ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--ooOoo--
TRẦN PHƯỚC SANG
TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC VẬT
CHẤT CỦA PHÂN XƯỞNG TIỆN HÀN TRONG XÍ NGHIỆP CƠ
KHÍ LONG XUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
Long Xuyên, Tháng 4 năm 2010
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC VẬT CHẤT
CỦA PHÂN XƯỞNG TIỆN HÀN TRONG XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
LONG XUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: ThS.LƯU THỊ THÁI TÂM
Sinh viên thực hiện: TRẦN PHƯỚC SANG
Lớp: DH8QT;
Mã số SV: DQT073396
Long Xuyên, Tháng 4 năm 2010
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Mục lục
Tóm tắt nghiên cứu ........................................................................................................ 2
Chương 1:Giới thiệu nghiên cứu ................................................................................. 4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mơ hình nghiên cứu ................................................... 7
Chương 3:Giới thiệu về doanh nghiệp ..................................................................... 10
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 12
Chương 5: Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 13
Tài liệu tham khảo: ....................................................................................................... 18
SVTH: Trần Phước Sang
1
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Tóm tắt nghiên cứu
Hàn là một nghề nguy hiểm, nhân viên phải luôn đối mặt với nguy cơ cháy nổ,
phỏng tay, mảng kim loại nóng văng vào mắt, khói độc,... máy hàn thường có dịng điện
khá cao, có thể gây hỏa hoạn, chấn thương, thậm chí chết người nếu xảy ra chập mạch,
vì xung quanh nhân viên chỉ tồn là sắt… Để tránh được điều đó, và bảo vệ nhân viên
của mình thì bản thân doanh nghiệp phải quan tâm đến môi trường làm việc vật chất của
nhân viên, tạo cho họ cảm giác an toàn trong khi sản xuất, để từ đó nhân viên có sức
khỏe tốt, ít bị bệnh nghề nghiệp, yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Muốn
làm được điều đó thì phân xưởng phải thống mát, sạch sẽ, an tồn. Giống như khẩu
hiệu mà doanh nghiệp đã đề ra đối với nhân viên phân xưởng tiện hàn: “An toàn để sản
xuất, sản xuất phải an tồn”. Đó là lý do tơi chọn đề tài. “Tìm hiểu tác động của mơi
trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí nghiệp cơ khí Long
Xuyên”. Để từ đề tài này nêu ra những mặt hạn chế, cần cải thiện, để từ đó đề ra giải
pháp khắc phục.
Danh mục hình ảnh
Hình 1: Quan cảnh xưởng tiện hàn.
Hình 2: máy khoan
Hình 3: Máy hàn
Hình 4: Nhân viên đang ngồi hàn
Hình 5: Nhân viên dùng gió đá cắt tole
Hình 6: Nhân viên đang ngồi hàn
Hình 7: Máy mài
Hình 8: Nhân viên đang sửa tole
Kết quả nghiên cứu
Sau khoảng thời gian quan sát thực tế ở doanh nghiệp, tôi thấy được môi trường
làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc, cũng như sức khỏe của nhân viên.
Và từ kết quả nghiên cứu này, kiến nghị một số giải pháp cải thiện môi trường làm việc
tốt hơn, giúp nhân viên có mơi trường làm việc tốt, an toàn hơn trong sản xuất và gắn bó
với doanh nghiệp hơn.
Kết luận
Các kết quả đạt được của đề tài
Mô tả được môi trường làm việc vật chấ của doanh nghiệp.
Thấy được vấn đề về tiếng ồn, khói, bụi cần được cải thiện.
Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hạn chế:
SVTH: Trần Phước Sang
2
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Đề tài được thư hiện trong thời gian một tháng với phương pháp nghiên cứu nên
có mặt hạn chế chưa thể chánh khỏi, đó là chưa khảo sát được chính sát tiếng ồn khi
máy cắt sắt hoạt động, tiếng búa đập kim vào kim loại,
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đi sâu thêm vào tác hại của khói hàn, nhà ở của nhân viên, các hoạt động
tăng tính đồn kết của nhân viên với nhau, để từ đó đánh giá tốt hơn về mội trường làm
việc vật chất của doanh nghiệp.
Kiến nghị:
Cần giúp nhân viên thấy được tác hại của khói hàn, ánh sáng hàn (mở lớp đào
tạo nâng cao tay nghề, đào tạo sơ cấp cứu khi có tai nạn lao động) để từ đó họ tự ý thức
được tác hại của nó và tự bảo vệ bản thân và đồng nghiệp tránh bệnh nghề nghiệp sau
này.
Trang bị thêm cho nhân viên kính bảo hộ, khẩu trang, bao tay, để nhân viên sử
dụng thoải mái hơn và cần qui định mỗi tháng cấp cho mỗi người bao nhiệu cái và để họ
tự bảo quản.
Cần hạn chế người không phận sự đi vào xưởng khi các nhân viên đang hàn.
Gắn quạt hút hơi nóng ở máy nhà: thứ nhất là làm khói, bụi mau tan, nhân viên ít
hít vào người. Thứ hai là làm mát cho nhân viên, để họ thoải mái khi làm việc.
Cấm hút thuốc, ăn uống trong khi hàn, vì có thể nhiễm độc hàn.
SVTH: Trần Phước Sang
3
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Chương 1:Giới thiệu nghiên cứu
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
- Sau một tháng làm việc ở phân xưởng tiện hàn của xí nghiệp cơ khí Long
Xuyên, trong vai trò là nhân viên bán thời gian, thấy được sự vất vả của nhân viên khi
làm việc. Hằng ngày phải đối mặt với khói hàn, khói tỏa ra khi đốt nhựa để sơn bồn, bụi,
hơi nước sơn, nhiệt độ nóng bức vào những ngày hè,… ảnh hưởng tới năng suất làm
việc, cũng như sức khỏe của người lao động. Môi trường làm việc vật chất rất quan
trọng đối với người lao động vì hằng ngày họ phải tiếp xúc trực tiếp với nó. Mơi trường
làm việc sạch sẻ, thỏi mái, an toàn sẻ giúp họ yên tâm làm việc, sản xuất và gắn bó với
doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì máy móc trang thiết bị được bảo trì, săn sóc thường
xun cũng góp phần làm nhân viêntích cực hơn khi sản xuất. Phân xưởng cũng đang
từng khắc phục vấn đề đó. Vì thế đề tài “Nghiên cứu mơi trường làm việc vật chất của
phân xưởng tiện hàn trong xí nghiệp cơ khí Long Xuyên.” Cần được thực hiện, nhằm
giúp doanh nghiệp thấy được vấn đề nào cần giải quyết ngay, vấn đề nào cần cải thiện,
vấn đề nào cần phát huy, để từ đó phát triển tốt hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả lại được môi trường làm việc vật chất tại phân xưởng.
- Phân tích mơi trường làm việc vật chất
- Đề ra ý kiến giúp cải thiện môi trường làm việc và nâng cao hiệu quả làm việc
của nhân viên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu môi trường vật chất tại phân xưởng
tiện hàn của xí nghiệp cơ khí Long Xuyên.
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường làm việc vật chất tại phân xưởng tiện hàn
của xí nghiệp cơ khí Long Xuyên.
- Phạm vi không gian: Xưởng tiện hàn trong xí nghiệp cơ khí Long Xun.
- Phạm vi nội dung: chỉ phân tích thực trang về mơi trường làm việc tại phân
xưởng tiện hàn bằng hình ảnh, quan sát thực tế tại doanh nghiệp.
- Phạm vi thời gian: bài nghiên cứu được thực hiện vào khoảng thời gian từ
ngày 7-7-2009 đến ngày 7-9-2009).
1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Đi quan sát thực tế tại xưởng.
- Chụp hình minh họa
1.5 Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
- Làm tài liệu tham khảo về những trở ngại cũng như khó khăn khi làm việc
của nhân viên trong môi trường làm việc vật chất như hiện nay, giúp doanh nghiệp thấy
SVTH: Trần Phước Sang
4
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
được môi trường làm việc của nhân viên cần được cải thiện về tiếng ồn, nhiệt độ khói,
bụi và cách cải thiện nó, để nhân viên thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với
họ, để từ đó gắn bó với doanh nghiệp hơn. Trong thời buổi thừa thầy thiếu thợ như hiện
nay thì việc thu hút nhân viên giỏi về làm từ các doanh nghiệp cạnh tranh là khơng thể
tránh khỏi, làm nhân viên hài lịng cũng là thế mạnh cho doanh nghiệp giữ được nhân
viên và làm họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
SVTH: Trần Phước Sang
5
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Tiến trình nghiên cứu:
Đi quan sát ở doanh nghiệp,
làm việc ở đó (nhân viên)
Chưa đạt
Ý tưởng để tài, nộp đề
cương sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ
Xin ý kiến giáo viên hướng
dẫn
Hiệu chỉnh mục tiêu nghiên
cứu
Nghiên cứu
Đến doanh nghiệp quan sát,
xin chụp hình
Chưa đạt
Phân tích tổng hợp
Đưa ra kiến nghị
Soạn thảo báo cáo, nộp đề
cương chi tiết
Nghiên cứu
chính thức
Xin giáo viên hướng dẫn
góp ý
Soạn thảo, nộp bản nháp
Chưa đạt
Xin giao viên hướng dẫn
góp ý
Nộp bảng chính
SVTH: Trần Phước Sang
Báo cáo
6
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mơ hình
nghiên cứu
2.1 Môi trường làm việc vật chất:
Môi trường làm việc vật chất1 là bao gồm tất cả các yếu tố mặt bằng sản xuất,
nhà kho, phân xưởng, các thiết bị hỗ trợ lao động, ánh sáng, nhiệt độ khói, bụi, tiếng
ồn,… mà lúc người làm việc phải tiếp xúc, có tác động động lên trang thái chức năng
của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản
xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.
Phân xưởng là đơn vị tổ chức sản xuất trong một xí nghiệp cơng nghiệp.
Máy khoan2: máy để khoan lỗ trên phôi kim loại và các vật liệu khác, máy
khoan còn khoan rộng các lỗ trên vật đúc, vật rèn, vật dập, doa, khoét, xoay, tiện rộng
lỗ, cắt ren... bằng các loại dụng cụ tiêu chuẩn như mũi khoan, mũi doa, mũi khoét, vv.
Khi khoan, phôi đứng yên, mũi khoan vừa quay tròn thực hiện chuyển động chính, vừa
tịnh tiến đi xuống thực hiện chuyển động chạy dao. Cơ cấu chạy dao có thể bằng tay hay
tự động. Độ chính xác gia cơng từ cấp 3 trở xuống. Có thể phân loại máy khoan thành:
máy vạn năng, máy chun mơn hố và máy chun dùng.
Máy hàn que3
Máy hàn que có kết cấu vững chắc. Dịng hàn hàn que ổn định, hệ số chu kỳ tải
cao, Phục vụ chủ yếu cho gia cơng cơ khí, xây lắp kết cấu và trong lĩnh vực đóng tàu
biển.
Que hàn4, cịn được gọi là điện cực hàn, là thanh thép không rỉ, thanh nhơm
được bọc bên ngồi bằng hỗn hợp chất fluorides, carborate, oxide, hợp kim và các chất
kết dính cung cấp lớp khí bảo vệ cho vũng hàn nóng chảy,
Máy mài: Là thiết bị sử dụng đá mài, để mài kim loại.
Bụi5 là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrơmét đến
nửa milimét. Các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi.
Khói6 là một hệ xon khí gồm các hạt phân tán ở thể rắn (hạt tro, hạt bồ hóng) và
ở thể lỏng (hạt nước, hạt chất lỏng hữu cơ) có kích thước 10-7 - 10-3 cm trong mơi trường
1
Trích từ khóa luận tốt nghiệp “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên cong ty TNHH
may xuất khẩu Đức Thành” của sinh viên Trương Ngọc Bích uyên, lớp DH3KN1
2
/>
1leGFjdCZrZXl3b3JkPU0lYzMlODFZK0tIT0FO&page=1 tác giả không tên ( ngày 22/4/2009)
3
4
Gửi lúc: 09:42 - 05/03/2010 (ngày 22/4/2010)
Sách “THỰC HÀNH HÀN” do Nguyễn Văn Niên và Trần Thế San viết, nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 19
5
(ngày 23-4-2010)
6
/>
1leGFjdCZrZXl3b3JkPUtIJWMzJTkzSQ==&page=1 (ngày 23-4-2010)
SVTH: Trần Phước Sang
7
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
khơng khí. Khói được sinh ra khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ và trong một số phản
ứng hố học. Khói cơng nghiệp làm ơ nhiễm mơi trường, có khả năng tạo sương mù.
Tiếng ồn7 là những âm thanh khó chịu ảnh hưởng tới q trình làm việc và nghỉ
ngơi. Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm lan truyền trong mơi trường đàn hồi.
Dao dộng của tiếng ồn phụ thuộc vào áp suất âm và cường độ âm. Đơn vị tính là Db
(Đêxiben).
2.2 Mơ hình nghiên cứu
Cơ sở
vật chất
Máy móc
Xưởng
Ánh
sáng
Nhân
viên
Tiếng ồn
Khói
Bụi
Mơ hình nghiên cứu
7
Tiếng ồn, lấy từ tác giả không tên, ngày
21-5-2010
SVTH: Trần Phước Sang
8
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
Mơ hình nghiên cứu (hình 10) thể hiên các yếu tố tác động đến nhân viên như
ánh sáng, bụi, khói, tiếng ồn ảnh hưởng đến sức lao động của nhân viên, đây là các yếu
tố được rút ra qua q trình làm việc và quan sát mơi trường làm việc tại phân xưởng
trong thời gian một tháng.
SVTH: Trần Phước Sang
9
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Chương 3:Giới thiệu về doanh nghiệp
3.1/ Giới thiệu doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp cơ khí Long Xuyên trực thuộc cơng ty cơ khí An
Giang,
Địa chỉ: 28/1Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, Long Xuyên, An Giang.
Điện thoại: (0763) 833792 834365
Fax: 0763 3835770.
Ngành nghề kinh doanh: hiện phân làm ba lãnh vực hoạt động, lĩnh vực thứ
nhất kinh doanh xe ô tô và bảo trì sữa chữa xe, lĩnh vực thứ hai sản xuất cơ khí theo đơn
đặt hàng, lĩnh vực thứ ba là kinh doanh sắt thép. Trong đề tài này tơi chỉ tìm hiểu mơi
trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn, chuyên về sản xuất bồn chứ xăng
dầu, khung nhà tiền chế, khoan lúa,…
3.2/ Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Ban giám đốc
Cửa hàng
trưởng
(kinh doanh sắt thép)
Cửa hàng trưởng
(kinh doanh xe ôtô)
Quản đốc
(phân xưởng tiện
hàn)
12 nhân viên chính
thức
Ban giám đốc xí nghiệp quản lý hai cửa hàng trưởng và một quản đốc. Người
quản lý chính trong phân xưởng tiện hàn là quản đốc, quản lý 12 nhân viên đang làm
trong phân xưởng.
Phân xưởng tiện hàn có 12 nhân viên chính thức, và một số nhân viên làm việc
theo thời vụ. Chuyên sản xuất bồn chứa (xăng, dầu,…), khung nhà tiền chế, khoan lúa,
lắp ráp sân khấu, tháp canh rừng,…
3.3/ Chế độ làm việc của phân xưởng tiện hàn:
Thời gian làm việc: thời gian sáng từ 7 giờ đến 11 giờ. Chiều từ 13 giờ đến 17
giờ.
Ngày làm việc từ thứ hai đến thứ bảy.
SVTH: Trần Phước Sang
10
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Hình thức làm việc làm theo sản phẩm
Thời gian nghĩ tết, nghỉ lễ được đảm bảo đúng theo quy định của bộ luật lao
động hiện hành Việt Nam
SVTH: Trần Phước Sang
11
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sừ dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát kết hợp
thảo luận trực tiếp với quản đốc, nhân viên để khai thác thông tin xung quan đề tài
nghiên cứu, và kết quả của lần nghiên cứu này sẽ đưa ra mơ hình nghiên cứu tại phân
xưởng tiện hàn.
Cuối cùng là nghiên cứu chính thức. Phân tích hình ảnh, thơng tin thu thập sau
chuyến di khảo sát, và lam việc tại phân xưởng.
4.2 Mơ hình nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên
cứu
Tìm hiểu về q trình
làm việc của nhân
viên
Phân tich tác động của
mơi trường làm việc
SVTH: Trần Phước Sang
Nghiên cứu sơ
bộ
Thu thông tin về
doanh nghiệp
Quan sát mơi trường
làm việc, chụp ảnh.
Nghiên cứu chính
thức
Lập cáo cáo nghiên
cứu
12
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
5.1 Phân tích
Hình 1:
Quan cảnh
xưởng tiện hàn.
Nhà xưởng: Trong thời gian làm việc ở phân xưởng thu thập hình ảnh và thơng
tin. Mơi trường làm việc nơi đây nhìn chung là tốt, nhà xưởng cao (10 mét), rộng (18
mét), ánh sáng đầy đủ (trên mái nhà có lắp tơle nhựa sen kẻ để cung cấp ánh sáng cho
xưởng) để nhân viên làm việc và sản xuất. Nhà xưởng cao cũng góp phần làm nhân
viên thoải mái vì sự thống mát của nó, gió được luồng vào từ trên mái. Nhân viên sẽ
giảm được nóng nực và làm việc có hiệu quả.
Hình 2: máy khoan
Máy khoan (được sản xuất năm 1879) nhưng còn hoạt động rất tốt, vì nhân
viên sử dụng kỹ và bảo trì định kỳ. Đây là loại máy khoan dùng để khoan những loại lỗ
có đường kính 15mm trở lên và có thể khoan những loại sắt dày. Máy khoan hoạt động
rất an tồn vì dưới đế có các dụng cụ để cố định vật cần khoan, nhân viên chỉ điều khiển
mũi khoan lên xuống để khoan, trong khi khoan thì nhân viên luôn cho nước vào mũi
khoan để giảm nhiệt độ nhằm tránh cháy mũi khoan. Nhưng khi cho nước vào thì hơi
nước bốc lên rất khó ngửi. Các khí này khơng độc, nhưng khi nồng độ của chúng lớn thì
SVTH: Trần Phước Sang
13
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
sẽ làm giảm nồng độ O2 trong khơng khí, gây nên cảm giác mệt mỏi. Khi nồng độ quá
lớn có thể dẫn đến ngạt thở.
Hình 3: Máy hàn
Máy hàn: là thiết bị chính trong sản xuất của phân xưởng. nó có cơng dụng
ghép các kim loại lại với nhau. Nhưng trong khi hoạt động nó sản sinh ra nhiều khói độc
hại, ánh sáng phát ra từ mối hàn (là “các tia tử ngoại” có khả năng làm phỏng mắt của
nhân viên và của người xung quanh. Trích trang 39 sách “thực hành hàn” của tác giả
Trần Văn Niên và Trần Thế San, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005)
Hình 4: Nhân viên
đang ngồi hàn
Không cần lại gần, chỉ cần đứng xa (khoảng 7,8 mét) nhìn vào ánh sáng phát ra
khi hàn thì cũng làm mắt đau, nhức. Các nhân viên ở đây thường thì khơng hàn gần
nhau, các máy hàn cũng được đặt xa nhau nhẳm tránh nhân viên này nhìn vào mối hàn
của nhân viên kia, gây đau mắt, giãm hiệu quả làm việc. Nơi nhân viên này đang hàn
cũng cách nơi các nhân viên đang cắt sắt bằng gió đá khoảng 10 mét.
Hình 5: Nhân viên
dùng gió đá cắt tole
SVTH: Trần Phước Sang
14
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
Hình 6: Nhân viên đang ngồi hàn
Phân xưởng có trang bị khăn khẩu trang nhưng nhân viên không sử dụng, theo
tiềm hiểu được biết: “khi nào sử dung hàn nhiều, dùng gió đá cắt sắt nhiều mới xài, cịn
cái này chỉ chấm vào cái, không cần dùng đến”. Khi hỏi tác hại của khói hàn, thì cịn
nhiều người chỉ biết được là nó làm cay mắt và có mùi khó chịu, bửa nào hàn nhiều thì
về nhà bửa đó khơng thể ngủ được nước mắt cứ chảy rịng rịng”.
Hình 7: máy mài
Máy mài: khi mai hoặc cắt bằng máy mài, tia lửa sẽ văng ra xung quanh, các tia
lửa này bao gồm các hạt kim loại oxy hóa có nhiệt độ tương đương kim loại được cắt
bằng mỏ cắt. Phía trên có tấm kim loại che các tia lửa có thể văng vào người.
Bụi: trong phân xưởng có nhiề loại bụi như: bụi trong khi mài kim loại, bụi sơn,
bụi khi sửa tole,
Hình 8:nhân viên đang sửa tole
SVTH: Trần Phước Sang
15
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xun
8
“Nếu thường xun hít thở nhiều bụi, khói thì hệ thống phịng vệ của đường hơ
hấp bị q tải. Bụi vô cơ, nhất là loại rắn và nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hơ
hấp trên. Nếu tổn thương ấy kéo dài, niêm mạc sẽ dày lên và lỗ mũi ở tầng dưới bị hẹp
lại, nước mũi cũng bị tiết ra nhiều hơn gây trở ngại cho chức năng hơ hấp.
Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thùy phổi...
Với bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp, cịn phải tính đến những hóa chất có
trong sản xuất sơn. Đáng lưu ý là chì và thủy ngân, rất độc hại đối với cơ thể. Chì có
trong bột chống gỉ, bột màu vơ cơ làm cho màu sắc tươi hơn (nhất là các màu đỏ, cam,
vàng và trắng), có tác động tích cực đến q trình làm khơ mặt sơn. Cịn thủy ngân thì
có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc.
Nếu hít thở nhiều bụi sơn thì ngồi những tác hại của bụi nói chung, cịn phải
tính đến khả năng nhiễm độc hóa chất (chì, thủy ngân...)”
Tiếng ồn: 9“Theo các nhà khoa học ở Đại học Ohio (Mỹ), việc chịu đựng tiếng
ồn trong thời gian dài có thể làm xuất hiện khối u ở phần dây thần kinh nối giữa tai và
não, có thể gây ra chứng ù tai, lãng tai và thậm chí bị điếc.
Kết quả một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Hồng gia về người khiếm
thính (Anh) cho thấy, chứng ù tai có thể làm giảm ham muốn tình dục. Thủ phạm chính
là những âm thanh có cường độ trên 80 decibel vì chúng đe dọa đến các dây thần kinh
thính giác. Những âm thanh ở mức độ này thường xuất hiện tại các nhà máy, công
trường xây dựng, vũ trường... (MSNBC, BBC)”
10
“Người ta đã đo được cường độ âm thanh khi nói chuyện bình thường là 5060dB,nói chuyện với người yêu từ 40-50dB. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày,
người ta thường xuyên phải chịu tác động của tiếng ồn có cường độ lớn. Cường độ tiếng
ồn của búa đập là 80-85dBA.
Tiếng ồn có cường độ 75-80dBA làm tăng nhịp thở và tăng nhịp tim, gây tăng
huyết áp tâm thu và tâm trương, tăng nhiệt độ cơ thể và giảm hứng thú trong lao động.
Tiếng ồn có cường độ lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hố, dạ dày
tiết ít dịch vị hơn, ăn kém ngon, hấp thu kém hơn.”
Nhân viên hằng ngày phải làm việc với tiếng ồn và khói bụi thường xuyên sẽ dễ
mắt các bệnh nghề nghiệp sao này. Cần hạn chế tiếng ồn, hạn chế khói bụi tới mức thấp
nhất, để giảm thiểu hậu quả mắc các bệnh như lãng tai, cho nhân viên sau này.
8
(BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống) (ngày 28-4-2010)
9 tác giả không tên, Thứ bảy, 25 Tháng
hai 2006, 23:01 GMT+7 ngày đọc 20-5-2010
10
Theo Báo Sức khỏe và đời sống Online (25/03/2010)
SVTH: Trần Phước Sang
16
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Kiến nghị:
11
“1. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn
1.1 Biện pháp kỹ thuật: Giảm nguồn sinh ra tiếng ồn bằng che chắn, bố trí các
máy móc sinh ra nhiều tiếng ồn (như máy cắt sắt máy mài) ở xa các nhân viên đang làm
việc khác, đặt máy trên nền chắc tránh rung lắc,
1.2 Biện pháp y tế: Biện pháp dự phịng có hiệu quả là tiến hành kiểm tra thính
lực thường xuyên và định kỳ đối với những người thường xuyên chịu tác động của tiếng
ồn lớn. Kiểm tra thính lực thường xun để phát hiện những người có tính nhạy cảm cao
với tiếng ồn, phát hiện sớm những trường hợp tổn thương thính lực để bố trí cơng việc
khác không tiếp xúc với tiếng ồn, tránh bệnh nặng thêm. Những người làm việc trong
môi trường tiếng ồn lớn thường bị thiếu các vitamin nhóm B và C. Vì vậy để tăng tính
bền vững với tiếng ồn, trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung thêm rau quả có chứa
nhiều vitamin nhóm B và C như rau ngót, súp lơ, salat, cam, quýt, chanh, bưởi, chuối...
1.3 Biện pháp phịng hộ cá nhân: dùng bơng hoặc nút tai bằng cao su để bịt lỗ
tai. Nút tai có thể giảm được cường độ tiếng ồn khoảng 15-20dB, đưa cường độ tiếng ồn
cao xuống dưới mức gây hại. Dùng cáp tai chống ồn trong một số ngành nghề (khoan bê
tơng, đóng búa máy, lái máy bay, xe tăng...) có tác dụng phịng chống tiếng ồn tốt, có
thể giảm được tiếng ồn từ 35-40dB. Tổ chức lao động, nghỉ ngơi hợp lý nhằm làm cho
tai thích ứng được với tiếng ồn, khơng để tình trạng quá mệt mỏi, làm cho tai phục hồi
trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn. Điều quan trọng là người lao động cần
được trang bị kiến thức về tác hại của tiếng ồn (qua sách, báo, tạp chí, y tế cơ quan). Khi
đã có kiến thức thì họ sẽ tự giác áp dụng các biện pháp phịng chống tiếng ồn có hiệu
quả để phịng tránh điếc nghề nghiệp cho bản thân và những người xung quanh.
Tiếng ồn quá mức sẽ gây tác hại cho cơ thể.”
Cần giúp nhân viên thấy được tác hại của khói hàn, ánh sáng hàn (mở lớp đào
tạo nâng cao tay nghề, đào tạo sơ cấp cứu khi có tai nạn lao động) để từ đó họ tự ý thức
được tác hại của nó và tự bảo vệ bản thân và đồng nghiệp tránh bệnh nghề nghiệp sau
này.
Trang bị thêm cho nhân viên kính bảo hộ, khẩu trang, bao tay, để nhân viên sử
dụng thoải mái hơn và cần qui định mỗi tháng cấp cho mỗi người bao nhiệu cái và để họ
tự bảo quản.
Cần hạn chế người không phận sự đi vào xưởng khi các nhân viên đang hàn.
Gắn quạt hút hơi nóng ở máy nhà: thứ nhất là làm khói, bụi mau tan, nhân viên ít
hít vào người. Thứ hai là làm mát cho nhân viên, để họ thoải mái khi làm việc.
Cấm hút thuốc, ăn uống trong khi hàn, vì có thể nhiễm độc hàn.
11
Theo Báo Sức khỏe và đời sống Online (25/03/2010)
SVTH: Trần Phước Sang
17
Tìm hiểu tác động của mơi trường làm việc vật chất của phân xưởng tiện hàn trong xí
nghiệp cơ khí Long Xuyên
Tài liệu tham khảo:
Chuyên đề semina của Trần Minh Nhựt đề tái “Đánh giá môi trường làm việc
của công nhân tại cơ sở xay xác Đồng Lợi” chuyên ngành quản trị kinh doanh, Đại học
An Giang.
/>MjAmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPU0lYzMlODFZK0tIT0FO&page
=1
Gửi lúc: 09:42 - 05/03/2010 />(ngày 22/4/2010)
Sách “THỰC HÀNH HÀN” do Nguyễn Văn Niên và Trần Thế San viết, nhà
xuất bản Đà Nẵng,
(ngày 23-4-2010)
(BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống) (ngày 28-4-2010)
Báo Sức khỏe và đời sống Online “chủ đề tác hại của tiếng ồn” (25/03/2010)
SVTH: Trần Phước Sang
18