Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh Trung học phổ thông bằng việc sử
dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất
hidrocacbon – Hóa học 11 nâng cao
Lưu Thị Minh Thanh
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Dũng
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Năng lực và phát triển năng
lực của Học sinh (HS), Năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) và những biểu hiện
của năng lực này trong học tập, Bài tập hóa học (BTHH) và phát triển NLVDKT qua
sử dụng (BTHH), Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng bài tập và phát triển
NLVDKT của HS trong quá trình Dạy học hóa học (DHHH) ở một số trường THPT
của Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình và SGK
Hóa học lớp 11. Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng hệ thống BTHH phần dẫn xuất
hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao nhằm phát triển NLVDKT của HS. Nghiên
cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực, đặc biệt đi sâu nghiên cứu biện
pháp phát triển NLVDKT thông qua việc sử dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn và xây
dựng. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá chất lượng, xác định tính phù hợp,
tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống BTHH đã lựa chọn, xây dựng và các biện
pháp sử dụng đã đề xuất nhằm phát triển NLVDKT của HS.
Keywords.Phương pháp dạy học; Hóa học; Bài tập hóa học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn
cầu hoá đặt ra cho ngành giáo dục phải đào tạo ra lực lượng lao động phù hợp với yêu
cầu của thời đại mới. Đó là những người lao động không chỉ giỏi lí thuyết mà còn có
năng lực thực hành, không chỉ có trình độ mà còn có khả năng ứng dụng những thành tựu
của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, những người nói được, làm được, năng động, sáng
tạo và có khả năng thích ứng với nghề nghiệp…
Trước yêu cầu đó thì cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK)
thì việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang được thực hiện mạnh mẽ ở các cấp
học, ngành học. Việc dạy học suy cho cùng là trang bị cho học sinh (HS) hệ thống kiến
thức, kĩ năng để các em có thể thích ứng với những hoàn cảnh trong tương lai, để lập thân
lập nghiệp. Theo Unesco thì bốn trụ cột của việc học là: học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định và học để cùng chung sống. Như vậy thì thay cho việc dạy HS một lượng
lớn kiến thức lí thuyết ta hãy dạy cho họ cách huy động có hiệu quả các kiến thức đó để
giải quyết những tình huống xuất hiện và nếu có thể là để đối mặt với những khó khăn
bất ngờ có thể xảy ra. Nói cách khác hãy dạy cho HS cách thức sử dụng, vận dụng những
tri thức đã lĩnh hội được vào những tình huống có ý nghĩa.
Hoá học là một môn khoa học có nhiều ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời
sống và trong nền kinh tế quốc dân. Đó là một môn học then chốt trang bị cho HS những
kiến thức hoá học cơ bản để đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học ở những bậc cao hơn.
Môn học hình thành cho HS kĩ năng thao tác với với hoá chất, dụng cụ thí nghiệm; kĩ
năng quan sát, giải thích các hiện tượng hoá học; hình thành phương pháp nghiên cứu
khoa học, thế giới quan khoa học; đạo đức, phẩm chất của người lao động mới…Thực tế
giảng dạy cho thấy nếu chỉ cung cấp cho HS những kiến thức hoá học về mặt lí thuyết thì
các em sẽ rất nhanh quên. Chỉ khi vận dụng được các kiến thức vào giải bài tập thì HS
mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. Bài tập hóa học (BTHH) đóng một vai trò rất
quan trọng vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu quả.
Với mong muốn phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; với
mong muốn phát triển và nâng cao năng lực học tập; năng lực vận dụng kiến thức
(NLVDKT) vào các tình huống học tập, vào thực tiễn lao động sản xuất, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội đối với con người trong thời đại mới, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Trung học phổ
thông bằng việc sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon - Hoá học 11
nâng cao”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chúng tôi tìm hiểu và nhận thấy có một số công trình khoa học, một số luận văn
Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ có liên quan đến đề tài như:
- Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế,
Hoá học 12, Tập 1, Hoá học Hữu cơ, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD), Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Thanh Giang: Phát triển năng lực nhận thức và
tư duy của HS thông qua hệ thống bài tập hóa học có liên quan đến thực tiễn và môi
trường phần Vô cơ – Hóa học THPT. Bảo vệ năm 2009 tại trường Đại học Giáo dục
(ĐHGD) – Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Đậu Thị Thịnh: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS Trung học phổ thông (THPT) phần hữu cơ
lớp 12 nâng cao. Bảo vệ năm 2011 tại trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hà: Tuyê
̉
n cho
̣
n, xây dựng va
̀
sư
̉
du
̣
ng hệ
thống bài tập có nội dung thực tiễn trong da
̣
y ho
̣
c ho
́
a ho
̣
c ơ
̉
các trư ờng THPT tỉnh Sơn
La (phần hoá học phi kim lơ
́
p 10 và 11). Bảo vệ năm 2011 tại trường ĐHSP Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Khánh: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn để phát triển NLVDKT của HS THPT tỉnh Nam
Định (phần hữu cơ Hóa học lớp 12 nâng cao). Bảo vệ năm 2012 tại trường ĐHGD –
ĐHQG Hà Nội.
- Luận a
́
n Tiến sĩ Khoa học Giáo dục của Trần Thị Thu Huệ: Phát triển một số
năng lực của HS trung học phổ thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong
dạy học hóa học (DHHH) phần hóa học vô cơ, bảo vệ năm 2012, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam
Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về BTHH có nội dung thực tiễn sử
dụng trong DHHH ở trường phổ thông để nhằm các mục đích khác nhau: Giáo dục
môi trường, phát triển năng lực nhận thức, phát triển năng lực sáng tạo cho HS
nhưng còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển NLVDKT của HS
qua những nội dung DHHH cụ thể. Đó là những vấn đề đặt ra giúp chúng tôi định
hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình, tiếp tục nghiên cứu về BTHH và biện
pháp sử dụng BTHH nhằm phát triển NLVDKT của HS THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng và sử dụng BTHH phần dẫn xuất hiđrocacbon -
Hoá học 11 nâng cao nhằm phát triển NLVDKT của HS THPT, qua đó góp phần nâng
cao chất lượng DHHH ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Năng lực và phát triển năng lực của
HS, NLVDKT và những biểu hiện của năng lực này trong học tập, BTHH và phát triển
NLVDKT qua sử dụng BTHH,
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng bài tập và phát triển NLVDKT của HS trong
quá trình DHHH ở một số trường THPT của Thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình và SGK Hóa học lớp 11.
- Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng hệ thống BTHH phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11
chương trình nâng cao nhằm phát triển NLVDKT của HS.
- Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực, đặc biệt đi sâu nghiên cứu
biện pháp phát triển NLVDKT thông qua việc sử dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn và
xây dựng.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá chất lượng, xác định tính phù hợp, tính
hiệu quả và tính khả thi của hệ thống BTHH đã lựa chọn, xây dựng và các biện pháp
sử dụng đã đề xuất nhằm phát triển NLVDKT của HS.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống BTHH phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 chương
trình nâng cao và các biện pháp sử dụng nhằm phát triển NLVDKT của HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon
lớp 11 chương trình nâng cao. Việc TNSP trong năm học 2012 – 2013, được tiến hành
ở 2 trường: Trường THPT Thanh Oai B và Trường THPT Thanh Oai A - Huyện Thanh Oai
- Hà Nội.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và xây dựng được một hệ thống BTHH phần dẫn xuất hiđrocacbon
lớp 11 chương trình nâng cao có chất lượng tốt và có các biện pháp sử dụng hợp lí, hiệu
quả trong các khâu của quá trình dạy học thì sẽ giúp HS tích cực, chủ động nắm vững
kiến thức và vận dụng được kiến thức vào những hoàn cảnh cụ thể, qua đó hình thành
và phát triển được NLVDKT của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa
học.
8. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài: BTHH, năng lực và
phát triển năng lực,
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa,
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp điều tra (bằng các phiếu câu hỏi), phỏng vấn, quan
sát, để đánh giá về thực trạng DHHH ở trường THPT.
- Sử dụng các phương pháp TNSP đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả và tính
khả thi của hệ thống BTHH đã lựa chọn, xây dựng và các biện pháp sử dụng đã đề xuất
nhằm phát triển NLVDKT của HS.
8.3. Các phương pháp xử lí thông tin
Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp thống kê
toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục,
9. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề hình thành và phát triển
NLVDKT của HS trong quá trình DHHH ở trường phổ thông.
- Điều tra đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập và phát triển NLVDKT của HS
trong DHHH ở một số trường THPT của Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng
cao nhằm phát triển NLVDKT của HS.
- Đề xuất được một số biện pháp sử dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn, xây dựng nhằm
phát triển NLVDKT của HS trong DHHH lớp 11.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực vật dụng kiến
thức của HS bằng việc sử dụng bài tập hóa học
Chương 2: Phát triển năng lực vật dụng kiến thức của học sinh trung học phổ
thông bằng việc sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon - Hoá học 11 nâng
cao
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2006), Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp, NXBGD, Hà Nội.
2. Đới Thị Bình, Cát Lợi Bình (2003), 800 mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày. NXB
Thanh Niên.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về
đổi mới giáo dục THPT môn Hóa học. NXBGD, Hà Nội.
4. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn Hóa học,
NXBGD, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 11. NXBGD, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số
phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung
học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp THPT.
9. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
NXBGD, Hà Nội.
10. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp DHHH ở trường phổ thông và Đại học. Một
số vấn đề cơ bản, NXBGD Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Cương (Chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị
Oanh, Nguyễn Mai Dung, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, Nguyễn Đức Dũng
(2008), Thí nghiệm thực hành phương pháp DHHH (phương pháp DHHH – tập III).
NXBGD, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề về đổi
mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và
phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT,
Tài liệu Hội thảo tập huấn.
14. Nguyễn Đức Dũng (2012), Đổi mới phương pháp DHHH ở trường phổ thông, Tập
bài giảng cho học viên sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân (2013), “ Rèn luyện và phát triển năng lực
vận dụng kiến thức cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ có
nội dung thực tiễn”, Tạp chí giáo dục, (7/2013).
16. Dương Văn Đảm (2006), Hóa học quanh ta. NXBGD, Hà Nội.
17. Trần Quốc Đắc (2008), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11, NXBGD
18. Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hoá học
12 (tập 1- Hoá học hữu cơ). NXBGD, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông
qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận – phương pháp dạy học hóa học ở trường cao
đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viê
̣
n Khoa ho
̣
c Gia
́
o du
̣
c Viê
̣
t Nam.
20. Cao Cự Giác (2010), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 2-Hoá học hữu cơ. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo
khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội.
22. Trần Thị Thu Huệ (2012), Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ
thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học phần hóa học vô
cơ, Luận a
́
n Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
23. Nguyễn Văn Khánh (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH có
nội dung thực tiễn để phát triển NLVDKT của học sinh THPT tỉnh Nam Định (phần
hữu cơ Hóa học 12 nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Nguyên (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập về
giáo dục môi trường trong dạy học phần hóa hữu cơ ở trường THPT. Luận văn thạc sĩ,
ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
25. Phạm Thị Nhài (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập về giáo
dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học phần hóa học hữu cơ THPT. Luận văn
thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở học
sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1. NXBGD, Hà Nội.
28. Nguyên Văn Sang (dịch) (2002), Hóa học và đời sống – Tập 4 – Nguồn thực phẩm.
NXB Trẻ.
29. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Học phần
phương pháp DHHH 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
30. Đậu Thị Thịnh (2011), Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hóa
học vào thực tiễn cho học sinh THPT phần hữu cơ lớp 12 nâng cao. Luận văn thạc sĩ,
ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Kim Thu (2011), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh
thông qua hệ thống BTHH có liên quan đến thực tiễn (phần Hóa học Hữu cơ – THPT
), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
32. Đặng Xuân Thư (chủ biên), Đặng Lộc Thọ (2007), Ôn tập hóa học 11. NXBGD
33. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Quyền (2008), Hóa học 11 nâng cao. NXBGD, Hà Nội.
34. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng
(2008), Bài tập hoá học 11 nâng cao. NXBGD, Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống. NXB,
Hà Nội.
36. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông. NXB ĐHSP, Hà Nội.
37. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hoá học với thực tiễn đời sống, bài tập ứng dụng.
NXB ĐHSP, Hà Nội.
38. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2005), Tâm
lý học đại cương. NXB ĐHQG Hà Nội.
39. Lê Thanh Xuân (2008), Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 11 phần hữu
cơ. NXBGD, Hà Nội