Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu trong Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.1 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 01 Khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của EMIC
Sơ đồ 02 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Sơ đồ 03 Mô hình quản lý của EMIC
Sơ đồ 04 Mô hình bộ máy kế toán trong công ty
Sơ đồ 05 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chứng từ
Sơ đồ 06 Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho
Sơ đồ 07 Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho
Sơ đồ 08 Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư ở công ty
Sơ đồ 09 Quá trình kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Danh mục bảng biểu
Biểu số 01 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình TC và KQKD của công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu số 02 Mẫu sổ danh điểm nguyên vật liệu
Biểu số 03 Mẫu hóa đơn GTGT
Biểu số 04 Mẫu hóa đơn GTGT
Biểu số 05 Mẫu phiếu chi
Biểu số 06 Mẫu phiếu kiểm tra
Biểu số 07 Mẫu phiếu nhập
Biểu số 08 Mẫu phiếu xuất
Biểu số 09 Mẫu thẻ kho
Biểu số 10 Mẫu báo cáo tồn kho
Biểu số 11 Mẫu bảng kê phiếu nhập
Biểu số 12 Mẫu bảng kê phiếu xuất
Biểu số 13 Mẫu sổ số dư
Biểu số 14 Mẫu nhật kí chứng từ số 1
Biểu số 15 Mẫu nhật kí chứng từ số 5
Biểu số 16 Mẫu bảng phân bổ NVL
Biểu số 17 Mẫu nhật kí chứng từ số 7
Biểu số 18 Mẫu bảng kê số 3


Biểu số 19 Mẫu sổ cái TK 152
Biểu số 20 Mẫu biên bản kiểm kê
Bảng các kí hiệu viết tắt trong bài
GTGT Giá trị gia tăng
CCDC Công cụ dụng cụ
NVL Nguyên vật liệu
PX Phân xưởng
EMIC Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
TC Tài chính
KQKD Kết quả kinh doanh
HN Hà Nội
HL Hạ Long
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu
LNST Lợi nhuận sau thuế
KKTX Kê khai thường xuyên
SX Sản xuất

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ nhờ những chính
sách đổi mới kịp thời,sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước.Ngày
11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO mở ra hàng loạt cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp trong nước. Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, một trong
những doanh nghiệp tiên tiến và điển hình của ngành điện nói riêng và của cả
nước nói chung đã đón nhận những cơ hội và thách thức đó một cách linh
hoạt, khai thác tối đa cơ hội và hạn chế những thách thức đến mức tối thiểu.
Để làm được điều này thì toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty phải

làm việc không mệt mỏi, luôn học hỏi những cái mới, tất cả vì mục tiêu chung
làm công ty ngày càng phát triển.
Công tác kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
trên.Viêc tổ chức công tác kế toán hợp lí sẽ quản lý tốt tài nguyên của công
ty, cung cấp những thông tin kịp thời phục vụ cho quá trình ra quyết định và
công tác quản trị của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một
công việc hết sức quan trọng và không thể tách rời trong công tác hạch toán
kế toán đặc biệt là đối với một doanh nghiệp sản xuất như Tổng công ty thiết
bị điện Việt Nam.
Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình
sản xuất, nó chiếm một bộ phận lớn trong cấu thành vật chất cũng như giá trị
sản phẩm. Do vậy việc tập trung quản lý chặt chẽ các loại vật liệu này trong
các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật tư là điều hết sức quan trọng.
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Tổ chức kế
toán nguyên vật liệu hợp lý sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh công việc của các phần
hành khác. Đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, đúng chất lượng theo kịp tiến
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
độ sản xuất. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, theo đúng kế
hoạch sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu
tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam,sau một thời gian thực tập, trên cơ sở
những kiến thức có được và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths
Phạm Thành Long, sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng kế toán, em đã
chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu trong Tổng công ty thiết bị
điện Việt Nam”
Báo cáo chuyên đề gồm hai phần :
Phần 1: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty thiết bị
điện Việt Nam.

Phần 2 : Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty thiết bị
điện Việt Nam
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHẦN I : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG
CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty thiết bị điện Việt
Nam.
Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (EMIC) ban đầu có tên là Nhà máy
chế tạo thiết bị đo điện ,được thành lập chính thức ngày 1/4/1983 theo quyết
định số 176 của Bộ cơ khí luyện kim. Tiền thân của nhà máy là một xưởng đồng
hồ của Nhà máy chế tạo biến thế cũ tại số 10 Trần Nguyên Hãn – Hà Nội. Số
vốn ban đầu Nhà nước cấp cho EMIC chỉ có 10.267.000 VNĐ, số lượng công
nhân khoảng 284 người, tổng diện tích là 11.750 m2.
Nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước ngay từ năm 1989 công ty đã làm
việc với nhiều hãng sản xuất công tơ nổi tiếng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Thuỵ Sỹ… Năm 1995 công ty kí hợp đồng chuyển giao công nghệ và xuất
khẩu sản phẩm với hãng LANDIS & GYP của Thuỵ Sỹ. Không chỉ sản xuất các
thiết bị điện công ty còn mở rộng sang kinh doanh dịch vụ khách sạn.
Năm 1991 tận dụng lợi thế nằm ở vị trí trung tâm thành phố, công ty tiến
hành xây dựng nhà khách Bình Minh với số phòng ban đầu là 27 phòng, nay là
khách sạn Bình Minh (tương đương 3 sao) tại 27 Lý Thái Tổ - Hà Nội có 72
phòng, thường xuyên có trên 40 văn phòng đại diện trong và ngoài nước thuê và
còn lại là các phòng nghỉ.
Ngày 1/6/1994 Ban lãnh đạo nhà máy đã quyết định đổi tên thành công ty
thiết bị đo điện với tên giao dịch là EMIC.
Ngày 20/1/2005 công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Thiết bị đo điện. 2/8/2006 Theo Quyêt định số 27/2006/QĐ-

BCN công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên thiết bị đo điện cùng với văn phòng
Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện được tổ chức lại thành Công ty mẹ-Tổng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
công ty thiết bị điện Việt Nam, trong đó Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên thiết bị đo điện trở thành trụ sở sản xuất của EMIC, còn văn phòng Tổng
công ty thiết bị kỹ thuật điện là trụ sở quản lý của EMIC.EMIC có các công ty
con là các đơn vị thành viên cũ của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện cũ như:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dây và cáp điện Việt Nam; Công ty
TNHH Nhà nước 1 thành viên chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari… Mô
hình công ty mẹ con bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/01/2007
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thiết bị
điện Việt Nam
Nền kinh tế càng phát triển thì đời sống nhân dân càng được cải thiện,
nhu cầu tiêu dùng điện càng tăng. Để quản lý tốt việc tiêu thụ điện và giúp
người dân ý thức được số điện mà mình đã dùng, EMIC chuyên sản xuất các
thiết bị điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sản phẩm của công ty
không chỉ chất lượng tốt, mà giá cả rất hợp lý.
Cụ thể các ngành nghề kinh doanh chính của EMIC gồm có :
-Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng điện công nghiệp
và dân dụng .
-Thiết kế, chế tạo, kinh doanh và sửa chữa các loại thiết bị đo, đếm điện
1 pha, 3 pha (có dòng điện 1 chiều và xoay chiều) các cấp điện áp hạ thế,
trung thế và cao thế
Và một số ngành nghề kinh doanh phụ như :
-Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xây lắp điện, xây lắp công
nghiệp và dân dụng.
- Kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch và cho thuê văn
phòng.
Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng

loại khác nhau, mỗi chủng loại lại có kích thước, mẫu mã khác nhau tuỳ theo
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
từng đơn đặt hàng. Sản phẩm của công ty lại mang đặc điểm chung là kích
thước không lớn nhưng được lắp ráp từ rất nhiều chi tiết nhỏ bé . Vì vậy, danh
mục vật tư của công ty lên đến hàng nghìn vật tư. Nên công tác quản lý và
kiểm soát vật tư được thực hiện chặt chẽ và khoa học, các giai đoạn nhập xuất
kho được kiểm duyệt chặt chẽ nhằm ngăn chặn rủi ro thất thoát. Các chi tiết
bộ phận để sản xuất sản phẩm có thể nhập ngoại hoặc do công ty tự sản xuất.
Do đó công ty luôn tiến hành tìm hiểu thị trường để tìm kiếm những nhà cung
cấp tốt nhất đảm bảo vật tư nhập về có chất lượng tốt mà giá thành phải
chăng, bên cạnh đó đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao
đồng thời nhập mua những thiết bị hiện đại để tự sản xuất được các chi tiết bộ
phận chủ động trong việc sản xuất sản phẩm.
Do có sự đa dạng hoá về mẫu mã chủng loại và luôn đảm bảo chất
lượng sản phẩm nên công ty luôn giữ được vị thế cao trong cạnh tranh tiêu
thụ sản phẩm với các đơn vị khác. Có thể nói thương hiệu sản phẩm EMIC
giành vị trí dẫn đầu so với thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp khác
trong nước, tuy nhiên công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các hãng sản
xuất lớn của Trung Quốc, của các nước EU về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Cụ thể thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chiếm khoảng 95% thị trường
trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước như: Phillipin, Thụy Điển, Srilanca,
Nicaragoa, Banglades, các nước SNG, Myanmar, … đặc biệt xuất khẩu sang
Mỹ, Bắc và Trung Nam mỹ.
EMIC đã sớm tiếp cận với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tiên
tiến trên thế giới nhờ việc kí hợp đồng chuyển giao công nghệ với hãng
LANDIS & GYP của Thụy Sỹ. Đặc điểm quy trình công nghệ này là sản xuất
liên tục theo quy trình khép kín, sản phẩm trải qua nhiều khâu chế biến khác
nhau, và mỗi khâu lại do một phân xưởng sản xuất đảm nhiệm.
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 01:Khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của EMIC
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của công ty gồm nhiều loại khác nhau,
mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất riêng. Do vậy việc tổ chức sản xuất
ở công ty mang những đặc thù riêng. Để đáp ứng việc chuyên môn hoá sản
xuất, thuận tiện cho việc quản lý chặt chẽ, cơ sở sản xuất của công ty được
chia thành 7 phân xưởng ( Trong đó có 6 phân xưởng chính, 1 phân xưởng
phụ). Mỗi phân xưởng đảm nhiệm một giai đoạn của quá trình sản xuất, mỗi
phân xưởng áp dụng một quy trình công nghệ riêng và có quản đốc riêng để
quản lý. Các phân xưởng không hạch toán độc lập mà từng phân xưởng sẽ có
một giám sát kinh tế có trách nhiệm hỗ trợ quản đốc của phân xưởng đó quản
lý máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thành phẩm, hàng tháng nhân viên kinh
tế nay phải thu thập tài liệu, chứng từ nộp cho phòng kế toán. 7 phân xưởng
bao gồm :
-Phân xưởng gò hàn, đột dập: Làm nhiệm vụ chế tạo những chi tiết
phôi (Những chi tiết ban đầu cấu tạo nên sản phẩm). Sau khi hoàn thành
những chi tiết này được chuyển sang phân xưởng cơ khí.
Vật tư
Bán thành phẩm mua
ngoài
chế Cơ khí
tạo
gia Đột dập
công Ép nhựa
Lắp ráp
bộ phận
Lắp ráp
hoàn
chỉnh
Hiệu

chỉnh
Nhập kho Đóng gói Kiểm tra
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
-Phân xưởng cơ khí: tiếp nhận những chi tiết phôi từ phấn xưởng gò
hàn, đột dập, biến đổi chúng thành các chi tiết bộ phận có tính năng riêng để
lắp ráp thành sản phẩm.
-Phân xưởng ép nhựa: chuyên san xuất nhựa, sơn, mạ sau đó chuyển
sang phân xưởng lắp ráp.
-Phân xưởng lắp ráp 1: chuyên lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết và
từ cụm chi tiết lắp ráp thành sản phẩm cho các loại công tơ 1 pha.
-Phân xưởng lắp ráp 2: chuyên lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết và
từ cụm chi tiết lắp ráp thành sản phẩm cho các loại công tơ 3 pha, đồng hồ
Vôn – ampe, máy biến dòng ,…
-Phân xưởng lắp ráp 3: chuyên lắp ráp các máy biến dòng, máy biến áp
trung thế -cao thế.
-Phân xưởng cơ điện dụng cụ (phân xưởng phụ): nhiệm vụ chính là
theo dõi máy móc thiết bị, tài sản cố định của toàn công ty, khi có sự cố hỏng
hóc tiến hành sửa chữa, và đồng thời sản xuất các loại khuôn mẫu, gá lắp
cung cấp cho các phân xưởng chính .
Sơ đồ 02 : Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
7
Kho vật
liệu
PX phụ
PX đột
dập
PX cơ
khí
PX ép

nhựa
PX lắp
ráp 1
PX lắp
ráp 2
PX lắp
ráp 3
KCS
Kho
thành
phẩm
Kho bán thành
phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty thiết bị điện Việt Nam.
Để thực hiện công tác sản xuất kinh doanh và quản lý có hiệu quả, công
ty đã thiết kế mô hình bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến một cấp. Đứng
đầu công ty là Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty trong
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là giám đốc sản xuất và giám đốc kinh
doanh. Trong đó giám đốc sản xuất phụ trách chính về sản xuất và trực tiếp
chỉ đạo cho các bộ phận phân xưởng được uỷ quyền; Giám đốc kinh doanh hỗ
trợ tổng giám đốc trong việc quản lý các mảng về tài chính kế toán, tổ chức,
hành chính, kế hoạch.
Bên dưới là một hệ thống các phòng ban chức năng. EMIC có 9 phòng
ban. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng như sau :
-Phòng tổ chức: thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn nhân sự, đào tạo, bố trí,
sắp xếp, thuyên chuyển, thôi việc, kí kết hợp đồng lao động, theo dõi hợp
đồng lao động.

-Phòng kế hoạch: có chức năng nghiên cứu thị trường, xây dựng kế
hoạch sản xuất sản phẩm cho tháng, quý, năm. Phụ trách tiếp thị, kí kết và
bán sản phẩm cho khách hàng.
-Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, cải tiến sản
phẩm, theo dõi áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thử nghiệm, quy
trình công nghệ mới.
-Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): kiểm tra chất lượng của
những sản phẩm sau khi đã lắp ráp hoàn chỉnh.
-Phòng vật tư: xác định nhu cầu về vật tư hàng quý, hàng năm từ đó lập
kế hoạch cung ứng, dự trữ. Quản lý việc sử dụng và dự trữ vật tư; Quản lý
toàn bộ phương tiện vận tải.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
-Phòng tài chính kế toán: thực hiện công tác kế toán nhằm sử dụng vốn
có hiệu quả, quản lý tốt nguồn tài nguyên của công ty, đảm bảo cung cấp
thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo của công ty.
-Phòng lao động: Lập kế hoạch về quỹ lương hàng quý, hàng năm, xây
dựng đơn giá tiền lương hợp lý, đảm bảo việc trả lương hàng tháng công
bằng, minh bạch, kiểm tra các điều kiện bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an
toàn cho người lao động.
-Phòng bảo vệ: thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự an ninh, bảo vệ tài sản
của công ty.
-Phòng hành chính đời sống –xây dựng – y tế: quản lý việc sử dụng các
công trình công cộng trong công ty, chăm lo đời sống cho các bộ công nhân
viên trong công ty.
Sơ đồ 03 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty thiết bị điện
9
Tổng giám đốc
Giám đốc sản xuất Giám đốc kinh doanh

P.vật tư
P. kế hoạch
P.tổ chức
P.kỹ thuật
P.kcs
P.
hành
chính
P.kế
toán
P.lao
động
P.bảo vệ
K.sạn
PX gò hàn,
đột dập
PX cơ khí
PX lắp ráp 1
PX ép nhựa
PX lắp ráp 2
PX lắp ráp 3
PX phụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
4.Tình hình tài chính của công ty .
Có thể nói EMIC là công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu
năm nay luôn cao hơn năm trước, điều này xuất phát từ chất lượng sản phẩm
và việc công ty xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000.
Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước, năm 2004 EMIC
còn kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng trăm ngàn chiếc công tơ, nhiều

chủng loại thiết bị điện sang các nước Châu Á như: Thái Lan, Myanma, Lào,
Băngladet... với giá trị khoảng gần 500.000 USD. Cũng nhờ vậy doanh thu
trong năm tăng lên đáng kể, đạt 363.164tỷ đồng.
Biểu số 01:Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh
doanh của công ty
STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007
số cuối năm số đầu năm số cuối năm số đầu năm
1 TSNH 177.085.042.854 192.782.612.052 185.046.776.345 177.085.042.854
2 TSDH 51.285.008.963 42.237.642.589 62.665.409.632 51.285.008.963
3 Tổng TS 228.370.051.817 235.020.254.641 247.712.185.977 228.370.051.817
4 NPT 124.255.430.807 136.938.801.568 138.231.112.331 124.255.430.807
5 NVCSH 104.114.621.010 98.081.453.073 110.564.990.231 104.114.621.010
6 Tổng NV 228.370.051.817 235.020.254.641 248.796.102.562 228.370.051.817
7 DTBHCCDV 434.656.729.973 465.874.725.460
8 LNST 9.220.926.554 11.767.980.121
Nguồn : BCĐKT 31/12/2006 và BCĐKT 31/12/2007
BCKQKD từ 01/01/2006 đến 31/12/2006
BCKQKD từ 01/01/2007 đến 31/12/2007
Ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
của công ty qua một số chỉ tiêu sau :
Tốc độ tăng trưởng của LNST =
LNSTNT
LNSTNTLNSTNN −

100
×
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tốc độ tăng trưởng của DT =
DTNT

DTNTDTNN −
100
×

Tốc độ tăng trưởng của NVCSH =


Ta thấy tốc độ tăng trưởng của LNST năm 2007 so với năm 2006 tăng
là 27,62% trong khi tốc độ tăng trưởng của DT năm 2007 tăng so với năm
2006 là 7,18% điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất tiêu thụ của công ty vẫn
diễn ra ổn định và tăng trưởng. Mặt khác chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của
NVCSH năm 2007 so với 2006 tăng 6,17% chứng tỏ giá trị của doanh nghiệp
tăng , thể hiện doanh nghiệp có sự tăng trưởng và phát triển.
11
11.767.980.121-9.220.926.554
9.220.926.554
= X 100
=
465.874.725.460-434.656.729.973
434.656.729.973
X 100
=
107.339.805.620,5-101.098.037.041,5
101.098.037.041,5
X 100
NVCSHBQ2007-NVCSHBQ2006
NVCSHBQ2006
X 100
= 27,62%
= 7,18%

= 6,17%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Hiệu quả sử dụng tài sản =
TSBQ
LNST
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn =
NVBQ
LNST
ROE
2006
= 0,04
ROE
2007
= 0,05
Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006
tăng, xuất phát từ nguyên nhân LNST tăng, mặt khác tổng tài sản và tổng
nguồn vốn năm 2007 cũng tăng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ công ty
đã mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm thêm máy móc trang thiết bị, và có
những biện pháp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng tài sản.
II.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Tổng công ty
thiết bị điện Việt Nam.
1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Cùng với sự hình thành và phát triển của công ty, bộ máy kế toán tại
công ty cũng không ngừng phát triển và tự hoàn thiện, giúp công ty phát triển
bền vững như hiện nay. EMIC tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập
trung với nội dung: hợp nhất công tác kế toán, tài vụ, thống kê, tiền lương vào
một phòng kế toán. Các phân xưởng không tổ chức kế toán mà chỉ bố trí một
nhân viên kinh tế tại phân xưởng với nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông
12
=

9.220.926.554
231.695.153.229
ROA
2006
= 0,04
ROA
2007
=
11.767.980.121
238.041.118.897
= 0,05
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
tin kinh tế tại phân xưởng, cuối tháng chuyển các chứng từ cùng các báo cáo
về phòng kế toán để xử lí.
Sơ đồ 04 : Mô hình bộ máy kế toán của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán được thể hiện trên sơ đồ 04. Cụ thể
nhiệm vụ công việc của từng người như sau:
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế
toán của công ty. Có nhiệm vụ kí duyệt các chứng từ, lập báo cáo hàng quý,
gửi lên ban giám đốc, ngoài ra còn làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám
đốc đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
-Phó phòng 1 đồng thời là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm.
-Phó phòng 2 đồng thời là kế toán các đơn vị trực thuộc của Tổng công
ty thiết bị điện Việt Nam (Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam đóng vai trò là
công ty mẹ). Chịu trách nhiệm thu thập các báo cáo kế toán từ các đơn vị trực
thuộc gửi đến, từ đó lập các báo cáo cần thiết phản ánh tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Phó phòng 1
Phó phòng 2

Kế
toán
vật tư
Kế
toán
người
mua
hàng
KT
tiền
mặt ,
lương
KT
TS&
t toán
người
BH
Thủ
quỹ
Kế toán trưởng
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
-Kế toán vật tư hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho, thu thập các
chứng từ nhập, xuất từ các phân xưởng chuyển về.
-Kế toán người mua hàng theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
mua vật tư, theo dõi tình hình thanh toán công nợ phải trả.
-Kế toán tiền mặt, TGNH, lương theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến thu chi tiền mặt, TGNH, tính lương cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
-Kế toán tài sản và thanh toán người bán hàng theo dõi khấu hao TSCĐ,

tình hình sử dụng TSCĐ ở các phân xưởng, và tình hình thanh toán công nợ
phải thu.
-Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt trong quỹ, cấp phát tiền và cân
đối quỹ.
2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Tổng công ty thiêt bị điện Việt
Nam
2.1.Chính sách kế toán chung
Tổng công ty thiết bị điện áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được
ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Bộ máy kế toán tại
công ty đã tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá chế độ kế toán cho phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của công ty như sau:
-Hình thức sổ kế toán: EMIC áp dụng hình thức nhật ký chứng từ.
-Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán
theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho tính giá xuất theo
phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho
là phương pháp sổ số dư.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép trong kế toán là Đồng Việt Nam.
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
-Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng, trích theo tháng. TSCĐ tăng ( giảm ) trong tháng được trích
khấu hao vào tháng sau.
-Kì kế toán năm bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
EMIC đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo đúng quy định của
Luật kế toán và Nghị định số 129/2004 /NĐ-CP ngày 31/5/2004 của CP. Mọi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều
được phản ánh đầy đủ trên các chứng từ kế toán. Nội dung chứng từ kế toán
đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát

sinh. Mọi chứng từ kế toán đều có đủ chữ kí theo chức danh quy định trên
chứng từ. Mỗi phần hành khác nhau thì doanh nghiệp sử dụng bộ chứng từ
khác nhau với trình tự và thời gian luân chuyển cụ thể.
Bộ chứng từ EMIC sử dụng thống nhất với chế độ kế toán Việt Nam
được ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Ngoài ra đối với
một số phần hành kế toán phức tạp, công ty có sử dụng thêm một số chứng từ
khác. Cụ thể tại phần hành hạch toán vật tư nguyên vật liệu công ty sử dụng
phiếu "Yêu cầu sửa chữa, trả lại vật tư sản phẩm " nếu bộ phận KCS kiểm tra
không đạt tiêu chuẩn; và "Phiếu kiểm tra " được sử dụng để đưa ra kêt luận về
kết quả kiểm tra sản phẩm. Ngoài ra cuối tháng công ty sử dụng "Bảng kê
phiếu nhập" cho tất cả các vật tư.
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng trong công ty thống nhất với
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp mà nhà nước ban hành năm 2006.
tuy nhiên đối với một số tài khoản, kế toán công ty đã xây dựng thêm các tài
khoản chi tiết để thuận lợi cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cụ thể như sau:
TK 152: Nguyên liệu ,vật liệu được chi tiết thành các tài khoản.
TK 1521 : Nguyên vật liệu chính
TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ
TK 1523 : Nhiên liệu
TK 1524 : Phụ tùng , dụng cụ
TK 1526 : Thiết bị XDCB
TK 1528 : Nguyên vật liệu khác
TK 1529 : Bảo hộ lao động
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết thành.
TK 1541: SP dở dang sản xuất chính. TK này lại được chi tiết thành
TK 15411 : Công tơ 1 pha

TK 15412 : Công tơ 3 pha

TK 15419 : Công tơ 3 pha 3 giá
TK 1542: Chi phí SX-KD dở dang phụ. TK này được chi tiết thành
TK 15421 : Vận tải
TK 15422 : SX-KD dở dang PX cơ dụng
TK 15423 : Thuê bên ngoài gia công
TK 15424 : Khách sạn
TK 1543: Khách sạn
TK 155: Thành phẩm. TK này được chi tiết thành
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
TK 1551 : Công tơ 1 pha
TK 1552 : Công tơ 3 pha
TK 1553 : Đồng hồ Vol, ampe

TK 1558 : Sản phẩm khác...
2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam thực hiện đúng các quy định về sổ
kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có
quy mô sản xuất lớn, bên cạnh đó trình độ kế toán cao, có điều kiện phân
công lao động, hoạt động trên địa bàn tập trung nên công ty vận dụng hệ
thống ghi sổ Nhật kí chứng từ.
Sơ đồ 05:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chứng từ
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Nhật kí chứng từ
Bảng kê

Bảng tổng hợp chi
tiết
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Sổ ,thẻ kế toán
chi tiết
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Công ty sử dụng phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác kế toán.
Phần mềm này có đầy đủ các loại sổ theo hình thức nhật kí chứng từ. Hàng
ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán nhập dữ liệu vào máy theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần
mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm các thông tin tự động nhập vào
sổ tổng hợp và sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối kì kế toán thực hiện các thao tác
khoá sổ, và các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được áp dụng theo “ chế độ báo
cáo tài chính doanh nghiệp” ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 bao gồm các báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước
như: Bảng cân đối kế toán ,Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo
tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , …
Định kỳ hàng tháng, hàng quý kế toán lập báo cáo kết quả kinh doanh,
bảng cân đối kế toán và một số báo cáo quản trị khác để phục vụ cho công tác
quản lý. Thời hạn gửi báo cáo tài chính tháng chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày kết thúc tháng, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày
kể từ ngày kết thúc quý.
Kết thúc niên độ kế toán , kế toán tiến hành lập Báo cáo kết quả kinh
doanh năm, Bảng cân đối kế toán năm, Thuyết minh báo cáo tài chính và báo
cáo lưu chuyển tiền tệ năm. Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 60
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế-tài chính công ty còn sử
dụng một số báo cáo nội bộ khác như: Báo cáo tồn kho được lập khi kết thúc
niên độ hoặc cuối quý kế toán; Báo cáo tồn quỹ tiền mặt và Báo cáo về tình
hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty được lập hàng
tháng.
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Nơi gửi báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính quý năm của công ty được
gửi cho các cơ quan nhà nước bao gồm Cơ quan thuế, Cơ quan đăng kí kinh
doanh, Cơ quan tài chính khác có liên quan. Báo cáo tài chính tháng được gửi
cho Bán giám đốc công ty, phục vụ yêu cầu quản lý.
III.Những vấn đề kinh tế kỹ thuật về nguyên vật liệu của công ty có ảnh
hưởng tới hạch toán.
1.Đặc điểm vật liệu của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng loại
khác nhau, mỗi chủng loại lại có kích thước, mẫu mã khác nhau tuỳ theo từng
đơn đặt hàng. Sản phẩm của công ty lại mang đặc điểm chung là kích thước
không lớn nhưng được lắp ráp từ rất nhiều chi tiết nhỏ bé. Vì vậy, danh mục
vật tư của công ty rất đa dạng, và có số lượng lớn các chủng loại nguyên vật
liệu.
Nguồn cung cấp vật liệu để sản xuất ra sản phẩm của công ty là tự khai
thác trên thị trường (trong và ngoài nước) theo giá cả thỏa thuận. Công ty mua
nhiều loại vật tư ở các công ty, cơ quan khác nhau, trong đó số vật liệu nhập
ngoại chiếm 60% trên tổng số vật liệu. Nhìn chung vật liệu của công ty đều có
chất lượng tốt . Đa số vật liệu của công ty đều là kim loại quý hiếm (đồng,
nhôm, dây điện từ, nhựa…được nhập từ Hàn Quốc,Nhật, Singapo…)
2.Đặc điểm sử dụng và quản lý vật liệu của Tổng công ty thiết bị điện
Việt Nam.
2.1.Các chính sách chung về nguyên vật liệu.
-Các chính sách về quản lý nguyên vật liệu: Các vật tư được phân thành

từng nhóm, từng danh điểm nguyên vật liệu được bảo quản ở những kho khác
nhau. Các vật tư được bảo quản trong cùng một kho thì có những đặc điểm tương
đồng về kích thước,công dụng và là nguyên vật liệu để sản xuất ra một loại sản
phẩm. Một kho có thể có nhiều nguyên vật liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
khác nhau. Ví dụ Kho 001 thì chứa những nguyên vật liệu để sản xuất ra công tơ 1
pha như: Thiếc hàn 60%, joăng nắp nhựa công tơ 1 pha …và sản xuất ra công tơ 3
pha như: Màn hình hiển thị LCD-CMC, dây đơn 1x0,65-1x0,7…
-Các chính sách về nhập nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được thu
mua phải căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất và nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của công ty.
-Các chính sách về xuất nguyên vật liệu: nguyên vật liệu xuất ra phải căn cứ
vào định mức sản xuất sản phẩm,định mức này do phòng KCS lập trên cơ sơ
nghiên cứu công suất máy móc thiết bị và định mức của những năm trước đó.
2.2.Phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong công ty bao gồm nhiều loại , mỗi loại có kích
thước, mẫu mã, công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác
nhau. Trong điều kiện đó, phòng vật tư đã tiến hành phân loại vật liệu để tổ
chức tốt việc quản lý, sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu.
Căn cứ vào vai trò và tác dụng trong sản xuất, vật liệu của công ty được
chia thành: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
vật tư ứ đọng và phế liệu.
Trong đó nguyên vật liệu chính bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, là bộ phận chính cấu tạo nên sản
phẩm. Bao gồm:
• Vít, bu lông, đai ốc, vòng đệm.
• Dây điện từ ( Êmay ).
• Kim loại đen: Thép CT3, hợp kim, thép lò xo, thép silíc, loại đặc
biệt như thép lá 08KII…

• Kim loại màu: Đồng đỏ, đồng thau, đồng bạch, đồng đúc, dây
điện trở, nhôm.
• Điốt –bán dẫn – tụ điện – điện trở…
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Vât liệu phụ là các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với các vật liệu
chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng tác dụng của sản phẩm, và
các loại vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các tư liệu lao
động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân.Bao gồm: Đinh, que
hàn, hóa chất, sơn và các loại, mica, sứ, tạp vật…
Nhiên liệu là các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ
cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất.
Bao gồm: Xăng, Điêzen, dầu hỏa, dầu bôi trơn, dầu biến thế, mỡ, các loại
khác…
Phụ tùng thay thế là các loại vật liệu được dùng cho việc thay thế, sửa
chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền
dẫn.Bao gồm: vòng bi, dây curoa, phụ tùng ô tô…
Vật tư ứ đọng và phế liệu là những loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản
xuất kinh doanh và thanh lý tài sản để sử dụng hoặc bán ra ngoài.Bao gồm:
Sắt vụn phế liệu, Silíc đề xê, nhôm đề xê, đồng đề xê.
Ngoài việc phân loại vật liệu như trên, công ty còn xây dựng một hệ
thống danh mục mã vật tư cho các nguyên vật liệu. Công ty đã lập một quyển
sổ danh điểm nguyên vật liệu.
Biểu số 02 :Sổ danh điểm nguyên vật liệu ( trích)
Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính
2110305 Vít sắt mạ 3 x 5 Chiếc
2151008 Đai ốc mạ M8 Chiếc
2160085 Vòng đệm dẹp sắt mạ Chiếc
2170825 Bu lông mạ 8x25 Chiếc
VA04A002 Đai ốc hãm M3xF8 Chiếc

CV11H001 Nắp nhựa vuông công tơ Cái
3110160 Dây Êmay 1,6 mm Kg
2.3.Tính giá nguyên vật liệu
21

×