Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Phân tích tình hình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần gentraco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD



TRẦN HUỲNH CHÂU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT,
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GENTRACO

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long xuyên, tháng 05 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD



CHUYÊN ĐỀ TƠT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ
KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

GVHD: Ths.Đặng Hùng Vũ
SVTH: Trần Huỳnh Châu


LỚP: DH6KD2
MSSV: DKD052006

Long xuyên, tháng 05 năm 2009


LỜI CẢM TẠ

Qua quá trình học tập tại giảng đường trường Đại Học An Giang. Dưới sự hướng dẫn
của quý thầy cô, đã dạy dỗ và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn
năm học qua. Đồng thời, khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Gentraco đã
giúp cho tôi tiếp thu một số kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở đó giúp tơi hồn thành tốt
chun đề tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy Đặng Hùng Vũ đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt kinh nghiệm quý báu của mình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Chúc Thầy được nhiều sức khoẻ, gặp nhiều may mắn và thành cơng trong sự nghiệp của
mình.
Đồng thời tơi xin cảm ơn Ban Giám Đốc và lãnh đạo các phòng ban của
“Công ty Cổ Phần Gentraco” đã chấp nhận cho tôi thực tập tại q cơng ty và nhiệt tình
giúp đỡ, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành
tốt chuyên đề của mình.
Do trình độ cịn hạn chế, nên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong
thầy cơ và Ban lãnh đạo cơng ty góp ý để đề tài được hồn chỉnh hơn.
Sau cùng tơi kính chúc q thầy cơ trường Đại học An Giang, cùng tồn thể
các cơ chú và anh chị trong công ty dồi dào sức khoẻ, luôn thành đạt trong công việc và
trong cuộc sống.
Em chân thành cảm ơn !
Long Xuyên, ngày 5 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Trần Huỳnh Châu


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 3
2.1 Đàm phán ........................................................................................................... 3
2.2 Hợp đồng............................................................................................................ 3
2.3 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ................................................................. 3
2.4 Định nghĩa xuất khẩu ......................................................................................... 4
2.5 Chọn lọc thị trƣờng ............................................................................................ 4
2.5.1 Các thống kê xuất nhập khẩu .......................................................................... 4
2.5.2 Thiết lập hồ sơ lý lịch về thị trƣờng ................................................................ 4
2.6 Các yếu tố cấu thành hợp đồng ......................................................................... 4
2.7 Các bƣớc tiến hành đàm phán ........................................................................... 5
2.8 Cách soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu .......................................................... 5
2.9 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu .......................................................... 6
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO ................... 8
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..................................................... 8
3.2.Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................................... 9
3.2.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 9
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................................... 12
3.3 Tình hình nhân sự của cơng ty…………………………………………………12
3.4 Tình hình phát triển của cơng ty trong những năm gần đây…………………...13

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty…………………………………….16
3.5.1 Những thuận lợi ……………………………………………………………..16
3.5.2 Những khó khăn……………………………………………………………...16
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CTCP GENTRACO………………………………..18

Trang

i


4.1 Chuẩn bị giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu………………….18
4.2. Các hình thức giao dịch đàm phán với khách nƣớc ngoài…………………..20
4.3 Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng…………………………………..20
4.4 Phân tích các điều khoản trong hợp đồng……………………………………21
4.4.1 Tên hàng……………………………………………………………………21
4.4.2 Số lƣợng và giá……………………………………………………………..21
4.4.3 Giao hàng…………………………………………………………………...22
4.4.4 Đóng gói…………………………………………………………………….22
4.4.5 Phƣơng thức thanh toán……………………………………………………..22
4.4.6 Giám định…………………………………………………………………...23
4.4.7 Bảo hiểm………………………………………………………………….....23
4.4.8 Trƣờng hợp bất khả kháng…………………………………………………..23
4.4.9 Điều khoản khác……………………………………………………………..23
4.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu………………………………………………...23
4.5.1 Chuẩn bị hàng để xuất khẩu………………………………………………....23
4.5.2 Thời điểm và phƣơng thức giao thƣơng……………………………………..25
4.5.3. Làm thủ tục hải quan………………………………………………………..25
4.5.4 Thuê phƣơng tiện vận tải…………………………………………………….26
4.5.5 Mua bảo hiểm cho hàng hoá………………………………………………....27

4.5.6 Giao hàng xuất khẩu…………………………………………………………27
4.5.7 Lập chứng từ thanh toán……………………………………………………..27
4.5.8 Thực trạng xuất khẩu của cơng ty…………………………………………....28
4.6.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo từng mặt hàng…………………………...29
4.6.2 Phân tích tình hình xuất khẩu ở từng thị trƣờng……………………………...31
4.6.3 Những trở ngại và cách giải quyết khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu…35
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….37
5.1 Kết luận………………………………………………………………………....37
5.2 Kiến nghị………………………………………………………………………..37

Trang

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của cơng ty năm 2007…………………………………...12
Bảng 3.2: Kết quả mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2005 – 2007………………13
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh……………………………………………….13
Bảng 4.1: Doanh thu của từng mặt hàng gạo qua 3 năm………………………………..28
Bảng 4.2: Doanh thu xuất khẩu gạo tại một số thị trƣờng chủ yếu của công ty ………..30
Bảng 4.3: Mức chênh lệch doanh thu trực tiếp và uỷ thác qua các năm………………..32
Bảng 4.4: Doanh thu và sản lƣợng xuất khẩu tại các thị trƣờng của cơng ty qua 2 năm..34

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tình hình nhân sự của cơng ty ……………………...……….13
Hình 3.2: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của Cơng ty cổ phần Gentraco năm 2005..15
Hình 3.3: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của Cơng ty cổ phần Gentraco năm 2006..15
Hình 3.4: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của Cơng ty cổ phần Gentraco năm 2007..16
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu xuất khẩu gạo qua 3 năm (2005 - 2006 - 2007)….31

Hình 4.2: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu năm 2007……………………………………......34
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu xuất khẩu uỷ thác công ty qua 3 năm …………...35

Trang iii


LỜI NÓI ĐẦU

Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh tồn cầu hố, khu vực hố,
hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta khơng thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự
giao lưu hàng hố, thơng thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu
quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngồi trên cơ sở phân cơng lao
động và chun mơn hố quốc tế.
Các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoạt động ngày càng mạnh và có
hiệu quả. Từng khâu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu được các công ty quan tâm nhiều hơn và
thực hiện ngày càng chuyên nghiệp. Công ty cổ phần Gentraco là công ty kinh doanh sản phẩm
gạo hàng đầu cả nước.
Nắm bắt được những yếu tố đó cùng những điều kiện thuận lợi có sẵn, cơng ty cổ phần
Gentraco đã từng bước thâm nhập và tạo được nhiều cơ hội để phát triển tiềm năng mặt hàng gạo
và là nơi cung cấp gạo hàng đầu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vì thế nên khâu chuẩn bị hàng để
xuất là rất quan trọng.
Đề tài này nghiên cứu về tình hình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của
Công ty cổ phần Gentraco . Nội dung đề tài này bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trong chương 1 cơ sở hình thành, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cùng ý
nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Bất cứ một đề tài nghiên cứu nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan vì nó sẽ
tạo cơ sở khoa học cho q trình phân tích. Và đề tài này cũng vậy. Bao gồm một số nội dung
sau:

-

Đàm phán

-

Hợp đồng

-

Định nghĩa xuất khẩu

-

Chọn lọc thị trường

-

Các thống kê xuất – nhập khẩu

-

Các yếu tố cấu thành hợp đồng

-

Các bước tiến hành hợp đồng.

Chương 3: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Gentraco
Nội dung của chương là khái quát về công ty cổ phần Gentraco như lịch sử hình thành, cơ

cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phịng ban, tình hình hoạt động tại Cơng ty, những
thuận lợi và khó khăn của cơng ty trong thời gian qua cũng như mục tiêu chi nhánh trong thời
gian tới.


Chương 4: Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty
cổ phần Gentraco
Đây là nội dung quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết nên tôi sẽ
phân tích tình hình đàm phán ký kết các hợp đồng của cơng ty, tìm hiểu phân tích doanh thu và
sản lượng xuất khẩu gạo qua các năm của công ty, nội dung như sau:
-

Tình hình xuất khẩu của cơng ty

-

Các khâu quan trọng khi tiến hành giao dịch

-

Phân tích các điều khoản trong hợp đồng

-

Những trở ngại và cách giải quyết khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đây là chương cuối của đề tài. Nội dung chương tổnng hợp lại những kết quả phân tích.
Qua đó đưa ra những kiến nghị đối với quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng của Công
ty.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện chuyên đề nhưng do kiến thức và khả năng
còn hạn chế nên bài nghiên cứu khó có thể tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của đọc giả.
Xin chân thành cảm ơn!


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã làm cho môi trường kinh
doanh của Việt Nam trở nên sôi động, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ
hội để khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế. Các doanh nghiệp trong
nước không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngồi. Do đó, ngày
càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được thành lập. Tuy
nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thực
hiện các quy trình xuất nhập khẩu, chưa có nhiều lợi thế trong việc ký kết và thực hiện
hợp đồng xuất nhập khẩu, hàng hoá giao sai phẩm chất, chậm thanh toán tiền hàng, làm
xuất hiện nhiều tranh chấp dẫn đến việc kiện tụng giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối
tác nước ngoài thường xuyên xảy ra.
Trước tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, các quy
trình trong giao thương hàng hố cũng được đổi mới, nhiều luật thương mại được đưa
vào áp dụng, các phương thức thanh toán cũng đa dạng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Khi quy trình xuất nhập khẩu được thực hiện tốt trong từng giai đoạn thì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mới đạt hiệu quả cao. Để có một hợp đồng ngoại thương đầy
đủ và hồn chỉnh, thì trước khi ký hợp đồng, chúng ta cần chuẩn bị kỹ khâu đàm phán
hợp đồng ngoại thương để tìm hiểu rõ và đầy đủ thông tin về đối tác, những thông tin
cần và sẽ được thảo luận để ký hợp đồng. Khi ta nắm đầy đủ thơng tin thì sẽ biết được

đối tác của mình có tồn tại khơng? Có năng lực ký kết hợp đồng khơng? Cụ thể về sản
phẩm mình định mua hay bán….Và để thực hiện đàm phán thành cơng, ít nhất người
đàm phán phải nắm vững ba căn cứ sau: Luật pháp, thông tin, và pháp lý của các bên
tham gia. Trong đó khía cạnh thông tin để soạn thảo hợp đồng ngoại thương là khía
cạnh phức tạp nhất vì thơng tin thu về phải chính xác, đầy đủ và rất nhiều chi tiết như:
thơng tin về hàng hóa liên hệ, thơng tin về thị trường và giá cả, thông tin về đối tác,
thông tin về quy định quản lý xuất nhập khẩu trong nước, thông tin về điều kiện vận tải
và thông tin về tình hình kinh tế thế giới đang suy thối hay phát triển
Công ty cổ phần Gentraco là một trong những doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo
lớn trong nước. Hàng năm, Công ty tiến hành xuất khẩu một lượng gạo rất lớn sang các
nước như Inđonesia, Malaysia, Philipine, U.A.E, SouthAfrica …Công ty đã xây dựng
được mối quan hệ rộng rãi với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Với mặt hàng
chiến lược là gạo, suốt 04 năm liền (2003-2006) Công ty được xếp hàng thứ 05 trong cả
nước về sản lượng xuất khẩu. Vì vậy, trong quá trình phát triển và mở rộng lĩnh vực
kinh doanh, công ty cần nhìn lại và phân tích những ưu nhược điểm trong quy trình đàm
phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, từ đó rút ra kinh nghiệm, khắc phục
những khuyết điểm nhằm hoàn thiện hơn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của
công ty
Từ những vấn đề trên tơi nhận thấy việc phân tích tình hình đàm phán, ký kết và
thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần Gentraco là hết sức cần thiết. Do đó,
trong thời gian thực tập tại cơng ty, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình
đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần Gentraco”

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 1


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Để làm rõ nội dung về tình hình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất
khẩu của công ty, đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu và phân tích quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của
công ty
- Đưa ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hoạt động xuất khẩu,
giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần Gentraco, 121 đường
Nguyễn Thái Học – TT Thốt Nốt – TP Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian: Một số hợp đồng xuất khẩu trong giai đoạn 2005 – 2007.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện, hợp đồng xuất
khẩu của công ty cổ phần Gentraco.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo tài chính của cơng ty Gentraco
như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và một số hợp đồng xuất khẩu của công ty trong thời gian 2005 – 2007
- Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu bằng cách tiến hành phỏng vấn trực
tiếp một số thành viên quản lý của công ty như phó giám đốc cơng ty, trưởng phịng
kinh doanh xuất nhập khẩu về một số nội dung cụ thể như sau:
+ Tình hình xuất khẩu của cơng ty trong thời gian qua
+ Quy trình xuất khẩu của cơng ty.
+ Những thuận lợi và rủi ro thường gặp trong qui trình xuất khẩu của cơng ty.
+ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
* Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Phương pháp thống kê đơn giản tổng hợp và so sánh được sử dụng trong việc
phân tích các số liệu xuất khẩu gạo ra nước ngoài và so sánh các số liệu nhập khẩu và
mua trong nước. Từ đó, nhận thấy được lợi ích kinh tế trong hoạt động xuất khẩu. Biết
được tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng của Công ty trong thời gian qua
1.5 Ý nghĩa của đề tài:

Đề tài phân tích quy trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại
công ty cổ phần Gentraco, nhằm làm rõ những ưu nhược điểm trong hoạt động xuất
khẩu của công ty cũng như đánh giá kết quả kinh doanh của cơng ty trong 3 năm 20052007. Qua đó, một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn hoạt
động kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, đề tài hy vọng giúp cơng ty nhìn lại q trình hoạt
động của mình, từ đó đúc kết kinh nghiệm, giữ vững những thành tựu đạt được và đưa
ra những định hướng cho quá trình phát triển trong thời gian sắp tới. Ngồi ra, đề tài có
thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu gạo.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 2


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.Đàm phán:
Ðàm phán là một q trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng,
thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một
thỏa thuận mà các bên cùng có lợi.
Ðàm phán là nghệ thuật, kỹ năng, có thể hồn thiện được. Chính vì thế các nhà
đàm phán cần phải có các kỹ năng sau và cần phải ln hồn thiện chúng:
- Có khả năng nhìn thế giới như người khác nhìn và hiểu hành vi của người khác
từ quan điểm của họ.
- Có khả năng chứng tỏ các thuận lợi của đề nghị đưa ra để thuyết phục đối tác
trong đàm phán vui lịng thay đổi quan điểm của họ.
- Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng và đối mặt với những hồn cảnh rắc rối,
các địi hỏi khơng đự đốn được.

- Có khả năng diễn đạt ý kiến để người cùng đàm phán hiểu được chính xác ý
mình
- Nhạy cảm với nền tảng văn hoá của người khác và điều chỉnh đề nghị của mình
cho phù hợp với giới hạn và sức ép hiện tại.
Để thực hiện đàm phán thành cơng, ít nhất người đàm phán phải nắm vững ba
căn cứ sau :
- Khía cạnh luật pháp
- Khía cạnh thơng tin (hàng hố, thị trường, giá cả)
- Khía cạnh pháp lý của các bên tham gia
* Đặc điểm đàm phán:
- Đàm phán khơng đơn thuần là q trình theo đuổi nhu cầu lợi ích riêng lẻ của
một bên, mà là q trình đơi bên cuối cùng đều đạt được sự thống nhất thông qua việc
không ngừng điều chỉnh nhu cầu của mình.
- Đàm phán khơng phải là sự chọn lựa đơn giản giữa hai khái niệm “hợp tác” hay
“xung đột” mà là sự thống nhất giữa hai mặt mâu thuẫn đó.
- Đàm phán khơng phải là sự thoả mãn lợi ích của một bên mà sẽ có giới hạn lợi
ích nhất định
2.2. Hợp đồng:
Là sự thỏa thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhằm mục đích tạo
ra, thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên.
2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong
đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 3


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco

giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải
thanh tốn tiền hàng và nhận hàng
2.4. Định nghĩa xuất khẩu ( Exporting )
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc
dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi
biên giới của một quốc gia.
2.5. Chọn lọc thị trƣờng
Có nhiều thị trường xuất khẩu trên thế giới nhưng công ty xuất khẩu phải gạn
lọc một số thị trường xuất khẩu chủ yếu, trọng điểm để tập trung mọi nỗ lực vào một số
thị trường.
2.5.1. Các thống kê xuất/ nhập khẩu
Thông qua các thống kê xuất nhập khẩu của từng nước, chúng ta có thể đánh giá
tiềm năng nhập khẩu của từng nước như sản lượng nhập từng chủng loại hàng hằng năm
và nhập từ nước nào, diễn tiến nhập trong 4 -5 năm đã qua để dự đoán triển vọng tương
lai của thị trường đó.
2.5.2. Thiết lập hồ sơ lý lịch về thị trƣờng
Phải có hồ sơ về thị trường xuất khẩu để theo dõi và có biện pháp đối phó thích
hợp về thị trường đó.
+ Phân biệt tồn bộ thị trường (total market) hoặc phân khúc thị trường xuất
khẩu (market segment) có đủ lớn để xuất khẩu hay khơng?
+ Thị trường đó có triển vọng trong tương lai hay khơng, tức là mức nhập khẩu
có gia tăng theo thời gian hay không.
+ Phải nghiên cứu kênh phân phối sản phẩm trong thị trường đó, như xe Honda
có nhiều kênh phân phối ở thị trường Việt Nam thông qua các đại lý ở khắp các tỉnh
thành.
+ Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần và có
chỗ đứng cho sản phẩm của ta không.
+ Công nghệ chế biến của công ty hiện đại hay lạc hậu so với các đối thủ vì nếu
lạc hậu, chất lượng sản phẩm sẽ không tốt và tiêu hao nhiều nguyên liệu…
2.6. Các yếu tố cấu thành hợp đồng

Để một hợp đồng được thành lập hợp pháp, phải có ba yếu tố căn bản sau:
+ Sự ưng thuận của các người ký kết: là một điều kiện căn bản của hợp đồng,
nhưng sự ưng thuận ấy phải có tính hữu hiệu, tức là khơng có dấu hiệu khiếm khuyết
như: lầm lẫn, gian trá, đe doạ (bạo hành) khi ký kết.
+ Năng lực hành vi pháp lý. Năng lực của hai bên có giá trị khi các người ký
hợp đồng có đủ năng lực pháp lý cần thiết để thành lập hợp đồng. Ngoài ra, người đứng
ra ký hợp đồng nhiều lúc khơng phải cam kết cho chính mình mà chỉ đại diện cho một
cá nhân hay một tổ chức do sự uỷ quyền (đại diện uỷ quyền)
+ Một đối tượng mua bán xác thực cho việc cam kết. Trên nguyên tắc, mọi hợp
đồng phải có một đối tượng xác thực, cụ thể, phải có thể thực hiện được và phải hợp
pháp.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 4


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
2.7 Các bƣớc tiến hành của việc đàm phán (đàm phán xuất khẩu của cơng ty
thƣờng có các bƣớc sau đây:
- Bƣớc 1: hỏi hàng (Enquiry)
Các nhà nhập khẩu khi có u cầu thì viết thư hỏi hàng đến Công ty Gentraco
thông qua Fax hoặc điện thoại trực tiếp.
- Bƣớc 2: Chào hàng (Offer)
Công ty sẽ trả lời những yêu cầu của khách hàng và kèm theo giá cả cùng mẫu
hàng của công ty. Đây gọi là chào hàng cố định
- Bƣớc 3: Hoàn giá của ngƣời mua
Nếu nhà nhập khẩu không đồng ý giá cả thì sẽ viết thư hồn giá Fax cho Cơng ty
- Bƣớc 4: Hồn giá của ngƣời bán
Nếu cơng ty khơng đồng ý hồn giá của bên mua thì có thể đưa ra giá mới thấp

hơn giá ban đầu
- Bƣớc 5: Chấp nhận (Acceptance)
Sau khi nhận được thư hoàn giá bên bán nếu người mua đồng ý thì hai bên tiến
hành mua bán và thoả thuận này được ghi vào biên bản.
- Bƣớc 6: Đặt hàng (Order)
Tiếp theo, sau khi đồng ý mua hàng thì nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với số lượng
bao nhiêu, quy cách hàng ra sao…việc đặt hàng xem như một phát giá cố định.
-Bƣớc 7: Xác nhận (Confirmation )
Khẳng định lại những điều khoản đã thoả thuận để phân biệt với những đàm
phán không được chấp nhận ban đầu, để khẳng định chắc chắn điều mà hai bên thoả
thuận. Văn bản xác nhận có thể do người bán cũng có thể do người mua lập
+ Nếu bên mua lập gọi là xác nhận bên mua
+ Nếu bên bán lập gọi là xác nhận bên bán
Trong những lần giao dịch đầu tiên với khách hàng mới Công ty thường đàm
phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp để tạo mối quan hệ bước đầu đạt hiệu quả như mong
muốn và để biết được tình hình kinh doanh của đối tác như thế nào. Tuỳ theo từng
khách hàng, từng thị trường, phong tục tập quán của đối tác mà Cơng ty sẽ xem xét để
có thái độ cử xử trong đàm phán cho phù hợp tạo sự thân thiện và xây dựng mối làm ăn
lâu dài với đối tác.
2.8. Cách soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu
Sau khi giao dịch đàm phán xong thì Cơng ty mới tiến hành soạn thảo một hợp
đồng. Một hợp đồng xuất nhập khẩu ln có đầy đủ 13 điều khoản như sau:
1. Điều khoản về tên hàng
2. Điều khoản về số lượng
3. Điều khoản về chất lượng
4. Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 5



Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
5. Điều khoản về giá cả
6. Điều khoản về giao hàng
7. Điều khoản về thanh toán
8. Điều khoản về vận tải
9. Điều khoản về kiểm tra giám định hàng hoá
10. Điều khoản về bảo hiểm
11. Điều khoản về bất khả kháng
12. Điều khoản về trọng tài
13. Điều khoản về cam kết chung
Trong quá trình soạn thảo cần trình bày cụ thể tên và địa chỉ, số điện thoại, số
Fax và cả đại diện của người mua và người bán. Ngồi ra cịn phải lưu ý đến các điều
khoản để tránh nhằm lẫn dẫn đến khiếu nại tranh chấp
2.9. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Xin giấy phép xuất khẩu
(Đối với mặt hàng xuất khẩu có điều kiện)

Mua bảo hiểm khi
xuất khẩu CIF hay CIP

Tập trung hàng (phân
loại, đóng gói, kẻ ký mã
hiệu )

Kiểm hoá của hải quan (tại
cảng hay kho riêng)

Lập bộ chứng từ thanh toán ( B/L,

Invoice, Certificate of quality and
weigh, Insurance Police…)

Thuê phương tiện vận tải
(nếu bán theo nhóm C và
D hoặc được uỷ quyền)

Giám định chất lượng, số lượng, khử
trùng, kiểm định,…theo quy định và
cấp giấy chứng nhận)

Giao hàng lên phương tiện vận tải
(hoặc giao hàng cho người vận tải, nếu
bán theo CIP-CPT- FCA

1

1

Sách Hướng dẫn thực hành Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, Dương Hữu Hạnh chủ biên, trang 222

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 6


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
* Quy trình nghiên cứu

Kiến thức tích luỹ được


Thực tập

Cơng ty cổ phần Gentraco

Thu thập số liệu và phân tích

Phân tích tình hình đàm
phán ký kết hợp đồng

Đề ra giải pháp và
kiến nghị

Kết luận

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
Từ những kiến thức tích luỹ được qua quá trình học tập tại trường đại học An
giang, tác giả đã thực hiện đề tài thông qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần
Gentraco. Vận dụng những gì học hỏi được để thu thập số liệu và sự kiện về tình hình
đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng của công ty để làm tài liệu phân tích từ đó biết
thêm những khó khăn và hướng giải quyết của cơng ty, để từ đó nhìn lại quá trình hoạt
động và rút ra giải pháp, kiến nghị cho hoạt động của công ty.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 7


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN

GENTRACO


3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY
Cơng ty cổ phần Gentraco được thành lập từ một cửa hàng Thương Nghiệp
Tổng Hợp huyện Thốt Nốt, được hình thành 1976 hoạt động theo chế độ bao cấp, đảm
nhận việc nhận hàng theo kế hoạch và phân phối cho các hợp tác xã trong địa bàn
huyện.
Đến năm 1990 được chuyển sang thành lập công ty lấy tên là “Công ty Thương
Nghiệp Tổng Hợp huyện Thốt Nốt”. Tuy chuyển đổi mơ hình hoạt động nhưng vẫn chịu
sự quản lý của hai cấp là: cấp tỉnh và cấp địa phương.
Khi có nghị định 98/ NĐ – HĐBT ngày 02/06/1998 của hội đồng bộ trưởng quy
định về quyền làm chủ tập thể lao động, quản lý xí nghiệp quốc doanh thì cơng ty mới
thật sự chủ động trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Với Nghị định này
Công ty bắt đầu đi vào xây dựng kế hoạch kinh doanh chế biến lương thực dựa vào tiềm
năng nguồn hàng địa phương và nguồn nhân lực của công ty. Đến năm 1991 công ty
được tham gia xuất khẩu uỷ thác.
Đầu năm 1992 thực hiện quyết định số 315/QĐ – HĐBT ngày 01/09/1990 của
hội đồng bộ trưởng về việc chấn chỉnh tổ chức của các đơn vị sản xuất kinh doanh
trrong khu vực quốc doanh. Vì vậy, cơng ty hoạt động càng có hiệu quả cao và là 1
trong 10 công ty dẫn đầu tỉnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm, nên
công ty xin thành lập doanh nghiệp Nhà Nước đưa vào qui chế thành lập kèm theo nghị
định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng và được Bộ Thương Mại
đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 1375/QĐUBT 92 ngày
28/11/1992 do phó chủ tịch Nguyễn Quang Phong ký.


Tên doanh nghiệp: Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Thốt Nốt – Cần Thơ.




Tên nước ngoài: THOT NOT GENERAL COMMERCE COMPANY



Tên viết tắt trong giao dịch: GENTRACO



Trụ sở chính đặt tại: 121 Nguyễn Thái Học – Thị Trấn Thốt Nốt – Huyện
Thốt Nốt – Thành phố Cần Thơ.



Điện thoại số: 84.71.851246-852280



Email:



Webside: www.Gentraco.com.vn



Nguồn vốn kinh doanh:




Đến ngày 08/01/2006 công ty được đổi tên thành Công Ty Cổ Phần
Gentraco.

Fax: 9912275

18.498.900.000 đ

Trong suốt q trình hình thành và phát triển, cơng ty luôn vận dụng nhiều biện
pháp phù hợp cho từng giai đoạn đảm bảo yêu cầu bảo toàn vốn, mang lại lợi nhuận cho
cơng ty và góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày một đi lên.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 8


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:

 Xay xát và chế biến lương thực xuất khẩu.
 Kinh doanh vật tư nông nghiệp.
 Kinh doanh xăng dầu; kinh doanh gỗ tròn và gỗ các loại
 Xây dựng cơng trình dân dụng
 Dịch vụ, thương mại: kinh doanh nhà hàng khách sạn, kinh doanh bất động
sản.

 Xuất khẩu: Xuất khẩu gạo trực tiếp, nông, lâm, hải sản
 Nhập khẩu: máy móc, vật tư nơng nghiệp, vật liệu xây dựng và hàng tiêu
dùng


 Nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc
 Kinh doanh điện thoại, thiết bị tin học, máy văn phịng và thiết bị viễn thơng
 Đào tạo nghề tin học,ngoại ngữ. Dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động
3.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật:
3.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Công ty áp dụng mơ hình vừa quản lý theo chức năng vừa quản lý theo trực
tuyến. Ban giám đốc vừa chỉ đạo công tác chun mơn theo nghiệp vụ bằng các phịng
chức năng trực tiếp đều hành quá trình sản xuất ở các phân xưởng.
Cấu trúc công ty theo chức năng. Với mô hình tổ chức này thì chức năng nhiệm
vụ giữa các phòng ban, các kho cũng như các cửa hàng sẽ được rõ ràng về nhiệm vụ
cơng việc của mình. Thơng tin tiếp nhận sẽ rõ ràng, nhanh chóng, trách nhiệm và quyền
hạn sẽ cụ thể, tránh chồng chéo công việc. Mỗi đơn vị trong tổ chức được phân công
nhiệm vụ và trách nhiệm về công việc được giao. Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức này sẽ
gây khó khăn, phức tạp trong việc kiểm soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các
chức năng, bộ máy cồng kềnh, tốn kém nhiều chi phí quản lý

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 9


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÕNG BAN CƠNG TY CỔ PHẦN GENTRACO

P. tài chính- kế hoạch
P. Công nghệ thông tin

Trung tâm tin học

P. nhân sự và quan hệ

cơng chúng

Ban thanh
tra

Ban Giám
Đốc

CHĐT Cần Thơ

P. Hành chính quản trị

Trung tâm điện
thoại

CHĐT Thốt Nốt

P. kỹ thuật

Trung tâm xăng
dầu

CHXD Số 1 TNốt

P. kinh doanh nội địa

CH Gia cầm sạch

CHXD Số 2 TNốt


XN 9

PX2

XN 3

CHXD số 3 Ơ
Mơn

P. XNK- Marketing
P. kế toán nội bộ và QL
chất lượng(dự kiến)
Chi nhánh TP HCM

PX5
BP chế biến và
KD NL TA TS

PX9

CN chế biến KD NLTA
Thủy sản

CN KD- chế biến gạo
XK số 1

PX8

BP Nuôi trồng
thủy sản


Trang trại
ĐồngTháp

PXA

Trang trại An
Giang

PXB
PX Chế biến gạo
cao cấp

(Nguồn: Phòng nhân sự tại công ty cổ phần Gentraco )

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 10


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
Chú thích những từ viết tắt của sơ đồ:
-

BGD: Ban giám đốc

-

PX: Phân xưởng


-

XN: Xí nghiệp

-

CHĐT: Cửa hàng điện thoại

-

CHDĐ: Cửa hàng di động

-

CNKDXK: Cửa hàng kinh doanh xuất khẩu

-

NLTA: Nguyên liệu thức ăn thuỷ sản

-

BP: Bộ phận

-

KDNLTATS: Kinh doanh nguyên liệu thức ăn thuỷ sản

Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban:
* Ban Giám Đốc:

Giám đốc chịu trách nhiệm chung tổ chức đều hành theo chế độ một thủ trưởng,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Phó giám đốc là người trực thuộc dưới quyền của giám đốc, là người cộng tác
đắc lực phụ trách trực tiếp phịng kế tốn tài vụ, phịng tổ chức hành chính và chi nhánh
tại TP.HCM và khâu xây dựng cơ bản khi cơng ty có nhu cầu.
* Phịng kế tốn tài vụ:
Gíup giám đốc quản lý tồn bộ hàng hố, vốn của cơng ty, cụ thể là:
- Chấp hành các chế độ nguyên tắc quản lý và tổng hợp báo cáo kế tốn định kỳ.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo yêu cầu của cấp trên
- Thực hiện đúng chế độ nộp ngân sách theo qui định của nhà nước.
- Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra tài chính.
* Phịng kinh doanh:
Trên cơ sở xác nhập của phòng kho vận và kế hoạch, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của giám đốc công ty. Chức năng xây dựng và thực hiện về khối lượng mua bán hàng
hố, thống kê phân tích các hợp đồng kinh tế, tiếp thị và đều động kinh doanh cụ thể
qua việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo
tình hình mới, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động, thường xun báo cáo cho giám
đốc để có những quyết định kịp thời. Đồng thời phịng kinh doanh ln đi đầu đề xuất
chiến lược giá để thu hút khối lượng hàng mua vào hay đẩy mạnh khối lượng hàng bán
ra.
* Phịng hành chính quản trị:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có chức năng làm cơng tác tổ
chức lao động tiền lương, bảo vệ hành chính quản trị, văn thư bảo hiểm y tế. Trọng tâm
hơn hết là tổ chức thực hiện tuyển nhân viên, đều động cán bộ công nhân viên trong nội
bộ thi hành kỷ luật, khen thưởng và các định mức lao động về tiền lương cũng như đề
bạc các bộ.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 11



Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty cổ phần Gentraco là một công ty có tư cách pháp nhân, phương pháp
hạch tốn kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại các ngân hàng:
+ Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ
+ Ngân hàng Nhà Nước
+ Ngân hàng Techcombank.
Ngồi cơng tác bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống dây truyền và chế biến sẵn có.
Cơng ty tiếp thu mở rộng thêm hệ thống kho bãi thu mua và chế biến tại các vùng
nguyên liệu mới nâng cao công suất chế biến lên 20.000 tấn 1 ngày, với sức chứa hơn
40.000 tấn, đầu tư trang bị hệ thông băng tải tại các xí nghiệp nhằm giải quyết tình trạng
khan hiếm lao động, mặt khác làm tăng năng suất, giảm chi phí đáp ứng ngày càng tốt
hơn yêu cầu và mục tiêu phát triển của đơn vị.
Hiện nay cơng ty có quy mơ hoạt động tương đối lớn với đội ngũ công nhân viên
khoản 300 nhân viên.
Cơng ty gồm có 8 xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, 2 nhà máy xay xát, 2 cửa
hàng điện thoại di động của Đồng Bằng Sông Cửu Long, 3 cửa hàng xăng dầu nằm trên
quốc lộ 91 và tuyến sơng Hậu
3.3. Tình hình nhân sự của cơng ty
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của cơng ty năm 2008
TRÌNH ĐỘ

SỐ LƢỢNG
(NGƢỜI)

Cao học

3


Đại học

101

Cao đẳng

2

Trung cấp

47

Phổ thơng trung học

100

Phổ thơng cơ sở

114

Tổng số lao động

367

(Nguồn: Phịng nhân sự tại công ty cổ phần Gentraco- Thốt Nốt)

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 12



Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco

Phổ thông cơ
sở
30%

Cao học
1%
Đại học
28%

Cao đẳng
1%
Trung cấp
13%
Phổ thơng trung
học
27%

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tình hình nhân sự của cơng ty
Từ bảng và hình cho thấy số lao động trình độ Cao học và Đại học là 29%, đó là
những cán bộ quản lý và phục vụ tại văn phòng. Trong năm qua Ban lãnh đạo Công ty
rất quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên Cơng ty. Đặc biệt trong
năm vừa qua, Công ty đưa đi đào tạo trình độ cao học và đại học cho một số nhân viên,
cũng như đào tạo các lớp về kỹ năng quản lý, uỷ thác công việc để đáp ứng yêu cầu phát
triển của Cơng ty
3.4. Tình hình phát triển kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển vì vậy khơng thốt khỏi sự cạnh

tranh của các đối thủ trong nước và ngồi nước vì thế cơng ty cổ phần Gentraco ngày
càng mở rộng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín nhằm đứng vững
trên thị trường.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 13


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
Bảng 3.2: Kết quả mặt hàng xuất khẩu của công ty năm 2005 – 2007
Năm 2005
Mặt hàng gạo

Năm 2006

Năm 2007

Số lƣợng
(T)

Tỷ trọng
(%)

Số lƣợng
(T)

Tỷ trọng
(%)


Số lƣợng
(T)

Tỷ trọng
(%)

Xuất khẩu trực
tiếp

281,513

56,4

247,907

42,8

104,530

17,1

Xuất khẩu uỷ
thác

217,033

43,5

330,006


57,1

505,703

82,8

Tổng cộng

498,546

100

577,913

100

610,233

100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Gentraco – Thốt Nốt)
Bảng 3.2 cho thấy tình hình xuất khẩu gạo của cơng ty tăng nhẹ qua các năm,
năm 2007 tăng 111,687 tấn so với năm 2005 và tăng hơn 32,32 tấn so với năm 2006. Cụ
thể là tình hình xuất khẩu uỷ thác của mặt hàng gạo không ngừng tăng qua các năm, tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác năm 2007 tăng hơn 39.35% so với năm 2005. Có
được kết quả trên là do sự cố gắng của ban lãnh đạo và tồn thể nhân viên cơng ty đã
khơng ngừng nổ lực hoạt động, xem trọng từng bước trong quá trình đàm phán, ký kết
và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

1.738.305.204.098

1.878.809.203.790

1.975.605.509.908

Tổng LN trước thuế

17.985.736.252

19.895.870.073

25.617.023.250

Tổng LN sau thuế

13.890.176.326

15.210.994.229

19.876.806.672


Doanh thu

(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng ty cổ phần Gentraco – Thốt Nốt)
Bảng 3.3 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy doanh thu của công
ty năm 2007 tăng gấp 1,14 lần so với năm 2005 và tăng gấp 1,05 lần so với năm 2006
đạt tổng số tiền là 1.975.605.908 đồng, đều này chứng tỏ công ty đã nổ lực phấn đấu
không ngừng để ngày càng phát triển thể hiện qua doanh thu ngày càng cao.
* Thị trƣờng kinh doanh:
+ Thị trường trong nước: Công ty cổ phần Gentraco đã đáp ứng được nhu cầu
khách hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều loại gạo chất lượng cao với giá phù hợp,
đặc biệt là chất lượng gạo ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL với các loại gạo như: Gạo
thơm, gạo nếp lá xanh, gạo Jasmine…Do vậy mà sản lượng gạo tiêu thụ trong nước
tăng lên rất nhiều.
+ Thị trường nước ngồi: Cơng ty đã dành được vị trí là nhà cung cấp gạo ở
Đơng Nam Á, Châu Phi, Trung Đông và Đông Âu. Đăc biệt là đối với thị trường Đông

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 14


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
Nam Á. Ngoài ra khách hàng của cơng ty cổ phần Gentraco cịn có mặt khắp các Châu
Lục được biểu hiện qua sơ đồ 3 sau:

NĂM 2005

Châu Mỹ và
Châu Đại
Dương, 0.12%


Châu Phi
Châu Âu

Châu Á, 39.56%
Châu Phi,
56.93%

Châu Âu, 3.39%

Châu Á
Châu Mỹ và Châu Đại
Dương

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Gentraco – Thốt Nốt)
Hình 3.2: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của CTCP Gentraco năm 2005

NĂM 2006

Châu Mỹ và
Châu Đại
Dương, 0.80%

Châu Phi
Châu Âu
Châu Phi, 49%

Châu Á, 49.69%

Châu Á

Châu Âu, 0.51%

Châu Mỹ và Châu Đại
Dương

(Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu Cơng ty cổ phần Gentraco – Thốt Nốt)
Hình 3.3: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của CTCP Gentraco năm 2006

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 15


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco

NĂM 2007

Châu Mỹ và
Châu Đại
Dương, 3.16%

Châu Á, 60.55%

Châu Phi
Châu Phi,
29.05%

Châu Âu, 7.24%

Châu Âu

Châu Á
Châu Mỹ và Châu Đại
Dương

(Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu Cơng ty cổ phần Gentraco – Thốt Nốt)
Hình 3.4: Thị trƣờng kinh doanh ngồi nƣớc của CTCP Gentraco năm 2007
Qua hình trên cho thấy tình hình xuất khẩu của cơng ty giảm ở thị trường Châu
Phi năm 2007. Đối với thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại
Dương ngày càng tăng nhất là khu vực Đơng Nam Á.
Có kết quả như trên là do giai đoạn này nền kinh tế thị trường có nhiều biến
động về lương thực rất lớn, nhưng Gentraco đã đáp ứng được các nhu cầu ngày càng
cao của thị trường về số lượng và chất lượng. Cơng ty ln đặt mục tiêu: “Uy tín, chất
lƣợng, hiệu quả, phát triển” lên hàng đầu, trên toàn diện các lĩnh vực: sản xuất, gia
công, dịch vụ với cam kết không ngừng cải tiến, cung cấp cho thị trường nhiều chủng
loại sản phẩm mới, với chất lượng tôt và giá cả cạnh tranh, đáp ứng các điều kiện về an
tồn, vệ sinh mơi trường, dinh dưỡng phù hợp, tạo sự an tâm và tin tưởng cho khách
hàng.
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA CƠNG TY
3.5.1. Những thuận lợi
- Hội đồng quản trị và ban giám đốc là những người có nhiều kinh nghiệm, có
năng lực chun mơn tốt nhạy bén và nhiệt huyết với nghề.
- Công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, đầu tư nâng cấp
hệ thống dây chuyền sản xuất đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất kinh doanh.
- Nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
- Mặt hàng gạo vẫn tiếp tục là mặt hàng nằm trong chiến lược chủ lực thu ngoại
tệ của nước ta
- Thị trường nơng sản trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động thuận lợi
cho nhà xuất khẩu.
- Thương hiệu của cơng ty ngày càng phát triển, tạo uy tín trong và ngồi nước
- Các chính sách nhà nước ngày càng thơng thống, hỗ trợ doanh nghiệp phát

triển, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 16


Phân tích tình hình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Gentraco
- Hoạt động kinh doanh được mở rộng sang lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng
và bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào
- Giao thông thuận tiện
3.5.2. Những khó khăn
- Chính sách nhà nước điều hành hoạt động xuất khẩu gạo không ổn định làm
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Cạnh tranh thu mua chế biến và xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt hơn
- Do nhu cầu mở rộng phát triển ngành hàng kinh doanh, xây dựng mạng lưới
tiêu thụ tạo áp lực về vốn cao
- Sự biến động của thị trường thế giới gây khó khăn cho các mặt hàng của Công
ty.

SVTH: TRẦN HUỲNH CHÂU

Trang 17


×