Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá và phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 137 trang )

,+&48&*,$73+&+ậ0,1+
751*,+&%ẩ&+.+2$

-------------]^-------------

1*8<13+$1 XUN BCH

ẩ1+*,ẩ9ơ3+ặ1%5,527521*&ẩ&'
ẩ1*,$27+é1*7+(2+ẻ1+7+&,7ẩ&
&é1*7 333
Ӣ9,ӊ71$0

Chuyên ngành: Quҧn Lý Xây Dӵng
Mã Sӕ : 60.58.03.02

/8Ұ19Ă17+Ҥ&6Ƭ

TP. HӖ&+Ë0,1+, Tháng 01 QăP9


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ chấm nhân xét 1 : TS. Trần Đức Học

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Đinh Công Tịnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia TP.
Hồ Chí Minh vào ngày 08 tháng 01 năm 2019


Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm :

1. TS. Trần Đức Học

2. TS. Đinh Công Tịnh

3. TS. Nguyễn Anh Thư

4. PGS.TS Phạm Hồng Luân

5. PGS.TS Lương Đức Long

Xác nhận của Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS Lương Đức Long

TS. Lê Anh Tuấn


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------


--------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Phan Xuân Bách

MSHV: 1670070

Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1992

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng

Mã ngành: 60.58.03.02

1. TÊN ĐỀ TÀI :
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THƠNG THEO
HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) Ở VIỆT NAM
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro chính trong dự án
giao thơng theo hình thức đối tác cơng tư (PPP);

-

Xác định các tiêu chí phân bổ rủi ro, xây dựng mơ hình phân bổ rủi ro cho hai khu
vực nhà nước và tư nhân dựa trên lý thuyết mờ;


-

Đề xuất chiến lược phân bổ rủi ro.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/01/2018
4. NGÀY HOÀN THÀNH: 14/12/2018
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ TIẾN SỸ
Tp.HCM, ngày …..tháng …..năm
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN VÀ ĐÀO TẠO

TS. Đỗ Tiến Sỹ

TS. Đỗ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG:

TS. Lê Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đỗ Tiến Sỹ đã quan tâm, hướng dẫn và
giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô
trường Đại học Bách Khoa, đặc biệt là những Thầy Cô giảng dạy trong chuyên ngành
Quản lý xây dựng đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Tổng công ty xây dựng số 1, Tổng công ty
cơng trình giao thơng 4, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đơ thị Tây Bắc thành phố
Hồ Chí Minh, Ban quản lý dự án 7,.. đã cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng, giúp tơi hồn
thành tốt luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn những bạn học cùng ngành đã cùng tôi trải qua những ngày
tháng học tập, rèn luyện, trao đổi kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý giá trong
công việc.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, những người
bạn đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, giúp tôi vượt qua
những khó khăn để hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018

Nguyễn Phan Xuân Bách


TÓM TẮT
Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, nhu cầu về hạ tầng giao thông cũng là
một mắt xích quan trọng tương ứng. Dự án hạ tầng giao thơng có vốn đầu tư cao, kéo
dài, ngân sách nhà nước và các nguồn viện trợ là không đáp ứng đủ. Được kì vọng
như một trong những mơ hình hiệu quả để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân ở cả
trong và ngồi nước, nhưng mơ hình đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) vẫn
chưa được triển khai hiệu quả. Các nhà đầu tư lo ngại có quá nhiều rủi ro khi đầu tư
vào lĩnh vực giao thơng theo hình thức PPP ở Việt Nam.. Do đó, việc xác định một
cách đầy đủ các yếu tố rủi ro, mức độ ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án PPP và
phân bổ chúng cho từng khu vực là cần thiết để các bên liên quan có thể có những giải
pháp để hạn chế, loại bỏ bớt các yếu tố rủi ro góp phần thu hút các nhà đầu tư trong
lĩnh vực giao thông và đảm bảo thành công cho dự án.
Nghiên cứu này thông qua việc sàng lọc các nghiên cứu trước, phỏng vấn các
chuyên gia có kinh nghiệm và khảo sát thơng tin 49 dự án đã thực hiện để xác định
35 nhân tố rủi ro và chín tiêu chí phân bổ rủi ro. Sau đó, các nhân tố này được định
lượng mức độ ảnh hưởng thông qua xác suất và mức độ tác động trong 2 vòng khảo
sát delphi để xếp hạng, qua đó xác định được 16 nhân tố có mức ảnh hưởng cao đến
dự án. Cũng từ dữ liệu này, tiến hành đánh giá tồng hợp mờ để xác định chỉ số mức
độ rủi ro của ba nhóm nhân tố chính: NT1- Kinh tế, tài chính, thanh tốn (chỉ số rủi

ro =3.74), NT2- Pháp lý và xã hội (chỉ số rủi ro = 3.86), NT3- Phát triển và vận hành
dự án (chỉ số rủi ro = 3.64) và rủi ro tổng thể của dự án (chỉ số rủi ro = 3.74) qua đó
giúp nhà đầu tư tham khảo để lựa chọn hình thức và dự án đầu tư phù hợp.
Thơng qua 2 vòng khảo sát Delphi kết hợp phỏng vấn các chuyên gia trong ngành,
4 tiêu chí phân bổ chính được lựa chọn để xây dựng mơ hình phân bổ rủi ro. Khả năng
quản lý 15 nhân tố rủi ro có mức ảnh hưởng cao của hai khu vực công và tư được các
chuyên gia đánh giá dựa trên 4 tiêu chí trên. Từ dữ liệu này, thơng qua đánh giá tổng
hợp mờ xác định được chỉ số quản lý từng nhân tố rủi ro và tỷ lệ phân bổ các nhân tố
rủi ro của khu vực công và tư. Qua đó, đưa ra các chiến lược phân bổ phù hợp.


ABSTRACT
Together with higher and higher accelerated economic growth, the demand of
transport infrastructure is also an important links. Transport projects often have a long
term progress and high investment capital, the state budget and other aid resources are
not enough. Although being expected as one of effective investment models to attract
foreign and local private sector, but Public-Private Partnership (PPP) model has not
yet been effectively implemented. Investors concerned that there are too many risks
when investing in PPP transportation projects in Vietnam. Therefore, it is necessary
to identify all of risk factors, their impacts on PPP transportation projects and
allocation of such risk factors to sectors so that all parties can propose their suitable
solutions to restrict and terminate the risk factors, contribute to attracting the private
investors and ensuring successful implementation of projects.
This study was conducted through literature review, in-depth interviews with
experienced experts and information of 49 transport infrastructure PPP projects in
Viet Nam to identify 35 risk factors and 9 risk allocation criteria for Delphi
questionnaire survey. These factors were quantified of probability and impact through
two rounds of the Delphi questionnaire survey to rank and, as the result, 16 risk factors
were discovered to have high impact on the PPP transportation projects in Vietnam.
Moreover, a fuzzy synthetic evaluation was conducted to determine the risk level of

the three main groups of factors: NT1- economics, finance, payment (risk index =
3.74), NT2- Legal and social (risk index = 3.86), NT3- Development and operation of
the project (risk index = 3.64) and the overall risk level of the PPP transport
infrastructure project in Viet Nam (risk index = 3.74). Thus helping investors to select
suitable investment area and projects.
Through two rounds of the Delphi questionnaire survey, in-depth interviews with
experienced experts, 4 risk allocation criteria were selected to build up risk allocation
model. Public and Private sector‘s risk management capacity of 15 highest impact risk
factor were assessed by experienced experts. A fuzzy synthetic evaluation was
conducted to determine risk management capacity index and risk allocation


proportions between the government and private partner. Thereby, provide
appropriate allocation strategies.
Từ khóa: Đối tác cơng tư (PPP), dự án giao thông, khu vực công, khu vực tư nhân,
nhân tố rủi ro, đánh giá rủi ro, đánh giá tồng hợp mờ, tiêu chí phân bổ rủi ro, phân bổ
rủi ro.
Key words: Public-private partnership (PPP), transportation project, public sector,
private sector, risk factors, risk assessment, fuzzy synthetic evaluation, risk allocation
criteria risk allocation.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn là do cá nhân tơi tự nghiên cứu và thực
hiện. Tơi xin cam đoan tất cả thơng tin, trích dẫn trong nghiên cứu này là hồn tồn
chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu là
hồn tồn trung thực, khơng sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, tháng 12 năm 2018

Nguyễn Phan Xuân Bách



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 12
1.1

Giới thiệu .................................................................................................... 12

1.2

Định nghĩa................................................................................................... 13

1.2.1

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ....................................................... 13

2.3.3 Khảo sát Delphi ..................................................................................... 13
1.2.2

Hình thức đối tác cơng tư – Public Private Partnership ( PPP ) ............ 14

1.2.3

Rủi ro ..................................................................................................... 16

1.2.4

Quản lý rủi ro ........................................................................................ 16

1.2.5


Phân bổ rủi ro........................................................................................ 17

1.3

Các mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG
TƯ Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 18
2.1 Các văn bản pháp luật cho hình thức đối tác cơng tư .................................. 18
2.2 Tình hình đầu tư dự án hạ tầng giao thơng theo hình thức đối tác cơng tư ở
Việt Nam và các yếu tố rủi ro trong các dự án PPP giao thơng ở Việt Nam ..... 19
2.2.1 Tình hình đầu tư dự án hạ tầng giao thơng theo hình thức đối tác công tư ở
Việt Nam ............................................................................................................ 19
2.2.2 Các yếu tố rủi ro trong dự án PPP giao thông ở Việt Nam ........................ 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 34
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................... 35
3.3.1 Thống kê từ các nghiên cứu trước đây ....................................................... 35
3.3.2 Phỏng vấn chuyên gia ............................................................................... 35
3.3.3 Thiết kế các câu hỏi................................................................................... 35
3.4 Phương pháp thống kê phân tích .................................................................. 36
3.4.1 Trị trung bình ............................................................................................ 36
3.4.2 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố rủi ro ....................................................... 36
3.4.3 Hệ số tương quan Kendall (W) .................................................................. 36
3.4.4 Phân tích độ tin cậy Alpha của Cronbach ................................................. 37
3.5 Mơ hình đánh giá tổng hợp mờ ..................................................................... 37
3.5.1 Lý thuyết mờ.............................................................................................. 37
3.5.2 Đánh giá tổng hợp mờ (FSE) .................................................................... 38



3.5.3 Mơ hình phân bổ rủi ro theo lý thuyết mờ .................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 45
4.1 Các tiêu chí phân bổ rủi ro, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro ...... 45
4.1.1 Các tiêu chí phân bổ rủi ro........................................................................ 48
4.2 Mơ hình phân bổ rủi ro theo lý thuyết mờ ................................................... 75
4.3 Chiến lược phân bổ rủi ro............................................................................. 84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 88
5.1 Đánh giá các mục tiêu và kết luận ................................................................. 88
5.2 Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 89
5.3 Kiến nghị hướng phát triển đề tài ................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 91
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 96
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN
PPP Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 96
PHỤ LỤC 2: BẢNG THỐNG KÊ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TỪ CÁC DỮ LIỆU
TRƯỚC ............................................................................................................... 107
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VÒNG 1,2..................................... 111
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VÒNG 3........................................ 114
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA KHU VỰC CƠNG VÀ TƯ
THAM GIA KHẢO SÁT VỊNG 3...................................................................... 117
PHỤ LỤC 6: HÀM THÀNH VIÊN KHẢ NĂNG QUẢN LÝ ............................. 119
PHỤ LỤC 7: CÂU TRẢ LỜI CHO CÁC VÒNG KHẢO SÁT 1, 2, 3 ................. 127


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Các nhân tố rủi ro ...................................................................................... 31
Bảng 4. 1 Số năm kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát ............................... 45
Bảng 4. 2 Vai trò của đối tượng tham gia khảo sát trong dự án .................................. 46

Bảng 4. 3 Số năm kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát trong dự án PPP...... 47
Bảng 4. 4 Số dự án PPP mà đối tượng tham gia khảo sát đã tham gia ........................ 47
Bảng 4. 5 Hệ số Cronbach’s anpha của các tiêu chí phân bổ rủi ro ............................. 48
Bảng 4. 6 Hệ số Kendall’s W cho đánh giá các tiêu chí phân bổ rủi ro ....................... 49
Bảng 4. 7 Kết quả xếp hạng chín tiêu chí phân bổ rủi ro ............................................ 49
Bảng 4. 8 Bốn tiêu chí cho mơ hình phân bổ rủi ro .................................................... 50
Bảng 4. 9 Hệ số Kendall’s W cho đánh giá các xác suất và mức độ nghiêm trọng các
nhân tố rủi ro ............................................................................................................. 51
Bảng 4. 10 Xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng các nhân tố rủi ro sau 2 vòng
khảo sát delphi ........................................................................................................... 51
Bảng 4. 11 Phân loại các nhân tố rủi ro sau 2 vòng khảo sát Delphi ........................... 53
Bảng 4. 12 Ba nhóm nhân tố chính và xếp hạng ......................................................... 64
Bảng 4. 13 Trọng số của các nhân tố rủi ro ................................................................ 68
Bảng 4. 14 Hàm thành viên xác suất xảy ra của các nhân tố và nhóm các nhân tố rủi
ro ............................................................................................................................... 70
Bảng 4. 15 Hàm thành viên mức độ nghiêm trọng của các nhân tố và nhóm các nhân tố
rủi ro .......................................................................................................................... 71
Bảng 4. 16 Ma trận đánh giá mờ của các nhóm nhân tố và tổng thể dự án.................. 72
Bảng 4. 17 Mức độ rủi ro tồng thể của dự án (ORL) .................................................. 72
Bảng 4. 18 Trọng số của 4 tiêu chí phân bổ rủi ro chính ............................................ 75
Bảng 4. 19 Hàm thành viên khả năng quản lý rủi ro “chậm trễ trong giải phóng mặt
bằng của khu vực nhà nước........................................................................................ 76
Bảng 4. 20 Hàm thành viên khả năng quản lý rủi ro “chậm trễ trong giải phóng mặt
bằng” của khu vực tư ................................................................................................. 76
Bảng 4. 21 Ma trận đánh giá mờ khả năng quản lý các nhân tố rủi ro theo từng khu
vực ............................................................................................................................ 77
Bảng 4. 22 Chỉ số khả năng quản lý rủi ro của từng khu vực...................................... 78
Bảng 4. 23 Tỷ lệ phân bổ rủi ro cho từng khu vực ..................................................... 79



MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Các văn bản pháp lý cho hình thức đối tác cơng tư ..................................... 18
Hình 4. 1 Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát ...... 45
Hình 4. 2 Biểu đồ thể hiện vai trò của đối tượng tham gia khảo sát trong dự án ......... 46
Hình 4. 3 Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát trong
dự án PPP .................................................................................................................. 47
Hình 4. 4 Biểu đồ thể hiện số dự án PPP đã tham gia của đối tượng tham gia khảo
sát .............................................................................................................................. 48
Hình 4. 5 Lạm phát trong 2 tháng đầu năm 2018 của một số nước ............................. 60
Hình 4. 6 Lạm phát Việt Nam qua các năm (Nguồn: SSI Retail Research)................. 61
Hình 4. 7 Mơ hình đánh giá tổng hợp mờ các nhóm nhân tố rủi ro chính và tổng thể dự
án............................................................................................................................... 66


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Trong tình hình nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam nói chung
và mỗi địa phương nói riêng là rất lớn, trong khi đó ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn
của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp, mơ hình đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư
(PPP) có khả năng như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cả trong
và ngoài nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong tình hình hiện nay.
PPP (Public-Private Partnership) là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp
thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng
dự

án.

Với mơ hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư

nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh tốn theo chất lượng dịch vụ. Đây
là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ cơng cộng chất
lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
Hoạt động đầu tư theo hình thức PPP hiện nay được quy định tại nghị định số
63/2018/NĐ-CP (thay thế nghị định số 15/2015/NĐ-CP) - Về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư, nghị định 30/2015/NĐ-CP- Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và một số thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trong năm 2016, Danh mục 108 dự án PPP ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2016
- 2020 với tổng mức đầu tư lên tới 375.000 tỷ đồng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trình Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có 26 dự án đặc biệt ưu tiên cấp quốc gia với tổng
mức đầu tư 255.000 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện
khoảng 97.000 tỷ đồng. Đây là những dự án về cơ bản có khả năng thu hồi vốn, được
nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc lựa chọn được danh mục dự án có ý nghĩa quan trọng,
tạo tiền đề cho việc triển khai chương trình PPP thời gian tới.
Tuy nhiên, việc thực hiện mơ hình PPP hiện nay vẫn cịn nhiều vướng mắt và chưa
thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài:
+ Xung đột pháp lý: Chưa có luật đầu tư theo cơ chế PPP. Các văn bản quy phạm pháp
luật quy định về hình thức đầu tư PPP hiện chỉ dừng lại ở mức nghị định của chính phủ
nên hành lang pháp lý về hoạt động này vẫn còn phụ thuộc vào các luật như: Luật Doanh
HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

12


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,... dẫn đến sự chồng chéo, khơng rõ ràng và
thiếu sót để có thể thực hiện được.
+ Phân bổ rủi ro giữa khu vực nhà nước và tư nhân vẫn chưa rõ ràng: do dự án PPP có
thời gian kéo dài, rủi ro rất lớn, nên trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, cần đánh
giá rõ những tác động rủi ro tới cả phía Nhà nước và nhà đầu tư, để từ đó phân bổ, quản
lý rủi ro một cách hiệu quả.
Do đó, tác giả chọn đề tài để nghiên cứu cho luận văn này là “ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN
BỔ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THƠNG THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CƠNG TƯ (PPP) Ở VIỆT NAM”. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà cả
khu vực nhà nước và nhà đầu tư đều rất quan tâm.
1.2 Định nghĩa
1.2.1 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ bao gồm tồn bộ điều kiện vật chất kỹ thuật
như: hệ thống cầu, đường bộ, các công trình, thiết bị phụ trợ, các trạm nghỉ đường bộ
và thể chếc hính sách quản lý cũng như mơi trường hoạt động gắn với giao thông đường
bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
2.3.3 Khảo sát Delphi
Khảo sát Delphi là một trong những phương pháp thu thập dữ liệu thực nghiệm được
sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu quản lý xây dựng và khảo sát đánh giá (Hon et
al., 2011). Nó được áp dụng rộng rãi ở nhiều khu vực phức tạp, nơi đòi hỏi xây dựng sự
đồng thuận hoặc hội tụ ý kiến về một chủ đề thực tế (Chan et al., 2001) bằng cách sử
dụng một loạt các bảng câu hỏi được thực hiện qua nhiều lần lặp lại để thu thập dữ liệu
từ các chuyên gia (Young và Jamieson, 2001, Hsu và Sandford, 2007, Chan và cộng sự,
2001, Ye ung và cộng sự, 2007).
Do đó, phương pháp Delphi được sử dụng làm cơng cụ thu thập dữ liệu chính để có
được quan điểm không thiên vị của các chuyên gia trong lĩnh vực hạ tầng theo hình thức
đối tác tác cơng tư
Các vòng khảo sát
Số vòng trong một nghiên cứu Delphi nhằm mục đích tạo sự đồng thuận giữa các
chuyên gia bằng cách giảm thiểu sự khác biệt trong các câu trả lời của họ và nâng cao

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

13


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

tính chính xác thơng qua q trình lặp lại. Số vịng trong phương pháp Delphi được xác
định bởi mức độ mong muốn của nhà nghiên cứu, phổ biến là hai đến ba vòng để giảm
sự mệt mỏi và tối ưu hóa tỷ lệ phản hồi giữa những người tham gia.
Vòng 1 của cuộc khảo sát Delphi để thiết lập một bộ các nhân tố rủi ro chính, các
tiêu chí quản lý rủi ro chính liên quan đến dự án PPP giao thơng. Các chuyên gia được
yêu cầu đánh giá tầm quan trọng tương đối của từng nhân tố rủi ro, tiêu chí quản lý rủi
ro theo một thang điểm 5 cấp (1 = khơng quan trọng, 5 = cực kì quan trọng).
Vịng 2: 31 chuyên gia có kinh nghiệm nhất trong số các chuyên gia đã được khảo
sát ở vòng 1 trong cả hai khu vực công và tư được mời xem kết quả đã được thống kê ở
vòng 1 ( trị trung bình, xếp hạng..), và được đề nghị xem xét lại câu trả lời.
Vòng 3 tập trung vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia PPP về phân bổ
các yếu tố rủi ro quan trọng được thiết lập thông qua 2 vòng đầu tiên. Các chuyên gia
được mời đánh giá cho từng khu vực nhà nước và tư nhân về khả năng quản lý từng yếu
tố rủi ro dựa trên dự án PPP mà họ tham gia trực tiếp tham gia.
1.2.2 Hình thức đối tác cơng tư – Public Private Partnership ( PPP )
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư
được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý cơng
trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Theo quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP có các loại hợp đồng PPP như là: BOT,
BTO, BOO, BT,… Cụ thể:

Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án được quyền kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh
HVTH: NGUYỄN PHAN XN BÁCH – 1670070

14


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh
doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu
có) để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư chuyển
giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh tốn bằng quỹ
đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác cơng trình,
dịch vụ để thực hiện Dự án khác.
Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định;

hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung
cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác cơng trình đó trong một thời hạn nhất định;
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án.
Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó
trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền th dịch vụ và thanh
tốn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

15


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để
kinh doanh một phần hoặc tồn bộ cơng trình trong một thời hạn nhất định.
Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp các loại hợp đồng trên.

1.2.3 Rủi ro
Rủi ro là khả năng để đạt được hoặc mất cái gì đó có giá trị. Các giá trị (như sức
khoẻ thể chất, tình trạng xã hội, hạnh phúc tinh thần, hoặc tài sản..) có thể đạt được hoặc
mất bởi kết quả rủi ro từ việc hành động hoặc không hành động, dự kiến hoặc không
lường trước (đã lên kế hoạch hoặc không dự kiến). Rủi ro cũng có thể được định nghĩa
là sự tương tác cố ý với sự không chắc chắn (Cline, 2015). Sự không chắc chắn là một
kết quả tiềm ẩn, khơng thể đốn trước, và khơng kiểm sốt; rủi ro là kết quả của hành
động thực hiện bất chấp sự không chắc chắn (Antunes, 2015).
Nhận thức về rủi ro là đánh giá chủ quan về mức độ nghiêm trọng và xác suất của
một rủi ro, và có thể biến đổi người này sang người khác. Bất kỳ nỗ lực nào của con
người cũng mang một số rủi ro, nhưng một số có nhiều rủi ro hơn những người khác
1.2.4 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là những quá trình liên quan đến việc nhận dạng, phân tích và phản
ứng và kiểm sốt rủi ro trong suốt chu kỳ sống của dự án.
Quản lý rủi ro dự án bao gồm các quy trình kế hoạch quản lý rủi ro, xác định, phân
tích, lập kế hoạch ứng phó và kiểm sốt rủi ro đối với một dự án. Mục tiêu của quản lý
rủi ro dự án là tăng khả năng và tác động của các sự kiện tích cực và làm giảm khả năng
và tác động của các rủi ro, để tối đa hóa khả năng thành công của dự án (PMBOK Guide
– Sixth Edition).
Quy trình quản lý rủi ro của dự án :
+ Kế hoạch quản lý rủi ro
+ Nhận diện rủi ro
+ Phân tích định tính rủi ro
+ Phân tích định lượng rủi ro
+ Kế hoạch phản ứng với các rủi ro
+ Thực hiện phản ứng với các rủi ro
HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

16



GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

+ Quan sát các rủi ro
1.2.5 Phân bổ rủi ro
Phân bổ rủi ro trong dự án PPP được hiểu là rủi ro cần được phân bổ cho bên có khả
năng quản lý tốt nhất (nhà nước hay tư nhân). Nói cách khác, bên có khả năng hiểu được
rủi ro tốt nhất, kiểm sốt khả năng xảy ra và giảm thiểu tác động rủi ro nên chịu trách
nhiệm quản lý nó.
Phân bổ rủi ro cũng đồng thời xác định bên nào chịu hậu quả tiêu cực nếu rủi ro xảy
ra trong tương lai. Rủi ro được phân bổ hoàn toàn cho một bên hoặc được chia sẻ giữa
chúng. Sự phân bổ rủi ro thích hợp là một thành công quan trọng của PPP, và được điều
khiển bởi khả năng quản lý rủi ro của một bên và nguồn lực để xử lý rủi ro được giao.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu được đề ra như sau:
-

Xác định các nhân tố rủi ro thường hay xảy ra trong dự án PPP giao thông;

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro lên dự án PPP theo quan điểm
của các chuyên gia trong khu vực nhà nước và tư nhân;
- Xác định các tiêu chí để phân bổ rủi ro. Xây dựng mơ hình phân bổ rủi ro cho
hai khu vực nhà nước và tư nhân dựa trên lý thuyết mờ;
-

Đề xuất chiến lược phân bổ các nhân tố rủi ro.

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070


17


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC
ĐỐI TÁC CƠNG TƯ Ở VIỆT NAM
2.1 Các văn bản pháp luật cho hình thức đối tác cơng tư
Hiện nay, chính phủ và các bộ đã ban hành các văn bản quy định về thực hiện dự án
theo hình thức PPP gồm: 2 nghị định (Nghị định 63/2018/NĐ-CP thay thế nghị định
15/2015/NĐ-CP và nghị định 30/2015/NĐ-CP); 5 thông tư (thông tư số 02/2016/TTBKHĐT, số 06/2016/TT-BKHĐT, số 55/2016/TT-BTC, số 15/2016/TT-BKHĐT và
183/2015/TT-BTC), 1 quyết định (số 23/2015/QĐ-TTg).

Hình 2. 1 Các văn bản pháp lý cho hình thức đối tác công tư

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

18


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.2 Tình hình đầu tư dự án hạ tầng giao thơng theo hình thức đối tác công tư
ở Việt Nam và các yếu tố rủi ro trong các dự án PPP giao thông ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình đầu tư dự án hạ tầng giao thơng theo hình thức đối tác cơng tư ở

Việt Nam
Theo số liệu công bố trên website của vụ đối tác công tư, bộ giao thông vận tải, hiện
cả nước có 18 dự án đang chuẩn bị đầu tư, 6 dự án đang đấu thầu lựa chọn nhà thầu, 10
dự án đang triền khai xây dựng, 48 dự án đang vận hành khai thác. Các dự án chủ yếu
là dự án BOT, một số dự án BT và BTO.
Ngoài những dự án hạ tầng giao thông do Bộ Giao thơng Vận tải quản lý, có nhiều
dự án hạ tầng giao thơng thực hiện theo mơ hình PPP do các địa phương quản lý. Tổng
mức đầu tư của các dự án này là rất lớn so với tỷ lệ vốn huy động của các dự án đầu tư
cơng nói chung, cũng như những dự án hạ tầng giao thơng nói riêng. Chỉ tính riêng
thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghị định 15/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/04/2015
đến nay, thành phố đã kêu gọi, hoàn tất ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện 5 dự án
theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 11.902 tỷ đồng trong đó có 2 dự án hạ tầng giao
thơng, 130 dự án đang thực hiện với tổng mức đầu tư 380.947 tỷ đồng ( theo báo cáo
của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị tổng kết tình hình triển khai
thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) và định hướng
giai đoạn 2017-2020).
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, việc thu hút nhà đầu tư tham gia thực
hiện các dự án hạ tầng giao thông theo mơ hình PPP cịn nhiều trở ngại do các nguyên
nhân về pháp lý, các dự án không hấp dẫn về mặt tài chính, vốn đầu tư lớn, cơ chế phân
bổ rủi ro chưa rõ ràng, cụ thể, ….
Bên cạnh những thành công trong việc đưa nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự
án hạ tầng giao thông theo mơ hình đối tác cơng tư thì cũng có nhiều vướng mắc khiến
cho việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kém thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài. Khi nhiều dự án hạ tầng giao thông kêu gọi đầu tư theo mơ hình PPP
khơng có nhà đầu tư tham gia hoặc chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia nên có tình trạng chỉ
định thầu, thiếu minh bạch trong đầu tư. Nhà đầu tư tự thiết kế, thi công, thẩm định tính
khả thi của dự án nên kê đội vốn đầu tư, yêu cầu tăng ưu đãi, tăng thời gian thu phí (dự
HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

19



GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

án BOT), tăng quỹ đất hoặc kết cấu hạ tầng nếu xác định không đúng giá trị (dự án BT),
nguồn vốn chủ yếu đi vay ngân hàng, nếu doanh thu khơng theo tính toán, sẽ dễ mất khả
năng chi trả nợ vay, đặc biệt khi nhà đầu tư có tiềm lực tài chính yếu. Khi đầu tư vào
các dự án hạ tầng giao thông, suất đầu tư lớn, trong khi nếu thực hiện theo dự án BOT
thì thời gian hồi vốn chậm, nếu chính sách nhà nước khơng ổn định, phân bổ rủi ro
không hợp lý, không bảo đảm nguồn thu lâu dài của dự án như dự báo thì nhà đầu tư sẽ
tìm mọi cách tăng phí, tăng nguồn thu nhằm thu hồi nhanh vốn…
2.2.2 Các yếu tố rủi ro trong dự án PPP giao thông ở Việt Nam
Một danh sách 35 nhân tố rủi ro được xác định từ các nghiên cứu liên quan (phụ lục
2), các chuyên gia có kinh nghiệm và các dự án thực tế ở Việt Nam (phụ lục 1). Các
nhân tố được phân theo 9 nhóm chính dựa vào các đặc điểm liên quan (Bảng 3.1).
Cam kết từ nhà nước
BOT cầu Hạc Trì (Phú Thọ): chiều dài 3,11km, được triển khai xây dựng từ cuối tháng
11/2013 với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu hơn 1.900 tỷ đồng. Dự án do liên danh
Tổng công ty xây dựng cơng trình giao thơng 1 (CIENCO1) , cơng ty CP Phát triển đầu
tư Thái Sơn, công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh làm nhà đầu tư.
Dự án đưa vào khai thác từ đầu tháng 5/2015, vượt tiến độ hơn 6 tháng so với kế hoạch.
Để hồn vốn, nhà đầu tư tiến hành thu phí từ ngày 7/12/2015, với thời gian dự kiến ban
đầu là 18 năm 6 ngày. Tuy nhiên, do không lường trước rủi ro do lưu lượng phương tiện
thấp nên doanh thu thu phí chỉ đạt hơn nửa so với phương án tài chính ban đầu. Cụ thể,
theo phương án tài chính trong hợp đồng BOT, doanh thu năm 2016 của dự án phải đạt
ít nhất 138 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ đạt 89,93 tỷ đồng, khoảng 65%. Tính riêng năm
2016, nhà đầu tư đã bị lỗ gần 50 tỷ đồng, chưa kể các chi phí phục vụ hoạt động sản
xuất của trạm thu phí và chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xun cơng trình. Với mức

doanh thu như hiện nay và giá trị quyết tốn cơng trình nhà đầu tư đang trình Bộ GTVT
chấp thuận khoảng 1.277,8 tỷ đồng, thời gian thu phí của dự án dự kiến khoảng gần 40
năm, tăng 21 năm 3 tháng với phương án tài chính. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư thua
lỗ và thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân được chủ đầu tư lý giải là, theo phương án tài chính
đầu tư BOT cầu Hạc Trì đã được Bộ Giao thơng Vận tải phê duyệt, nhà nước sẽ cấm
phương tiện cơ giới lưu thơng trên cầu Việt Trì cũ vì xuống cấp, phương tiện sẽ dồn vào
HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

20


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

cầu Hạc Trì và phương án tài chính cho dự án được đảm bảo. Tuy nhiên, do sự phản đối
quyết liệt của người dân, các cơ quan chức năng đã buộc phải cho phép các phương tiện
ô tô từ 7 chỗ trở xuống khoảng hơn 4.000 lượt xe/ngày đêm lưu thông qua cầu Việt Trì
cũ từ 21/8/2016. Đồng thời, hai nút giao IC7 và IC9 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai được
đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến ban đầu đã khiến lưu lượng xe qua cầu Hạc Trì giảm
mạnh. Vì vậy, chủ đầu tư muốn bán lại dự án BOT Hạc Trì cho Nhà nước.
Tham nhũng
Tham nhũng được giả định ở các hình thức khác nhau, bao gồm tạo những thuận lợi để
trúng thầu, hợp đồng thuận lợi cho nhà thầu, thông đồng, gian lận, tống tiền, hối lộ,.. để
làm lợi cho cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của dự án.
Khả năng chuyển đổi tiền tệ
Là khả năng một nhà đầu tư tư nhân không thể chuyển đổi doanh thu bằng nội tệ sang
ngoại tệ để trả nợ vay hoặc thanh tốn. Khó khăn chuyển đổi có thể phát sinh do sự kiểm
sốt ngoại hối của chính phủ, hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc sự thiếu hụt
ngoại hối của ngân hàng nhà nước,..

Can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước
Là rủi ro cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào các hoạt động quản lý và vi phạm các
điều khoản hợp đồng. Ở các dự án giao thông theo hình thức đối tác cơng tư ở Việt Nam,
phí , thời gian thu phí thường chịu sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước.
Khơng bố trí vốn theo cam kết
Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km1738+148 Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT. Liên danh: Công ty kinh
doanh hàng xuất khẩu Quang Đức 68,97 (Tỷ đồng), Công ty CP Đông Hưng Gia Lai
31,35 (Tỷ đồng), Công ty CP Thủy điện Sê San 4A 25,08 (Tỷ đồng). Việc các nhà đầu
tư khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn thực hiện dự án sau khi được Bộ GTVT
chấp thuận là Nhà đầu tư dự án tại Quyết định số 1681/QĐ-BGTVT ngày 18/6/2013 và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 22/9/2013, là chưa đảm bảo
quy định theo Điều 14 của Hợp đồng BOT. Thanh tra Bộ GTVT cịn phát hiện Hợp
đồng tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Gia Lai và
Cơng ty CP BOT Quang Đức có thời hạn cho vay 15 năm, gia hạn 3 năm; trả lãi vay
HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

21


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

hàng tháng, trong khi, thời gian thu phí hồn vốn của Dự án là trên 20 năm. “Việc hụt
tới 1/4 thời gian cho vay, không chỉ vi phạm cam kết huy động đủ vốn cho cơng trình
mà cịn khiến dịng tiền của dự án bị ảnh hưởng tiêu cực”
Rủi ro tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ làm phát làm tăng chi phí sản suất, giảm sức tiêu thụ do đó tác động đến doanh
thu. Đồng thời ảnh hưởng đến việc trả nợ vay quốc tế.
Rủi ro lãi suất, tỷ giá hối đoái

Phần lớn các dự án đều vay hoặc được tài trợ bằng ngoại tệ theo lãi suất thị trường do
đó chịu rủi ro lớn về lãi suất và tỷ giá hối đoái
Rủi ro về thanh tốn, chi phí hoạt động cao
Cao tốc Hà Nội – Hải Phịng: chiều dài 105km, quy mơ 6 làn xe. Dự án được đầu tư
theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 45.487 tỷ đồng do Tổng công ty đầu
tư phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (VIDIFI) làm nhà đầu tư. Theo phương án tài
chính, dự kiến dự án sẽ thu phí hồn vốn trong khoảng 28 năm 8 tháng. Dự án thông xe
và đưa vào khai thác toàn tuyến đầu tháng 12/2015. Ở thời điểm trình kế hoạch đầu tư
của Bộ kế hoạch- đầu tư đã quy định, Nhà nước phải tham gia từ 30-50% tổng vốn đầu
tư, phần còn lại do nhà đầu tư tham gia vốn và hoàn vốn đầu tư bằng thu phí. Như vậy,
với tổng mức đầu tư như trên, Nhà nước cần phải tham gia ngay từ đầu với 13.000 22.000kinh nghiệm
13 Rủi ro lãi suất
14 Đấu thầu khơng cạnh tranh

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

15 Trình độ quản lý vận hành dự án
16 Rủi ro thiết kế và lập dự toán
17

Lập, thẩm định và phê duyệt phương án
tài chính

x

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

x


109


GVHD: TS. ĐỖ TIẾN SỸ

STT

Nhân tố rủi ro

18

Khả năng chi trả của các đối tượng tham
gia giao thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Long, N.D.,
Roumboutsos
Duc Nguyen
Singh and
Ogunlana, S.,
and
Ke et al. Ogunlana and Michael Li and Zou
Kalidindi
Quang, T.
Anagnostopoulo (2010)
(2009)
Garvin
(2008)

(2006)
and Lam, K.C.
s (2008)
(2016)
(2004)

19 Giá các yếu tố đầu vào

x

20 Chi phí hoạt động cao

x

x

21 Chi phí bảo trì cao hơn dự kiến

x
x

22 Thay đổi mục tiêu, quy mô dự án
23 Rủi ro kỹ thuật, công nghệ

x

24 Khơng bố trí vốn theo cam kết
Chậm trễ phê duyệt và cấp giấy phép dự
án
26 Khảo sát địa hình, địa chất sai sót

25

x

x

27 Rủi ro tỷ giá hối đối
28

x

x

x

x

x

x

Xung đột giữa các đối tác (quan hệ căng
thẳng)

x

29 Thiết kế hợp đồng kém

x


x

30 Rủi ro về thanh toán
Quản lý hợp đồng yếu, tranh chấp hợp
31
đồng
32 Phương pháp quản lý thu phí

x
x

33 Chuyển đổi nhà đầu tư
34 Khả năng chuyển đổi tiền tệ
35 Bất khả kháng

x

x

x

HVTH: NGUYỄN PHAN XUÂN BÁCH – 1670070

x

110


×