Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại lúa của vi khuẩn bacillus spp tại huyện châu phú tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ MỘT
SỐ BỆNH HẠI LÚA CỦA VI KHUẨN
BACILLUS SPP. TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ
TỈNH AN GIANG

ĐỔ VĂN CHÚNG

AN GIANG, 08/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ MỘT
SỐ BỆNH HẠI LÚA CỦA VI KHUẨN
BACILLUS SPP. TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ
TỈNH AN GIANG

ĐỔ VĂN CHÚNG
MSHV: CH165806

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS TS. TRẦN VŨ PHẾN

AN GIANG, 08/2019


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại
lúa của vi khuẩn Bacillus spp. tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang” do học
viên Đổ Văn Chúng thực hiện dưới sự hướng dẫn của Pgs Ts Trần Vũ Phến.
Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo
thông qua ngày 17 tháng 08 năm 2019.

Thư ký

TS. Đoàn Thị Minh Nguyệt

Phản biện 1

Phản biện 2

PGS. TS. Lê Minh Tường

TS. Bùi Thị Dương Khuyều

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Trần Vũ Phến

Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân


i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên ba, mẹ
Người đã suốt đời nuôi dưỡng, dạy dỗ và hy sinh tất cả để ni con khơn lớn
nên người.
Tơi chân thành bày tỏ lịng biết ơn
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Q Thầy Cơ Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học An Giang, đặc biệt
là quý Thầy Cô Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Thầy
Nguyễn Văn Chương với vai trò là cố vấn học tập đã tận tình giúp đỡ em, tạo
điều kiện tốt trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cám ơn
Các bạn Nguyễn Hữu Thịnh, Lê Thanh Hồng, Phạm Hữu Trung, Phạm Văn
Dũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hịa cư ngụ ấp Bình Châu, xã Bình Long, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ em hồn thành đề
tài thí nghiệm này.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí lãnh đạo cơ quan, gia đình, những người thân
đã khơng ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Ký tên

ĐỔ VĂN CHÚNG

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại lúa của
vi khuẩn Bacillus spp. tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất
xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình này chưa được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào khác.
Ngày …… tháng …… năm 2019
Tác giả luận văn

ĐỔ VĂN CHÚNG

iii
i


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Đổ Văn Chúng
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/1990
Nơi sinh: Tịnh Biên, An Giang
Quê quán: ấp Phú Hòa, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Dân tộc: Kinh
Di động: 0363 121 545

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1. Đại học
Hệ đào tạo chính quy. Thời gian đào tạo từ năm 2008 đến năm 2012
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật
Tên đề tài: Điều tra quy luật phát sinh phát triển của bệnh thối củ gừng do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum tại huyện Tri
Tôn tỉnh An Giang.
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Vũ Phến.
2. Cao học
Hệ đào tạo chính quy. Thời gian đào tạo từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2018
Nơi học: Trường Đại học An Giang.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng.

Khóa học: 3

3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B1 Khung Châu Âu
Người khai

ĐỔ VĂN CHÚNG

iv


Đổ Văn Chúng. 2019. Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại lúa của vi
khuẩn Bacillus spp. tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên
thiên nhiên, Trường Đại học An Giang. 85 trang.
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Vũ Phến
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 09 năm 2018 tại

Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ và
huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Nhằm mục đích: (1) Tuyển chọn các chủng vi
khuẩn Bacillus spp. có khả năng đối kháng tốt đối với vi khuẩn Xanthomonas
oryzae pv. oryzae (Xoo), nấm Pyricularia oryzae, nấm Fusarium sp. và
Curvularia sp. trong điều kiện in vitro, (2) Đánh giá hiệu quả của vi khuẩn
Bacillus spp. đối với bệnh cháy bìa lá, bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa
ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Qua kết quả đánh
giá trong điều kiện in vitro đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn Bacillus spp.
có khả năng đối kháng tốt và ổn định với các mầm bệnh thu thập tại huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang: Bacillus R15 đối kháng tốt với vi khuẩn X. oryzae
pv. oryzae, Bacillus NP2 đối kháng tốt với nấm P. oryzae và Bacillus B71 đối
kháng tốt với nấm Fusarium sp. và Curvularia sp. Thí nghiệm ngồi đồng
được thực hiện trên ruộng nơng dân, bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu
nhiên với 4 lần lặp lại, bao gồm 8 nghiệm thức, trong đó 6 nghiệm thức được
xử lý phun qua lá bằng vi khuẩn Bacillus spp. với số lần khác nhau: (1) 3 ngày
phun 1 lần (T1), (2) 5 ngày phun 1 lần (T2), (3) 7 ngày phun 1 lần (T3), (4) T1
+ 1 lần thuốc hóa học (T4), (5) T2 + 1 lần thuốc hóa học (T5), (6) T3 + 1 lần
thuốc hóa học (T6) và (7) sử dụng thuốc hóa học theo tập qn nơng dân tại
điểm thí nghiệm (T7) và (8) đối chứng không xử lý (T8). Kết quả ghi nhận vi
khuẩn Bacillus spp. giúp phòng trừ hiệu quả các bệnh bệnh cháy bìa lá, bệnh
đạo ơn cổ bơng và lem lép hạt lúa, trong đó nghiệm thức xử lý 3 ngày/ lần (T1)
cho hiệu quả phòng trị bệnh tốt, với năng suất cao hơn so với đối chứng khơng
xử lý và tương đương với thuốc hóa học.
Từ khóa: Bacillus spp., Curvularia sp., Fusarium sp., kiểm soát sinh học bệnh hại
lúa, Pyricularia oryzae, Xanthomonas oryzae pv. oryzae.

v


DO VAN CHUNG. 2019. Evaluating the ability of Bacillus spp. to control rice

diseases in Chau Phu district, An Giang province. Master thesis of Crop
science. College of Agriculture and Natural Resources. An Giang University, 85
pages.
Supervisor: Associate Prof. Dr. Tran Vu Phen
ABSTRACT
The study was conducted from January to September 2018 at the
Department of Plant Protection, College of Agriculture, Can Tho University
and Chau Phu District, An Giang Province. This work aims to: (1) Selecting
Bacillus strains having good antagonistic against Xanthomonas oryzae pv.
oryzae (Xoo), Pyricularia oryzae, Fusarium sp. and Curvularia sp. in vitro
conditions, (2) Evaluate the effectiveness of Bacillus spp. for control of
bacterial leaf blight, neck blast and dirty grains/panicle on rice under field
conditions in Chau Phu district, An Giang province. Based on in vitro
evaluation results, three strains of Bacillus spp. which had strong and stable
antagonistic ability with rice disease pathogens from Chau Phu district, An
Giang province were selected for further investigation, namely as Bacillus
R15 against X. oryzae pv. oryzae, Bacillus NP2 against P. oryzae and Bacillus
B71 against Fusarium sp. and Curvularia sp. Field experiment was carried
out in farmer' field and laid out in randomized complete block design with 4
replications, including 8 treatments, of which 6 treatments were treated by
foliar spray of antagonistic Bacillus spp. on rice, with different intervals: (T1)
three-day, (T2) five-day and (T3) seven-day; (T4), (T5) and (T6) similarly (T1),
(T2) and (T3), respectively, but interfered with one chemical pesticide spray at
5% heading; (T7) use chemical pesticides according to farmers' practices and
(T8) water treated control. The results showed that Bacillus spp. have
effectively prevent the important diseases of rice, e.g. bacterial leaf blight,
neck blast and dirty grains/panicle, in which the treatment (T1) was effective
in preventing diseases, with higher productivity than the untreated control and
was equivalent to chemical treatment (T7).
Keywords: Bacillus spp., biological control rice diseases, Xanthomonas oryzae pv.

oryzae, Pyricularia oryzae, Fusarium sp., Curvularia sp.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

i

LỜI CẢM TẠ

ii

LỜI CAM ĐOAN

iii

LÝ LỊCH KHOA HỌC

iv

TĨM LƯỢC

v


SUMMARY

vi

MỤC LỤC

vii

DANH SÁCH BẢNG

x

DANH SÁCH HÌNH

xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

xiv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2

1.2 MỤC TIÊU ĐÊ TAI


2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. MỘT SỐ BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN LÚA

3

2.1.1. Bệnh đạo ơn

3

2.1.2 Bệnh cháy bìa lá lúa

8

2.1.3 Hội chứng lem lép hạt

12


2.1.4 Sơ lượt về nấm Fusarium spp. và nấm Curvularia spp. gây hại trên
hạt lúa
15
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN CÓ LỢI THUỘC CHI BACILLUS

17

2.2.1. Đặc điểm hình thái, phân loại

17

2.2.2. Đặc tính của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens

19

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS SPP. ĐỐI VỚI CÂY
TRỒNG VÀ MẦM BỆNH

19

2.3.1. Kích thích sự phát triển của cây trồng

19

2.3.2. Tác nhân phòng trừ sinh học bệnh cây

20

2.3.3. Một số cơ chế phòng trừ sinh học bệnh cây của vi khuẩn Bacillus


20

2.3.4. Ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ sinh học bệnh cây

21

2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG OM 5451
vii

22


2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG
THÍ NGHIỆM
22
2.5.1 Ninja 35EC

22

2.5.2 Starner 20WP

23

2.5.3 Anvil 5SC

23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠNG CỤ THÍ NGHIỆM


25
25

3.1.1. Thơi gian và địa điểm thưc hiên

25

3.1.2. Vật liệu thí nghiệm

25

3.1.3. Thiết bị thí nghiệm

25

3.1.4. Mơi trường ni cấy

25

3.1.5. Nguồn vi khuẩn Bacillus spp. và vi sinh vật gây bệnh

26

3.2. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

29

3.2.1 Phương pháp thu mẫu

29


3.2.2 Phương pháp phân lập và xác định mật số tác nhân gây bệnh

29

3.2.3 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus
spp. đối với nấm P. oryzae phân lập từ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
trong điều kiện in vitro
31
3.2.4 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus
spp. đối với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae phân lập từ huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang trong điều kiện in vitro
32
2.2.5 Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus
spp. đối với nấm Fusarium sp. và Curvularia sp. phân lập từ huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang trong điều kiện in vitro
33
3.2.6 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực của vi khuẩn Bacillus spp. trong
quản lý một số bệnh hại quan trọng trên lúa trong điều kiện ngồi đồng35
3.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

42

4.1. KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA 3 CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP. TRIỂN
VỌNG ĐỐI VỚI 2 CHỦNG NẤM P. ORYZAE GÂY BỆNH ĐẠO ÔN CỔ BÔNG TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO

42
4.2 KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS SP. ĐỐI VỚI VI KHUẨN
X. ORYZAE PV. ORYZAE PHÂN LẬP TỪ HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
48
4.3 KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP. ĐÃ
TUYỂN CHỌN ĐỐI VỚI NẤM CURVULARIA SP. VÀ FUSARIUM SP. TRONG ĐIỀU
KIỆN IN VITRO
53
viii


4.3.1 Hiệu suất đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp. đã tuyển
chọn đối với nấm Curvularia sp. gây bệnh lem lép hạt
53
4.3.2 Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp. đã tuyển
chọn đối với nấm gây bệnh lem lép hạt Fusarium sp.
55
4.4. HIỆU LỰC CỦA VI KHUẨN BACILLUS SPP. TRONG QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH
HẠI QUAN TRỌNG TRÊN LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG
56
4.4.1 Ghi nhận chung về tình hình ruộng thí nghiệm

56

4.4.2 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus R15 đối với bệnh cháy bìa lá lúa 57
4.4.3 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus NP2 đối với bệnh đạo ôn cổ bông
lúa
67
4.4.4 Khả năng kiểm soát bệnh lem lép hạt lúa của chủng vi khuẩn

Bacillus B71 ở điều kiện ngoài đồng
4.5. THẢO LUẬN CHUNG

72
56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

78

5.1 KẾT LUẬN

78

5.2 ĐỀ NGHỊ

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

35

3.2

Các nghiệm thức trong thí nghiệm bao gồm

36

3.3

Nhật ký sử dụng phân bón của nơng dân ruộng thí nghiệm

3.4

Phân cấp bệnh đạo ôn cổ bông (QCVN 01-166 2014)

37
38

3.5

Bảng phân cấp bệnh cháy bìa lá lúa (QCVN 01-166 2014)


39

3.6

Bảng phân cấp bệnh lem lép hạt (QCVN 01-166 2014)

40

4.1

Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn Bacillus spp.
đối với 2 chủng nấm P. oryzae ở thời điểm 3 NSTN

42

4.2

Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn Bacillus spp.
đối với 2 chủng nấm P. oryzae ở thời điểm 5 NSTN

43

4.3

Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn Bacillus spp.
đối với 2 chủng nấm P. oryzae ở thời điểm 7 NSTN

46


4.4

Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn Bacillus spp.
đối với 2 chủng nấm P. oryzae ở thời điểm 9 NSTN

47

4.5

Bán kính vành khăn vơ khuẩn ghi nhận ở thời điểm 1
NSTN

49

4.6

Bán kính vành khăn vơ khuẩn ghi nhận ở thời điểm 3
NSTN

50

4.7

Bán kính vành khăn vơ khuẩn ghi nhận ở thời điểm 5
NSTN

51

4.8


Bán kính vành khăn vơ khuẩn ghi nhận ở thời điểm 7
NSTN

52

4.9

Hiệu suất đối kháng (%) của vi khuẩn Bacillus spp. và Anvil
5SC đối với dòng nấm Curvularia sp. ở thời điểm 3, 5 và 7
NSKTN

54

4.10

Hiệu suất đối kháng (%) của vi khuẩn Bacillus spp. và Anvil
5SC đối với dòng nấm Fusarium sp. ở thời điểm 3, 5 và 7
NSTN

56

4.11

Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trung bình trong vụ
Hè Thu 2018

57

4.12


Tỉ lệ bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức ở thời điểm trước
xử lý, 7NSXL và 14NSXL (An Giang, vụ Hè Thu, 2018)

58

4.13

Tỉ lệ bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức ở 21NSXL,
28NSXL và 35NSXL (An Giang, vụ Hè Thu, 2018)

59

4.14

Chỉ số bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức ở thời điểm
trước xử lý, 7NSXL và 14NSXL (An Giang, Hè Thu, 2018)

60

x


4.15

Chỉ số bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức ở 21NSXL,
28NSXL và 35NSXL (An Giang, vụ Hè Thu, 2018)

61

4.16


Hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức tại
7NSXL, 14NSXL (An Giang, vụ Hè Thu, 2018)

62

4.17

Hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá của các nghiệm thức tại 21
NSXL, 28NSXL và 35NSXL (An Giang, vụ Hè Thu, 2018)

63

4.18

Tỉ lệ bệnh đạo ôn cổ bông lúa ở thời điểm 7, 14, 21 NSXL

67

4.19

Chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông lúa ở thời điểm 7, 14, 21 NSXL

68

4.20

Hiệu quả giảm bệnh đạo ôn cổ bông lúa ở thời điểm 7, 14, 21
NSXL


69

4.21

Tỷ lệ và chỉ số bệnh lem lép hạt sau khi thu hoạch

72

4.22

Hạt chắc trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt của
các nghiệm thức trong thí nghiệm

74

4.23

Năng suất thực tế của các nghiệm thức trong thí nghiệm

75

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


2.1

Cơng thức cấu tạo của oxolinic acid

23

2.2

Cơng thức cấu tạo của hoạt chất hexaconazole

24

3.1

Khuẩn lạc vi khuẩn gây bệnh Xoo tại Châu Phú, An Giang

27

3.2

Hình dạng nấm và bào trong thí nghiệm được phân lập tại xã Bình
Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

28

3.3

Hình dạng khuẩn lạc vi khuẩn sử dụng trong phịng thí nghiệm (A:
Hình dạng khuẩn lạc Bacillus B61, B: Hình dạng khuẩn lạc

Bacillus B71, C: Hình dạng khuẩn lạc Bacillus R15)

29

3.4

Sơ đồ bố trí các nghiệm thức đánh giá khả năng đối kháng của vi
khuẩn Bacillus spp. với nấm P. oryzae

32

3.5

Sơ đồ bố trí các nghiệm thức đánh giá khả năng đối kháng của vi
khuẩn Bacillus spp. với vi khuẩn Xoo

33

3.6

Sơ đồ bố trí các nghiệm thức đánh giá khả năng đối kháng của vi
khuẩn Bacillus spp. với nấm Fusarium sp. và Curvularia sp. gây
bệnh lem lép hạt trên môi trường PPD

34

3.7

Đặt khung cố định kích thước 3 m x 3 m ở giữa nghiệm thức để thu
hoạch năng suất thực tế


41

3.8

Cắt toàn bộ lúa trong khung 9 m2 để thu hạt

41

4.1

Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp. và thuốc
đối với 2 chủng nấm P. oryzae ở thời điểm 5 NSTN

45

4.2

Bán kính vành khăn vơ khuẩn của các chủng vi khuẩn Bacillus spp.
đối kháng với vi khuẩn Xoo ở thời điểm 5 NSTN

51

4.3

Biểu hiện khả năng đối kháng với nấm bệnh Curvularia sp. của các
nghiệm thức vào 5NSTN

54


4.4

Biểu hiện khả năng đối kháng với nấm bệnh Fusarium sp. của các
nghiệm thức vào 5NSTN

56

4.5

Các nghiệm thức tại thời điểm 14 NSXL (61NSS) Bacillus spp. đối
với bệnh cháy bìa lá lúa

64

4.6

Các nghiệm thức tại thời điểm 21 NSXL (68NSS) Bacillus spp. đối
với bệnh cháy bìa lá lúa

65

4.7

Các nghiệm thức tại thời điểm 35 NSXL (82NSS) Bacillus spp. đối
với bệnh cháy bìa lá lúa

66

4.8


Các nghiệm thức tại thời điểm 7 NSXL Bacillus spp. đối với bệnh
đạo ôn cổ bông 1 (A: Tổng quan nghiệm thức; B: Cấp bệnh cụ thể)

70

4.9

Các nghiệm thức tại thời điểm 7 NSXL Bacillus spp. đối với bệnh
đạo ôn cổ bông 2 (A: Tổng quan nghiệm thức; B: Cấp bệnh cụ thể)

71

4.10

Biểu hiện bệnh lem lép hạt của các nghiệm thực vào thời điểm thu
hoạch

73

xii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết nguyên

CSB

Chỉ số bệnh


BKVKVK

Bán kính vành khăn vơ khuẩn

BKVK

Bán kính vành khăn

BVTV

Bảo vệ Thực vật

BKVK

Bán kính vơ khuẩn

ĐBSCL

Đồng bằng Sơng Cửu Long

ĐHCT

Đại Học Cần Thơ

HSĐK

Hiệu suất đối kháng.

NN& SHƯD


Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

NSTN

Ngày sau thí nghiệm

NSXL

Ngày sau xử lí

Pyri-CP1

Pyricularia oryzae, Châu Phú, An Giang

Pyri -CP2

Pyricularia oryzae, Châu Phú, An Giang

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TLB

Tỷ lệ bệnh


Xoo

Xanthomonas oryzae

Xoo-CP1

Xanthomonas oryzae ruộng 1, Châu Phú, An Giang

Xoo-CP2

Xanthomonas oryzae ruộng 2, Châu Phú, An Giang

Xoo-CP3

Xanthomonas oryzae ruộng 3, Châu Phú, An Giang

Xoo-CP4

Xanthomonas oryzae ruộng 4, Châu Phú, An Giang

xiii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng sản xuất lúa
trọng điểm của Việt Nam, những năm gần đây quá trình canh tác thâm canh,

tăng vụ đã tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh bộc phát. Trong đó, bệnh đạo ôn
(còn được gọi là bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryzae), bệnh cháy bìa
lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae và bệnh lem lép hạt do nhiều
tác nhân khác nhau là những bệnh hại rất phổ biến và quan trọng, gây nhiều
thiệt hại năng suất và tốn kém cho nơng dân (Phạm Văn Kim, 2015).
Để phịng và quản phịng lý bệnh hại, biện pháp hóa học được sử dụng
phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phun thuốc hóa học rất có hại đối với mơi
trường và để lại dư lượng trên thực phẩm, thêm vào đó là các vấn đề xã hội và
kinh tế (Cawoy và cs., 2011). Các mối quan tâm về an tồn thực phẩm, về mơi
trường và phát triển nông nghiệp bền vững đã dẫn đến việc giảm sử dụng hố
chất nơng nghiệp (Mota và cs., 2017). Trong bối cảnh này, kiểm sốt sinh học
thơng qua việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng tự nhiên đã nổi lên như là
một thay thế đầy hứa hẹn. Thật vậy, các thuốc sinh học này có nhiều lợi thế về
mặt bền vững, cơ chế tác động và độc tính so với thuốc trừ sâu hóa học
(Cawoy và cs., 2011).
Tại Việt Nam, canh tác của nơng dân cịn lạm dụng nhiều loại thuốc bảo
vệ thực vật hóa học hệ quả là dẫn đến chi phí cao, gây ơ nhiễm mơi trường và
để lại dư lượng hóa chất độc hại trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng (Nguyễn Hải Vân và Nguyễn Thị Minh, 2017). Vì thế, việc
quản lý sử dụng thuốc hóa học là vấn đề nóng đang được quan tâm hiện nay.
Nhằm chung tay với nhà nước trong việc giảm sử dụng, thay thế dần biện
pháp hóa học, các viện trường, các trung tâm nghiên cứu đang quan tâm ứng
dụng biện pháp phòng trừ sinh học trong nơng nghiệp, với mục đích kiểm sốt
bệnh hiệu quả hơn, tránh hiện tượng dịch hại trở nên kháng thuốc hóa học,
thân thiện với mơi trường sống và người sử dụng, góp phần duy trì hệ sinh thái
bền vững. Nghiên cứu của Trần Thị Bích Trân (2012) đã ghi nhận 2 loài
Bacillus amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis cho hiệu quả cao trong
kiểm sốt bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xoo. Vi khuẩn Bacillus sp. cho
hiệu quả khống chế, phịng trị bệnh cháy lá, đạo ơn cổ bơng, cháy bìa lá tương
đương với thuốc hóa học trong điều kiện thử nghiệm ngồi đồng ruộng tại Hậu

Giang (Nguyễn Chí Thức, 2014). Do đó, phịng trị một số bệnh quan trọng hại
lúa dựa trên các tác nhân sinh học là một biện pháp đang được quan tâm hiện
1


nay để thay thế và giúp giảm sự phụ thuộc nhiều vào thuốc hoá học, và là một
chiến lược triển vọng cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại lúa của
vi khuẩn Bacillus spp. tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang” được thực hiện
nhằm khảo sát hiệu lực của tác nhân phòng trừ sinh học (vi khuẩn Bacillus
spp.) đối với một số bệnh hại lúa quan trọng tại khu vực.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại quan trọng trên lúa.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus spp. có hiệu quả đối kháng cao
đối với một số tác nhân gây bệnh quan trọng trên lúa trong điều kiện in vitro.
+ Đánh giá hiệu quả kiểm soát một số bệnh hại quan trọng trên lúa ở
điều kiện ngoài đồng.
+ Xác định thời điểm và số lần xử lý vi khuẩn cho hiệu quả kiểm sốt
bệnh đạo ơn, bệnh cháy bìa lá lúa và lem lép hạt do nấm.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Nấm Pyricularia oryzae, vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae
và bệnh lem lép hạt do tác nhân nấm gây hại. Vi khuẩn có lợi Bacillus spp.
+ Thuốc hóa học có hoạt chất hexaconazole 5% (Anvil 5SC), oxolinic
acid 20% (Starner 20WP), fenoxanil 5% và isoprothiolane 30% (Ninja 35EC).
+ Giống lúa OM 5451 trong vụ Hè Thu năm 2018.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá khả năng phòng trừ một số bệnh hại lúa của vi khuẩn Bacillus

spp. tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Đánh giá hiệu quả vi khuẩn Bacillus spp. đối với một số tác nhân gây
bệnh quan trọng trên lúa trong điều kiện in vitro.
+ Đánh giá hiệu quả của Bacillus spp. Trong kiểm soát một số bệnh hại
quan trọng trên lúa ở điều kiện ngoài đồng.
+ Xác định thời điểm và số lần xử lý vi khuẩn cho hiệu quả kiểm sốt
bệnh đạo ơn, bệnh cháy bìa lá lúa và lem lép hạt do nấm.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN LÚA
2.1.1. Bệnh đạo ôn
2.1.1.1 Triệu chứng, thiệt hại và sự phân bố
* Triệu chứng bệnh
Bệnh đạo ơn, cịn gọi là bệnh cháy lá, có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến
lúa chín (Vũ Triệu Mân và cs., 2007). Bệnh gây hại trên lá, cổ lá, cổ bông,
nhánh gié và cuống hạt (Phạm Văn Kim, 2015).
 Triệu chứng trên lá
Trên lá vết bệnh có dạng bầu dục, hai đầu kéo dài ra dọc theo gân lá, vết
bệnh màu nâu, tâm trắng xám (Phạm Văn Kim, 2015). Nếu điều kiện ẩm ướt
và trời râm mát, giống nhạy cảm với bệnh cao vết bệnh sẽ có màu xám xanh
và bào tử nấm phát triển trên đó, rất ít mép viền nâu (Ou, 1985).
Vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có
dạng hình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có màu xám tro. Chung quanh
vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngồi viền nâu thường có một quầng vàng. Nhiều
vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Nếu bệnh gây hại nặng sẽ làm

chết cả bụi lúa, khảo sát thực tế trên ruộng ta thấy có những lõm lúa cháy nâu
và chết lụn mà nông dân thường gọi là lúa “sụp mặt” (Phạm Văn Kim, 2015).
 Triệu chứng trên cổ lá
Vết bệnh trên cổ lá màu nâu, phát triển làm lá gãy gục, lá lúa bị gãy cháy
khô sau vài ngày, gây hại nặng trên các giống lúa nhiễm bệnh. Bệnh phát triển
gây hại nặng trên cổ lá khi trên lá có vết bệnh đang sinh bào tử và có giọt nước
lăn qua vết bệnh xuống đọng lại trên cổ lá (Phạm Văn Kim, 2015).
 Triệu chứng trên bơng
Nấm bệnh có thể tấn cơng các vị trí khác nhau của bông lúa với triệu
chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Nếu đốm bệnh trên bông xuất hiện
sớm ngay sau khi trổ bơng thì bơng lúa bị lép trắng cả bơng lúa hay cịn gọi là
triệu chứng bông bạc (Vũ Triệu Mân và cs., 2007; Phạm Văn Kim, 2015). Để
phân biệt triệu chứng bông bạc, do bệnh đạo ôn hay do sâu đục thân gây ra thì
nắm bơng lúa kéo mạnh lên, nếu gié lúa khơng tuột ra khỏi chồi lúa và ở cổ
bơng có đốm nâu thì là đạo ơn cổ bơng, ngược lại nếu bơng lúa tuột ra khỏi
chồi và cổ bơng bình thường thì là do sâu đục thân (Phạm Văn Kim, 2015).
Nếu vết bệnh xuất hiện muộn thì gié lúa bị lép hoặc bị lững cả bông.
Trường hợp nấm bệnh tấn công muộn hơn vào lúc hạt lúa đã nặng hạt thì cả
3


bơng lúa gãy đổ xuống cịn gọi là hiện tượng “gãy cổ bông”. Ở giai đoạn
“cong trái me”, nấm bệnh tấn công lên các nhánh nhỏ của bông lúa làm lững
hạt (Phạm Văn Kim, 2015). Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám
hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể bên trong hạt. Hạt giống bị
bệnh là nguồn truyền bệnh từ vụ này sang vụ khác (Vũ Triệu Mân và cs.,
2007).
* Thiệt hại và sự phân bố
Theo Vũ Triệu Mân và cs (2007), khi lúa bị đạo ơn cổ bơng 1% thì năng
suất có thể bị giảm từ 0,7 - 17,4% tuỳ thuộc vào các yếu tố có liên quan khác.

Bệnh đạo ơn có mặt ở tất cả các quốc gia trồng lúa, lúa nước cũng như
lúa nương. Bệnh thường có mặt ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines,
Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pháp, Mỹ, … Ở Việt Nam,
bệnh xuất hiện khắp các vùng trồng lúa và gây nhiều thiệt hại cũng như tốn
kém cho nông dân (Phạm Văn Kim, 2015).
2.1.1.2 Đặc điểm tác nhân gây bệnh
* Đặc điểm hình thái và phân loại
Tác nhân gây bệnh đạo ôn là nấm Pyricularia oryzae (P. oryzae) Cavara
gây ra. Ở giai đoạn sinh sản vơ tính, nấm có tên là Pyricularia oryzae Cavara
thuộc họ nấm bông Moniliaceae, bộ Moniliales, lớp Hyphomycetes, ngành
phụ Nấm bất toàn Deuteromycotina (Barnett & Hunter, 1998).
Theo Ou (1985), cành bào tử sinh sản thành chùm từ mỗi khí khổng, với
2 – 4 vách ngăn, phần gốc to có màu xanh nhạt. Bào tử có kích thước và màu
sắc biến động theo từng chủng nấm, hình quả lê, gốc trịn, đỉnh thon hẹp, hai
vách ngăn, rất ít khi có 1 -3 vách ngăn, thơng thường dài từ 19 – 23 µm, có
một phụ bộ 1,6 – 2,4 µm (trung bình 2 µm) ở tế bào gốc để gắn vào các mấu
trên đài.
* Đặc điểm sinh học và sinh thái
Nấm gây bệnh đạo ơn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 - 28 0C và ẩm
độ khơng khí là 93% trở lên. Phạm vi nhiệt độ nấm sinh sản bào tử từ 10 - 30
0
C. Ở 28 0C cường độ sinh bào tử nhanh và mạnh nhưng sức sinh sản giảm dần
sau 9 ngày, trong khi đó ở 16 0C, 20 0C và 24 0C sự sinh sản bào tử tăng và
kéo dài tới 15 ngày sau đó mới giảm xuống. Điều kiện ánh sáng âm u có tác
động thúc đẩy quá trình sinh sản bào tử của nấm (Vũ Triệu Mân và cs., 2007).
Theo Ou (1985) thì nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh sản bào tử là 28 0C.
Một vết bệnh điển hình có thể sản sinh bào tử từ 2.000 – 6.000 bào tử/ ngày,
nhiều nhất là ngày thứ 3 – 8 từ khi có vết bệnh.
4



* Sự xâm nhiễm của nấm bệnh
Quá trình xâm nhập của nấm vào cây phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ,
ẩm độ khơng khí và ánh sáng. Ở điều kiện bóng tối, nhiệt độ 24 0C và ẩm độ
bão hồ là thuận lợi nhất cho nấm xâm nhập vào cây (Vũ Triệu Mân và cs.,
2007). Bào tử xâm nhập vào trong lá nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ.
Ở nhiệt độ 24 0C thì chỉ cần 6 giờ bào tử đã có thể xâm nhập vào trong lá, cịn
ở nhiệt nóng hơn 28 0C hoặc 30 0C thì nấm cần đến 8 giờ hoặc 10 giờ để xâm
nhập vào lá lúa. Bệnh sẽ nghiêm trọng khi biên độ nhiệt ngày đêm cao, khả
năng chống chịu của cây lúa cao nhất khi nhiệt độ khơng khí ở 32 0C và thấp
nhất khi nhiệt độ khơng khí 20 - 23 0C (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Bào tử nấm bệnh tiếp xúc và bám chặt vào biểu lá, bào tử nẩy mầm cho
ra sợi nấm ngắn khi gặp điều thuận lợi, tiếp theo hình thành đĩa áp để xâm
nhập vào lá lúa, toàn bộ chất dinh dưỡng của bào tử và sợi nấm đều tập trung
vào đĩa áp, giúp đĩa áp có đủ năng lượng để xâm nhiễm. Đĩa áp của P. oryzae
tiết ra các enzym để phá hủy vách tế bào biểu bì của lá lúa như cutinase,
cellulase hay xylanase, sau đó đâm ra vịi xâm nhiễm để đâm xuyên qua vách
tế bào biểu bì của lá (Phạm Văn Kim, 2015). Thời gian bào tử nẩy mầm
khoảng 30 phút, đĩa áp hình thành trong khoảng 4 - 8 giờ và vịi xâm nhiễm
hình thành khoảng 24 giờ sau khi tiếp xúc với bề mặt ký chủ. Sau khi xâm
nhiễm khuẩn ty nhanh chóng phát triển trong mơ tế bào, vết bệnh xuất hiện
khoảng 76 - 92 giờ sau khi xâm nhiễm (Ou, 1985).
Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra một số độc tố như axit α - pycolinic
(C6H5NO2) và pyricularin (C18H14N2O3) có tác dụng kìm hãm hơ hấp và phân
hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa
(Vũ Triệu Mân và cs., 2007). Hai độc tố này được tiết ra bên ngồi, hịa tan
trong nước, lan ra chung quanh làm chết tế bào lá lúa; độc tố pyricularin khi
tích tụ với nồng độ cao ở những cây bị bệnh nặng sẽ làm cho cây lúa bị bệnh
lùn (Phạm Văn Kim, 2015).
* Sự lưu tồn và phát tán của mầm bệnh

Nấm gây bệnh đạo ơn có khả năng biến dị cao, tạo ra nhiều chủng, nhóm
nịi sinh học. Các vùng trồng lúa trên thế giới đã có tới 256 nịi xuất hiện.
Nguồn bệnh của nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ và
hạt bị bệnh, nấm ký sinh trên ba loài cỏ trên đồng ruộng là Digitaria
sanguinalis, Echinochloa cruss-gali và Leersia oryzoides (Vũ Triệu Mân và
cs., 2007; Phạm Văn Kim, 2015). Ở điều kiện khơ ráo trong phịng bào tử có
thể sống được hơn một năm và sợi nấm sống được gần ba năm, nhưng trong

5


điều kiện ẩm ướt chúng khơng sống sót được sang vụ sau (Vũ Triệu Mân và
cs., 2007).
Bệnh đạo ôn chủ yếu lây nhiễm qua khơng khí. Bào tử nấm bệnh sau khi
được phóng thích khỏi vết bệnh được mang đi bởi gió. Bào tử nấm bệnh có thể
theo luồng khơng khí đứng được mang lên rất cao, cao đến 7000 m. Gió ngang
sẽ mang bào tử nấm bệnh đi sang các ruộng lân cận hoặc đi rất xa tùy theo tốc
độ gió. Trong trường hợp đứng gió, như vào những đêm có sương mù dày, bào
tử nấm bệnh được lan ra cho các bụi lúa chung quanh cũng như rơi xuống các
lá lúa bên dưới tán của bụi lúa. Những đêm có mưa to, nước mưa sẽ lơi bào tử
nấm bệnh xuống nước ruộng và không gây lây lan bệnh (Phạm Văn Kim,
2015).
2.1.1.3 Sự phát sinh và phát triển của bệnh đạo ơn
Theo Vũ Triệu Mân và cs. (2007) thì sự phát sinh phát triển của bệnh
phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố ngoại cảnh và mức độ nhiễm bệnh của
giống. Sương mù, ẩm độ khơng khí, lượng phân đạm cao và ẩm độ đất thấp có
ảnh hưởng rõ rệt nhất trên sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn lúa (Ou,
1985).
Nấm P. oryzae sinh ra bào tử trên vết bệnh khi gặp nhiệt độ thích hợp 28
0

C và ẩm độ khơng khí cao trên 93 %. Số lượng bào tử được sinh ra từ 1 vết
bệnh điển hình biến thiên từ 1000 đến 2500 bào tử/ đêm, tùy thuộc vào kích
thước vết bệnh, giống lúa, lượng phân đạm bón cho cây lúa, nhiệt độ và ẩm độ
của khơng khí. Một vết bệnh có thể sinh ra bào tử liên tục 15 ngày nếu không
can thiệp bằng thuốc đặc trị. Mỗi ngày có từ một đến hai đợt sinh và phát tán
bào tử từ một vết bệnh, nấm bệnh sinh và phát tán bào tử về đêm khi nhiệt độ
mát dần và ẩm độ khơng khí dưới tán lá lúa tăng cao (Phạm Văn Kim, 2015).
Giọt sương đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu bộc phát bệnh,
nó cung cấp nước cho bào tử nảy mầm một cách thuận lợi. Bào tử muốn
phóng thích được phải có nước hoặc có sương, khi thời gian sương mù kéo dài
hay có nhiều nước trên bề mặt lá thì lượng bào tử được phóng thích càng cao,
khi được xử lý bằng nước, hầu hết bào tử được phóng thích trong vòng 2 phút,
nhất là 30 giây đầu tiên. Việc sinh và phóng thích bào tử chủ yếu xảy ra vào
ban đêm nhất là từ 2 - 6 giờ sáng (Ou, 1985).
Theo Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen (1993), nhiệt độ thấp cây lúa tích lũy
nhiều đạm và q trình silic hóa của tế bào xảy ra chậm nên cây lúa dễ nhiễm
bệnh. Tính nhiễm bệnh của cây lúa tỷ lệ nghịch với ẩm độ đất nhưng tỷ lệ
thuận với ẩm độ khơng khí. Ẩm độ khơng khí càng cao thuận lợi cho bệnh đạo
ôn phát triển ( Lê Lương Tề & Vũ Triệu Mân, 1998).
6


Theo Ou (1985), ẩm độ khơng khí và ẩm độ đất có tác động lớn đến tính
mẫn cảm của cây lúa đối với sự lây lan và phát triển bệnh, độ ẩm đất thấp làm
cho cây dễ nhiễm bệnh, ẩm độ khơng khí cao lại thích hợp cho vết bệnh phát
triển. Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ đất từ 18 - 20 oC thì bệnh sẽ nặng do tính
nhiễm của cây tăng. Riêng nhiệt độ đất khoảng 20 oC làm bệnh rất nghiêm
trọng, bệnh sẽ giảm dần nếu nhiệt độ đất gia tăng (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1999).
Theo Ou (1985), che bớt ánh sáng mặt trời khi bệnh mới phát triển có tác

động thúc đẩy vết bệnh lan rộng. Sự phát triển tiếp tục về sau của vết bệnh tỷ
lệ thuận với cường độ ánh sang và bị kìm hãm nếu che tối. Hàm Lượng
asparagine, glutamine và nhiều amino acid khác trong lá tăng làm giảm tính
kháng của cây. Sự phát triển của vết bệnh sau đó lại cần ánh sáng.
Những chân ruộng nhiều mùn, trùng ẩm, khó thốt nước, những vùng đất
mới vỡ hoang, đất nhẹ, giữ nước kém, khơ hạn và những chân ruộng có lớp sét
nông rất phù hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát triển và gây hại (Vũ Triệu Mân và
cs., 2007).
Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác gây ra các yếu tố môi trường bất lợi cũng
ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh: điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước,
trao đổi chất kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu nên khả năng chống chịu
với bệnh của cây lúa kém (Trần Văn Hai, 1999). Ở những vùng cao nguyên,
điều kiện khô hạn thiếu nước kết hợp với đêm sương mù nhiều, biên độ nhiệt
lớn sẽ làm cho bệnh ngày càng phát sinh. Bệnh thường nặng ở vùng đất trũng
khó thốt nước, có nhiều mùn ở lớp đất mặt, vùng khí hậu ấm áp bệnh xuất
hiện nhiều ở chân ruộng đất cát pha (Phạm Văn Kim & Lê Thị Sen, 1993). Đất
ruộng lúa bị ngộ độc vì axit hữu cơ gây thối rễ lúa sẽ làm cây lúa nhiễm bệnh
đạo ôn rất nặng (Phạm Văn Kim, 2015).
Tập quán sạ dày của nơng dân tạo điều kiện thích hợp cho bệnh đạo ôn
phát sinh gây hại nặng. Theo Phạm Văn Kim (2015) thì khi sạ quá dày, mật độ
sạ trên 200 kg/ha, mạ mọc dày đặc nên lúa giáp tán sớm và bệnh đạo ôn xuất
hiện sớm vào giai đoạn 15 ngày sau sạ. Theo Trần Văn Hai (1999) thì gieo sạ
càng dày, tán lá càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẩm độ dưới tán lá
càng cao, điều kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm cháy lá và khơ cổ bơng
phát triển.
Phân bón đóng vai trị quan trọng trong sự phát sinh phát triển của bệnh.
Bệnh đạo ôn phát triển rất nhanh, gây hại rất nặng và rất khó trị bệnh khi
ruộng lúa được bón phân đạm cao (Phạm Văn Kim, 2015). Những giống
nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là điểm phát sinh ban đầu mà
7



còn là điều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan thành dịch bệnh trên đồng ruộng
( Lê Lương Tề & Vũ Triệu Mân, 1998).
2.1.1.4 Biện pháp quản lý bệnh
Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ phát triển nhanh trên
diện rộng. Vì vậy, muốn phịng trừ đạt hiệu quả cao cần làm tốt cơng tác dự
tính dự báo bệnh, điều tra theo dõi và phân tích các điều kiện liên quan tới sự
phát sinh của bệnh như: vị trí tồn tại của nguồn bệnh, diễn biến yếu tố khí hậu
thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai, phân bón, cơ cấu
giống lúa (Vũ Triệu Mân và cs., 2007).
Trồng giống kháng bênh, sử dụng hạt giống ở cấp xác nhận trở lên để có
hạt giống khỏe, giúp cây lúa khỏe sẽ góp phần giúp ruộng lúa ít nhiễm với
bệnh đạo ơn hơn, nếu có nhiễm bệnh thì cũng nhẹ hơn và dễ trị hơn (Phạm
Văn Kim, 2015).
Bón phân cân đối, nhất là phân N, tăng cường sử dụng phân hữu cơ,
không thúc N khi bệnh đang phát triển trên ruộng. Luôn giữ cho ruộng ngập
nước, vì nếu ruộng khơ bệnh sẽ nặng hơn. Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu
hoạch, dọn sạch rơm rạ, cỏ là nơi bệnh lưu tồn cho vụ sau (Võ Thanh Hoàng
và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sớm phát hiện bệnh và phun
thuốc khi bệnh mới xuất hiện. Để trị bệnh đạo ơn có hiệu quả cần áp dụng
bieenh pháp bốn đúng là: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Một số hoạt chất có thể trị bệnh cháy lá như tricyclazole, isoprothiolane,
fthalide, azoxystrobine (Phạm Văn Kim, 2015).
2.1.2 Bệnh cháy bìa lá lúa
2.1.2.1 Triệu chứng, thiệt hại và sự phân bố
* Triệu chứng bệnh
Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng
có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau khi lúa đẻ - trỗ chín - sữa (Vũ Triệu Mân và cs., 2007).

Theo Vũ Triệu Mân và cs. (2007) thì giai đoạn mạ triệu chứng bệnh
khơng thể hiện đặc trưng như giai đoạn lúa trổ đến chín, do đó dễ nhầm lẫn
với các hiện tượng khơ đầu lá do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở
mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh vàng,
nâu bạc rồi khô xác.

8


Triệu chứng thường gặp nhất là vết cháy dọc theo hai bên bìa của lá lúa,
rồi lan dần vào gân chính của lá. Vết bệnh có thể bắt đầu từ rìa lá lan dần vào
bên trong do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào lá lúa qua các thủy khẩu dọc
theo rìa lá. Vết bệnh ban đầu có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nhạt, về sau vết
bệnh chuyển sang màu xám trắng tức là lúc tế bào nơi vết bệnh đã chết (Phạm
Văn Kim, 2015). Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được
phân biệt rõ ràng, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng hoặc khơng
vàng, có khi chỉ là một đường viên màu nâu đứt quãng hay không đứt quãng
(Vũ Triệu Mân và cs., 2007).
Vào buổi sáng sớm, có thể quan sát thấy các giọt dịch khuẩn màu trắng
sữa hoặc vàng sậm trên bề mặt các vết bệnh mới. Chúng khô đi thành những
viên nhỏ, hình trịn, màu vàng nhạt, dễ dàng bị gió làm rụng và nổi trên mặt
nước. Ngược lại, trên các vết bệnh cũ đã khơ trắng thì hiếm thấy các giọt vi
khuẩn (Ou, 1985).
Chú ý dễ nhầm lẫn bệnh cháy bìa lá với bệnh vàng lá, khơ đầu lá do sinh
lý. Vì thế, việc chẩn đốn nhanh nên áp dụng phương pháp giọt dịch: cắt
những đoạn vết bệnh dài 3 - 5cm, quấn bơng thấm nước thành từng bó nhỏ đặt
vào cốc nước vô trùng hoặc nước muối sinh lý 0,85% ngập 2/3, đậy nắp kín.
Sau 2 - 3 giờ nếu trên các mô lá bệnh xuất hiện các giọt dịch nhỏ màu hơi
vàng trên đầu lát cắt, đó là biểu hiện bệnh bạc lá vi khuẩn (Vũ Triệu Mân và
cs., 2007).

* Thiệt hại và sự phân bố
Bệnh cháy bìa lá là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất trên cây lúa,
làm giới hạn sản lượng gạo hàng năm ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới trên thế
giới. Bệnh gây hại trên diện rộng cả vùng châu á cận nhiêt đới bao gồm Nam
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Phillipines, Indonesia và
phổ biến cả ở Tây Phi (Kumar và cs., 2013).
Ở ĐBSCL, bệnh cháy lá bắt đầu phát sinh gây hại từ những năm 1968,
lúc mà các giống lúa IR8 được đưa vào trồng lần đầu tiên, nhờ cơ cấu giống
lúa kháng bệnh hợp lý nên bệnh không phát triển. Những năm gần đây, bệnh
bùng phát trở lại trên các giống lúa ngon cơm được thay thế các giống lúa cũ
(Phạm Văn Kim, 2015).
Theo Kumar và cs. (2013) thì bệnh làm giảm năng suất từ 2 đến 74 %
tùy thuộc vào khu vực, mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây và kiểu gen. Sự
thiệt hại này là do vi khuẩn làm hoại tử tế bào lá lúa dẫn đến làm giảm quá
trình quang hợp.
9


×