Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hoàn thiện giải pháp mua hàng dựa trên mô hình kraljic cho mã hàng máy giặt tại công ty điện tử samsung HCMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ MINH HỒNG

HỒN THIỆN GIẢI PHÁP MUA HÀNG DỰA TRÊN MƠ
HÌNH KRALJIC CHO MÃ HÀNG MÁY GIẶT TẠI CÔNG
TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG HCMC
IMPROVE PURCHASING SOLUTION BASED ON
KRALJIC PORTFOLIO MATRIX FOR A WASHING
MACHINE MODEL AT SAMSUNG ELECTRONICS
HCMC
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số
: 60 34 01 02

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KKHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 :
TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 07 tháng 05 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
2. Thư ký : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. Ủy viên : TS. Đường Võ Hùng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Khóa luận và Trưởng Khoa quản
lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA QLCN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

LÊ MINH HOÀNG

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:


18/10/1991

Quản trị Kinh doanh

MSHV:

1570496

Nơi sinh:

TP. HCM

Mã số :

60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP MUA HÀNG DỰA TRÊN MƠ HÌNH KRALJIC
CHO MÃ HÀNG MÁY GIẶT TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG HCMC
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
. Tổng quan lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng trong công tác mua hàng và
thực trạng nguồn cung đầu vào ảnh hưởng tới công tác mua hàng tại Samsung.
. Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu đầu vào dựa
trên mơ hình Kraljic.
. Đề xuất giải pháp để hồn thiện việc mua hàng dựa trên mơ hình Kraljic cho
danh mục mặt hàng cần mua của mã hàng máy giặt tại cơng ty.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:


Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người hướng dẫn –
Cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Đức Nguyên – Người đã tận tình hổ trợ và chỉ dẫn sát sao để
giúp tơi hồn thành Khóa luận này.
Tiếp là, tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa quản lý công nghiệp,
trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM đã tận tâm, nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn Các Anh/chị chuyên lãnh đạo trong công ty TNHH
Điện tử Samsung HCMC CE Complex đã ln quan tâm, hỗ trợ và góp ý tích cực
trong q trình thu thập dữ liệu vào bài Khóa luận này.
Cuối cùng, tơi xin thể hiện lịng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình
đặc biệt là người Cha và Mẹ quá cố trong thời gian học tại trường này, đã tạo cho
tơi có thêm động lực vượt qua để hoàn thành chặng đường cuối cùng này.
Song cũng không thể phủ nhận rằng với kiến thức và kinh nghiệm bản thân cịn
nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót trong Khóa luận. Rất mong nhận
được sự nhận xét và những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn.
Trân trọng!
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2018

Lê Minh Hoàng

i


TÓM TẮT
Bài viết này đề xuất một phương cách tiếp cận trong việc đưa ra giải pháp nhầm
hồn thiện cơng tác mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nói chung và ngành hàng
điện gia dụng nói riêng.
Phần đầu tiên mơ tả mơ hình đánh giá thực trạng tại cơng ty xuất phát từ những nhà
cung cấp cung ứng hàng hóa khơng hiệu quả hoặc gây ra sự dư thừa trong quản lý
tồn kho. Đầu ra của bài là sử dụng mơ hình Kraljic bằng việc đẩy các mặt hàng có
tác động lợi nhuận thấp sang vị trí có lợi nhuận cao, vùng có rủi ro cung ứng cao di
chuyển sang vùng cung ứng có rủi ro thấp thơng qua việc khai thác, cân bằng hoặc
đa dạng hóa các danh mục mặt hàng cần mua. Dữ liệu trong bày được lấy ý kiến từ
các chuyên gia có kinh nghiệm trong cơng ty.
Thơng qua Khóa luận này, tác giả muốn giới thiệu phương pháp tiếp cận mới bằng
mơ hình Kraljic trong công tác mua hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại
cơng ty, thơng qua mơ hình có thể định vị chiến lược một cách đúng đắn và hoàn
thiện hơn.
ABSTRACT
This article proposes an approach in making the solution to improve the purchase of
input materials for production in general and the household electric goods industry
in particular.
The first section describes a model that assesses the situation at company that
originate from suppliers that supply ineffective goods or cause aging in inventory
management. The output of the lesson is to use the Kraljic model by pushing lowprofit items to high-profit positions, where the high-risk supply moves to low-risk
supply areas through exploiting, balancing or diversifying the list items to buy. The
data in artical was collected from experienced experts in the company.
Through this thesis, the author wants to introduce a new approach by Kraljic model

in the purchase of business and production activities at the company, through the
model can locate the strategy correctly and better.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi trong q trình thực
hiện Khóa luận “Hồn thiện giải pháp mua hàng dựa trên mơ hình Kraljic cho
mã hàng máy giặt tại cơng ty điện tử Samsung HCMC”. Các số liệu, kết quả nêu
trong Khóa luận này là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình nào
khác.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về Khóa luận
của mình.

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2019

LÊ MINH HOÀNG

iii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
ABSTRACT ............................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii

DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1. Lý do hình thành đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................3
1.3. Phạm vi đề tài ...................................................................................................4
1.4. Phương pháp thực hiện .....................................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................6
1.6. Bố cục đề tài .....................................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................8
2.1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng ...........................................................................8
2.2. Lý thuyết hoạt động mua hàng .........................................................................9
2.2.1. Gia cơng ngồi ...........................................................................................9
2.2.2. Lợi ích của việc gia cơng ngồi .................................................................9
2.2.2. Rủi ro của việc Gia cơng ngồi................................................................10
2.2.3. Lý do của việc gia cơng ngồi .................................................................11
2.3. Mơ hình cung ứng của Kraljic ........................................................................12
2.3.1. Tìm hiểu về mơ hình cung ứng của Kraljic .............................................12
2.3.2. Mục đích của mơ hình Kraljic .................................................................14
2.3.3. Yếu tố chính của ma trận Kraljic .............................................................17
2.3.4. Xây dựng ma trận Kraljic ........................................................................19
2.3.5. Cách thức xác định vị trí trên ma trận Kraljic .........................................24

iv


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA HÀNG TẠI CƠNG TY TNHH
ĐIỆN TỬ SAMSUNG HCMC .................................................................................28
3.1.

Khái quát về Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex ......28


3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................28
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................28
3.1.3. Các nhóm sản phẩm của Cơng ty SEHC .................................................28
3.1.4. Thị trường tiêu thụ ...................................................................................29
3.1.5. Mơ hình quản lý chuỗi cung ứng và 5 tiêu chí của SEHC ......................30
3.1.6. Sơ đồ tổ chức Bộ phận mua hàng của công ty ........................................31
3.2. Thực trạng mua hàng tại công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC ..............32
3.2.1. Tình hình mua hàng tại SEHC .................................................................32
3.2.1.1. Mơ hình chuỗi cung ứng tại Cơng ty SEHC .....................................32
3.2.1.2. Phân tách cấu trúc BOM của sản phẩm máy giặt .............................34
3.2.1.3. Nguồn đầu vào tại Công ty SEHC ....................................................35
3.2.2 Thực trạng mua hàng tại công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC ........36
3.2.2.1. Rủi ro điều kiện thị trường ................................................................37
3.2.2.2. Rủi ro giao hàng đúng giờ .................................................................37
3.2.2.3. Rủi ro về năng lực nhà cung cấp .......................................................39
CHƯƠNG 4. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................42
4.1. Áp dụng mơ hình Kraljic trong danh mục mua hàng sản phẩm máy giặt của
Samsung ................................................................................................................42
4.2. Nhận diện vấn đề ............................................................................................48
4.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................................50
4.3.1. Giải pháp trong công tác mua hàng tại công ty .......................................50
4.3.1.1. Giảm thiểu rủi ro thị trường ..............................................................50
4.3.1.2. Giảm thiểu rủi ro giao hàng đúng giờ ...............................................50
4.3.1.3. Giảm thiểu rủi ro năng lực của nhà cung cấp ...................................51
4.3.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất ...........................52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.........................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58
PHỤ LỤC ..................................................................................................................60
Phụ lục 1. Giới thiệu về Tập đoàn Samsung .........................................................60


v


Phụ lục 2. Danh sách các nhà cung cấp sản xuất máy giặt cho SEHC tính ở thời
điểm hiện tại, tháng 11 năm 2018 .........................................................................63
Phụ lục 3. Các nhóm linh kiện của Máy giặt.........................................................65
Phụ lục 4. Quy trình thực hiện đánh giá nhà cung cấp ..........................................65
Phụ lục 5. Các giai đoạn mua hàng tinh vi phức tạp .............................................66
Phụ lục 6. Biên bản yêu cầu bồi thường do dừng chuyền sản xuất: Một trường
hợp của công ty Daeyeong Vina ...........................................................................67
Phụ lục 7. Chi tiết nhà cung cấp cho 20 danh mục mặt hàng mua ........................68
Phụ lục 8. Quy trình xử lý tập mờ .........................................................................69
Phụ lục 9. Số lượng máy mốc từ Daeyoung ..........................................................70
Phụ lục 10. Bảng điểm thu thập từ các chuyên gia cho từng mặt hàng ................71
Phụ lục 11. Phiếu khảo sát lấy ý kiến chuyên gia .................................................72

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Thị trường máy giặt được xuất khẩu từ Việt Nam ......................................1
Hình 1.2. Chỉ số hàng thừa giai đoạn tuần 35 - 49, năm 2018....................................3
Hình 2.1. Mơ hình mạng lưới chuỗi cung ứng ............................................................8
Hình 2.3. Ma trận Kraljic và đề xuất chiến lược, nguồn Kraljic (1983) ...................12
Hình 2.4. Quản lý danh mục mua hàng của mơ hình Kraljic ....................................18
Hình 2.3. Ma trận danh mục mua hàng (Kraljic, 1983) ............................................22
Hình 2.1. Quy trình xử lý tập mờ ..............................................................................24
Hình 3.1. Sản lượng máy giặt phân phối các thị trường ...........................................29
Hình 3.2. Thị trường máy giặt phân phối khắp các khu vực ....................................29

Hình 3.3. Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của Samsung ....................................30
Hình 3.5. Năm tiêu chí của Samsung ........................................................................30
Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức Bộ phận thu mua của SEHC ..............................................31
Hình 3.6. Phân loại nhà cung cấp cấp 1 theo nhóm ngành sản xuất chính ...............33
Hình 3.7. Mơ hình chuỗi cung ứng tổng hợp của SEHC ..........................................33
Hình 3.8. Hình minh họa sản phẩm máy giặt Samsung cửa trước WF6200.............34
Hình 3.9. Trang hệ thống đặc quyền dành cho nhà cung cấp của Samsung .............36
Hình 3.10. Giao diện báo tỷ lệ hàng aging vượt quá ngưỡng cho phép ...................36
Hình 3.11. Số trường hợp giao hàng không đúng giờ xảy ra thực tế tại cơng ty,
(9/2018 - 2/2019).......................................................................................................37
Hình 3.12. Biểu đồ thể số vụ và số tiền đòi bồi thường ............................................39
Hình 3.13. Tình hình SOP của cơng ty đối với ngành máy giặt ...............................39
Hình 3.13. Tình hình dự báo nhu càu và thiếu hụt thiết bị máy ép nhựa tại cơng ty
Daeyoung ..................................................................................................................40
Hinh 4.1. Sơ đồ q trình lựa chọn mặt hàng có doanh thu chiếm cao nhất ............45
Hình 4.2. Biểu đồ Kraljic cho 20 danh mục hàng mua .............................................47
Hình 4.3. Mơ phỏng mơ hình Kraljic vào 20 danh mục hàng mua ...........................49
Hình 4.4. Biểu đồ mơ phỏng các danh mục hàng mua .............................................52

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhu cầu thông tin .......................................................................................5
Bảng 2.1. Phân loại yêu cầu vật liệu mua hàng (Kraljic, 1983) ...............................20
Bảng 2.2. Điều kiện đánh giá danh mục mua hàng (Kraljic, 1983) ..........................21
Bảng 2.3. Chuyển đổi biến ngôn ngữ thành điểm thanh đo ......................................25
Bảng 3.1. Số lượng nhà cung cấp cấp linh kiện máy giặt cho SEHC .......................32
Bảng 3.2. Số vụ và số tiền đòi bồi thường thiệt hại từ nhà cung cấp........................38
Bảng 3.3. Số lượng máy ép nhựa của công ty Daeyoung (phụ lục 9) ......................40

Bảng 4.1. Thống kê điểm trung bình từ ý kiến của các chuyên gia ..........................44
Bảng 4.2. Bảng trọng số cho từng yếu tố ..................................................................44
Bảng 4.3. Bảng tính rủi ro và tác động lợi nhuận của 20 mặt hàng có doanh thu cao
nhất ............................................................................................................................46
Bảng 4.4. Các tác động thực tế theo các gốc phần tư ...............................................47
Bảng 4.5. Lý giải các mủi tên di chuyển trong ma trận Kraljic ................................52

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Ý nghĩa

Giả dịch

1

BOM

Bill of Materials

Danh sách/ Cấu trúc vật tư

2

CEMs

Contract equipment

manufacturers

Các nhà sản xuất thiết bị hợp
đồng

3

DA

Digital Appliance

Thiết bị kỹ thuật số

4

G-SCM

Global Supply Chain
Management system

5

IMC

IMC Purchasing Center

Hệ thống Quản lý Chuỗi cung
ứng Toàn cầu của Samsung
Cơng ty IMC (trung tâm thu
mua ở nước ngồi)


6

ITC

International Trade center

7

KIPC

KIPC Purchasing Center

8

KPM

Kraljic Portfolio Matrix

9

PI

10

R&D

11

RS


12

SAVINA

13

Trung tâm thương mại quốc tế
Cơng ty KIPC (trung tâm thu
mua ở nước ngồi)
Ma trận danh mục mua hàng
Kraljic

Profit impact

Tác động lợi nhuận

Research and Development

Nghiên cứu và Phát triển

Supply risk

Rủi ro cung ứng

Samsung ViNa

Công ty điện tử Samsung Vina

SCM


Supply Chain Management

Quản lý Chuỗi cung ứng

14

SEHC

Samsung Electronics Ho Chi
Minh Complex

Cơng ty Điện tử Samsung Hồ
Chí Minh

15

SOP

Sales Order Plan

Kế hoạch đặt hàng

16

TFN

Triangle Fuzzy Number

Số mờ tam giác


17

TNHH

-

Trách nhiệm hữu hạn

18

USD

United stated Dollar

Đơ la Mỹ

19

VD

Visual Display

Màn hình hiển thị

20

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới

ix


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Ở chương 1, tác giả trình bày lý do hình thành đề tài, xác định mục tiêu cần giải
quyết thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ sơ cấp đến thứ cấp và các
nguồn tin đáng tin cậy, qua đó làm cơ sở cho các chương tiếp theo.
1.1. Lý do hình thành đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã phải thay đổi và dần chuyển
mình để thích nghi những gì ràng buộc sau khi gia nhập WTO, nơi mà sự cạnh tranh
ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước lẫn ngoài nước phải cố
gắng nổ lực hết mình, bản thân doanh nghiệp phải tự thay đổi tồn diện về mặt cơng
nghệ, chất lượng, sự cạnh tranh về giá, đáp ứng được những nhu cầu thị hiếu của
khách hàng, đồng thời phải thu hút nguồn nhân lực dồi dào hịng đạt được vị thế của
mình trên thương trường.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn là vùng đất màu mỡ cho những ơng lớn có
tên tuổi toàn cẩu quy tụ về để xây dựng vùng đất làm ăn mới, việc đầu tư của họ
góp phần giải quyết được phần nào trong tình hình trong nước ngày nay như tạo
công ăn việc làm cho người lao động với tỷ lệ thất nghiệp 2.01% tức giảm 0.08% so
với cùng kỳ năm 2017 từ Tổng cục thống kê (2018) tính tới q I năm 2018, góp
phần cũng cố vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Hình 1.1. Thị trường máy giặt được xuất khẩu từ Việt Nam
(từ International Trade Center, 2018)
Theo thống kê từ ITC (2018), tình hình xuất khẩu năm 2017 tập trung vào các khu
vực châu Mỹ (Mexico), Mỹ La-tinh (Crota Rica) và Châu Á (Trung Quốc, Hàn

1


Quốc) và các nước Đông Nam Á với giá trị đạt 891,518 (nghìn USD), tăng 335% so
với năm 2016, qua đó thấy rằng Việt Nam đang có ưu thế trên thị trường xuất khẩu.
Với những điều trên, có thể thấy rằng chuỗi cung ứng thị trường xuất khẩu của dòng
máy giặt đang soi động. Chính vì lẽ đó mà Tập đoàn Samsung tiếp tục vận hành
chuỗi cung ứng tại Việt Nam với dòng máy giặt đặc thù tại nhà máy được tọa lạc tại
Khu công nghệ Cao Tp. HCM, được biết doanh thu và lợi nhuận của Samsung
Electronics HCMC CE Complex tăng gần gấp 3 cùng kỳ (Đông Phương, 2017).
Tuy nhiên để đạt được như kỳ vọng buộc những nhà làm quản lý phải hiểu rõ được
vai trò và trách nhiệm của mình trong cơng tác vận hành sản xuất, đặc biệt là khâu
cung ứng thực tại.
Người ta nói rằng, Bộ phận thu mua là đầu mối của sự cung ứng nguồn hàng cho
sản xuất. Hiểu được điều đó, năm 1983, Peter Kraljic đã tạo ra một ma trận gọi là
mơ hình danh mục mua hàng Kraljic có thể được sử dụng để phân tích danh mục
đầu tư mua của một công ty. Ma trận này giúp một công ty có được cái nhìn sâu sắc
vào các phương pháp làm việc của bộ phận mua hàng và cách họ dành thời gian
trên các sản phẩm đó. Mơ hình danh mục mua hàng của Kraljic cũng làm rõ các rủi
ro cung ứng cũng như phân loại tác động lợi nhuận cho từng sản phẩm cụ thể.
Qua tìm hiểu của tác giả, tại SEHC, công tác mua hàng chưa được hiệu đạt như kỳ
vọng, nhân viên mua hàng dựa theo quy trình cũ để tìm khách hàng, thơng qua đó
thiết lập giá cho sản phẩm cần mua đến khi nhập hàng về nhà máy dù rằng sản
phẩm có khác nhau về khả năng cung ứng và tác động lợi nhuận.
Theo số liệu thu thập được từ Bộ phận, công tác mua hàng cho sản phẩm máy giặt
chưa đạt hiệu quả, năng lực của người phụ trách cịn yếu kém, khơng đổi mới. Một
số chỉ số cho thấy sự chênh lệch và kém hiệu quả như tỷ lệ hàng dư thừa, tồn động
trong kho cao, tỷ lệ hàng khơng cịn khả năng sử dụng, thời gian giao hàng của nhà
cung cấp lại không đúng với thời gian mà họ đăng ký trên hệ thống, Chỉ số hàng
vượt số ngày quy định không đạt như kỳ vọng điều này dễ dẫn đến hàng có nguy cơ

bị tiêu hủy khơng cịn khả năng sử dụng.

2


Hình 1.2. Chỉ số hàng thừa giai đoạn tuần 35 - 49, năm 2018
(từ Dữ liệu nội bộ của công ty)
Từ năm 2016 đến 2018, công tác mua hàng đã chi khoảng tiền khá lớn để hỗ trợ cho
các hoạt động sản xuất máy giặt trong công ty. Khi mà công ty tiếp tục phải đối mặt
với các hoạt động đang diễn ra ở nhiều địa điểm, sự giám sát ngày càng tăng của
lãnh đạo cấp cao để cải thiện nguồn cung cấp chiến lược và mối đe dọa của một nền
kinh tế, cần phải tìm ra các khu vực tốt nhất để tối đa hóa giá trị và giảm rủi ro
chuỗi cung ứng.
Vấn đề là, làm sao giảm thiểu chi phí một cách tối đa, loại trừ các thiệt hại cung ứng
của nhà cung cấp, nâng cao tác động lợi nhuận dựa trên cấu trúc sản phẩm mà
Samsung tạo ra – mà cụ thể là Máy giặt thì cần phải tính tốn kỹ lưỡng trước khi ra
quyết định nên mua ở đâu là thích hợp khi có nhiều nhà cung cấp hổ trợ, sản xuất
hay thuê ngoài, và di chuyển mơ hình mua như thế nào là hiệu quả. Vì lẽ đó, tác giả
ứng dụng cấu trúc sản phẩm vào mơ hình Kraljic với đề tài “Hồn thiện giải pháp
mua hàng dựa trên mơ hình Kraljic cho mã hàng Máy giặt tại Công ty Điện tử
Samsung HCMC”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
 Phân tích thực trạng mua hàng đối với mã hàng máy giặt tại công ty
Samsung
 Xác định những điểm cần thay đổi của danh mục hàng mua dựa trên mơ hình
Kraljic. Thông qua ma trận Kraljic, với việc xác định các yếu tố có tác động
3



tài chính cao và các yếu tố liên quan đến các rủi ro liên quan đến thực trạng
mua hàng để tiến hành phân tích và đưa vào ma trận Kraljic, bằng cách này
xác định được vị trí các danh mục mua hàng trên ma trận thuộc các phần tư
nào (Nút cổ chai, Khơng quan trọng, Địn bẩy và Chiến lược).
 Đề xuất hoàn thiện giải pháp mua hàng cho phù hợp. Nếu mặt hàng này ở các
phần tư Chiến lược, Nút cổ chai và Khơng quan trọng thì tác giả nên đưa ra các đề
xuất gì cho cơng ty để chuyển về phần tư Đòn bẩy theo ma trận Kraljic.

1.3. Phạm vi đề tài
Vì tính hạn chế của đề tài, bài khóa luận nằm trong các phạm vi:
 Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE
Complex (gọi tắt là SEHC).
 Đề tài sẽ tập trung phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác
mua hàng sản phẩm linh kiện máy giặt Samsung và áp dụng kết quả phân
tích vào mơ hình Kraljic.
 Kết quả thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được tiến hành trong thời gian thời
gian từ tháng 10/2018 tới 3/2019.
 Thời gian thực hiện đề tài từ 03/11/2018 đến 20/03/2019.
1.4. Phương pháp thực hiện
Dữ liệu tiến hành nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn:
 Dữ liệu sơ cấp
- Quan sát các hoạt động thực tiễn và ghi nhận tại phòng ban.
- Phỏng vấn và lấy ý kiến nhận xét của các cấp lãnh đạo mua hàng trong
phòng ban như Bộ phận phát triển thu mua (Development leader), Bộ phận
cung ứng hàng hóa (Supply chain leaders (Local & Import)), Bộ phận kế
hoạch (Planning leader), Trưởng phòng thu mua (Group leader).
 Dữ liệu thứ cấp
- Tham khảo sách, báo, tài liệu và những nghiên cứu có liên quan đến cơng tác
mua hàng, các mơ hình Kraljic và các bài nghiên cứu khoa học liên quan.
- Lựa chọn cấu trúc sản phẩm của Máy giặt và các số liệu khác từ bộ phận

thông qua hệ thống nội bộ G-SCM của SEHC.
4


- Dữ liệu sau khi được thu thập, tiến hành nhận dạng và rà sốt các mặt hàng
có mức độ quan trọng đến nguồn cung thông qua việc thống kê, phân nhóm
để từ đó tiến hành phân tích đánh giá mơ hình chiến lược mua hàng tối ưu.
Quy trình nghiên cứu được thống kê qua bảng sau đây:
Bảng 1.1. Nhu cầu thơng tin
STT
I

1

Ghi

động

định tính về thực Mua

pháp

11/2018

Tổng

cơng

tác trạng mua hàng hàng


quan sát

hợp

định tính

kiến, Nắm được thực Các

cấp Phỏng

Tháng

Tổng

hợp

nhận xét, trạng mua hàng từ lãnh đạo vấn lấy ý 2/2019

và phân tích

đánh giá

định lượng

các NV Thu mua trong bộ kiến
phận

Dữ liệu thứ cấp
Tài


liệu . Nắm được các lý Sách báo, Phương



liên thuyết có thể áp Báo

quan đến dụng cho đề tài
mua hàng

Tháng

Tổng hợp

cáo pháp thu 11/2018

khoa học thập

dữ

. Nắm được tình và các tài liệu bảng
chung

của liệu

OEMs

từ giấy

internet


Kêt

quả Xác định kết quả Nguồn từ Thu thập Tháng

So sánh và

sản

xuất hoạt động sản xuất G-SCM

thơng qua 12/2018

phân

website

định lượng



2016
Nhu

tích

nội bộ

2018

3


nhận,

và phân tích

hiện tại

hình

2

Phương
pháp xử lý

Tháng

trong Phòng ban

1

Thời
gian

Phương

Ý

II

Cách thu

thập

Các hoạt Nhận xét đánh giá Phịng

mua hàng

2

Nguồn
thu thập

Thơng
Mục đích
tin
Dữ liệu sơ cấp

cầu Xác định cấu trúc BOM của Thu thập Tháng

linh kiện BOM
máy giặt

giặt,

của
nhận

máy máy giặt

dữ


diện

qua SAP

5

liệu 12/2018

Thống kê và
các kỹ năng
excel


mặt hàng cần mua
Chủng
loại
4

Xây dựng lại chiến Thống kê Thu thập Tháng

linh lược Kraljic phù báo

kiện/kích

cáo dữ

liệu 12

hợp để giải quyết tình hình qua SAP


thước và mục tiêu ban đầu

Tổng

hợp,

~ so sánh và

2/2019

phân tích

mua hàng

giá mua
Kế hoạch Xác
sản
5

định

chiến Nguồn từ Thu thập Tháng

xuất lược mua nguyên G-SCM

năm 2019

thông qua 1~3/2019

Tổng


hợp

và phân tích

liệu/linh kiện điện cho thấy website
tử nhầm giải quyết dự
mục tiêu

báo nội bộ

SOP

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Lý thuyết: Thông qua việc sàng lọc cấu trúc BOM xác định mặt hàng nào là gia
công trong nước hoặc nhập khẩu, hàng nào do công ty tự sản xuất. Qua đó lựa chọn
các sản phẩm có yếu tố mang lại doanh thu cao cho công ty để tiến hành phân tích
qua mơ hình Kraljic trong bài để xác định hướng đi hoàn thiện hơn.
Thực tiễn: Sau khi hoàn thành đề tài, tác giả mong muốn sẽ giúp nhà quản trị cơng
ty nhìn thấy được những vấn đề bất cập cịn tồn tại trong cơng tác mua hàng, bằng
việc áp dụng mơ hình Kraljic để định vị chiến lược và triển khai một số giải pháp
phù hợp để đối phó với những thiệt hại, những tổn thất trong tương lại.
Đồng thời, thông qua việc thực hiện đề tài, tác giả có cơ hội vận dụng kiến thức lý
thuyết kết hợp với thực tiễn để từ đó củng cố sự chun mơn và kinh nghiệm thực
tế. Ngồi ra, cung cấp cách tiếp cận mới để định hướng và định vị các danh nục
mua hàng trong Kraljic Portfolio matrix – KPM để tìm nguồn kiếm nguồn cung ứng
chiến lược.
1.6. Bố cục đề tài
Khóa luận được thực hiện bao gồm các chương sau:


6


Chương 1: Giới thiệu đề tài. Giới thiệu chung tình hình chuỗi cung ứng hàng hóa,
cũng như các lý do xây dụng nên bài Khóa luận. Thơng qua đó xác định mục tiêu,
phạm vi và các đóng góp để áp dụng thực tế tại công ty.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày các lý thuyết về chuỗi cung ứng, lý thuyết về
mơ hình ma trận danh mục mặt hàng của Kraljic cùng với những lợi ích và ý nghĩa
của nó. Đồng thời áp dụng mơ hình tính tốn để xác định vào so đồ ma trận cần
phân tích.
Chương 3. Phân tích thực trạng mua hàng tại cơng ty. Giới thiệu đôi nét về công ty,
nêu một số thực trạng về tình hình cơng ty đang gặp phải. Qua đó, tiến hành phân
tích các yêu tố tác động tới rủi ro và cả lợi nhuận của các mặt hàng cần mua thông
qua các phỏng vấn lấy kiến kiến các chuyên gia để xác định danh mục mặt hàng cần
mua trên ma trận Kraljic.
Chương 4. Nhận diện vấn đề và đề xuất giải pháp. Trình bày chi tiết kết quả phân
tích dữ liệu, xác định vấn đề để đề xuất các giải pháp tối ưu trong công tác mua
hàng không những tại cơng ty Samsung mà cịn lan rộng ra các đối tác.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị. Kết luận về kết quả đạt được, nêu lên những
hạn chế và khuyến nghị cho những đề tài tiếp theo.

7


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phần này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và các phương pháp áp dụng xây dựng
ma trận Kraljic.
2.1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đặc trung là chuỗi các hoạt động bao gồm: thu mua nguyên vật
liệu, sản xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho, và cuối cùng chuyển đến các đại

lý và khách hàng.
Simchi-Levi, Kaminsky và Simchi-Levi (2008) phát biểu rằng quản lý chuỗi cung
ứng là một tập hợp các phương pháp tiếp cận được sử dụng nhầm tích hợp các nhà
cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho và cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được
sản xuất và phân phối với số lượng phù hợp, đúng vị trí và vào đúng thời điểm để
giảm thiểu chi phí tồn hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu.
Krajewski et al. (2007) thì quản lý chuỗi cung ứng bao gồm sự phát triển chiến lược
cho tổ chức, kiểm soát và thúc đẩy các nguồn lực liên quan đến dòng chảy dịch vụ
và nguồn nguyên liệu trong chuỗi cung ứng.

Hình 2.1. Mơ hình mạng lưới chuỗi cung ứng
Có thể thấy rằng, việc vận hành nguồn nguyên liệu từ khâu đầu vào tới cấp phát
hàng hóa ở đầu ra càng phức tạp thì doanh nghiệp càng hoạt động nhiều hơn. Chẳng
hạn, một số chuỗi rất ngắn và đơn giản như cửa hàng tạp hóa nhỏ mua rau trực tiếp

8


từ những người nơng dân, cịn những chuỗi dài và phức tạp phải thông qua một
mạng lưới bán lẻ.
2.2. Lý thuyết hoạt động mua hàng
Theo Monczka et al. (2009), “Mua hàng là một nhóm chức năng (một phần chính
thức trên sơ đồ tổ chức) cũng như một hoạt động có chức năng (mua hàng hóa và
dịch vụ). Nhóm mua hàng thực hiện nhiều hoạt động để đảm bảo mang lại giá trị
tối đa cho tổ chức. Bao gồm việc xác định, lựa chọn nhà cung cấp, mua, đàm phán
và ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường cung ứng, đo lường và cải thiện nhà cung
cấp và cả việc phát triển hệ thống mua hàng. Mua hàng phải đạt được năm điều
sau: chất lượng tốt, đúng số lượng, đúng thời điểm, đúng giá và đúng nguồn hàng”.
2.2.1. Gia cơng ngồi
Theo Baily (2008), Gia cơng ngồi có thể được định nghĩa là "sử dụng chiến lược

các nguồn lực bên ngoài để thực hiện các công việc truyền thống cái mà được xử lý
bởi nhân viên và nguồn lực nội bộ".
2.2.2. Lợi ích của việc gia cơng ngồi
Theo đây là một số lợi ích của việc gia cơng ngồi:
 Về quy mơ: nếu kết hợp được nhiều lô hàng sẽ giảm được chi phí.
 Hiệu ứng dự trữ hàng hóa: Nhu cầu bất định sẽ chuyển cho bên cung cấp
(contract equipment manufacturers – CEMs) vì thế họ sẽ lợi dụng hiệu ứng
dự trữ hàng hóa cung cấp cho nhiều nhà sản xuất nhầm tiết giảm lượng dự
trữ nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất.
 Giảm chi phí đầu tư: Việc đầu tư sẽ được tiết giảm khi chuyển các đơn
hàng sang CEMs. Mặt khác, các CEMs cũng lợi dụng về đầu tư khi cung cấp
nhiều hơn đơn hàng cho nhiều khách hàng.
 Tập trung vào năng lực chính: Bên mua có thể dựa vào việc thuê ngoài để
tập trung thế mạnh vào việc cạnh tranh tạo ra sự khác biệt đối với các đối
thủ.
 Gia tăng sự linh hoạt: Đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt
hơn; tận dụng tốt kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ của nhà
cung cấp sản xuất và phát triển sản phẩm nhanh hơn; có khả năng đánh giá
9


và tiếp quản công nghệ đổi mới; đánh giá tốt những ngành công nghiệp cụ
thể về khả năng công nghệ thay đổi, cũng như chu kỳ sống của sản phẩm.
Việc lựa chọn tự gia cơng và gia cơng ngồi phải sử dụng nhiều kiến thức khác
nhau cho quyết định của họ. Cách tiếp cận thiết yếu là phân tích và so sánh lợi ích
của nó.
Quyết định tìm nguồn cung ứng là quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến chi phí,
nhưng nó cũng vạch ra ranh giới mà một cơng ty thu hút xung quanh các hoạt động
của nó. Các cơng ty có khả năng duy trì hoạt động nội bộ được coi là một phần của
hoạt động cốt lõi của họ, trong khi họ có nhiều khả năng thuê ngoài hoạt động được

coi là cận biên hơn.
2.2.2. Rủi ro của việc Gia cơng ngồi
Theo đây là một số rủi ro của việc gia cơng ngồi:
 Mất bí mật cạnh tranh: Nếu gia cơng những chi tiết quan trọng có thể tạo
cơ hội cho đối thủ biết bí mật của sản phẩm; có thể doanh nghiệp mất cơ hội
tự giới thiệu thiết kế mới mà có thể kết hợp với các nhà cung cấp; Việc gia
công ngài quá nhiều chi tiết từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sẽ đánh mất cơ
hội phát triển đổi mới và những giải pháp vận hành đồi hỏi đa chức năng
phối hợp…
 Mâu thuẫn giữa các mục tiêu: Về vấn đề nhu cầu, nếu nhu cầu cao (kinh tế
thuận lợi), bên mua sẳn sàng ký kết những hợp đồng dài hạn; ngược lại, nếu
bất lợi về kinh tế, nghĩa là nhu cầu giảm, các hợp đồng dài hạn có thể gây ra
rủi ro về tài chính nghiêm trọng. Vấn đề về thiết kế, bên mua muốn linh hoạt
đối với sản phẩm và tích cực trong thiết kế mới, trong khi đó, bên cung cấp
lại tập trung vào việc tiết giảm chi phí nên có thể làm chậm quá trình thiết kế
mới.
Tuy nhiên, đối với quyết định quan trọng này, các nhà quản lý cũng nên xem xét
một loạt các yếu tố khác tránh vượt quá chi phí, chẳng hạn như năng lực, chất lượng
sản phẩm, thời gian giao hàng, giảm thiểu rủi ro, công nghệ, độ tin cậy và cải tiến
liên tục của nhà cung cấp.

10


2.2.3. Lý do của việc gia cơng ngồi
Ngày nay hầu hết các công ty thuộc khối OME luôn thuê các nguồn gia cơng bên
ngồi phụ trợ cho nhu cầu nguồn hàng cụ thể, không chỉ giảm khối lượng công việc
của mình mà cịn hình thành mối quan hệ lâu dài với các cơng ty có khả năng.
 Để giảm chi phí từ góc độ kinh tế: theo những người đã đề cập ở trên, động
lực ban đầu làm cho Gia cơng ngồi xảy ra là việc theo đuổi lợi nhuận kinh

tế cao hơn. Các nhà cung cấp cung cấp sản phẩm/dịch vụ là các chuyên gia
và là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể.
 Cơng ty có thể tập trung hơn vào năng lực cốt lõi: trong thế giới hiện đại,
tăng cường năng lực kinh doanh cốt lõi và xây dựng các rào cản xung quanh
có thể là một trong những chiến lược cạnh tranh phổ biến và thành cơng.
Làm gia cơng ngồi cho một cơng ty tăng cơ hội tập trung vào năng lực cốt
lõi.
 Cầu không chắc chắn được chuyển giao cho các nhà cung cấp: bằng cách
thực hiện gia cơng ngồi, một phần của sự khơng chắc chắn về nhu cầu sẽ
được chuyển giao cho các nhà cung cấp để tương đối bản thân công ty trở
nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với sự biến động của thị trường.
 Đầu tư vốn chuyển nhượng cho nhà cung cấp: Tất cả quy trình sản
xuất/dịch vụ, ở một mức độ nào đó, yêu cầu đầu tư vốn. Gia cơng ngồi của
một số quy trình này cho phép một công ty chuyển vốn đầu tư tương ứng cho
các nhà cung cấp. Do đó, cơng ty được giải phóng khỏi gánh nặng vốn và có
thể tối ưu hóa dịng tiền của mình.
 Lợi dụng quyền truy cập vào các công nghệ mới và đổi mới của nhà
cung cấp để giảm thời gian chu kỳ phát triển sản phẩm: mỗi cơng ty
trong một chuỗi cung ứng có thể tập trung vào năng lực cốt lõi của và cố
gắng phát triển công nghệ mới và đổi mới để đạt hiệu quả tốt hơn. Lợi thế
của việc cải thiện hiệu quả đó sẽ được chia sẻ thơng qua tồn bộ chuỗi cung
ứng. Như vậy, tổng thặng dư của chuỗi cung ứng sẽ được tăng cường.

11


2.3. Mơ hình cung ứng của Kraljic
2.3.1. Tìm hiểu về mơ hình cung ứng của Kraljic

Theo Kraljic (1983) đã giới thiệu phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư toàn

diện đối với việc quản lý cung ứng và mua hàng. Cách tiếp cận này bao gồm
việc xây dựng một ma trận danh mục đầu tư phân loại sản phẩm trên cơ sở hai
chiều: tác động lợi nhuận và rủi ro cung ứng ở cả mức ‘thấp’ và ‘cao’. Các kết
quả là ma trận 2x2 và phân loại theo bốn loại, hình 2.1 bên dưới.
Cân bằng
(Balance)

Cao (High)
Thấp (Low)

Tác động lợi nhuận (Profit impact)



Khai thác
(Exploit)

Địn bẩy
(Leverage)

Chiến lược
(Strategic)

Khơng quan trọng
(Non-Critical)

Nút cổ chai
(Bottleneck)

Thấp (Low)


Đa dạng hóa
(Diversify)

Cao (High)

Rủi ro cung ứng (Supply risk)



Hình 2.3. Ma trận Kraljic và đề xuất chiến lược, nguồn Kraljic (1983)
Ma trận Kraljic là một đồng tiền công cụ chiến lược của Peter Kraljic vào năm 1983
nhằm mục đích hướng dẫn người quản lý mua hàng nhận ra sức mạnh và điểm yếu
của chiến lược mua hàng tương ứng của họ (Kralijc 1983). Một khía cạnh cơ bản
của quản lý chuỗi cung ứng là tìm nguồn cung ứng và thương lượng các nguồn cung
cấp để hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh. Các điều khoản được nêu trong hợp đồng
bao gồm các thơng số kỹ thuật của hàng hóa đã mua, giá thanh toán, chiết khấu số

12


lượng và chia sẻ thông tin. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của việc
tìm nguồn cung ứng chiến lược trong đó quy trình mua sắm liên tục được đánh giá
lại. Một thành phần quan trọng trong tìm nguồn cung ứng chiến lược là áp dụng các
mơ hình khác nhau như ma trận Kraljic cho các chiến lược mua doanh nghiệp. Các
mơ hình như ma trận Kraljic có thể hỗ trợ trong q trình đàm phán bằng cách phân
tích danh sách các cơng ty mua hàng và quyết định tầm quan trọng của việc mua
hàng hóa thông qua KPM.
Theo Kraljic (1983) khuyên các nhà quản lý phải bảo vệ cơng ty của mình chống lại
sự gián đoạn nguồn cung và đối phó với sự thay đổi công nghệ liên tục cũng như

tăng trưởng kinh tế thông qua các thiết lập quản lý cung cấp hiệu quả hơn với tuyên
bố “việc mua hàng phải trở thành quản lý nguồn cung cấp”. Ông đã phân loại
“giai đoạn mua hàng thực tế” trong các công ty bằng cách xác định bốn giai đoạn:
(1) quản lý mua hàng (purchasing management), (2) quản lý vật liệu (materials
management), (3) quản lý nguồn cung (sourcing management) và (4) quản lý cung
ứng (supply management). Cũng theo Kraljic (1983) với lập luận rằng quản lý
nguồn cung đặc biệt có liên quan khi thị trường cung ứng phức tạp và tầm quan
trọng của việc mua hàng là cao.
Đặc biệt đối với giai đoạn thứ tư, quản lý cung ứng (supply management), Kraljic
(1983) đề xuất một khuôn khổ bốn giai đoạn để phát triển các chiến lược cung cấp
cho các sản phẩm đơn lẻ hoặc các nhóm sản phẩm. Trong giai đoạn đầu tiên, một
công ty sẽ phân loại tất cả các sản phẩm đã mua phụ thuộc vào tác động lợi nhuận
và rủi ro cung ứng vào một trong bốn loại hạng mục: chiến lược, trở ngại – cổ chai,
khơng quan trọng và địn bẩy. Sau đó, cơng ty nên cân nhắc khả năng thương lượng
với nhà cung cấp.
Ở giai đoạn thứ ba, công ty nên định vị các sản phẩm trong ma trận danh mục đầu
tư bằng việc xác định chiến lược trong giai đoạn đầu (tác động lợi nhuận cao và rủi
ro cung ứng cao). Cuối cùng, tùy thuộc vào sức mạnh của công ty và sức mạnh của
thị trường cung cấp, công ty cần phát triển các chiến lược mua hang và kế hoạch
hành động cho các sản phẩm được gắn nhãn chiến lược.

13


×