Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Thực trạng lỗi sử dụng tiếng việt của học sinh lớp 2, lớp 3 dân tộc h'mông ở huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an và một số biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.83 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------------

LÊ THỊ LAN HƯƠNG

THỰC TRẠNG LỖI SỬ DỤNG TỪ TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH LỚP 2, LỚP 3 DÂN TỘC H’MÔNG
Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC ( BẬC TIỂU HỌC )
MÃ SỐ: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CHU THỊ THUỶ AN

Vinh-2010


Lời cảm ơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Chu Thị
Thuỷ An, ngời đà tận tình chỉ bảo, hớng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, khoa Sau
đại học trờng Đại học Vinh, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy
lớp Cao học 16- Giáo dục tiểu học đà cung cấp cho tác giả nhiều
kiến thức lý ln cịng nh thùc tiƠn vỊ khoa häc gi¸o dục.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên các
trờng tiểu học Mờng Lống 1, Huồi Tụ 1, Nậm Càn, Na Ngoi 1
(Kỳ Sơn - Nghệ An), Phòng Giáo dục Kỳ Sơn, UBND huyện


Kỳ Sơn, các bạn đồng nghiệp đà động viên, cổ vũ và giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đà có nhiều cố gắng, song luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận đợc những ý
kiến đóng góp, của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2010.
Tác giả
NHNG T VIT TT TRONG LUN VN
BGH

Ban giỏm hiu

CSVC

C sở vật chất

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

ĐC

Đối chứng

GD-ĐT


Giáo dục - Đào tạo

GVTH

Giáo viên tiểu học

HSTH

Học sinh tiểu học

HSDT

Học sinh dân tộc

HS

Học sinh

HTI

Huồi Tụ 1


ML

Mường Lống

NC


Nậm Càn

NNI

Na Ngoi 1

PGD

Phòng giáo dục

QLGD

Quản lý giáo dục

TN

Thử nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
I. BẢNG
Bảng 1: Hệ thống các dạng bài tập sử dụng từ trong phân môn


Trang

Luyện từ và câu ở lớp 2, lớp 3…………………………………........................ 25
Bảng 2: Các loại lỗi sử dụng từ của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’Mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An…………............................................................. 43
Bảng 3: Lỗi vi phạm diện mạo ngữ âm của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An………………………………………………..... 44
Bảng 4: Lỗi ngữ nghĩa của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An………………………………………………..... 46
Bảng 5: Lỗi ngữ pháp của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An…………………………………………............. 47
Bảng 6: Lỗi sử dụng từ sai phong cách của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông
ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An……………………………………………….

49

Bảng 7: Thực trạng sử dụng các biện pháp để khắc phục lỗi sử dụng từ tiếng
Việt cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An…… 56
Bảng 8: Những khó khăn mà giáo viên tiểu học gặp phải trong quá trình
sử dụng các biện pháp sửa lỗi sử dụng từ cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc
H’mông huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An………………….................................... 59
Bảng 9: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp khắc phục
lỗi sử dụng từ cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn,


tỉnh Nghệ An………………………………….................................................. 93
Bảng 10: Kết quả kiểm tra lỗi sử dụng từ của học sinh lớp 2 dân tộc H’mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An qua các bài kiểm tra Luyện từ và câu…………. 97
Bảng 11: Kết quả kiểm tra lỗi sử dụng từ của học sinh lớp 3 dân tộc H’mông
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An qua các bài kiểm tra Luyện từ và câu………… 99

II. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn kết quả thực nghiệm khối lớp 2……………….

98

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn kết quả thực nghiệm khối lớp 3………... ..........

100


MỤC LỤCC LỤC LỤCC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………. 1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………. 1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………………. 2
3.1. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………… 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………................ 2
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận................................................... 2
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................... 2
6.3. Phương pháp thống kê toán học............................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................... 3
8. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 3
9. Bố cục của luận văn...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................... 5
1.2. Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt……………………………….............. 9

1.2.1. Khái niệm từ…………………………………………………................. 9
1.2.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt……………………………………………...
1.2.3 Nghĩa và các thành phần ý nghĩa của từ………………………………
1.3. Sử dụng từ và vấn đề dạy sử dụng từ ở tiểu học……………………….
1.3.1. Sử dụng từ……………………………………………………................
1.3.2. Dạy sử dụng từ cho học sinh lớp 2, 3…………………………………..
1.4. Đặc điểm của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông với việc dạy sử dụng

11
18
21
21
22

từ………………………………………………………………………………. 26
1.4.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc H’mơng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An………………………………………………………………………. 26
1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông………….. 34
1.5. Tiểu kết chương 1………………………………………………………... 36
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG LỖI SỬ DỤNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA
HỌC SINH LỚP 2, 3 DÂN TỘC H’MÔNG Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH
NGHỆ AN……………………………………………...................................... 38
2.1. Một số đặc điểm về địa lý - kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Kỳ
Sơn……………………………………………………….................................. 38
2.1.1.
Vài
nét
về
dân
tộc 38

H’mông……………………………………...............
2.1.2. Đặc điểm về địa lý - kinh tế - xã hội…………………………………… 39
2.1.3. Đặc điểm về giáo dục tiểu học ở huyện Kỳ Sơn……………………….. 40
2.2. Thực trạng về lỗi sử dụng từ tiếng Việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc


H’Mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An……………………………………… 41
2.2.1. Khái niệm lỗi sử dụng từ………………………………………………. 42
2.2.2. Một số lỗi sử dụng từ của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện
Kỳ

Sơn,

tỉnh

Nghệ 42

An………………………………………..................................
2.3. Nguyên nhân mắc lỗi sử dụng từ tiếng Việt của học sinh lớp 2, 3 dân
tộc H’Mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An...................................................... 50
2.3.1.
Nguyên
nhân
khách 50
quan………………………………………………
2.3.2.
Nguyên
nhân

chủ 54


quan…………………………………………………
2.4. Thực trạng các biện pháp được sử dụng để khắc phục lỗi sử dụng từ,
nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc
H’mông………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………… 55
2.4.1. Thực trạng về các biện pháp được sử dụng để khắc phục lỗi sử dụng
từ cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An……………………………………………………………………………… 56
2.4.2. Thực trạng về những khó khăn mà giáo viên tiểu học gặp phải trong
quá trình sử dụng các biện pháp sửa lỗi sử dụng từ cho học sinh lớp 2, 3
dân tộc H’mông huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An………………………………. 58
2.5. Tiểu kết chương 2……………………………………………………….. 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI SỬ DỤNG TỪ TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2, 3 DÂN TỘC H’MÔNG HUYỆN KỲ
SƠN, TỈNH NGHỆ AN………………………………..................................... 62
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp……………………………………… 62
3.1.1. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm lí và đặc điểm nhận thức của
học sinh………………………………………………………………………... 62
3.1.2. Nguyên tắc mục tiêu…………………………………………................. 62
3.1.3.
Nguyên
tắc
khả 63
thi………………………………………………………
3.2. Biện pháp đề xuất………………………………………………………... 63
3.2.1.Nhóm biện pháp dạy sử dụng từ trong giờ Luyện từ và câu 63
…………..
3.2.2. Nhóm biện dạy sử dụng từ trong các giờ học tiếng Việt khác………...


74

3.2.3. Nhóm biện pháp tạo mơi trường giao tiếp bằng tiếng Việt…................

82


3.2.4. Nhóm biện pháp khắc phục lỗi sử dụng từ từ cách phát âm…………. 87
3.3. Thử nghiệm sư phạm…………………………………………................. 92
3.3.1.
Khảo
sát
tính
khả
thi
của
biện
pháp
đề 92
xuất…………………...............
3.3.2. Mục đích thử nghiệm…………………………………………………...
3.3.3. Khách thể thử nghiệm………………………………………………….
3.3.4. Nội dung thử nghiệm…………………………………………………...
3.3.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thử nghiệm……………………….................
3.3.6.
Phân
tích
kết
quả
thử


94
94
94
95
96

nghiệm…………………………………………..
3.4. Đánh giá sau thử nghiệm………………………………………………... 99
3.5. Tiểu kết chương 3……………………………………………………….. 100
KẾT LUẬN CHUNG……………………………………… 102
1. Kết luận……………………………………………………………………. 102
2. Một số đề xuất……………………………………………………………… 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………. 105
PHỤ LỤC……………………………………………........... 110
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát về thực trạng lỗi sử dụng từ tiếng Việt của
học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An…………... 110
PHỤ LỤC 2: Phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp khắc phục lỗi sử
dụng từ tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An………………………………………………………………….. 115
PHỤ LỤC 3: Giáo án thử nghiệm…………………………………………… 117
PHỤ LỤC 4: Một số ví dụ về lỗi sử dụng từ của học sinh lớp 2, 3 dân tộc
H’mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An…………………………………….. 135


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Dạy sử dụng từ có vai trị rất quan trọng giúp học sinh lựa chọn từ ngữ kết
hợp các từ ngữ với nhau để thành câu, thành đoạn…theo những quy tắc nhất định
và chuyển những từ đã tích luỹ được thành những từ “sống” luôn được sử dụng

trong học tập giao tiếp và tư duy.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc sử dụng từ của HS lớp 2, 3 dân tộc
thiểu số ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là học sinh
dân tộc H’mông, khả năng sử dụng từ của các em còn kém.
Đối với trên 90% học sinh tiểu học dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn thì tiếng
Việt là ngơn ngữ thứ hai, vốn kiến thức về tiếng Việt của các em còn rất hạn chế.
Mặt khác, giáo viên ở đây hầu hết là người miền xi khơng thạo tiếng H’mơng,
đang cịn lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp sửa lỗi sử dụng từ.
Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo cho việc dạy học tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số cịn thiếu, các cơng trình nghiên cứu vấn này chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở góc độ lý luận, chưa mang
tính cụ thể.
Từ những lí do trên đã thơi thúc chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng lỗi sử
dụng từ tiếng Việt của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An và một số biện pháp khắc phục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khắc phục thực trạng lỗi sử dụng từ tiếng Việt cho HS lớp 2, 3 dân tộc
H’mơng huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đóng góp một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sử dụng từ
tiếng Việt cho học sinh dân tộc H’mơng nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy từ ngữ tiếng Việt cho HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Nghệ An.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


Thực trạng lỗi sử dụng từ tiếng Việt của HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và các biện pháp khắc phục.
4. Giả thuyết khoa học

Chúng tơi giả định rằng, nếu tìm ra được những biện pháp sửa lỗi sử dụng
từ có hiệu quả và sử dụng hợp lí các biện pháp đó thì sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng từ tiếng Việt cho HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: từ tiếng Việt, đặc điểm
của từ tiếng Việt, quá trình dạy học sử dụng từ ở tiểu học và một số đặc điểm tâm
lý của HS lớp 2, 3.
- Tìm hiểu thực trạng, lý giải nguyên nhân dẫn đến các loại lỗi sử dụng từ
tiếng Việt của HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp hướng dẫn HS lớp 2, 3 dân tộc
H’mông trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An khắc phục lỗi sử dụng từ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra, quan sát
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắc lỗi sử dụng từ
tiếng Việt của HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
6.2.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Để trưng cầu ý kiến các nhà quản lý, giáo viên, tổng kết kinh nghiệm để xây
dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp sửa lỗi sử dụng từ cho học
sinh.
6.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử
dụng biện pháp thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
Để xử lí kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm



7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và tổ chức thử nghiệm các biện pháp sửa lỗi sử dụng từ
tiếng Việt của HS lớp 2, 3 dân tộc H’mông ở bốn trường tiểu học trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là các trường: Trường tiểu học Huồi tụ 1; Trường
tiểu học Mường Lống; Trường tiểu học Nậm Càn; Trường tiểu học Na Ngoi 1.
8. Đóng góp của luận văn
Đóng góp của luận văn là làm sáng tỏ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến
lỗi sử dụng từ tiếng Việt của HS lớp 2, 3 dân tộc H’mơng huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An, từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục lỗi sử dụng từ tiếng Việt,
nâng cao hiệu quả sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh dân tộc H’mông ở huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Nghệ An.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; Nội dung luận
văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng lỗi sử dụng từ tiếng Việt của học sinh lớp 2, 3 dân
tộc H’Mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh lớp
2, 3 dân tộc H’Mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam vấn đề dạy từ ngữ cho học sinh bản ngữ được giới thiệu, quan
tâm khá muộn. Có hai tác giả Nguyễn Hiệt Chi và Lê Thước là những tác giả đầu
tiên quan tâm đến vấn đề giáo học pháp tiếng Việt. Tuy vậy, hai tác giả này chủ
yếu bàn về phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, cịn dạy từ ngữ chưa có
tác giả nào quan tâm đến. Đến năm 1954, vấn đề dạy tiếng Việt nói chung,
phương pháp dạy từ ngữ nói riêng mới được một số người quan tâm, đề cập nhưng
chỉ dừng lại ở trao đổi, sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm trong giảng dạy. Việc

nghiên cứu phương pháp dạy từ ngữ vẫn còn tản mạn, chắp vá nên hiệu quả vận
dụng vào giảng dạy từ ngữ còn rất thấp. Phải đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20 mới
xuất hiện một số bài báo, tạp chí bàn về dạy từ ngữ cho học sinh. Đó là các bài của
tác giả Hồ Lê “Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy từ ngữ ở trường phổ thông”
[34] Đinh Phan Cảnh “Một số kinh nghiệm bước đầu về vấn đề dạy từ” [10]. Từ
1980 đến nay, vấn đề dạy học từ tiếng Việt nói chung và dạy sử dụng từ nói riêng
đã có nhiều nhà sư phạm, nhà giáo dục đi sâu nghiên cứu để tìm và vận dụng
những phương pháp, biện pháp dạy học nhằm đạt kết quả tốt nhất. Các tác giả đã
nghiên cứu theo các xu hướng sau:
a) Xu hướng nghiên cứu về phương pháp dạy học từ ở tiểu học


- Tác giả Trịnh Mạnh trong cơng trình nghiên cứu “Vấn đề dạy học từ ngữ
cho học sinh cấp 1” [38] đã đề cập đến 3 nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy từ ngữ
cho học sinh cấp 1 như sau:
+ Chính xác hố vốn từ.
+ Làm phong phú vốn từ.
+ Rèn kĩ năng sử dụng từ cho học sinh.
Ngoài ba nhiệm vụ cơ bản trên, tác giả Lê Cận [11] có bổ sung thêm nhiệm vụ
thứ tư ‘‘Giúp học sinh chuẩn mực hoá vốn từ’’. Nhiệm vụ này xuất phát từ yêu
cầu chuẩn mực hoá, văn hoá từ ngữ của học sinh, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ
của học sinh. Bởi vì vốn từ của học sinh được hình thành, được tích luỹ một cách
tự nhiên và tự phát qua giao tiếp trong cộng đồng dân cư nên trong vốn từ của các
em có những vốn từ khơng phù hợp với chuẩn mực ngơn ngữ. Vì vậy, việc dạy
học từ ngữ ngoài việc cung cấp cho học sinh những từ ngữ mới của tiếng Việt văn
hoá, giúp học sinh phát triển mở rộng vốn từ, còn giúp học sinh loại bỏ những vốn
từ khơng văn hố, khơng chuẩn mực khỏi vốn từ tích cực của các em.
Đề cập đến vấn đề dạy từ ngữ cho học sinh phải kể tới ‘‘ Rèn luyện ngôn
ngữ’’ của tác giả Phan Thiều [45] xem việc rèn luyện ngơn ngữ, trong đó rèn
luyện kĩ năng sử dụng từ là một hoạt động giáo dục, giáo dục ngơn ngữ. Nó phải

được xây dựng trên cơ sở lí luận khoa học vững chắc. Nhưng rèn luyện nói tốt,
viết tốt khơng chỉ đơn thuần tập trung vào việc trang bị lí thuyết ngơn ngữ, lí
thuyết khoa học về tiếng Việt mà trước hết và chủ yếu phải đưa người học vào
hoạt động ngôn từ, vào thực tiễn nói, viết một cách cụ thể, qua đó mà hình thành
những kĩ năng, những thói quen đúng chuẩn.
- Tác giả Lê Xuân Thại [43] đưa ra nguyên tắc dạy tiếng Việt ở nhà trường,
đó là nguyên tắc rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ cũng như nhằm phát triển vốn
từ, phát triển tư duy cho học sinh. Tác giả nhận thấy rằng năng lực từ ngữ và năng
lực tư duy của con người ln có sự song hành và tương tác với nhau. Tri thức
ngôn ngữ là cơ sở để sử dụng ngôn ngữ và ngược lại sử dụng ngơn ngữ cũng có
tác dụng trở lại đối với tri thức ngơn ngữ.
Qua việc nhìn nhận lại năng lực từ ngữ và tư duy con người, tác giả có đề
xuất một số ý kiến về dạy từ cho học sinh giúp học sinh nắm vững từ và sử dụng


từ một cách chính xác. Bên cạnh đó, tác giả nói về lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu
học liên quan đến việc nhận diện từ, sử dụng từ và đưa ra biện pháp phòng ngừa,
sửa chữa.
- Các tác giả Nguyễn Trí, Lê A, Lê Phương Nga [55] khi trình bày phương
pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học đã nói về việc dạy và học từ ở tiểu học. Theo
các tác giả, khi dạy từ ở tiểu học phải làm rõ những đặc điểm giải nghĩa từ và sử
dụng từ trong câu của học sinh, nhất là ở các lớp đầu cấp tiểu học năng lực giải
nghĩa từ và sử dụng từ còn thấp. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chương trình, cuốn
sách cũng đã nêu lên phương pháp, hình thức dạy học từ ở tiểu học hiện nay.
- Các tác giả Chu Thị Thuỷ An, Chu Thị Hà Thanh [5]; Lê Hữu Tỉnh, Trần
Mạnh Hưởng [42], Nguyễn Minh Thuyết [48, 49]; đã trình bày một cách có hệ
thống vấn đề dạy học từ ở tiểu học qua các phần: Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy
luyện từ; Nội dung dạy luyện từ; Các nguyên tắc dạy học luyện từ; Tổ chức dạy
học các kiểu bài luyện từ; Tổ chức dạy học các nội dung luyện từ. Nhìn chung,
trên cơ sở mục tiêu, nội dung và nguyên tắc dạy học các tác giả không những đã

xây dựng phương pháp dạy học từ ngữ nói chung mà cịn đề xuất được các
phương pháp dạy học sinh sử dụng từ. Trong nội dung dạy học sử dụng từ, các tác
giả nêu lên khái niệm sử dụng từ, mục đích của việc dạy học sử dụng từ và hệ
thống bài tập sử dụng từ , phương pháp dạy từng dạng bài tập sử dụng từ cụ thể.
b) Xu hướng nghiên cứu về thực trạng lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và cách
khắc phục
Ngồi các giáo trình trên, cịn có nhiều cơng trình khoa học viết về thực
trạng lỗi sử dụng từ và các giải pháp cho vấn đề này.
- Các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tơ Đình Nghĩa “Lỗi từ vựng và
cách khắc phục” [33] đã nêu lên thực trạng và thống kê các loại lỗi từ vựng mà
học sinh thường mắc phải, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi. Từ đó, các tác giả đã
phân loại lỗi, phân tích từng loại lỗi, đưa ra giải pháp đó là Xây dựng hệ thống bài
tập sửa lỗi từ vựng và rèn luyện dùng từ vựng.
- Tác giả Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân
Trang, Trần Thị Tuyết Mai “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” [24] đã tìm hiểu
thực trạng và thống kê các loại lỗi ngữ pháp thường gặp, từ đó tác giả đã đưa ra


giải pháp đó là quy nạp một số quy tắc khái quát, đưa ra một số bài tập bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng ngữ pháp cho học sinh.
c) Xu hướng nghiên cứu thực trạng và biện pháp dạy học tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số
Cùng với các cơng trình, các bài nghiên cứu về từ tiếng Việt ở tiểu học, các
nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm tới vấn đề dạy tiếng Việt nói chung, dạy sử
dụng từ cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
đạo và biên soạn các loại từ điển, so sánh đối chiếu các ngôn ngữ dân tộc - Việt,
các sổ tay phương ngữ Việt - dân tộc dùng cho học sinh tiểu học. Hiện đã có 20
tỉnh dạy tiếng dân tộc trong chương trình tiểu học.
Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã biên soạn tài liệu “Phương pháp dạy
tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học”. Tài liệu này đề cập đến các phương

pháp dạy: âm, vần, nghe, nói, đọc, viết và kèm theo các băng hình, băng tiếng hỗ
trợ, cung cấp cho giáo viên các phương pháp mới để dạy và tạo môi trường học
tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, cũng có nhiều bài viết, cơng trình khoa
học, luận văn thạc sỹ…nghiên cứu về vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số ở các địa phương có học sinh dân tộc thiểu số trong cả nước, như đề
tài “Thực trạng lỗi chính tả của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’mông ở huyện Kỳ
Sơn tỉnh Nghệ An và một số biện pháp khắc phục” [18],“Các bài tập bồi dưỡng
kiến thức ngữ pháp cho học sinh dân tộc Thái Thanh Hoá” [17], “Vấn đề dạy học
tiếng Việt 1 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hoá” [20], “Nghiên cứu thực trạng dạy học và những khó khăn cơ bản
trong q trình học tiếng Việt của học sinh H’mơng tỉnh Thanh Hố”[29]…
Những luận văn này đã tìm hiểu những khó khăn trong việc học tiếng Việt của học
sinh dân tộc, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Tóm lại, các cơng trình tiêu biểu trên đã nêu lên được tầm quan trọng của
việc dạy học từ tiếng việt ở tiểu học cũng như việc rèn luyện kỹ năng sử dụng từ
cho học sinh tiểu học và việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, nội dung của chúng chỉ dừng lại ở mức độ khái qt, cịn mang tính chất


định hướng chung chung chứ chưa nghiên cứu, tiếp cận một cách chuyên sâu đến
các lĩnh vực dạy học cụ thể, ở từng địa phương cụ thể. Thực trạng lỗi sử dụng từ
tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số trong đó có học sinh dân tộc H’mơng đang
là vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà sư phạm
nhưng chưa có nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục.
Vì vậy, đề tài của chúng tôi “Thực trạng lỗi sử dụng từ tiếng Việt của học
sinh lớp 2, lớp 3 dân tộc H’Mông ở huyện Kỳ Sơn- Nghệ An và một số biện
pháp khắc phục”, có thể xem là cơng trình đầu tiên tìm hiểu về lỗi sử dụng từ của
học sinh lớp 2, lớp 3 dân tộc H’mông các trường tiểu học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh

Nghệ An để đưa ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng từ
tiếng Việt cũng như chất lượng môn Tiếng Việt cho các em là vấn đề cấp thiết.
1.2. Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm từ
Từ là đối tượng nghiên cứu khảo sát của cả bốn phân ngành: ngữ âm (mặt
âm thanh của từ), từ vựng (mặt ý nghĩa của từ), ngữ pháp (mặt kết hợp của từ) và
phong cách (nghệ thuật sử dụng từ). Thực chất khái niệm về từ đầu tiên do các nhà
nghiên cứu các ngôn ngữ Ấn - Âu đưa ra. Họ nhận thức từ như một cái gì có sẵn
và thực hiện một chức năng cụ thể. Từ đó, họ đưa ra định nghĩa từ cũng như đặc
điểm của từ và lấy đó để làm căn cứ để xem xét đến từ trong các ngôn ngữ khác.
Làm như vậy sẽ thiếu cái chuẩn của một ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Việt.
Khi áp dụng các định nghĩa đó vào từ tiếng Việt thì khơng phù hợp, bởi vì
trong tiếng Việt khơng có sự biến hình, có hiện tượng trùng hình vị và có nhiều từ
ghép có mơ hình giống kết cấu tự do. Chính vì vậy, khi bàn về vấn đề định nghĩa
từ tiếng Việt đang có nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng: “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định nằm trong một phương thức cấu tạo nhất
định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng
và nhỏ nhất để tạo câu” [19].
Ý kiến thứ hai cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hồn chỉnh (nghĩa
từ vựng, nghĩa ngữ pháp hay chỉ có nghĩa ngữ pháp mà thơi), có cấu tạo ổn định
dùng để đặt câu” [27].


Ý kiến thứ ba cho rằng: “Từ là dơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu ngữ âm
bền vững, hồn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do
trong lời nói để tạo câu”. [11].
Ý kiến thứ tư cho rằng: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ gồm một hoặc một
số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do để
cấu tạo nên câu [34].

Tất cả các ý kiến trên đã đề cập đến vấn đề từ. tuy nhiên chúng tơi thấy họ
đã có sự thống nhất về từ ở một số đặc điểm: âm thanh, ý nghĩa cấu tạo và khả
năng hoạt động của từ.
Qua các ý kiến trên, chúng tơi có thể khái quát khái niệm từ như sau: “Từ là
đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có chức năng định danh, có tính chỉnh thể về nội
dung và hình thức, được vận dụng độc lập ở trong câu”.

1.2.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát
âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này được thể hiện
rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ pháp, cấu tạo.
1.2.2.1. Đặc điểm ngữ âm
So với từ của tiếng Nga, tiếng Pháp…hình thức âm thanh của từ tiếng Việt
cố định, bất biến ở mọi vị trí, quan hệ và chức năng trong câu. Tính cố định, bất
biến về âm thanh là điều kiện hết sức thuận lợi giúp chúng ta nhận diện được từ
khá dễ dàng. Ở tiếng Nga, người bản ngữ phải học tập như thế nào đó mới có thể
quy hình thức kniga, knigi, knigu, knige, knigah…về từ kniga, thì một người Việt
Nam bình thường nào cũng có thể chỉ ra từ “sách” mà khơng cảm thấy lúng túng
dù nó xuất hiện ở câu nào, ở bất cứ vị trí nào.
Tính cố định bất biến có quan hệ mật thiết với tính độc lập tương đối cao
của từ tiếng Việt đối với câu, với ngôn cảnh. Từ kniga của tiếng Nga khi phát âm
lên thì cùng với nhận thức về nghĩa của nó, chúng ta cũng nhận thức ln rằng nó
là chủ ngữ trong câu tường thuật hoặc là vị ngữ trong câu phán đốn. Có thể nói ở
các ngơn ngữ biến hình, với những mức độ khác nhau chỉ có các từ cú pháp mà


khơng có các từ phi cú pháp. Các từ tiếng Việt khác hẳn. Chúng ta có các từ sách
nói chung, từ sách khơng mang trong lịng mình bất cứ dấu vết nào của các quan
hệ, các chức năng cú pháp.
1.2.2.2. Đặc điểm ngữ pháp

Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt khơng thể hiện trên bản thân (hình thức) từ
mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong quan hệ giữa nó với các yếu tố đứng trước,
sau nó trong câu.
Ví dụ: Từ đẹp trong hai câu sau được nhận ra là thuộc từ loại khác nhau là
nhờ hai từ đứng trước nó là rất và cái
+ Nàng rất đẹp - tính từ
+ Cái nết đánh chết cái đẹp - danh từ
Nó biểu thị ở khả năng kết hợp giữa những từ đang xét với những từ nhân
chứng, khả năng làm thành phần câu, khả năng chi phối các thành phần phụ
trong cụm từ, trong câu
Đặc điểm ngữ pháp của các từ tiếng Việt là đặc điểm chung của các từ
cùng loại. Các từ cùng loại có cùng đặc điểm ngữ pháp cho nên có kiểu kết hợp
giống nhau. Ví dụ: nhà, bàn, sách…cùng có nghĩa chung là chỉ sự vật - là danh từ
đều kết hợp được với các từ chỉ loại (cái nhà, cái bàn), chỉ số lượng, chỉ tổng thể
(tất cả 5 cái bàn). Các từ chạy, đi, nói…có ý nghĩa chỉ hành động - động từ đều kết
hợp với những từ đã, sẽ, đang…ở phía trước (đang nói, sẽ đi, đã chạy). Các từ
xấu, đẹp, hiền, nặng… cùng có nghĩa chung là chỉ tính chất, đặc điểm - là tính từ
đều kết hợp được với các từ rất, hơi, khá, cực kỳ. Do đó, căn cứ vào từ nhân chứng
chúng ta có thể biết được chúng thuộc từ loại nào. Từ đây, ta cũng có thể rút ra
nhận xét đặc điểm ngữ pháp của từ gắn với đặc điểm ý nghĩa, ý nghĩa chi phối
khả năng kết hợp.
Một hình thức ngữ âm nào đó, mặc dầu có ý nghĩa nhưng chưa mang một
đặc điểm ngữ pháp thì chưa phải là từ. Ví dụ: Thiên có nghĩa là trời, hà có nghĩa
là sơng nhưng hai yếu tố này chưa phải là từ vì chưa mang đặc điểm ngữ pháp, tức
là chưa có khả năng kết hợp. Chúng ta khơng nói được “ Hơm nay thiên đẹp”. Vì
thế khi phân tích ngữ nghĩa có thể căn cứ vào các đặc điểm ngữ pháp khác nhau,


tức là cách kết hợp khác nhau chúng ta có thể định hình được các ý nghĩa khác
nhau.

Ví dụ 1:

- Lá cờ rất đỏ.
- Trời tối rồi đỏ đèn lên.
- Phải ba đỏ xe mới cua vào ngõ.

Đặc điểm ngữ pháp của ba từ đỏ khác nhau nên ý nghĩa của chúng cũng
khác nhau: đỏ (1) là tính từ biểu thị màu sắc, đỏ (2) là động từ chỉ hoạt động làm
xuất hiện ngọn lửa, đỏ (3) là danh từ chỉ sự vật ( lần đèn đỏ bật lên).
Ví dụ 2:

- Bố mẹ rất vui vì con học tập tiến bộ
- Bố mẹ rất vui lịng vì con học tập tiến bộ.

Khả năng kết hợp của hai từ giống nhau nên ý nghĩa của chúng giống nhau,
đều là các từ chỉ đặc điểm tâm, sinh lý của con người.
Ví dụ 3:

- Lớp học hôm nay rất vui.
- Lớp học hôm nay rất vui lịng.

Vui trong ví dụ này nói đến đặc điểm hoạt động, vui lịng khơng có ý nghĩa
này. Như vậy từ ví dụ 2 và ví dụ 3, ta thấy vui vừa chỉ trạng thái tâm lý, vừa chỉ
đặc điểm của cảnh vật hay cảnh huống có thể gây ra tâm trạng vui ở người quan
sát. Nhưng vui lịng chỉ có ý nghĩa chỉ trạng thái tâm lý mà khơng có ý nghĩa thứ
hai.
Như vậy, đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt là tổng thể của những đặc điểm kết
hợp, khả năng làm thành phần cụm từ, thành phần trong câu. Tổng thể đó ứng với
một ý nghĩa nào đó của từ (và một ý nghĩa khác sẽ ứng với tổng thể khác).
1.2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa

Bàn về khái niệm nghĩa của từ, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau,
trong luận văn này chúng tôi sử dụng thuật ngữ nghĩa của từ với quan niệm cho
rằng nghĩa của từ là quan hệ. Theo quan niệm này thì nghĩa của từ là một hợp thể
nhiều thành phần, trong đó phản ánh nhiều mỗi quan hệ giữa hình thức âm thanh
của từ với sự vật (tồn tại trong thực tế), với khái niệm (tồn tại trong tư duy), với
các đơn vị khác (trong hệ thống ngôn ngữ) và với người sử dụng.
Tuỳ theo các chức năng mà từ đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những
thành phần ý nghĩa sau đây:


- Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật là sự phản ánh mối quan hệ giữa hình thức âm thanh của từ
với sự vật mà từ gọi tên. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ chính là hình
ảnh của sự vật được phản ánh vào trong ngơn ngữ. Nhưng hình ảnh này khơng
trùng khít lên sự vật. Nghĩa của từ chỉ là ánh xạ của sự vật. Nghĩa của từ mang
tính chất khái qt cịn sự vật trong thực tại tồn tai ở dạng cá thể, cụ thể.
Có thể nói, nghĩa của từ là những mảnh, những đoạn cắt về thực tế nhưng
khơng trùng khít lên thực tế.
- Nghĩa biểu niệm:
Nghĩa biểu niệm là sự phản ánh mối quan hệ giữa khái niệm với hình thức
âm thanh của ngơn ngữ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu niệm của từ là hợp thể
những hiểu biết được phản ánh vào hệ thống ngữ nghĩa của một ngôn ngữ về một
sự vật nào đó.
Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các đặc điểm
và tồn bộ sự vật, hiện tượng khách quan phản ánh vào trong tư duy hình thành
nên khái niệm, các thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tượng trong khi phản ánh
vào tư duy thì trở thành các dấu hiệu của khái niệm.
Khái niệm phản ánh vào trong ngơn ngữ thì trở thành nghĩa biểu niệm, mỗi
dấu hiệu của khái niệm trở thành một nét nghĩa biểu niệm. Nếu khái niệm là tập
hợp nhiều dấu hiệu của sự vật thì ý nghĩa biểu niệm là tập hợp nhiều nét nghĩa về

sự vật đó. Vì vậy, có khái niệm cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.
Nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa và các nét
nghĩa ấy được sắp xếp theo một trật tự nhất định (từ nét nghĩa khái quát nhất đến
nét nghĩa đặc thù nhất) nét nghĩa khái quát là nét nghĩa chung của từ loại, nét
nghĩa đặc thù là nét nghĩa riêng của từng từ.
Ví dụ: đi và chạy: Nét nghĩa chung: hoạt động/ di chuyển/ bằng chân.
Nét nghĩa đặc thù: Đi: tơc độ bình thường;
chạy: tốc độ nhanh.
Như vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là sự tập hợp của một số nét nghĩa chung
và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định, gọi là cấu trúc
nghĩa biểu niệm của từ.


Khi xét nghĩa biểu niệm của từ, phải đặt từ trong ngữ cảnh cụ thể thì mới có
thể thấy được các nét nghĩa riêng của từ đó, đồng thời phải đối lập các từ đó với
các từ cùng loại.
Ví dụ: tốt trong lúa tốt chỉ sự phát triển, năng suất;
Tốt trong gạch tốt chỉ chất lượng;
Tốt trong tóc tốt chỉ độ dài.
Trong từng ngữ cảnh cụ thể, nghĩa của từ được sử dụng cụ thể (sử dụng
nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm)
Ví dụ: trẻ con (1) bao giờ cũng là trẻ con (2)
(1) là nghĩa biểu vật (2) là nghĩa biểu niệm.
- Nghĩa biểu thái :
Nghĩa biểu thái là sự phản ánh mỗi quan hệ giữa từ với người sử dụng, là
những nhân tố đánh giá hoặc thể hiện thái độ tình cảm của người sử dụng.
Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ là những đánh giá như to, nhỏ, mạnh,
yếu…, nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ hãi…, nhân tố thái độ như
trọng, khinh, yêu, ghét…mà từ gợi ra cho người nói với người nghe.
Trong tiếng Việt có hai loại từ : loại thứ nhất luôn mang nghĩa biểu thái như

eo ôi, a ha, trời ôi, ôi…Loại thứ hai, chỉ mang nghĩa biểu thái trong những văn
cảnh nhất định. Ví dụ : từ ơm trong câu "cứ ơm lấy cái vịi nước khơng cho ai dùng
nữa"hoặc từ chẻ trong câu "tao sẽ chẻ xác mày ra".
1.3. Sử dụng từ và vấn đề dạy sử dụng từ ở tiểu học
1.3.1. Sử dụng từ
Sử dụng từ là lựa chọn từ ngữ trong vốn từ của mình (hoặc những từ ngữ
cho sẵn trong bài tập) rồi kết hợp các từ ấy với nhau, để tạo thành cụm từ, câu,
thành văn bản theo những quy tắc nhất định nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Học sinh phải tiến hành hai thao tác hết sức cơ bản là: thao tác lựa chọn,
thay thế và thao tác kết hợp, ghép nối. Cụ thể, để dùng từ được đúng và đạt hiệu
quả giao tiếp cao, học sinh cần tiến hành lựa chọn từ và thay thế từ khi thấy chưa
phù hợp, thích hợp. Việc lựa chọn, thay thế khơng phải là một việc làm tuỳ tiện,
dễ dãi mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định (Ví dụ, từ dùng phải đúng âm
thanh, đúng về nghĩa, đúng về quan hệ với các từ khác trong câu phù hợp với



×