Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu biện pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững tại hồ trị an, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.78 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

PHẠM THỊ THANH HÒA

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC,
BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG
TẠI HỒ TRỊ AN TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ

T P . HỒ CHÍ MINH , THÁNG 06 /200 8


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày


tháng

năm 2008

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

PHẠM THỊ THANH HỊA

Phái:

Nữ


Sinh ngày tháng năm: 16/10/1977

Nơi sinh: Thái Ngun

Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường

MSHV: 02605576

I.

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG
TẠI HỒ TRỊ AN TỈNH ĐỒNG NAI
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
• Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại hồ chứa Trị An tỉnh Đồng Nai.
• Thu thập số liệu, quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Trị An.
• Xác định các nguyên nhân và tải lượng của các nguồn ô nhiễm: tự nhiên và
nhân tạo tác động đến chất lượng nước hồ.
• Ứng dụng mơ hình tốn để đánh giá sự lan truyền và biến đổi các chỉ tiêu chất
lượng nước của hồ Trị An (Hiện trạng và dự báo đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020)
• Dựa vào quy hoạch tổng thể các hồ chứa của UBND tỉnh Đồng Nai, đề xuất mơ
hình quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản và qui mô phát triển nuôi
trồng thủy sản bền vững tại hồ Trị An.


III. NGÀY GIAO NHIỆM VU:Ï 21/01/2008
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2008

ii


V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS.PHÙNG CHÍ SỸ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày

TRƯỞNG PHÒNG ĐT - SĐH

tháng

năm 2008

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH

iii


LỜI CẢM ƠN

[\

Trước tiên cho em gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý thầy cô giảng dạy Cao học chun
ngành Quản Lý Mơi Trường khóa 2005.
Đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Phùng Chí Sỹ đã hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều
ý kiến q báu trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn cán bộ và nhân viên Trung tâm Công Nghệ Môi trường
(ENTEC) đã cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu tại Trung
tâm.
Chân thành cảm ơn Quý thầy cô phịng Sau Đại học đã nhiệt tình tổ chức, theo dõi,
động viên và tạo điều kiện để chương trình đào tạo Cao học kết thúc tốt đẹp.
Cảm ơn tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ trong công việc, cũng như động
viên về mặt tinh thần để luận văn này được hồn thành.
Xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc những lời động viên và khuyến khích nhiệt tình của gia
đình để con đạt được những thành quả như hôm nay.
Lời cuối cùng xin được cảm ơn tất cả Q thầy cơ của trường Đại Học Bách TP.Hồ
Chí Minh, những người ít nhiều đã bỏ cơng sức để truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình học Cao học.
Vì thời gian có hạn và những kiến thức cịn hạn chế, chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cơ và các bạn.

Tác giả
Phạm Thị Thanh Hịa

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì hồ Trị An là hồ lớn nhất và hiện được sử dụng cho

nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước cho phát điện, phục vụ tưới tiêu nông
nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn và đô thị, phục vụ phát triển du lịch
sinh thái. Bên cạnh đó, hồ Trị An cịn được tận dụng để nuôi thủy sản nước ngọt trong
hồ và ở đới bán ngập. Hoạt động nuôi thủy sản này đã giải quyết được một lượng lao
động đáng kể cho các hộ dân sống quanh hồ và cũng mang lại giá trị kinh tế cho tỉnh
Đồng Nai. Tuy nhiên, việc quản lý chưa đồng bộ của các cơ quan chức năng và ý thức
người dân chưa cao nên đã có những tác động xấu đến mơi trường. Vì vậy, khai thác
nguồn lợi thủy sản, nuôi thủy sản bền vững là mục tiêu hướng tới của các nhà quản lý
lãnh thổ. Đó cũng chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
Nội dung của đề tài bao gồm:
1. Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
hồ Trị An
1.1. Đánh giá hiện trạng quản lý khai thác thủy sản.
1.2. Đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản.
1.3. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản
1.4. Đánh giá hiện trạng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Trị An (5 năm)
2. Ứng dụng mơ hình tính tốn lan truyền ơ nhiễm, kết hợp hiển thị trên bản đồ
(GIS) để đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ Trị An
2.1. Đánh giá chất lượng nước tại hồ Trị An
2.2. Xác định nguyên nhân và tải lượng của các nguồn ô nhiễm
2.3. Ứng dụng mơ hình WASP5 để đánh giá sự lan truyền và biến đổi các chỉ tiêu chất
lượng nước hồ Trị An.
3. Đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi và phát triển thủy sản
bền vững.
3.1. Biện pháp bảo vệ nguồn lợi hồ Trị An.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nuôi và khai thác thủy sản
3.3. Biện pháp về cơ chế chính sách trong phát triển thủy sản bền vững.

v



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài .....................................................2
4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ............................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................9
CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC HỒ TRỊ AN TỈNH ĐỒNG NAI .. 10
1.1. Tổng quan................................................................................................................... 10
1.2. Đặc điểm địa hình...................................................................................................... 13

1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ......................................................................................13
1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................14
1.5. Thảm thực vật .................................................................................................17
1.6. Tài nguyên nước .............................................................................................17
1.7. Đặc điểm thủy văn .........................................................................................19
CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN
TẠI HỒ TRỊ AN ................................................................................................................... 21

2.1. Hiện trạng nuôi thủy sản................................................................................21
2.1.1. Nuôi quảng canh trên diện tích mặt nước lớn ...........................................21
2.1.2. Ni eo ngách............................................................................................23
2.1.3. Ni cá bè..................................................................................................26

2.1.4. Đánh giá chung về nguồn lợi.....................................................................31

vi


2.2. Hiện trạng khai thác thủy sản .......................................................................33
2.2.1. Khai thác thủy sản tự nhiên ......................................................................33
2.2.2. Khai thác cá nuôi trong bè ........................................................................35
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động khai thác thủy sản .....................................36
2.3. Quản lý khai thác và nuôi thủy sản ..............................................................37
2.3.1. Quản lý nuôi .............................................................................................37
2.3.2. Quản lý khai thác.......................................................................................39
2.4. Đánh giá chung về quản lý, khai thác, nuôi thủy sản tại hồ Trị An ..........40
CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG MƠ HÌNH TÍNH TỐN LAN TRUYỀN Ơ NHIỄM
TRONG LỊNG HỒ TRỊ AN............................................................................................... 42

3.1. Chất lượng nước trong hồ Trị An .................................................................42
3.1.1. Giá trị DO ..................................................................................................42
3.1.2. Giá trị BOD5 ..............................................................................................44
3.1.3. Giá trị COD ..............................................................................................45
3.2. Chất lượng các nguồn nước bổ cấp cho hồ...................................................49
3.2.1. Sông Đồng Nai ..........................................................................................49
3.2.2.Sông La Ngà ..............................................................................................53
3.2.3. Các sông suối khác ....................................................................................56
3.3. Các nguồn thải vào hồ ....................................................................................59
3.3.1. Nước thải công nghiệp ..............................................................................60
3.3.2. Nước thải nông nghiệp ..............................................................................60
3.3.3. Nước thải từ khu vực nuôi cá bè ...............................................................62
3.3.4. Nguồn ô nhiễm do thảm thực vật bán ngập...............................................64
3.3.5.Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt .........................................................65

3.3.6. Nhận xét về đặc trưng các nguồn thải vào hồ Trị An .......................................... 66

3.4. Phân bố phù sa lơ lửng trong hồ ...................................................................66
3.4.1. Phân bố phù sa lơ lửng trong lòng hồ Trị An............................................66
3.4.2. Mơ hình phù sa lơ lửng .............................................................................68
3.5. Lan truyền chất ô nhiễm trong hồ.................................................................72
3.5.1. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm năm 2006..............................................72

vii


3.5.2. Phương án tính tốn đến năm 2010 ..........................................................80
3.5.3. Phương án tính tốn đến năm 2020 ...............................................................
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ
NGUỒN LỢI VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG............................................. 87

4.1. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường hồ Trị An .........................87
4.1.1. Quan điểm .................................................................................................87
4.1.2. Trách nhiệm cộng đồng .............................................................................87
4.1.3. Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường............................................88
4.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thủy sản ....................................................89
4.2.1. Quản lý nuôi và khai thác tự nhiên............................................................89
4.2.2. Quản lý ni và khai thác cá bè.................................................................90
4.2.3. Chuyển đổi hình thức quản lý ...................................................................92
4.3. Các biện pháp về cơ chế chính sách trong phát triển thủy sản bền vững...93
4.3.1. Dự thảo cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành hữu quan trong hoạt động thuỷ
sản ở hồ Trị An ....................................................................................................93
4.3.2. Dự thảo quy chế quản lý hoạt động thuỷ sản bền vững ở hồ Trị An ........93
4.3.3. Dự thảo quy chế quản lý nuôi thuỷ sản trong lồng, bè ở hồ Trị An..........94
5.3.4. Dự thảo quy chế quản lý nuôi thuỷ sản ở hồ Trị An. ................................95

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 99
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 101

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cấu ơxy sinh hóa

COD

Nhu cầu ơxy hóa học

DO

Ơxy hịa tan

ĐCCT

Địa chất Cơng trình

ĐCTV

Địa chất Thủy văn

ĐH KHTN


Đại học Khoa học Tự nhiên

ENTEC

Trung tâm Công nghệ Mơi trường

EUTRO5

Mơ hình để mơ phỏng sự lan truyền và biến đổi của các thông
số môi trường.

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học Công nghệ

NH4+

Amôni

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NO3-

Nitrate

PO43-

Phosphate

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

TOXI5

Mơ hình để mơ phỏng sự lan truyền chất rắn lơ lửng

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND


Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Các thông số kỹ thuật cơ bản của hồ Trị An
Bảng 1.2 : Quan hệ cao độ H, dung tích W và diện tích mặt hồ F
Bảng 1.3 : Các đặc trưng thủy văn thiết kế cơ bản của hồ Trị An
Bảng 2.1 : Số lượng cá thả và sản lượng thu hàng năm
Bảng 2.2 : Các eo ngách nuôi thủy sản
Bảng 2.3 : Kết quả nuôi eo ngách qua các năm
Bảng 2.4 : Số lượng bè qua một số năm ở hồ Trị An
Bảng 2.5 : Lao động nuôi cá bè và sản lượng năm 2005
Bảng 2.6 : Số lượng cá thả hàng năm của hồ Trị An, năm 1988 – 2003
Bảng 2.7 : Sản lượng khai thác thủy sản trong lòng hồ Trị An, năm 2000 – 2004
Bảng 3.1 : Tổng hợp giá trị trung bình các thơng số chính đánh giá ô nhiễm hồ Trị An
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích mẫu trầm tích hồ Trị An tháng 06/2007
Bảng 3.3 : Vị trí lấy mẫu trầm tích hồ Trị An
Bảng 3.4 : Kết quả đo lưu lượng, mực nước sông Đồng Nai và La Ngà chảy vào hồ
Bảng 3.5 : Tải lượng của nước thải nhà máy mía đường La Ngà
Bảng 3.6 : Tải lượng của nước thải nhà máy men Mauri La Ngà
Bảng 3.7 : Khối lượng phân thải của các loại vật nuôi
Bảng 3.8 : Tải lượng ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi tại khu vực hồ Trị An
Bảng 3.9 : Tổng hợp tình hình ni cá bè qua các năm tại hồ Trị An

Bảng 3.10 : Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá bè hồ Trị An năm 2006
Bảng 3.11 : Ước tính tải lượng ô nhiễm do thảm thực vật bán ngập hồ Trị An
Bảng 3.12 : Phân bố hộ dân cư trên hồ Trị An
Bảng 3.13 : Tải lượng ô nhiễm do sinh hoạt tại khu vực hồ Trị An năm 2006
Bảng 3.14 : Thành phần cấp phối hạt phù sa lơ lửng của hồ Trị An
Bảng 3.15 : Điều kiện về hướng gió và vận tốc gió trên hồ

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí hồ chứa Trị An trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hình 3.1 : DO hồ Trị An – Vị trí cầu La Ngà, 1999 – 2006
Hình 3.2 : DO hồ Trị An – Vị trí giữa hồ, 1999 – 2006
Hình 3.3 : DO hồ Trị An – Vị trí gần cửa đập, 1999 – 2006
Hình 3.4 : BOD5 hồ Trị An – Vị trí cầu La Ngà, 1999 – 2006
Hình 3.5 : BOD5 hồ Trị An – Vị trí giữa hồ, 1999 – 2006
Hình 3.6 : BOD5 hồ Trị An – Vị trí gần cửa đập, 1999 – 2006
Hình 3.7 : COD hồ Trị An – Vị trí cầu La Ngà, 1999 – 2006
Hình 3.8 : COD hồ Trị An – Vị trí giữa hồ, 1999 – 2006
Hình 3.9 : COD hồ Trị An – Vị trí gần cửa đập, 1999 – 2006
Hình 3.10 : Biểu đồ DO sơng Đồng Nai, 1999 – 2007
Hình 3.11 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO tại sông Đồng Nai đổ vào hồ Trị An
Hình 3.12 : Biểu đồ BOD5 sơng Đồng Nai, 1999 – 2007
Hình 3.13 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ BOD5 tại sơng Đồng Nai đổ vào hồ Trị An
Hình 3.14 : Biểu đồ COD sông Đồng Nai, 1999 – 2007
Hình 3.15 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD tại sơng Đồng Nai đổ vào hồ Trị An
Hình 3.16 : Biểu đồ DO sơng La Ngà, 1999 – 2007
Hình 3.17 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO tại sơng La Ngà, 1999 - 2004
Hình 3.18 : Biểu đồ BOD5 sơng La Ngà, 1999 – 2006

Hình 3.19 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ BOD5 tại sông La Ngà, 1999 - 2004
Hình 3.20 : Biểu đồ COD sơng La Ngà, 1999 – 2006
Hình 3.21 : Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD tại sơng La Ngà, 1999 - 2004
Hình 3.22 : Biểu đồ DO sông Hàng Đào, 1999 – 2006
Hình 3.23 : Biểu đồ BOD5 sơng Hàng Đào, 1999 – 2006
Hình 3.24 : Biểu đồ COD sơng Hàng Đào, 1999 – 2006
Hình 3.25 : Biểu đồ DO suối Tượng, 1999 – 2006
Hình 3.26 : Biểu đồ BOD5 suối Tượng, 1999 – 2006

xi


Hình 3.27 : Biểu đồ COD suối Tượng, 1999 – 2006
Hình 3.28 : Sơ đồ vị trí các nguồn thải, các nguồn nước bổ cấp
Hình 3.29 : Biến trình phù sa trạm Tà Lài
Hình 3.30 : Điều kiện thủy lực biên
Hình 3.31 : Điều kiện biên phù sa
Hình 3.32 : Vị trí các biên trong mơ hình
Hình 3.33 : Phù sa lơ lửng tháng 4
Hình 3.34 : Phù sa lơ lửng tháng 8
Hình 3.35 : Trường nồng độ BOD tháng 4
Hình 3.36 : Trường nồng độ BOD tháng 10
Hình 3.37 : Trường nồng độ COD tháng 4
Hình 3.38 : Trường nồng độ COD tháng 10
Hình 3.39 : Trường nồng độ DO tháng 4
Hình 3.40 : Trường nồng độ DO tháng 10
Hình 3.41 : Trường nồng độ Amoni tháng 4
Hình 3.42 : Trường nồng độ Amoni tháng 10
Hình 3.43 : Trường nồng độ Nitrat tháng 4
Hình 3.44 : Trường nồng độ Nitrat tháng 10

Hình 3.45 : Trường nồng độ BOD tháng 4
Hình 3.46 : Trường nồng độ BOD tháng 10
Hình 3.47 : Trường nồng độ COD tháng 4
Hình 3.48 : Trường nồng độ COD tháng 10
Hình 3.49 : Trường nồng độ DO tháng 4
Hình 3.50 : Trường nồng độ DO tháng 10
Hình 3.51 : Trường nồng độ Amoni tháng 4
Hình 3.52 : Trường nồng độ Amoni tháng 10
Hình 3.53 : Trường nồng độ Nitrat tháng 4
Hình 3.54 : Trường nồng độ Nitrat tháng 10

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Trị An có chiều dài 43 km, chiều rộng bình quân từ 7 đến 8 km kéo dài qua các
huyện Vĩnh Cửu và Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai. Hồ Trị An là hồ chứa dạng sông,
nhận nước của sông Đồng Nai và sơng La Ngà. Hồ có diện tích bề mặt 323 km2, dung
tích khoảng 2,542 tỷ m3 nước. Chức năng chính của Hồ là chứa nước để phục vụ cho
nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngồi ra hồ Trị An cịn là nơi cung cấp nước phục vụ cho
các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước phục vụ cho sinh
hoạt cho người dân và còn là địa điểm du lịch sinh thái.
Sử dụng nguồn nước ngọt hồ Trị An để nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển ngành
thủy sản tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết nhưng tận dụng như thế nào để phát triển nuôi
các đối tượng thủy sản phù hợp mà không ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác đang
là vấn đề quan tâm. UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản, quy chế tạm
thời về tổ chức hoạt động quản lý bảo vệ hồ Trị An cũng như có nhiều biện pháp xử lý
vi phạm, tuy nhiên trong thời gian qua hồ Trị An vẫn bị khai thác và sử dụng một cách
bất hợp lý.

Gần đây, do việc đắp đập xây hồ làm thay đổi điều kiện sống và sinh sản của nhiều
lồi cá sơng ưa nước chảy nên nguồn lợi thuỷ sản trong hồ đang có dấu hiệu giảm sút
nghiêm trọng, một số lồi cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Việc phân chia hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản giữa đơn vị quản lý và cộng
đồng người dân ven hồ, cũng như giữa công đồng người dân với nhau thiếu sự cơng
bằng dẫn đến những khiếu kiện khơng đáng có. Bên cạnh đó, việc nhìn nhận một cách
thiếu chính xác nguồn lợi thủy sản trên hồ dẫn đến việc bố trí tàu thuyền khai thác,
ngư cụ khai thác, mùa vụ khai thác không hợp lý làm cạn kiệt nguồn lợi.
Mặt khác, việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã phát triển khá mạnh trên
hồ, đặc biệt là nuôi cá bè, nuôi cá eo ngách, nuôi cá vùng bán ngập song chưa được
quy hoạch cụ thể; do vậy các hình thức ni thủy sản ở đây cịn nhiều bất cập. Vị trí
đặt bè, các eo ngách ni thủy sản cũng mang tính tùy tiện, tự phát chưa có cơ sở khoa

1


học gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường phá vỡ hệ sinh
thái của hồ Trị An
Tuy nhiên, đứng về mặt kinh tế và xã hội, việc cấm nuôi cá bè trên hồ Trị An khơng
phải là hướng giải quyết hiệu quả. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện
pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền
vững tại hồ Trị An tỉnh Đồng Nai” sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các
cơ quan nhà nước và địa phương đề xuất các biện pháp hạn chế các tác động có hại tới
các mục đích sử dụng đa chức năng của hồ này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
bền vững tại hồ chứa Trị An tỉnh Đồng Nai.


-

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại hồ chứa.

-

Xác định các nguyên nhân và tải lượng của các nguồn ô nhiễm: tự nhiên và
nhân tạo tác động đến chất lượng nước hồ.

-

Đề xuất mơ hình quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản và qui mô phát
triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-

Chất luợng nước trong lịng hồ Trị An

-

Thủy sản được ni tự nhiên và nuôi bè trong hồ.

-

Các hộ dân sống xung quanh hồ Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu và huyện Định
Quán tỉnh Đồng Nai.

-


Những cơ sở sản xuất thải nước thải ra hồ.

4. Nội dung nghiên cứu
-

Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại hồ chứa Trị An tỉnh Đồng Nai.

-

Thu thập số liệu, quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Trị An.

2


-

Xác định các nguyên nhân và tải lượng của các nguồn ô nhiễm: tự nhiên và
nhân tạo tác động đến chất lượng nước hồ.

-

Ứng dụng mơ hình tốn để đánh giá sự lan truyền và biến đổi các chỉ tiêu chất
lượng nước của hồ Trị An (Hiện trạng, dự báo đến năm 2010 và xu hướng đến
năm 2020)

-

Dựa vào quy hoạch tổng thể các hồ chứa của UBND tỉnh Đồng Nai, đề xuất mơ
hình quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản và qui mô phát triển nuôi

trồng thủy sản bền vững tại hồ Trị An.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
• Ngồi nước:
-

Biến đổi mơi trường trong khu vực thượng lưu, trong hồ và hạ lưu của các hồ
chứa nước lớn được thế giới đặc biệt quan tâm vì sau một thời gian hoạt động
ngồi các lợi ích như cấp nước, sản xuất điện năng, tưới tiêu, giao thơng thủy,
điều hịa dịng chảy nhằm hạn chế lũ lụt, ni trồng thuỷ sản, du lịch… hồ chứa
còn gây nên những hậu quả xấu không lường hết được. Những biến động xảy ra
do các đập Bunder (Mỹ), Karip (Trung Phi), Vilta (Ghana), Aswan (trên sông
Nile)… là những bài học thực tế giúp chúng ta quan tâm hơn nữa tới các cơng
trình hồ chứa ở Việt Nam.

-

Q trình ơ nhiễm cuả các hồ chứa nước lớn trên thế giới đặc biệt được quan
tâm vì nó có tác động trực tiếp đến tuổi thọ, chất lượng nước hồ cũng như các
hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, cấp nước ...
ở vùng hạ lưu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra quá trình ơ nhiễm nước cuả các hồ
chứa là do các yếu tố tự nhiên (mưa, gió, nắng, xói mịn, lắng tụ ...) và hoạt
động cuả con người (sản xuất nông nghiệp, khai khống, cơng nghiệp, phá
rừng...) tại khu vực thượng lưu và lịng hồ. Vì vậy, khi đánh giá q trình ơ
nhiễm nước cuả hồ chứa và ảnh hưởng tới các mục đích sử dụng đa chức năng
của hồ cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu
vực thượng lưu, khu vực lòng hồ và khu vực hạ lưu.

3



• Trong nước:
-

Trong những năm qua ở nước ta đã có một vài cơng trình nghiên cứu đánh giá
về tác động mơi trường của các hồ Trị An, hồ Hồ Bình, hồ Dầu Tiếng, hồ
Thác Mơ... tới mơi trường tự nhiên và kinh tế xã hội và ngược lại, tác động cuả
quá trình tự nhiên và KTXH tới chất lượng nước, quá trình bồi lắng, phú dưỡng
của các hồ chứa. Các kết quả nghiên cứu đã phục vụ đắc lực cho việc đề xuất
các phương án nâng cao tuổi thọ cuả hồ chứa và hạn chế các tác động bất lợi do
q trình bồi lắng và phú dưỡng tới mơi trường.

-

Nhận thức được tầm quan trọng của các hồ chứa, Cục Môi trường (nay là Cục
Bảo vệ Môi trường) và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đã giao cho Trung
tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thực hiện nhiệm vụ :"Đánh giá tác động
và rủi ro môi trường của quá trình bồi lắng và phú dưỡng hồ Dầu Tiếng tới hoạt
động kinh tế-xã hội". Đề tài được thực hiện trong 2 năm 2002-2003 do PGS.TS.
Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm.

-

Hiện nay đã và đang có nhiều dự án nghiên cứu ni trồng thủy sản trong các
lịng hồ, lịng sơng, ven biển... tận dụng nguồn nước để phát triển nuôi trồng
thủy sản, đã và đang áp dụng ở một số nơi như hồ Hịa Bình, làng bè các tỉnh
đầu nguồn sơng Cửu Long...

-


Chương trình thủy sản của Ủy Hội Quốc tế sông Mekong tại một số hồ chứa
lớn các tỉnh Tây Nguyên đã được nghiên cứu từ những năm 1994 đến nay nhằm
khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ chứa tăng nguồn thực phẩm
và tăng nguồn thu nhập cho ngư dân sống ven hồ.

-

Phương pháp mô hình hố mơi trường (Mơ hình tốn) cho phép tính tốn lan
truyền ơ nhiễm trong hồ nhằm đánh giá hiện trạng và dự báo ô nhiễm theo
không gian và thời gian, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước
phục vụ cho đa mục đích của hồ chứa.

4


Một số ứng dụng mơ hình tốn trong đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện
trong thời gian qua tại Việt Nam như:
+ Mơ hình tốn để đánh giá chất lượng nước và mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm
trong nước sông và nước biển giúp mô hình hố, định lượng ứng dụng trong
quản lý mơi trường (Phạm Ngọc Hồ, Chu Đức),
+ Xây dựng mơ hình tốn nhằm phân tích, đánh giá các biến đổi các tham số liên
quan đến ô nhiễm môi trường (Lê Thị Quỳnh Hà, 4/2005),
+ Các mơ hình số 3 chiều cho dịng chảy nước nơng, phần mềm MK4 cho tính
tốn thuỷ lực và vận tải chất trong sơng, phần mềm tính tốn lũ và tải chất trong
sơng (Lê Song Giang) có thể tính tốn sự lan truyền các chất ơ nhiễm trong hồ
và sơng rạch.
+ Ứng dụng mơ hình tốn để xây dựng bản đồ ngập nước, mặn và ô nhiễm hữu cơ
trên huyện Nhơn Trạch và Long Thành tỉnh Đồng Nai (Nguyễn Hữu Nhân và
CTV, 2004).
6. Phương pháp nghiên cứu:

6.1. Phương pháp kế thừa:
Các số liệu và thông tin về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển thủy sản, hiện trạng
nuôi và khai thác nguồn lợi thủy sản, các hoạt động sản xuất, phân bố dân cư ven hồ
và trong lòng hồ chứa Trị An, định hướng phát triển thủy sản của tỉnh Đồng Nai, các
nguồn thải, tình hình ơ nhiễm và chất lượng nước hồ chứa Trị An, sẽ được thu thập
thơng qua các số liệu hiện có của các cơ quan chức năng của tỉnh và các nguồn tài liệu
của các cơ quan khác.
6.2. Phương pháp điều tra nông hộ và phiếu quan trắc sản lượng (logbook):
Đánh giá hiện trạng, kỹ thuật nuôi, kinh tế xã hội về nuôi trồng và khai thác thủy sản;
xác định thành phần loài, bãi đẻ, sản lượng, mùa vụ khai thác nguồn lợi thủy sản (Do
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Trung tâm nuôi trồng thủy sản Đồng Nai điều
tra và thống kê).
6.3. Phương pháp thu mẫu thực địa và phân tích:

5


Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước, trầm tích.
Các thông tin thu được từ phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra nông hộ
và phương pháp nghiên cứu bằng mơ hình tốn.
6.4. Mơ hình tính tốn lan truyền và biến đổi các chất ơ nhiễm:
Mơ hình tính tốn dựa trên các phương trình lan truyền chất khơng bảo tồn có tính
đến các q trình chuyển tải, khuyếch tán, phản ứng, lắng đọng ...
6.4.1. Tính tốn dịng chảy
a). Phương trình cơ bản:
Các phương trình cơ bản để giải bài tốn dịng chảy:

τx
∂u
∂u

∂u
∂ε
u 2 + v2
+u
+v
− fv + g
+ gu

= 0 (1.1)
2
(h + ε )C
ρ (h + ε )
∂t
∂x
∂y
∂x
τy
∂v
∂v
∂v
∂ε
u 2 + v2
+ u + v + fu + g
+ gv

=0
2
( h + ε )C
∂t
∂x

∂y
∂y
ρ (h + ε )
∂ε ∂

+ (h + ε )u + (h + ε )v = 0
∂t ∂x
∂y

(1.2)

(1.3)

Trong đó:
u,v: vận tốc dịng chảy theo phương x, y. [m/s].
t: thời gian [s].
f: tham số Coriolis [1/s ].
f = 2 ω sin ϕ (1.4

ϕ :vĩ độ địa lý; ω : vận tốc quay của trái đất.
g: gia tốc trọng trường [m/s2].
ε: dao động mực nước [m].
h: độ sâu [m].
τX, τY:: ứng suất tiếp tuyến gió theo phương x, y.
C: hệ số Chezy.
ρ : khối lượng riêng [kg/m3]

6



b). Điều kiện biên và điều kiện ban đầu:
Điều kiện tại biên lỏng cho dưới dạng dao động mực nước theo năm .
Tại biên rắn: un = 0 , un thành phần vận tốc pháp tuyến.
Tại thời điểm t=0 cho u=v=0 và ξ=0.
c). Sơ đồ số:
Hệ phương trình trên được giải bằng phương pháp sai phân luân hướng. Ở nửa bước
thời gian đầu tiến hành sai phân ẩn các biến theo phương x, và giải hiện cho các biến
theo phương y. Đến nửa bước thời gian sau thì làm ngược lại, nghĩa là sai phân ẩn các
biến theo phương y và giải hiện cho các biến theo phương x.
6.4.2. Tính tốn lan truyền chất ơ nhiễm:
Mơ hình WASP (Water Quality Analysis Simulation Program) của Cục bảo vệ Môi
Trường Mỹ, là mơ hình đã được sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.
WASP là mơ hình chất lượng nước sử dụng phương trình cân bằng khối lượng thể hiện
3 quá trình cơ bản là vận chuyển, tải và biến đổi.
a) Phương trình cân bằng khối lượng
∂C
= −
∂t
+


(ux C) −
∂x

∂ ⎛
∂C ⎞
⎜ Ex
⎟+
∂x ⎝
∂x ⎠



(uy C) −
∂y

∂ ⎛
∂C ⎞
⎜ Ey
⎟+
∂y ⎝
∂y ⎠


(uz C) +
∂z

∂ ⎛
∂C ⎞
⎜ Ez
⎟ + SL
∂z ⎝
∂z ⎠

+ SB

+ SK

(1)

Trong đó :

C - Nồng độ thành phần chất lượng nước (mg/l hoặc g/m3);
t - thời gian (ngày).
ux, uy, uz - Không gian 3 chiều của vận tốc (m/ngày).
Ex, Ey, Ez - Không gian 3 chiều của hệ số pha loãng (m2/ngày).
SL - Hướng và tỉ lệ pha loãng (g/m3 - ngày)
SB - Tỉ lệ pha loãng ở biên (g/m3 - ngày)

7


SK - Tổng số tỉ lệ lan truyền (g/m3 - ngày)
Tích phân phương trình 4 theo y và z ta thu được :
∂AC
∂ ⎛
∂C ⎞
= −
⎜ − ux AC + Ex A
⎟ +
∂t
∂x ⎝
∂x ⎠

A ( SL

+

SB ) +

ASK


(2)

Trong đó A là diện tích thiết diện (m2).
Phương trình (2) biểu diễn 3 quá trình cơ bản của các thành phần chất lượng
nước: vận chuyển, tải và biến đổi.
b). Cấu tạo mơ hình chất lượng nước WASP5
WASP5 gồm 2 modul : TOXI5 và EUTRO5.
• Modul TOXI5 dùng để mơ phỏng sự lan truyền thụ động các chất ô nhiễm, chất
chỉ thị hoặc các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, bùn cát..., có thể mơ phỏng cùng
một lúc sự vận chuyển và biến đổi của 1-3 chất hóa học và 1-3 chất rắn. TOXI5
được áp dụng trong các trường hợp sau :
- Tính sự lan truyền thụ động của chất hóa học hay chất chỉ thị (Trace).
- Tính sự vận chuyển bùn cát, chất rắn lơ lửng.
- Tính sự vận chuyển lan truyền chất ô nhiễm (độc tố) thông thường, trong đó có
kể đến một số q trình hóa - lý có thể ảnh hưởng tới sự vận chuyển và tình trạng
tồn tại của độc tố.
- Tính sự vận chuyển chất hữu cơ (chủ yếu là Hydrocacbon), có kể đến một số q
trình vật lý, hóa học ảnh hưởng tới chúng như bay hơi, thủy phân...
• Modul EUTRO5 dùng để mơ phỏng sự lan truyền và biến đổi của 1-8 hợp phần
hóa học, sinh học thơng thường (NH4+, NO3-, PO43-, Phytoplankton, BOD, DO,
Nitơ hữu cơ (ON) và photpho hữu cơ (OP), có kể đến tương tác hóa học, sinh học
và trao đổi với lớp nước đáy của các hợp phần trong quá trình di chuyển.
6.5. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường :

8


Các phương pháp đánh giá tác động môi trường khác sẽ được áp dụng như: lập bảng
liệt kê, ma trận, mạng lưới, đánh giá nhanh, chồng ghép bản đồ (GIS), phương pháp
phân tích lợi ích, chi phí mở rộng, chuyên gia ...

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu và điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản; nuôi, khai thác thuỷ
sản ảnh hưởng đến chất lượng nước; các nguồn gây ô nhiễm nước hồ; đề xuất mô hình
quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản
hồ chứa Trị An.
- Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các ngành liên quan và địa phương đề xuất
các biện pháp hạn chế các tác động có hại tới mục đích sử dụng đa chức năng của các
hồ chứa, nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi thuỷ sản bền
vững tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

9


CHƯƠNG 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC HỒ TRỊ AN
TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Tổng quan
Hồ Trị An nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đơng Bắc và ở phía Tây
Bắc của tỉnh Đồng Nai, phía Đơng tiếp giáp với huyện Định Quán, phía Tây giáp
huyện Vĩnh Cửu và huyện Thống Nhất ở phía Nam. Hồ Trị An là cơng trình phục vụ
cho phát triển thủy điện, khai thác nguồn lợi thủy sản và du lịch thuộc địa bàn tỉnh
Đồng Nai.

Hình 1.1: Sơ đồ hồ chứa Trị An trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

10


Hoạt động phát triển kinh tế : Hiện nay khu vực xung quanh hồ Trị An hoạt động của

ngành nông lâm nghiệp là chủ yếu. Hoạt động cơng nghiệp ít phát triển, ngồi trừ 02
Nhà máy mía đường và men thực phẩm Maurin La Ngà làm phát sinh nước thải 1.260
m3/ngày đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ Trị An khu vực gần cầu La Ngà.
Hoạt động nuôi cá bè trong lòng hồ với số lượng dao động khoảng 720 bè. Theo số
liệu thống kê của Trung tâm Thủy sản Đồng Nai, trong năm 2006 số lượng bè cá trong
hồ là 700 bè. Nguồn thức ăn dư thừa, chất thải của hơn ngàn hộ dân sống trên mặt hồ
và từ hoạt động chăn nuôi xung quanh hồ (xã Ngọc Định huyện Định Quán) gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước khu vực đầu nguồn hồ.
Hoạt động đánh bắt cá đang được kiểm soát chặt về phương pháp đánh bắt nhằm đảm
bảo phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản của hồ.
Hồ Thủy điện Trị An hoàn thành vào năm 1988 với các thơng số kỹ thuật được tóm tắt
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản của hồ Trị An
TT

Đặc trưng

Đơn vị

Giá trị

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)
Mực nước chết (MNC)
Mực nước làm việc hàng năm
Dung tích tịan bộ (VMNDBT)
Dung tích hữu ích (Vhi)
Dung tích chết (Vch)
Diện tích mặt thống – ứng với MNDBT
Diện tích mặt thống – ứng với MNC
Cơng suất lắp máy (Nlm)
Số tổ máy (n)
Cột nước tính tốn
Lưu lượng qua tuốcbin
Lưu lượng tối đa qua nhà máy ứng với cột nước tính
Điện lượng trung bình nhiều năm (Eo)

m
m
m
109 m3
109 m3
109 m3
km2
km2
MW


62,00
50,00
50,00
2,765
2,547
0,218
323,4
63,1
400
4
52,00
120
880
1,76

m
m3/s
m3/s
109 Kwh

Nguồn : Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Đồng Nai
Quan hệ cao độ H, dung tích W và diện tích mặt hồ F được tóm tắt trong bảng 1.2.

11


Bảng 1.2. Quan hệ cao độ H, dung tích W và diện tích mặt hồ F
H (m)


W 106 m3

F km2

40

1,63

2,45

42

10,00

6,22

44

28,48

12,24

46

62,64

22,76

48


120,60

35,68

50

218,03

63,10

52

396,38

118,64

54

697,86

184,78

56

1.108,26

226,32

58


1.594,25

260,04

60

2.147,77

293,80

62

2.764,73

323,40

64

3.440,92

353,00

66

4.177,30

383,63

Nguồn : Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Đồng Nai
Các đặc trưng thủy văn thiết kế của hồ Trị An được trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Các đặc trưng thủy văn thiết kế cơ bản của hồ Trị An
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đặc trưng
Diện tích lưu vực
Chiều dài sơng chính
Độ dốc lịng sơng chính
Lượng mưa BQNN trên lưu vực
Lưu lượng dịng chảy BQNN
Tổng lượng dòng chảy BQNN
Lưu lượng lũ thiết kế (p=1%)
Tổng lượng lũ thiết kế (p=1%)
Lưu lượng lũ kiểm tra (p=0,1%)
Tổng lượng lũ kiểm tra (p=0,1%)

Ký hiệu
F
L
Js
X0

Q0
W0
Q1%
W1%
Q0,1%
W0,1%

Đơn vị
km2
km
%o
mm
m3/s
109m3
m3/s
109m3
m3/s
109m3

Giá trị
15400
335
4,2
2200
487
15,4
13800
12,67
21000
19,29


Nguồn : Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Đồng Nai

12


×