Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÙNG DŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.84 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÙNG DŨNG
2.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Hùng Dũng ảnh
hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
+ Tên gọi chính thức: Công ty TNHH Hùng Dũng
+ Tên giao dịch quốc tế: Hung Dung company limited
+ Tên viết tắt: Hung Dung. Co.Ltd
+ Trụ sở chính: Số 130 Phan Bội Châu – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Số điện thoại: 0313.759278
Công ty TNHH Hũng Dũng được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
020200037 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 6/4/1995
chính thức hoạt động ngày 10/5/1995.
Tiền thân của Công ty TNHH Hũng Dũng là xưởng may tư nhân do ông
Nguyễn Thế Hùng thành lập với hơn 500 công nhân làm việc trong nhà xưởng
1000m
2
, trong điều kiện hết sức khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường đầy khó
khăn và thách thức một xưởng may nhỏ không thể đáp ứng được nhu cầu, chính
vì những thách thức như vậy nó đã được đầu tư thêm vốn và phát triển thành
Công ty TNHH. Đến nay Công ty TNHH Hùng Dũng đã là 1 cơ sở sản xuất với
qui mô hoàn chỉnh, gồm các dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ
nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan…cùng với trang
thiết bị làm việc tốt, cơ sở hạ tầng khang trang. Hiện tại Công ty vừa khánh
thành khu nhà xưởng mới xây dựng vào năm 2006 trên toàn bộ khu đất rộng
500.000 m
2
ở huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng. Cơ sở mới đáp ứng
được môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên. Số công nhân hiện nay là
5680 người . Qui mô sản xuất hàng năm của Công ty liên tục tăng lên. Xuất
phát từ chính sách luôn luôn thỏa mãn khách hàng, Công ty luôn đặt uy tín và


chất lượng lên mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, luôn
quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo có tinh
thần trách nhiệm cao, đủ trình độ để tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
nắm bắt kịp thời thông tin thị trường để liên tục cải tiến chất lượng mẫu mã sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sau đây là một số chỉ tiêu về lợi nhuận và doanh thu của Công ty:
Biểu 2.1 Một số chỉ tiêu của Công ty TNHH Hùng Dũng
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2005 Năm 2006
2006 so
với
2005
1. Tổng doanh thu Tỷ đồng 357 450 26%
2. Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 2,762 1,785
3.Lợi nhuận thực hiện Tỷ đồng 5,5 6 9%
4.Đầu tư,xây dựng,mua
sắm
Tỷ đồng 26.6 38 42,85%
5.Tổng số lao động Người 5289 5680 12,85%
6. Thu nhập bình quân Người 1.450.000 1.502.000 3,58%
Nguồn: Phòng Tài Chính kế toán
Trong năm 2006 Công ty TNHH Hùng Dũng mức tăng đầu tư xây dựng
lớn nhất 42,85%. Do năm 2006 Công ty đầu tư 1 khu nhà xưởng hiện đại để
nâng cao năng suất lao động và tương ứng là 1 dây chuyền sản xuất hiện đại, từ
đó dẫn đến việc tăng doanh thu của Công ty lên đến 26%. Trong năm 2006 mọi
chỉ tiêu trên bảng trên đều tăng duy chỉ có nộp ngân sách là giảm.
Doanh thu của Công ty tăng 26% so với năm 2005 đây là 1 chỉ số lạc
quan, nhưng bên cạnh đó lợi nhuận thực hiện chỉ tăng 9% điều này chưa thực
tương xứng với khả năng tăng doanh thu, lý do là trong năm 2006 giá cả một số

nguyên vật liệu tăng cao đã đẩy chi phí đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng 3,58% và liên tục tăng so với các
năm trước.
Số lượng lao động trong một năm tăng lên 391 người là do kết quả việc
mở rộng dây chuyền sản xuất nên phải tuyển thêm lao động.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phân xưởng thêu
Phân xưởng KCS
Phân xưởng may
Phân xưởng in
Phân xưởng cắt
Giám đốc
Phó GĐ kỹ thuật
Phó GĐ kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng Hành chính TH
Phòng Nhân sự
Phòng Kỹ thuật
Xưởng Sản xuất
Phòng Kinh doanh
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng
nhằm thực hiện mục tiêu hợp lý và gọn nhẹ.
Với hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc Công ty, các quản đốc
phân xưởng.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu sản xuất kinh
doanh, chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty được ổn định và liên tục.
Phân
xưởng

hoàn
thành
sản
phẩm
Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc
- Giám đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị: giao dịch, ký kết các hợp đồng, thực hiện
các chính sách, chế độ của nhà nước.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: được giám đốc ủy quyền chịu trách nhiệm
hoặc giúp giám đốc về các lĩnh vực như chỉ đạo công tác thị trường, nghiên cứu,
xây dựng các chiến lược kinh doanh, quảng cáo sản xuất…
- Phó giám đốc kỹ thuật: được giám đốc ủy quyền chịu trách nhiệm hoặc giúp
giám đốc về các lĩnh vực như nghiên cứu xây dựng các định mức kinh tế - kỹ
thuật ban đầu, các tiêu chuẩn quy cách may mặc…
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:
- Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc
tổ chức kinh doanh thương mại.
- Phòng Kỹ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện: nghiên cứu
ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm
đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kế toán: có chức năng tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán, tài
chính cho Công ty, tham mưu giúp việc cho ban giám đốc và công tác tài chính
của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đúng mục đích, đúng chế độ
chính sách.
- Phòng Hành chính tổng hợp: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về
nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa có nhiệm vụ phục vụ hành chính xã
hội.
- Quản đốc phân xưởng: là cán bộ chỉ huy cấp dưới của giám đốc Công ty, có
trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành các quá trình sản xuất theo kế hoạch đã
được xác lập và mệnh lệnh của giám đốc Công ty.

Trên đây là bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, thể hiện sự liên kết chặt
chẽ trong khâu quản lý của cấp trên với cấp dưới và của các phòng ban với
nhau.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh các sản phẩm may mặc
- Xuất nhập khẩu các nguyên phụ liệu, thiết bị, vật tư ngành Dệt – May
- Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty: Sản phẩm chủ yếu của Công ty bao
gồm: áo sơ mi, áo jacket các loại, áo bông các loại, áo khoác cho người lớn và
trẻ em, quần áo bảo hộ lao động v.v…phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ trong
nước theo 2 hình thức:
+ Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu của khách hàng theo
đơn đặt hàng để gia công hoàn chỉnh và giao trả cho khách hàng.
+ Sản xuất nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào,
từ sản xuất đến tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1. Kho NVL
9. Kho bán thành phẩm
8. Viết sổ kiện
7. Cắt, phá, gọt
6. Xoa phấn, đục dấu
5. Trải bàn
10. May
11. KCS May
12. Là
13. KCS là
14. Bỏ túi nilon
2. Đo, đếm vải
3. Phân khổ
4. Phân bàn

18. Giao cho KH
17. Kho thành phẩm
16. Xếp gói, đóng kiện
15. Xếp sản phẩm vào hộp
- Từ khâu 1 đến khâu 4: là công đoạn chuẩn bị sản xuất do phòng kế hoạch kinh
doanh phụ trách, nhiệm vụ tiếp nhận nguyên vật liệu đưa vào kho sơ chế.
- Từ khâu 5 đến khâu 14: Thuộc công đoạn cắt do 5 xí nghiệp may quản lý, có
nhiệm vụ cắt, lắp ráp sản phẩm, là gấp và kiểm tra đóng gói sản phẩm.
- Từ khâu 15 đến 18: là khâu cuối cùng nhằm bao gói sản phẩm trước khi đưa đi
tiêu thụ.
Nguyên vật liệu: Khi mua về hoặc bạn hàng mang đến đều được kiểm tra
chất lượng và nhập kho vì NVL rất quan trọng. NVL là đầu vào của hoạt động
sản xuất, là đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, NVL bị tiêu hao
toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
Một vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải
sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Để sử dụng có hiệu quả nhất vốn lưu động các
doanh nghiệp cần tiết kiệm vốn lưu động bằng cách sử dụng hợp lý và tăng
vòng quay của vốn. Mà trong các doanh nghiệp, lượng vốn bỏ ra để mua NVL
thường chiếm một tỷ lệ lớn (khoảng 40 -60%) tổng số vốn lưu động của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, tiết kiệm và quản lý chặt chẽ NVL là yếu tố hàng đầu để
nâng cao hiệu quả vốn lưu động. Do đó, trong doanh nghiệp vấn đề mua, sử
dụng NVL cần được hết sức quan tâm.
Dựa trên yêu cầu của sản phẩm và hợp đồng đã ký, phòng kỹ thuật tiến
hành giác mẫu, sau đó đưa vào sản xuất đồng bộ.
-Giai đoạn cắt: Bằng máy cắt tự động tạo ra bán thành phẩm, nếu đơn đặt hàng
yêu cầu thêu in trên bán thành phẩm ở các phần xưởng in thêu.
-Giai đoạn may: Nhận bán thành phẩm và tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm theo
từng công đoạn.
-Giai đoạn thùa đính: sản phẩm may xong được chuyển sang thùa khuy đính

cúc.
-Giai đoạn là: Nhận sản phẩm là phẳng và chuyển sang bao gói
-Giai đoạn bao gói: Sản phẩm sau khi được là phẳng tiếp tục được đóng gói
theo yêu của đơn đặt hàng.
-Kiểm tra chất lượng: Nhân viên có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng mẫu mã sản
phẩm, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ đem nhập kho và đóng thùng.
-Nhập kho thành phẩm: Nhận sản phẩm hoàn thành đóng thùng, xuất bán hoặc
giao cho khách hàng
Hình thức tổ chức sản xuất
Công ty tổ chức sản xuất theo hình thức sản xuất hàng loạt theo kế hoạch
đặt ra. Các phòng, các phân xưởng được phân công lao động rõ ràng và có sự
chuyên môn hóa cao.
Các phân xưởng phụ: Phân xưởng bao bì, sản xuất và cung cấp hòm hộp
carton, bìa lưng, khoanh cổ, in lưới trên bao bì, cho Công ty và khách hàng.
Phân xưởng phụ trợ:
-Phân xưởng thêu-giặt-dệt: Thực hiện các bước công nghệ thêu, giặt sản phẩm
và tổ chức triển khai dệt nhãn mác sản phẩm.
-Phân xưởng cơ điện: Có chức năng cung cấp năng lượng, bảo dưỡng, sữa chữa
thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề có liên quan cho quá trình
sản xuất chính cũng như hoạt động khác của Công ty.
2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực kế toán tài chính,
theo dõi tình hình kế hoạch sản xuất, tình hình thực hiện các chế độ chính sách
về quản lý kinh tế tài chính.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tài sản cố định

Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành
Kế toán NVL
Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay
Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm có 8 người, trong đó có 1
trưởng phòng và các kế toán viên gồm: 1 kế toán tiền mặt và thanh toán, 1 kế
toán NVL, 1 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 1 kế
toán tài sản cố định, 1 kế toán tiêu thụ sản phẩm, 1 kế toán tiền lương, 1 thủ
quỹ.
Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán
-Trưởng phòng tài chính kế toán (kế toán trưởng): Là người chịu trách nhiệm
chung công việc của Phòng Tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Kế toán trưởng cũng là người thực hiện phân tích tình hình tài chính cho Giám
đốc và cơ quan có thẩm quyền, đưa ra những ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu
cho Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định và tham gia trong việc lập các
kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của Công ty.
-Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất tồn
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính toán, phân bổ nguyên vật liệu, lập bảng
phân bổ nguyên vật liệu.
-Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi công nợ và thanh toán công
nợ của các cửa hàng đại lý, hạch toán tiêu thụ hàng trong nước và xuất nhập của
các kho thành phẩm.
-Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ quản lý chương trình tiết kiệm toàn
Công ty. Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương và các khoản trích
theo lương cho cán bộ công nhân việc toàn Công ty.
-Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp các
chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản
phẩm.
-Kế toán tiền mặt và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền mặt,
tình hình hiện có của quỹ tiền mặt và giao dịch với ngân hàng.
-Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ quản lý nguyên giá, giá trị hao mòn và

giá trị còn lại của TSCĐ. Tiến hành trích khấu hao theo thời gian dựa trên tuổi
thọ kỹ thuật của tài sản.
-Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt và sổ
quỹ tiền mặt.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong
phòng kế toán có một công việc nhất định, nhưng giữa các bộ phận này luôn có
sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, là tiền đề cho khâu tiếp theo,
đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
2.1.5.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty.
2.1.5.1.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.
Hiện nay Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 Bộ Trưởng BTC. Công ty áp dụng hình
thức kế toán Nhật Ký Chung với niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
dương lịch hàng năm. Hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
2.1.5.2.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.
Về chứng từ kế toán, để hạch toán tiêu thụ thành phẩm Công ty đã sử dụng các
chứng từ sau để phản ánh: hóa đơn GTGT, phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của
ngân hàng, phiếu nhập hàng bán trả lại…Kế toán tổng hợp dựa chủ yếu vào các
hóa đơn bán hàng, giấy báo có của ngân hàng, phiếu thu để phản ánh vào tài
khoản doanh thu tiêu thụ (TK511, TK512).Hóa đơn GTGT được kế toán công
nợ của Công ty lập chủ yếu dựa vào hợp đồng, phiếu giao hàng hoặc biên bản
thanh lý hợp đồng.Phiếu giao hàng phải có chữ ký của người nhận hàng, kế
toán, thủ kho, thủ trưởng đơn vị.Việc lập hóa đơn GTGT chủ yếu dựa vào hai
chế độ:
Nếu số lượng hàng sản xuất trong hợp đồng in trùng với số lượng trong phiếu
giao hàng thì kế toán công nợ viết hóa đơn GTGT theo số thực tế trong phiếu
giao hàng, sau đó kế toán công nợ sẽ chuyển hóa đơn cho kế toán tổng hợp, kế

toán tổng hợp dựa vào đó để phản ánh lên TK5112
Nếu số lượng hàng sản xuất trong hợp đồng lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong phiếu
giao hàng thì khách hàng phải đến phòng kế hoạch làm thanh lý hợp đồng theo
số lượng thực tế đã sản xuất.Kế toán công nợ dựa vào phiếu giao hàng và biên
bản thanh lý hợp đồng để lập hóa đơn bán hàng.
Các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác kế toán của Công ty được xây
dựng giống như biểu mẫu của chế độ kế toán hiện hành và áp dụng một số
chứng từ chủ yếu sau:
+ Phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ khác.
+ Bảng phân bổ về tiền lương, khấu hao, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
2.1.5.3.Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán.
Trong quá trình kế toán, Công ty sử dụng hệ thống các tài khoản kế toán theo
quy định của Bộ tài chính, ngoài ra Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi
tiết khác cho phù hợp với tình hình kế toán của Công ty.
2.1.5.4.Tổ chức vận dụng sổ kế toán.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung gồm có các loại sổ sách kế
toán chủ yếu sau đây: sổ nhật ký chung, sổ cái, số nhật ký mua hàng.
-Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát
sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng với tài khoản của các nghiệp vụ
đó, làm căn cứ để ghi vào sổ cái.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ
phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để
ghi vào bảng cân đối phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và các báo
biểu kế toán khác.
- Nhật ký mua hàng: được dùng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, phải
mở các nhật ký mua hàng để ghi cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Khi dùng
nhật ký mua hàng chứng từ gốc trước hết được ghi sổ vào số nhật ký đặc biệt.
Sau đó cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ
cái.

Ngoài ra còn sử dụng thêm một số sổ sách khác nữa là: sổ quỹ, bảng kê,
sổ và thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Các số thẻ kế toán chi tiết: dùng để phản ánh đối tượng cần được hạch
toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất…)
Bảng cân đối phát sinh: dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh
trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn để kiểm tra tính
chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý.
Trình tự ghi chép trong hình thức nhật ký chung: hàng ngày căn cứ vào
chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời
gian sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Trường hợp dùng sổ
nhật ký mua hàng thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ phát
sinh vào các sổ nhật ký mua hàng và lấy số cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ
trên sổ nhật ký mua hàng và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ cái. Cuối
tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân đối
phát sinh các tài khoản tổng hợp.
Đối với tài khoản có mở các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ
nhật ký thì phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ
kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với
bảng cân đối phát sinh.
Sau khi kiểm tra khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được dùng
làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.

Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ

Lệnh trên máy
Mc tin hc húa: tt c cỏc s liu u c tng hp, nh khon v lm
trờn mỏy vi tớnh, ngoi ra cụng ty cũn s dng phm mm k toỏn Greensoft
phiờn bn 2.0 do Cụng ty c phn Phm Mm Xanh cung cp.
2.1.5.5.T chc vn dng bỏo cỏo ti chớnh

Cui mi quý v mi nm, phũng ti chớnh k toỏn lp cỏc bỏo cỏo ti chớnh
sau:
+ Bng cõn i k toỏn: mu s B01-DN
+ Kt qu hot ng sn xut kinh doanh: Mu s B02-DN
+ Bỏo cỏo lu chuyn tin t: mu s B03-DN
Chứng từ gốc
Nhập dữ liệu vào trong máy
Máy xử lý và các thao tác trên máy
Sổ chi tiếtNhật ký chung
Sổ cái các tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số PS
Báo cáo tài chính
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B09-DN
Hiện nay Công ty không áp dụng báo cáo quản trị trong quản lý nội bộ. Công ty
nộp báo cáo tài chính cho Cục thuế thành phố Hải Phòng.
2.2.Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
tại Công ty TNHH Hùng Dũng.
2.2.1.Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.
2.2.1.1.Đặc điểm thành phẩm tại Công ty.
Sản phẩm chủ đạo của Công ty là:
Sơ mi nội địa cao cấp: gồm có sơ mi nam, sơ mi nữ, sơ mi trẻ em các loại….
Quần âu nam.
Áo bông các loại: áo bông người lớn, áo bông trẻ em.
Áo khoác các loại cho người lớn và cho trẻ em.
Các sản phẩm của Công ty có chất lượng vượt trội, được may từ những
nguyên liệu cao cấp, theo những kiểu dáng đã đăng ký bản quyền, phù hợp với
điều kiện khí hậu Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn là hàng nội địa cao cấp.
Dựa vào đặc điểm thành phẩm của Công ty mình, Công ty TNHH Hùng
Dũng đã đưa ra các yêu cầu sau: Phân thành phẩm ra từng loại, từng thứ loại

khác nhau theo từng chủng loại, từng kho cho dễ quản lý, Công ty đã xây dựng
hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho đủ phẩm chất
đạo đức tránh mất mát, thất thoát.
2.2.1.2.Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.
Phương thức tiêu thụ thành phẩm:
Hiện nay, có nhiều phương thức tiêu thụ để cho các doanh nghiệp lựa
chọn áp dụng cho mình. Phương thức tiêu thụ chủ yếu mà Công ty TNHH Hùng
Dũng áp dụng là tiêu thụ trực tiếp và chuyển hàng theo hợp đồng. Bởi xuất phát
từ đặc điểm sản phẩm của Công ty là những sản phẩm may mặc.
Phương thức thanh toán tiêu thụ thành phẩm:
Khi Công ty bán được hàng đồng nghĩa với việc khách hàng phải có
nghĩa vụ thanh toán số tiền hàng cho Công ty. Tùy theo từng đối tượng khách
hàng mà Công ty quyết định hình thức thanh toán. Đối với những khách hàng
thường xuyên, có quan hệ lâu dài, giữ được uy tín với Công ty thì có thể thanh
toán ngay tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán và trả tiền sau theo đúng quy
định ghi trong hợp đồng. Còn với khách hàng không có quan hệ thường xuyên
thì Công ty chỉ đồng ý xuất hàng khi đã thu đủ số tiền hàng.
Công ty chấp nhận cho khách hàng mang trả hàng đã mua, nếu như hàng
kém phẩm chất, sai quy cách mẫu mã.
Về giảm giá hàng bán, Công ty thực hiện một số biện pháp như giảm giá
bán theo tỷ lệ phần trăm(%) nhất định như:
Khách mua 100-300 sản phẩm được giảm giá 3%.
Khách mua 300-1000 sản phẩm được giảm giá 5%.
Khách mua 1000-2000 sản phẩm được giảm giá 7%.
Khách mua 2000 sản phẩm trở lên được giảm giá 10%.
Công ty cũng giảm giá trong trường hợp giá mua nguyên vật liệu đầu vào của
Công ty giảm xuống.
2.2.2.Kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ tại Công ty TNHH Hùng Dũng.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán : Công ty áp dụng theo phương
pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ. Theo phương pháp này, giá của thành phẩm

xuất kho được tính theo công thức: Giá thành phẩm xuất kho
Giá thực tế của thành phẩm tồn và nhập trong kỳ
Lượng thực tế thành phẩm tồn và nhập trong kỳ
=

Hàng ngày, bộ phận kho và phòng kế toán theo dõi và đối chiếu với nhau về
số lượng xuất, lượng tồn.Đến cuối tháng, sau khi xác định được giá thành sản
phẩm mới tính được giá trị thành phẩm xuất bán.

Biểu 2.2. Bảng nhập – xuất – tồn thành phẩm (trích)
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
STT Tên sản phẩm
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ
SL TT SL TT
1 Áo sơ mi nam 11.104,32 389.788.291 91.376,190 3.303.826.382
2 Áo sơ mi nữ 424,39 17.149.097 2.820 109.013.217

×