Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.91 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN
VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA)
1. Tầm quan trọng của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong
kiểm toán BCTC tại công ty AVA
Phần hành bán hàng và thu tiền có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai
khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khoản mục doanh thu và
khoản mục các khoản phải thu của khách hàng. Nằm trong hệ thống các thông
tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh thu và các khoản phải
thu là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh cũng như tình
hình thanh toán của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, kiểm toán phần hành bán
hàng - thu tiền nhận được nhiều sự quan tâm của những người thực hiện kiểm
toán khi đặt trong mối liên hệ với các phần hành khác.
Trong doanh nghiệp sản xuất, để tồn tại và duy trì các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình thì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải nối tiếp
liên tục và lặp lại tạo thành những chu kỳ sản xuất. Thực tế chu kỳ sản xuất bao
gồm các chuỗi nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành chu kỳ
nghiệp vụ cơ bản. Chu kỳ kinh doanh tại một doanh nghiệp thường bắt đầu từ
khi doanh nghiệp tạo vốn, có thể bằng vốn tự có hoặc nguồn vốn vay mượn để
phục vụ cho sản xuất, kết thúc giai đoạn sản xuất thì công đoạn cuối cùng của
chu kỳ kinh doanh là việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời là quá trình thu tiền từ
hoạt động bán hàng để thu hồi lại vốn kinh doanh. Chu trình hoạt động bán
hàng và thu tiền chấm dứt một quá trình kinh doanh để bắt đầu quá trình kinh
doanh tiếp theo. Như vậy, quá trình kinh doanh bao gồm các chu kỳ diễn ra liên
tục, đều đặn và mỗi chu kỳ đều là mắt xích quan trọng không thể thiếu được.
Trong đó kết quả của chu trình bán hàng và thu tiền không chỉ phản ánh riêng
kết quả của chu trình mà còn phản ánh toàn bộ kết quả quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bán hàng và thu tiền là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu của hàng hoá
qua quá trình trao đổi hàng tiền. Với ý nghĩa như vậy, quá trình này bắt đầu từ
yêu cầu mua của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoá thành


tiền. Trong trường hợp này, hàng hoá và tiền tệ được xác định theo bản chất
kinh tế của chúng. Hàng hóa là những tài sản hay dịch vụ chứa đựng giá trị và
có thể bán được, tiền tệ là phương tiện thanh toán nhờ đó mọi người quan hệ
giao dịch được giải quyết tức thời. Tuy nhiên ranh giới của bán hàng và thu tiền
được thể chế hoá trong từng thời kỳ và đối tượng cụ thể khác nhau.
Theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, quá trình tiêu thụ được thực
hiện khi hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển giao cho người mua và người mua
và người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Về bản chất, bán hàng - thu
tiền là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ đồng thời tạo vốn để tái sản xuất mở rộng. Thực hiện tốt quá trình này, doanh
nghiệp mới có thể thu hồi vốn và có lãi - một nguồn thu quan trọng để tích luỹ
vào ngân sách và các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và
nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Dưới góc độ kiểm toán, chu trình bán hàng và thu tiền liên quan đến
nhiều chi tiêu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là
những chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, triển
vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai, vì thế các chỉ tiêu này
thường bị phản ánh sai lệch. Để có được những hiểu biết sâu sắc về chu trình thì
trước hết phải nắm được các đặc điểm về chu trình, gồm có:
- Mật độ phát sinh của các nghiệp vụ là tương đối lớn.
- Có liên quan đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
- Chụi ảnh hưởng mạnh mẽ của quy luật cung - cầu.
- Các chỉ tiêu dễ bị phản ánh sai lệch.
- Các quan hệ thanh toán trong mua bán rất phức tạp, chiếm dụng vốn của
nhau công nợ dây dưa khó dòi. Tuy nhiên, việc lập dự phòng khó đòi lại mang
tính chủ quan và thường dựa vào ước đoán của Ban Giám đốc nên rất khó kiểm
tra và thường bị lợi dụng để ghi tăng chi phí.
- Rủi ro đối với các khoản mục trong chu kỳ xảy ra theo nhiều chiều
hướng khác nhau có thể ghi tăng, ghi giảm hoặc vừa ghi tăng vừa ghi giảm theo

ý đồ của doanh nghiệp hoặc một số cá nhân. Vì thế việc kiểm toán chu trình bán
hàng thu tiền tương đối tốn kém và mất thời gian. Với chức năng xác minh và
các thông tin về chu trình nói riêng thì KTV không thể không xem xét những
đặc điểm của chu trình và ảnh hưởng của nó tới phương pháp kiểm toán.
2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán
BCTC tại Công ty AVA
Kiểm toán bán hàng - thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm toán tài
chính. Vì vậy, nhiệm vụ chung của kiểm toán bán hàng thu tiền là triển khai các
chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm toán thích
ứng với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán. Do
chu trình bán hàng - thu tiền được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể và từ đó
hình thành nên các khoản mục trên bảng khai tài chính nên các mục tiêu đặc thù
của kiểm toán bán hàng và thu tiền hoá cả mục tiêu kiểm toán tài chính và mục
tiêu kiểm toán nghiệp vụ phù hợp với phần hành kiểm toán này. Mặt khác, mặc
dù các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có quan hệ chặt chẽ và tạo nên chu trình
xác định song mỗi nghiệp vụ này lại có yêu cầu riêng và phản ánh cụ thể vào sổ
kế toán riêng theo trình tự độc lập tương đối. Do đó, mục tiêu đặc thù của các
nghiệp vụ bán hàng và thu tiền định hướng cụ thể qua các mục tiêu kiểm toán
đặc thù. Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đặc thù xác định những công việc tương
ứng của trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ tin cậy trong kiểm toán tài
chính. Dựa vào đó xác định những mẫu chọn để thực hiện các thủ tục xác minh
cụ thể như đối chiếu lại hoá đơn với sổ sách, lấy xác nhận của người mua hàng
và các khoản phải thu…
Kiểm toán phần hành bán hàng và thu tiền được thực hiện theo quy trình
kiểm toán chung được thiết kế và sử dụng thống nhất trong công ty AVA. Như
vậy, công việc kiểm toán được thực hiện qua các bước: Lập kế hoạch kiểm toán,
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thử nghiệm cơ bản, kết thúc kiểm toán và
những công việc sau khi kết thúc kiểm toán (nếu có).
3. Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại các khách hàng
do Công ty TNHH Tư Vấn Kế toán và Kiểm toán (AVA) thực hiện

Như chúng ta đã biết thì việc kiểm toán BCTC có hai cách kiểm toán
khác nhau là kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo các chu trình nghiệp
vụ. Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) lựa chọn
phương pháp kiểm toán theo các khoản mục, nên việc kiểm toán chu trình bán
hàng và thu tiền ở công ty AVA sẽ được tiến hành thông qua việc kiểm toán các
khoản mục riêng rẽ sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh
thu
- Các khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Các khoản tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, nhóm kiểm toán viên nhận
nhiệm vụ kiểm toán cho khách hàng sẽ phân công trách nhiệm cho các thành
viên trong nhóm phụ trách các mảng công việc. Nhóm kiểm toán viên sẽ đến
khách hàng và tiến hành công việc của mình. Tóm tắt công việc của kiểm toán
viên sẽ được tiến hành như sau:
Bảng 2.1: Tóm tắt các công việc kiểm toán
Trình tự các
bước công việc
Các bước công việc tiến hành
1
Tìm hiểu chung về tình hình của doanh nghiệp trên các mặt:
- Thành lập công ty
- Cơ cấu tổ chức và quản lý
- Đặc điểm sản xuất và kinh doanh
- Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng
2
Tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Phỏng vấn, đạt câu hỏi trắc nghiệm cho những nhân viên
phòng kế toán
- Đánh giá tính rủi ro, trọng yếu.

3 Tiến hành các thủ tục phân tích và đánh giá sơ bộ
4 Tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết
5
Đánh giá kết quả, nhận xét, bút toán điều chỉnh và ghi vào
giấy tờ chuyên dụng phục vụ cho lập báo cáo kiểm toán
6
Tiến hành họp với Ban Giám đốc và phòng kế toán để thảo
luận các vấn đề và đưa ra kết quả cuối cùng
Nguồn: File kiểm toán tại công ty AVA
3.1. Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ
phần X cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007
3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán tại công ty X
3.1.1.1. Thu thập thông tin chung về khách hàng X
Bước tìm hiểu về thông tin pháp lý và thông tin kinh doanh của khách
hàng cũng như việc đánh giá rủi ro tiềm tàng là bước công việc rất quan trọng vì
nó giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp, từ đó kiểm
toán viên có những xét đoán nhất định về những sai phạm mà doanh nghiệp có
thể mắc phải.
Công ty cổ phần X được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2006 do cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 36/2006/QĐ-TTG ngày 20 tháng
10 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ. Hiện tại nhà nước nắm giữ 51% cổ phần,
vốn điều lệ của công ty là 24.680.000.000 đồng và doanh nghiệp vẫn trong giai
đoạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Trụ sở chính tại Đông Anh - Hà Nội, các
chi nhánh đặt tại Hà Nội, Vinh, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh.
* Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất công nghiệp cụ thể là:
- Sản xuất kinh doanh phân lân nung chẩy và các loại phân bón khác
- Sản xuất, kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng
- Gia công, chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất phân lân nung chẩy
Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm báo cáo tài chính: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, tình hình cạnh

tranh gay gắt, đặc biệt là thị trường phân lân nung chẩy. Đối thủ cạnh tranh
trong nước chủ yếu là công ty M (54% thị phần), công ty K (12% thị phần).
Trong đó công ty M có lợi thế về giá, chất lượng và quảng cáo còn công ty K có
lợi thế về uy tín và quảng cáo. Tuy vậy, nhờ làm tốt công tác thị trường về các
đại lý cung cấp nên lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng chưa đạt
kế hoạch đặt ra. Thời điểm hiện tại, theo quan điểm của nhà quản lý của công ty
X thì sản phẩm của công ty X chiếm 24% thị phần thị trường Việt Nam. Công ty
luôn kiểm soát thị phần và so sánh với các đối thủ cạnh tranh đồng thời tìm
nguồn nguyên liệu mới để tăng tính cạnh tranh.
Các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp có tính thời vụ đó là
các loại phân lân, phân N.P.K. Mục tiêu chính của công ty là cung cấp cho
khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả thấp. Lượng khách
hàng nhiều chủ yếu là các UBND các xã, Hội nông dân, các đại lý bán lẻ tận
đến cấp xã. Công ty phân phối sản phẩm qua các chi nhánh và những người
giao hàng đơn lẻ. Mạng lưới được thiết lập kéo dài trong cả nước. Các khách
hàng chủ yếu là mua chụi, sau khi thu hoạch xong mua vụ sẽ trả tiền hoặc trả
tiền sau 30,40 ngày. Từ đây kiểm toán viên cũng có thể nhận thấy những rủi ro
tiềm tàng cao trong chu kỳ bán hàng và thu tiền của khách hàng.
* Hình thức sổ kế toán và chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng
hình thức sổ kế toán nhật ký chung có sử dụng phần mềm kế toán FAST. Chế độ
kế toán áp dụng: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng BTC.
Như vậy, thông qua tìm hiểu sơ bộ về tình hình pháp lý và tình hình kinh
doanh của công ty X kiểm toán viên phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng và
thu tiền có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng trong khâu bán hàng và thu tiền là lớn.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức rủi ro phát hiện và ảnh hưởng đến phạm vi
kiểm toán và thời gian, khối lượng công việc kiểm toán.
3.1.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro, trọng yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền của công ty X
* Đánh giá ban đầu về trọng yếu:

- Các chính sách về thuế liên quan đến công ty: Công ty đang trong thời
gian miễn thuế TNDN do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nên không có lý
do để ban quản lý đưa ra báo cáo thấp hơn thực tế kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.
- Tính cạnh tranh trên thị trường: môi trường hoạt động nhiều đối thủ
cạnh tranh lớn như công ty M, đòi hỏi cần có phương hướng chỉ đạo ban quản
lý tốt để đạt được kế hoạch đặt ra.
Những câu hỏi được đặt ra khi KTV đánh giá về trọng yếu đối với trường
hợp cụ thể của công ty X:
- Có sự thay đổi nào lớn hay trọng yếu khác hoặc những thay đổi ngoài
dự kiến trong việc quản lý xảy ra gần đây không? Có những thay đổi tương tự
nào như thế có thể xảy ra trong năm tới không?
Phòng kế toán có năm người bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán
bán hàng, một kế toán tiền lương kiêm kế toán tài sản cố định, một kế toán vật
tư, công nợ và một thủ quỹ. Trong năm có sự thay đổi nhân sự đáng quan tâm,
kế toán trưởng mới nhận chức tháng 02 năm 2007, ngoài ra các thành viên khác
trong phòng kế toán đều có thời gian đảm nhiệm công tác ngắn. Đây là điều
kiểm toán viên cần chú ý bởi có thể xảy ra nhiều sai sót trong công tác kế toán
do các thành viên trong phòng kế toán còn ít kinh nghiệm, yếu tố này cũng làm
tăng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
- Bản chất và qui mô của hệ thống máy tính không thích hợp với qui mô
và bản chất hoạt động của Doanh nghiệp?
Hệ thống máy tính hoạt động song bên cạnh đó có một hệ thống sổ ghi
chép bán hàng bằng tay, do đó việc sử dụng máy vi tính trong kế toán của công
ty không gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
- Tính cạnh tranh có gay gắt hay thị trường có bị bão hoà cùng với việc
giảm lợi nhuận không? Do công ty đã có một thị trường ổn định nên việc cạnh
tranh gay gắt không ảnh hưởng trọng yếu đến việc làm giảm lợi nhuận của công
ty. Khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lí, nông dân nên cũng có nhiều rủi
ro là không thu được các khoản phải thu, dẫn đến việc phải lập dự phòng các

khoản phải thu khó đòi và việc này cũng có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
được lập.
* Đánh giá ban đầu về rủi ro của khách hàng:
- Hoạt động KSNB của khách hàng đối với chu trình bán hàng và thu
tiền: Xem xét hạn mức tín dụng có phê duyệt đầy đủ và có căn cứ hợp lý hay
không? Việc phê duyệt hạn mức tín dụng được thực hiện bởi cấp có thẩm quyền
hay không?
- Dự phòng phải thu khó đòi: công ty có lập dự phòng phải thu khó đòi và
có căn cứ vào thông tư 13/2006/TT-BTC không?
* Hoạt động bán hàng và thu tiền tại công ty X
Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm 2 sản phẩm chính là phân lân
và phân NPK. Các quy định về các khoản phải thu: doanh thu được ghi nhận khi
hàng hoá cũng như quyền sở hữu được chuyển giao (phát hành hóa đơn). Phải
thu được ghi nhận đồng thời cùng với doanh thu. Công ty thiết lập hạn mức tín
dụng cho khách hàng nhưng nhiều khi chính sách không được áp dụng một cách
nghiêm ngặt (đặc biệt là đối với khách hàng truyền thống).
3.1.2. Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty X
Công ty AVA đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán chung
cho các khách hàng được thiết kế theo từng khoản mục trong báo cáo tài chính.
Chương trình kiểm toán mỗi khoản mục gồm có hai phần chính là xác định mục
tiêu kiểm toán cho khoản mục và các thủ tục tiến hành. Trong các thủ tục tiến
hành được chia làm ba phần bao gồm các thủ tục phân tích đối chiếu tổng quát,
thủ tục kiểm tra chi tiết và cuối cùng là kết luận chung. Khi kiểm toán viên tiến
hành kiểm tra một khoản bất kỳ thì thường đánh đấu những bước đã tiến hành
vào các thủ tục này. Khi kết thúc cuộc kiểm toán các tài liệu này cũng được đính
kèm với các tài liệu của khoản mục tương ứng trong file kiểm toán cho tiện theo
dõi và kiểm soát chất lượng.
Kết quả của quá trình tìm hiểu hoạt động của chu trình bán hàng và thu
tiền ở công ty X là rất quan trọng. Qua bước tìm hiểu này, KTV đã xác định
được những thủ tục chính để tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Việc

đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hiệu lực sẽ giúp KTV dựa vào hệ
thống KSNB để giảm thiểu được thời gian thực hiện các kiểm tra chi tiết từ đó
tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như công sức. Với công ty X, do có hệ
thống KSNB tốt nên KTV có thể giảm thiểu công việc mà mình thực hiện.
3.1.2.1. Tiến hành khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các câu hỏi
trắc nghiệm
Những câu hỏi trắc nghiệm này nhằm trợ giúp kiểm toán viên đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và giúp xác định mức độ trọng yếu khi
kiểm toán BCTC nói chung và chu trình bán hàng thu tiền nói riêng. Những câu
hỏi này không những cung cấp cho kiểm toán viên sự hiểu biết về hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng mà còn giúp cho kiểm toán viên trong việc lập
kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán. Trước tiên kiểm toán
viên cần thu thập các trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm
quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng.
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB của công ty X
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty cổ phần X Tham chiếu:
Niên độ: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Người thực hiện: NTT
Công việc: Tổng hợp Ngày thực hiện 18/3/2008
Câu hỏi Trả lời khách hàng Ghi chú của KTV
Công ty có đặt ra việc
phê duyệt đơn đặt hàng
của trưởng phòng kinh
doanh về hạn mức tín
dụng, trên thực tế quy
định đó có được thực
hiện không?
Kế toán công nợ của
công ty X (Chị Thuỷ)
trả lời là có và đã

chuyển cho KTV xem
bảng hạn mức tín dụng
với sự phê duyệt của
Giám đốc. KTV cũng
được xem xét các đơn
Qua phỏng vấn kế toán,
KTV nhận thấy hoạt
động KSNB với sự phê
duyệt đơn đặt hàng của
trưởng phòng kinh
doanh là hoạt động có
hiệu lực và có sự phê
duyệt của Giám đốc với
đặt hàng với sự phê
duyệt của trưởng phòng
kinh doanh.
hạn mức tín dụng.
Công ty có đặt ra thủ tục
đặt cọc tiền của tài xế
và chứng minh thư khi
đi vận chuyển và nhận
tiền về. Trên thực tế
hoạt động này có được
thực hiện hiệu quả ở
công ty hay không?
Kế toán công nợ trả lời
là có. Đồng thời KTV
cũng được xem xét tới
hợp đồng của tài xế và
công ty.

KTV nhận thấy thủ tục
kiểm soát số tiền thu từ
bán hàng thông qua vận
chuyển của các tài xế là
hoạt động có hiệu quả.
Công ty đặt ra quy định
phân cách trách nhiệm
giữa thủ quỹ và kế toán,
trên thực tế có thực hiện
hay không?
Trưởng phòng kế toán
(Chị Nhuần) trả lời là
có. KTV nhận thấy rằng
công ty có thủ quỹ và kế
toán doanh thu phải thu.
KTV đánh giá rằng hoạt
động kiểm soát nội bộ
của công ty là tốt. Có sự
phân công trách nhiệm
rõ ràng giữa thủ quỹ và
kế toán ghi sổ daonh
thu, phải thu.
Nguồn: Tài liệu hồ sơ kiểm toán công ty X tại công ty AVA
Bảng 2.3: Bảng Kiểm tra việc kiểm soát hàng bán trả lại của công ty X
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty cổ phần X Tham chiếu:
Niên độ: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Người thực hiện: TNT
Công việc: Kiểm tra hàng bán bị trả lại Ngày thực hiện: 18/3/2008
Công việc: Chọn một số nghiệp vụ hàng bán trả lại kiểm tra đến biên bản kiểm
nghiệm, phiếu nhập kho, sự phê duyệt của Giám đốc.

Ngày Khách hàng
Số
tiền
Kiểm tra
Biên bản
kiểm
nghiệm
Phiếu
nhập kho
Phê duyệt
của giám
đốc
13/2/2007 Trần Thị Linh 120 V V V
28/4/2007 Lưu Văn Nam 72 V V V
10/6/2007 Lê Thu Lan 350 V V
5/7/2007 Vũ Hồng Thảo 270 V V
19/7/2007 Vũ Ngọc Anh 76 V V V
23/9/2007 Hà Huyền Hoa 157 V V
15/10/2007 Lưu Trung Sơn 56 V V
12/11/2007 Đào Tuấn Dư 135 V V V
V: Đã kiểm tra biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập, phê duyệt của Giám đốc.
Kiểm tra chọn mẫu 8 nghiệp vụ hàng bán bị trả lại KTV nhận thấy có 3 nghiệp
vụ chưa có biên bản kiểm nghiệm hàng hóa, 1 nghiệp vụ chưa có sự phê duyệt
của Giám đốc.
Kết luận: KTV cho rằng hoạt động KSNB với hàng bán bị trả lại là chưa đạt
hiệu quả cao.
Nguồn: Tài liệu hồ sơ kiểm toán công ty X tại công ty AVA
Kiểm toán viên đã quan sát hoạt động kiểm tra đếm hàng, cân hàng của
bảo vệ. KTV nhận thấy rằng công việc này được thực hiện tốt. Bảo vệ của công
ty thực hiện tốt quá trình xuất kho.

Trong quá trình kiểm tra chi tiết, KTV đã kiểm tra đến sự phê duyệt của
bộ phận trưởng phòng kinh doanh đối với đơn đặt hàng. Qua chọn mẫu kiểm tra
hoạt động này cũng thực hiện tốt.
3.1.2.2. Các thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Tóm tắt mục tiêu và thủ tục kiểm toán tài khoản doanh thu (các thủ tục
này vừa mang tính chất hướng dẫn vừa là hồ sơ kiểm toán).
- Mục tiêu
+ Tất cả các thu thập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán
một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác).
+ Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với
chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán.
+ Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đúng kỳ).
- Thủ tục kiểm toán
* Các tài liệu kiểm toán viên cần yêu cầu phòng kế toán cung cấp:
+ BCTC năm 2006 (đã được Công ty kiểm toán AASC kiểm toán), BCTC
năm 2007
+ Các biên bản về chính sách bán hàng của doanh nghiệp
+ Sổ cái tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511)
+ Giải trình sản xuất và tiêu thụ hàng tháng và cả năm
+ Bảng kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của 12 tháng
+ Chứng từ bán hàng của các tháng (hoá đơn GTGT, chứng từ vận
chuyển,…)
* Các thủ tục phân tích tổng quát được kiểm toán viên tiến hành như sau:
Kiểm toán viên căn cứ trên báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 của
khách hàng là tiến hành đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của năm nay và năm trước. Đối chiếu so sánh về lợi nhuận
thuần của năm nay so với năm trước, cũng như chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên
doanh thu thuần của năm nay và năm trước. Sự biến động của các chỉ tiêu này
sẽ được kiểm toán viên tìm lời giải thích của nhân viên kế toán phụ trách bán
hàng và đi tìm những bằng chứng để chứng minh cho các giải thích nêu trên.

Bảng 2.4:Thủ tục kiểm toán tài khoản doanh thu ở công ty X
Tài khoản doanh thu
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Người
thực hiện
Tham
chiếu
1 Kiểm tra chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu TNT
A. Xem xét các chính sách và phương pháp kế
toán cho ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp
lý và nhất quán không?
2 Phân tích số dư tài khoản doanh thu
1. Xây dựng số ước tính kiểm toán dựa vào các
nguồn tài liệu độc lập như: Xu hướng bán hàng và
bán hàng trả lại, giá vốn hàng bán, giá bán hàng,
giá dịch vụ của năm trước và năm nay, doanh thu
từ khách hàng chủ yếu, thống kê hoạt động ngành,
thay đổi về kinh doanh dẫn đến thay đổi về giá bán
2. Phân tách các số liệu sử dụng để xây dựng số
ước tính kiểm toán và số doanh thu được ghi sổ ở
mức hợp lý, nhằm đạt được độ tin cậy kiểm toán,
dựa trên so sánh số liệu hàng tháng, quý, giữa các
loại doanh thu…
3. Sử dụng số ước tính chênh lệch có thể chấp
nhận được để xác định số chênh lệch lớn giữa sổ
ước tính và sổ ghi chép tại thời điểm lập báo cáo.
4. So sánh số ước tính và số dư phản ánh tại thời
điểm lập báo cáo. Nếu số chênh lệch lớn hơn
nhiều so với số chênh lệch có thể chấp nhận được
thì cần phải thu thập bằng chứng hợp lý về những

chênh lệch đó.
5. Đánh giá kết quả kiểm tra.
3 KIỂM TRA HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI
1. Chọn một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đối
chiếu chứng từ chi tiền trả lại khách hàng hoặc
hạch toán phải trả, chứng từ thu hồi và hóa đơn
bán hàng trước đó. Nhằm khẳng định các khoản
chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ
2. Đánh giá kết quả kiểm tra
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty X tại công ty AVA
Cụ thể các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Kiểm toán viên tiến hành so sánh sự biến động doanh thu, tỷ
trọng lợi nhuận thuần với doanh thu thuần năm nay và năm trước.
Bảng 2.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu doanh thu
Các chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007
Chênh lệch
Tuyệt đối %
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
189,048,978,259 229,113,983,825 40,065,005,566 21.19
Lợi nhuận thuần 9,983,059,785 7,803,645,778 (2,179,414,007) -21.83
LNT/DTT 5.28% 3.41% -1.87%
Bước 2: Kiểm toán viên đưa ra nhận xét của mình về công việc được tiến
hành
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm nay cao hơn năm trước
là 40.065.005.566 đồng, tương ứng với lượng tăng tương đối 21,19%. Tuy
nhiên, lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty lại giảm
21,83%, tỉ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần
cũng giảm 1,86%, lợi nhuận của khách hàng năm nay không đạt được kế hoạch

đề ra. Điều này có thể có hai giả thiết là doanh nghiệp đã phản ánh làm tăng
doanh thu hoặc do giá vốn hàng bán có vấn đề.
Bước 3: Kiểm toán viên yêu cầu nhân viên phụ trách bán hàng giải trình
về những biến động nêu trên.
Do năm 2007 tình hình cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt các khoản
giảm trừ doanh thu phát sinh nhiều làm cho doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm. Mặt khác, do giá mua nguyên vật liệu đầu vào trong
năm đều tăng như giá than, giá điện, quặng Apatit. Kiểm toán viên tạm thời ghi
nhận ý kiến của doanh nghiệp.
* Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm xác minh lời giải thích
của khách hàng.
Bước 1: Kiểm toán viên tiến hành lập bảng phân tích doanh thu theo thuế
suất và doanh thu theo các loại mặt hàng, nhận dạng sự biến động bất thường và
đánh giá.
Bảng 2.6: Bảng doanh thu và thuế GTGT bán ra theo từng loại mặt hàng

×