Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đập bóng cơ bản theo phương lấy đà cho nữ sinh viên trong giờ học bóng chuyền tự chọn trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI NCKH CẤP ĐƠN VỊ

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ
THUẬT ĐẬP BÓNG CƠ BẢN THEO PHƯƠNG
LẤY ĐÀ CHO NỮ SINH VIÊN TRONG GIỜ HỌC
BÓNG CHUYỀN TỰ CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN GIANG

ThS. ĐINH THỊ KIM LOAN

AN GIANG, THÁNG 06 NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI NCKH CẤP ĐƠN VỊ

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ
THUẬT ĐẬP BÓNG CƠ BẢN THEO PHƯƠNG
LẤY ĐÀ CHO NỮ SINH VIÊN TRONG GIỜ HỌC
BÓNG CHUYỀN TỰ CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN GIANG

ThS. ĐINH THỊ KIM LOAN

AN GIANG, THÁNG 06 NĂM 2020



CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu hiệu quả của một số bài tập
bổ trợ kỹ thuật đập bóng cao tay cho nữ sinh viên không chuyên
ngành giáo dục thể chất trong giờ học bóng chuyền Trường Đại học
An Giang” do tác giả Đinh Thị Kim Loan, công tác tại Bộ môn Giáo
dục thể chất trƣờng Đại học An Giang đã báo cáo nội dung, đã đƣợc
Hội đồng khoa học bộ môn thông qua ngày 17/06/2020 và đƣợc Hội
đồng khoa học trƣờng thông qua.
Thư ký

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Phản biện 1

Phản biện 2

ThS. CHAU KHON

ThS. ĐÀO CHÁNH THỨC

Chủ tịch hội đồng

ThS. HỒ VĂN TÚ

AN GIANG, THÁNG 06 NĂM 2020

i


LỜI CẢM TẠ

TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐANG CÔNG
TÁC TẠI BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HỘI ĐỒNG KHOA
HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÃ GIÚP ĐỠ , ĐĨNG GĨP Ý
KIẾN ĐỂ TƠI HỒN THÀNH ĐỀ TÀI NÀY.
An giang, ngày 17 tháng 06 năm 2020
Người thực hiện

ThS. Đinh Thị Kim Loan

ii

ii


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đập
bóng cơ bản theo phương lấy đà cho nữ sinh viên trong giờ học bóng chuyền
tự chọn trường Đại học An Giang” . Bằng các phƣơng pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; phƣơng pháp phỏng vấn; phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm; phƣơng
pháp thực nghiệm sƣ phạm; toán học thống kê. Tác giả đã lựa chọn đƣợc 20 bài
tập ứng dụng thực nghiệm có hiệu quả đến sự phát triển của kỹ thuật đập bóng
theo phƣơng lấy đà và 3 test đánh giá sự phát triển cho nữ sinh viên không
chuyên Giáo dục thể chất trƣờng Đại học An Giang trong giờ học bóng chuyền tự
chọn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các
bài tập đã nghiên cứu đến sự phát triển thành tích đập bóng theo phƣơng lấy
đà cho nữ sinh viên khơng chuyên GDTC trƣờng Đại học An Giang trong giờ
học Bóng chuyền tự chọn, qua 14 tuần thực nghiệm kết quả nhóm thực
nghiệm có sự tăng trƣởng đáng kể ở 3 test kiểm tra. Với kết quả này chúng tôi
kiến nghị bộ môn Giáo dục thể chất trƣờng đại học An Giang cho phép chúng

tôi bƣớc đầu ứng dụng một số bài tập của đề tài nghiên cứu cho sinh viên
không chuyên ngành Giáo dục thể chất trong môn học tự chọn bóngchuyền.
Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo cho những khóa sau để góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học của mơn bóng chuyền cho sinh viên.
Từ khóa: Bài tập;đập bóng theo phương lấy đà; Kỹ thuật; Sinh viên
không chuyên

iii
iii


Abstract
Research results of the project "Application of some additional exercises
on basic throwing technique in the direction of gaining momentum for female
students in An Giang University's self-selected volleyball lesson". By methods
of analyzing and synthesizing documents; interview method; pedagogical
testing methods; Experimental method of pedagogy; Mathematical statistics.
The author has selected 20 empirical application exercises that effectively
affect the development of momentum-beating technique and 3 development
evaluation tests for non-professional female students of University Physical
Education. An Giang in elective volleyball class.
The results of the study show that the effectiveness of the applied
exercises has studied the development of the momentum of hitting the ball in
the direction of gaining momentum for non-professional female students at An
Giang University in Volleyball class. elective, over 14 weeks of
experimentation, the experimental group saw a significant growth in the three
test. With this result, we recommend that the Department of Physical
Education of An Giang University allow us to initially apply some of the
research project's exercises for non-major subjects of Physical Education in
the subject. Select the ball pass. This will be the basis for further research for

the following courses to contribute to improving the
teaching and learning effectiveness of volleyball for students

.

Keywords: Exercises; Hit the ball in the direction of momentum;
Amateur student Unprofessional student.

iv


LỜI CAM KẾT
TÔI XIN CAM KẾT ĐÂY LÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA RIÊNG
TƠI. CÁC SỐ LIỆU TRONG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY LÀ
TRUNG THỰC, RÕ RÀNG. NHỮNG KẾT LUẬN MỚI VỀ KHOA
HỌC TRONG CƠNG TRÌNH NÀY CHƢA ĐƢỢC CƠNG BỐ Ở BẤT
KÌ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÀO KHÁC.
An giang, ngày 17 tháng 06 năm 2020
Người thực hiện

ThS. Đinh Thị KimLoan

v


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 3
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MƠN BĨNG CHUYỀN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM.............................................................................................. 3

1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát sinh và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới
..................................................................................................................... 3
1.1.2. Sơ lƣợc lịch sử phát sinh và phát triển mơn bóng chuyền ở Việt Nam
..................................................................................................................... 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM MƠN BĨNG CHUYỀN ..................................................... 6
1.3. ĐẬP BĨNG VÀ ĐẬP BĨNG CHÍNH DIỆN ........................................ 7
1.3.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.3.2. Cơ sở hoạt động của đập bóng .......................................................... 8
1.3.3. Tầm quan trọng của đập bóng biên cơ bản ....................................... 9
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỠNG HIỆU QUẢ ĐẬP BÓNG ...................... 9
1.5. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG............................................... 10
1.6. KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG THEO HƢỚNG CHẠY ĐÀ ...................... 12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .............. 18
2.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 18
2.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ................................... 18
2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ................................................................. 18
2.1.3. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm ...................................................... 18
2.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................... 20
2.1.5. Phƣơng pháp toán thống kê ............................................................ 21
2.2. ĐỐI TƢỢNG VA KHACH THỂ NGHIEN CỨU................................ 22
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................ 23
2.4. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ............................................. 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 24
3.1. LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT ĐẬPBÓNG THEO PHƢƠNG LẤY ĐÀ CHO NỮ SINH VIÊN
KHÔNG CHUYÊN NGHÀNH GDTC TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.24
3.1.1. Cơ sở lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập nhằm hồn thiện kỹ thuật đập
bóng theo phƣơng lấy đà: ......................................................................... 24
vi



3.1.2. Kết quả lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập nhằm hồn thiện kỹ thuật đập
bóng theo phƣơng lấy đà........................................................................... 25
3.1.3. XÁC ĐỊNH CÁC TEST ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG CƠ BẢN
................................................................................................................... 26
3.1.4. Tổng hợp các test kỹ thuật đập bóng cơ bản theo phƣơng lấy đà của các tác
giả trong và ngoài nƣớc ............................................................................ 27
3.1.5. Phỏng vấn các giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia ................ 27
3.1.6. Xác định độ tin cậy của các test kỹ thuật đập bóng cơ bản theo phƣơng lấy
đà ............................................................................................................... 29
3.2. Ứng dụng hệ thống bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật đập bóng theo phƣơng lấy
đà vào chƣơng trình giảng dạy kỹ thuật đập bóng cho đối tƣợng nghiên cứu.31
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG THEO PHƢƠNG LẤY ĐÀ CHO NỮ SINH
VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGÀNH GDTC TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
……………………………………………………………………………...35
3.3.1 Kết quả kiểm tra kỹ thuật đập bóng theo phƣơng lấy đà của nhóm thực
nghiệm. ..................................................................................................... 35
3.3.2. Kết quả kiểm tra kỹ thuật đập bóng theo phƣơng lấy đà ở nhóm đối chứng.
................................................................................................................... 36
3.3.3. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm của hai nhóm. .......................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 40

vii


DANH MỤC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test kỹ thuật đập
Bảng 3.1 bóng theo phƣơng lấy đà cho nữ sinh viên không

TRANG

28

chuyên ngành GDTC trƣờng Đại học An Giang
Hệ số tin cậy các test kỹ thuật đập bóng theo phƣơng
Bảng 3.2 lấy đà của nữ sinh viên không chuyên ngành GDTC

28,29

trƣờng Đại học An Giang.
Kết quả kiểm tra các test kỹ thuật đập bóng theo
phƣơng lấy đà của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
Bảng 3.3 chứng trƣớc thực nghiệm của nữ sinh viên không
chuyên ngành GDTC trƣờng Đại học An Giang.

29

Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm hồn thiện kỹ
Bảng 3.4 thuật đập bóng theo phƣơng lấy đà của nữ sinh viên
không chuyên ngành GDTC

30

Bảng 3.5 Chƣơng trình tập luyện của nhóm thực nghiệm.


32,33,34,35

Nhịp tăng trƣởng của các test nhóm thực nghiệm
Bảng 3.6 trƣớc và sau thực nghiệm.

36

Nhịp tăng trƣởng của các test nhóm đối chứng trƣớc
Bảng 3.7 và sau thực nghiệm.

37

Sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
Bảng 3.8 chứng sau thời gian thực nghiệm

38

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 3.1

Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.


28

Biểu đồ 3.2

Thành tích trung bình của hai nhóm trƣớc thực
nghiệm.

31

Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

Nhịp tăng trƣởng của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng sau 14 tuần tập luyện.
Giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau thực nghiệm.

38

39

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
NỘI DUNG

HÌNH
Hình 1.1


Kỹ thuật đập bóng theo phƣơng lấy đà ở giai đoạn
chạy bƣớc đà

TRANG
10

Kỹ thuật đập bóng theo phƣơng lấy đà ở giai đoạn
trên khơng

11

Hình 1.3 Kỹ thuật đập bóng xoay chiều ở giai đoạn chạy đà

11

Hình 1.2

Hình 1.4

Kỹ thuật đập bóng xoay chiều ở giai đoạn trên
khơng

Hình 1.5 Kỹ thuật đập bóng móc câu ở giai đoạn trên khơng
Hình 1.6

Kỹ thuật đập bóng theo hƣớng chạy đà ở giai đoạn
chuẩn bị

11

12
12

Hình 1.7 Kỹ thuật đập bóng ở giai đoạn chạy đà

13

Hình 1.8 Kỹ thuật bật nhảy trong đập bóng

14

Hình 1.9

Kỹ thuật đập bóng theo hƣớng chạy đà ở giai đoạn
bật nhảy và trên khơng

Hình

Kỹ thuật vung tay đập bóng theo hƣớng chạy đà ở

1.10

trên khơng

Hình

Kỹ thuật đập bóng đập bóng theo hƣớng chạy đà ở

1.11


giai đoạn trên khơng

Hình

Kỹ thuật đập bóng đập bóng theo hƣớng chạy đà ở

1.12

giai đoạn rơi xuống

14

15

15

16

Hình
1.13

Đập bóng số 4 theo phƣơng lấy đà

19

Đập bóng số 2 theo phƣơng lấy đà

20

Đập bóng trung bình số 3 trƣớc mặt


20

Hình
1.14
Hình
1.15

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FIVB

Liên đồn bóng chuyền Thế giới

VFV

Liên đồn bóng chuyền Việt Nam

GDTC

Giáo dục thể chất

DHAG

Đại học An Giang

TDTT


Thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên

xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại. Trải
qua hàng ngàn năm lịch sử với sự phát triển của khoa học kỹ thuật TDTT đã
và đang không ngừng lớn mạnh về trình độ kỹ thuật đã trở thành một động lực
quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh xã hội. Có thể thấy rõ,
TDTT là một bộ phận chuyên biệt tương đối độc lập trong nền văn hóa mà
khơng thành phần nào có thể thay thế. TDTT ra đời có mục đích nhằm giáo
dục tồn diện về đạo đức, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ thuật lao động, việc
giáo dục thể chất đóng vai trị rất quan trọng nhằm phát triển các tố chất thể
lực, khả năng vận động và dạy học các động tác vận động. Trong những năm
qua, TDTT luôn được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong giai đoạn
mới, sự nghiệp TDTT cần được tiếp tục phát triển theo những quan điểm đã
nêu trong CT 36-CT/TW và phương hướng, nhiệm vụ đã được Đại hội IX của
Đảng xác định: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc
của người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới
cơ sở rộng khắp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đưa
thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đơng Nam Á và có vị trí
cao trong nhiều bộ mơn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các
tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa thể thao”.
Cùng với sự phát triển của thể thao thành tích cao thì việc tập luyện các
môn thể thao nhằm để nâng cao sức khỏe cho con người cũng được các quốc

gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã đẩy mạnh việc đưa các
môn thể thao vào trường học nhằm mục đích phát triển các mơn này đến các
đối tượng là học sinh, sinh viên. Trong đó có mơn Bóng chuyền.
Bóng chuyền ra đời lần đầu tiên vào năm 1895 do một giáo viên người Mỹ
sáng lập và du nhập vào Việt Nam năm 1922. Trong những năm gần đây
phong trào bóng chuyền đã khơng ngừng phát triển cả về mặt số lượng lẫn
chất lượng và ngày càng được coi là môn thể thao mũi nhọn, được đầu tư phát
triển nhằm nâng cao thành tích thi đấu. Những trận đấu ở giải phong trào cũng
như chuyên nghiệp đã thực sự hấp dẫn và lơi cuốn khán gỉa. Chính vì vậy,
bóng chuyền đã góp phần khơng nhỏ trong hoạt động văn hóa thể thao lành
mạnh của quần chúng nhân dân.
Song để đạt được trình độ kỹ thuật cao khơng phải là điều đơn giản. Chính
vì vậy, ngay từ đầu người chơi bóng chuyền nên tạo cho mình những khái
niệm đúng đắn về kỹ thuật và động tác chơi bóng. Vì đây là những bước đi cơ
bản nhất, là nền tảng tránh những thói quen sai lệch về sau.
Hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp nhiều kỹ thuật như phát bóng,
đệm bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng... và mỗi tư thế đều là một mắc
xích vơ cùng quan trọng. Trong đó đập bóng là một trong những khâu quan
trọng nhất nhằm dứt điểm để đạt kết quả. Cầu thủ đập bóng là người đảm
nhiệm trọng trách khơng thể thiếu của cả đội bóng.
Muốn đập bóng chuẩn xác, người chơi bóng khơng những phải có thể lực
tốt, sự nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng tâm lý ổn định mà còn phải có kỹ
thuật điêu luyện hay cụ thể là phải có cảm giác bóng, biết định hướng bóng,
1


dùng sức đúng lúc, tư thế thoải mái, chính xác. Để hội tụ được đầy đủ nhũng
phẩm chất này, bên cạnh việc người chơi bóng phải trải qua thời gian luyện
tập bền bỉ, kiên nhẫn, biết khắc phục những công tác đào tạo nhằm nâng cao
kỹ thuật, thể lực cho sinh viên là nhiệm vụ của người dạy. Giáo viên cần đưa

ra những bài tập phù hợp và truyền đạt những kinh nghiệm của bản thân tới
người học.
Qua thực tế giảng dạy mơn bóng chuyền tại trường Đại học An Giang,
chúng tơi nhận thấy: kỹ thuật đập bóng biên cơ bản theo phương lấy đà đối với
nữ sinh viên còn hạn chế, sai những lỗi kỹ thuật cơ bản, dẫn đến kết quả đạt
được chưa cao. Để khắc phục và hồn thiện được những nhược điểm đó,
chúng tơi mạnh dạn đề xuất một số bài tập bổ trợ nhằm giúp nữ sinh viên nâng
cao được trình độ trong kỹ thuật đập bóng biên cơ bản theo phương lấy đà đạt
được hiệu quả hơn. Do đó chúng tơi chọn đề tài:
“Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đập bóng cơ bản theo phương lấy
đà cho nữ sinh viên trong giờ học bóng chuyền tự chọn trường Đại học An
Giang”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng được hệ thống các bài tập nhằm bổ trợ kỹ thuật đập bóng cơ bản
theo phương lấy đà cho nữ sinh viên không chuyên ngành GDTC trong giờ
học bóng chuyền Trường Đại học An Giang.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cơ
bản theo phương lấy đà cho nữ sinh viên không chuyên ngành GDTC trong
giờ học bóng chuyền.
Mục tiêu 2: Ứng dụng thực nghiệm một số bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật bóng cơ bản theo phương lấy đà cho nữ sinh viên không
chuyên ngành GDTC trong giờ học bóng chuyền.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đập bóng cơ bản
theo phương lấy đà cho nữ sinh viên không chuyên ngành GDTC trong giờ
học bóng chuyền Trường Đại học An Giang.

2



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MƠN BĨNG CHUYỀN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Sơ lược lịch sử phát sinh và phát triển mơn bóng chuyền trên thế
giới
Bóng chuyền là một mơn thể thao xuất hiện vào năm 1895 do William
là một giáo viên thể dục ở Mỹ nghĩ ra. Lúc đầu, luật chơi đơn giản và được
xem như trò chơi vận động cho học sinh. Ông dùng lưới cao khoảng 1,95 m và
ruột quả bóng rổ để người ta chuyền qua lưới.
Lần đầu tiên tổ chức thi đấu bóng chuyền vào tháng 6 năm 1896 tại
Springfied.
Bóng chuyền vào Châu Âu đầu tiên ở Pháp. Vào Anh năm 1914. Vào
Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan khoảng năm 1920- 1921 và phát triển nhanh ở các
nước Châu Âu.
Năm 1928 tai Matxcova trong chương trình Đại hội TDTT đã có bóng
chuyền.
Trong khoảng thời gian 1948- 1968, kỹ- chiến thuật bóng chuyền cũng
được phát triển cao:
+ Kỹ thuật đập bóng giãn biên, đập nhanh, đập lao, đập trên tay chắn
xuất hiện nhiều ở các giải đấu quốc tế.
+ Chiến thuật tấn công cũng phát triển như: Tấn công hai chuyền phối
hợp với động tác giả, tấn công ba người do hàng sau đan lên tổ chức (chuyền
hai),tấn công “đan chéo”, “ đập chồng”, đập với động tác giả…
+ Chiến thuật phát bóng cũng xuất hiện, đặc biệt là kỹ thuật phát bóng
cao tay nghiêng mình bay của đội bóng chuyền nữ Nhật Bản.
Năm 1983 Liên đồn bóng chuyền Thế giới (FIVB) có 146 nước
thành viên. Bóng chuyền trở thành một trong những môn thể thao hàng đầu
của thế giới (Bonnie Kenny & Cindy GreGrory, 2008, Volleyball Claves para
domiar los fundamentos ylas destrezas tecnicas).

1.1.2. Sơ lược lịch sử phát sinh và phát triển mơn bóng chuyền ở Việt
Nam
Mơn bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1922. Tập trung ở
các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng ...v.v.
Sau tháng 8/1945, cùng với sự phát triển của phong trào TDTT nói
chung, mơn bóng chuyền cũng từng bước mở rộng tới các vùng và mọi miền
trong cả nước với số lượng người tham gia đông đảo hơn. Vì vậy, mơn bóng
chuyền là mơn thể thao có tính chất quần chúng rộng rãi.
Tuy phong trào phát triển rộng nhưng kỹ- chiến thuật bóng chuyền cịn
rất đơn giản, vẫn áp dụng luật cũ. Mối liên hệ giữa phong trào trong nước và
3


thế giới chưa có, do đó những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới khơng có điều
kiện du nhập vào nước ta.
Năm 1955, Uỷ ban TDTT Trung ương được thành lập. Tháng 3 năm
1957 Hội bóng chuyền Việt Nam ra đời.
Từ năm 1957 đến nay, đất nước hịa bình, thống nhất, mơn bóng chuyền
đã được phát triển mạnh mẽ.
Tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội, Đại hội Hiệp hội bóng chuyền Việt Nam
lần II đã quyết định đổi tên thành Liên đồn bóng chuyền Việt Nam
(Volleyball Federatron of Viet Nam – VFV). Liên đồn bóng chuyền Việt
Nam là thành viên chính thức của FIVB và AVC (Liên đồn bóng chuyền
Châu Á). Liên đồn bóng chuyền Việt Nam (VFV) gồm có 6 tiểu ban:
+ Tiểu ban huấn luyện;
+ Tiểu ban thi đấu, trọng tài;
+ Tiểu ban tài chính;
+ Tiểu ban thanh – thiếu niên;
+ Tiểu ban kiểm tra- khen thưởng- kỷ luật;
+ Tiểu ban tài trợ.

Giải bóng chuyền các đối tượng khác nhau được tổ chức hằng năm:
Giải vô địch các đội mạnh tồn quốc, giải A1, A2, giải bóng chuyền bãi
biển…
Bóng chuyền là mơn thi đấu chính thức của Đại hội TDTT toàn quốc (4
năm một lần) hay trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng (4 năm một lần).
Trong nghành Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề, bóng chuyền là mơn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng
dạy chính khóa ở các trường. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Giáo Dục –
Đào tạo và Ban giám hiệu các trường nên phong trào phát triển mạnh. Mỗi
trường có đội đại biểu, có sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị khác để tập
luyện mơn bóng chuyền (Đinh Lẫm- Nguyễn Bình, 2009, Huấn luyện bóng
chuyền, NXB TDTT).
Bóng chuyền là mơn thể thao đồng đội, khi thi đấu mang tính đối kháng
khơng trực tiếp, do lưới ngăn cách ở giữa hai bên và là mơn thể thao có tính
tập thể. Do đó, u cầu đặt biệt quan trọng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa
các động tác và sự di chuyển của VĐV theo hướng và tốc độ bay của bóng.
Bóng chuyền là mơn thể thao có hệ thống kỹ- chiến thuật đa dạng và phức tạp,
yêu cầu cao, các yếu tố và kỹ thuật chun mơn, thể hình, thể lực, tâm lý.
Do vậy muốn đạt đến đỉnh cao của chuyên môn, các VĐV bóng chuyền
phải có hình thái, tố chất về mặt thể lực và hơn hết là trình độ kỹ thuật phải
tồn diện, kết hợp sự khéo léo cùng các phẩm chất tâm lý vững chắc. Đối với
bóng chuyền trong nhà, đội hình chính của mỗi đội bao gồm 6 người, trong đó
có một Libero. Bản chất thi đấu bóng chuyền là giành phần thắng từng hiệp và
cả trận đấu. Giới hạn của trận đấu là 5 hiệp, đội nào thắng được 3 hiệp đấu
4


trước sẽ thắng trận đấu đó. Mỗi hiệp đấu đội nào ghi được 25 điểm trước sẽ
thắng hiệp đấu đó (trường hợp cả hai đội đều hòa 24- 24 điểm thì hai đội thi
đấu đến khi nào có một đội dẫn trước đội kia 2 điểm thì thắng hiệp đấu đó).

Trong kỹ thuật bóng chuyền như: Chuyền bóng, đập bóng, phát
bóng…địi hỏi người tập vận động tay, chân và tồn thân một cách hợp lí và
kịp thời. Khi tập luyện và thực hiện các động tác, yêu cầu người tập phải tập
trung chú ý cao, lặp lại nhiều lần, mặt khác hoạt động bóng chuyền là hoạt
động khơng chu kỳ, trong thi đấu thường xun có những tình huống khác
nhau xảy ra và diễn biến liên tục.
Sự đa dạng của các kỹ năng – kỹ xảo vận động và hành động thi đấu
khác nhau khơng chỉ vì cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo
điều kiện phát triển các tố chất thể lực của con người như: sức mạnh, sức
nhanh, sức bền, mềm dẻo và tố chất khéo léo trong những phối hợp hài hòa.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển
cho người tập những phẩm chất quý giá như: lịng dũng cảm, tính kiên trì, tính
quyết đốn, và tận tụy, tính sáng tạo, và kỷ luật. Lịng khao khát đạt được mục
tiêu chung, trong thi đấu sẽ dạy cho người tập biết hành động tập thể, thường
xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức, trách
nhiệm trước tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể cho người tập.
Bóng chuyền thích hợp cho những người dưới 35 tuổi. Vì sau lứa tuổi
này dễ xảy ra chấn thương khi vận động, do nhiều người đã có dấu hiệu yếu đi
ở xương, dây chằng, khớp. Đây cịn là một mơn nghệ thuật địi hỏi sự nỗ lực
học hỏi về trí tuệ và luyện tập về thể chất.
Bóng chuyền giúp phát triển chiều cao, vì thế mọi người nên tham gia
mơn thể thao này càng sớm càng tốt. Bóng chuyền cịn có hiệu quả tích cực và
rõ ràng đối với cơ cánh tay và cơ bụng. Những ảnh hưởng và tác dụng nêu trên
của mơn bóng chuyền đã giải thích tại sao mơn thể thao này lại có sức hấp dẫn
với quần chúng và phong trào luyện tập bóng chuyền ngày càng phát triển.
Bản chất thi đấu của bóng chuyền là dành thắng lợi từng hiệp và cả trận
đấu. Cụ thể là dành từng điểm và không cho đối phương lên điểm.
Từ năm 1999, FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu mới, đã mang lại
sự thay đổi trong hoạt động thi đấu. Trong đó có các thay đổi làm ảnh hưởng
đến tính chất thi đấu.

Áp dụng hệ thống tính điểm trực tiếp: Hệ thống này làm trận đấu diễn
ra căng thẳng, quyết liệt, thời gian trung bình một trận đấu chỉ 60 phút so với
hơn 90 phút như trước đây.
Dựa vào đặc điểm đội hình chiến thuật thi đấu các VĐV bóng chuyền
được phân ra thành các nhóm chun mơn hóa theo chức năng thi đấu như
sau:
Nhóm VĐV chủ cơng;
Nhóm VĐV phụ cơng;
Nhóm VĐV chuyền hai;
5


Nhóm VĐV Libero.
1.2. ĐẶC ĐIỂM MƠN BĨNG CHUYỀN
Bóng chuyền là mơn thể thao mang tính tập thể cao, bằng các hoạt động đối
kháng không trực tiếp. Hoạt động thi đấu được quy định chặt chẽ bởi hệ thống
các điều luật thi đấu của FIVB (Federation International Volley Ball). Sự tranh
đua được thể hiện quyết liệt trên lưới, ai nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn người
đó sẽ giành thắng lợi. Hoạt động thi đấu của mơn bóng chuyền khá phong phú
và đa dạng thể hiện qua các hoạt động kỹ thuật của cá nhân, nhóm, tồn đội
trong tấn cơng và phịng thủ. Mỗi cá nhân trong thi đấu phải đảm bảo sự tồn
diện trong mọi hoạt động của mình. Các kỹ thuật bóng chuyền đều được thực
hiện trong điều kiện thời gian tay chạm bóng rất ngắn. Do đó, yêu cầu đặc biệt
quan trọng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các tác động và sự di chuyển của
người chơi bóng và tốc độ bay của bóng. Hơn nữa, điều kiện thực tế ln thay
đổi theo hồn cảnh thi đấu mà chọn nhiều chiến thuật tấn cơng và phịng thủ
khác nhau. Nhưng cho dù là loại chiến thuật gì thì nó cũng mang một mục
đích chung là ghi được điểm trong thi đấu và phương tiện chủ yếu để ghi điểm
là đập bóng tấn cơng. Sự phân cơng khu vực tấn công trên lưới sẽ mang lại
hiệu quả cao nhất trong các đợt tấn công và phản công của từng cá nhân cũng

như tập thể. Chiến thuật tấn công là những hoạt động phối hợp có tổ chức dựa
trên trình độ kỹ thuật của từng cá nhân, tập thể để tạo nên yếu tố bất ngờ trong
thi đấu mà đa phần kết thúc một đợt tấn công trên lưới là một cú đập bóng.Ở
giai đoạn này sẽ có sự chọn lựa, xử lý sáng tạo những phương pháp và cách
thức đập bóng để gây khó khăn trong việc phịng thủ của đội bạn đó là hoạt
động chắn bóng để đạt hiệu quả cao nhất
Vận động viên phải học cách xác định quỹ đạo và tốc độ bay của bóng để di
chuyển đến đón bóng kịp thời và đúng lúc với tư thế chuẩn bị ban đầu thuận
tiện nhất để thực hiện các kỹ thuật đỡ bóng, chuyền bóng, chắn bóng, cũng
như kịp thời thực hiện động tác đập bóng. Nhờ sự hỗ trợ của các bài tập
chun mơn, VĐV sẽ có khả năng giải quyết nhanh những nhiệm vụ đó. Phát
triển khả năng này ở mức độ cao là cơ sở để đảm bảo cho việc tiếp thu kỹ
thuật một cách tốt nhất. Sự kết hợp sức nhanh và sức mạnh giữ vai trị hàng
đầu trong bóng chuyền, đồng thời tốc độ co cơ và việc điều chỉnh tốc độ di
chuyển, độ chuẩn xác của động tác trong không gian rất cần thiết trong chuyền
bước một, chuyền hai, đập bóng, phát bóng. Đặc điểm nổi bật nữa của bóng
chuyền là tính phức tạp và sự nhanh chóng của việc giải quyết các nhiệm vụ
vận động trong tình huống thi đấu, sức nhanh của phản ứng vậ động và khả
năng điều khiển động tác. VĐV cần phải xác định vị trí các đấu thủ trên sân
(đội của mình và đội bạn), phán đoán động tác của đồng đội và ý đồ chiến
thuật của đối phương, nhanh chóng phân tích tình huống trận đấu, lựa chọn
động tác hợp lý nhất và thực hiện động tác đó có hiệu quả nhất.
Nét đặc trưng của các mơn bóng và đặc biệt của mơn bóng chuyền là:
- Hoạt động mang tính chất thi đấu đối kháng được quy định bởi luật thi đấu.
- Hoạt động thi đấu thường xuyên thay đổi điều kiện do các hành động của
VĐV và của đội bóng bị sự kiểm tra thường xuyên và cố gắng phá vỡ tổ chức
6


phịng thủ, ý đồ tấn cơng của đối phương. Nét đặc trưng của thi đấu là tính

phức tạp và tốc độ giải quyết các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện
khơng ngừng thay đổi.
- Thành tích thi đấu được xác định thơng qua những hoạt động của đội bóng
trong q trình thi đấu đối kháng. Đó là kết quả của sự phối hợp giữa các
VĐV trong đội bóng.
- Thành tích thể thao thể hiện ở số lượng các trận thắng và thứ hạng được xếp
trong bảng kết quả thi đấu. Cho dù một VĐV nào đó của một đội chơi tốt đến
đâu đi chăng nữa, song nếu như đội đó thua thì cũng coi như là thất bại. Do
đó, trong tập thể đội bóng, mỗi VĐV cần phải nổ lực hết mình nhằm thực hiện
mục tiêu cuối cùng của đội.
Kết quả thi đấu là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá trình độ thể thao của VĐV
và chất lượng cơng tác huấn luyện của huấn luyện viên, giáo viên.
Đặc điểm hoạt động thi đấu bao gồm một số lượng lớn các bài tập thi đấu
như các động tác kỹ thuật, các hành động chiến thuật được lặp lại nhiều lần
trong q trình thi đấu để đạt được thành tích thể thao.
Những nét đặc thù của mơn bóng chuyền cho phép ta đưa ra những yêu cầu
đối với một VĐV có trình độ chun mơn cao. Những u cầu này có tác dụng
định hướng với việc đào tạo các VĐV trong các mơn thể thao thi đấu đồng đội
và có thể được xếp theo các nhóm sau:
+ Cấu trúc- hình thái
+ Chức năng- thể lực
+ Kỹ- chiến thuật
+ Tâm lý cá nhân
+ Tập luyện và thi đấu
+ Có khả năng trí tuệ
1.3. ĐẬP BĨNG VÀ ĐẬP BĨNG CHÍNH DIỆN
1.3.1. Khái niệm
Đập bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền và là khâu
cuối cùng của việc thực hiện một chiến thuật tấn cơng, thường là lần chạm
bóng thứ 3 của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho bóng lao xuống mặt sân

đối phương trực tiếp ghi điểm hoặc làm cho đối phương đỡ bóng hỏng mà ghi
điểm. Muốn làm cho chiến thuật biến hóa mn hình muôn vẻ, một yêu cầu
rất lớn đối với mỗi đấu thủ là phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện, biết nhiều
kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau, trong những tình huống khác nhau.
Nhưng muốn đập nhiều kiểu, nhiều cách, đấu thủ phải có trình độ cơ bản vững
vàng mà đó là cả một qua trình tập luyện lâu dài. Từ khi bóng chuyền được
sáng lập đến nay, kỹ thuật đã tiến bộ vượt bật và biến đổi đến một đỉnh cao.
Nó khơng đơn thuần là một trị chơi giải trí mà đã trở thành một mơn thể thao
thi đấu có tầm cỡ quốc tế. Việc đưa bóng sang lưới mà cụ thể là đập bóng để
ghi được điểm bên sân đối phương là điều thật không dễ dàng. Bởi vì cùng với
7


sự tiến bộ của kỹ thuật đập bóng thì phương pháp phịng thủ chắn- đỡ bóng
cũng ngày càng được nâng cao. Điều đó địi hỏi các VĐV phải tự hào tạo nên
những phương pháp đập bóng hiểm hóc và có hiệu quả mới có thể giành được
chiến thắng.
Với phương pháp đập bóng chủ yếu: Đập bóng trước mặt (chính diện), đập
bóng mốc câu (nghiêng mình). Trong từng loại chủ yếu nói trên thì mỗi loại có
những kỹ thuật biến hóa khác nhau.
Đập bóng trước mặt theo phương lấy đà là kỹ thuật khi thực hiện phần trước
cơ thể hướng lưới. Đập bóng theo phương lấy đà có các kỹ thuật chính:
- Đập bóng trước mặt theo phương lấy đà.
- Đập bóng xoay chiều.
- Đập bóng bật nhảy một chân.
Đập bóng theo phương lấy đà còn gọi là kỹ thuật đập bóng cơ bản, là kỹ
thuật sau khi thực hiện đập bóng, hướng bóng rơi và điểm rơi của bóng gần
trùng với hướng chạy và chiều gập của cơ thể người đập. Qúa trình đập bóng
thân người và mặt đấu thủ ln hướng lưới, do đó dễ quan sát đối phương,
đảm bảo tính chính xác cao và đây cũng là cơ sở để có thể phát triển các kỹ

thuật đập bóng biến hóa khác.
1.3.2. Cơ sở hoạt động của đập bóng
- Kỹ thuật đập bóng là sự phối hợp vận động co và duỗi các cơ của cơ thể
mà đặc biệt là các cơ lớn ở tay, chân, vai, bụng…tạo thành cơng sinh lực tác
động vào bóng làm cho đường bóng có uy lực.
- Hiệu quả đập bóng phụ thuộc vào trình độ huấn luyện thể lực, kỹ thuật của
cá nhân và chiến thuật của tập thể, tâm lý của người đập bóng và khả năng tấn
cơng của đối phương. Đây chính là những yếu tố quan trọng làm nền tảng cho
pha đập bóng có hiệu quả.
- Ngày nay, thể lực được khẳng định là yếu tố hàng đầu, rất quan trọng trong
công tác huấn luyện, giảng dạy ở các môn thể thao nói chung và ở mơn bóng
chuyền nói riêng, là nền tảng tạo nên thành tích của từng cá nhân người chơi
bóng. Khả năng phối hợp vận động và sức bền chun mơn có vai trị quan
trọng hàng đầu.
- Trong hoạt động đập bóng ln địi hỏi khả năng di chuyển, quan sát trên
lưới và tốc độ ra tay để giải quyết các nhiệm vụ vận động trong thời gian ngắn,
đòi hỏi người thi đấu phải tư duy, linh hoạt, đánh lừa được đối phương để pha
bóng có hiệu quả.
- Thi đấu kéo dài, số lần đập bóng tấn công cũng nhiều nên vai tro của sức
bền chuyên môn trong kỹ thuật này cũng là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả
cao trong đập bóng tấn cơng.
- Ngồi ra, chiều cao cơ thể có ý nghĩa hàng đầu trong các chỉ tiêu về cơ thể
của các VĐV bóng chuyền, chiều cao được coi là yếu tố để tăng cường khả
năng tấn cơng cũng như trong phịng thủ trên lưới.
8


1.3.3. Tầm quan trọng của đập bóng biên cơ bản
Trong tập luyện và thi đấu thể thao nói chung và trong bóng chuyền nói
riêng, tấn cơng và phịng thủ là hai mặt mâu thuẫn nhau trong cùng một thể

thống nhất. Chúng có mối quan hệ biện chứng: cái này là cơ sở của cái kia, cái
kia là tiền đề tạo nên cái này. Hai mặt này dựa vào nhau, thúc đẩy nhau cùng
phát triển. Vì vậy, trong việc bố trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật thì HLV,
giáo viên phải đặc biệt quan tâm phát triển mối quan hệ của tấn cơng và phịng
thủ. Một quả đập bóng biên đủ uy lực sẽ gây khó khăn cho đối phương trong
tổ chức phịng thủ cũng như trong phản cơng, chúng ta sẽ giành được ưu thế
trong pha bóng đó tạo nên tiền đề cho pha bóng tiếp theo.
Đập bóng tấn công biên là hoạt động không thể thiếu được trong bóng
chuyền nói chung và bóng chuyền đỉnh cao nói riêng. Hoạt động này là khâu
cuối cùng của cả chiến thuật tấn công và phản công mà cơ sở đều được dựa
trên kỹ thuật đập bóng cơ bản hay đập bóng cơ bản theo phương lấy đà. Đập
bóng theo phương lấy đà là kỹ thuật cơ bản để biến hóa nên các cách thức đập
bóng tấn cơng khác.
Do đặc điểm nổi bật của kỹ thuật đập bóng cơ bản là hướng chạy đà và
đường bay của bóng sau khi rời tay trùng nhau. Qúa trình thực hiện đập bóng
thân người và mặt đấu thủ ln hướng lưới, do đó dễ dàng quan sát đối
phương, đảm bảo tính chuẩn xác cao. Người đánh bóng sẽ dễ dàng xử lý cho
bóng bay thốt khỏi sự ngăn chặn của đối phương- người chắn bóng- để tạo
nên yếu tố bất ngờ trong thi đấu. Ví dụ như khi thi đấu, nếu chỉ đập một hướng
thì dễ bị đối phương chắn bóng, đập bóng xoay người có thể thay đổi hướng
đập và làm cho đối phương bất ngờ. Có nghĩa là khi thực hiện kỹ thuật đập
bóng cơ bản theo phương lấy đà thì đấu thủ dễ dàng thực hiện kỹ thuật chắn
bóng. Khi đó, với ưu điểm của kỹ thuật đập bóng cơ bản thì đấu thủ dễ dàng
quay người thay đổi hướng đập bóng thốt khỏi sự ngăn cản của đối
phương….Vì vậy, kỹ thuật đập bóng cơ bản theo phương lấy đà là cơ sở để
phát triển các kỹ thuật biến hóa khác.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỠNG HIỆU QUẢ ĐẬP BÓNG
Để thực hiện được hiệu quả trong các quả đập bóng cơ bản theo phương lấy
đà và đập bóng ở các vị trí khác trên sân nói chung thì người tập, VĐV phải có
các yếu tố sau:

- Sức mạnh cơ
- Chiều cao cơ thể
- Sức bật tốt
- Cảm giác trên không
- Tâm lý thi đấu ổn định
Bóng chuyền trước đây cũng như hiện nay, kỹ thuật tấn công biên bao giờ
cũng mang lại sức hấp dẫn, đẹp mắt bằng các quả đập mạnh gây hưng phấn và
tạo tâm lý thi đấu cho người chơi. Để đạt được như thế thì đấu thủ phải hội đủ
các yếu tố trên. Trong đó, yếu tố sức bật giữ vai trò quan trọng, khả năng bật
9


cao giúp người đập bóng có thể dễ dàng quan sát bao quát bên sân đối phương
cũng như dễ dàng quan sát hướng chắn bóng trong phịng thủ trên lưới của đội
bạn. Điều đó giúp người đập đưa ra cách thức đập bóng cần thiết để giành
điểm. Đồng thời, đấu thủ có thể đập bóng ở tầm cao mà hàng chắn đối phương
khơng với tới, khi đó sẽ gây khó khăn cho hàng phịng thủ phía sau, gây nên
ức chế về tâm lý cho đối phương.
Để đảm bảo cho hiệu quả đập bóng tấn cơng theo phương lấy đà thì người
tập phải có tâm- sinh lí tốt và các tố chất thê lực nhất định. Trong thực tế tập
luyện và thi đấu bóng chuyền đã thể hiện rõ: trình độ thể lực của người tập đã
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi đấu, thêm vào đó là trong quá trình tập
luyện cũng như thi đấu ln ln căng thẳng địi hỏi người tập phải rèn luyện
để cho mình trạng thái tâm lí vững vàng, đảm bảo cho kỹ thuật cá nhân thật
chuẩn diễn ra trong thời gian rất nhanh để phối hợp với đồng đội hoặc xử lí
tình hống tấn công: mạnh, nhẹ, lỏng. Tạo nên sự bất ngờ thì người tập phải có
một trình độ kỹ thuật điêu luyện và kỹ thuật trong bóng chuyền gắn liền với
trình độ chiến thuật tạo nên hiệu quả thi đấu cao.
1.5. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT ĐẬP BĨNG
- Đập bóng theo phương lấy đà


Hình 1.1: Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà ở giai đoạn bước chạy đà

10


Hình 1.2: Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà ở giai đoạn trên khơng
- Đập bóng xoay chiều (hình 1.3) và (hình 1.4).

Hình 1.3: Kỹ thuật đập bóng xoay chiều ở giai đoạn chạy bước đà

Hình 1.4: Kỹ thuật đập bóng xoay chiều ở giai đoạn trên khơng
11


- Đập bóng móc câu (hình 1.5)

Hình 1.5: Kỹ thuật đập bóng móc câu ở giai đoạn trên khơng
1.6. KỸ THUẬT ĐẬP BĨNG THEO HƯỚNG CHẠY ĐÀ
Kỹ thuật đập bóng cơ bản là cơ sở cho các kỹ thuật biến hóa sau: đập bóng
nhanh, trung bình, lao dài và các kỹ thuật được điều chỉnh và ứng dụng trong
thi đấu. Đặc điểm cơ bản của kỹ thuật này là hướng bóng bay trùng với hướng
chạy đà.
a. Giai đoạn chuẩn bị:
Đứng chân trước, chân sau, thơng thường chân thuận đặt phía trước, gối hơi
khuỵu, tay thả lỏng bên mình, mắt quan sát bóng và đối phương (hình 1.6).

Hình 1.6: Kỹ thuật đập bóng theo hướng chạy đà ở giai đoạn chuẩn b

12



×