Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Khảo sát quá trình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn tp hồ chí minh và đề xuất biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------

BÙI MAI THỤC QUYÊN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, 7/2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
--------------

Cán bộ hướng dẫn khoa học

: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1

: TS.MAI THANH PHONG

Cán bộ chấm nhận xét 2



: TS. NGUYỄN TẤN PHONG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 18 tháng 08 năm 2009.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tp. HCM, ngày……… tháng……… năm………2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

BÙI MAI THỤC QUYÊN

Phái

Ngày tháng năm sinh :

24/09/1984

Nơi sinh :


Đà Lạt

Chuyên ngành

Công Nghệ Môi Trường

MSHV

02507620

I.

:
:

:
:

Nữ

TÊN ĐỀ TÀI
Khảo sát tình hình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh và đề xuất biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả xử lý.
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Để đạt các mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nội dung sau:
 Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.
 Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng một mơ hình cụ thể - mơ
hình lọc sinh học với 2 loại vật liệu: vật liệu ống nhựa và sợi nilon.
 Đề xuất các biện pháp quản lý và kĩ thuật nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả
xử lý.
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/01/2009

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2009

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy Đặng Viết Hùng, đã tận
tình hướng dẫn và chỉ dạy em trong thời gian qua, nhất là trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, Q Thầy Cơ Khoa
Mơi trường nói riêng và Đại học Bách khoa nói chung đã tận tình truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn Sở Môi trường, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em
hồn thành tốt luận văn.
Con xin cảm ơn Ông Bà, Ba Mẹ đã dày công giáo dưỡng, động viên và tạo điều
kiện tốt nhất cho con trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Em xin cảm ơn Chị luôn giúp đỡ động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc,
giúp em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Và cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ Quyên rất nhiều trong những
năm tháng đi học và trong khoảng thời gian thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, 07/2009
Học viên
Bùi Mai Thục Quyên

1


TĨM TẮT
Nước thải bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa được quan tâm
đúng mức trong công tác quản lý và xử lý. Phần lớn nước thải y tế đều được thải trực
tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong lưu
vực các sông làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, ô nhiễm nước mặt,
ô nhiễm nước ngầm và ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quang mơi trường đơ thị. Trong
luận văn này, tình hình nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã
được khảo sát, nghiên cứu xử lý nước thải bệnh viện trên mơ hình bể lọc sinh học đã
được thực hiện và các biện pháp nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả xử lý đã được đề
xuất.

Kết quả khảo sát cho thấy: nước thải bệnh viện thường bị ô nhiễm chất hữu cơ:
COD từ 179 mg/l đến 630 mg/l; dinh dưỡng: T-N từ 32mg/l đến 59mg/l; T-P từ 2.5
mg/l đến 9.3mg/l; chất lắng lơ lửng: SS từ 128 mg/l đến 300 mg/l; vi sinh: coliform từ
104 tới 107 và đặc biệt là có mùi hơi. Trong số 12 bệnh viện khảo sát: 7 bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải, 4 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải
nhưng khơng đạt tiêu chuẩn, và 1 bệnh viện khơng có hệ thống xử lý nước thải. Đối
với các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hiệu quả xử lý rất cao:
hơn 80% COD, hơn 70% SS, và những thông số khác đều đạt chuẩn TCVN
6772:2000. Hầu hết hệ thống xử lý nước thải của 11 bệnh viện đều sử dụng cơng nghệ
sinh học là chính, ít hệ thống được vận hành bởi những nhân viên có chuyên môn. Tất
cả các bệnh viện được khảo sát đều chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 hay sản xuất
sạch hơn. Cộng đồng và lãnh đạo của các bệnh viện đều hiểu rõ tác hại của nước thải
bệnh viện và ý thức được hoạt động xả thải nước thải chưa qua xử lý gây hậu quả
nghiêm trọng tới môi trường.
Nước thải bệnh viện đã được nghiên cứu xử lý trên mơ hình bể lọc sinh học ngập
nước với 2 loại vật liệu: ống nhựa và sợi nilon. Với tải lượng 1.05 kg COD/ m3/ ngày
(HRT = 8 giờ), hiệu quả xử lý của 2 loại vật liệu đều rất tốt, hiệu suất xử lý COD lớn
hơn 90%, tuy nhiên mô hình bể lọc sinh học với vật liệu sợi nilon cho kết quả tốt hơn,
hiệu suất xử lý COD lớn hơn 94%, bên cạnh đó các chỉ tiêu khác: SS, T-N, T-P, độ
đục, độ màu đều đạt tiêu chuẩn; ngoài ra, khả năng bám dính của vi sinh trên vật liệu
sợi nilon tốt hơn vật liệu ống nhựa, chi phí sợi nilon rẻ hơn chi phí của ống nhựa.
2


Từ các kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm từ mơ hình thí nghiệm đề xuất
một số giải pháp: biện pháp quản lý như: nâng cao giáo dục cộng đồng, tăng cường sự
chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, đào tạo các
nguồn nhân lực, giải pháp về kinh tế thị trường: thu phí bảo vệ mơi trường và phí xả
thải, biện pháp kỹ thuật như: áp dụng bể lọc sinh học với vật liệu sợi nilon trong hệ
thống xử lý nước thải, biện pháp hỗ trợ như hỗ trợ về kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ

sở hạ tầng, vận hành và quản lý nước thải bệnh viện, hỗ trợ về thông tin kỹ thuật, tăng
cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000, áp dụng
sản xuất sạch hơn.

3


SUMMARY
Nowadays, the hospital wastewater in Ho Chi Minh city has not been concerned
with proper management and treatment. Most hospital wastewater has been discharged
into the River Valley directly which are the causes of increasing diseases to the
community. Pollution of the surface water and the ground water has had a negative
affects on the environment. In this thesis, the hospital wastewater situation in Ho Chi
Minh City was studied. The research of the hospital wastewater treatment by bio filter
tank model was to be implemented. The measures to improve efficiency treatment was
to be proposed.
The survey results show that: the hospital wastewater contains organic materials:
COD from 179 mg/l to 630 mg/l; nutrient: T-N from 32mg/l to 59mg/l; T-P from 2.5
mg/l to 9.3mg/l; suspended solid: SS from 128 mg/l to 300 mg/l; bacteria: Coliform
from 104 to 107 and especially it has stink. In 12 studies of DC Hospitals: 7 hospitals
have wastewater treatment systems which are fit for the discharging standard, 4 of
them have treatment systems but they are unfit for the standards, and 1 hospital
doesn’t have a wastewater treatment system. The hospitals which have systems, fit the
standard, treatment effective is very high: removing more than 80% and 70% of COD
and SS, and other parameters are achieved TCVN 6772:2000. Most wastewater
treatment systems of 11 hospitals use bio-technology, few systems are operated by
professional staffs. All surveyed hospitals don’t apply ISO 14000 or cleaner
production. Community and hospital leaders always care about harmful effects of
hospital wastewater and aware of consequence by discharging wastewater action to the
environment.

Hospital wastewater treatment was studied on the bio filter models with two
kinds of materials: plastic pipes and plastic fibers. With 1,05 kg COD/m3/day (HRT =
8 hours), treating effect of these materials are very good: get rid of than 90% COD.
However, the model with plastic fibers is better than the model with plastic pipes,
more than 94% COD was got rid of; besides, the other norms: SS, TN, TP, turbidity,
color level achieve standard; addition, plastic fibers cost lower than plastic pipes.

4


From the survey results and experimental results from models, was suggest some
solutions: managing solutions such as: to improving public education, strengthen the
guidance of leaders, promoting the innovation management mechanisms, training
human resources and the market economic solutions: environmental protection fines
and discharge fee, technical solutions like as application biological filter tank with
plastic fiber in waste water treatment system. Supporting solutions such as support
about invest expenditures for construct infrastructure, operate and manage hospital
wastewater, support about technique information, enhance international co-operation
relation to support of construct standard ISO 14000, apply cleaner production.

5


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
TÓM TẮT ...................................................................................................................2
SUMMARY ................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................12
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................16
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................18


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................. 19
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................19
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................20
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................20
1.2.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................20
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................20
1.3 Tính khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................20
1.3.1 Tính khoa học của đề tài ..........................................................................20
1.3.2 Tính thực tiễn của đề tài...........................................................................21
1.4 Tính mới của đề tài .......................................................................................21

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................... 22
2.1 Các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh ....................................................22
2.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh............................................22
2.1.2 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện ở thành phố .....................................27
2.2 Tổng quan về nước thải bệnh viện ...............................................................28
2.2.1 Các nguồn nước thải ................................................................................28
2.2.1.1 Nước thải sinh hoạt...........................................................................28
6


2.2.1.2 Nước thải khám và điều trị bệnh .......................................................30
2.2.1.3 Nước thải từ phòng chụp X – quang..................................................30
2.2.1.4 Nước thải từ các cơng trình phụ trợ..................................................30
2.2.1.5 Nước thải tổng hợp ...........................................................................31
2.2.2 Chỉ tiêu nước thải.....................................................................................32
2.2.3 Chất lượng nước thải................................................................................35
2.2.4 Tiêu chuẩn nước thải................................................................................40
2.2.5 Tác động tới môi trường ..........................................................................41

2.3 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện...........................................................42
2.3.1 Các phương pháp xử lý nước thải.............................................................42
2.3.1.1 Phương pháp cơ học.........................................................................42
2.3.1.2 Phương pháp hóa lý và hóa học........................................................43
2.3.1.3 Phương pháp sinh học ......................................................................44
2.3.1.4 Xử lý bùn cặn....................................................................................51
2.3.2 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện .......................................................52
2.4 Xử lý sinh học dính bám ...............................................................................55
2.4.1 Cấu tạo màng vi sinh vật..........................................................................55
2.4.1.1 Cấu tạo màng vi sinh vật ..................................................................55
2.4.1.2 Hệ vi sinh vật trên màng sinh học .....................................................56
2.4.1.3 Cơ chế trao đổi chất trên màng vi sinh vật........................................57
2.4.1.4 Q trình sinh trưởng, phát triển và suy thối của màng vi sinh vật .57
2.4.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình màng sinh học bám dính ..........58
2.4.1.6 Tính chất của q trình màng vi sinh vật ..........................................59
2.4.2 Cơ chế phân huỷ chất hữu cơ ...................................................................62
2.4.2.1 Cơ sở q trình phân hủy sinh học hiếu khí chất hữu cơ ...................62
2.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học hiếu khí.......63
7


2.4.3 Một số cơng trình lọc sinh học dính bám..................................................64
2.4.3.1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt....................................................................64
2.4.3.2 Bể lọc sinh học hiếu khí có lớp vật liệu ngập trong nước. .................65
2.4.4 Xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học hiếu khí.........................................67
2.4.4.1 Nghiên cứu nước ngồi.....................................................................67
2.4.4.2 Nghiên cứu trong nước .....................................................................68
2.5 Tiềm năng phát triển và nhu cầu xử lý nước thải bệnh viện ......................71

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 73

3.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................73
3.1.1 Mục tiêu...................................................................................................73
3.1.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................74
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................74
3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu thực hiện trên mơ hình bể lọc sinh học với 2 loại
vật liệu: sợi nilon và ống nhựa .............................................................................75
3.2.1 Mục tiêu...................................................................................................75
3.2.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................75
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................76
3.2.3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................76
3.2.3.2 Mơ hình bể lọc sinh học....................................................................76
3.2.3.3 Phương pháp phân tích.....................................................................81
3.3 Nội dung 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả xử lý...82
3.3.1 Mục tiêu...................................................................................................82
3.3.2 Cơ sở đề xuất ...........................................................................................82

8


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 84
4.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................84
4.1.1 Lưu lượng, chất lượng, mức độ ô nhiễm của nước thải bệnh viện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh................................................................................85
4.1.1.1 Lưu lượng nước thải tại các bệnh viện..............................................85
4.1.1.2 Chất lượng, mức độ ô nhiễm của nước thải tại một số bệnh viện.......86
4.1.2 Trạm xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh…...............................................................................................................92
4.1.2.1 Hiệu quả xử lý ..................................................................................97

4.1.2.2 Công nghệ xử lý.............................................................................. 104
4.1.2.3 Công tác vận hành trạm xử lý nước thải bệnh viện ......................... 111
4.1.2.4 Chi phí đầu tư và xử lý nước thải của một số bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................. 112
4.1.2.5 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xử lý nước thải bệnh viện .. 113
4.1.3 Mức độ nhận thức của cộng đồng đối với nước thải bệnh viện ............... 114
4.1.3.1 Kết quả khảo sát ............................................................................. 114
4.1.3.2 Nhận xét đánh giá...........................................................................117
4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu thực hiện trên mơ hình bể lọc sinh học với 2 loại
vật liệu: sợi nilon và ống nhựa ........................................................................... 118
4.2.1 Khả năng xử lý hợp chất hữu cơ............................................................. 118
4.2.1.1 So sánh khả năng xử lý hợp chất hữu cơ của các loại bể xử lý ........ 118
4.2.1.2 So sánh khả năng khử COD của từng loại vật liệu .......................... 119
4.2.2 Khả năng xử lý chất dinh dưỡng ............................................................ 122
4.2.2.1 Khả năng xử lý nitơ tổng................................................................. 122
4.2.2.2 Khả năng xử lý photpho tổng .......................................................... 125

9


4.2.3 Khả năng xử lý chất rắn lơ lửng (SS) ..................................................... 128
4.2.3.1 So sánh khả năng xử lý SS của các loại bể xử lý ............................. 128
4.2.3.2 So sánh khả năng khử SS của từng loại vật liệu .............................. 129
4.2.4 Khả năng xử lý độ đục (FAU). ............................................................... 131
4.2.4.1 So sánh khả năng xử lý độ đục của các loại bể xử lý....................... 131
4.2.4.2 So sánh khả năng khử độ đục của từng loại vật liệu........................ 132
4.2.5 Khả năng xử lý độ màu (Pt – Co). .......................................................... 134
4.2.5.1 So sánh khả năng xử lý độ màu của các loại bể xử lý...................... 134
4.2.5.2 So sánh khả năng khử độ màu của từng loại vật liệu....................... 135
4.2.6 Nhận xét chung......................................................................................137

4.3 Nội dung 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả xử lý. 139
4.3.1 Biện pháp quản lý .................................................................................. 139
4.3.1.1 Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động xử lý nước thải bệnh viện ............. 139
4.3.1.2 Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý ............................ 142
4.3.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................. 142
4.3.1.4 Giải pháp về kinh tế thị trường ....................................................... 142
4.3.2 Biện pháp hỗ trợ .................................................................................... 143
4.3.2.1 Kinh phí.......................................................................................... 143
4.3.2.2 Hỗ trợ về thơng tin kĩ thuật ............................................................. 144
4.3.2.3 Hợp tác quốc tế............................................................................... 145
4.3.3 Biện pháp kĩ thuật .................................................................................. 146
4.3.3.1 Quy định chung về xử lý nước thải.................................................. 146
4.3.3.2 Thu gom nước thải.......................................................................... 146
4.3.3.3 Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ....................... 147
4.3.3.4 Giải pháp........................................................................................147

10


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 149
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 149
5.1.1 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh.............. 149
5.1.2 Mơ hình lọc sinh học với hai loại vật liệu: sợi nilon và ống nhựa ........... 150
5.1.3 Đề xuất các biện pháp quản lý, hỗ trợ và kĩ thuật cải thiện và nâng cao hiệu
quả xử lý nước thải bệnh viện........................................................................... 150
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................152
PHỤ LỤC A: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM...............................................................154
PHỤ LỤC B ............................................................................................................160
B.1. Mẫu phiếu khảo sát.......................................................................................160

B.2. Kết quả điều tra ............................................................................................166
PHỤ LỤC C: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM XỬ LÝ ........................... 171
PHỤ LỤC D: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN.................................................. 173

11


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khí hậu bình qn của thành phố Hồ Chí Minh .........................................22
Bảng 2.2: Thống kê số lượng nhân lực y tế từ năm 2000 – 2008 ................................24
Bảng 2.3: Thống kê số lượng bệnh nhân điều trị nội trú từ năm 2000 – 2008.............24
Bảng 2.4: Thống kê số lượng giường nội trú từ năm 2000 – 2008..............................25
Bảng 2.5: Thống kê tình hình trạm xử lý nước thải ở các bệnh viện ở Tp.HCM.........28
Bảng 2.6: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường .....29
Bảng 2.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................29
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu ô nhiễm theo phân loại của quốc tế.........................................36
Bảng 2.9: Số liệu trung bình thành phần nước thải bệnh viện ở các nước...................36
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải các bệnh viện nước ta.....................37
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí
Minh...................................................................................................................37
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thơng số ơ nhiễm chung cho từng tuyến........................38
Bảng 2.13: Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa ......................................38
Bảng 2.14: Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện .............39
Bảng 2.15: Các chỉ điểm vệ sinh về vi sinh tại bể tập trung toàn bệnh viện trước xử lý
...........................................................................................................................39
Bảng 2.16: Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện..................................40
Bảng 2.17: Các thiết bị xử lý sinh học thông dụng .....................................................54
Bảng 4.1: Số lượng bệnh viện khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .............84
Bảng 4.2: Lưu lượng nước thải tại một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh.........85
Bảng 4.3: Các thơng số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt

Đới .....................................................................................................................86
Bảng 4.4: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân
Dân Gia Định .....................................................................................................86
12


Bảng 4.5: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải trung tâm Y tế
Quận 2................................................................................................................87
Bảng 4.6: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ –
cơ sở 1A .............................................................................................................87
Bảng 4.7: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tư nhân
đa khoa Vũ Anh..................................................................................................88
Bảng 4.8: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Ung
Bướu ..................................................................................................................88
Bảng 4.9: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 175 ....89
Bảng 4.10: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện An
Bình....................................................................................................................89
Bảng 4.12: Các thơng số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải trung tâm Y tế
Quận 11..............................................................................................................90
Bảng 4.12: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại học
Y dược – cơ sở 1A..............................................................................................90
Bảng 4.13: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa
Vạn Hạnh ...........................................................................................................91
Bảng 4.14: Các thông số đầu vào và ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Triều
An ......................................................................................................................91
Bảng 4.15: Các thông số ô nhiễm của các bệnh viện được khảo sát ở thành phố Hồ Chí
Minh...................................................................................................................92
Bảng 4.16: Tình hình trạm xử lý nước thải được khảo sát ..........................................92
Bảng 4.17: Tình hình xử lý nước thải của một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh
...........................................................................................................................94

Bảng 4.18: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt Đới ...........97
Bảng 4.19: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân Gia Định
...........................................................................................................................97
Bảng 4.20: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải trung tâm Y tế Quận 2 ........98
13


Bảng 4.21: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ – Cơ Sở 1A
...........................................................................................................................98
Bảng 4.22: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tư nhân Vũ
Anh ....................................................................................................................99
Bảng 4.23: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Ung Bướu...........99
Bảng 4.24: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 175 ................... 100
Bảng 4.25: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện An Bình............ 100
Bảng 4.26: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế Quận 11 ..... 101
Bảng 4.27: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại học Y dược –
cơ sở 1A ...........................................................................................................101
Bảng 4.28: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh
.........................................................................................................................102
Bảng 4.29: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Triều An ........... 102
Bảng 4.30: Chi phí đầu tư và xử lý nước thải của một số bệnh viện ......................... 112
Bảng 4.31: Biến thiên COD đối với từng loại bể......................................................118
Bảng 4.32: Biến thiên COD đối với từng loại vật liệu .............................................. 119
Bảng 4.33: Biến thiên hiệu suất khử COD đối với từng loại vật liệu ........................ 120
Bảng 4.34: Biến thiên T - N đối với từng loại bể......................................................122
Bảng 4.35: Biến thiên T - N đối với từng loại vật liệu.............................................. 123
Bảng 4.36: Biến thiên hiệu suất khử T - N đối với từng loại vật liệu ........................ 124
Bảng 4.37: Biến thiên T -P đối với từng loại bể .......................................................125
Bảng 4.38: Biến thiên T - P đối với từng loại vật liệu .............................................. 126
Bảng 4.39: Biến thiên hiệu suất khử T - P đối với từng loại vật liệu......................... 127

Bảng 4.40: Biến thiên SS đối với từng loại bể..........................................................128
Bảng 4.41: Biến thiên SS đối với từng loại vật liệu..................................................129
Bảng 4.42: Biến thiên hiệu suất khử SS đối với từng loại vật liệu ............................ 130

14


Bảng 4.43: Biến thiên độ đục đối với từng loại bể....................................................131
Bảng 4.44: Biến thiên độ đục đối với từng loại vật liệu............................................ 132
Bảng 4.45: Biến thiên hiệu suất khử độ đục đối với từng loại vật liệu ...................... 133
Bảng 4.46: Biến thiên độ màu đối với từng loại bể ..................................................134
Bảng 4.47: Biến thiên độ màu đối với từng loại vật liệu........................................... 135
Bảng 4.48: Biến thiên hiệu suất khử độ màu đối với từng loại vật liệu ..................... 136
Bảng 4.49: So sánh 2 loại vật liệu: ống nhựa và sợi nilon ........................................ 137
Bảng B.1: Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép TCVN 6772 – 2000 .................. 154
Bảng B.2: Mức giới hạn các thành phần ô nhiễm trong nước thải theo loại hình, qui mơ
và diện tích sử dụng.......................................................................................... 155
Bảng B.3: Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm – TCVN 7382:2004
.........................................................................................................................157
Bảng B.4: Giá trị các thơng số ơ nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép
trong nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT .......................................... 158

15


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ thống kê số lượng bệnh nhân điều trị nội trú năm 2000 – 2008......25
Hình 2.2: Biểu đồ thống kê số lượng giường nội trú từ năm 2000 - 2008 ...................26
Hình 2.3: Biểu đồ thống kê trạm xử lý nước thải bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh
...........................................................................................................................28

Hình 2.4: Sơ đồ tổng quan hệ hybrid kị khí................................................................50
Hình 2.5: Sơ đồ tổng quan hệ hybrid hiếu khí ............................................................51
Hình 2.6: Cơ chế trao đổi chất của màng vi sinh vật ..................................................57
Hình 2.7: Một số loại vật liệu sử dụng trong bể lọc sinh học......................................65
Hình 2.8: Sơ đồ bể lọc sinh học vật liệu nổi ...............................................................66
Hình 2.9: Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC – Biological Fixed Contact
Material ..............................................................................................................70
Hình 2.10: Sơ đồ cơng nghệ xử lý của HTXL sau khi cải tạo .....................................70
Hình 3.1: Mơ hình bể lọc sinh học .............................................................................76
Hình 4.1: Số lượng bệnh viện được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.....84
Hình 4.2: Tình hình trạm xử lý nước thải được khảo sát ............................................93
Hình 4.3: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt Đới ............... 104
Hình 4.4: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân Gia Định 105
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế Quận 2 ............. 106
Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ – Cơ sở 1A.. 107
Hình 4.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa tư nhân Vũ
Anh ..................................................................................................................108
Hình 4.8: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Ung Bướu .............. 109
Hình 4.9: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 175......................... 110
Hình 4.10: Biểu đồ biến thiên COD đối với từng loại bể.......................................... 118
Hình 4.11: Biểu đồ biến thiên COD đối với từng loại vật liệu .................................. 119
16


Hình 4.12: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử COD đối với từng loại vật liệu ............ 120
Hình 4.13: Biểu đồ biến thiên nitơ tổng đối với từng loại bể .................................... 122
Hình 4.14: Biểu đồ biến thiên nitơ tổng đối với từng loại vật liệu ............................ 123
Hình 4.15: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử nitơ tổng đối với từng loại vật liệu ...... 124
Hình 4.16: Biểu đồ biến thiên photpho đối với từng loại bể ..................................... 125
Hình 4.17: Biểu đồ biến thiên photpho đối với từng loại vật liệu ............................. 126

Hình 4.18: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử photpho đối với từng loại vật liệu........ 127
Hình 4.19: Biểu đồ biến thiên SS đối với từng loại bể............................................. 128
Hình 4.20: Biểu đồ biến thiên SS đối với từng loại vật liệu...................................... 129
Hình 4.21: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử SS đối với từng loại vật liệu ................ 130
Hình 4.22: Biểu đồ biến thiên độ đục đối với từng loại bể........................................ 131
Hình 4.23: Biểu đồ biến thiên độ đục đối với từng loại vật liệu............................... 132
Hình 4.24: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử độ đục đối với từng loại vật liệu .......... 133
Hình 4.25: Biểu đồ biến thiên độ màu đối với từng loại bể ...................................... 134
Hình 4.26: Biểu đồ biến thiên độ màu đối với từng loại vật liệu............................... 135
Hình 4.27: Biểu đồ biến thiên hiệu suất khử độ màu đối với từng loại vật liệu ......... 136

17


CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
COD

Nhu cầu oxy hóa học

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

VSV

Vi sinh vật

SS

Tổng chất rắn lơ lửng


T–N

Tổng nitơ

T–P

Tổng photpho

MLSS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

BHT

Bùn hoạt tính

SVI

Chỉ số thể tích bùn

SRT

Thời gian lưu bùn

HRT

Thời gian lưu nước

HS


Hiệu suất

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

Sở TNMT

Sở Tài nguyên Môi trường

UBND TP

Ủy ban Nhân dân Thành phố

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

18


CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay cùng với sự cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đã đạt được
rất nhiều thành tựu mới trong khoa học kỹ thuật và trong các lĩnh vực khác, đã đem lại
bộ mặt mới cho đời sống hàng ngày của một bộ phận lớn dân cư trong cả nước. Trong
đó, y tế là ngành có mối liên hệ mật thiết với xã hội, có vai trị quan trọng trong việc

chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giải quyết các hậu quả xã hội và là ngành phục
vụ cho nhiều đối tượng nhất. Vì thế đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn
quốc và hoạt động với nhu cầu sử dụng nước rất lớn, lượng nước cấp luôn tỉ lệ thuận
với lượng nước thải. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều bệnh viện và trung
tâm y tế, phòng khám lớn, vừa và nhỏ với số bệnh nhân ngày một tăng.
Việc xử lý nước thải bệnh viện là một vấn đề rất quan trọng, bởi vì ngoài hàm
lượng các chất bẩn thường gặp như nitơ, photpho, clorua, kali, chất béo, hydrocacbon
thì cịn chứa thêm một lượng vi khuẩn lớn như: vi trùng lao, vi trùng gan, vi trùng tả,
thương hàn, sốt rét… Chúng được thải ra từ các chất cặn bã của bệnh dịch kéo dài,
trên phạm vi rộng lớn khi gặp điều kiện thích hợp.
Tác động của nước thải y tế đến môi trường nước rất lớn như vậy nhưng một thực
tế là hầu hết các bệnh viện của chúng ta chưa đáp ứng được hệ thống xử lý nước thải.
Với tỉ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải hồn chỉnh đang ở mức khiêm tốn, sẽ
vô cùng nguy hiểm nếu như cứ lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn: các bệnh viện thải nước ơ
nhiễm ra sơng, rồi từ sơng có thể chính nước đó được dùng cho sinh hoạt của cộng
đồng, có khi cả cho bệnh viện.
Tuy đã có nhiều dự án đầu tư, hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình xử lý nước thải
bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhưng việc thải nước thải chưa được
xử lý hay xử lý chưa triệt để vẫn xảy ra thường xuyên.
Trước tình hình trên, đề tài: “Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp cải thiện nâng cao hiệu
quả xử lý” là cần thiết và cấp bách.
19


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và xử
lý nước thải bệnh viện nhằm giảm thiểu triệt để ô nhiễm.

1.2.2 Nội dung nghiên cứu


Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.


Nghiên cứu thực hiện trên mơ hình phịng thí nghiệm nhằm cải thiện và nâng

cao hiệu quả xử lý nước thải.


Đề xuất các biện pháp quản lý, kỹ thuật và hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình xử

lý nước thải bệnh viện.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: vùng nghiên cứu được lựa chọn: thành phố Hồ Chí
Minh.
 Giới hạn thời gian: từ tháng 01/2009 đến tháng 07/2009.
 Đối tượng nghiên cứu:
-

Trạm xử lý nước thải tại các bệnh viện.

-

Mơ hình phịng thí nghiệm xử lý nước thải bệnh viện.

1.3 Tính khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1 Tính khoa học của đề tài
Tồn bộ kết quả của đề tài có căn cứ khoa học rõ ràng, việc tính tốn, xử lý số
liệu thông qua quy hoạch thực nghiệm và các phương pháp thống kê tốn học nên đảm
bảo tính khoa học của đề tài.
Kế thừa các kết quả khảo sát tình hình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh từ các nguồn đáng tin cậy (từ các cơ quan chức năng: sở Môi
trường, sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh).
Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước.
20


1.3.2 Tính thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là từ những số liệu thu được trong thực tế đề xuất
biện pháp quản lý và kĩ thuật với mơ hình cơng nghệ cụ thể: bể lọc sinh học với vật
liệu thích hợp có thể áp dụng vào thực tế để cải thiện và nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải bệnh viện.

1.4 Tính mới của đề tài
Mặc dù trong thời gian vừa qua, vấn đề xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh được đề cập nhiều song vẫn chưa tồn diện và có một con số
thống kê cụ thể.
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát một cách toàn diện tình hình xử lý nước thải
bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xử lý với công nghệ hiện đại và triệt để.

21


CHƯƠNG 2.


2 TỔNG QUAN
2.1 Các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh
-

Địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đơ Hà
Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc
tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu
vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách
bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng
và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước.
-

Điều kiện tự nhiên

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Ðồng Nai – Sài Gịn, thành phố Hồ Chí Minh
có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng
Bảng 2.1: Khí hậu bình qn của thành phố Hồ Chí Minh
Khí hậu bình qn của thành phố Hồ Chí Minh
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình cao (0C )

32

33

34

34

33


32

31

32

31

31

30

31

Trung bình thấp (0C )

21

22

23

24

25

24

25


24

23

23

22

22

Lượng mưa (mm)

14

4

12

42

220

331

313

267

334


268

115

56

Nguồn: Http://vi.wikipedia.org/

22


×