Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

aNghiên cứu các dự án công ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------

NGUYỄN HUỲNH TRỰC
NGHIÊN CỨU CÁC DỰ ÁN CÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số ngành :

60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2019


NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ HOÀI LONG
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. TRẦN ĐỨC HỌC
Luận văn được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM
Ngày 08 tháng 01 năm 2019
Thành phần Hội đồng gồm đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm :
1. PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG
2. PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
3. TS. TRẦN ĐỨC HỌC


4. TS. ĐỖ TIẾN SỸ
5. TS. NGUYỄN ANH THƯ
Xác nhận của Chủ tịch Hội Đồng đánh giá Luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN HUỲNH TRỰC

MSHV: 1670508

Ngày, tháng, năm sinh: 12/04/1993

Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số : 60 58 30 02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC DỰ ÁN CƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA

CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá, xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng từ các dự án cơng
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lịng từ phía cộng đồng đối
với các dự án cơng
- Đề suất một số giải pháp nâng cao sự hài lịng từ phía cộng đồng
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

13/08/2018

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

14/12/2018

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. LÊ HOÀI LONG

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Năm 2016 đến với tôi với kỷ niệm đẹp, vừa bước chân ra trường
đại học với tấm bằng trong tay cũng là lúc tôi nhận tin trúng tuyển vào
chương trình cao học của ngơi trường danh giá Bách Khoa thành phố Hồ

Chí Minh. Từ những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào lớp, tôi đã quen dần với
môi trường mới, phương pháp mới qua những buổi lên lớp nghe thầy cô
giảng về những kiến thức chuyên ngành cũng như những kinh nghiệm
thực tế mà thầy cô chia sẻ. Trải qua gần 2 năm theo đuổi với nhiều cố
gắng để có thể tiếp thu kiến thức thầy cơ truyền đạt, tơi đã có thể trang
bị cho riêng mình những kiến thức để chuẩn bị quá trình thực hiện luận
văn.
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ dành cho thầy TS.Lê
Hồi Long đã có những lời khun, góp ý, động viên và đồng hành
trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn gia đình, các anh
chị bạn bè thân hữu các khóa đã giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình học tập
tạo điều thuận lợi để tơi có những bước đi cho đến ngày hơm nay.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2018

Nguyễn Huỳnh Trực


TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp đề tài “Nghiên cứu các dự án cơng ảnh hưởng
đến sự hài lịng của cộng đồng Thành phố Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang”
được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá ý kiến của cộng đồng
liên quan đến các dự án có vốn ngân sách đang triển khai theo chương
trình nâng cấp thành phố Mỹ Tho đạt chuẩn đô thi loại I. Nghiên cứu
được thực hiện bằng cách tổng hợp các biến từ các bài báo, nghiên cứu
trước đây đưa ra 6 giả thiết cho mơ hình nghiên cứu. Từ đó bảng câu hỏi
được triển khai thực hiện với 24 biến khảo sát đến những cá nhân trong
cộng đồng liên quan đến công trình. Số liệu thu về từ 141 bảng câu hỏi
hợp lệ được phân tích theo trình tự kỹ thuật thống kê. Nghiên cứu nhận
thấy có sự hài lịng cao (83%) từ phía cộng đồng đối từ các dự án vốn
ngân sách này. Qua lần lượt q trình phân tích thống kê mơ tả, phân

tích nhân tố, hồi quy tuyến tính bội kết quả cho thấy chỉ có 2 giả thiết có
ý nghĩa tổng thể về mối quan hệ tuyến tính với sự hài lòng của cộng
đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để chính quyền tại địa phương
nhìn thấy được các yếu tố có khả năng tác động đến sự hài lịng của
cộng đồng. Từ đó có những kiến nghị để đưa ra những giải pháp khắc
phục những hạn chế còn tồn tại trong việc quan lý và nâng cao mối quan
hệ hợp tác với cộng đồng để có được tiếng nói chung trong q trình
thực hiện các dự án tương tự ở hiện tại và trong tương lai.


ABSTRACT
The thesis on common satisfaction with public projects in My Tho
– Tien Giang is a reseach report. The main purpose of the report is to
concertrate on common observation about most of state budget projects
is deploying to urbanise and achieve My Tho provincal city.The
database of this research was collected from many variable in previous
articles and studies. Furthermore, the detailed research was obtained
from individual questionnaire contained six hypothesis with 24
variables. Hence, there was

plenty information collected from 141

individual questionnaire, were analysed as ststistical techique sequence.
As the, a vast majority of atendees, about 83% argreed that there was a
great satisfaction with most of State Budget projects.Beside, sequest
analysis such as discriptive statistic, factor analysis and linear regression
proved that there were only two hypotheses reflected the expected
relationship between linear and common satisfaction.Therefor, the
mentioned result will provide many elements are able to affect on
common satisfaction for local government. Simultaneously , they can

support many effective proposals for overcoming restricted management
and providing a good relationship with citizens. In short, citizen and
local government have a good collaboration which help improve
developing and developed projects, is also one of facilities to achieve
My Tho provincal city.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập trong đề tài “Nghiên cứu các dự án công
ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng Thành phố Mỹ Tho – Tỉnh Tiền
Giang” này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ
nghiên cứu khoa học nào khác ở thời điểm hiện tại


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
MỤC LỤC BẢNG ........................................................................................................... 4
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................... 7
1.2 Bối cảnh ..................................................................................................................... 8
1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 11
1.4 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 12
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 13
1.6 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 13
1.6.1 Về mặt học thuật: .............................................................................................. 13
1.6.2 Về mặt thực tiễn:............................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................ 14

2.1 Khái niệm và cơ sở lý thuyết.................................................................................... 15
2.1.1 Sự hài lòng: ....................................................................................................... 15
2.1.2 Phân loại sự hài lòng ......................................................................................... 16
2.1.3 Cộng đồng: ........................................................................................................ 17
2.1.4 Dự án xây dựng :............................................................................................... 18
2.1.5 Dự án xây dựng công trình cơng ...................................................................... 18
2.2 Sơ lược các nghiên cứu trước................................................................................... 19
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 19
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 21
2.2.3 Tổng hợp từ các nghiên cứu ............................................................................. 23
2.2.4 Tổng kết các yếu tố chính từ các nghiên cứu ................................................... 23
2.3 Mơ hình sơ bộ các giả thiết ban đầu ........................................................................ 25
2.4 Kết luận .................................................................................................................... 26

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 1


Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 27
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 28
3.2 Thu nhập dữ liệu ...................................................................................................... 29
3.2.1 Xác định dữ liệu cần thu nhập .......................................................................... 29
3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................ 30
3.2.3 Cấu trúc bảng câu hỏi ....................................................................................... 30
3.3 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................ 31
3.3.1 Kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................................... 31

3.3.2 Cách thức lấy mẫu ............................................................................................ 32
3.3.3 Xác định kích thước mẫu .................................................................................. 32
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................................... 32
3.4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 32
3.4.2 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha ............................................................ 33
3.4.3 Phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) ............... 34
3.4.4 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến ........................................................... 36
3.5 Các công cụ cho quá trình thực hiện nghiên cứu : ................................................... 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................... 40
4.1 Quy trình phân tích dữ liệu ...................................................................................... 41
4.2 Thống kê mô tả......................................................................................................... 42
4.2.1 Thống kê bảng câu hỏi trả lời ........................................................................... 42
4.2.2 Thống kê thông tin cá nhân khảo sát: ............................................................... 44
4.2.3 Thống kê các biến nghiên cứu .......................................................................... 47
4.2.4 Sự hài lòng ........................................................................................................ 51
4.3 Kiểm định khác biệt giữa các nhóm khảo sát .......................................................... 52
4.4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Conbach’s Alpha ................................................ 55
4.5 Phân tích nhân tố chính EFA (Exploratory Factor Analysis) .................................. 58
4.6 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................................... 64

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 2


Luận văn thạc sĩ
4.7 Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................................... 65
4.7.1 Phân tích tương quan ........................................................................................ 66

4.7.2 Mơ hình hồi quy đa biến ................................................................................... 67
4.7.2.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội ........................ 67
4.7.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy ............................................. 68
4.7.2.3 Hệ số hồi quy riêng phần ........................................................................... 69
4.7.2.4 Kết quả mơ hình hồi quy ........................................................................... 69
4.7.2.5 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .......... 71
4.8 Thảo luận từ kết quả:................................................................................................ 73
4.9 Kết luận kết quả mơ hình: ........................................................................................ 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 76
5.1 Kết luận nghiên cứu ................................................................................................. 77
5.1.1 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 77
5.1.2 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước ..................................... 77
5.1.3 So sánh kết quả nghiên cứu với thực tế ............................................................ 78
5.1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 78
5.1.5 Hạn chế nghiên cứu .......................................................................................... 79
5.2 Kiến nghị từ nghiên cứu ........................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 83
PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................... 86
PHỤ LỤC B: THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................... 90
PHỤ LỤC C : KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ............................................. 94
PHỤ LỤC D: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ................................................................ 97
PHỤ LỤC E : PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN ...................................................... 109

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 3



Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố trong các nghiên cứu tham khảo ...................................... 23
Bảng 2.2: Nhóm các yếu tố nghiên cứu ............................................................................. 24
Bảng 3.1: Các công cụ trong nghiên cứu ........................................................................... 39
Bảng 4.1: Thống kê mẫu cho nghiên cứu ........................................................................... 42
Bảng 4.2: Cách thức trả lời bảng câu hỏi ........................................................................... 43
Bảng 4.3: Các nhóm tuổi khảo sát ...................................................................................... 44
Bảng 4.4: Nhóm trình độ học vấn ...................................................................................... 44
Bảng 4.5: Nhóm nghề nghiệp khảo sát ............................................................................... 45
Bảng 4.6: Nhóm thâm niên sinh sống khảo sát .................................................................. 46
Bảng 4.7: Giá trị trung bình trong các biến trong các nhóm nghiên cứu ........................... 47
Bảng 4.8: Xếp hạng các biến định lượng ảnh hưởng đến sự hài lòng ................................ 48
Bảng 4.9: Mơ tả sự hài lịng từ mẫu nghiên cứu ................................................................ 51
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa nhóm tuổi khảo sát.. 53
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa nhóm trình độ khảo sát
............................................................................................................................................ 53
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa nhóm nghề nghiệp khảo
sát ........................................................................................................................................ 54
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa nhóm thâm niên khảo
sát ........................................................................................................................................ 55
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 ..................................................... 56
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 ..................................................... 57
Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA lần 1 ............................................................................ 58
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA lần 2 ............................................................................ 59
Bảng 4.18: Kết quả phân tích EFA lần 3 ............................................................................ 60
Bảng 4.19: Tổng hợp các yếu tố từ phân tích EFA ............................................................ 62
Bảng 4.20: Ma trận tương quan Spearman ......................................................................... 66
Bảng 4.21: Phương pháp đưa biến vào mơ hình ................................................................ 67

Bảng 4.22: Kết quả đánh giá mơ hình phân tích lần 1 ....................................................... 67
Bảng 4.23: Kiểm định ANOVA lần 1 ................................................................................ 68
Bảng 4.24: Kết quả các hệ số hồi quy riêng phần biến phụ thuộc phân tích lần 1............. 69
Bảng 4.25: Kết quả đánh giá mơ hình phân tích lần 2 ....................................................... 69
Bảng 4.26: Kiểm định ANOVA lần 2 ................................................................................ 70
Bảng 4.27: Các hệ số hồi quy riêng phần của biến phụ thuộc phân tích lần 2 ................... 70

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ địa chính tỉnh Tiền Giang ........................................................................ 7
Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch thành phố Mỹ Tho năm 2020 ................................................. 7
Hình 1.3 : Hình ảnh một số dự án đầu tư đã hồn thành của Tỉnh ....................................... 9
Hình 2.1: : Mơ hình kết quả nghiên cứu Anh (2011) ......................................................... 22
Hình 2.2: Mơ hình các giả thiết ban đầu ............................................................................ 25
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................ 28
Hình 4.1: Quy trình phân tích dữ liệu................................................................................. 41
Hình 4.2: Tỉ lệ đạt yêu cầu bảng câu hỏi thu về ................................................................. 42
Hình 4.3: Tỉ lệ cách thức trả lời bảng câu hỏi .................................................................... 43
Hình 4.4: Tỉ lệ các nhóm tuổi khảo sát ............................................................................... 44
Hình 4.5: Tỉ lệ nhóm trình độ học vấn ............................................................................... 45
Hình 4.6: Tỉ lệ nhóm ngành nghề khảo sát ......................................................................... 45
Hình 4.7: Tỉ lệ nhóm thâm niên sinh sống khảo sát ........................................................... 46

Hình 4.8: Tỉ lệ mức độ hài lịng về các dự án .................................................................... 51
Hình 4.9: Biểu đồ Scree Plot .............................................................................................. 64
Hình 4.10: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................................ 65
Hình 4.11: Mơ hình kết quả nghiên cứu ............................................................................. 71
Hình 4.12: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................................. 71
Hình 4.13: Biểu đồ phân tán (Scatter) giữa phần dư và giá trị dự đoán ............................. 72

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nội dung chương:
1.1 Giới thiệu chung
1.2 Bối cảnh
1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
1.5 Phạm vị nghiên cứu
1.6 Đóng góp nghiên cứu
1.6.1 Về mặt học thuật
1.6.2 Về mặt thực tiễn
Tóm tắt chương
Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về các vấn đề liên quan dẫn đến hình thành
nghiên cứu, một số thông tin về bối cảnh hiện tại, xác định cụ thể mục tiêu nghiên cứu cần

giải quyết trong phạm vi đã được định trước và những đóng góp mà nghiên cứu có thể đem
lại về mặt học thuật cũng như thực tiễn.

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 6


Luận văn thạc sĩ
1.1 Giới thiệu chung

Hình 1.1: Bản đồ địa chính tỉnh Tiền Giang

Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch thành phố Mỹ Tho năm 2020

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 7


Luận văn thạc sĩ
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người
Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định, chủ yếu
sống bằng nghề nơng và bn bán. Về vị trí địa lý, thành phố Mỹ Tho nằm ở bờ Bắc hạ
lưu sông Tiền; Đông và Bắc giáp huyện Chợ Gạo; Tây giáp huyện Châu Thành; Nam giáp
sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Bến Tre. Với diện tích tự nhiên: 81.55 km2 là nơi sống của

cộng đồng 224.000 người bao gồm dân tộc Kinh (chiếm đa số) và các dân tộc Chăm,
Khmer, Hoa…Về hành chánh, thành phố bao gồm 11 phường là: phường 1, phường 2,
phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9, phường 10,
phường Tân Long và 6 xã là: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ
Chánh, Mỹ Phong. Với vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm gần thành phố
Hồ Chí Minh và là cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, từ ngày Miền Nam hoàn tồn giải phóng
đến nay, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh,
có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng của tỉnh vừa có vai trị tác động tích cực
cho sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2 Bối cảnh
Mỹ Tho là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang có lịch sử phát triển hơn 300 năm. Kể
từ khi được công nhận là đô thị loại II vào năm 2005. Trong 10 năm qua, được sự quan
tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung
ương, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thành phố Mỹ Tho đã không ngừng
được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bộ mặt đô thị ngày càng được đổi
mới theo hướng văn minh, hiện đại, đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của nhân dân thành
phố ngày càng được nâng cao.
Căn cứ theo các tiêu chí phân loại đơ thị tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính
phủ và Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 42/2009/NĐ-CP, Thành phố Mỹ Tho đã hội đủ các điều kiện để trở thành đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngày 5-2-2016 Thủ tướng Chính phủ đã cơng nhận thành phố
Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang và đạt chuẩn đô thị loại I trực thuộc tỉnh
đầu tiên trong số 32 đô thị loại III, loại II thuộc 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 8



Luận văn thạc sĩ

Hình 1.3 : Hình ảnh một số dự án đầu tư đã hoàn thành của Tỉnh

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 9


Luận văn thạc sĩ

Hình 1.4: Hình ảnh một số dự án đang triển khai trong năm 2018
HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 10


Luận văn thạc sĩ
Bộ mặt của thành phố ngày càng thay đổi qua việc đầu tư và mời gọi đầu tư thực hiện
các dự án nâng cấp thành phố theo tiêu chí của đơ thị loại I. Trong 5 năm qua, bằng nhiều
nguồn vốn, tỉnh cũng đã đầu tư trên địa bàn thành phố các dự án có tầm vóc lớn (Trường
Đại học Tiền Giang, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang, Khu khám và điều trị kỹ thuật cao,
Trụ sở chăm sóc và bảo vệ cán bộ, Quảng trường Trung tâm, Khu tái định cư xã Đạo Thạnh,
Nhà văn hóa thiếu nhi, Trường THPT Chuyên Tiền Giang, Trường THPT Nguyễn Đình

Chiểu…).
1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu
Mỗi dự án từ những bước đầu tiên hình thành đến lúc triển khai thi công rồi đưa vào
sử dụng đều hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức hoặc quy mô to lớn
hơn là cả một cộng đồng.Với các dự án vốn ngân sách nhà nước dành cho xã hội ngồi
việc hiện đại hóa tại địa phương mà còn để đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của cộng đồng,
đó là mục đích quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả các dự án vốn ngân sách cho
xã hội và dựa vào đó để đánh giá về sự thành công của dự án. Theo nhận định của Parfitt
- Sanvido (1993) thành công của dự án là khác nhau đối với cá nhân, nhưng nó dựa trên
khái niệm cơ bản về thành tích tổng thể của các mục tiêu và kỳ vọng của dự án (trích dẫn
từ Thu – Visuth, 2013). Nghiên cứu của Pinto - Slevin (1998) bổ sung thêm quan điểm trên
cho rằng: dự án thành cơng phải có thêm tiêu chí thỏa mãn u cầu khách hàng và đem lại
lợi ích cho một nhóm khách hàng riêng biệt (trích dẫn từ Sơn –Đặng, 2017). Chan (1997)
cũng đưa ra nhận định tương tự với dự án thành cơng phải đạt tiêu chí : đáp ứng kỳ vọng
người sử dụng (trích dẫn từ Sơn –Đặng, 2017) và Abdulhamid (2013) kết luận thông qua
việc đánh giá mối quan hệ động lực giữa sự hài lòng của người sử dụng với các sản phẩm
nhằm giúp các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách của đơn vị sở hữu hiểu được
nhu cầu và quan điểm khách hàng. Một số nghiên cứu trong nước, Văn và cộng sự trong
bài nghiên cứu “Các nhân tố thành công của các dự án xây dựng vốn ngân sách nhà nước”
đưa ra kết quả xếp hạng các yếu tố dẫn đến thành cơng của 1 dự án thì yếu tố “Cơng tác
giải phóng mặt bằng” quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thời gian và
chi phí của cả dự án. “Cơng tác giải phóng mặt bằng” có được thuận lợi hay không phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố hợp tác người dân sống ở vùng bị ảnh hưởng. Niêm và cộng sự
HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 11



Luận văn thạc sĩ
(2017) nghiên cứu về “Sự hài lòng của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới
ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk” đã đưa kết quả chỉ ra sự hài lòng được quyết
định bởi 5 yếu tố chính trong đó yếu tố được sự quan tâm rất cao từ phía người dân có tác
động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm 4 yếu tố trong 5 yếu tố chính.
Sự tiếp cận của người dâns

Vai trò kiểm tra của người
dân
Đánh giá của người dân

Sự hài lòng

Sự am hiểu của người dân

Vai trò của chính quyền
Hình 1.5: Sơ đồ kết quả từ nghiên cứu của Niêm – Long (2017)
Tóm lại, yếu tố cộng đồng có vai trị quan trọng trong q trình thực hiện và đánh giá
hiệu quả của dự án vốn ngân sách phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng nói riêng và bộ mặt
của thành phố nói chung. Nhu cầu xác định các yếu tố ảnh hưởng, có hay khơng sự khác
biệt trong cộng đồng trong việc đánh giá sự hài lòng về những dự án là cần thiết để có
những nhận thức cho việc nâng cao tương tác từ các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương,
các ban quản lý dự án, kỹ sư với cộng đồng địa phương để tạo ra khối thống nhất hướng
đến sự thành công chung các chủ trương quy hoạch dự án thành phố đề ra ở hiện tại và
tương lai.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá, xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng từ các dự án cơng.
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lịng từ phía cộng đồng đối với
các dự án cơng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lịng từ phía cộng đồng.


HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 12


Luận văn thạc sĩ

1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: các dự án công trong phạm vi thành phố Mỹ Tho.
- Đối tượng khảo sát: tất cả công dân đang sống, học tập và làm việc trên địa bàn
thành phố.Cụ thể là những cá nhân đang sử dụng và sống trong vùng lân cận với
các dự án.
- Tính chất, đặc trưng đối tượng nghiên cứu: xét đến các dự án dân dụng (trường học
và bệnh viện) đã đưa vào hoạt động.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1 Về mặt học thuật:
Nghiên cứu này góp phần liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân
trong khu vực đang triển khai các dự án công và thể hiện sự tác động một chiều của kết quả
lên sự hài lòng chung của cộng đồng tai địa phương nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để
các đề tài sau có thể nghiên cứu sâu hơn mức độ hài lòng vào một dự án đặc trưng cụ thể.
1.6.2 Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu này là cần thiết để tìm hiểu kỳ vọng cơ bản của cộng đồng đối với dự án
trong quy hoạch hướng đến các tiêu chuẩn của đô thị loại I. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho
chính quyền, các ban quản lý dự án nhận thức các mức độ thỏa mãn và giải quyết những
mâu thuẫn của người dân để đạt được sự thống nhất góp phần vào cơng tác xây dựng các
dự án diễn ra suôn sẽ, đáp ứng được nhu cầu, đúng mục đích khi hồn thiện đưa vào hoạt
động. Nghiên cứu này cũng là tiền đề tham khảo cho các dự án triển khai tương tự ở các

địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 13


Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương
2.1 Khái niệm và cơ sở lý thuyết
2.1.1 Sự hài lòng
2.1.2 Phân loại sự hài lòng
2.1.3 Cộng đồng
2.1.4 Dự án xây dựng
2.1.5 Dự án xây dựng cơng trình cơng
2.2 Sơ lược các nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
2.2.2 Tổng hợp từ các nghiên cứu
2.2.3 Tổng kết các yếu tố chính từ các nghiên cứu
2.3 Mơ hình sơ bộ và giả thiết ban đầu
2.4 Kết luận
Tóm tắt chương:
Nội dung chương 2 sẽ tập trung vào việc làm rõ các khái niệm liên quan đến nghiên
cứu và tổng hợp một số yếu tố cần thiết từ kết quả của các bài báo, tạp chí và nghiên cứu
trong và ngồi nước cho quá trình thực hiện nghiên cứu. Từ các yếu tố chọn lọc sẽ đưa ra
các giả thiết sơ bộ cho nghiên cứu.


HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 14


Luận văn thạc sĩ
2.1 Khái niệm và cơ sở lý thuyết
2.1.1 Sự hài lòng:
An (2015) đã đưa ra khái niệm “sự hài lòng” là những nhận thức, đánh giá của các cá
nhân và những trải nghiệm của họ trong quá trình quan sát và cảm nhận của cộng đồng.
Roya và cộng sự (2017) trình bày trong nghiên cứu của mình rằng “sự hài lòng” là
một loạt các nhu cầu của cá nhân như một số cảm xúc, tiêu chuẩn về hành vi hoặc những
nỗ lực tinh thần hướng tới mục tiêu chung hoặc niềm tin.
Thuận (2018) trong bài nghiên cứu đã trích dẫn khái niệm của Philip Kotler (2001)
về “sự hài lòng” là mức độ trạng thái của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức
về một sản phẩm so với mong đợi của người đó. “Sự hài lòng” chia thành 3 cấp độ khác
nhau: nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa
mãn; nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn; nếu nhận thức lớn
hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn và thích thú hơn.
Hạnh (2013) trong bài báo nghiên cứu đưa ra ý kiến “sự hài lòng” của 1 cá nhân là
suy nghĩ, nhận thức, hình dung hay thậm chí kế hoạch cụ thể về cuộc đời họ cho tới thời
điểm đó và họ cảm nhận được rằng cuộc sống thực tế của họ về cơ bản hoặc hoàn toàn phù
hợp với những hình dung hay mong đợi hoặc kế hoạch của bản thân. Đo lường mức độ hài
lòng dường như là sự đo lường khá chủ quan nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp
những đánh giá mang tính cá nhân về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống.
Tác giả đã phân định sự hài lòng ở 4 khía cạnh, mức độ khác nhau:
(1) Cảm giác dễ chịu, thỏa mãn: được đáp ứng về những khía cạnh cơ bản của cuộc

sống về vật chất lẫn tinh thần.
(2) Sự hài lịng mang tính bộ phận: việc trải qua những sự hài lịng (mang tính ổn
định) đối với từng giai đoạn, từng lĩnh vực của cuộc sống, ví như hài lịng về cơng việc, về
hơn nhân.
(3) Kinh nghiệm đỉnh cao: sự hài lịng thống qua về tồn bộ cuộc sống khi những
đánh giá tích cực tồn tại ở nhiều khía cạnh với mức độ cao tại cùng một thời điểm.
(4) Sự hài lòng với cuộc sống: cảm giác thỏa mãn, hài lòng tồn tại lâu dài về cuộc
sống của một cá nhân
HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 15


Luận văn thạc sĩ
Hương (2012) đưa quan điểm để đánh giá “sự hài lòng” phụ thuộc vào sự so sánh điều
kiện, hoàn cảnh của một cá nhân với tiêu chuẩn tự bản thân họ đưa ra. Bổ sung cho quan
điểm trên Hạnh (2013) dưới góc độ nghiên cứu xã hội học q trình xã hội hóa, từ các tác
động của mơi trường sống và xã hội sẽ định hình cho mỗi cá nhân 1 tiêu chuẩn để tự đánh
giá về sự hài lòng về cuộc sống cho mỗi cá nhân.
Khánh – Chung – Cường (2013) trích dẫn một lý thuyết thơng dụng để xem xét sự hài
lịng của khách hàng là lý thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận”. Lý thuyết đó bao gồm hai q
trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi
trải nghiệm và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm. Theo lý thuyết này có thể hiểu
sự hài lịng của khách hàng là quá trình như sau:
(1) Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về
những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại
cho họ trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
(2) Sau đó việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng

về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng.
(3) Sự thõa mãn đi đến sự hài lịng của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh
hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi sử dụng
dịch vụ và những gì mà họ đã nhận được sau khi sử dụng nó.
Nhìn chung, sự hài lịng là sự đo lường sự khác biệt giữa hiệu suất thực tế và mong
muốn sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng từ quan
điểm của người sử dụng ở thời điểm trước hoặc sau khi trải nghiệm. Sự hài lịng có thể
được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau và đo đạc bằng những tiêu chí, thang đo khác
nhau.
2.1.2 Phân loại sự hài lịng
Khánh – Chung – Cường (2013) trích dẫn từ nghiên cứu phân chia sự hài lòng thành
3 loại theo quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng:
- Hài lịng tích cực (Demanding customer satisfaction): đây là sự hài lịng mang
tính tích cực và được phản hồi thông qua các nhu cầu sử dụng ngày một tăng lên
đối với nhà cung cấp dịch vụ. Đối với những khách hàng có sự hài lịng tích cực,

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 16


Luận văn thạc sĩ
họ và nhà cung cấp sẽ có mối quan hệ tốt đẹp, tín nhiệm lẫn nhau và cảm thấy
hài lòng khi giao dịch. Hơn thế, họ cũng hy vọng nhà cung cấp dịch vụ sẽ có đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Chính vì vậy, đây là nhóm
khách hàng dễ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp miễn là họ
nhận thấy doanh nghiệp cũng có nhiều cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ cho
họ. Yếu tố tích cực cịn thể hiện ở chỗ, chính từ những u cầu khơng ngừng tăng

lên của khách hàng mà nhà cung cấp dịch vụ càng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch
vụ ngày càng trở nên hồn thiện hơn
- Hài lịng ổn định (Stable customer satisfaction): đối với những khách hàng có
sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lịng với những gì đang diễn
ra và khơng muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với doanh
nghiệp và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hài lòng ổn định (Stable customer satisfaction): đối với những khách hàng có
sự hài lịng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gì đang diễn
ra và khơng muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với doanh
nghiệp và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ.
2.1.3 Cộng đồng:
An (2015) cho rằng “cộng đồng” được hiểu theo 2 hướng tiếp cận: (1) cộng đồng như
là hình thể xã hội thực tế thể hiện quan tính địa phương ; (2) cộng đồng được xem xét trong
phạm vi rất rộng của những hoạt động và những đặc tính cụ thể điển hình cho cuộc sống
hàng ngày nhưng không nhất thiết tương đồng với nhau về một số phương diện nào đó.
An và cộng sự (2016) định nghĩa “cộng đồng” là nhóm người sống trong phạm vi
thôn, bản, các xã, phường của khu vự nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông
thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ
nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan
tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 17



Luận văn thạc sĩ
Cộng đồng đóng vai trị chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương. Vai trò chủ thể
được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động, tích cực và quyết
định các hoạt đồng của cộng đồng. Vì:
- Hiểu rõ nhất về cộng đồng của họ, biết các khó khăn, thách thức và mong muốn
của mình.
- Hiểu tiềm năng, lợi thế.
- Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau.
2.1.4 Dự án xây dựng :
Lan (2003) cho rằng “dự án xây dựng” là nhóm các cơng việc được thực hiện theo
một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra có thời điểm bắt đầu và kết thúc được
ấn định trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn.“Dự án xây dựng” là tập hợp những vấn
đề hay cơng việc có liên quan đến bỏ vốn tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơng trình
xây dựng. Một dự án nói chung hay một dự án xây dựng nói riêng bao gồm ba thành tố:
quy mơ, kinh phí và thời gian.
Trích dẫn từ điều 3 Luật xây dựng số 50/2014/QH13: dự án đầu tư xây dựng là tập
hợp các đề xuất có liên quan đế việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn
chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2.1.5 Dự án xây dựng cơng trình cơng
Văn và cộng sự định nghĩa “dự án xây dựng cơng trình thuộc khu vực cơng” là những
dự án xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước với một tỷ lệ tối thiểu theo quy định của Pháp luật. Dự án đầu tư xây dựng khu
vực công luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngành xây dựng, sự thành công hay thất bại của dự
án loại này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội về nhiều mặt. Dự án xây dựng cơng trình thuộc
vốn ngân sách Nhà nước ln đi kèm với một trình tự thủ tục tương đối phức tạp, trải qua
nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử


HV: Nguyễn Huỳnh Trực

MSHV: 1670508

Trang 18


×