Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.23 KB, 14 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1983 đến 1994, theo Quyết định của bộ cơ khí luyện kim số
176, Tổng công ty chính thức được thành lập với tên ban đầu là Nhà máy Chế
tạo Thiết bị Đo điện, với số vốn là 10.267.000 VNĐ. Trong thời gian này, Nhà
máy chủ yếu sản xuất các loại máy phát điện và các thiết bị đo điện như công
tơ điện một pha, công tơ điện ba pha, đồng hồ Vôn-ampe, máy biến dòng hạ
thế …
Năm 1986, cùng với sự chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường, Nhà máy đã thay đổi cơ cấu từ chỗ sản xuất máy phát điện là chính
sang sản xuất thiết bị đo điện. Nhà máy chủ động sáng tạo trong sản xuất,
thay đổi quy trình sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị mới, mở rộng nhà
xưởng. Ngoài sản xuất các sản phẩm cũ, Nhà máy đã tìm kiếm những sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 1990, Nhà máy chính thức được Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp
nặng cấp vốn bổ sung nâng tổng vốn tăng lên là 3.415.967.000 VNĐ. Năm
1991, nhà máy xây dựng nhà khách Bình Minh nhằm giải quyết chỗ ở công
nhân viên trong nhà máy. Đến nay, nhà khách đã được nâng cấp thành khách
sạn cho phù hợp.
Ngày 1/6/1994, ban lãnh đạo đã quyết định đổi tên thành Công ty Thiết
bị Đo điện với tên giao dịch là EMIC. Ngày 20/1/2005 đổi tên thành Công ty
TNHH một thành viên Thiết bị Điện. Trong 2005 Công ty đã mở rộng sản
xuất, thay đổi quy trình công nghệ . Công ty đã ký hợp đồng chính thức
chuyển giao công nghệ và xuất khẩu sản phẩm với hãng LANDIS and GYR
1
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán


của Thụy Sỹ làm sản lượng sản xuất công tơ điện tăng từ 400.000 chiếc/năm
lên 700.000 chiếc/năm, chất lượng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn IEC 521.
Công ty đã ký hợp đồng tư vấn với hãng AFAQ-ASCERT trong việc
đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, sau một thời gian
Công ty đã chính thức được cấp tiêu chuẩn ISO 9001-2000 số No
QUA1/1999/11403, từ đó đến nay Công ty đã được cấp ba lần chứng chỉ ISO
9001-2000.
Ngày 2/11/1004, theo quyết định của Bộ Công nghiệp số 119/2004/QĐ-
BCN chuyển Công ty Thiết bị Đo điện, doanh nghiệp thành viên hạch toán
độc lập thuộc Tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện thành Công ty TNHH nhà
nước một thành viên Thiết bị Đo điện, vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm
chuyển đổi là 68 tỷ.
Theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày
2/8/2006 về việc thành lập Tổng công ty mẹ- Tổng công ty Thiết bị Điện Việt
Nam trên cơ sở tổ chức lại văn phòng Tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện và
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thiết bị Đo điện.
Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006 của Tổng công ty
Thiết bị Điện Việt Nam như sau:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005
1.Doanh thu bán hang hoá sản xuất 434.656.729.973 411.246.158.554
2. Giá vốn hang bán sản xuất 386.209.159.847 359.925.196.397
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất 9.170.901.046 12.246.768.189
4. Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất 7.102.511.818 8.881.504.613
Từ một số chỉ tiêu trên cho ta thấy, năm 2006 Tổng công ty đã bán được
nhiều hàng hoá dịch vụ hơn năm 2005 là 2.341.057.149 nhưng lợi nhuận sau
thuế từ hoạt động sản xuất lại giảm đi chứng tỏ việc quản lý chi phí của Tổng
công ty chưa thực sự hiệu quả.
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán

1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty Thiết bị Điện Việt Nam
Để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất và trong quản lý, Tổng công ty
xây dựng mô hình quản lý trực tuyến. Bộ máy quản lý của Tổng công ty Thiết
bị Điện Việt Nam gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng
giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có các Giám đốc chuyên sâu về sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cùng một số chuyên viên.
Các phòng ban chức năng được bố chí chặt chẽ, với cán bộ công nhân
viên được đào tạo chuyên môn hoá làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc.. Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trưởng phòng chỉ
đạo hoạt động trong phòng và chịu trách nhiệm trước cấp trên, giúp việc cho
trưởng phòng có phó phòng và các nhân viên trong phòng.
- Phòng tổ chức-lao động: là phòng có nhiệm vụ quản lý nhân sự, đào
tạo, sắp xếp cán bộ, tổ chức khen thưởng, kỷ luật và theo dõi hợp đồng lao
động.
-Phòng kế hoạch-thị trường: là phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
xây dựng sản phẩm, ký và thực hiện hợp đồng với khách hàng, phụ trách giới
thiệu và bán sản phẩm cho Tổng công ty.
-Phòng công nghệ (kỹ thuật) : là phòng có nhiệm vụ thiết kế, cải tiến sản
phẩm, xây dựng và theo dõi các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thử nghiệm,
thiết kế các máy móc đặc biệt, sắp xếp dây chuyển công nghệ hợp lý…
-Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): là phòng có nhiệm vụ kiểm tra chất
lượng các thành phẩm, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, đồ dùng
mua ngoài theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
-Phòng tài chính-kế toán: là phòng có nhiệm vụ quản lý Tổng công ty
về mặt tài chính kế toán, thực hiện hạch toán kinh doanh, giao dịch, thanh
quyết toán với khách hàng, tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên.
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán

-Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: là phòng có nhiệm vụ quản lý tình hình
vật tư, ký hợp đồng vật tư, thống kê các kho vật tư, tình hình sử dụng vật tư
và thanh quyết toán vật tư và lập kế hoạch vật tư hàng năm.
-Phòng hành chính-tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ quản lý công văn,
giấy tờ, tiếp tân, quản lý nhà tập thể, xây dựng cơ bản, vệ sinh công nghiệp.
-Phòng bảo vệ: là phòng có nhiệm vụ bảo vệ trị an và tài sản, giám sát
việc chấp hành quy chế ra vào Tổng công ty, tiến hành tuần tra, canh gác, phụ
trách tự vệ…
- Ban y tế-an toàn lao động: là phòng có nhiệm vụ đảm bảo sức khoẻ,
an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.
-Phòng nghiên cứu phát triển: là phòng có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên
cứu, chế tạo, cải tiến sản phẩm mới cho tổng công ty để ngày càng phù hợp
với nhu cầu thị trường.
- Xi nghiệp sản xuất thiết bị điện: là phòng có nhiệm vụ chủ yếu là sản
xuất các linh kiện, chi tiết bên ngoài cho các sản phẩm của Tổng công ty
- Khách sạn: được bố trí nhóm kế toán hàng ngày hạch toán theo kiểu
báo sổ.
Các phân xưởng của Tổng công ty được tổ chức chuyên môn hoá theo
chức năng và công nghệ.
-Phân xưởng gò hàn đột dập: là phân xưởng với nhiệm vụ chủ yếu là
cắt, gò hàn, chuyên môn sản xuất phôi thiết bị để chuyển sang phân xưởng cơ
khí…
-Phân xưởng cơ khí: là phân xưởng có nhiệm vụ chủ yếu là phay, bào,
tiệm nguội và nhận các chi tiết từ phân xưởng gò hàn đột dập để cấu thành chi
tiết, sản phẩm.
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán
-Phân xưởng ép nhựa: là phân xưởng có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
các chi tiết bằng nhựa, nhận các chi tiết từ phân xưởng cơ khí chuyển sang để

sơn, mạ rồi chuyển đến phân xưởng lắp ráp.
-Phân xưởng lắp ráp 1, 2, 3: là các phân xưởng chuyên lắp ráp các
thành phẩm cho công tơ một pha, 3 pha, máy biến dòng hạ thế, đồng hồ VA,
máy biến áp trung thế, cao thế
- Phân xưởng kỹ thuật số: là phân xưởng đảm bảo các thông số trong
quá trình sản xuất các thiết bị điện như công tơ điện 1 pha, 3 pha, máy biến
áp…
-Phân xưởng cơ điện dụng cụ: là phân xưởng phụ chịu trách nhiệm sản
xuất các khuôn mẫu, gá lắp cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính và
bảo dưỡng, duy tu, theo dõi, bảo quản máy móc thiết bị và tài sản cố định
toàn Tổng công ty
5

×