Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.62 KB, 20 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty em nhận thấy rằng, Tổng công
ty đã có nhiều sự thay đổi để hoàn thiện và phát triển phù hợp với các giai
đoạn của nền kinh tế. Hiện nay, Tổng công ty đã và đang mở rộng sản xuất,
trở thành doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn với trình độ quản lý kinh
doanh cao. Bộ máy quản lý của Tổng công ty cũng được cơ cấu lại hợp lý và
tiết kiệm.
Công tác quản lý đã và đang được công ty quan tâm và nâng cao nhằm
cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho quản lý. Trong đó, chi phí sản
xuất và tính giá thành được Tổng công ty quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao
nên. Trong thời gian thực tập ở Tổng công ty, em xin có một số nhận xét về
công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm như sau:
3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Tổng công ty xây dựng mô hình quản lý là mô hình quản lý trực tuyến,
bộ máy quản lý tuy gọn nhẹ nhưng với phương pháp bố trí khoa học nên Tổng
công ty vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và
ngày càng phát triển. Cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty được tuyển
dụng, đào tạo hợp lý nên có trình độ chuyên môn cao có khả năng hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học nên nhà quản lý dễ dàng thu thập
được các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đưa ra các
quyết định phù hợp với thị trường. Các kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành
luôn được các thành viên trong Tổng công ty đảm bảo đúng tiến độ. Bộ máy
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
2


Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
quản lý không những quan tâm đến việc hạ thấp giá thành sản phẩm mà còn
quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Các quyết định không bị chồng chéo
và kịp thời.
Tuy nhiên do tính chuyên môn hoá cao nên các cán bộ công nhân viên
trong Tổng công ty hầu như chỉ quan tâm đến phần công việc của mình mà
không biết rõ các phần công việc khác nên đôi khi sự phối hợp của các phòng
ban còn thiếu sự đồng bộ.
Tổng công ty xây dựng một bộ máy kế toán tương đối hoàn thiện và
phù hợp. Bộ máy có khả năng phân tích đánh giá, kế toán nên có khả năng
cung cấp thông tin và đáp ứng nhu cầu quản lý. Nhân viên kế toán là những
người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp cao nên có khả năng
đánh giá, khái quát hoá đưa ra các phương pháp quản lý phù hợp. Mỗi nhân
viên chịu trách nhiệm về một phần hành tạo điều kiện cho chuyên môn hoá và
đi sâu tìm hiểu về phần hành mình làm để đưa ra các cách quản lý khoa học
và phù hợp, nâng cao nghiệp vụ và phát huy hết khả năng.
Tuy nhiên khối lượng công việc kế toán của Tổng công ty quá lớn nên
các kế toán thường phải đảm nhận thêm một phần công việc. Hầu như mỗi kế
toán ngoài việc đảm bảo tốt phần công việc của mình thì còn phải kiêm nhiệm
vụ tính công, tính lương cho một phân xưởng sản xuất, sản phẩm của Tổng
công ty thì đa đạng được cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau nên đòi hỏi
trình độ kế toán cao mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Do vậy công việc
kế toán ở đây tương đối phức tạp và vất vả. Do việc chuyên môn hoá công
việc nên bất kỳ một phần hành kế toán nào có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống kế toán đòi hỏi các kế toán phải phối hợp chặt chẽ và nhịp
nhàng với nhau.
3.1.2. Về hệ thống tài khoản, chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí sản
xuất và tình giá thành sản phẩm
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
3

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tổng công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, các tài khoản của Tổng công ty còn được
chi tiết theo từng phân xưởng và từng sản phẩm sản xuất và theo từng chức
năng nên nó cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết cho sản xuất và cho quản lý.
Với việc chi tiết này thì cho ta biết được từng loại chi phí sản xuất ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, từ đó các nhà quản lý dễ dàng biết
được chi phí nào ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thành sản phẩm, những chi
phí nào doanh nghiệp đã lãng phí trong quá trình sản xất sản phẩm để có các
biện pháp quản lý chi phí một cách tốt hơn.
Tuy nhiên hệ thống tài khoản của Tổng công ty tương đối phức tạp
được biểu hiện là các tài khoản được chi tiết đến tài khoản cấp 4, hệ thống tài
khoản phức tạp sẽ dễ gây nhầm lẫn trong việc hạch toán. Ví dụ với chỉ tiêu
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thì được chi tiết tới tài khoản cấp 4 như
sau:
TK 154222: Sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng cơ dụng chi tiết
TU, TI trung thế
TK 154223: Chi phí phân xưỏng cơ dụng khuôn mẫu
TK 154224: Sửa chữa máy móc thiết bị
TK 154225: Chi phí bảo hộ lao động
Việc hệ thống tài khoản phức tạp sẽ dễ gây nhầm lẫn trong việc kế toán chi
phí sản xuất và rất khó khăn cho các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp đọc báo
cáo tài chính.
Tổng công ty đã và đang sử dụng một hệ thống chứng từ phù hợp và
hợp lý theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Tất cả các
chứng từ trong Tổng công ty đểu được lập và luân chuyển phù hợp qua các
bước khác nhau. Mỗi một bước luân chuyển chứng từ đều được kiểm tra tính
hợp lý và hợp lệ. Việc tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ do kế toán phần
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
4

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
hành đảm nhận là hoàn toàn phù hợp. Ngoài các mẫu chứng từ quy định bắt
buộc của nhà nước thì Tổng công ty còn xây dựng thêm một số loại chứng từ
để đảm bảo quá trình quản lý tốt hơn (như Phiếu kiểm tra sản phẩm, phiếu
yêu cầu sửa chữa sản phẩm).
Tuy nhiên đối với phiếu xuất kho, Tổng công ty chỉ tiến hành lập 1 liên,
dùng để luân chuyển và cuối cùng được lưu tại kế toán phần hành nên không
đảm bảo cho việc đối chiếu so sánh giữa thủ kho và kế toán.
3.1.3. Về bộ sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổng công ty áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ nên Tổng công ty
xây dựng một hệ thống các bảng kê và nhật ký chứug từ phù hợp với quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng có sự bổ sung phù hợp với tình
hình hoạt động thực tế của Tổng công ty. Hình thức này đảm bảo cho hệ
thống kế toán của Tổng công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong quá
trình quản lý.
Tuy nhiên theo hình thức này thì không thuận tiện cho việc áp dụng
phần mềm kế toán, hệ thống sổ sách phức tạp, nhiều cột dễ gây nhầm lẫn khó
khăn cho việc kế toán. Hiện nay Tổng công ty chưa lập thẻ tính giá thành mà
dùng ngay sổ chi tiết TK 154 để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Điều
này gây khó khăn cho việc quản lý giá thành của Tổng công ty.
3.1.4. Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được tiến hành theo những
căn cứ khoa học và việc vận dụng thích hợp các chế độ kế toán hiện hành.
Đối tượng tập hợp chi phí theo khoản mục giá thành ở Tổng công ty là hoàn
toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của
Tổng công ty.
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán

Tổng công ty đã xây dựng định mức nguyên vật liệu xuất kho cho từng
sản phẩm dựa trên nhu cầu sản xuất sản phẩm trong tháng đó, do vậy công tác
quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được đảm bảo chính xác và phù hợp,
hạn chế việc xuất thừa nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc xuất nguyên vật liệu
được chi tiết cho từng sản phẩm nên sẽ quản lý được tình hình sản xuất của
từng loại sản phẩm và biết được tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho mỗi
loại sản phẩm để có cách quản lý tốt hơn tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật
liệu. Tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay khi giá bán của các nguyên vật liệu
luôn luôn thay đổi thì việc Tổng công ty cần phải xây dựng định mức cho phù
hợp và tìm được những vật liệu thay thế để cho chi phí giảm đi nhưng chất
lượng sản phẩm phải được giữ nguyên hoặc tăng lên.
Hiện nay, Tổng công ty đang áp dụng hình thức sổ số dư để hạch toán
chi tiết nguyên vật liệu và phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho. Theo phương pháp này thì hàng tồn kho được theo dõi đơn giản
và dễ dàng, kế toán theo dõi dễ dàng được tình hinh biến động và tình hình
nhập xuất tồn của vật tư một cách liên tục và có kế hoạch nhập kho hay dự trữ
nguyên vật liệu phù hợp. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khó tiến hành so
sánh, đối chiếu được giữa kho và kế toán nguyên vật liệu nên có khả năng sảy
ra sai sót.
Tổng công ty hiện đang áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu
xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp
này tương đối đơn giản vì trong kỳ kế toán chi lập số liệu vào và cuối tháng
thì phần mềm tự tính ra giá xuất kho và tự tính ra vể mặt giá trị của nguyên
vật liệu xuất kho trong kỳ. Tổng công ty sử dụng bảng kê số 3 để tính giá
nguyên vật liệu xuất kho. Tuy nhiên trong bảng kê số 3, phần chi phí về phế
liệu thu hồi cũng được thể hiện nên dễ tạo ra nhầm lẫn cho người đọc.
- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán

Lương chính là đòn bẩy giúp cho công nhân viên hăng say làm việc, cố
gắng cống hiến cho Tổng công ty nếu mức lương thoả đáng và phù hợp. Tổng
công ty đã xây dựng hệ thống tiền lương cho công nhân viên là lương theo
thời gian và lương theo sản phẩm. Đơn giá xây dựng lương sản phẩm phù hợp
và chặt chẽ. Việc tăng lương, thưởng sẽ nâng cao mức sống cho người lao
động làm cho người lao động an tâm đóng góp công sức của mình vào công
ty. Tuy nhiên Tổng công ty chưa tiến hành trích trước lương phép cho công
nhân trực tiếp sản xuất vì việc dự trù lương phép của công nhân sản xuất sẽ
làm cho việc quản lý chi phí nhân công được tốt hơn.
Về các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn được Tổng công ty trích theo tỷ lệ quy định là 6% trừ
lương người lao động và 19% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên
bảo hiểm y tế của Tổng công ty chỉ được trích 6 tháng 1 lần (vào tháng 4 và
tháng 10) và toàn bộ chi phí được hạch toán trong tháng đó và trừ lương
người lao động điều này là không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh
thu và chi phi do vậy Tổng công ty nên tiến hành trích bảo hiểm xã hội vào
ngay tháng phát sinh chi phí.
- Về chi phí sản xuất chung
Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại phân
xưởng đểu được Tổng công ty hạch toán đầy đủ và phủ hợp đảm bảo tính
chính xác và chi phí sản xuất chung cuối kỳ được phân bổ cho từng sản phảm
sản xuất để làm cơ sở để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung hiện nay của Tổng
công ty là theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Tiêu thức này chỉ phù
hợp đối với các chi tiêu có chi phí tỷ lệ thuận với chi phí lương công nhân
trực tiếp như chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng hay chi phí bảo hộ
lao động.. tuy nhiên đối vơi một số loại chi phí như chi phí khấu hao tài sản
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán

cố định hay chi phí động lực... thì không phù hợp. Vì tuỳ từng loại sản phẩm
khác nhau mà dùng đến máy móc hay chi phí nhân công trực tiếp nhiều hơn.
Dây chuyên công nghệ gồm nhiều máy móc thiết bị phức tạp và có giá
trị lớn, trong đó chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là một chi phí rất lớn
nhưng hiện nay Tổng công ty chưa tiến hành trích trước khoản chi phí này
điều đó gây lên sự chênh lệch giữa kỳ kế toán phát sinh chi phí này và kỳ kế
toán không phát sinh chi phí này.
3.1.5. Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hiện nay Tổng công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp
định mức, theo phương pháp này thì cuối kỳ kế toán chỉ việc kiểm tra về mặt
số lượng còn đơn giá định mức đã được xây dựng sẵn, việc đánh giá theo
phương pháp này là tương đối nhanh, phục vụ kịp thời cho công tác tính giá
thành sản phẩm.
Tuy nhiên theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này thì không
chi tiết cho từng khoản mục chi phí mặc dù việc tập hợp chi phí sản xuất
trong kỳ theo từng sản phẩm có chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Việc
không phân loại theo khoản mục chi phí sẽ gây ra khó khăn trong việc lập báo
cáo giá thành theo khoản mục chi phí và các báo cáo quản trị nhằm phục vụ
công tác quản lý.
3.1.6. Về báo cáo kế toán phục vụ trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính
giá thành
Các báo cáo tài chính của Tổng công ty đều được lập đúng và đủ theo
chế độ kế toán hiện hành (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài
chính) phục vụ cho công tác quản lý và sự quan tâm của nhà đầu tư, các tổ
chức tín dụng, cơ quan thuế.
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tuy nhiên bên cạnh việc lập các báo cáo tài chính, Tổng công ty chưa

lập đầy đủ các báo cáo quản trị để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nội bộ
doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp, tiết kiệm chi phí. Nhất là
trong lĩnh vực giá thành thì việc hạ giá thành sản phẩm là một trong những
mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới để nâng cao lợi
nhuận. Do vậy, Tổng công ty cần nghiên cứu để lập các báo cáo quản trị phù
hợp.
3.2. Một số giải pháp cần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam, Em
thấy nhìn chung công tác quản lý, kế toán ở Tổng công ty phù hợp với chế độ
hiện hành và tình hình thực tiễn của Tổng công ty. Tuy nhiên, trong quá trình
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em nhận thấy một vài tồn
tại. Em xin đề xuất một vài ý kiến để giúp cho công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm của Tổng công ty được hoàn thiện hơn.
3.2.1. Hoàn thiện việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm (khoảng 60%-65%) nên việc quản lý
tốt nguyên vật liệu sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình thực tế, sử
dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Từ việc phân tích nguyên vật liệu
chính xác sẽ giúp cho Tổng công ty nên mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
nào, với giá cả như thế nào và chi phi vận chuyển là bao nhiêu. Tuy nhiên,
Tổng công ty chưa tách rõ ràng giữa giá trị nguyên vật liệu và chi phí thu mua
nguyên vật liện. Do vậy công tác hoạch định lụa chọn nhà cung cấp sao cho
chất lượng nguyên vật liệu là tốt nhất nhưng giá cả lại rẻ nhất nên theo em
Tổng công ty nên tách biệt ra hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu và chi
phí thu mua nguyên vật liệu. Việc tách biệt này sẽ tạo điều kiện cho việc quản
SV: Hoàng Minh Huyền Lớp Kế toán 46D

×