Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tư tưởng triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đối với vấn đề phong thủy trong hôn nhân ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHONG THỦY
TRONG HÔN NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
HỒ NGỌC TRÂM

AN GIANG, THÁNG 8-2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
________________

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHONG THỦY
TRONG HÔN NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG, MSSV: DCT125044
HỒ NGỌC TRÂM, MSSV: DCT125049

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ĐỖ CÔNG HỒNG ÂN

AN GIANG, THÁNG 8-2016



Đề tài nghiên cứu khoa học “Tư tưởng triết học của Âm dương gia và sự ảnh
hưởng của nó đối với vấn đề phong thủy trong hôn nhân ở Việt Nam hiện nay”, do
nhóm sinh viên Nguyễn Thị Thuỳ Dương và Hồ Ngọc Trâm thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thạc sĩ Đỗ Cơng Hồng Ân. Đại diện nhóm tác giả đã báo cáo kết quả nghiên
cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa Lý luận chính trị thơng qua ngày
25/6/2016.
Thƣ ký

Võ Hồng Đơng

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. Trần Đình Phụng

Ths. Nguyễn Phan Thị Thùy Dung

Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Đỗ Công Hồng Ân

Chủ tịch Hội đồng

Ths. Trần Thị Thu Nguyệt

i


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả xin chân thành
cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm khoa Lý luận chính trị đã quan tâm và tạo mọi
điều kiện để nhóm tác giả hoàn thành đề tài. Đồng thời cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành đến giảng viên hướng dẫn Đỗ Cơng Hồng Ân đã tận tình giúp đỡ, cố vấn và
hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
An Giang, ngày.........tháng........năm 2016
TM. Nhóm thực hiện

Nguyễn Thị Thuỳ Dương

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài làm rõ một số vấn đề cơ bản của học thuyết Âm dương, học thuyết Ngũ
hành, phong thủy như: nguồn gốc học thuyết Âm dương, ý nghĩa của cặp từ Âm
dương, phong thủy… Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Âm dương đến vấn đề phong
thủy trong hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, đề tài làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng triết
học Âm dương gia đến vấn đề phong thủy trong hôn nhân ở Việt Nam từ giai đoạn
kết đến giai đoạn hôn nhân.
Thông qua nghiên cứu tư tưởng triết học Âm dương và việc ứng dụng phong
thủy trong cuộc sống, tác giả mong rằng với vấn đề “Tư tưởng triết học Âm - Dương
và sự ảnh hưởng của nó đối với vấn đề phong thủy trong hôn nhân ở Việt Nam hiện
nay”, sẽ được nhìn nhận một cách hệ thống đồng thời tạo cơ sở để cá nhân nghiên
cứu vấn đề ở mức độ cao hơn.
Từ khóa: học thuyết Âm dương, phong thủy, hôn nhân.

iii



SUMMARY OF THEMES
The theme prove clearly some basic problems of Ying and Yang theory, five
basic elements and geomancy such as the origin of Ying and Yang theory, meaning
of Ying – Yang words and geomancy. The influence of philosophic thought of Ying
and Yang theory to the problem of geomancy in marriage in Vietnam nowadays: the
theme analyses clearly the effect of philosophic thought of Ying and Yang theory to
the problem of geomancy in marriage in Vietnam from ending period to marriage
period.
By studying of philosophic thought of Ying and Yang theory and applying
geomancy in the life, the author hope that “Philosophic thought of Ying and Yang
theory and its influence to the problem of geomancy in marriage in Vietnam
nowadays.”, will be recognized in system as well as create foundation for the
individual to study the problem at higher level.
Keywords: Ying and Yang theory, geomancy, marriage.

iv


LỜI CAM KẾT
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm
chúng tơi. Các số liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết
luận mới về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
An Giang, ngày.........tháng........năm 2016
TM. Nhóm thực hiện

Nguyễn Thị Thuỳ Dương

v



DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng
Bảng 1: Tám quẻ trong Kinh Dịch
Bảng 2: Quan hệ chế hóa trong Ngũ hành

Trang
6
24

Bảng 3: Lục hợp trong Thiên can và Địa chi
Bảng 4: Lục xung trong Thiên can và Địa chi
Bảng 5: Tháng cưới hỏi theo phong thủy

31
33
36

Bảng 6: Bát quái đại diện cho tám thành viên trong gia đình

vi

43


DANH SÁCH HÌNH

Tên bảng
Hình 1: Bát qi


Trang
6

Hình 2: Đồ hình Hà đồ và Đồ hình Âm dương gia
Hình 3: Biểu tượng Thái cực

8
14

Hình 4: Cối Kh’mer, Hình trịn – vng trên mặt trống Thơn Mống và
hình vng – trịn trên mặt trống Yên Bồng
Hình 5: Hà đồ cửu cung

18
21

Hình 6: Ngũ hành tương sinh – tương khắc và quan hệ chế hóa
Hình 7: Tam hợp, tứ hành xung

24
35

Hình 8: Hình cặp voi

38

Hình 9: Hình ảnh quả cầu thạch anh

38


Hình 10: Hình ảnh chng gió phong thủy
Hình 11: hình ảnh tranh quả lựu, hình ảnh con rồng nhỏ

vii

40
41


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1.Tính cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 1
1.3.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5.Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.6.Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
3.1.Cơ sở phương pháp luận ........................................................................................ 5
3.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6
4.1.Khái luận chung về trƣờng phái Âm – Dƣơng, Ngũ hành và phong thủy ...... 6
4.1.1.Học thuyết Âm dương ......................................................................................... 6
4.1.2.Học thuyết Ngũ hành ........................................................................................ 19
4.1.3.Phong thủy ........................................................................................................ 26
4.2.Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học của Âm - dƣơng gia đến vấn đề phong
thủy trong hôn nhân ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 30

4.2.1.Tuổi kết hôn ...................................................................................................... 30
4.2.2.Tháng cưới hỏi theo phong thủy ....................................................................... 35
4.2.3.Quan hệ vợ chồng ............................................................................................. 36
4.2.4.Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ...................................................... 42
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Con người từ cổ xưa đã nhận thức được thế giới và bắt đầu đi tìm hiểu để giải
thích thế giới. Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan
duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu
hình. Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại, điển hình
là trường phái Âm dương - Ngũ hành ở Trung Hoa. Thuyết Âm dương - Ngũ hành
ra đời đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế
về tư tưởng do các khái niệm Thượng đế, Quỷ thần truyền thống mang lại. Học
thuyết này đã có ảnh hưởng đến thế giới quan của triết học sau này không những của
người Trung Hoa mà cả người Việt Nam.
Học thuyết Âm dương - Ngũ hành được nhiều ngành khoa học khác quan tâm
vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực
của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học
thuyết này. Từ khi hình thành và phát triển đến nay tư tưởng triết học của Âm dương
gia đã ăn sâu vào đời sống văn hóa người Việt. Việc sử dụng phạm trù Âm dương Ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đơng.
Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để
lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.
Trong cuộc sống hàng ngày ta dễ dàng bắt gặp tư tưởng này, và người ta

vẫn tìm hiểu và nghiên cứu nó. Việt Nam - nền văn hóa được kết tinh với bao
thăng trầm của lịch sử, một nền văn hóa có nguồn gốc cổ xưa và chịu nhiều ảnh
hưởng của các nền văn hóa khác, như nền văn hóa phương Đơng, phương Tây.
Trong đó, bị ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa nền văn hóa của các nước Ấn
Độ, Trung Quốc,… đó là lối tư duy tổng hợp và biện chứng, mà cụ thể đã để lại
dấu ấn sâu đậm về những tri thức vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Hiện nay, vấn đề hôn nhân trong mỗi gia đình ln là đề tài nhận được hiện
rất nhiều sự quan tâm. Bởi vì, hơn nhân khơng chỉ chịu ảnh hưởng của các điều
kiện, các yếu tố tâm lý, vật lý mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố phong thủy.
Đó là lý do vì sao những cặp tình nhân, những cặp vợ chồng để nhằm khắc phục
những đổ vỡ và có một cuộc hơn nhân bền vững ln tìm đến phong thủy.
Chính vì thế, sự tìm hiểu nguồn gốc, học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một
việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đơng và văn hóa Việt
Nam. Đặc biệt là vấn đề phong thủy trong hôn nhân của người Việt. Do đó tơi chọn
đề tài “Tư tưởng triết học của Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đối với vấn đề
phong thủy trong hôn nhân ở Việt Nam hiện nay”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu tư tưởng triết học của trường phái Âm dương gia và ý nghĩa của nó
đối với vấn đề phong thủy trong hơn nhân hiện nay ở Việt Nam.

1


Trên cơ sở tìm hiểu tư tưởng triết học của trường phái Âm dương gia đối với
vấn đề phong thủy trong hơn nhân hiện nay ở Việt Nam, từ đó vạch ra một số cách
nhằm phát huy giá trị tích cực của nó đối với vấn đề phong thủy trong hôn nhân hiện
nay ở Việt Nam.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Tư tưởng triết học của trường phái Âm dương và ý nghĩa của nó đối với vấn
đề phong thủy trong hơn nhân hiện nay ở Việt Nam.

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phong thủy trong hôn nhân hiện nay ở Việt
Nam.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài đi sâu nghiên cứu những ảnh
hưởng của tư tưởng triết học của Âm dương gia đối với vấn đề phong thủy trong hôn
nhân ở Việt Nam hiện nay.
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái luận chung về trường phái Âm dương
- Những ảnh hưởng của tư tưởng triết học của âm - dương gia đến vấn đề
phong thủy trong hôn nhân ở việt nam hiện nay.
1.6. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần hệ thống hóa tư tưởng triết học trường phái Âm dương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực đối với vấn đề
phong thuỷ trong hơn nhân ở Việt Nam hiện nay.
- Ngồi ra, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập,
nghiên cứu tư tưởng trường phái Âm dương và nghiên cứu về phong thủy.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu về trường phái Âm dương - Ngũ hành được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau:
- Về sách:
Lê Văn Sửu. (1998). Học thuyết Âm dương - Ngũ hành. Nxb Văn hóa Thơng
tin. Tác giả nghiên cứu lịch sử học thuyết Âm dương - Ngũ hành, học thuyết Âm
dương - Ngũ hành trong nền văn minh nhân loại, học thuyết Ngũ hành trong đời sống
tự nhiên và xã hội. Đồng thời, cuốn sách nghiên cứu khí chất sinh học người Việt
Nam và Âm dương - Ngũ hành.

Thiên Việt. (2010). Bí ẩn Âm dương - Ngũ hành trong Thiên Can Địa Chi, Nxb
Hải Phòng. Tác giả giải thích những truyền thuyết mang tính truyền kỳ trên đất nước
Trung Hoa thời cổ đại, những dấu hiệu bí ẩn được hai thời vua Phục Hy và Hạ Vũ
ghi nhận, khi thấy chúng xuất hiện trên lưng hai con Long Mã (Hà đồ) và Kim quy
(Lạc thư) ở sơng Hồng Hà và sơng Lạc Dương. Khi nghiên cứu giữa Hà đồ và Lạc
thư, thấy chúng có mối tương quan thơng ước với nhau. Vì thế để tìm hiểu về những
bí ẩn của Can chi, chúng ta phải nắm bắt thấu đáo sự biến đổi mang tính ẩn tàng của
Âm dương, Ngũ hành nằm trong đó.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh. (2014). Minh triết Việt trong văn minh Đông phương,
Nxb Tri thức, Hà Nội. Tác giả nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn
hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các
phương pháp mang tính khoa học.
Cao Tài Linh. (2010). Phong thủy ứng dụng Tình yêu nồng thắm, Nxb Thời
đại, Hà Nội. Tác giả chia sẻ chút tri thức phong thủy đã được đơn giản hóa cho dễ
hiểu, với hình ảnh minh họa rõ nét, hướng dẫn cụ thể. Những kiến thức cơ bản của
phái hình thế và lý khí, xen kẽ những kiến thức nền về âm dương ngũ hành, với
những ứng dụng thực tiễn trong mọi mặt đời sống, từ trang trí đến nhà cửa văn
phịng, đến vị trí phương hướng xây dựng.
Nguyễn Đăng Thục. (2006). Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb Từ điển bách
khoa. Cuốn sách sự khác biệt giữa các vấn đề triết học khá phổ biến ở phương Tây
với cách thức mà triết học phương Đông tiếp.
Tư Mã Sơn Nhân & Nguyễn An. (2007). Âm dương kinh, Nxb Hà Nội. Tác giả
nghiên cứu Âm dương kinh dùng trong quan hệ con người, trong nhân sinh, trong
kinh tế và tiền bạc, trong sự nghiệp và cạnh tranh, trong chính trị qn sự.
Hồng Tuấn. (2007). Kinh dịch và hệ nhị phân, Nxb Văn Hóa Thơng tin. Tác
giả phát biểu một cách đầy đủ và rõ ràng nhất về vũ trụ quan và nhân sinh quan của
người xưa.
- Về tạp chí :

3



Trần Ngọc Thêm. (2013). Nguồn gốc Đông Nam Á của triết lý Âm dương, Tạp
Chí Triết học, Số 1 (260), tr. 32 - 40. Tác giả trình bày đầy đủ và rõ ràng hơn vấn đề
về nguồn gốc tư tưởng Âm dương.
Lương Minh Chung. (2007). Kết cấu trận đồ bát quái theo Âm dương - Ngũ
hành. Tạp chí Khoa học, Số 1B, tr. 15 – 24. Tác giả trình bày kết cấu trận đồ bát quái
theo luật Âm dương - Ngũ hành. Bài viết góp phần lí giải những đặc điểm của kết
cấu hình tượng cái tơi trữ tình trong mối quan hệ với: vũ trụ, nhân sinh, kiếp người
và quê hương Kinh Bắc. Qua đó rút ra một số đặc điểm thi pháp thơ Hoàng Cầm.
- Về luận án, luận văn, khóa luận, tiểu luận :
Nguyễn Thị Thanh Thảo. (2011). Thuyết Âm dương - Ngũ hành và ảnh hưởng
của học thuyết đối với nền y học của Phương Đông (Tiểu luận Cao học). Tác giả làm
sáng tỏ thuyết Âm dương - Ngũ hành của triết học phương Đông và ảnh hưởng của
nó đối với nền y học, các ứng dụng thực tế của nó trong việc điều trị và chấn thương
hiện nay.
Nguyễn Thị Minh Hiếu. (2010). Tư tưởng triết học Âm dương gia và ảnh
hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt (Tiểu luận cao học).
Tác giả trình bày về cơ sở lý luận của học thuyết âm dương, nguồn gốc và bản chất
của triết lý âm dương, ảnh hưởng của tư tưởng triết học của âm dương gia đến đời
sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Trần Thị Tố Uyên. (2012). Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng đến xã
hội Phương Đông (Tiểu luận cao học). Tác giả nghiên cứu khái niệm, nguồn gốc,
bản chất, lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành; sự ảnh hưởng và tồn tại của thuyết
Âm dương trong xã hội phương Đông cũng như sự tồn tại thuyết Âm dương - Ngũ
hành trong xã hội Việt Nam.
Nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về tư tưởng triết học của Âm
dương gia và sự ảnh hưởng của nó đối với vấn đề phong thủy trong hơn hiện nay ở
Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng của học thuyết Âm
dương gia đối với vấn đề phong thủy trong hôn nhân tại Việt Nam hiện nay, nhóm

chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài này làm cơng trình nghiên cứu khoa học của mình.

4


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử về tư tưởng triết học của Âm dương gia và vấn đề phong
thủy trong hơn nhân gia đình.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
- Phân pháp phân tích - phê khảo sử liệu: trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu
là quyển sách về các vấn đề liên quan đến học thuyết Âm dương - Ngũ hành, các tạp
chí triết học cũng như các luận án, luận văn, khóa luận, tiểu luận bàn về vấn đề học
thuyết Âm dương - Ngũ hành và ảnh hưởng của học thuyết này đến các vấn đề thực
tiễn xã hội... phát hiện, đánh giá thông tin và phục dựng lại hiện thực lịch sử trên cơ
sở các dữ liệu, thông tin thu nhận được; đồng thời nghiên cứu, so sánh các sử liệu và
bằng cách đó, dùng tư liệu này để kiểm chứng tư liệu khác, tổng hợp các sự vật rời
rạc thu được và xây dựng các quy tắc cần thiết để nhóm hố các sự vật rời rạc thành
chính thể khoa học.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát
triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt trong
mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là
đảm bảo tính liên tục của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát
triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các
sự vật xung quanh.
- Phương pháp logic: là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử
dưới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận
động của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic khơng đi vào

tồn bộ diễn biến, những bước quanh co, thục lùi của lịch sử; nó bỏ qua những cái
ngẫu nhiên có thể xảy ra trong lịch sử mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy
cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp
logic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh với hình thức trừu tượng và
khái quát bằng lý luận. Có nghĩa là, phương pháp logic trình bày các sự kiện một
cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết khơng cơ bản.
Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

5


CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRƢỜNG PHÁI ÂM – DƢƠNG, NGŨ
HÀNH VÀ PHONG THỦY
4.1.1. Học thuyết Âm dƣơng

4.1.1.1. Nguồn gốc học thuyết Âm dương
Trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và
cũng hàm chứa Âm dương và Ngũ hành.
Theo Kinh dịch thì sự biến dịch trong vũ trụ từ vô cực đến thái cực, thái cực
sinh lưỡng nghi (nghi âm và nghi dương); lưỡng nghi sinh tứ tượng (thái dương,
thiếu dương, thái âm, thiếu âm), biểu tượng cho bốn yếu tố vật lý: lửa, kim, nước, gỗ;
tứ tượng sinh bát quái (tám quẻ) tượng trưng cho tám yếu tố vật chất cơ bản của thế
giới. Mỗi quẻ gồm ba vạch vạch liền biểu tượng cho khí dương ( ), vạch đứt biểu
tượng cho khí âm (--), lần lượt chồng lên nhau theo thứ tự như bảng sau (bảng 1):

Kiền

Khơn


Chấn

Tốn

Khảm

Ly

Cấn

Đồi

Trời

Đất

Sấm

Gió

Nước

Lửa

Núi

Đầm

Bảng 1: Tám quẻ trong Kinh dịch

Mỗi quẻ trong tám quẻ lần lượt chồng lên nhau tạo ra 64 quẻ kép, gọi là trùng
quái… từ đó mà vạn vật đều thuận theo lẽ tính mệnh và làm trịn đạo biến hóa; phân
tán ra thì mn phần khác nhau, thống nhất về đạo thì đó là một. Mỗi quẻ kép có 6
hào (vạch), ba vạch trên là ngoại quẻ, ba vạch dưới là nội quẻ, tổng cộng có 384 hào.

Hình 1: Bát quái

6


Âm dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ
thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong tồn vũ trụ cũng như trong
từng tế bào, từng chi tiết. Là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên
toàn bộ vũ trụ, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược
lại. (Nguyễn Thị Thanh Thảo. (2011). tr.5).
Và mọi tai họa trong vũ trụ xảy ra cũng là do không điều hòa được hai lực
lượng ấy. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính,
mềm mại... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính,
cứng rắn... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý Âm
dương.
Cốt lõi của Chu dịch là Bát quát và cơ sở của Bát quát là triết lý Âm dương.
Âm dương còn là cơ sở của Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành cùng nhiều tư tưởng triết lý
khác và phần lớn các ứng dụng trong mọi mặt đời sống của người Á Đông. Song,
nguồn gốc âm dương là từ đâu và từ bao giờ thì lại là vấn đề còn để ngỏ. Những lời
giải đáp hiện có đều khá mơ hồ, thiếu sức thuyết phục.
Lý luận về Âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách
"Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả Âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ
biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng
có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn
nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng: "khí của trời đất thì khơng sai

thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được,
âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".
Triết học Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm
Âm dương. Ơng nói: “Trong vạn vật, khơng có vật nào mà không cõng âm và bồng
dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hố Âm dương của trời đất mà
còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là
Âm dương.
Nói về nguồn gốc của âm dương và triết lí Âm dương, theo rất nhiều người như
Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) cùng cho rằng Phục Hy (thời cổ ở Trung
Quốc (khoảng 2852 - 2737 trước CN)) là người có cơng sáng tạo. Theo Thiên Hệ Từ
thượng truyện, chương II viết: “Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang
chữ, thánh nhân phỏng theo đó (Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi). Hai
chữ thánh nhân ở đây mọi người đều cho là Phục Hy. Phục Hy đã phỏng theo Hà Đồ,
Lạc Thư mà vẽ ra Bát quái.” (Trần Ngọc Thức, (2015), tr.2) (hình 2).

7


Hình 2: Đồ hình Hà đồ và Đồ hình Lạc thư
Lại có một số tài liệu cho rằng đó là công lao của “Âm - dương gia”, một giáo
phái của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cả hai giả thuyết này đều không có cơ sở khoa học. Phục Hy chỉ là
nhân vật huyền thoại nên thuyết nguồn gốc Âm dương đầu tiên phải loại bỏ là cách
giải thích hoang đường theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm đời Hán mà quy công
sáng tạo cho nhân vật truyền thuyết là vua Phục Hy (Bào Hy). Và thuyết quy công
sáng tạo Âm dương cho Trâu Diễn và phái Âm dương gia cũng vô lý khơng kém, vì
khái niệm Âm dương chắc chắn phải ra đời trước các khái niệm Bát quát, Ngũ hành.
Mà Bát quát đã được ghi chép trong Chu dịch, Ngũ hành đã được ghi chép trong Chu
thư. Trâu Diễn và phái Âm dương gia xuất hiện vào thế kỷ III TCN, chỉ vận dụng âm
dương để mở rộng phạm vi giải thích việc đất (địa lý), việc thời (lịch sử) và việc đời

(xã hội) mà thơi.
Cách giải thích nguồn gốc triết lý Âm dương khác khá phổ biến là dựa vào
những thông tin về biểu tượng.
Xét theo hai ký hiệu ( ) và (- -), thuyết của Quách Mạt Nhược cho rằng chúng
là sự mô phỏng bộ phận sinh dục nam và nữ, thuyết của Cao Hưởng cho rằng chúng
là sản phẩm của tục dùng ống trúc một đốt và hai đốt để bói, lại có thuyết cho rằng
chúng là sản phẩm của tục kết thừng không nút và một nút. (Chu Bá Côn. Dich học.
(Nguyễn Viết Dần biên dịch)).
Âm dương và thái cực gắn bó mật thiết với nhau. Hình thái cực có khả năng
bắt nguồn từ việc sùng bái cá thể hiện ở hình cá mặt người, hình đơi cá đối nhau.
(Dương Lực. kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa, tl).
Cách giải thích nguồn gốc triết lý Âm dương phổ biến nhất là dựa vào ngôn
ngữ - văn tự.
Chữ “âm” 陰 bên trái có bộ “phụ” 阝chỉ “núi đất”, bên phải phía trên có chữ
“kim” 今 hình cái nóc nhà, bên dưới có chữ “vân” 云 là “mây”, ý nói bị che khuất.
Do vậy, âm là phía núi tối do mặt trời bị che khuất.
Chữ “dương” 陽 bên trái có bộ “phụ” 阝chỉ “núi đất”, bên phải phía trên có
chữ “nhật” 日 đứng trên chữ “nhất”, chỉ mặt trời đã mọc lên khỏi đường chân trời,
8


bên dưới là chữ “vật” 勿 có hình các tia sáng rọi xuống. Do vậy, dương là phía núi
sáng do có mặt trời chiếu vào. (Trần Ngọc Thêm. 2013. tr.32).
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận:
“Khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam” (“phương nam” ở đây bao gồm
vùng nam Trung Hoa từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Trong quá
trình phát triển, nước Trung Hoa đã trải qua hai thời kì: thời kì “Đơng tiến”, và thời
kì “Nam tiến”.
Trong quá trình “Nam tiến”, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các
cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích

của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng
của nó tác động trở lại cư dân phương nam. Cư dân phương nam sinh sống bằng
nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con
người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; cịn sự sinh
sơi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai
cặp "mẹ - cha", "đất - trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý
âm dương.
Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp "mẹ - cha" và "đất - trời" này, người
ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là
cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
Tục dùng ống trúc một đốt và hai đốt để bói, tục kết thừng khơng nút và một
nút chỉ có giá trị biểu tượng khi thể hiện ý nghĩa Âm dương, nếu khơng thì chúng chỉ
là những sự kiện ngẫu nhiên vô nghĩa. Mà nếu thể hiện ý nghĩa âm dương thì chúng
là hệ quả của Âm dương, có sau Âm dương, chứ không phải là nguyên nhân sinh ra
khái niệm Âm dương. Hình cá mặt người chỉ có thể nói lên tục sùng bái cá chứ chưa
liên quan gì đến khái niệm âm dương. Hình đơi cá đối nhau (đầu đối đầu, đi đối
đi) chỉ mới nói lên ý niệm đối xứng, mà giữa đối xứng và Âm dương là cả một
khoảng cách rất xa.
Xét về nguyên lý thì những tư tưởng triết lý quan trọng nhất bao giờ cũng phải
xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống con người. Việc quả núi có
mặt trời chiếu vào hay không là một sự kiện chung, chung đến mức không thể coi là
một nhu cầu thuộc loại thiết yếu như vậy được. Thuyết cho rằng Âm dương có liên
quan đến tình dục nam nữ là có lý, nhưng tình dục nam nữ là nhu cầu thiết yếu của
khắp thế gian, nguyên nhân nào khiến cho nó đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của
triết lý âm dương ở khu vực này?
Khi nghiên cứu văn hóa Trung Hoa, chúng ta đều biết rõ rằng sở dĩ văn hóa
Trung Hoa vĩ đại như vậy là nhờ nó đã hấp thu tài tình những thành tựu văn hóa của
các dân tộc mà Trung Quốc đã tiếp xúc giao lưu hoặc đã sáp nhập, đồng hóa. Thế
nhưng khi nghiên cứu những hiện tượng cụ thể, chúng ta lại rất hay qn điều này và
thường vơ tình giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình trong phạm vi của một dân

tộc cố định và một không gian địa lý cố định. (Trần Ngọc Thêm, 2013, tr.33).
Điểm xuất phát để đi tìm nguồn gốc triết lý Âm dương là phải mở rộng khơng
gian tìm kiếm ra cả khu vực mà triết lý này tồn tại - đó là vùng Đơng Á (bao gồm cả
9


Đông Bắc Á và Đông Nam Á), và mở rộng chủ thể cần tìm kiếm ra tất cả các tộc
người từng sinh sống trong khu vực rộng lớn này.
Một nguyên lý quan trọng có thể hỗ trợ cho chúng ta trong việc định hướng tìm
kiếm là một tư tưởng đặc biệt phải là sản phẩm của một hoàn cảnh đặc biệt. Triết lý
Âm dương là một tư tưởng đặc biệt: tất cả các dân tộc trên thế giới đều có tư duy đối
lập (thể hiện qua sự tồn tại của các cặp từ trái nghĩa có trong mọi ngơn ngữ), nhưng
chỉ có vùng Đơng Á là có triết lý âm dương mà thơi. Xét về điều kiện sinh tồn thì
vùng Đông Bắc Á là nơi trồng các loại ngũ cốc cạn (mỳ, kê, mạch, cao lương) và
chăn ni, khơng có gì khác so với cả địa bàn rộng lớn từ Tây Nam Á đến phương
Tây. Song Đơng Nam Á thì không như thế: Đông Nam Á là nơi duy nhất trên toàn
thế giới khai sinh ra nghề trồng lúa nước và sống bằng nó trong suốt lịch sử.
Về nghề trồng lúa nước, mối quan tâm số một của con người nông nghiệp là
sự sinh sôi nảy nở của hoa màu. Riêng nghề trồng lúa nước có đặc điểm là phụ thuộc
hồn tồn vào việc cấp thốt nước nên việc cấy gặt phải làm tập trung vào một thời
điểm, khiến nó mang tính thời vụ rất cao, cần rất nhiều sức người (tục ngữ Việt Nam
có câu: Đơng tay hơn hay làm). Vì vậy, người trồng lúa nước cùng lúc quan tâm ở
mức độ cao tới hai nhu cầu sinh sản là sự sinh sản của hoa màu và của con người.
Người bình dân thì chỉ biết cầu xin các lực lượng siêu nhiên, chính đây là lý do
giải thích vì sao mà trên thế giới, Đông Nam Á là nơi có tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng thờ Mẫu và chế độ mẫu hệ phát triển mạnh nhất. Văn hóa Đơng Nam Á cũng
là văn hóa thuộc loại hình âm tính nhất.
Người có đầu óc thì khơng khó khăn để nhận ra rằng hai hình thái sinh sản này
có cùng một bản chất: sự sinh sản của con người thì do sự kết hợp của mẹ và cha, sự
sinh sản của hoa màu thì do sự kết hợp của đất và trời. Đất được đồng nhất với mẹ,

còn trời được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất của hai cặp “mẹ - cha” và “đất - trời”
chính là sự khái quát hóa đầu tiên dẫn tới sự hình thành triết lý Âm dương. (Trần
Ngọc Thêm. 2013. tr.32).
4.1.1.2. Ý nghĩa cặp từ Âm dương
Âm dương đối với chúng ta hiện nay là những khái niệm trừu tượng mơ hồ,
nhưng vào thời xa xưa, chúng đã từng là những từ có ý nghĩa rất cụ thể. Chúng tôi đã
cho rằng, ý nghĩa ban đầu của hai từ này chính là “Mẹ Cha + Đất Trời”. (Trần Ngọc
Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam). Do văn hóa Đơng Nam Á là văn hóa trọng âm, mà
tư duy âm (phụ nữ) thì thiên về tổng hợp nên người xưa đã ghép hai khái niệm “Mẹ
+ Trời” thành một cặp (so sánh cách nói “xem hát” (= xem múa + nghe hát), cách
xưng hô “ông - con" (= ông cháu + cha con)… trong tiếng Việt hiện đại.
Trong các ngôn ngữ Đông Nam Á, từ chỉ “mẹ” đều có chung một gốc là
“ina”: ina (tiếng Giarai, tiếng Chàm hiện đại), yana (tiếng Chàm cổ), inang (tiếng
Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, nạ dòng = người đàn bà đã có con)… Từ chỉ “trời,
thần” trong hàng loạt ngơn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có dạng là
“yang”: yang Sri “thần lúa” (nhiều ngôn ngữ Tây Nguyên), yang Đak “thần nước”
(nhiều ngôn ngữ Tây Nguyên), giàng (tiếng Mường), nhang (tiếng Raglai),…

10


Cặp từ “yĩn - yáng” trong tiếng Hán thể hiện trật tự “âm” trước “dương” sau.
Trật tự ưu tiên yếu tố âm này là bằng chứng ngôn ngữ học rõ ràng về việc khái niệm
“Âm dương” có nguồn gốc từ văn hóa trọng nữ Đơng Nam Á, là kết quả của việc
tổng hợp từ trật tự “mẹ” trước “cha” sau và “đất” trước “trời” sau. Nó khác hẳn với
truyền thống văn hóa trọng nam Đơng Bắc Á, thể hiện qua trật tự “phụ mẫu” (父母),
“nam nữ” (男女), “thiên địa” (天地).
Hai từ “yĩn - yáng” trong tiếng Hán chỉ là sự mượn âm của cặp từ “ina - yang”
của các ngôn ngữ Đơng Nam Á cổ. Hai chữ 陰陽 thì được hình thành muộn về sau
để ghi lại hai khái niệm đã có từ trước đó, lúc này cặp khái niệm “Âm dương” đã

phát triển ra nhiều nghĩa; nghĩa “tối - sáng” chỉ là một phần trong đó. (Trần Ngọc
Thêm, 2013, tr.35).
Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập “mẹ - cha” và “đất - trời”
này, người xưa đã dần dần suy ra vô số những cặp đối lập phổ biến khác. Nhiều cặp
trong số đó đã trở thành những biểu tượng.
Từ cặp “đất - trời”, người xưa đã suy ra:
Trời ở trên, đất ở dưới, nên trên thuộc âm, dưới thuộc dương. Từ đây, cặp “trên
- dưới” đã trở thành biểu tượng vị trí cho Âm dương.
Lạnh là thuộc tính của đất nên âm, nóng là thuộc tính của trời nên
dương. Phương Bắc lạnh nên thuộc âm, phương Nam nóng nên thuộc dương. Ban
đêm lạnh nên thuộc âm, ban ngày nóng nên thuộc dương.
Đêm thì tối nên tối thuộc âm, ngày thì sáng nên sáng thuộc dương. Tối thì có
màu đen nên màu đen thuộc âm, ngày sáng thì nắng đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Từ
đây, cặp “đen - đỏ” đã trở thành biểu tượng màu sắc cho Âm dương;…
Từ cặp “mẹ - cha”, người xưa đã suy ra:
Phụ nữ ưa tĩnh, ổn định nên tĩnh thuộc âm; nam giới ưa động, thay đổi
nên động thuộc dương.
Giống cái thì có tiềm năng mang thai (tuy một mà hai) nên số chẵn thuộc âm;
giống đực thì khơng có khả năng ấy, một là một, cho nên số lẻ thuộc dương. Từ đây,
cặp số “chẵn - lẻ” đã trở thành biểu tượng loại số cho âm dương (đây là một khả
năng khác giải thích nguồn gốc biểu tượng hai vạch ngắn (- -) và một vạch dài ( ).
Về hình khối, khối vng thì ổn định, tĩnh nên hình vng thuộc âm; cịn khối
cầu dễ chuyển động nên hình trịn thuộc dương. Mặt khác, người trồng lúa nước phải
chia đất trồng trọt thành vô vàn những thửa ruộng hình vng để giữ nước và đào vơ
số giếng để cấp nước nên họ rất am hiểu quy luật hình học của hình vng, hình trịn.
Họ biết rằng hình vng có tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, mà số 4 là số chẵn, thuộc
âm; cịn hình trịn có tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3, mà số 3 (số p) là số lẻ,
thuộc dương. Từ đây, cặp “vng - trịn” đã trở thành biểu tượng hình khối cho Âm
dương. (Trần Ngọc Thêm. 2013. tr.36).
4.1.1.3. Các quy luật cơ bản của triết lý Âm dương

Các cặp đối lập vừa nêu chưa phải là nội dung chính của triết lý Âm dương.
Triết lý Âm dương khơng phải là triết lý về những cặp đối lập. Triết lý về đối lập thì
11


dân tộc nào cũng có: tư duy của mọi dân tộc đều có phạm trù đối lập, ngơn ngữ của
mọi dân tộc đều có phạm trù từ trái nghĩa.
Từ những cặp đối lập suy ra từ hai cặp gốc “mẹ - cha” và “đất - trời”, người
xưa chắc hẳn đã thử vận dụng vào việc xác định bản chất Âm dương của các sự vật,
hiện tượng quanh mình: cây lúa là âm hay dương? Cái cày là âm hay dương? Màu
xanh là âm hay dương? Song, vì cây lúa, cái cày, màu xanh… là những khái niệm
khơng có từ trái nghĩa nên đối với mỗi vật ta nói nó là âm hay dương đều được - mỗi
cách trả lời đều có cái lý riêng của nó. Chính từ thực tế này, người xưa đã tìm ra quy
luật về bản chất các thành tố là vạn vật đều vừa âm vừa dương; nói một vật là âm hay
dương chỉ đúng khi đặt trong quan hệ so sánh với một đối tượng khác theo một tiêu
chí nhất định.
Đồng thời, quan sát sự vận hành của ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng,
mùa nóng và mùa lạnh… người xưa cũng xác định được quy luật quan trọng thứ hai
là quy luật về quan hệ giữa các thành tố: âm và dương ln gắn bó mật thiết với nhau
và chuyển hóa cho nhau.
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản.
Quy luật về bản chất của các thành tố âm dương, khơng có gì hồn tồn âm
hoặc hồn tồn dương. Trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này cho
thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với
một vật khác.
Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống
lịng đất thì càng nóng;
Về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa
nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm.
Trong mỗi người đều tiềm ẩn chất khác giới, nên giới tính có thể biến đổi bằng

cơ chế thức ăn hoặc giải phẫu. Chính vì thế mà việc xác định tính Âm dương của các
cặp đối lập có sẵn thường dễ dàng.
Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho
việc xác định tính Âm dương của một đối tượng: muốn xác định được tính chất Âm
dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh nam so
với nữ thì mạnh mẽ (dương) nhưng so với hùm beo thì lại yếu đuối (âm), màu trắng
so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương…
Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ.
Ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen - trắng - xanh - vàng - đỏ
(đất "đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển
thành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ").
Tuy nhiên, không phải xác định được đối tượng rồi là xác định được tính chất
Âm dương của chúng. Muốn xác định được tính chất Âm dương của một đối tượng
thì sau khi xác định được đối tượng so sánh còn phải xác định được cơ sở so sánh.
Đối với cùng cùng một cặp hai vật, các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ra những kết
quả khác nhau.

12


Ví dụ: nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương, nhưng về
độ linh động thì nước là dương, đất là âm; nữ so với nam, xét về giới tính là âm,
nhưng xét về tính cách có thể là dương. (Trần Ngọc Thức, (2015), tr.4).
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố Âm dương, Âm dương gắn bó mật thiết
với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau.
Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng
cực thì chuyển thành âm. Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,...
ln chuyển hóa cho nhau.
Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng
lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất.

Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành
dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành
dương).
Âm và dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh
hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau xoắn vào nhau;
trong âm có dương và trong dương có âm.
Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong động có tĩnh, trong
tĩnh có động… nghĩa là trong âm và dương đều có tĩnh và có động, chỉ khác ở chỗ,
bản tính của âm thì hiếu tĩnh, cịn bản tính của dương thì hiếu động… Do thống nhất,
giao cảm với nhau mà âm và dương có động, mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng
thì hóa để được thơng; có thơng thì mới tồn vĩnh cữu được.
Chính sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập âm
và dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; khi vạn vật biến hóa tới cùng thì
quay trở lại cái ban đầu.
Biểu tượng Thái cực (hình thành trong đạo giáo vào đầu cơng nguyên) phản
ánh đầy đủ hai qui luật về bản chất hịa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lí Âm
dương; là một vịng trịn khép kín: trong đó được chia thành nửa đen nửa trắng, âm
màu đen nặng hướng xuống, dương màu sáng nhẹ nổi lên, trong nửa đen có chấm
trắng, trong nửa trắng có chấm đen; phần trắng là dương, phần đen là âm, chúng nói
lên âm và dương thống nhất: trong âm có dương và trong dương có âm, trong thái âm
có thiếu dương, trong thái dương có thiếu âm. Thiếu dương trong thái âm phát triển
đến cùng thì có sự chuyển hóa thành thiếu âm trong thái dương và ngược lai. Cứ vậy
vạn vật thay đổi, biến hóa khơng ngừng (hình 3). (Trần Ngọc Thức. (2015). tr.5).

Hình 3: Biểu tượng Thái cực.
13


Trong logic học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên. Đó
là quy luật về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các

thành tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả.
Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên,
mà điều này thì khơng biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới),
mà nếu vận động thì nó khơng thể đồng nhất với chính nó được nữa.
Trong khi đó, quy luật về bản chất của triết lý Âm dương là trong âm có
dương, trong dương có âm, tức là trong A đã có B rồi. Luật lý do đầy đủ xác lập nên
luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật và hiện tượng trong sự cô lập, không liên hệ
với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật và hiện tượng tồn tại trong
không gian và quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cái này là nhân của cái
kia, nhưng nó lại là quả của cái khác. Khơng có nhân tuyệt đối và quả tuyệt đối rất
phù hợp với luật chuyển hóa âm dương bất tận, vơ thủy (khơng có bắt đầu) và vơ
chung (khơng có kết thúc).
Hai quy luật của lơgíc học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến
các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là
điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp.
(Trần Ngọc Thức. (2015). tr.5).
4.1.1.4. Triết lý Âm dương và tính cách người Việt
Triết lý Âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ
thống "Tam tài, Ngũ hành" và "Tứ tượng, Bát quái".
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư
duy phân tích, siêu hình cịn phương Đơng chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện
chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đơng thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy
phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, cịn phía nam thì ngược lại,
nặng về tổng hợp hơn phân tích.
Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đơng
Nam Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy Âm dương sơ khai mang tính
tổng hợp. Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hồn thiện nó.
Tổ tiên người Hán cũng vậy, sau khi tiếp thu triết lý Âm dương sơ khai, họ
cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích
của người Bách Việt mà từ triết lý Âm dương ban đầu, người Bách Việt và người

Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra
mơ hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm
(Ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương
Nam) lại cho rằng: "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là
một trong những nét đặc thù của phương Nam.
Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất
hiện rất nhiều.
Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản" ...
14


Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi Âm dương
là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ
với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ
trụ như sau: "Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát qi, bát qi biến hóa vơ
cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ
đại", "tứ mã", "tứ trụ",...
Văn hóa âm tính và tư duy lưỡng phân lưỡng hợp Đơng Nam Á, chính hai quy
luật về bản chất của các thành tố âm dương và quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Âm dương đã phản ánh nét đặc thù về tư duy của văn hóa âm tính, coi trọng sự tổng
hợp, bao quát và chú trọng đến các mối quan hệ.
Triết lý Âm dương tuy hình thành ở Đơng Nam Á nhưng ở Đơng Nam Á nó
chỉ dừng lại ở hình thức lưỡng phân, lưỡng hợp. Tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp
(dualism) là dạng thiếu phân lập rạch rịi của triết lý âm dương. Tính điển hình của tư
duy lưỡng phân, lưỡng hợp đối với văn hóa Đơng Nam Á đã được nhiều nhà nghiên
cứu phương Tây và Việt Nam khẳng định. (Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam).
Tính trung gian của văn hóa Đơng Bắc Á, nếu Đơng Nam Á thuộc loại
hình văn hóa âm tính điển hình, với lối tư duy trọng tổng hợp và quan hệ, cịn

phương Tây thuộc loại hình văn hóa dương tính điển hình, với lối tư duy trọng phân
tích và biệt lập, thì Đơng Bắc Á thuộc loại hình văn hóa nào?
Lâu nay ta quen cho rằng Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam là
bốn nước “đồng văn”. Đánh giá văn hóa mà chỉ căn cứ vào ảnh hưởng Nho giáo là
sản phẩm vay mượn muộn sau này thì khơng thể vượt qua được những biểu hiện hình
thức bề ngồi. Bỏ ra một bên những biểu hiện hình thức bề ngồi thì sẽ thấy văn hóa
tư duy, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử của Việt Nam khác hẳn ba dân tộc Đông
Bắc Á, trong khi lại giống một cách lạ lùng với cách tư duy, tổ chức, ứng xử của các
dân tộc Đơng Nam.
Đó chính là vì Đơng Bắc Á tiêu biểu cho một loại hình văn hóa thứ ba: văn hóa
trung gian. Chính nhờ tính trung gian, từ gốc du mục chuyển sang nơng nghiệp, mà
người Đơng Bắc Á có năng lực tư duy vừa phân tích vừa tổng hợp. Nó giúp cho
người Hoa Bắc sau khi tiếp thu tư duy âm dương ở dạng lưỡng phân lưỡng hợp của
Đông Nam Á đã nhanh chóng hồn thiện thành triết lý Âm dương và phát triển nó
một cách hiệu quả nhất.
Trong khi Đơng Bắc Á là trung gian giữa Đông Nam Á và phương Tây thì Việt
Nam là trung gian giữa phần cịn lại của Đông Nam Á với Đông Bắc Á. Việt Nam
vừa nằm trong Đông Nam Á là cái nôi sinh ra triết lý Âm dương nguyên thủy, lại vừa
nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Hoa là nơi tạo nên triết lý Âm dương hồn
thiện nên tính cách của người Việt thể hiện ảnh hưởng của tư duy Âm dương rất
mạnh. (Trần Ngọc Thêm. 2013. tr.37).
Tính ưa hài hịa:
Tính cách thứ nhất thuộc loại này là tính ưa hài hịa.

15


×