Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VINACONEX 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.23 KB, 16 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ
VINACONEX 36
1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ
VINACONEX 36 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xuất phát từ chính yêu cầu đặt ra cho các chủ đầu tư, chủ dự án về các
công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình công nghiệp, dân dụng là phải
đảm bảo được chất lượng, sự bền vững của các công trình, đem lại lòng tin
cho những người sử dụng công trình. Chính vì thế việc tư vấn, thiết kế, khảo
sát các công trình đó được các chủ đầu tư, chủ dự án đánh giá là giai đoạn
quan trọng đầu tiên trong việc tiến hành xây dựng các công trình. Do vậy,
cuối năm 2002 các thành viên sáng lập của Công ty đã làm văn bản trình bày
với các cơ quan chức năng xin cấp giấy phép kinh doanh. Đến ngày 19 tháng
11 năm 2002 Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đã chính thức công
nhận sự ra đời của Công ty với tên gọi Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Chu
Linh. Công ty được sáng lập bởi 4 cổ đông, số vốn điều lệ ban đầu là
7.500.000.000 VNĐ, với trụ sở chính tại E10, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, để khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực xây lắp
và thể hiện được Công ty là một trong những Công ty trực thuộc Tổng công ty
Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thì đến ngày 11 tháng 5
năm 2004, căn cứ vào Biên bản họp Đại hội Đồng cổ đông Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Chu Linh (lần 3), Đại hội thống nhất đổi tên Công ty thành
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 theo Quyết định số 166
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
QĐ/CTCL-TCHC, với tên giao dịch là Vinconex 36 Investment and
Cunsultancy Joint Stock Company. Theo giấy phép kinh doanh được Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội thì Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư


Vinconex 36 là Công ty hoạt động và hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách
pháp nhân và kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Tư vấn đầu tư công trình dân
dụng, thủy lợi, công nghiệp, Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện, Tư vấn
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Dịch vụ tư vấn về bất động sản, Môi giới
về bất động sản, dịch vụ nhà đất…
Sau năm năm xây dựng và trưởng thành cùng với phương châm yếu tố
con người đặt lên hàng đầu, Công ty đã thu hút được nguồn nhân lực từ khắp
nơi với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ cao với hơn 90 kỹ sư;
30 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp có kinh nghiệm trong các
lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Mặc dù là Công ty mới thành lập nhưng
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 đã có thị trường rộng lớn
trên khắp mọi miền trong cả nước, với những đóng góp đáng kể vào công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tham gia vào việc tư vấn xây
dựng nhiều công trình lớn trọng điểm của Quốc gia trong các lĩnh vực tư vấn,
khảo sát thiết kế như: Tư vấn lập báo cáo cơ hội đầu tư: Thủy điện Nậm
Chanh, Thủy điện Chiềng San…, Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình thủy
điên, thủy lợi: Minh Lương, Hồ Bốn, Nậm Chim 1, Nậm Pia, Nậm Giôn…,
Tư vấn thẩm định: Thủy điện Phú Mậu,Thủy điện IAHIAO, tham gia thiết kế
phản biện Hồ Tả Trạch…, Tư vấn giám sát: Thủy điện Cửa Đại, Thủy điện
SESAN 4, Trung tâm văn hóa hội nghị văn hóa tỉnh Lai Châu, Thủy điện
Nậm Đông, thủy điện Trà Linh… Ngoài việc tham gia hợp tác với các chủ
đầu tư trong nước Công ty đang phấn đấu mở rộng hợp tác với các Công ty
nước ngoài như năm 2006 Công ty hợp tác với tập đoàn RSWI (Canađa)
trong việc thiết kế xây dựng nâng cấp nhà máy thuỷ điện Ngòi Phát. Để đạt
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
được những thành công đó Công ty không ngừng nâng cao năng lực máy móc
thiết bị, mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến phục vụ cho
việc thiết kế các công trình xây dựng. Công ty đã trang bị hàng loạt các máy
móc hiện đại như: máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn, máy khoan khảo

sát, Nova, Slope, các phần mềm tính toán thuỷ lực, phần mềm tính kết cấu...
Ngày nay, với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, tốc độ tăng
trưởng cao, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, Vinaconex 36 đang
ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Công
ty đang dần nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn xây dựng thủy lợi –
thủy điện, cùng với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, với năng lực và các
trang thiết bị hiện đại, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36
hoàn toàn có thể đảm nhận các công trình vừa và lớn, đem lại an tâm tin
tưởng cho các nhà đầu tư. Với chính sách kinh doanh hợp lý Công ty đã thu
được những kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trong 03 năm gần đây như sau:
(Đơn vị: 1000 VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Doanh thu cung cấp dịch vụ 5.595.000 6.109.000 6.903.000
2.Lợi nhuận trước thuế 142.600 155.800 174.550
3. Các khoản thanh toán ngân sách 44.445 48.550 53.875
4.Thu nhập bình quân/tháng/người 1.350 1.478 1.650
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Biểu 1.1: Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2005, 2006, 2007
Các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu hàng năm của Công ty nhìn
chung đều tăng qua các năm, bình quân mỗi năm doanh thu của Công ty
tăng từ 9 – 12 %: doanh thu của năm 2006 tăng 9,2% so với năm 2005,
doanh thu của năm 2007 tăng 13% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ
việc kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển, tạo dựng được uy
33
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tín trên thị trường. Việc doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên là
nhân tố quan trọng góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận của Công ty cũng
như tăng thu nhập bình quân của một nhân viên trong Công ty cụ thể là:
Lợi nhận chưa phân phối năm 2006 tăng 9,3% so với năm 2005, năm 2007

tăng 12% so với năm 2006; thu nhập bình quân một nhân viên năm 2006
tăng 9,5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 11,6% so với năm 2006. Doanh
thu của Công ty tăng là điều kiện để Công ty phát triển mở rộng quy mô,
tăng lợi nhuận và góp phần nâng cao đời sống cho người lao động trong
Công ty. Đời sống người lao động được cải thiện là một trong những yếu tố
thúc đẩy người lao động cố gắng hơn trong quá trình làm việc, tăng năng
suất lao động từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Ngay từ khi Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 mới đi
vào hoạt động, Công ty đã thực hiện tốt việc chỉ đạo quản lý từ cấp trên xuống
cấp dưới. Bộ máy quản lý của Công ty được thiết kế theo phương thức tập
trung. Tức là việc quyết định đến hoạt động của Công ty cũng như lập kế
hoạch, đề ra những chiến lược của Công ty sẽ do Hội đồng quản trị và Giám
đốc của Công ty thực hiện. Điều hành hoạt động của Công ty, bảo đảm cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tuân thủ theo đúng những quy định
của pháp luật và những quy định có liên quan khác là Giám đốc Công ty, giúp
việc cho Giám đốc là các phó giám đốc, phía dưới là các phòng ban chuyên
môn. Mỗi phòng ban được phân chia cụ thể theo chức năng của mình và phải
thực hiện công việc của mình, chịu trách nhiện trước ban lãnh đạo về các công
việc của mình. Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao
nhất của Công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích, quyền lợi của Công ty, phù hợp
44
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
với pháp luật Việt Nam; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
Công ty; Quyết định chiến lược phát triển Công ty, các phương án đầu tư, các
giải pháp phát triển thị trường; Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức Giám đốc,
Kế toán trưởng, duyệt phương án tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự trong
Công ty…

- Giám đốc công ty là người có quyền quyết định về tất cả các vấn để liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Chịu trách nhiệm về quản lý, điều
hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty trước Tổng công ty và hội đồng
quản trị của Công ty; Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty theo Nghị quyết, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty
và tuân thủ pháp luật; Xây dựng và trình HĐQT cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp
việc và quy chế quản lý nội bộ Công ty…
- Các phó giám đốc là những người giúp giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
+ Phó giám đốc kinh tế: Chịu trách nhiệm phụ trách phòng kinh tế kế
hoạch, phụ trách việc quan hệ đối ngoại, mở rộng và phát triển thị trường sản
xuất kinh doanh của Công ty
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách về mặt kỹ thuật của
Công ty. Giám sát trực tiếp việc thực hiện các bản thiết kế dưới các xưởng, tổ,
đội
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về
công tác tổ chức sản xuất từ các phòng ban của Công ty, xây dựng các chức
năng nhiệm vụ của các phòng ban, sắp xếp, bố trí, điều động, thuyên chuyển,
tiếp nhận, đề xuất, bổ nhiệm cán bộ trong toàn Công ty.
- Phòng kinh tế kế hoạch : Tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng
kinh tế với các đơn vị khác. Lập, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với khách
hàng. Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với cấp trên trong và ngoài ngành để
55
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tìm việc làm thường xuyên. Giúp giám đốc lập các hợp đồng khoán nội bộ
theo công việc cụ thể và theo chuyên môn của từng xưởng. Thống kê tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng, quý, năm.
- Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép kịp thời
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phân tích đánh giá tình hình
thực tế nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định. Phòng có

trách nhiệm áp dụng đứng chế độ kế toán hiện hành về chứng từ, tài khoản, sổ
sách kế toán và các báo cáo tài chính của đơn vị….
- Đội khảo sát: Có nhiệm vụ khảo sát địa chất, thủy văn các công trình
thủy lợi, dân dụng. Có nhiệm vụ thí nghiệm các mẫu khoan khảo sát để cung
cấp các thông số kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế và thẩm định.
- Xưởng thiết kế số 1 và số 2: Nghiên cứu lập dự án và thiết kế kỹ thuật
thi công các công trình dân dụng, thủy lợi.
- Tổ giao thông xây dựng: Nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế hệ thống
đường giao thông nội bộ trong tổng thể công trình.
- Tổ thủy năng, thủy văn: Nghiên cứu, đo đạc, tính toán thủy văn, môi
trường các công trình thủy lợi.
- Tổ dự toán: Lập dự án đầu tư các công trình, kiểm tra các dự án, giám
sát chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng. Xây dựng dự toán các công
trình, hạng mục công trình trên cơ sở định mức ban hành của nhà nước.
Các phòng bộ phận, phòng ban đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, và
sự mật thiết này được mô hình hóa bởi sơ đồ sau:
66

×