Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.92 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí giá thành tại Công ty.
3.1.1. Ưu điểm.
Công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà
luôn luôn căn cứ vào Chế độ kế toán và Luật kế toán của Nhà nước ban hành để
tổ chức và thực hiện công việc hạch toán. Các quy trình hạch toán, hệ thống
chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo mà Công ty đang sử dụng đều đúng với
quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hàng năm, các chứng từ, sổ sách, báo
cáo này đều được các Công ty kiểm toán đánh giá là trung thực và hợp lý.
Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty tập hợp chi phí sản xuất
theo từng phân xưởng đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp. Riêng đối với khoản mục chi phí chung thì lại không
theo từng phân xưởng. Điều này dẫn đến sự không thống nhất và không chính
xác khi tính chi phí cho từng phân xưởng và làm hạn chế công tác quản lý của
Công ty.
Hệ thống tài khoản của công ty được thiết kế đến cấp 4, cấp 5 với mục đích
phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách rõ ràng và dễ
quản lý.
Hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty khá đầy đủ đảm bảo cho
việc quản lý chặt chẽ chi phí. Và để đáp ứng hơn nữa cho việc theo dõi tổng
hợp chi phí và giá thành sản phẩm Công ty đã tự thiết kế thêm một số các
loại sổ sách và báo cáo, điều này cho phép kế toán xác định được dễ dàng các
chi phí cần thiết của từng giai đoạn sản xuất, thuận tiện để so sánh các chỉ
tiêu và định mức đã quy định chẳng hạn định mức của nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất.
Hệ thống chứng từ kế toán liên quan đến các yếu tố đầu vào tại Công ty
được tổ chức lưu chuyển khoa học tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ các
yếu tố đầu vào, hạn chế tối đa thất thoát nguồn vốn. . Công ty áp dụng được hệ
thống máy tính vào trong công việc hạch toán kế toán, do vậy số liệu kế toán


được cập nhật thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất nhầm lẫn trong tính
toán giúp cho việc tập hợp chi phí một cách nhanh chóng và chính xác đáp ứng
yêu cầu công tác kế toán, từ đó góp phần cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời
các thông tin cần thiết cho công tác quản lý.
Về xây dựng định mức chi phí: Hàng năm Công ty đều xây dựng giá thành
kế hoạch cho sản xuất và tiêu thụ 01 tấn xi măng, đây là cơ sở để Công ty kiểm
tra tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm.
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê
khai thường xuyên, đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh và công tác quản lý của Công ty. Nó phản ánh thường xuyên và kịp thời
tình hình hoạt động của Công ty.
Công ty sử dụng phần mềm SAS giúp cho quá trình hạch toán nhanh và
chính xác hơn. Giúp cho việc thiết kế báo cáo quản trị kịp thời đầy đủ, giúp cho
lãnh đạo Công ty có biện pháp tích cực chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh
của Công ty. SAS giúp công việc hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều, đồng thời dễ phát hiện khi có sai sót do
hạch toán sai hay thiếu. Các công thức tính giá thành đã được cài sẵn trong phần
mềm có thể có ngay kết quả khi tổng hợp xong các khoản chi phí trong kỳ. Và
đặc biệt với SAS ta có thể in các sổ sách, báo cáo tại mọi thời điểm trong kỳ,
đáp ứng nhu cầu quản lý nhanh chóng, kịp thời.
Về trang thiết bị trong phòng kế toán hiện nay đang được trang bị tương
đối đầy đủ, các phòng làm việc riêng rẽ nhưng được bố trí sát nhau để thuận tiện
cho việc đối chiếu số liệu khi cần thiết.
Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
cũng có nhiều ưu điểm nhờ việc Công ty tận dụng được nguồn nguyên liệu gần
có của Công ty đó là đá vôi và đất sét. Do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ
trọng lớn trong giá thành xi măng của Công ty, giúp cho mục tiêu hạ giá thành
sản phẩm. Quá trình thu mua NVL dựa trên kế hoạch sản xuất sản phẩm và quá
trình xuất kho NVL dựa trên mức đã giúp Công ty tránh được tình trạng ứ đọng
vốn do dự trữ quá nhiều và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Về đội ngũ công nhân: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành
nghề, giàu kinh nghiệm, ban lãnh đạo có chiến lược và chính sách phát triển sản
xuất kinh doanh phù hợp, sản phẩm của Công ty sản xuất ra luôn đạt chất lượng
cao, đã có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận.
Về dây truyền công nghệ: Hiện nay Công ty cổ phần xi măng Sông Đà sử
dụng dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng song công nghệ sản xuất tương đối
tiên tiến và hiện đại. Với công suất thiết kế là 82.000 tấn/năm nhưng nhiều năm
nay đơn vị đã duy trì ở mức 100.000 tấn đến 105.000 tấn /năm. Máy móc thiết
bị thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, bảo dưỡng đảm bảo hoạt động sản xuất
được thường xuyên, liên tục, giảm thiểu giờ ngừng nghỉ, đảm bảo đạt và vượt
năng suất kế hoạch đặt ra.
3.1.2. Nhược điểm.
Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty tập hợp chi phí sản xuất
theo từng phân xưởng đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp. Riêng đối với khoản mục chi phí chung thì lại không
theo từng phân xưởng. Điều này dẫn đến sự không thống nhất và không chính
xác khi tính chi phí cho từng phân xưởng và làm hạn chế công tác quản lý của
Công ty.
Về công tác tính giá thành: Hiện nay Công ty sử dụng phương pháp tính
giá thành là “ chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ - chi phí dở
dang cuối kỳ ”. Vì quy trình sản xuất phức tạp có nhiều công đoạn khác nhau
nên việc tính giá thành theo phương pháp này là thực sự chưa hợp lý. Nó không
cung cấp đầy đủ và chi tiết về giá thành sản phẩm của từng công đoạn sản xuất
theo từng yếu tố chi phí. Vì vậy Công ty nên chọn phương pháp tính giá thành
là phương án phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Về hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất chung.
Tại Công ty, chi phí dụng cụ sản xuất dùng trực tiếp hoặc phân bổ cho phân
xưởng lại được tập hợp chung vào tài khoản 6272 “ Chi phí vật liệu” là chưa
đúng với yêu cầu của Chế độ kế toán quy định. Chi phí công cụ, dụng cụ cho sản
xuất chung TK 6272 về mặt số liệu tổng hợp không ảnh hưởng đến giá thành sản

phẩm, tuy nhiên về mặt số liệu chi tiết sẽ không phản ánh chính xác.
Về trích khấu hao TSCĐ.
Công ty nên theo dõi và trích khấu hao theo từng phân xưởng, điều này sẽ
thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và theo dõi được mức độ đổi mới trang thiết
bị, từ đó xem xét mức độ đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Hơn nữa điều này còn
có tác dụng khi công ty tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá
thành nửa thành phẩm. Riêng TSCĐ dùng chung cho phân xưởng thì sẽ tập hợp
phân bổ cho các phân xưởng theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành của
từng phân xưởng trên cơ sở khối lượng sản phẩm quy đổi.
3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý chi phí nhằm giảm giá thành tại
Công ty cổ phần xi măng Sông Đà.
3.2.1. Tình hình tiêu thụ xi măng hiện nay
Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành xây dựng, nhu cầu sử dụng xi
măng trong những năm tới có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh, bởi trước hết do
chịu ảnh hưởng của những đợt giá thép xây dựng tăng quá cao. Trong năm
2007, một lượng đáng kể các công trình xây dựng bị chậm lại và kéo dài sang
năm nay. Trong khi đó, trong năm 2007, các công trình xây dựng thuộc kế
hoạch 5 năm (2003-2007) phải phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, do vậy, từ
nay đến hết năm, nhịp độ xây dựng sẽ khẩn trương hơn. Hơn nữa, từ năm 2006
đến nay, giá nhiều loại nông lâm thuỷ sản (lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu ...)
tăng liên tục và luôn đứng ở mức cao đã làm góp phần đáng kể làm tăng thu
nhập và sức mua cho người nông dân, nhờ đó mà đầu tư xây dựng cơ bản trong
nông nghiệp, nông thôn và các tầng lớp dân cư cũng đầy tiềm năng. Theo đó,
nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu xi măng nói
riêng có xu hướng gia tăng trên diện rộng. Trong một dự báo gần đây nhất,
Tổng công ty Xi măng Việt Nam tuyên bố trong năm 2007, nhu cầu sử dụng Xi
măng của cả nước vào khoảng 33 triệu tấn, tăng gần 20% so với năm 2006.
Trong khi đó, sản lượng xi măng sản xuất của các nhà máy trong nước có khả
năng đạt khoảng 27,6 triệu tấn, như vậy nguồn cung có khả năng thiếu hụt tới
6,5 triệu tấn xi măng.

Về dự báo thị trường xi măng trong thời gian tới, theo các chuyên gia xây
dựng, tháng 4 là tháng cuối mùa khô, các công trình xây dựng sẽ đi vào giai
đoạn nước rút, với dự kiến khoảng trên dưới 2,7 triệu tấn; hơn nữa, có nhiều khả
năng giá Clinker nhập khẩu tiếp tục xu hướng gia tăng, cộng với việc Nhà nước
mới điều chỉnh tăng giá xăng dầu ... Đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến
giá cả thị trường xi măng trong thời gian tới. Về nguồn cung, Bộ xây dựng cho
hay, mức dự trữ của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hiện đã đạt gần 1,5 triệu
tấn (bao gồm clinker, xi măng rời, và xi măng bao), cùng với sản lượng sản xuất
của các đơn vị trong thời gian tới hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu. Cùng
với việc tăng nguồn cung, ngành xi măng tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm
soát chặt chẽ trong khâu kinh doanh, việc tiếp tục ổn định giá xi măng là hoàn
toàn có khả năng thực hiện.
Công tác quản lý chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm là
công việc thiết yếu đối với các doanh nghiệp trong đó kế toán là một công cụ
đắc lực. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ghi
nhận, phân loại và phản ánh chính xác chi phí sản xuất phát sinh và giá thành
sản phẩm trong kỳ, tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó để phát huy
những điểm tích cực đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế

×