Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá khả năng kháng vi khuẩn edwardsiella ictaluru của 16 giống nghệ đen curcuama zedoaria roscoe trồng tại an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN
EDWARDSIELLA ICTALURI CỦA 16 GIỐNG
NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Roscoe)
TRỒNG TẠI AN GIANG

TRẦN KIM HOÀNG

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN
EDWARDSIELLA ICTALURI CỦA 16 GIỐNG
NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Roscoe)
TRỒNG TẠI AN GIANG

TRẦN KIM HOÀNG

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2018


Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá khả năng kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
của 16 giống Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe.)”, do tác giả Trần Kim Hồng,
cơng tác tại Khoa Nông nghiệp và TNTN thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên
cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày
21/6/2018.



Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng

i


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nơng nghiệp – TNTN,
Phịng Quản lý Khoa học và ĐTSĐH, Ban Quản lý Khu Thực hành Thí nghiệm cùng các
anh chị, em đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề
tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp Bộ môn Cây trồng - ĐHAG : cô Huỳnh Trƣờng
Huê, cô Võ Thị Xuân Tuyền và cô Nguyễn Thị Thúy Diễm đã giúp đỡ tơi hồn thành đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang đã nhận
ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.
Gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên lớp DH15TS ln nhiệt tình hỗ trợ tơi trong thời
gian thực hiện nghiên cứu.
Trân trọng!

Long Xuyên, ngày 12 tháng 7 năm 2018
Ngƣời thực hiện


Trần Kim Hoàng

ii


TÓM TẮT

Edwardsiella ictaluri là tác nhân gây bệnh gan thận mủ cho cá Tra (Pangasianodon
hypophhalmus). Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kháng vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri của 16 giống Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) bằng phƣơng
pháp kháng sinh đồ (phƣơng pháp Kirby-Bauer). Mƣời sáu giống Nghệ đen Curcuma
zedoaria Roscoe hoang dại đƣợc thu thập từ Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Hà Nội, Đà
Lạt, Cần Thơ, An Giang và Campuchia. Sau đó, các giống Nghệ đen này đƣợc trồng tại
Xã Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, An Giang từ tháng 5/2016 – 2/2017. Vi khuẩn E.
ictaluri đƣợc phân lập từ mẫu cá bệnh gan thận mủ trên mội trƣờng Trypticase soya agar
và định danh bằng test API 20E. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế E.ictaluri
của các giống nghệ đen ở nồng độ 20 mg/ml
Nhóm 1: khơng có khả năng ức chế vi khuẩn E.ictaluri: gồm 4 giống: CZ – 5739, CZ –
11161, CZ – TB2, CZ – LX .
Nhóm 2: có khả năng ức chế vi khuẩn E.ictaluri với thể tích dịch Nghệ đen sử dụng là
20µl: gồm 5 giống : CZ–1150, CZ–1152, CZ–HN1, CZ–CT, CZ–CPC. Đƣờng kính vịng
kháng E.ictaluri trung bình của các giống này là 21,40 ± 3,86 mm.
Nhóm 3: Ức chế vi khuẩn E. ictaluri ở hai mức thể tích dịch chiết là 10 và 20µl. Gồm 7
giống: CZ–11154, CZ–HN2, CZ–ĐL, CZ–TT1, CZ–TB1, CZ–FGB436, CZ–TT2, với
đƣờng kính vịng kháng khuẩn trung bình lần lƣợt là 19,71 ± 3,31 mm và 26,36 ± 3,89
mm.
Từ khóa: Edwardsiella ictaluri, Curcuma zedoaria Roscoe, phương pháp KirbyBauer.

iii



ABSTRACT

Edwardsiella ictaluri cause “white spot in the internal organs” (kidney, spleen, liver) for
Tra fish (Pangasianodon hypophhalmus) and lead to economic losses. The research
aimed to investigate the anti-bacterial activity shown by the extracts prepared from
sixteen turmeric varieties. Sixteen wild turmeric varieties (Curcuma zedoaria Roscoe)
were collected from Plant Resources Center, Hanoi, Da Lat, Can Tho, An Giang and
Cambodia. These varieties were cultivated in My Hoa ward, Long Xuyên city, An Giang
province from 5/2016 to 2/2017. The presence of E. ictacluri was investigated in samples
of diseased Tra fish using Trypticase soya agar and Analytical Profile Index (API20E).
The antibacterial activity of Curcuma zedoaria extracts on Edwardsiella ictaluri was
evaluated by disk diffusion method (Kirby-Bauer method). Our results indicate a potent
antibacterial action for sixteen C. zedoaria varieties at concentration 20 mg/ml of extract:
- Including varieties are CZ – 5739, CZ – 11161, CZ – TB2 and CZ – LX. They had
no antibacterial activities with volumes of 10 and 20 µl.
- Including varieties are CZ–1150, CZ–1152, CZ–HN1, CZ–CT, CZ–CPC. They against
Edwardsiella ictacluri with volumes of 20 µl, mean diameter of the zone of inhibition
21,40 ± 3,86 mm. The diameter of the zone of inhibition
- Including varieties are CZ–11154, CZ–HN2, CZ–ĐL, CZ–TT1, CZ–TB1, CZ–
FGB436, CZ–TT2. They against Edwardsiella ictaluri with volumes of 10 and 20 µl
extract, mean inhibited zone from 19,71 ± 3,31 mm to 26,36 ± 3,89 mm.
Keywords: Edwardsiella ictaluri, Curcuma zedoaria extract, Kirby-Bauer method.

iv


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Số liệu báo cáo hồn tồn

trung thực, đƣợc thu thập từ q trình nghiên cứu. Những kết luận mới về khoa học của
cơng trình chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Long Xuyên, ngày 12 tháng 7 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Trần Kim Hoàng

v


MỤC LỤC
Chấp nhận của Hội đồng .................................................................................................... i
Lời cảm tạ ......................................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iii
Lời cam kết ...................................................................................................................... v
Mục lục ........................................................................................................................... vi
Danh sách bảng ............................................................................................................. viii
Danh sách hình ................................................................................................................ ix
Danh sách từ viết tắt ......................................................................................................... x
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................ 2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................... 4
2.2. Công dụng .................................................................................................................. 5
2.3. Thành phần hóa học .................................................................................................. 5
2.4. Giá trị về mặt dƣợc liệu ............................................................................................. 6

2.5. Mô tả thực vật ........................................................................................................... 7
2.6. Đặc điểm sinh thái , sinh trƣởng và phát triển ........................................................... 8
2.7. Một số đặc điểm phân biệt giữa Nghệ đen và Nghệ rễ vàng ..................................... 8
2.8. Bệnh gan thận mủ ở cá Tra ........................................................................................ 9
2.9. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ............................................................................... 10
2.10. Ứng dụng sử dụng thảo dƣợc trong điều trị bệnh cho động vật thủy sản .............. 10

vi


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 13
3.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................................... 13
3.2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................. 14
3.3. Xử lý số liệu ............................................................................................................ 16
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 17
4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .................................................... 17
4.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc phân lập từ mẫu cá bệnh....................................................... 17
4.1.2. Kết quả định danh ................................................................................................. 18
4.2. Thí nghiệm cảm nhiễm E. ictaluri ........................................................................... 19
4.3. Khả năng ức chế E. ictaluri của 16 giống Nghệ đen ............................................... 23
4.3.1. Đặc điểm của dịch chiết Nghệ đen ....................................................................... 23
4.3.2. Khả năng ức chế E. ictaluri của 16 giống Nghệ đen ............................................ 23
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 39
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 32
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 33
PHỤ CHƢƠNG ............................................................................................................. 37

vii



DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1:

Một vài đặc điểm hình thái của lồi Nghệ đen và Nghệ rễ vàng

8

Bảng 2:

Kí hiệu và địa điểm các giống nghệ đen đƣợc thu thập

13

Bảng 3:

Đặc điểm sinh lý sinh hóa của vi khuẩn phân lập đƣợc

18

Bảng 4:

Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của E. ictaluri phân lập từ nghiên cứu

22


Bảng 5:

Đƣờng kính vịng kháng vi khuẩn E.ictaluri của 16 giống Nghệ đen

24

Bảng 6:

Hoạt tính kháng khuẩn một số dƣợc liệu khác

26

Bảng 7:

Đƣờng kính vịng kháng vi khuẩn E.ictaluri của nhóm II

28

Bảng 8:

Đƣờng kính vịng kháng vi khuẩn E.ictaluri của nhóm III

29

viii


DANH SÁCH HÌNH


Tên hình

Trang

Hình 1

Nghệ đen (Curcuma zedoaria)

4

Hình 2

Đánh giá khả năng ức chế E. ictaluri của dịch chiết Nghệ đen

16

Hình 3

Khuẩn lạc E. ictaluri sau 24h ni cấy trên mơi trƣờng TSA

17

Hình 4

Khuẩn lạc E. ictaluri sau 48h ni cấy trên mơi trƣờng TSA

17

Hình 5


Vi khuẩn E. ictaluri hình que, Gram âm

17

Hình 6

Tỷ lệ % cá chết qua các ngày thí nghiệm cảm nhiễm

20

Hình 7

Cá bị lở lt ngồi da và xuất huyết vây

20

Hình 8

Cá bị đốm trắng ở gan, thận

21

Hình 9

Đƣờng kính vịng kháng khuẩn của 16 giống Nghệ đen

30

ix



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

API

Analytical Profile Index

BHIA

Brain Heart Infusion Agar

CFU

Colony-forming unit

CLSI

The Clinical & Laboratory Standards Institute

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐKVKK

Đƣờng kính vịng kháng khuẩn

HIV

Human immunodeficiency virus


IHNV

Haematopoietic necrosis virus

IPNV

Infectious pancreatic necrosis virus

LD50

Lethal dose

NTTS

Nuôi trồng Thủy sản

UBND

Ủy ban Nhân dân

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) là một trong những loài thuộc chi Nghệ
(Curcuma), họ Gừng (Zingiberaceae) có giá trị dược liệu rất cao. Trong y học cổ truyền,
từ lâu đời Nghệ đen được dùng để trị bệnh xanh xao, thiếu máu, tăng cường bài tiết mật,
tăng trương lực ống tiêu hóa, kém ăn, viêm loét dạ dày… Đỗ Tất Lợi (1995), Lã Đình
Mới và cs (2002).
Gần đây, các thành phần hoạt chất sinh học có giá trị dược liệu trong Nghệ đen đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phân tích và đánh giá. Curcumin là một trong những
hoạt chất sinh học chính của Nghệ đen. Curcumin có hoạt tính sinh học khá độc đáo như
kháng nấm, kháng khuẩn, làm lành vết thương, thông mật, chống viêm loét dạ dày, hành
tá tràng, đại tràng, đường tiết niệu… Curcumin còn là chất chống oxy hố mạnh, nó có
khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men độc hại gây ung thư có trong thức ăn và
nước uống hàng ngày. Curcumin có thể triệt tiêu sự phát triển của khối u, có tác dụng
kháng virus HIV ở cả hai thể cấp và mãn tính của tế bào, có khả năng ngăn ngừa bệnh
Alzheimer. Sử dụng Curcumin dự phòng và cải thiện những tổn thương ở dạ dày do
kích thích sản sinh chất nhầy... Curcuminoide và secquiterpen có tác dụng chống viêm
nhiễm [Phan Minh Giang và cs. (1998), Wilson và cs. (2005), Trần Thị Việt Hoa và cs.
(2007), Nguyễn Thị Phúc Lộc (2010), Banisalam (2011), Võ Châu Tuấn (2014)].
An Giang là một trong những tỉnh thành nằm trong 8 vùng qui hoạch trồng dược liệu
của cả nước. UBND tỉnh An Giang đã xác định trồng cây dược liệu là hướng đi mũi
nhọn bên cạnh cây lúa, hoa màu và thủy sản. Và đang thực hiện kế hoạch quy hoạch bảo
tồn và phát triển nguồn cây dược liệu cho đến năm 2020. Trong những nhóm cây dược
liệu được đề xuất, thì cây Nghệ đen nằm trong nhóm cây được quy hoạch phát triển
nguồn dược liệu cho Tỉnh (Hạnh Châu, 2017)
Để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn nguồn gene cũng như
phát triển nguồn dược liệu nhiều tiềm năng này đồng thời ứng dụng một số hoạt tính
của dược liệu này trong việc phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn, hạn chế sử dụng kháng
sinh trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng kháng
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri của 16 giống Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe.)
trồng tại An Giang” nhằm mục đích ứng dụng dược tính kháng sinh của Nghệ đen vào
ngành ni trồng thủy sản nhằm góp phần cải thiện sức khỏe cá ni, hạn chế sử dụng

thuốc, hóa chất trong NTTS, giảm chi phí sản xuất và ơ nhiễm mơi trường.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra của dịch
chiết Nghệ đen.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
16 giống Nghệ đen được thu thập tại An Giang (Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên,...),
Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội (Trung tâm Tài nguyên Thực vật) và Campuchia, sau đó được
trồng tại phường Mỹ Hịa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ mẫu cá tra có dấu hiệu bệnh gan thận mủ, được thu
thập tại các ao nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Cá tra giống khỏe có khối lượng 18g/con
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phân lập và xác định hình dạng, đặc điểm sinh lý sinh hóa của vi khuẩn phân lập được
từ mẫu cá tra có dấu hiệu bệnh gan thận mủ được thu thập tại các ao nuôi cá tra ở huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang;
Gây cảm nhiễm vi khuẩn phân lập từ mẫu cá có dấu hiệu bệnh gan thận mủ vào cá tra
khỏe;
Xác định khả năng kháng vi khuẩn E.ictaluri của dịch chiết 16 giống Nghệ đen bằng
phương pháp kháng sinh đồ.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học
Xác định được khả năng kháng vi khuẩn E.ictaluri của Nghệ đen.
Chọn ra giống Nghệ đen có khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri cao.
Góp phần vào việc phịng ngừa bệnh gan thận mủ ở cá tra.
1.5.2. Đóng góp cơng tác đào tạo
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ sung tài liệu cho cơng tác nghiên cứu và

giảng dạy
Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu và học tập về lĩnh vực phân tích bệnh
do vi khuẩn ở động vật thủy sản, ứng dụng dược liệu vào trong thực tế.

2


1.5.3. Đóng góp phát triển kinh tế xã hội
Ứng dụng dược liệu vào trong NTTS, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm thủy sản.
1.5.4. Đóng góp bảo vệ môi trƣờng
Nghiên cứu ứng dụng tác dụng kháng khuẩn của Nghệ đen sẽ góp phần hạn chế sử dụng
kháng sinh trong q trình ni từ đó sẽ góp phần cải thiện chất lượng nước, hạn chế ô
nhiễm môi trường nước.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghệ đen hay cịn gọi là Nga truật, Nghệ tím, Ngải tím, Bồng truật, Tam nại, Nghệ đàm
(Tày), M'gang mơ lung (Bana).
Tên khoa học: Curcuma zedoaria Roscoe
Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Hình 1: Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
2.1. Nguồn gốc và phân bố
Theo Lã Đình Mới và cs (2002) chi Nghệ (Curcuma L.) gồm khoảng 40 – 50 lồi, có
nguồn gốc ở các nước trong khu vực Ấn Độ - Malesian. Chúng phân bố từ Ấn Độ, Thái
Lan, Lào, Việt Nam, các nước trong vùng Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương đến

miền Bắc Australia. Trong đó Ấn Độ được coi là trung tâm đa dạng và phong phú nhất
của chi Nghệ.
Ở nước ta, chi Nghệ (Curcuma L.) hiện đã biết khoảng 13 – 15 loài (Nguyễn Tiến Bân,
1997). Các loài đáng chú ý trong số đó là:
1-Nghệ (Curcuma longa L.)
2-Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
3-Nghệ mitinh rừng (Curcuma elata Roxb.)
4-Nghệ Nam bộ (Curcuma cochinchinensis Gagn.)
5-Nghệ pierre (Curcuma pierreana Gagn.)
6-Nghệ rễ vàng (Curcuma xanthorrhiza Roxb.)

4


7-Nghệ ten đồng (Curcuma aeruginosa Roxb.)
8-Nghệ trắng (Curcuma aromatic Salisb.)
Trong đó cây Nghệ đen bắt nguồn từ vùng đơng bắc Ấn Độ và hiện nay được trồng ở
hầu khắp các nước trong vùng Đông Nam Á. Nghệ đen cũng được trồng ở miền nam
Trung Quốc, Nhật Bản và cả Madagascar.
Ở nước ta Nghệ đen mọc tự nhiên tại nhiều địa phương trên miền núi và vùng trung du
phía Bắc (Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái…), một số tỉnh miền
trung (Quảng Nam, Lâm Đồng,…). Trong những năm gần đây Nghệ đen đã được đưa
vào trồng rải rác ở một vài địa phương, nhưng vẫn chủ yếu diện tích nhỏ hoặc trong
vườn nhà (Lã Đình Mới và cs, 2002).
2.2. Công dụng
Thân rễ Nghệ đen đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở nhiều nước. Người
ta đã dùng thân rễ làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau dạ dày, lợi tiểu, chữa bệnh
tiêu chảy, chống nôn, giảm sốt và làm thuốc lọc máu, đặc biệt là dùng cho phụ nữ sau
khi sinh nở. Nghệ đen còn được dùng làm sạch các mụn nhọt, các vết thương và chữa
một số bệnh ngoài da.

Các tài liệu đã có ở nước ta coi Nghệ đen là vị thuốc có vị đắng, cay, tính ơn, đi vào can
kinh; có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu hóa, hóa thực. Nghệ đen được dùng để chữa
đau bụng, ăn uống khó tiêu, chữa đau ngực và làm thuốc bổ. Tuy nhiên, do tính phá
huyết của Nghệ đen rất mạnh nên những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, phụ nữ đang
mang thai và người đang bị rong kinh thì khơng nên dùng (Đỗ Tất Lợi, 1995).
Thân rễ là bộ phận quan trọng và có giá trị nhất ở Nghệ đen. Ngoài ra, chồi, lá non, rễ
non, cụm hoa của Nghệ đen còn được dùng làm rau ăn tươi hoặc nấu canh.
Ở Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm mát, lợi tiểu, làm thơm,
kích thích, lợi trung tiện, dùng đắp các vết thâm tím và các chỗ đau; phối hợp với hồ
tiêu, quế và mật ong dùng sắc uống trị bệnh cảm lạnh.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ dùng trị bế kinh, đau bụng, ăn không tiêu, bụng dạ
trướng đau, ăn kém, huyết ứ đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương. Củ của rễ cũng được
dùng như củ nghệ trắng, nghệ vàng (Võ Văn Chi, 2003)
2.3. Thành phần hóa học
Nghệ đen là lồi cây thảo dược khơng độc, chứa nhiều các hợp chất hóa học có giá trị
dược liệu cao. Nhiều nghiên cứu đã cơng bố về thành phần hóa học của cây Nghệ đen.
Rao và cs (1928) đã khảo sát sơ bộ thành phần hóa học tinh dầu từ thân rễ của Nghệ đen
và tìm thấy các hợp chất như α-pinen, camphen, cineol, camphor và borneol bên cạnh

5


các sesquiterpene, tuy nhiên không phân lập và xác định được một sesquiterpene nào.
Xingyi (1999) đã nghiên cứu cho thấy, tinh dầu Nghệ đen có chứa 37 thành phần khác
nhau, trong đó chủ yếu là curzerenone, curcumenol, b-elemene, isocurcumenol. Singh
và cs (2002) đã khảo sát thành phần tinh dầu của một số lồi nghệ của Ấn Độ cho thấy,
nó có chứa các thành phần chính như: 1,8 cineol, cymene, α-phellandrene (14,9%). Mau
và cs (2003) đã xác định được 36 hợp chất từ Nghệ đen gồm 17 terpenes, 13 alcohol, và
6 ketones. Syu và cs (1998) đã nghiên cứu nhận thấy dịch chiết ethanol của củ Nghệ đen
có chứa curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin (trích dẫn theo Võ

Châu Tuấn, 2014).
Thành phần hóa học của Nghệ đen cũng được các nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên,
các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá thành phần hóa học của tinh dầu Nghệ
đen trồng ở các vùng khác nhau. Phan Minh Giang và cs (1997) đã cơng bố thành phần
chính trong tinh dầu thân rễ Nghệ đen ở Sóc Sơn (Hà Nội) là zurumbon (chiếm
79,08%). Lê Quý Bảo và cs (2004) đã công bố thành phần tinh dầu trong thân rễ Nghệ
đen ở Đô Lương (Nghệ An) và Hương Sơn (Hà Tĩnh). Trần Thị Việt Hoa và cs (2007)
đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu củ Nghệ đen trồng ở Đà Lạt được trích
ly theo phương pháp gia nhiệt thơng thường và phương pháp gia nhiệt bằng lị vi sóng.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự khác biệt lớn về thành phần sesquiterpene của
Nghệ đen ở Việt Nam và các nước khác. Gần đây có nghiên cứu của Tô Ngọc Châu
(2014) đã nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây Nghệ đen và khảo sát khả năng tích lũy một
số hợp chất có hoạt tính sinh học.
2.4. Giá trị về mặt dƣợc liệu
Nghệ đen là cây thảo dược có chứa các nhóm chất như tinh dầu bao gồm các chất thuộc
sesquiterpene và monosesquiterpene; curcuminoid bao gồm: curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin. Ngồi ra, Nghệ đen cịn chứa các chất như tinh
bột, chất dẻo và một số chất có vị đắng khác như tannin và flavonoiod.
Các nghiên cứu được trích dẫn bởi Võ Châu Tuấn (2014) cho thấy những chất có trong
thành phần tinh dầu này thể hiện hoạt tính sinh học rất mạnh và có ý nghĩa trong việc
phịng và trị bệnh như:
- Shin và cs (1994) khảo sát hoạt tính dược lý của 2 sesquiterpene: cuzerenone (I) và
curcumenol (II) từ củ Nghệ đen có tác dụng làm giảm đau.
- Syu và cs (1998) nghiên cứu nhận thấy các curcuminoid có hoạt tính chống các tế
bào ung thư buồng trứng OVCAR-3 ở người. Jang và cs (1997); Hanif và cs (1997)
cũng đã nhận thấy, các curcuminoid phân lập từ Nghệ đen có khả năng ức chế sinh
trưởng khối u và gây độc cho các dòng tế bào ung thư ruột kết và ung thư biểu mô gan ở
người.

6



- Kết quả nghiên cứu của Kim và cs (2005) cho thấy, Nghệ đen thể sử dụng như
thuốc tiềm năng cho điều trị chứng xơ gan mãn tính.
- Raghuveer và cs (2003) cho thấy, dịch chiết Nghệ đen có khả năng chống lại tình
trạng tiết nhiều acid và viêm loét trong dạ dày.
- Wilson (2005) đã khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của dịch chiết từ củ
Nghệ đen trên 6 loài vi khuẩn và 2 loài nấm. Kết quả cho thấy, các loại dịch chiết của củ
Nghệ đen đều có khả năng ức chế sinh trưởng của các loài vi khuẩn và nấm (trừ
Staphylococcus aureus).
Ficker và cs (2003) dịch chiết từ củ Nghệ đen có khả năng chống lại các loại nấm gây
bệnh ở người, gồm những loài nấm chống chịu với các chất diệt nấm phổ biến như
amphotericin B và ketoconazole.
Philip và cs (2009) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn 32 loại dịch chiết loại dịch chiết
từ 8 loài dược liệu trong các bài thuốc cổ truyền Malaysia trên các loài vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus. aureus, Bacillus subtilis.
Võ Châu Tuấn (2014) tinh dầu tế bào cây Nghệ đen có khả năng ức chế mạnh sinh
trưởng của 3 chủng vi khuẩn B. cereus ATCC 11778 (đường kính vơ khuẩn 31 mm), S.
aureus ATCC 6538 (22,33 mm) và E.coli ATCC 25922 (đường kính vơ khuẩn 18,33
mm).
Trần Thị Việt Hoa và cs (2007) cũng đã khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và nhận thấy
tinh dầu Nghệ đen trồng ở Đà Lạt ở nồng độ 20 mg/ml có khả năng chống oxy hóa
tương đối cao từ 74,8-77,8%. Cao ether dầu hỏa của củ Nghệ đen có khả năng chống
oxy hóa cao nhất từ 61,4-84,5%, với nồng độ từ 5-20 mg/ml.
2.5. Mơ tả thực vật
Theo Lã Đình Mới và cs (2002) và Võ Văn Chi (2003) cây Nghệ đen có đặc điểm thực
vật như sau:
Nghệ đen là loại cây thân thảo, sống nhiều năm hoặc hàng năm, mọc thẳng, sinh chồi
mạnh, tạo thành cụm, cao khoảng 1 – 1,5 m. Thân rễ chính (củ cái) có dạng hình trứng
rộng hoặc gần hình trụ, dài tới 8 cm và đường kính 4 – 6 cm; sinh nhánh khỏe, nhưng
các nhánh bên thường có kích thước nhỏ hơn; vỏ ngồi màu xám, phía trong màu vàng

trắng nhạt đến vàng sáng. Rễ nhiều, mềm, nạc và thường tập trung quanh chồi gốc. Mỗi
chồi trưởng thành có 5 – 8 lá. Ống bẹ lá dài tới 40 cm hoặc hơn và ôm vào nhau tạo
thành thân giả; cuống lá ngắn hoặc hầu như khơng có, dài 3 – 12 cm; phiến lá hình mác
thn hoặc hình trái xoan thn; kích thước 35 – 75 x 10 – 20 cm; mặt trên màu xanh
đậm với những vạch đỏ tía hoặc đỏ nâu theo giữa gân lá; mặt dưới lá màu xanh nhạt và
các vệt màu dọc theo giữa gân lá cũng hẹp.

7


Cán hoa bên cạnh thân có lá, mọc từ rễ, dài 20 cm, rộng 5 cm; lá bắc phía dưới hình trái
xoan hay hình mũi mác tù, lợp lên nhau, màu lục nhạt, viền đỏ ở mép; các lá bắc trên
không sinh sản màu vàng nhạt, điểm thêm màu hồng ở chóp. Hoa nhiều, dài 4 – 5 cm,
màu vàng. Đài hình ống, có lơng, có 3 răng khơng đều. Tràng hình ống dài hơn đài 3
lần, các thùy hình mũi mác tù. Bao phấn hình trái xoan có các ô kéo dài xuống phía
dưới thành cựa rẽ ra, ngọn trung đới dạng bản trịn; chỉ nhị dính với các nhị lép. Cánh
mơi thót lại ở gốc, lõm lại ở đỉnh, màu vàng. Nhị lép hình mũi mác tù hay thn, dính
nhau ở nửa dưới. Bầu có lơng; nhụy lép hình dùi. Quả nang, hình trứng. Hạt hình trái
xoan, màu xám.
2. 6. Đặc điểm sinh thái , sinh trƣởng và phát triển
Nghệ đen là lồi có biên độ sinh thái rất rộng, chúng sinh trưởng ở tất cả các khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vùng Đông Nam Á có thể gặp Nghệ đen phân bố ở
nhiều khu vực có khí hậu khác nhau. Nghệ sinh trưởng tối thích ở các khu vực có lượng
mưa hàng năm từ 900 – 1.250 mm và có một mùa khơ rõ rệt. Trong tự nhiên, chúng
thường sinh trưởng ở những chổ ẩm thấp và được che bóng, có thể lên tới độ cao 1000 –
1500 m. Nghệ đen có thể mọc trên nhiều loại đất nhưng tốt hơn cả là đất sét nhẹ, cát
pha, thốt nước tốt.
Thơng thường, cây Nghệ đen cần 2 năm để phát triển hoàn chỉnh. Ở điều kiện tự nhiên
thường gặp chúng ra hoa, nhưng trong trồng trọt lại rất hiếm. Sau giai đoạn nở hoa, bộ
phận khí sinh sẽ tàn lụi hồn tồn và cây bước vào thời kỳ nghỉ tương đối dài (Lã Đình

Mới và cs, 2002)
2.7. Một số đặc điểm phân biệt giữa Nghệ đen và Nghệ rễ vàng
Theo Lã Đình Mới và cs (2002), lồi Nghệ đen (Curcuma zedoaria) có quan hệ họ hàng
gần gũi với loài Nghệ rễ vàng (Curcuma xanthorrhiza), nên một vài tác giả đề nghị gộp
chúng vào một. Song giữa chúng không chỉ khác nhau về khả năng sinh tổng hợp, tích
lũy tinh dầu và các hợp chất có hoạt tính sinh học, mà cịn khác biệt về hình thái. Giữa 2
lồi Nghệ đen và Nghệ rễ vàng có những đặc điểm khác nhau chủ yếu ở cấu tạo hình
thái của cụm hoa, hoa và thân rễ (Bảng 1).
Bảng 1: Một vài đặc điểm hình thái của lồi Nghệ đen và Nghệ rễ vàng
Bộ phận của cây

Thịt thân rễ

Loài Nghệ đen

Loài Nghệ rễ vàng

(Curcuma zedoaria)

(Curcuma xanthorrhiza)

Nạc màu vàng nhạt đến trắng
hoặc tím

8

Nạc màu vàng đậm


Phiến lá


Có dải màu đỏ nâu ở giữa của
cả hai mặt lá

Có dải màu đỏ nâu ở giữa của
mặt trên lá

Cụm hoa

Tương đối nhỏ

Cụm hoa có kích thước lớn hơn

Cánh hoa

Màu trắng hoặc trắng nhạt

Màu hồng

2.8. Bệnh gan thận mủ ở cá Tra
Cá tra (Panagasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng ni thủy sản và xuất
khẩu chính của ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt không theo quy hoạch của nghề
nuôi cá tra đã bùng nổ dịch bệnh ở diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Một
trong những bệnh nguy hiểm làm cho cá chết hàng loạt là bệnh gan thận mủ hay còn gọi
là bệnh đốm trắng nội tạng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên gây bệnh
là Bacillus sp (Ferguson và cs, 2011), Hanfia alvei và Pleisiomonas shigelloides (Trần
Thị Minh Tâm và cs, 2003, trích bởi Trần Thị Thanh Huyền, 2011), Clostridium sp (Lý
Thị Thanh Loan và cs, 2007).
Tuy nhiên nhiều tác giả trong và ngoài nước khác lại cho rằng E. ictaluri mới chính là
nguyên nhân gây bệnh (Ferguson và cs, 2002; Shotts, 1986; Từ Thanh Dung và cs,

2009; Trần Thị Thanh Huyền, 2011; Đặng Thị Hoàng Oanh, 2010).
Vi khuẩn E. ictaluri có khả năng phát tán rất nhanh và nhiễm bệnh cho cá theo hai con
đường chính:
- Con đường thứ nhất: Qua mũi vào thần kinh khứu giác rồi sau đó đi vào não.
- Con đường thứ hai: Qua miệng nhiễm vào niêm mạc đường tiêu hóa, sau đó vào máu
để gây nhiễm trùng máu. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận tạo
mủ (vì thế nên mới có tên là bệnh gan thận mủ).
Triệu chứng đặc trưng của bệnh:
- Nếu ở mức nhẹ thì cá ăn ít, gầy yếu, bụng chướng to, mắt hơi lồi, thận, tỳ tạng xuất
hiện các đốm trắng. Nếu ở mức nặng thì cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, thường lộn nhào hay quay
trịn, có thể thấy xuất huyết ở da và mang cá.
- Gan xuất hiện đốm trắng đó lá các vùng hoại tử, gan bị sưng to, chức năng gan bị mất
dần, túi mật có tể bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội quan và thốt ra ngồi.
- Thận sưng to do bị sung huyết, tế bào thận bị hoại tử, chức năng thận bị ngừng
trệ, hormone thận (adrenalin và noradrenalin) không được sản xuất gây rối loạn chức
năng sinh lý của cá.

9


- Tỳ tạng xuất hiện đốm trắng, gây hoại tử và làm mất chức năng tỳ tạng như mất khả
năng tạo hồng cầu và các tế bào lympho và bach cầu, làm giảm khả năng miễn dịch.
- Mang xuất hiện các vùng có các sợi mang bị sưng, kết dính lại với nhau, làm giảm khả
năng hô hấp, cá bị thiếu oxi nên thường ngoi lên mặt nước để thở.
- Tim và cơ ít bị ảnh hưởng so với các cơ quan kể trên. Dịch tễ:
Khi cá bị bệnh, người nuôi thường sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã
kháng lại nhiều loại kháng sinh (đa kháng thuốc). Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh
không được hoan nghênh vì dư lượng kháng sinh tích lũy trong sản phẩm và mơi trường
gây hiện tượng kháng thuốc, vì thế khơng xuất khẩu được. Ngồi ra, việc sử dụng hóa
chất và kháng sinh khơng đúng qui định, khơng kiểm sốt có thể làm tác động đến môi

trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản và dẫn
đến hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá. Nghiên cứu
của Từ Thanh Dung (2010) cho thấy hầu hết các chủng vi khuẩn E. ictaluri đều kháng
với các loại kháng sinh như streptomycin, trimethoprim và một số chủng đã kháng với
nhóm quinolones; chỉ có một số loại kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh gan thận mủ
như amoxicillin, amoxicillin-clavulanic acid, florfenicol và neomycin.
2.9. Vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E.ictaluri thuộc chi Edwardsiella thuộc họ vi khuẩn đường
ruột Enterobacteriaceae do Philip R. Edwards phân lập từ đường tiêu hóa của rắn năm
1962. Chi này có 3 lồi là E. tarda, E.ictaluri và E. hoshinae. Trong đó E. tarda, E.
ictaluri là tác nhân gây bệnh cho cá da trơn; E.tarda và E.hoshinae có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ 37 ºC nên gây bệnh cơ hội cho người và động vật.
E. ictaluri gây bệnh cho cá theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu khi nhiệt độ là
18 – 25ºC. Do không sinh trưởng ở nhiệt độ cao nên không gây bệnh cho người và động
vật máu nóng. Vi khuẩn có nhiều roi (chu mao), không di động hoặc di động yếu, có thể
tồn tại trong bùn đáy 90 ngày nhưng không tồn tại lâu dài cùng các vi khuẩn khác. Vi
khuẩn khơng hình thành các enzyme lactase cytochrome-oxidase catalase (+), lên
men glucose, không sinh H2S và khử nitrate thành nitrite. Vi khuẩn phát triển nổi trội
liên quan đến các yếu tố môi trường như chất lượng nước kém, thả dày, tồn tại những
yếu tố gây sốc và gây stress.
2.10. Ứng dụng sử dụng thảo dƣợc trong điều trị bệnh cho động vật thủy sản
Sản xuất thủy sản ngày càng thâm canh hơn, do đó làm cho các loại mầm bệnh bao gồm
các bệnh truyền nhiễm khác nhau gia tăng nhanh chóng dẫn đến thiệt hại đáng kể về
kinh tế. Bệnh trong NTTS là một yếu tố quan trọng và nó gây ảnh hưởng lớn đến việc
mở rộng NTTS. Nhiều loại thuốc, hóa chất khác nhau đã được sử dụng trong việc điều
trị và ngăn chặn mầm bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong NTTS đã dẫn đến

10



sự hình thành các dịng vi khuẩn kháng thuốc nhiều hơn. Những dịng vi khuẩn kháng
thuốc này có thể có tác dụng tiêu cực đến việc trị bệnh cho cá hoặc trên người và đến
môi trường NTTS.
Các loại thảo mộc đã được sử dụng rộng rải trên con người và thú y, đó là những sản
phẩm tự nhiên khơng chỉ an tồn cho người sử dụng mà chúng cịn được sử dụng rất
phổ biến ở các nước Châu Á. Ngày nay, các loại thảo mộc hay các sản phẩm có chứa
thảo mộc cũng có vai trị rất quan trọng trong NTTS.
Shangliang et al. (1990) đã báo cáo khả năng kháng khuẩn của của các chất chiết xuất từ
5 loại thảo dược của Trung Quốc là cây xương cá (Stellaria aquatica), hoa móc tai
(Impatiens biflora), cây anh thảo (Oenothera biensis), cây ngải cứu (Artemisia vulgaris)
và cây kim ngân (Lonicera japonica); kết quả cho thấy chúng có khả năng chống lại 13
lồi vi khuẩn và 2 loại virus gây bệnh trên cá. Hai chủng vi khuẩn Aeromonas
salmonicida và Edwardsiella ictaluri nhạy cảm nhất đối với các chất chiết xuất này.
Trong số đó, cây xương cá có hiệu quả nhất cả về số lượng mầm bệnh bị ức chế và mức
độ ức chế mầm bệnh. Cây kim ngân có khả năng ức chế hai loại virus IPNV và IHNV,
trong khi đó, cây ngải cứu và cây xương cá chỉ có khả năng ức chế virus IHNV.
Từ những năm 1990, đã có nhiều loại thảo dược đã được sử dụng trong các trang trại
tôm khi bị lây nhiễm bệnh. Ví dụ như tỏi hoặc hành đã được trộn với thức ăn viên cho
tôm ăn hàng ngày để ngăn chặn lây nhiễm bệnh do vi khuẩn. Một nghiên cứu khác đã
chứng minh khả năng kháng khuẩn của chiết xuất từ lá cây ổi (Psidium guajava) chống
lại vi khuẩn gây bệnh trên tôm vào năm 1992. Nồng độ ức chế vi khuẩn gây bệnh Vibrio
và A. hydrophila theo thứ tự là 1,25 và 0,625 mg/mL. Nghiên cứu này cũng chứng minh
rằng, chiết xuất từ lá cây ổi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát sáng trên tôm sú hiệu
quả hơn cả kháng sinh oxytetracyline. Dügenci et al. (2003) đã báo cáo rằng cây diệp hạ
châu đắng (Phyllanthus amarus) và cây chó đẻ răng cưa (P. urinaria) có chứa hoạt chất
kháng lại virus gây bệnh đầu vàng trên tơm.
Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật thuỷ sản tại
Việt Nam Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và
đang được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản như lá xoan, tỏi, cây chó đẻ răng cưa, hạt
cau, hạt bí ngơ…Mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc phịng và trị bệnh, một

số cây có ưu thế trong việc phịng trị bệnh do tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng và một
số cây có ưu thế phịng trị bệnh nhiễm khuẩn. Hợp chất có trong thảo dược rất phong
phú, chúng được chia thành các nhóm trong đó bao gồm kháng sinh thực vật
(phytocide) có tác dụng diệt khuẩn cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi
khuẩn. Nguyễn Ngọc Phước và cs.(2010) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá trầu không
để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tượng nuôi động vật thuỷ sản.
Trịnh Thị Trang và Nguyễn Thanh Hải (2016) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in
vitro của cao khô dịch chiết lá trầu không (Piper betle) đối với vi khuẩn Aeromonas spp.

11


và Streptococcus agalactiae gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hiệu suất chiết xuất trong 5 loại dung môi biến đổi từ 4,00% (dung môi n-hexan)
đến 19,67% (dung môi ethanol 96%). Ở nồng độ 100 mg/ml các cao khơ dịch chiết đều
có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt đối với 2 chủng vi khuẩn. Đối với vi khuẩn
Aeromonas spp., đường kính vịng vơ khuẩn bình qn giao động từ 15,00mm (dung
mơi nước) đến 28,00mm (với dung môi là Ethanol 96%). Đối với vi khuẩn
Streptococcus agalactiae đường kính vịng vơ khuẩn bình quân giao động từ 17,67mm
(dung môi nước) đến 31,67mm (với dung môi là ethanol 96%). Nồng độ nhỏ nhất của
cao khô dịch chiết lá trầu không sử dụng dung môi ethanol 96% khi bổ sung vào lỗ
thạch vẫn quan sát thấy vịng vơ khuẩn là 0,39 mg/ml đối với vi khuẩn Aeromonas spp.
và 0,78 mg/ml đối với vi khuẩn Streptococcus agalactiae.

.

12


CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: phịng Thí nghiệm Thủy sản, khu thực nghiệm Trường Đại học
An Giang.
Thời gian thực hiện: tháng 06/2016 – tháng 12/2017
3.1.2. Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm:
Máy nghiền dược liệu, tủ sấy, tủ ủ vi khuẩn, tủ cấy, nồi hấp thanh trùng,…
3.1.1. Mẫu nghiên cứu
3.1.1.1. Mẫu giống Nghệ đen
16 mẫu giống Nghệ đen được thu thập tại các địa điểm như: An Giang (Tịnh Biên, Long
Xuyên…), Cần Thơ, Đà Lạt, Trung Tâm Tài Nguyên Thực Vật (Hà Nội), thời gian thu
thập từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015. Trong quá trình thu thập dựa vào màu sắc củ
chúng tôi đánh số thứ tự các mẫu giống theo màu sắc củ quan sát khi thu thập để thuận
tiện cho cách gọi tên khi bố trí thí nghiệm (bảng 2). Sau đó các giống này được trồng tại
phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, An Giang.
Bảng 2: Kí hiệu và địa điểm các giống Nghệ đen được thu thập
Kí hiệu

Nguồn mẫu

Phân nhóm màu thịt củ

1. CZ-5739

Trung tâm tài nguyên thực vật

Vàng xanh (ngả tím)

2.CZ-1150


Trung tâm tài nguyên thực vật

Vàng xanh (ngả tím)

3.CZ-1152

Trung tâm tài nguyên thực vật

Vàng xanh (ngả tím)

4.CZ-11161

Trung tâm tài nguyên thực vật

Vàng xanh (ngả tím)

5.CZ-11154

Trung tâm tài nguyên thực vật

Vàng xanh (ngả tím)

6.CZ-HN1

Hà Nội (Hà Tây)

Vàng xanh (ngả tím)

7.CZ-HN2


Hà Nội (Đống Đa)

Vàng xanh (ngả tím)

13


×