựa chọn địa
điểm đầu tư tại Việt Nam.
Những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền địa phương và trung ương và
yếu tố chi phí đóng vai trị quan trọng tiếp theo đối với các nhà đầu tư. Có 18,8% nhà
đầu tư được hỏi và có ý kiến chọn yếu tố chính sách ưu đãi, hỗ trợ. 15,9% nhà đầu tư
chọn yếu tố lợi thế về chi phí cũng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm
đầu tư của họ.

12


Thị trường và nguồn nhân lực được các nhà đầu tư đánh giá là kém quan trọng
hơn so với ba yếu tơ trên. Đối với các nhà đầu tư có mục đích xuất khẩu thì thị trường
tiềm năng khơng phải là yếu tố quan trọng đối với họ mà thay vào đó là chi phí thấp.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ
dàng, chẳng hạn như sự di chuyển nguồn nhân lực từ nông thôn lên thành thị. Tuy nhiên
vẫn có 10,1% nhà đầu tư chọn yếu tố thị trường và 8,7% nhà đầu tư chọn yếu nguồn
nhân lực.
Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội là hai yếu tố khơng có sự ảnh hưởng lớn đến
nhà đầu tư trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Điều này có thể hiểu là cơ sở hạ tầng kỹ
thuật được xây dựng cùng lúc với cơ sở hạ tầng xã hội và tại vị trí địa lý thuận lợi. Vì
vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư tại nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến thì nhà đầu
tư đồng thời cũng được thỏa mãn về cơ sở hạ tầng xã hội và vị trí địa lý.
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn 2009
- 2011.
Năm 2010, do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối
kinh tế thế giới, thu hút FDI đạt 18,6 tỉ USD, giảm 19,5% so với mức 23,1 tỉ USD của
năm 2009, không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm 2010. Điểm sáng nhất

trong thu hút FDI năm 2010 là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm
trước và chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD; nhóm ngành sản phẩm chế
biến vươn lên dẫn đầu khi có tới 4,37 tỉ USD đăng kí và giúp số dự án nhóm này tăng
gần gấp rưỡi. Đây được đánh giá là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế trong việc thu hẹp
thâm hụt thương mại trong tương lai.
Biểu đồ 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngồi
80000

100%

70000

90%
80%

60000

70%

50000

60%

40000

50%

30000

40%

30%

20000

20%

10000

10%

0

0%
2000

2001

2002

Vốn đăng kí (tr.USD)

2003

2004

2005

2006

Vốn thực hiện (tr.USD)


2007

2008

2009

2010

Vốn thực hiện/Vốn đăng kí

Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11
tỷ USD, vốn giải ngân bằng với cùng kỳ năm 2010. Cả nước có 1091 dự án mới được
cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 11,559 tỷ USD, bằng 65% so với
cùng kỳ năm 2010. Có 374 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm gần 3,137 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung cả cấp
mới và tăng vốn, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 14,696 tỷ
USD, bằng 74% so với cùng kỳ 2010.

13


2.3 Điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và đe dọa trong lĩnh vực thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của Việt Nam.
Các điểm mạnh (S):
Chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định.
Đội ngũ lao động đa dạng với mức tiền công thấp. Đặc biệt là đội ngũ lao động trình độ
cao rất dồi dào. Người lao động có văn hóa, cần cù và cầu tiến.
Lãnh đao quan tâm đúng mức đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Vị trí của Việt Nam nằm ở trung tâm trong vùng kinh tế của Trung Quốc và các nước
Châu Á, thuận lợi cho giao thương quốc tế.
Các điểm yếu (W):
Dịch vụ cơ sơ hạ tầng vật chất và xã hội cịn nhiều mặt yếu kém.
Chi phí các yếu tố đầu vào cao.
Dịch vụ hành chính chưa hiệu quả, quan liêu cịn nhiều.
Chính sách chưa minh bạch.
Mơi trường sống ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Thiếu một kế hoạch đồng bộ về định hướng ngành nghề cần phát triển và thiếu các hoạt
động giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thích hợp.
Thiếu đội ngũ lao động thích hợp với những nghành nghề cần phát triển.
Các cơ hội (O):
Là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Việt Nam tham gia và thực hiện Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung trong khn khổ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Trung Quốc sẽ thu hẹp lĩnh vực xuất khẩu đôi chút tạo ra cơ hội cho Việt Nam.
Giá nhân công của Trung Quốc tăng cao
Những nguy cơ (T):
Các quốc gia láng giềng ngày càng ý thức hơn tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài, họ trở thành đối thủ cạnh tranh đối với Việt Nam.
2.4 Minh họa chiến lƣợc Marketing của Việt Nam trong lĩnh vực thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Về sản phẩm:
Việt Nam xem việc cải thiện môi trường đầu tư là ưu tiên hàng đầu. Tại Hội nghị
Cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam, diễn ra sáng 3/5/2011 tại Hà Nội. Phó thủ tướng
Hồng Trung Hải khẳng định, Việt Nam đã xác định rất rõ ba định hướng ưu tiên đầu tư
trong thời gian tới là: con người, cơ sở hạ tầng và hệ thống thể chế để nhằm cải thiện
môi trường đầu tư. Yếu tố quan tâm đầu tiên là nguồn nhân lực, đây cũng là một trong
những điểm nghẽn của Việt Nam.
Một vấn đề nữa tại Hội nghị đề cập đến chính sách ưu tiên phát triển các ngành

phụ trợ, bởi sự yếu kém của ngành này được coi là một trong những nguyên nhân làm
giảm sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam.

14


Hiện Cục Đầu tư nước ngoài đang xây dựng Trung tâm Thông tin kết nối mạng
với các sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp
FDI, hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng để khắc phục nhược điểm thiếu thông tin, không
cập nhật, nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế và đề ra biện pháp giải quyết đối với
hoạt động FDI để nhằm thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, thân thiện với mơi trường, cơng nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh,
lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh
vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai,
công nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường.
Về giá cả:
Chính sách ưu đãi đầu tư cũng giữ vai trò quan trọng, nhất là, trong bối cảnh
chuyển hướng thu hút FDI theo chất lượng và hiệu quả. Một trong những nguyên nhân
khiến Việt Nam chưa thu hút được những dự án FDI chất lượng cao là do chính sách ưu
đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn. Tuy các chính sách ưu đãi đầu tư thường xuyên được rà
soát sửa đổi, bổ sung nhưng chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa
bàn cần thu hút đầu tư. Chẳng hạng, chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực
cơng nghệ cao, cơng nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, chưa đủ sức hấp dẫn so với các
ngành khác. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tư có
khác cũng chưa nổi trội, chưa có tính đột phá.
Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Mại, chính sách ưu đãi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thu hút FDI. Từ
Luật Ðầu tư nước ngoài năm 1987 đến Luật Doanh nghiệp và Luật Ðầu tư năm 2005,
Việt Nam xem trọng việc miễn giảm thuế đối với dự án FDI theo ngành và địa phương.
Thực tế, ưu đãi thuế có tác dụng như một lực hút FDI nhưng không đồng đều đối với

các nhà đầu tư và các vùng lãnh thổ. Nhà đầu tư là doanh nghiệp vừa và nhỏ coi trọng
ưu đãi thuế, trong khi nhà đầu tư lớn với chiến lược đầu tư dài hạn địi hỏi phải có mơi
trường pháp lý minh bạch, công khai và ổn định, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, nguồn nhân
lực chất lượng cao. Ưu đãi thuế tác động tích cực ở những địa phương có điều kiện tự
nhiên thuận lợi nhưng khơng thật sự hấp dẫn đầu tư vào các tỉnh miền núi có cơ sở hạ
tầng kém phát triển. Tuy nhiên, ưu đãi đầu tư khơng chỉ có thuế mà cịn có cả ưu đãi tài
chính và ưu đãi phi tài chính mà Việt Nam chưa quan tâm đúng mức. Ưu đãi tài chính
phổ biến nhất là các khoản trợ cấp của Chính phủ, tín dụng lãi suất thấp, bảo hiểm tín
dụng, tham gia góp vốn của Chính phủ. Các nước phát triển áp dụng phổ biến ưu đãi tài
chính, một số nước ASEAN trong những năm gần đây đã tăng dần ưu đãi tài chính. Khi
Việt Nam hướng đến thu hút FDI của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới thì cần coi
trọng ưu đãi tài chính với quy định công khai, minh bạch và ổn định mới đủ sức hấp dẫn
các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư vào các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện
đại. Tiếp theo đó là các ưu đãi phi tài chính gồm việc sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ với
giá cả hấp dẫn, ưu tiên lựa chọn thị trường, bảo đảm nhu cầu ngoại tệ...
Về xúc tiến:
Tại cuộc hội thảo về cơ hội đầu tư với chủ đề “Việt Nam ở Umbria” tại thành
phố Perugia. Đại sứ Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng
cường chính sách của Italy liên quan đến lĩnh vực đào tạo về công nghệ để hỗ trợ Việt
Nam, giúp đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam hiểu biết hơn các trang thiết bị, máy móc
hiện đại của Italy. Đại sứ cũng cho biết sẽ đề nghị với phía Italy dành nhiều nguồn hỗ
trợ tín dụng xuất khẩu cho những doanh nghiệp Italy làm ăn với Việt Nam. Trong thời

15


gian tới, ơng có kế hoạch thúc đẩy thành lập trung tâm đào tạo nguồn nhân lực xuất sắc
giữa Italy và Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của các kỹ sư, cơng nhân Việt Nam.
Về phía Italy cho rằng các doanh nghiệp Italy nói chung và vùng Umbria nói
riêng nên thâm nhập thị trường Việt Nam vì Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng,

có mơi trường đầu tư thuận lợi, đồng thời là cửa ngõ để kết nối với thị trường châu Á.
Các cơ quan chức năng của cả hai nước sẽ luôn hỗ trợ những doanh nghiệp Italia muốn
vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
2.5 Hiệu quả của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Tăng trưởng GDP
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế
Việt Nam đã sớm từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP năm 2010: quý I
tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%.
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng GDP theo quý
8.00%
6.90%

7.00%

Quý
III/2010

Quý
IV/2010

5.84%

6.00%

4.00%

7.34%

6.44%


6.04%

5.00%

7.18%

4.46%
3.14%

3.00%
2.00%
1.00%
0.00%
Quý
I/2009

Quý
II/2009

Quý
III/2009

Quý
IV/2009

Quý
I/2010

Quý
II/2010


Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính chung cả năm 2010, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là
6,5%, vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong
đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2009.
Trong 6,78%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm
phần trăm; cơng nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ
tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.

16


Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2010
12.00%
10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%
2000

2001

2002

2003

Nông, lâm nghiệp và thủy sản


2004

2005

2006

2007

Công nghiệp và xây dựng

2008

2009

Dịch vụ

2010
GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê
Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD.
Biểu đồ 2.4 GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010
GDP bình quân đầu người (USD)
1400
1200

1024

1000


1100

1160

835
724

800

639

600
402

413

440

2000

2001

2002

492

553

400
200

0
2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nguồn: IMF Country Report No 06/52, February 2006
IMF Country Report No 10/281, September 2010
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm
2011
Đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn FDI vào GDP cũng khơng có tăng trưởng lớn
(tăng chưa đến 2% kể từ năm 2006). Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội có giảm so với 2008.

17


Bảng 2.2 Đóng góp của khu vực FDI vào GDP
Đóng góp của khu vực Vốn FDI trong tổng vốn

FDI vào GDP (%)
đầu tư toàn xã hội (%)

Năm
2006

16,98

16,3

2007

17,96

16,0

2008

18,43

29,8

2009

18,33

25,7

2010


18,72

25,8

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 2.3 Điểm và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của một số nước
GCI 2011 – 2012

GCI 2010 – 2011

Country/Economy
Rank

Score

Rank

Change

Singapore

2

5,63

3

1

Malaysia


21

5,08

26

5

China

26

4,90

27

1

Thailand

39

4,52

38

-1

Vietnam


65

4,24

59

-6

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Bảng trên cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam bị giảm hạng
so với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể là GCI giai đoạn 2010 – 2011 hạng 59, đến giai
đoạn 2011 – 2012 có GCI hạng là 65.
Sự phát triển xã hội
Năm 2010, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động. Lĩnh vực FDI đang sử dụng 1,9 triệu lao động trực tiếp và tạo ra hàng
triệu việc làm gián tiếp khác, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động Việt Nam.
“Báo cáo Phát triển con người của Việt Nam năm 2011” cho thấy, chỉ số phát
triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2011 đứng trong nhóm các nước có mức phát
triển con người trung bình. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng thứ 128/187
nước. Trên Việt Nam có Tajikistan, Kyzgyzstan, Vanuatu, Indonesia, ngay sát dưới Việt
Nam là Nicaragua, Morocco, Guatemala, Iraq. Báo cáo này cho thấy, trong 20 năm
qua, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng thêm 37%. Trong đó, tăng trưởng

18


kinh tế, cụ thể là tăng trưởng thu nhập đã góp phần lớn nhất, cụ thể là hơn một nửa cho
tiến bộ đạt được. Trong khi đó, chỉ số về y tế, giáo dục còn thấp đang làm chậm lại tiến

bộ chung của Việt Nam. Mức chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam có thể so sánh
với các nước trong khu vực, nhưng chất lượng giáo dục lại thấp hơn. Còn mức chi tiêu
cho y tế hầu hết từ các nguồn tư nhân, 56% là chi từ người dân.
Vụ trưởng Vụ Dân số lao động thuộc Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Xuân Mai
cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%;
trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%. So sánh với cùng
kỳ năm 2011 có tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,58%, thất nghiệp thành thị là 3,96% và
nông thôn là 2,02% thì tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 tương đối thấp, nhất là
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế Việt
Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng qua cũng chỉ tương đương với tỷ lệ thất
nghiệp chung của các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp của
nhiều nước đang phát triển và phát triển trên thế giới như Nam Phi (25%), Iran (11,5%),
Hà Lan (9,6%), Tây Ban Nha (21,6%), Pháp (9,3%).
TÓM LẠI
Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ở Việt Nam của các nhà
đầu tư, họ cho rằng yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật là quan trọng nhất. Do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam giảm
theo trong giai đoạn 2009 – 2011. Để tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, Việt Nam đã tăng cường hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, chính sách ưu
đãi và tích cực tham gia các hội thảo về cơ hội đầu tư. Tăng trưởng GDP của Việt Nam
đang dần phục hồi, và GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Khối
doanh nghiệp FDI đã góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho Việt Nam, con
người ngày càng phát triển.

19


×