Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (health safety environment sức khỏe an toàn môi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho nhiệt điện vĩnh tân 4 bình thuậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHÙNG MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
TÍCH HỢP HSE (HEALTH – SAFETY –
ENVIRONMENT : SỨC KHỎE - AN TỒN - MƠI
TRƯỜNG) THEO 2 TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ
OHSAS 18001 CHO NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4 – BÌNH
THUẬN
Chuyên ngành : Quản lý Tài ngun và mơi trường
Mã số:60850101

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hà Dương Xuân Bảo
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Phạm Gia Trân
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Võ Thanh Hằng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa,
ĐHQG Tp. HCM ngày 31 tháng 7 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
2. TS. Phạm Gia Trân
3. TS. Võ Thanh Hằng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phùng Minh Trí

MSHV:7140501

Ngày, tháng, năm sinh: 14/12/1987

Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường


Mã số : 60850101

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety –
Environment: Sức khỏe – An tồn – Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và
OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: ....................................................................................
(1)- Tổng quan về nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và các hệ thống ISO 14001, OHSAS 18001.
(2)- Đánh giá thực trạng quản lý mơi trường và quản lý an tồn sức khỏe tại Nhà nhà
máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 theo hệ thống hệ thống ISO 14001, OHSAS 18001
(3)- Đề xuất xây dựng hệ thống HSE trên cơ sở tích hợp 2 bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và
OHSAS 18001 tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) .................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) ..................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Hà Dương Xuân Bảo

Tp. HCM, ngày . . . . tháng 07 năm 2018.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Hà Dương Xuân Bảo

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Hà Dương Xuân Bảo,
người đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức để tôi
thực hiện và hồn thành khóa luận này. Tơi cũng gửi lời cảm ơn tới Khoa MT - ĐHBK
TPHCM, quý thầy cô và các anh chị đã luôn tạo điều kiện, trang bị và hỗ trợ nhiệt tình
cho tơi các kiến thức cần thiết hình thành nên đề tài và nội dung của khóa luận
Đồng thời, sự đóng góp ý kiến và tài liệu của các giám sát an toàn lao động, mơi
trường của nhà máy cho việc hồn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành cảm ơn
các anh, chị rất nhiều.
Cuối cùng, xin được gởi lời cảm ơn tới cha me, các đồng nghiệp, bạn bè đã ủng hộ
và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian qua.

Trân trọng,
PHÙNG MINH TRÍ

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

i


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Hiện nay, mơi trường tồn cầu có chiều hướng biến đổi xấu đi. Chất lượng khơng
khí, nguồn nước, tài ngun, hệ sinh thái…nhiều nơi ở mức báo động. Ơ nhiễm mơi
trường đang diễn ra hàng ngày và ở khắp nơi trên toàn trái đất. Bảo vệ môi trường đang
trở thành vấn đề cấp bách. Nhiều chiến lược được hoạch định theo chương trình, mục tiêu

của từng quốc gia, khu vực đang nỗ lực để từng bước cải thiện vấn đề môi trường, ngăn
chặn và giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, vấn đề an tồn và sức khỏe của người lao động trong các cơng trình
xây dựng, các nhà máy, các khu công nghiệp… cần được xã hội quan tâm. Phải có nhiều
biện pháp hơn nữa để tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, đảm bảo sức khỏe giảm
thiểu tối đa tai nạn lao động
Ngoài ra, hai tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và OHSAS 18001:2007 là hai hệ tiêu
chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Môi Trường và Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe
và đang được áp dụng rộng rãi tồn cầu như một cơng cụ hướng tới mục tiêu làm cho môi
trường lao động lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Hiện nay, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đang áp dụng hai bộ tiêu chuẩn này một
cách riêng lẻ, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế. Cơng tác an tồn và sức khỏe cho cộng
động vẫn chưa được đảm bảo. Nhà máy và các công nhân chưa hiểu được hết tầm quan
trọng của tiêu chuẩn OHSAS:18001 trong công tác đảm bảo an tồn trong lao động. Hơn
nữa, mơi trường tại đây đang rất ô nhiễm. Vấn đề bảo vệ môi trường được các cấp chính
quyền, các cơ quan quản lý quan tâm. Tuy nhiên, Tiêu chuẩn ISO 14001 đang được áp
dụng tại đây vẫn còn hạn chế, quá sơ sài, chủ yếu mang tính thủ tục.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety –
Environment: Sức khỏe – An tồn – Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và
OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận” ra đời nhằm đưa ra những
giải pháp cho các vấn đề nói trên.

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

ii


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận


ABSTRACT
Today, The global environment is deteriorating. A few places, quality of air, water
resources, ecosystems is at an alarm level. The polluted environment is occurring every
day and everywhere in the world. Environmental protection is urgently demand. Many
countries in the world have had programs and strategies to improve environmental
quality, protect and reduce any effect of The polluted environment.
Further, Safety and Health of workers in industrial zones, factories, constructions
need to be concerned by society. We must need to have policies to improve the working
environment, ensuring quality of life for workers, reduce labor accidents.
Besides, two standards ISO 14001 and OHSAS 18001 are international standards
about the environmental management systems and the occupational health and safety
management systems, are being widely used in the world as a tool to achieve the goal of
improving the working environment, ensuring quality of life for workers.
Currently, the separated application of two standards for Vinh Tan 4 thermal power
plant is still limited. The assurance of safety and health for the residence in here is not
focused. This factory and the workers do not know or do not understand the importance
of OHSAS 18001 standards in safety work. Moreover, in this environment is polluted
caused. The environmental protection issues are concerned by the local authorities.
However, The ISO 14001 standard had been applied here, however it is limited, too
sketchy, mostly procedural.
The theme of the thesis “Research on building of HSE (HEALTH – SAFETY –
ENVIRONMENT) integrated management systems based on the following two
standards ISO 14001 and OSHAS 18001 for Vinh Tan 4 thermal power plant” in order
to give some solution for the above issues.

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

iii



Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
1) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi
2) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực
3) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học Viên

Phùng Minh Trí

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

iv


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

MỤC LỤC KHĨA LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................6
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 10
3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................11
4.1

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................11
4.2
Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................11
5.1
Phương pháp khảo sát, thu thập, hệ thống dữ liệu từ thực tế và tài liệu ...11
5.2
Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu tìm được .............................. 11
5.3
Phương pháp so sánh .................................................................................12
5.4
Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................12
5.5
Phương pháp chuyên gia ...........................................................................12
6. Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài ..............................................................................12
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................14
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................... 14
1.1
Khái niệm HSE .............................................................................................. 14
1.2
Giới thiệu Bộ Tiêu chuẩn ISO 14001 ............................................................ 15
1.3
Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 ......................................................18
1.4
Đặc điểm cơ cấu luật và các bộ tiêu chuẩn liên quan đến HSE tại Việt Nam
21
1.4.1 Hệ thống luật môi trường ................................................................................21
1.4.2 Hệ thống Luật lao động và an tồn sức khỏe nghề nghiệp ............................ 21
1.5
Khái niệm tích hợp tiêu chuẩn .......................................................................22

1.6
Các mơ hình tích hợp các hệ thống quản lý ..................................................24
1.7
Tình hình việc tích hợp hệ thống tiêu chuẩn .................................................26
1.7.1 Trên Thế giới ...................................................................................................26
1.7.2 Tại Việt Nam ....................................................................................................27
1.8
Những khó khăn và lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lí tích hợp ...............28
1.8.1 Khó khăn ...........................................................................................................28
1.8.2 Lợi ích ..............................................................................................................28
1.9
Tổng quan về cơng trình Nhiệt điện và Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ....................29
1.9.1. Tổng quan về cơng trình Nhiệt điện tại Việt Nam ...........................................29
1.9.2. Tổng quan về công trình Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 .............................................32
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
VÀ AN TỒN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (HSE) TẠI NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4
.......................................................................................................................................39
2.1
Cơ sở pháp lý liên quan đến đề tài khóa luận ................................................39
2.2
Khảo sát hiện trạng An toàn - Sức khỏe - Môi trường HSE tại Nhiệt Điện
Vĩnh Tân 4 .................................................................................................................43
2.2.1 . Khảo sát thực trạng liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp (H) .......................44
2.2.2. Khảo sát thực trạng liên quan đến An toàn lao động (S) ................................ 47
2.2.3. Khảo sát thực trạng liên quan đến Môi trường làm việc (E) .......................... 50
2.3
Đánh giá và nhận xét chung về hiện trạng HTQLMT và HTQL AT&SKNN
của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. .........................................................................56
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

-1-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

2.3.1. Hiện trạng quản lí mơi trường theo HTQL ISO14001 của Nhà máy .............56
2.3.2. Hiện trạng quản lí an tồn – SKNN theo OHSAS 18001 của Nhà máy .........59
2.4
Đề xuất các biện pháp cải thiện liên quan đến HSE tại nhà máy Nhiệt điện
Vĩnh Tân 4 .................................................................................................................64
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG HSE TRÊN CƠ SỞ TÍCH HỢP
TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ OHSAS 18001 TẠI NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4 ......77
3.1
Đề xuất ứng dụng SWOT trong q trình xây dựng hệ thống tích hợp ........77
3.2
Đề xuất bổ sung hệ thống văn bản cần thiết ..................................................78
3.3
Đề xuất các bước xây dựng hệ thống quản lí tích hợp cho nhà máy.............80
Để xây dựng được HTQLTH cho nhà máy, Tác giả thực hiện các nội dung như sau:
...................................................................................................................................80
3.3.1. Lựa chọn mơ hình tích hợp ..............................................................................80
3.3.2. Các bước xây dựng HTQL tích hợp ................................................................ 83
3.3.3. Mơ hình quản lí tích hợp của nhà máy ............................................................ 84
3.4
Đề xuất chính sách xây dựng Hệ thống HSE của NĐ Vĩnh Tân 4................94
3.5
Ba bước triển khai công tác xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE ........95
3.5.1. BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG HSE ........................... 95
3.5.2. BƯỚC 2: TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VÀ GIÁM SÁT ........................................97

3.5.3. BƯỚC 3: GIÁM SÁT VÀ ĐO ĐẠC ...............................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................109
A. KẾT LUẬN .....................................................................................................109
B. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA KHĨA LUẬN .........................................................111
PHỤ LỤC ....................................................................................................................113

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-2-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh hệ thống tích hợp và khơng tích hợp ...............................................23
Bảng 1.2: Diện tích và tỉ lệ đất sử dụng cho các khu vực chức năng của khu vực nhà
máy chính (khơng tính hành lang cây xanh cách ly và hành lang bố trí tuyến ống thải
nước làm mát) ................................................................................................................34
Bảng 2.1: Các Văn bảng pháp lý đang áp dụng tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ..................39
Bảng 2.2: Thực trạng liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp (H). ...................................44
Bảng 2.3: Thực trạng liên quan đến an toàn lao động (S) .............................................47
Bảng 2.4: Khảo sát nguyên nhân các vụ tai nạn trong nhà máy....................................49
Bảng 2.5: Thực trạng liên quan đến môi trường (E) .....................................................50
Bảng 2.6: Nội dung đào tạo hàng năm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ................60
Bảng 2.7: Bảng đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động H (Health: SK)
.......................................................................................................................................64
Bảng 2.8: Bảng đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động S (Safety: AT)
.......................................................................................................................................67

Bảng 2.9: Bảng đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động E
(Environment: MT) .......................................................................................................72
Bảng 3.1: Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà Nhà máy trong quá
trình triển khai áp dụng HTQLTH.................................................................................77
Bảng 3.2: Các giải pháp đề ra để có thể triển khai áp dụng HTQLTH cho nhà máy....78
Bảng 3.3: Các văn bản pháp lý đề xuất bổ sung............................................................ 78
Bảng 3.4: Ma trận tương quan giữa OHSAS 18001 và ISO 14001 .............................. 81
Bảng 3.5 : Ma trận tích hợp giữa OHSAS 18001 và ISO 14001 ..................................85
Bảng 3.6: Hệ thống tích hợp HSE đươc xây dựng bởi OHSAS 18001 và ISO 14001 .88
Bảng 3.7: Bảng định lượng ............................................................................................ 96

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1: Cơ cấu nguồn điện qua các năm ........................................................................7
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa OHSAS 18001, ISO 14001 và HSE..................................15
Hình 1.2: Chu trình PDCA của hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001 ....................17
Hình 1.3: Mơ hình hệ thống quản lí an tồn sức khỏe nghề nghiệp ............................. 19
Hình 1.4: Hệ thống cơ cấu luật Việt Nam. ....................................................................21
Hình 1.5: Hệ thống luật lao động Việt Nam. .................................................................22
Hình 1.6: Cơng suất và vốn đầu tư của các nhà máy nhiệt điện...................................30
Hình 1.7: VỊ trí Trung tâm điện lực Vĩnh Tân ............................................................... 33
Hình 1.8: Vị trí nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và các cơng trình xung quanh ...........34
Hình 1.9: Các khu vực trong nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ......................................36
Hình 1.10: Sơ đồ cơng nghệ kèm dịng thải của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ...........38
Hình 2.1: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện ESP của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ................54
Hình 2.2: Vịi đốt thấp NOx trong lị hơi .......................................................................54
Hình 2.3: Chu trình xử lý nước thải trong nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 .................55
Hình 2.4: Sơ đồ quá trình khử lưu huỳnh bằng nước biển ............................................55
Hình 3.1: Các bước tích hợp quản lí .............................................................................83
Hình 3.2: Minh họa sự tích hợp hê thống quản lí .........................................................85
Hình 3.3: Chính sách QL sức khỏe, an tồn và mơi trường của NĐ Vĩnh Tân 4 .........94

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-3-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AT
ATLĐ

: An toàn
: An toàn lao động

ATSK
: An toàn sức khỏe
AT&SKNN : An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
BV
BVMT
CBCNV

: Bảo vệ
: Bảo vệ môi trường
: Cán bộ - Công nhân viên

CN

: Công nhân


CSAT

: Chính sách an tồn

CSMT
CTNH

: Chính sách mơi trường
: Chất thải nguy hại

CTR
DN
ĐCM
ĐTM
HĐKP
HSE

: Chất thải rắn
: Doanh nghiệp
: Đánh giá môi trường chiến lược
: Đánh giá tác động môi trường
: Hành động khắc phục
: Health - Safety - Environment (Sức khỏe - An tồn - Mơi Trường)

HT
HTQL
HTQLMT
HTQLTH
HTXL
HTXLNT

HTXLKT
IMS
KCMT

: Hệ thống
: Hệ thống quản lý
: Hệ thống quản lý môi trường
: Hệ thống quản lý tích hợp
: Hệ thống xử lý
: Hệ thống xử lý nước thải
: Hệ thống xử lý khí thải
: Intergated Management System (Hệ Thống Quản Lý Tích Hợp)
: Khía cạnh mơi trường

KCN
KPH
KT

MR
MT
NLĐ
NMNĐ
NT

: Khu cơng nghiệp
: Khơng phù hợp
: Khí thải
: Lao động
: Đại diện ban lãnh đạo
: Mơi trường

: Người lao động
: Nhà máy nhiệt điện
: Nước thải

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-4-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

ON

: Ơ nhiễm

ONMT

: Ơ nhiễm mơi trường

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

PDCA

: Plan - Do - Check - Act (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành
động)

PN

QL

: Phịng ngừa
: Quản lý

QLMT
SK – AT
SXKD

: Quản lý mơi trường
: Sức khỏe – an toàn
: Sản xuất kinh doanh

TQM
TTĐL

: Total Quanlity Management (Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện)
: Trung tâm điện lực

VSLĐ

: Vệ sinh lao động

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-5-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình
này điện năng đóng một vai trị vô cùng quan trọng. Điện không những cung cấp cho
các ngành công nghiệp mà nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng ngày một tăng lên.
Trong những năm gần đây để hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế
giới, Việt Nam đã đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngày
càng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp (KCN), khu chế xuất được xây dựng
và đi vào hoạt động. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp đã góp phần tạo nguồn vốn quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho
người lao động. Theo đó, tổng số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước tính đến thời
điểm ngày 31-12-2016 là 477,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 8% so với năm 2015. Trong
đó, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục 110,1 nghìn, tăng
16,2% so với năm 2015. Và đến, Quý I/2017, cả nước có 26.478 doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 271,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% về số
doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016 [1].
Ngoài ra, với tốc độ tăng trưởng dân số ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng
năng lượng ngày càng cao. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2017, dân số Việt Nam ước
tính là 95.028.882 người, tăng 1.052.535 người so với dân số 93.976.347 người năm
trước [2].
Để đáp ứng được xu thế đó cùng với hiện trạng Việt Nam đang gặp hạn chế trong
cung cấp điện, đặc biệt là mùa khơ, tình trạng cắt điện ln phiên ở nước ta đã trở
thành khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa khơ. Điều đó đã gây khó khăn khơng nhỏ cho
q trình sản xuất của các doanh nghiệp, nơng nghiệp và thương mại. Để giải quyết
khó khăn trên và độ ổn định của việc cấp điện, chính phủ nước ta đã có những chính
sách tiết kiệm năng lượng, tăng cường đầu tư cho các nguồn điện, cùng với trữ lượng
than ở mức cao. Do đó, nhiệt điện than đang được Nhà nước quan tâm và chú trọng
phát triển. Theo sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam đến năm 2030 thì nhiệt điện than
sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, có thể đến 45%. Cịn lại thủy điện, dầu khí đều giảm. Cịn

năng lượng mặt trời sẽ chiếm khoảng 6% vào năm 2030. Cơ cấu nguồn điện trong
tương lai sẽ được thể hiện như trong (Hình 1) [3]:

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-6-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

Hình 1: Cơ cấu nguồn điện qua các năm
a/ Lợi ích
Lợi ích lớn nhất của nhiệt điện than là giảm được giá thành nguyên liệu. Do than
là loại nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có của Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất điện, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện bền vững, với chi
phí phải chăng. Các nhà máy nhiệt điện than không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-7-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên và không cần phải nhập nhiên liệu. Nguồn
nguyên liệu hiện nay toàn bộ được mua từ nguồn than đá trong nước của Tập đồn
Than khống sản Việt Nam với giá ưu đãi. Xét về trữ lượng than của Việt Nam, tính
đến 1/1/2015 tổng trữ lượng than đã tìm kiếm thăm dò khoảng 6,14 tỷ tấn, với mức
tiêu thụ than như năm 2016 đạt 48 triệu tấn thì nguồn than có thể cung cấp trong 128

năm trong khi đó dầu mỏ và khí thiên nhiên thì thấp hơn nhiều [4]. Chi phí nhiên liệu
để vận hành các nhà máy nhiệt điện than thấp hơn nhiều so với nhiệt điện khí khoảng
60 % để đạt được cùng mức cơng suất và nhiệt lượng. Chi phí sản xuất điện tương đối
thấp, điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện đốt than rẻ hơn so với nhiều nguồn
năng khác chỉ sau thủy điện. Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với thủy điện, điện
mặt trời, điện hạt nhân... Do đó, nhiệt điện than là nguồn năng lượng ưu tiên sử dụng
thậm chí hơn cả thủy điện do tính ổn định và chủ động trong vận hành, không phụ
thuộc vào yếu tố thiên nhiên: địa hình, địa chất, chế độ dòng chảy, mưa - nắng…
Tiếp đến là độ tin cậy. Lợi thế lớn nhất của nhiệt điện than là độ tin cậy. Các nhà
máy nhiệt điện than có thể làm việc liên tục với công suất cao, làm việc trong phần nền
của biểu đồ phụ tải; với độ tin cậy cao, số giờ làm việc với công suất cực đại Tmax có
thể lên đến 7500 giờ/năm.
Cuối cùng, các nhà máy nhiệt điện có khả năng xây dựng tại bất kỳ khu vực nào
(thường được chọn bố trí gần các khu vực có phụ tải lớn như khu cơng nghiệp, thành
phố, khu dân cư tập trung đông hoặc các vị trí gần các nguồn cung cấp nhiên liệu, các
vị trí dễ vận chuyển ) và không bị giới hạn về cơng suất lắp đặt. Các cụm nhiệt điện có
thể được xây dựng với công suất rất lớn (hơn 1000MW) cái này rất hiếm đối với thủy
điện. Diện tích chiếm đất của nhà máy ít hơn nhiều so với thủy điện cùng cơng suất do
đó ít ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái, đền bù giải tỏa. Giá thành xây dựng nhà
máy thấp hơn thủy điện có cùng cơng suất và thời gian xây dựng nhanh hơn
b/ Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, nhiệt điện cũng tồn tại những hạn chế.


Về mặt kinh tế và môi trường:

Đầu tiên là, không linh hoạt trong chế độ vận hành, thay đổi công suất chậm. Khi
cần thiết nâng công suất vào giờ cao điểm phải mất hàng giờ trong khi thủy điện chỉ
mất khoảng 7 - 10 giây. Mặt khác, quá trình đốt cháy nguyên liệu trong sản xuất bằng
than do đó phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu. Tuy than là nguyên liệu sẵn có, rẻ

tiền ở Việt Nam nhưng trữ lượng là có hạn và trong tình hình nguồn ngun liệu ngày
càng cạn kiệt, giá thành có thể tăng lên sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà máy.
Và hạn chế lớn nhất là ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường. Những nhà môi
trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy nhiệt điện lớn có thể phá vỡ sự cân
bằng của hệ sinh thái xung quanh. Nhiệt điện than phát thải khí nhà kính. Trong các
nguồn nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiệt điện than có phát thải khí nhà
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-8-


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

kính lớn nhất. Tùy thuộc vào cơng nghệ sử dụng và loại than sử dụng, để sản xuất 1
kWh điện, các nhà máy nhiệt điện than phát thải khoảng 0,8 - 1 kg khí CO2. Nhiệt
điện than phát sinh chất thải rắn. Tro xỉ phát sinh trong sản xuất điện từ các nhà máy
nhiệt điện than cũng gây tác động đến môi trường, chiếm dụng tài nguyên đất và phát
sinh các chi phí xử lý. Nhiệt điện than phát thải các chất độc hại. Ngồi khí CO2, các
nhà máy nhiệt điện than còn thải ra nhiều chất có hại vào mơi trường; gồm thủy ngân,
khí SO2, CO, thủy ngân, asen,…. Những chất thải này có thể gây ra mưa axit. Ngoài
tác động trực tiếp tại các nhà máy điện, việc khai thác than cung cấp cho các nhà máy
điện cũng có tác động lớn đến mơi trường sinh thái.


Về an tồn sức khỏe:

Đồng thời, mơi trường làm việc thiếu an toàn trong các nhà máy nhiệt điện ảnh
hưởng đến nhiều công nhân lao động. Phần lớn, các công nhân lao động tại các nhà
máy nhiệt điện không được tập huấn về cơng tác an tồn, các trang thiết bị bảo hộ lao

động không được trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ mơi trường tại các nhà
máy nhiệt điện chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề ô nhiễm môi trường không thể
giải quyết theo cách tiếp cận cuối đường ống mà phải giải quyết từ cội nguồn các
nguyên nhân sâu xa là nhận thức và hiểu biết của con người, của các tổ chức sản xuất
hay từ các mối quan hệ giữa hoạt động cơng nghiệp, chính sách và cơ chế quản lý mơi
trường.
Theo đó, vấn đề nhà máy Nhiệt điện than đang được xã hội quan tâm, lượng dự
án Nhiệt điện than đang được kiểm tra nghiêm túc và Nhà nước cũng đã quyết định
loại bỏ những dự án Nhiệt điện than không hiệu quả, tạo ảnh hưởng không tốt đến môi
trường và an tồn cho cộng đồng. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý về mọi
mặt kinh tế, mơi trường, xã hội, an tồn…của các nhà máy Nhiệt điện than đang vận
hành hoặc đang xây dựng, chuẩn bị đưa vận hành là yêu cầu cấp bách và vô cùng cần
thiết. Do đó nên áp dụng HTQLMT và ATSK trong nhà máy để thực sự giải quyết vấn
đề môi trường và an toàn sức khỏe lao động từ gốc và mang tính phịng ngừa
Ngồi ra, Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập vào khu vực, thế
giới bằng cách tham gia các tổ chức quốc tế, cơng ước quốc tế… Do đó, Đảng và nhà
nước đã đẩy mạnh đường lối phát triển CNH-HĐH đất nước, nhưng cũng rất chú trọng
đến việc bảo vệ mơi trường, đó là một trong các tiền đề quyết định cho sự phát triển
bền vững. Đã có nhiều chiến lược đề ra như áp dụng các công cụ pháp luật hay công
cụ kinh tế để quản lý môi trường, một trong những phương pháp hữu hiệu là áp dụng
hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, OHSAS 18000 đây là các bộ tiêu chuẩn quốc
tế về quản lý mơi trường, an tồn sức khỏe được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới và OHSAS 18000 là một tiêu chuẩn quốc tế về an tồn, sức khỏe, nghề
nghiệp . Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây
dựng hệ thống quản lý mơi trường có hiệu quả, hợp nhất với các yêu cầu pháp lý khác
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
-9-



Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

nhằm giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục đích về kinh tế và mơi trường, tiêu
chuẩn OHSAS 18000 để kiểm soát các rủi ro về mặt an tồn sức khỏe nghề nghiệp.
Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi
trường, quản lý chất lượng, quản lý về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp, quản lý trách
nhiệm xã hội và một số mơ hình quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho từng lĩnh
vực sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng, nhanh chóng hơn và tăng khả năng cạnh tranh
thương mại lành mạnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, môi trường, tiến tới phát triển bền
vững. Và việc áp dụng cùng lúc nhiều hệ thống quản lý đang dần trở nên phổ biến đối
với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam để đơn giản hóa hệ thống quản lí, tăng
cường hiệu quả quản lý
Do đó, Hệ thống ISO 14000 và OHSAS 18000 được nhìn nhận như một cơng cụ,
tạo ra phương thức mới, quan hệ giữa công nghiệp và cộng đồng hướng tới sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đa số các cơng trình nhiệt điện chưa có
sự đầu tư, chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường cũng như cơng tác an tồn
cho các cơng nhân làm việc tại công trường. Hoạt động quản lý môi trường theo ISO
14000 và OHSAS 18000 đồng thời tại các cơng trình nhiệt điện chưa được quan tâm
đúng mức. Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học, các nhà quản lý cho rằng
phát triển HTQLMT và ATSK theo mơ hình tích hợp. Nghiên cứu tạo cơ sở khoa học,
cũng như làm rõ quy định áp dụng khi tích hợp 2 bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và OHSAS
18000 để hình thành nên Bộ tiêu chuẩn HSE cho nhà máy nhiệt điện đã và đang là yêu
cầu bức thiết, cấp bách.
Nhằm đáp ứng yêu cầu như trên, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp cao học
đề tài, em thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE
(Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu
chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng hệ thống tích hợp HSE trên cơ sở đề xuất các giải pháp cải
tiến HTQLMT theo ISO 14001:2015 và tích hợp với Hệ thống quản lý ATSK nghề
nghiệp theo OHSAS 18001:2007 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, nhằm kiểm soát, giảm
thiểu và ngăn ngừa tai nạn, ô nhiễm phát sinh từ quá trình xây dựng cũng như các hoạt
động của nhà máy, đồng thời tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý của cơng trình.

3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn bao gồm 3 phần:
(1)- Tổng quan về nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và các hệ thống ISO 14001, OHSAS 18001.
(2)- Đánh giá thực trạng quản lý môi trường và quản lý an toàn sức khỏe tại Nhà máy
Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 theo hệ thống hệ thống ISO 14001, OHSAS 18001
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 10 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

(3)- Đề xuất xây dựng hệ thống HSE trên cơ sở tích hợp 2 bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và
OHSAS 18001 tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Hệ thống HSE
+ Hai bộ tiêu chuẩn ISO 14001, OHSAS 18001
+ Thực trạng công tác QL ATSK, MT (HSE) tại các khu vực của Nhà máy Nhiệt
điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận.
4.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tế, tìm hiểu tất cả các hoạt động của nhà
máy, quá trình hoạt động của Hệ thống quản lý HSE tại nhà máy, từ đó xây dựng hệ
thống HSE trên cơ sở hình tích hợp 2 bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho
Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
Việc xây dựng hệ thống tích hợp HSE chủ yếu nghiên cứu về việc tích hợp các
hệ thống văn bản hiện hữu của 2 bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 theo
khảo sát và được đề xuất bởi cá nhân Tác giả chỉ tham khảo ý kiến bởi chuyên gia
(chưa thông qua Ban lãnh đạo của nhà máy do tính chất và tầm quan trọng của nội
dung đề tài nên cần có đơn vị cơ quan chức năng tư vấn). Đồng thời, đề tài vẫn chưa đi
sâu vào phân tích và đánh giá lợi ích chi phí khi áp dụng HTQL tích hợp hai HTQL
riêng lẻ, nên cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn và định lượng chính xác các lợi
ích để Nhà máy nhận thấy sự cần thiết phải tích hợp các HTQL

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp khảo sát, thu thập, hệ thống dữ liệu từ thực tế và tài liệu
Nhằm thực hiện nội dung (1), bao gồm:
- Khảo sát thực trạng mơi trường và an tồn sức khỏe tại nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 4
- Tìm hiểu tài liệu tổng quan về các hệ thống quản lý và các dữ liệu về Nhà
máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có liên quan phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015, hệ
thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007.
5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu tìm được
Nhằm thực hiện nội dung (1)
- Từ các số liệu thu thập và điều tra được như trên, tác giả đã sử dụng các phần
mềm xử lý số liệu thông dụng như: excel, words…để tổng hợp và tìm ra các
mối nguy hiểm, những khả năng tác động nhất đến các vấn đề liên quan đến
HSE.
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

- 11 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

5.3 Phương pháp so sánh
Nhằm thực hiện nội dung (2)
So sánh các kết quả thu thập với các tiêu chí đánh giá:
- Tuân thủ với các yêu cầu HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và
OHSAS 18001:2007.
- Quản lý các khía cạnh: năng lượng, nước cấp, nước thải, rác thải, khí thải,
tiếng ồn.
- Quản lý các mối nguy về an tồn, sức khỏe và mơi trường
- Thành tựu đạt được về an tồn và mơi trường
5.4 Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp SWOT dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế.
Phương pháp này để đánh giá nội dụng (2) và thực hiện nội dụng (3). Phân tích
và đánh giá thực trạng HSE của Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà máy.
5.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này dùng để đánh giá nội dung (2) và thực hiện nội dung (3)
Từ những kết quả rút ra được các đánh giá sát thực nhất và toàn vẹn nhất về vị trí
của Việt Nam trong lĩnh vực HSE và tiềm năng tích hợp hai Bộ tiêu chuẩn ISO 14001
và OHSAS 18001 tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và các nhà máy Nhiệt điện khác.
Trong q trình hồn thiện luận văn, tác giả đã tham khảo ý kiến và được sự giúp
đỡ của chuyên gia trong lĩnh vực:
- Kỹ sư giám sát trưởng tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: tham khảo về cơng tác
quản lý về an tồn và mơi trường tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, các số liệu về

các vụ tai nạn, các vụ cháy và các thông tin về nhà thầu.

6. Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp yếu kém trong quản lý HSE do đó dẫn đến
nhiều vấn đề như gây ô nhiễm môi trường, thường xuyên xảy ra tai nạn lao động... ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn sinh mạng cho người lao động, gây thiệt hại cho lợi ích
kinh tế của doanh nghiệp, gây ô nhiễm môi trường cho cộng đồng xung quanh. Vì vậy,
để cải thiện vấn đề này, kết quả của đề tài hướng vào mục tiêu rất thiết thực, đó là
nâng cao năng lực quản lý tích hợp HSE trên cơ sở tích hợp hai bộ tiêu chuẩn trên
nhằm đem lại một số lợi ích khi triển khai thực tế cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 theo 3
nhóm cụ thể (kinh tế, mơi trường và an toàn) như sau:
a/ Kinh tế
- Giúp nhà máy hoạt động trong một thể thống nhất, tránh sự chồng chéo.
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 12 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

Giúp việc giám sát và quản lý các hệ thống được dễ dàng hơn
Đơn giản cơ cấu tổ chức của các cán bộ chuyên trách
Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng
Giúp tối ưu hịa chi phí, giảm thiểu và đi đến loại bỏ các chi phí tiềm ẩn, lãng
phí trong quá trình hoạt động của nhà máy
- Giảm chi phí xây dựng và chi phí của các hệ thống quản lý
-

b/ Môi trường

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và cải tiến liên tục
- Tạo được niềm tin đối với cộng động, đặc biệt trong tình trạng nhiệt điện đang
là vấn đề của xã hội hiện nay. Và phát triển lâu dài, bền vững nhằm đạt được sự
hỗ trợ của nhà nước, sự chấp thuận của người dân
- Giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của tổ chức về môi trường và an tồn
- Giảm thiểu tác động có hại đối với mơi trường, góp phần bảo vệ mơi trường
- Giảm thiểu chất thải phát sinh trong quá trình vận hành: rắn, lỏng, khí…
b/ An tồn
- Người lao động hiểu được cách thức phòng tránh các rủi ro trong lao động, họ
được bảo vệ tốt, có sức khỏe, khơng bị ốm đau, bệnh tật, điều kiện làm việc
thoải mái, không lo sợ bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm sản
xuất, năng suất lao động sẽ đạt hiệu quả cao.
- Giảm thiểu tai nạn lao động, sức khỏe được đảm bảo gia đình và xã hội sẽ giảm
bớt được những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị tai nạn lao động
- Nhiệt điện là 1 ngành quan trọng của Việt Nam. Vì vậy việc áp dụng việc tích
hợp quản lí HSE để nâng cao năng lực quản lí cho thấy được Việt Nam đang rất
chú trọng vào các vấn đề môi trường và con người trong xu hướng hội nhập khu
vực và thế giới thông qua các điều luật quốc tế, công ước quốc tế và văn bản
quốc tế…

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 13 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1

Khái niệm HSE

1.1.1 Khái niệm
HSE là ngành khoa học tổng hợp mang tính nhân văn (vì con người) chun
nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào các lĩnh vực hoạt động sàn xuất kinh doanh
hướng đến lợi ích cho cộng đồng và doanh nghiệp với mục đích bảo đảm:
- Sức khỏe (H-Health): sức khỏe của mọi người trong cộng đồng và của người
lao động nói chung (bao gồm tất cả lao động các cấp trong doanh nghiệp)
- An toàn (S- Safety): an toàn cho người lao động và cho trang thiết bị, tài sản
của doanh nghiệp, cộng đồng.
- Môi trường (E- Environment): môi trường sống và môi trường làm việc [5]
1.1.2 HSE và luật pháp
- HTQL An toàn, sức khỏe theo OHSAS 18001: Người lao động (NLĐ) là nguồn
nhân lực chính trong hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sức
khỏe và tính mạng của NLĐ nói riêng và con người nói chung được xem là tài sản
quý nhất đối với bản thân, gia đình, DN và xã hội. Do đó, đảm bảo AT cho NLĐ
cũng như đảm bảo cho trạng thiết bị tài sản của DN chính là đảm bảo những nguồn
lực chủ yếu cho DN tồn tại và phát triển.
- HTQL Môi trường theo ISO 14001: “MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [6]. Do đó,
BVMT là bảo vệ tài nguyên, nguồn sống chung của nhân loại trên trái đất là trách
nhiệm của tất cả mọi người, chính là bảo vệ (BV) cuộc sống trên hành tinh mà mọi
người cần có trách nhiệm đóng góp.
Chính vì vậy, phần lớn các nước trên Thế giới đã đưa các vấn đề HSE vào các văn
bản luật pháp, mang tính bắt buộc việc thực thi đến mọi tổ chức, DN và cá nhân NLĐ
HSE được hiểu là HT tích hợp H, S của OHSAS 18001 và E của ISO 14001 được thể
hiện như (hình 1.1) [5]


HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 14 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa OHSAS 18001, ISO 14001 và HSE
1.1.3 HSE và doanh nghiệp
Việc nhận thức được việc thực hiện những quy tắc về HSE sẽ làm tăng uy tín và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế:
+ Đối với các công ty lớn: HSE là một bộ phận độc lập và chiếm giữ vị trí rất
quan trọng.
+ Đối với cơng ty nhỏ: người quản lý HSE có thể hoạt động độc lập nhưng có vị
trí và quyền lực lớn.
+ Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi: cơng tác HSE có vai trị rất
quan trọng, điển hình là các cơng ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam.

1.2

Giới thiệu Bộ Tiêu chuẩn ISO 14001

1.2.1 Khái niệm và lịch sử ra đời:
Thuộc bộ ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường –
Định nghĩa và hướng dẫn sử dụng” cùng với tiêu chuẩn hướng dẫn kèm theo ISO
14004 “Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và
kỹ thuật hỗ trợ” được phát hành vào ngày 01/09/1996. Phiên bản chỉnh sửa mới nhất
của ISO 14001 được xuất bản vào cuối năm 2015. Phiên bản mới này nhấn mạnh hơn

về tính minh bạch trong các quá trình, sự cải tiến liên tục của kết quả hoạt động môi
trường và đánh giá định kỳ sự tuân thủ pháp luật.
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 15 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

ISO 14001 được coi là tiêu chuẩn về cụ thể hóa HTQLMT. Các tiểu chuẩn ISO
14001 và ISO 14004 chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn BS 7750 của Anh và các đóng góp
quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ. Đây là các tiêu chuẩn quốc tế của
HTQLMT đóng vài trị trung tâm trong Bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Các tiêu chuẩn này
cho phép các tổ chức có thể tiếp cận một cách có HT việc xem xét, đánh giá những
hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình có quan hệ qua lại thế nào với mơi trường.
Đồng thời có thể kiểm sốt những hoạt động đó nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
ISO 14001 đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống có thể tạo ra các kết quả môi trường
được cải tiến liên tục, nhất quán và hợp lý [7].
ISO 14001 xác định tất cả các yếu tố then chốt của một hệ thống quản lý môi
trường và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ ISO 14000 dùng để đánh giá cấp chứng
nhận. Tiêu chuẩn này giới thiệu một khn khổ chung mà dựa trên đó tổ chức có thể
xây dựng được cho mình một HTQLMT. Một tổ chức được cấp chứng nhận có thể
tuyên bố rằng nó đã xây dựng được một HTQLMT theo đúng yêu cầu của ISO 14001.
1.2.2 Đặc điểm chính Bộ tiêu chuẩn ISO 14001
- ISO 14001 là HTQLMT của một tổ chức, bao gồm các thủ tục, các quá trình, các
nguồn lực về những trách nhiệm thực hiện QLMT nên HTQLMT có thể có nhiều quy
mơ khác nhau từ quốc gia đến địa phương, DN, tổ chức
- Nguyên tắc chính của ISO 14001 là phòng ngừa (PN) và cải tiến liên tục theo chu
trình Deming hay PDCA (Plan, Do, Check, Act : lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra,

hành động của Sheward và Deming).
- Áp dụng cách tiếp cận này, mơ hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành 17
yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm: chính sách môi trường, lập kế
hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động khắc phục và xem xét lại của lãnh đạo được thể
hiện rõ như trong (hình 1.2) [8]:

HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 16 -


Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG

XEM XÉT TỒN BỘ
CƠNG TÁC QUẢN LÍ
(ACT)

KIỂM TRA VÀ CHỈNH
SỬA (CHECK)

-

Giám sát và đo lường

-


Ghi chép lại hồ sơ.

Các hoạt động chỉnh sửa sai và
ngăn chặn ngoại lệ.
Kiểm toán hệ thống quản lý môi
trường.

LẬP KẾ HOẠCH (PLAN)

-

Các khía cạnh môi trường

-

Các mục tiêu và chỉ tiêu.

Các yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu
khác.
Các chương trình quản lý môi trường

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH (DO)

-

Cơ cấu và trách nhiệm đào tạo huấn luyện
ý thức và khả năng.

-


Thông tin liên lạc.
Thiết lập tài liệu về HTQLMT.
Kiểm soát tài liệu.
Kiểm soát điều hành.
Khả năng đáp ứng khẩn cấp.

Hình 1.2: Chu trình PDCA của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
1.2.3 Lợi ích khi áp dụng ISO 14001
a/ Lĩnh vực kinh tế:

- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng, nâng cao cơ hội
tiếp cận huy động vốn và giao dịch từ công chúng, những tổ chức tài chính (quốc gia
cũng như quốc tế).

- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
- Cải tiến việc kiểm sốt các chi phí.
- Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.
b/ Lĩnh vực môi trường

- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết
hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.

- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 17 -



Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE (Health – Safety – Environment : Sức khỏe - An
tồn - Mơi trường) theo 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Bình Thuận

- Giảm thiểu các tác động mơi trường do tổ chức doanh nghiệp gây ra.
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố cho môi trường và hệ sinh thái.
- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp BVMT.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.
- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.
c/ Lĩnh vực an toàn và pháp lý

- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường.
- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.
- Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.
NHẬN XÉT (1):

1/ Điều đáng chú ý là ISO 14001 chỉ để cập vấn đề liên quan đến môi trường (E)
và không đề cập đến các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp(S H).

1.3

Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001

1.3.1 Khái niệm
OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp
Được thiết lập trên cơ sở của BS 8800, AS/N2 4801, NSAI SR 320 và các tiêu
chuẩn về an tồn cơng nghiệp khác.

Việc thực hiện OHSAS 18001 cho phép các doanh nghiệp có khả năng quản lý
được các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và cải tiến các kết quả hoạt động.
1.3.2 Đặc điểm chính Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001

- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các
triết lý sau:
+ Mọi tai nạn cá nhân đều có thể ngăn ngừa
+ Mọi người phải có trách nhiệm ngăn ngừa các tai nạn tại nơi làm việc.
+ Để đảm bảo việc thực hiện an toàn và tránh những tình huống nguy hiểm
+ Vị trí làm việc an toàn là lợi thế cho mọi người
+ Trong an tồn, có mối liên hệ rõ ràng giữa cố gắng và kết quả.

- Cung cấp những định nghĩa súc tích mang tính phổ biến được sử dụng trong
cơng tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
HVTH: Phùng Minh Trí MSHV: 7140501
GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo
- 18 -


×