Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng tổng chi phí của dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố hồ chí minh đọan bến thành suối tiên bài học kinh nghiệm áp dụng cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 77 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------

HOÀNG MAI TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIA TĂNG TỔNG CHI PHÍ
CỦA DỰ ÁN TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOẠN BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO
DỰ ÁN TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 01 02

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................

Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM


ngày 01 tháng 3 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
2. Thư ký: TS. Trương Thị Đức Nguyên
3. Ủy viên: TS. Trương Minh Chương
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2016

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:


HỒNG MAI TÙNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh:

13/8/1985

Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 7141123

Khoá (năm trúng tuyển):

K2/2014

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng tổng chi phí dự án tuyến tàu điện ngầm số 1
thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, bài học kinh nghiệm áp
dụng cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh
II- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN:
1. Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gia tăng chi phí dự án tuyến tàu
điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định nguyên nhân gia tăng chi phí dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 sau khi đã
điều chỉnh dự án.

3. Giải pháp đồng thời là bài học kinh nghiệm áp dụng cho dự án tuyến tàu điện
ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai dựa trên những điểm giống và
khác nhau giữa dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 và dự án tuyến tàu điện ngầm số 2.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

....../....../201…

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

....../....../201…

V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Tp.HCM, ngày....... tháng 3 năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Nguyễn Thị Thu Hằng

Nguyễn Thị Thu Hằng
TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị
Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý Công Nghiệp –

Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến
thức quý báu, những kinh nghiệm thực tiễn cho tơi trong suốt khố học.
Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Ban, các đồng nghiệp tại Ban Quản lý
Đường sắt đơ thị thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị Tư vấn NJPT, Nhà
thầu (Sumitomo, Maeda, Shimizu, Cienco 6) của dự án tuyến tàu điện ngầm số 1
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người bạn và gia đình đã hỗ trợ đã động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng 3 năm 2017
Người thực hiện
HOÀNG MAI TÙNG


TÓM TẮT
Áp dụng nghiên cứu trước đây về các yếu tố gia tăng chi phí dự án của Lê Hồi
Long (2008), và qua khảo sát thực tế dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí
Minh, đoạn Bến Thành – Tham Lương, đề tài đã xác định được các yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến việc gia tăng chi phí dự án này, bao gồm:
1. Năng lực của Chủ đầu tư

5. Thay đổi thiết kế trong quá trình triển
khai dự án
2. Năng lực của Nhà thầu phụ
6. Tư vấn giám sát công trường không tốt
3. Sự không liên tục của các chính sách áp 7. Nhà thầu kiểm sốt cơng trường khơng
dụng cho dự án
tốt
4. Dự đốn chi phí khơng chính xác
Ngồi ra, 02 yếu tố được phát hiện thêm là: “Không lường trước được điều kiện

công trường” và “Chậm thanh toán cho Nhà thầu”.
Qua kết quả phỏng vấn các đối tượng có vai trị chủ chốt của các bên thực hiện
dự án, đề tài đã tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tăng chi phí dự án, bao gồm:
1. Năng lực không đồng đều của các 4. Dự tốn của dự án được lập khơng
chun viên và Lãnh đạo của Chủ đầu tư
chính xác
2. Năng lực thầu phụ không đảm bảo và 5. Thiết kế bị thay đổi do ý muốn chủ
việc sử dụng nhiều cấp thầu phụ
quan của Lãnh đạo cấp cao
3. Sự không liên tục của các Chính sách, 6. Tư vấn và Nhà thầu khơng thực hiện tốt
Luật định trong suốt vịng đời dự án
cơng tác Giám sát
Từ đó, đề tài đưa ra các bài học kinh nghiệm cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2
thành phố Hồ Chí Minh dựa trên so sánh các điểm giống và khác nhau giữa 02 dự án này:
1. Chuyên viên và Lãnh đạo Chủ đầu tư 4. Mời các Tư vấn nổi tiếng, kinh nghiệm
tham gia các khóa học chuyên sâu về tàu lập dự tốn dự án
điện ngầm
2. Khơng cho phép thầu phụ cấp 2
5. Cử chuyên viên của Chủ đầu tư cùng
tham gia khảo sát
3. Đề nghị Nhả tài trợ ODA yêu cầu 6. Tăng cường thời gian làm việc trực tiếp
Chính phủ áp dụng xuyên suốt 01 chính với Nhà thầu, Tư vấn và thời gian Giám
sách cho tồn bộ vịng đời dự án
sát của Chủ đầu tư
Việc áp dụng các bài học kinh nghiệm nêu trên bước đầu đã giúp cho dự án
tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh kiểm sốt được chi phí một số hạng
mục giúp khơng gia tăng chi phí của các hạng mục này trong q trình xác định lại
tổng chi phí dự án.



ABSTRACT
Applying previous study on the factors affecting the project cost
increasement of Le Hoai Long (2008), and through field surveys of Project Metro Line
No. 1 in Ho Chi Minh city, route Ben Thanh – Tham Luong, this study has identified
important factors affecting the total cost increasement of this project, including:
1. The capacity of the Investor

5. Design changing during the project
implementation process
2. The capacity of subcontractors
6. Poor construction supervision of consultant
3. The non-continuity of the policies 7. Poor site control of contractor
applied to the project
4. Inaccurate Cost Estimate
Besides, there are 02 factors that discovered are: "Unforeseen site conditions"
and "Delayed payments to the contractor."
After interview key person of project implementation parties, this study had
researched factors cause project cost increasement, including:
1. Uneven capability of Leaders and 4. Un-accurate Project Cost Estinamte
Experts of Investor
2. Unqualified Subcontractor, while the 5. Changing Design according to High
use of multiple levels Subcontracting
level Leaders’ opinions.
3. Un-continuous of Laws and Policies 6. Consultant and Contractor did not
applied for the Project
fullfill their role in the supervision and
control of the site
Since then, this study given the lessons learned for project number 2 metro line in
Ho Chi Minh City based on comparison of the similarities and differences between the 02
projects, including:

1. Experts and Leaders of Investor attend 4. Invite famous and experienced
in professional metro courses
Consultant to establish Cost Estimate
2. Do not allow any Subcontractor from 5. Assign Investor Experts to participate
2nd level
in geometric and geographic surveys
3. Asking ODA Donors to require 6. Increasing direct working time with
Government to apply unify Laws and Contractor, Consultant and Supervision
Policies for the whole project.
time of Investor’s Supervisors.
The application of the lessons learned from the above initial project helped
Metro Line No. 2 in Ho Chi Minh City to control the cost of some items and the cost
of these items did not increase during re-calculating the total cost of the project.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Tất cả các số liệu trong đề tài đều được thu thập từ thực tế
Ban Quản lý Đường sắt đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tự xử lý số liệu
khách quan, trung thực và nội dung đề tài chưa từng cơng bố trước đó.
Tác giả

Hoàng Mai Tùng


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN, GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................. 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết ........................................................... 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4

1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu.............................................................................. 5
1.6. Bố cục nghiên cứu ...................................................................................... 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 7

2.1. Các định nghĩa và khái niệm ...................................................................... 7
2.2. Các nghiên cứu có trước ............................................................................ 8
2.3 Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng chi phí của dự án tuyến
tàu điện ngầm số 1 thành phố hồ chí minh, tuyến bến thành – suối tiên ........ 10
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 12

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................... 12
3.2. Nghiên cứu điều tra khảo sát:................................................................... 13
3.3 Nghiên cứu xác định nguyên nhân qua phỏng vấn sâu............................. 20
3.4. Kiến nghị, đề xuất bài học kinh nghiệm: ................................................. 21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH ....................................... 23

4.1. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng gia tăng chi phí dự án tuyến tàu điện
ngầm số 1 thông qua bảng câu hỏi: ................................................................. 23
4.2. Kết quả phỏng vấn sâu: ............................................................................ 28
4.3. So sánh dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 và dự án tuyến tàu điện ngầm số
2 thành phố hồ chí minh và bài học kinh nghiệm áp dụng ............................. 41
CHƯƠNG V KẾT LUẬN ........................................................................................... 50

5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:.................................................. 50
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 52
PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................... 53



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng mức đầu tư các dự án tàu điện ngầm ..................................................2
Bảng 2.1: Các yếu tố trong nghiên cứu của Lê Hoài Long (2008) ....................................10
Bảng 3.3: Các hiệu chỉnh đối với các yếu tố của đề tài...............................................16
Bảng 3.4: Bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................19
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá khảo sát các bên tham gia quá trình thực hiện dự án
tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh ......................................................26
Bảng 5.1: Bài học kinh nghiệm cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 .........................41


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài .........................................................12
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa 04 nhóm đối tượng thực hiện dự án ...............................15


1
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN, GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH CẤP THIẾT
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Đến
hết năm 2015, tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 961.960 tỷ đồng, tăng 9,8% so với
năm 2014, chiếm trên 20% GDP cả nước và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 1,5 lần cả
nước(1). Sự phát triển không ngừng về mọi mặt của TP.HCM cộng với lượng dân nhập cư
ngày càng tăng nhanh đã tạo nên một sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông vốn đã
cũ kỹ được thừa hưởng từ trước giải phóng. Do đó có thể thấy rằng tình trạng kẹt xe và ùn
tắc giao thông là điều không thể tránh khỏi. Thời gian ùn tắc giao thơng trung bình tại
TP.HCM và Hà Nội là 45 phút/ngày, tương đương 15 giờ/tháng và 180 giờ/năm. Với thời
gian lãng phí do ùn tắc gây ra, tổng thiệt hại tương ứng chỉ tính riêng TP.HCM và Hà Nội
đã lên tới 18.800 tỉ đồng/năm. TP.HCM và Hà Nội cũng bị đưa vào danh sách một trong

các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Và số tiền chi ra mỗi năm cho khắc phục tai nạn giao
thông tại Việt Nam lên tới 2,5 tỉ USD, tương đương 50.000 tỉ đồng, bằng 30% ngân sách
chi cho giáo dục (2).
Đối mặt với thực trạng này, TP.HCM đã nỗ lực đề ra nhiều biện pháp giải quyết
vấn đề tắc nghẽn giao thông và kẹt xe. Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn như phân luồng
giao thông vào các giờ cao điểm, cấm xe tải lưu thông ban ngày… hoặc trung hạn như
xây dựng các cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông trọng điểm thường xuyên xảy ra
ùn tắc và kẹt xe thì quan trọng nhất là TP.HCM cần phải có những biện pháp mang tính
lâu dài, căn cơ và quy hoạch tổng thể như phát triển các khu đô thị vệ tinh, cải tạo và mở
rộng hệ thống hạ tầng đô thị, tăng cường xây dựng và phát triển các hình thức giao thơng
cơng cộng như xe bt, xe buýt nhanh và hệ thống tàu điện ngầm.
Với bối cảnh nêu trên, trong những năm gần đây, chính quyền TP.HCM đã tiến
hành thực hiện các dự án giao thông công cộng tiên tiến đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát
triển hạ tầng giao thông của TP.HCM và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân như các dự
án thi công các cầu vượt trong nội thành, các dự án đường vành đai, các dự án các tuyến
xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit – BRT) hay triển khai các dự án các tuyến Đường sắt
đô thị (Mass Rapid Transit – MRT).
(1) />(2) />

2
Đặc biệt, để góp phần chính yếu trong giải quyết vấn đề giao thông của một đô thị
đang phát triển mạnh nhất của Việt Nam, các dự án Đường sắt đô thị đang được triển khai
mạnh mẽ ở thành phố Hồ Chí Minh với 8 tuyến đường sắt đơ thị. Trong đó, 3 tuyến đã có
vốn đầu tư và đang trong quá trình thực hiện:
+ Tuyến tàu điện ngầm số 1, Bến Thành – Suối Tiên: đang trong giai đoạn thi
công hầm, thi công trên cao và lắp đặt Cơ – Điện;
+ Tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành – Tham Lương: đã tiến hành xong đấu
thầu Tư vấn thiết kế và giám sát; đang trong giai đoạn thi cơng tịa nhà văn phịng tại
depot Tham Lương và trong giai đoạn hoàn tất điều chỉnh dự án, bắt đầu đấu thầu các gói
thầu xây lắp chính và tiến hành thi công dự án;

+ Tuyến đường sắt đô thị số 5, ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn: đã có vốn và đang
trong q trình duyệt nghiên cứu khả thi.
Đặc điểm chung của các dự án này là có vốn đầu tư rất lớn (khoảng 1 – 2 tỷ USD
hoặc hơn) và lại là nguồn vốn ODA. Do đó hiệu quả trong công tác quản lý triển khai dự
án, quản lý vốn, thời gian và chất lượng công việc là cực kỳ quan trọng đối với việc thực
hiện các dự án này và hơn nữa là phải đảm bảo các yếu tố kinh tế xã hội của dự án.
Tuy nhiên có một thực tế là tổng chi phí của các dự án này sau khi được phê duyệt
vẫn tiếp tục gia tăng trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến việc phải điều chỉnh tổng chi
phí và các hạng mục cơng trình trong q trình thực hiện, thi công dự án. Cụ thể:
Bảng 1.1: Tổng mức đầu tư các dự án tàu điện ngầm
Dự án
Tuyến tàu điện ngầm số 1 thành
phố Hồ Chí Minh, đoạn Bến
Thành – Suối Tiên.
Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành
phố Hồ Chí Minh, đoạn Bến
Thành – Tham Lương

Tuyến Đường sắt đô thị số 5
thành phố Hồ Chí Minh, đoạn
ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gịn.

Tổng chi phí
được duyệt
1.090,0 triệu USD
(Quyết định số 1453/QĐUBND ngày 06/4/2007)
1374,5 triệu USD
(Quyết định số 4474/QĐUBND ngày 11/10/2010)

1922,5 triệu USD

(Dự tốn tháng 11/2014)

Tổng chi phí
điều chỉnh
2.490,8 triệu USD
(Quyết định số 4480/QĐUBND ngày 21/9/2011)
2374 triệu USD
(Dự toán về tổng chi phí dự
án trong đợt làm việc với các
Nhà tài trợ tháng 8/2016 do
Tư vấn thiết kế tính tốn)
Hiện đang trong q trình
tính tốn chi tiết dự tốn của
dự án để hạn chế tối ta việc
vượt chi phí dự án khi đã
được phê duyệt.


3
Dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 đã hoàn thành xong bước điều chỉnh dự án, đấu
thầu và đang trong giai đoạn thi công. Tuy nhiên trong giai đoạn sau khi điều chỉnh dự án
chi phí của dự án vẫn tiếp tục gia tăng trong quá trình đấu thầu và thi công với các lý do
được đưa ra như: Giá bỏ thầu gói thầu 1A: Nhà ga Trung tâm Bến Thành và đoạn Bến
Thành – Nhà hát Lớn tăng gấp 3 lần so với giá gói thầu được duyệt (mặc dù đã tổ chức
đấu thầu lại 2 lần) với lý do điều kiện địa chất chưa khảo sát tốt, rủi ro trong thi công,
thiết kế trong hồ sơ mời thầu cần được cải thiện... Bên cạnh đó việc đền bù do chậm bàn
giao mặt bằng sạch cho nhà thầu cũng làm gia tăng chi phí dự án trong quá trình thực
hiện, thi cơng dự án.
Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai, hiện
nay đã tiến hành đấu thầu xong các gói thầu Tư vấn thiết kế, giám sát và đang trong giai

đoạn điều chỉnh dự án, xác định lại Tổng chi phí dự án (sau đó sẽ đến giai đoạn đấu thầu
các gói thầu xây lắp chính và tiến hành thi công).
Do cùng là dự án lớn, trọng điểm quốc gia, đồng thời cùng một Chủ đầu tư (Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) và Cơ quan Quản lý dự án (Ban Quản lý Đường
sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh) nên các trình tự thủ tục thực hiện các cơng việc cũng
như khung chính sách liên quan đến tuyến tàu điện ngầm số 2 tương đồng với của dự án
tuyến số 1, đều phải tuân theo các Luật định từ Trung ương với quyền quyết định chủ
trương ít nhất là từ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc từ cấp Bộ, Ngành
Chính phủ. Bên cạnh đó, điều kiện địa chất thi cơng dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 là
hoàn toàn tương tự điều kiện địa chất thi công của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 do
cùng thi công tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 sau khi đã
điều chỉnh tổng chi phí vẫn tiếp tục gia tăng chi phí trong q trình đấu thầu và thi cơng.
Do đó, việc xác định nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp đối với việc gia tăng chi
phí dự án của dự án tuyến Đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh để từ đó áp dụng
bài học kinh nghiệm cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 (đang trong quá trình điều chỉnh
dự án) nhằm hạn chế và tránh đến mức tối đa có thể việc tiếp tục gia tăng chi phí dự án
tuyến số 2 sau khi đã được phê duyệt điều chỉnh là hết sức cần thiết.
Với mong muốn áp dụng các nghiên cứu đã được chứng minh trước đây về vấn đề
gia tăng chi phí dự án để tìm hiểu các yếu tố, nguyên nhân chính yếu gây gia tăng tổng chi


4
phí của Dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh một cách có hệ thống và chi
tiết để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để làm bài học kinh nghiệm cho Dự án tuyến tàu
điện ngầm số 2, đoạn Bến Thành – Tham Lương hiện nay đang được triển khai và trong giai
đoạn điều chỉnh dự án, điều chỉnh chi phí dự án, Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng
tổng chi phí dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành –
Suối Tiên, bài học kinh nghiệm áp dụng cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ
Chí Minh” được lựa chọn để thực hiện trong Khóa luận này.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Với các tiếp cận vấn đề như trên, đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng chi phí dự án xác định các
nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí của dự án tuyến số 1 TP.HCM?
- Những giải pháp nào được rút ra từ những nguyên nhân gây gia tăng chi phí dự
án tuyến số 1 TP.HCM?
- Những lưu ý cần thiết nào khi áp dụng bài học kinh nghiệm cho quá trình triển
khai dự án tuyến 2 sau khi đã điều chỉnh tổng chi phí dự án?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể cần phải đạt
được như sau:
- Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gia tăng chi phí dự án
tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu 2: Xác định nguyên nhân gia tăng chi phí dự án tuyến tàu điện ngầm số
1 sau khi đã điều chỉnh dự án.
- Mục tiêu 3: Giải pháp đồng thời là bài học kinh nghiệm áp dụng cho dự án tuyến tàu
điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai dựa trên những điểm giống và
khác nhau giữa dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 và dự án tuyến tàu điện ngầm số 2.


5
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tổng chi phí của Dự án tuyến tàu điện
ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài khóa luận tập trung phân tích các yếu tố bên trong và bên
ngồi của dự án theo mơ hình lý thuyết và khảo sát:
+ Các bên tham gia Dự án tuyến Đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh
bao gồm: Chủ đầu tư (Ban Quản lý Đường sắt đô thị), Tư vấn Chung Quản lý dự án và
giám sát (Liên danh NJPT), các Nhà thầu (Sumitomo, Cienco 6, Hitachi, Shimizu,

Maeda…), Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao
thông vận tải, Sở Xây dựng...).
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tổng chi phí của Dự án tuyến đường sắt
đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh giúp cho các bên liên quan đến việc thực hiện dự án
(đặc biệt là Chủ đầu tư quản lý dự án) có cái nhìn hệ thống và xác định cụ thể hơn về các
yếu tố, nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tăng tổng chi phí của Dự án.
Với những giải pháp xác định được của đề tài và phân tích điểm tương đồng lẫn
khác biệt giữa dự án tuyến Đường sắt đô thị số 1 và dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 thành
phố Hồ Chí Minh, sẽ đưa đến bài học kinh nghiệm áp dụng cho việc triển khai Dự án
tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh tránh được những vấn đề mà dự án
tuyến Đường sắt đô thị số 1 mắc phải là vẫn tiếp tục gia tăng chi phí dự án sau khi đã phê
duyệt điều chỉnh tổng chi phí.
1.6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Khóa luận được chia thành 5 chương.
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, đề cập lý do hình thành đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, và ý nghĩa của đề tài.


6
- Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được thực hiện trước
đây có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra mơ hình nghiên cứu áp dụng cho đề tài.
- Chương 3: Giới thiệu phương pháp nghiên cứu, nêu lên trình tự nghiên cứu, thiết
kế nghiên cứu bao gồm xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp lấy mẫu.
- Chương 4: Trình bày các kết quả, dữ liệu khảo sát từ để xác định yếu tố ảnh
hưởng chính đến việc gia tăng tổng chi phí dự án. Trình bày và phân tích kết quả từ
phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận kết quả
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị, trong đó sẽ tóm tắt những kết quả chính của
nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và nêu định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.



7
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM
- Dự án: Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000, dự án là một quá trình đơn nhất,
gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết
thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao
gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
- Vượt chi phí: (cost overrun) Jackson và Steven (2001), đã định nghĩa vượt chi phí
là sự khác biệt giữa chi phí thực tế của dự án (tại thời điểm xem xét) và giới hạn chi phí
của nó. Nó xảy ra khi mục tiêu kết quả chi phí của dự án vượt quá giới hạn chi phí, giới
hạn chi phí đưa ra mức chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được chuẩn bị gánh chịu sau khi dự
án hoàn thành, trong khi mục tiêu chi phí đưa ra khuyến nghị chi phí cho mỗi yếu tố trong
dự án. Chi phí xây dựng vượt tầm kiểm soát tăng thêm áp lực đầu tư, tăng chi phí xây
dựng, ảnh hưởng đến ra quyết định đầu tư, lãng phí tài chính quốc gia và có thể dẫn đến
tham nhũng hoặc hành vi phạm tội (Ali và Kamaruzzaman, 2010). Ngoài ra, Endult,
Akintoye và Kelly (2009) cho rằng vượt chi phí là chi phí tăng thêm ngồi chi phí hợp
đồng thống nhất trong hồ sơ dự thầu.
- Chủ đầu tư: Theo Luật xây dựng, Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc
người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư
- Nhà thầu: Theo Luật xây dựng, nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá
nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan
hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Nhà thầu chính: Theo Luật xây dựng, trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký
kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng cơng trình để thực hiện phần
việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
- Nhà thầu phụ: Theo Luật xây dựng, trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết

hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần cơng việc
của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu phụ được Nhà thầu chính chỉ định
mà khơng thơng qua đánh giá của Chủ đầu tư.


8
- Nhà thầu phụ chính: Theo Luật đấu thầu, là nhà thầu phụ đảm nhiệm việc thực
hiện khối lượng chủ yếu hoặc quan trọng của gói thầu thi cơng và được Nhà thầu chính đề
xuất nhưng phải được Chủ đầu tư đánh giá.
- Nhà thầu phụ cấp 1: Theo thông lệ quản lý dự án thi cơng cơng trình, Nhà thầu
phụ cấp 1 được hiểu là Nhà thầu phụ có tên trong Hợp đồng với Nhà thầu chính và được
Chủ đầu tư quản lý như một Nhà thầu chính thức của dự án.
- Nhà thầu phụ cấp 2: Theo thông lệ quản lý dự án thi cơng cơng trình, Nhà thầu
phụ cấp 2 được hiểu là Nhà thầu phụ ký hợp đồng với Nhà thầu phụ cấp 1. Chủ đầu tư và
Nhà thầu chính hầu như khơng quản lý được cấp Thầu phụ từ cấp 2 trở đi.
- Tư vấn: Theo Luật xây dựng, là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản
phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ TRƯỚC
Omoregie và Radford (2006) đã đưa ra 13 yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng chi phí
và làm chậm trễ dự án dự án trong nghiên cứu của mình tại Nigeria bao gồm: Biến động
giá; Yếu tố liên quan đến tài chính và việc thanh tốn; Quản lý Hợp đồng yếu kém; Chậm
trễ trong thực hiện dự án, Thay đổi các điều kiện cơng trình; Thiếu hụt ngun vật liệu;
Dự tốn chi phí khơng chính xác; Thay đổi thiết kế; Gia tăng phạm vi công việc; Phải
nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc; yếu tố liên quan đến Thầu phụ và Nhà cung cấp
trung gian; Thời tiết; Hành vi lừa đảo và lại quả.
Lê Hoài Long, Lee và Lee (2008) trong nghiên cứu về “Chậm trễ và vượt chi phí
trong các dự án lớn ở Việt Nam: so sánh với một số nước khác” đã khảo sát 21 yếu tố dẫn
đến chậm trễ và vượt chi phí trong các dự án lớn tại Việt Nam bao gồm: Khó khăn tài
chính của Chủ đầu tư; Chậm thanh tốn; Quản lý và giám sát cơng trường khơng tốt; Khó
khăn tài chính của Nhà thầu; Phương pháp thi cơng khơng phù hợp; Năng lực của Thầu

phụ; Sai sót trong q trình thi công; Hỗ trợ quản lý công trường không tốt; Dự đốn chi
phí khơng chính xác; Thiết kế khơng phù hợp; Quản lý Hợp đồng yếu kém; Chậm kiểm
tra công trình/hạng mục đã hồn thành; Thay đổi thiết kế trong q trình triển khai dự án;
Chậm trễ trong việc thơng tin giữa các bên; Gia tăng phạm vi công việc trong quá trình
triển khai dự án; Thiếu hụt nguồn cung Nguyên liệu; Kỹ năng của công nhân yếu kém;
Biến động giá; Không lường trước được điều kiện công trường; Điều kiện thời tiết xấu;


9
Các trở ngại đến từ Chính phủ. Trong đó, Lê Hoài Long xác định ba nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến vượt chi phí trong các dự án lớn ở Việt Nam như chi phí nguyên vật liệu tăng
do lạm phát, ước tính khối lượng khơng chính xác và chi phí lao động tăng do hạn chế về
môi trường.
Flyvbjerg, Holm và Buhl (2002, 2004, 2010) đã nghiên cứu các yếu tố dẫn đến
vượt chi phí trong các dự án cơng trong ngành giao thông vận tải. Thông qua mẫu khảo
sát 258 cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải trên tồn thế giới, kết quả cho thấy các dự án
đường sắt có mức vượt chi phí cao nhất (trung bình tăng 45%), kế đến là các dự án đường
bộ và cầu. Nguyên nhân chính của việc vượt chi phí được Flyvbjerg chỉ ra là do ước tính
chi phí thấp hơn giá trị thực. Và ước tính chi phí thấp này khơng phải do lỗi khi thực hiện
dự toán mà là kết quả của báo cáo chiến lược/ báo cáo khả thi sai, điều này đồng nghĩa với
việc nói dối để dự án có thể được tiến hành. Báo cáo chiến lược/báo cáo khả thi sai có thể
dẫn đến phân bổ sai các nguồn lực quan trọng hoặc khan hiếm, làm giảm nhà tài trợ và
người sử dụng hạ tầng, có thể là đối tượng nộp thuế hay các nhà đầu tư tư nhân. Tác giả
cũng nhấn mạnh rằng, những kết luận này không nên được hiểu như là một cuộc tấn công
vào chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng (so với tư nhân), vì dữ liệu khơng đủ để quyết định
xem dự án tư nhân thực hiện tốt hơn hoặc tồi tệ hơn so với dự án công về ước tính chi phí
thấp. Và những kết luận đó cũng khơng đảm bảo rằng chỉ cơng kích vào chi tiêu trong
các dự án giao thông vận tải với chi tiêu trong các dự án khác, bởi vì những dự án khác
cũng ước tính chi phí thấp và chi phí leo thang giống như các dự án giao thông vận tải,
với các dự án giao thông vận tải là một trường hợp nghiên cứu chuyên sâu.

Cũng nghiên cứu các yếu tố dẫn đến vượt chi phí trong các dự án xây dựng,
Rahman và cộng sự (2013) đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Malaysia. Kết quả cho
thấy, trong số 7 nhóm yếu tố với 35 yếu tố dẫn đến vượt chi phí có 3 yếu tố có ý
nghĩa nhất là (i) Lạm phát giá ngun vật liệu, (ii) Khó khăn dịng tiền và tài chính của
Nhà thầu, (iii) Quản lý và kiểm sốt cơng trình yếu kém.
Theo Apolot và cộng sự (2013), 5 yếu tố cơ bản nhất dẫn đến vượt chi phí và thời
gian trong các dự án cơng bao gồm: thay đổi phạm vi công việc, chậm trễ trong thanh
tốn, kiểm sốt và giám sát yếu kém, Chi phí vốn quá cao (ví dụ lãi vay, phí tài chính
cao…), sự khơng ổn định của nền chính trị.


10
Giang Đặng và Low Sui Pheng (2013) đã rút ra kết luận các yếu tố chính ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam bao gồm
5 yếu tố: Năng lực nhận thức vấn đề của Chính phủ, thiếu minh bạch và giải trình trong
các dự án hạ tầng, thiếu khung thu hồi đất hiệu quả, năng lực dự đoán yếu kém, năng lực
yếu kém của các Nhà thầu trong nước.
2.3 ĐỀ XUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIA TĂNG CHI PHÍ CỦA
DỰ ÁN TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TUYẾN
BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN
Các yếu tố này tồn tại dọc theo suốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ
trương đầu tư, ngay trong q trình thực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt là cả quá trình
khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư được hoàn thành.
Xét đến mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây gia tăng Chi
phí dự án (cost overrun) của Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh và
sự tương đồng về các điều kiện dự án có quy mơ lớn được thực hiện tại Việt Nam, đề tài
lựa chọn các yếu tố trong kết quả nghiên cứu của Lê Hoài Long (2008) làm cơ bản. Trong
nghiên cứu của mình, Lê Hoài Long đã đưa ra 21 yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng chi
phí dự án và nhóm lại theo 6 nhóm yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Các yếu tố trong nghiên cứu của Lê Hồi Long (2008)

Nhóm
1. Chủ đầu tư
2. Nhà thầu

3. Tư vấn

Yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng chi phí dự án theo
nghiên cứu của Lê Hồi Long (2008)
Khó khăn tài chính của Chủ đầu tư
Chậm thanh tốn
Quản lý và giám sát cơng trường khơng tốt
Khó khăn tài chính của Nhà thầu
Phương pháp thi cơng khơng phù hợp
Năng lực của Thầu phụ
Sai sót trong q trình thi cơng
Hỗ trợ quản lý cơng trường khơng tốt
Dự đốn chi phí khơng chính xác
Thiết kế khơng phù hợp
Quản lý Hợp đồng yếu kém
Chậm kiểm tra cơng trình/hạng mục đã hoàn thành


11
Nhóm
4. Dự án

Yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng chi phí dự án theo
nghiên cứu của Lê Hồi Long (2008)
Thay đổi thiết kế trong quá trình triển khai dự án.
Chậm trễ trong việc thông tin giữa các bên.

Gia tăng phạm vi cơng việc trong q trình triển khai dự án.

5. Nguyên vật liệu/Nhân công Thiếu hụt nguồn cung Nguyên liệu
Kỹ năng của cơng nhân yếu kém
6. Yếu tố bên ngồi

Biến động giá
Không lường trước được điều kiện công trường
Điều kiện thời tiết xấu
Các trở ngại đến từ Chính phủ

Các yếu tố này sẽ là cơ sở để khảo sát các bên tham gia quá trình thực hiện dự án
tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh để xác định các nguyên nhân chính yếu gây
gia tăng tổng chi phí dự án (thơng qua khảo sát sơ bộ và xếp hạng các biến quan sát thược
từng yếu tố) để từ đó tìm ra ngun nhân khắc phục và đề xuất bài học kinh nghiệm cho dự
án tuyến tàu điện ngầm số 2.
Chi tiết sẽ được trình bày trong Chương III: Phương pháp nghiên cứu.


12
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ thực hiện theo quy trình sau:
 Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và căn cứ các yếu tố về ảnh hưởng đến gia tăng
chi phí dự án trong nghiên cứu của Lê Hoài Long (2008), đề tài xác định thang đo để
phục vụ cho việc khảo sát, xếp hạng các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng chi
phí dự án tuyến tàu điện ngầm số 1.
 Tiến hành khảo sát định tính với 08 người thuộc 04 nhóm đối tượng có liên quan
đến việc thực hiện dự án: Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, Cơ quan Quản lý nhà nước để

đánh giá tính phù hợp về nội dung, cách dùng từ của thang đo, đồng thời để phát hiện
thêm yếu tố thực tế (nếu có) ảnh hưởng đến việc gia tăng tổng chi phí dự án mà nghiên
cứu của Lê Hồi Long chưa đề cập.
 Hoàn chỉnh thang đo và tiến hành khảo sát định lượng để xác định các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến gia tăng chi phí dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh.
 Dựa trên các yếu tố quan trọng đã xác định, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu các
nhân sự giữ vị trí quan trọng của Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu và Cơ quan Quản lý Nhà
nước để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các yếu tố gây gia tăng tổng chi phí dự án.
 Dựa trên những nguyên nhân đã xác định được thông qua bước phỏng vấn sâu,
đề tài đề tài sẽ tiến hành so sánh những điểm giống và khác nhau của dự án tuyến tàu điện
ngầm số 1 và dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 để đề xuất các giải pháp, bài học kinh
nghiệm áp dụng cho dự án tuyến số 2.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài
Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát định lượng, xác định mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố

Cơ sở lý thuyết
Phỏng vấn về sự phù hợp
của thang đo, cách dùng từ
và các khái niệm, đề xuất
thêm yếu tố thực tế

Phỏng vấn sâu xác định nguyên
nhân gây gia tăng chi phí tuyến số 1
Đề xuất giải pháp áp dụng, bài
học kinh nghiệm cho tuyến 2



13
3.2. NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT:
3.2.1 Đối tượng phỏng vấn:
Đối tượng trả lời bảng câu hỏi và phỏng vấn bao gồm các đại diện của 04 nhóm đối
tượng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án tuyến tàu điện ngầm số 1, bao gồm:
Chủ đầu tư; Tư vấn thiết kế & giám sát; Nhà thầu thi công; Cơ quan quản lý nhà nước.
Đối tượng khảo sát cần phải có kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong Dự án tuyến tàu điện
ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh ít nhất từ 03 năm trở lên để có thể đưa ra những nhận
định, trả lời chính xác cho khảo sát.
Đề tài dùng chung một bảng câu hỏi khảo sát cho tất cả 04 nhóm đối tượng, do đó
điều cần lưu ý khi dùng chung bảng câu hỏi này để khảo sát tất cả các nhóm đối tượng
Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, Cơ quan quản lý nhà nước chính là việc đảm bảo rằng một
nhóm đối tượng có mối quan hệ mật thiết và có đầy đủ thông tin, khả năng để đưa ra nhận
định về yếu tố liên quan đến nhóm đối tượng khác cũng như có đầy đủ thơng tin, kiến
thức, kinh nghiệm về dự án và quá trình thực hiện dự án. Để đảm bảo nội dung này, đề tài
đã tìm hiểu các thơng tin liên quan đến mối quan hệ cụ thể giữa Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà
thầu và Cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện dự án tuyến tàu điện ngầm số 1
thành phố Hồ Chí Minh, đoạn Bến Thành – Suối Tiên và rút ra được những thông tin sau:
 Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đường sắt đơ thị thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp
quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 1 thuộc Ban Quản lý Đường sắt đô thị. Ban Quản lý
đường sắt đơ thị chính là đơn vị Chủ đầu tư của dự án từ bước Nghiên cứu tiền khả thi;
Nghiên cứu khả thi; Khảo sát địa chất thành phố Hồ Chí Minh ở những khu vực mà dự án
đi qua; Thực hiện các nghiên cứu về lưu lượng giao thơng của thành phố Hồ Chí Minh và
dự báo về nhu cầu hành khách cũng như là Chủ đầu tư và trực tiếp tham gia quá trình
Thiết kế cơ sở; Trình duyệt dự án; Đấu thầu và Quản lý Hợp đồng các gói thầu Tư vấn &
Thi cơng; Cùng tham gia giám sát thi cơng dự án. Do đó Chủ đầu tư là đơn vị hiểu rõ dự
án nhất ở từng khía cạnh, qua từng giai đoạn cũng như có mối quan hệ quản lý và cùng
làm việc với Tư vấn, Nhà thầu và báo cáo, giải trình với các Cơ quan Quản lý Nhà nước
về quá trình, tiến độ, chi tiết thực hiện dự án.
 Tư vấn: Đơn vị Tư vấn chung – Liên danh NJPT do công ty Nippon Koei đứng

đầu và có sự tham gia của Cơng ty cổ phần Tư vấn giao thơng vận tải phía Nam (TEDI


14
South) là những đơn vị có uy tín lớn trong ngành Giao thông. Tham gia dự án từ bước
thực hiện Thiết kế cơ sở đồng thời là Tư vấn Quản lý dự án, Tư vấn đấu thầu, Tư vấn
giám sát khảo sát, thi công và cố vấn cho Chủ đầu tư. Tư vấn chung NJPT của dự án đảm
nhiệm mọi vai trò của các Tư vấn trong dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí
Minh trong tất cả các giai đoạn từ bắt đầu dự án cho đến thi cơng, hồn thành và vận hành
dự án. Tư vấn chung có mối quan hệ mật thiết với Chủ đầu tư, được xem như một bộ
phận tích hợp vào Ban Quản lý dự án 1 của Chủ đầu tư và cùng Chủ đầu tư tham gia giải
quyết các công việc của dự án cũng như quan hệ, báo cáo, giải trình với các Cơ quan
Quản lý nhà nước. Tư vấn chung NJPT giữ một vai trò quan trọng trong dự án và hiểu rõ
mọi thông tin liên quan đến việc thực hiện dự án.
 Nhà thầu thực hiện dự án: bao gồm các Nhà thầu Nhật Sumitomo, ShimizuMaeda và Hitachi thực hiện theo thứ tự các gói thầu thi công trên cao, thi công ngầm và
cơ điện. Với việc thi công trực tiếp dự án trên điều kiện tự nhiên tại thành phố Hồ Chí
Minh, tiếp xúc trực tiếp với các bên tham gia dự án và những đối tượng bị ảnh hưởng bởi
dự án cũng như cùng Chủ đầu tư, Tư vấn làm việc trực tiếp với các Cơ quan Quản lý Nhà
nước đem lại cho các Nhà thầu kinh nghiệm và nhận định thực tế về việc triển khai dự án.
 Cơ quan quản lý nhà nước: Ở đây bao gồm trực tiếp Sở Giao thông Vận tải, Sở
Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trực tiếp theo dõi và quản lý tình hình thực hiện dự
án tuyến tàu điện ngầm số 1 thành phố Hồ Chí Minh từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến
hiện thời. Do đó các Cơ quan Quản lý Nhà nước vừa nêu ln nắm rõ q trình thực hiện
dự án và là đại diện cho các yếu tố liên quan đến Chính Phủ và Luật định.
Ngồi các công việc thực tế thi công, quản lý phải làm việc trực tiếp với nhau hàng
ngày, các cuộc họp giao ban giữa Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu liên tục diễn ra hàng tuần
để cập nhật tình hình thực hiện dự án, xác định các vấn đề tồn tại và phát sinh để cùng
nhau tìm ra giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, hàng tháng Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu
sẽ họp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính để rà sốt tình
hình thực hiện dự án.



15
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa 04 nhóm đối tượng thực hiện dự án

Chủ đầu tư
Họp mỗi tuần
1 lần
Tư vấn

Nhà thầu
Quản lý dự án
Thiết kế & giám sát
Thi công

Họp mỗi
tháng 1 lần

Dự án tuyến
tàu điện
ngầm số 1
thành phố Hồ
Chí Minh
Theo dõi tình hình
thực hiện dự án
Cơ quan Quản lý Nhà nước

Tóm lại, phân tích nêu trên cho thấy 04 nhóm đối tượng liên quan trực tiếp đến dự
án đều nắm rõ thông tin thực hiện dự án ở mức độ có thể xem là tương đồng với nhau tuy
nhiên với những vai trị khác nhau sẽ có những nhận định khác nhau về những yếu tố ảnh

hưởng đến việc gia tăng chi phí dự án. Đồng thời việc thực hiện, tham gia trực tiếp và
tương tác giữa các bên với nhau từ đầu dự án cho đến thời điểm hiện tại đủ để các bên
hiểu rõ về nhau và có đủ khả năng đưa ra những nhận định chính xác.
Đối với bước phỏng vấn về tính phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng để hoàn thiện
bảng câu hỏi, đề tài dự kiến sẽ phỏng vấn 08 người thuộc 04 nhóm đối tượng nêu trên,
mỗi nhóm 02 người để có đầy đủ góp ý từ các bên tham gia dự án.
Bảng câu hỏi trong bước khảo sát định lượng dự kiến sẽ được gửi đến 46 người
thuộc 04 nhóm đối tượng khảo sát: Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, Cơ quan Quản lý Nhà
nước, cụ thể như sau:


×