Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tác động của hành vi hợp tác của đối tác đến sự hài lòng của phía việt nam trong các công ty liên doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 76 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

VÕ VĂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI HỢP TÁC CỦA ĐỐI TÁC
ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA PHÍA VIỆT NAM
TRONG CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2008


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyễn Hậu

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS.Nguyễn Trọng Hoài

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS.Vũ Thế Dũng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 20 tháng 12 năm 2008


Chủ tịch Hội đồng

TS.Cao Hào Thi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cơ giáo, các bạn học, gia đình và Ban lãnh đạo Công ty CP Công
nghệ Viettel – nơi tôi làm việc và rèn luyện. Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong ban giảng huấn của Khoa Quản lý Công
nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM – những người đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ cho tơi trong suốt khóa học này. Đặc biệt, tơi xin trân trọng gởi lời cảm
ơn đến TS. Lê Nguyễn Hậu đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện hồn thành luận văn
này.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn của tôi – những người đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn tất cả thành viên trong gia đình tơi –
những người ln động viên, giúp đỡ nhất là về mặt tinh thần cho tơi trong suốt
khố học này.

Võ Văn Trường
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 - 2008


iii

TĨM TẮT

Với xu hướng tồn cầu hố, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng,
việc hình thành các liên minh chiến lược đã trở thành một phần quan trọng trong
chiến lược kinh doanh của nhiều công ty. Tại Việt Nam, nguồn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Hình thức liên minh dưới dạng liên doanh quốc tế trở nên phổ biến và tăng về số
lượng lẫn qui mô kể từ khi Việt Nam mở cửa. Để tạo nên thành công cho liên doanh
tại Việt Nam, cụ thể là sự hài lịng của các đối tác, thì việc nghiên cứu các yếu tố
trong hành vi hợp tác có tác động đến sự hài lịng của các đối tác là rất cần thiết.
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích xem xét tác động của hành vi hợp tác
giữa các đối tác trong liên doanh quốc tế tại Việt Nam đến sự hài lịng của phía
trong nước.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước định tính và định lượng. Nghiên cứu định
tính theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm đánh giá mức độ rõ ràng của từ
ngữ và khả năng trả lời các câu hỏi. Nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn
bằng bảng câu hỏi trong liên doanh quốc tế tại Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Vũng Tàu. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết.
Phân tích hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích
hồi qui được sử dụng trong phần này. Kết quả kiểm định hai mơ hình cho thấy phần
lớn các giả thuyết được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu góp phần đem lại ý nghĩa
thực tiễn cho các nhà quản trị trong liên doanh quốc tế và các nhà nghiên cứu liên
doanh quốc tế tại Việt Nam. Hơn nữa, nó giúp nhà quản trị nâng cao nhận thức và
có hành vi phù hợp nhằm tạo nên một liên doanh hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn cịn một vài hạn chế. Trước tiên, nghiên cứu này chỉ
dựa vào đánh giá bởi nhận thức chủ quan của đại diện phía Việt Nam trong liên
doanh, khơng thu thập được thơng tin từ phía đối tác nước ngồi. Nghiên cứu chỉ
xem xét tác động của một vài yếu tố trong hành vi hợp tác để xem xét tác động lên
sự hài lòng. Nghiên cứu chỉ thu thập dữ liệu của các liên doanh đang hoạt động,
không phỏng vấn được các liên doanh đã giải thể nên cũng hạn chế tính tổng quát.



iv

ABSTRACT
With the current trend toward globalization and the increasing competition among
firms, the formation of international strategic alliances has become an important
part of many firm’s international business strategy. In Vietnam, sources from
foreign direct investment (FDI) take an important part in the development of
Vietnam’s economy. The formation of strategic alliances as international joint
venture (IJV) has become a common way and the number of IJVs has increased in
quantity and scale since Vietnam’s economy was opened. In order to build the
success for IJV in Vietnam under the partners’ satisfaction, conducting the
cooperative behavior research is very critical to understand the effect of cooperative
behavior to the satisfaction of Vietnamese partners. This study, therefore, aims to
assess the impact of cooperative behavior on the success of IJV as partners’
satisfaction.
The study was conducted by two stages of preliminary survey and main survey. The
purpose of the preliminary survey is to examine whether the questions are clear for
respondents to answer or not. The main survey is carried out via a self-completed
questionnaire in HCM city, Dongnai, Binhduong, and Vungtau province. Data is
used to access the scales’ reliability and validity, and test the hypotheses.
Cronbach’s alpha analysis, exploring factor analysis and regression analysis are
applied for this stage. The results show that cooperative behavior plays a significant
role in explaining overall IJV performance. High levels of commitment,
coordination, and communication are found to be good predictors of IJV success.
There are a number of limitations to this study. First, the analysis conducted in this
study was based on the perception of the Vietnamese partners engaged in IJV and,
therefore, does not capture the cooperative behaviors of both partners. Second, the
study examines a limit number of factors so the model fit is rather low. And finally,
the study only examines firms in operation so the result might be bias.



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................................... iii
ABSTRACT........................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH VẼ..................................................................................................................ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU...........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN ........................................................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 3
1.5 Bố cục luận văn .............................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................ 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................................................ 4
2.1 Giới thiệu ....................................................................................................................................... 4
2.2 Định nghĩa liên doanh ............................................................................................................. 4
2.2.1

Phân loại liên doanh ............................................................................................................ 4

2.2.2

Đánh giá hoạt động của liên doanh ............................................................................. 5

2.3 Các yếu tố thành công của liên doanh .............................................................................. 6

2.3.1 Các yếu tố tạo thành công ban đầu của quá trình thành lập liên doanh ....... 7
2.3.2. Các yếu tố sau khi thành lập liên doanh (ex-post)................................................. 7
2.3.3. Hành vi hợp tác (Cooperative Behavior) trong liên doanh ............................... 7


vi

2.4 Mơ hình nghiên cứu................................................................................................................... 8
2.4.1 Sự phối hợp (Coordination) trong hoạt động giữa các đối tác ........................ 9
2.4.2 Sự phụ thuộc (Dependency) vào liên doanh của các đối tác ............................ 9
2.4.3 Sự cam kết (Commitment) với liên doanh ..............................................................10
2.4.4 Thông tin giao tiếp ..............................................................................................................11
2.4.4.1

Chất lượng thông tin .....................................................................................................11

2.4.4.2

Chia sẻ thơng tin .............................................................................................................11

2.4.4.3

Sự tham gia........................................................................................................................12

2.4.5 Hài lịng với quan hệ liên doanh và với kết quả hoạt động của liên doanh.. 12
2.5 Tóm tắt ............................................................................................................................................13
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................................15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................15
3.1 Giới thiệu .......................................................................................................................................15
3.2 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................15

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................15
3.2.2 Qui trình nghiên cứu ..........................................................................................................16
3.3 Các biến nghiên cứu và thang đo .......................................................................................18
3.3.1 Sự phối hợp giữa các đối tác trong liên doanh ......................................................18
3.3.2 Sự phụ thuộc ..........................................................................................................................19
3.3.3 Sự cam kết...............................................................................................................................20
3.3.4 Thông tin giao tiếp ..............................................................................................................21
3.3.5 Đo lường sự hài lòng .........................................................................................................22
3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức ..........................................................................22


vii

3.5 Tóm tắt ............................................................................................................................................23
CHƯƠNG 4 ..........................................................................................................................................25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................25
4.1 Giới thiệu .......................................................................................................................................25
4.2 Thống kê mô tả mẫu .................................................................................................................25
4.2.1 Tỷ lệ hồi đáp ..........................................................................................................................25
4.2.2 Thời gian hoạt động của liên doanh ...........................................................................26
4.2.3 Quốc tịch của đối tác .........................................................................................................26
4.2.4 Ngành hoạt động ..................................................................................................................27
4.3 Đánh giá thang đo ......................................................................................................................27
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha ......................27
4.3.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.............................29
4.3.2.1

Sự phối hợp .......................................................................................................................29

4.3.2.2


Sự phụ thuộc .....................................................................................................................29

4.3.2.3

Sự cam kết .........................................................................................................................29

4.3.2.4. Thơng tin giao tiếp.........................................................................................................30
4.3.2.5

Sự hài lịng .........................................................................................................................31

4.3.2.6

Phân tích nhân tố ............................................................................................................31

4.4 Mơ hình điều chỉnh ..................................................................................................................33
4.5 Phân tích tương quan và phân tích hồi qui ...................................................................34
4.5.1 Phân tích tương quan ..........................................................................................................34
4.5.2 Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết ............................................................... 35
4.5.2.1 Phân tích hồi qui mơ hình 1....................................................................................... 35


viii

4.5.2.2 Phân tích hồi qui cho mơ hình 2 .............................................................................. 38
4.5.2.3 Kết quả phân tích hồi qui ............................................................................................ 39
4.6 Thảo luận về kết quả................................................................................................................ 42
4.7 Tóm tắt ........................................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................................... 45

KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 45
5.1 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ................................................................ 45
5.2 Hàm ý cho nhà quản trị ......................................................................................................... 46
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 53
Phụ lục 1:Dàn bài thảo luận trực tiếp ....................................................................................... 53
Phụ lục 2:Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng................................................................... 54
Phụ lục 3:Phân tích nhân tố EFA................................................................................................ 58
Phụ lục 3a:Phân tích phân tố EFA biến Cam kết ( Commitment)...............................58
Phụ lục 3b:Phân tích EFA các biến thơng tin giao tiếp (Communications) ...........59
Phụ lục 3c:Phân tích EFA biến hài lịng (Satisfaction).....................................................59
Phụ lục 3d:Phân tích EFA các biến độc lập ...........................................................................60
Phụ lục 4:Phân tích tương quan....................................................................................................61
Phụ lục 5:Phân tích hồi qui .............................................................................................................62
Phụ lục 5a: Phân tích hồi qui mơ hình 1 ..................................................................................62
Phụ lục 5b: Phân tích hồi qui mơ hình 2 ................................................................................. 63
Phụ lục 6:Khảo sát phân phối của phần dư ............................................................................ 64


ix

Phụ lục 6a:Phụ lục 6a: Biến ZRE_1, phần dư của phương trình hồi qui 1 ............ 64
Phụ lục 6b: Biến ZRE_2, phần dư của phương trình hồi qui 2 .................................... 65
Lý lịch trích ngang ............................................................................................................................. 66
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Tên hình

Trang


Hình 2.1: Các yếu tố của hành vi hợp tác tác động đến sự hài lịng,
Kauser (2004)
Hình 2.2: Đánh giá mức độ hài lịng của phía đối tác trong nước qua
hành vi hợp tác.
Hình 3.1 : Qui trình nghiên cứu
Hình 4.1: Tỉ lệ hồi đáp

8
17
26

Hình 4.2: Mơ hình kiểm định giả thuyết
Hình 4.3 Kết quả của phân tích hồi qui (mơ hình 1)
Hình 4.4 Kết quả phân tích hồi qui (mơ hình 2)

33
36
38

8

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Bảng 3.2: Thang đo sự phối hợp
Bảng 3.3: Thang đo sự phụ thuộc
Bảng 3.4: Thang đo sự cam kết
Bảng 3.5: Thang đo thông tin giao tiếp
Bảng 3.6: Thang đo sự hài lòng
Bảng 4.1: Thống kê năm hoạt động

Bảng 4.2: Thống kê các Quốc gia trong liên doanh
Bảng 4.3: Loại hình kinh doanh
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach alpha
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Cronbach alpha sau khi phân tích EFA
Bảng 4.6: Kết quả EFA
Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi qui đa biến
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định các giả thuyết cho mơ hình 1 - SaRel
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định các giả thuyết cho mơ hình 2 - SaPer

Trang
18
19
19
21
22
22
26
27
27
28
30
32
34
37
39
41


1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Với xu hướng tồn cầu hóa ngày nay, tính cạnh tranh ngày càng tăng, việc hình
thành các liên minh chiến lược đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược
kinh doanh của nhiều công ty (Kauser, 2004). Liên minh chiến lược được xem là
cách hiệu quả để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới để thâm nhập vào một thị
trường mới, để nhanh chóng vượt qua những rào cản thương mại của luật pháp nước
sở tại (Contractor và Lorange, 1988), và để học tập những kỹ năng trong các lĩnh
vực chuyên môn của những doanh nghiệp tiên tiến (Elmuti và Kathawala, 2001).
Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, doanh
nghiệp liên doanh là phổ biến và tăng về số lượng lẫn qui mơ

(1)

. Các đối tác phía

Việt Nam thường đóng góp vào liên doanh cơ sở vật chất hiện có, nhân lực, quyền
sử dụng đất đai và phía nước ngồi mang vào tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý
để tạo nên một doanh nghiệp chung cùng nhau hoạt động (1).
Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì và phát triển liên minh chiến lược nói chung, liên
doanh nói riêng khơng phải là đơn giản. Các dự án liên doanh thường thất bại vì các
lỗi trong việc quản lý (Elmuti và Kathawala, 2001). Việc khơng hài lịng với quan
hệ liên minh là một trong những lý do chính khiến nhiều liên minh không thành
công (Fortune, 1990). Nhiều vấn đề trong quản lý liên doanh xuất phát từ vấn đề
thiếu quan tâm chú ý đến mối quan hệ (Coopers và Lybrand, 1997 trích từ Kauser,
2004). Hiểu các yếu tố liên quan đến thành công cho liên doanh sẽ giúp các nhà
quản trị phát triển mối quan hệ đối tác tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai. Khi

các liên doanh hoạt động hiệu quả, thành cơng sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế trong nước.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc đánh giá hoạt động của liên doanh là rất khó khăn tùy thuộc vào mối quan tâm
của các nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này dựa trên tiền đề là các yếu tố về
hành vi hợp tác có tác động đến thành cơng của liên doanh (Geringer và Hebert,
1989; Parkhe, 1993; Mohr và Spekman, 1994; Saxton,1997).
Thành cơng của liên doanh có thể được hình thành từ nhiều yếu tố. Trong nghiên
cứu này sự thành công của liên doanh được xem xét ở một góc độ nhỏ là sự hài lịng
của phía trong nước đối với quan hệ liên doanh (1) và đối với kết quả hoạt động của
liên doanh (2). Đề tài này được thực hiện với các mục tiêu:
Trước hết là xem xét tác động của các hành vi hợp tác bao gồm các yếu tố phối hợp,
cam kết, phụ thuộc vào đối tác và thơng tin giao tiếp đối với sự hài lịng của đối tác
trong nước về mối quan hệ liên doanh và về kết quả hoạt động của liên doanh.
Sau đó là thông qua kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất để các nhà
quản trị trong công ty liên doanh hiện tại cũng như sắp hình thành trong tương lai
điều chỉnh hoạt động của mình để đạt hiệu quả và thành công cho liên doanh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu tập trung vào thái độ, nhận thức của đại diện phía Việt Nam
trong liên doanh với nước ngồi về sự hài lịng với mối quan hệ liên doanh và với
kết quả hoạt động của liên doanh. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:
nghiên cứu định tính để kiểm tra sự phù hợp của các mục hỏi của thang đo sau đó
tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Khi nghiên cứu các doanh nghiệp liên
doanh, tùy thuộc vào mục tiêu và mối quan tâm của những người nghiên cứu mà
các liên doanh có thể được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Đề tài nghiên cứu
này chỉ tập trung vào các doanh nghiệp liên doanh đang trong giai đoạn hoạt động

giữa Việt Nam với đối tác là cơng ty nước ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh và mở
rộng đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu hoạt động kể từ khi Việt Nam
thơng qua luật đầu tư nước ngồi năm 1988 đến nay. Vì đây là khu vực kinh tế
trọng điểm của cả nước nên phạm vi nghiên cứu này có tính đại diện cao.


3

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này đem lại ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp liên doanh,
và các nhà nghiên cứu về liên doanh quốc tế tại Việt Nam. Cụ thể, kết quả nghiên
cứu này giúp cho các doanh nghiệp liên doanh, các nhà quản trị hiểu biết hơn nữa
sự tác động của các hành vi hợp tác lên sự hài lịng trong liên doanh. Từ đó các nhà
quản trị có thể điều chỉnh hoặc nâng cao sự chú ý của mình vào yếu tố tác động đến
sự hài lịng liên quan đến hài lòng với quan hệ liên doanh và hài lòng với kết quả
hoạt động của liên doanh. Cùng với ý tưởng đó, nghiên cứu này giúp những doanh
nghiệp sắp liên doanh cũng sẽ xác định được một số yếu tố quan trọng giúp họ xây
dựng một liên doanh trong tương lai thành công hơn. Và nghiên cứu này cũng góp
phần khẳng định thêm các yếu tố thuộc về hành vi trong liên doanh có tác động đến
sự hài lòng của đối tác trong liên doanh.
1.5. Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn được chia thành năm chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan
về vấn đề nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về liên doanh, đánh giá
hoạt động của liên doanh và xây dựng mơ hình lý thuyết cho nghiên cứu. Chương 3
trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết cùng
với các giả thuyết đề ra. Chương 4 trình bày phương pháp phân tích dữ liệu thu thập
được và kết quả nghiên cứu. Chương cuối cùng là chương 5 nêu tóm tắt những kết
quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho nhà quản trị
cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp
theo.



4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong chương 2 này sẽ giới
thiệu các lý thuyết về liên doanh, các thành phần của các hành vi phối hợp trong
liên doanh và đưa ra mơ hình tác động của các hành vi phối hợp lên sự hài lịng của
đối tác phía Việt Nam trong liên doanh quốc tế. Chương này gồm các phần chính:
(1) Định nghĩa liên doanh, các hình thức phân loại liên doanh, (2) quan điểm đánh
giá hoạt động của liên doanh, và (3) mơ hình về sự tác động bởi các yếu tố của hành
vi phối hợp đến sự hài lòng xét với mối quan hệ liên doanh và kết quả hoạt động
của đối tác phía trong nước.
2.2. Định nghĩa liên doanh
Liên doanh (Joint Venture) là một dạng của liên minh chiến lược (Strategic
Alliance) đặc biệt được hình thành từ hai hay nhiều đối tác kết hợp sức mạnh để tạo
nên một cơng ty trong đó mỗi bên chia sẻ nguồn lực và mong đợi sự phân chia lợi
ích như lợi nhuận, quản lý, ra quyết định trong liên doanh (Harrigan, 1988). Kết quả
của liên doanh tùy thuộc vào mục tiêu của liên doanh. Ví dụ, nhiều liên doanh được
thành lập như một trung tâm chi phí với lợi ích tập trung vào các hoạt động của đối
tác. Liên doanh cũng có thể được thành lập để phát triển công nghệ hay học tập
những lĩnh vực khác như marketing hơn là lợi ích tài chính trước mắt (Glaister và
Buckley, 1998).
2.2.1 Phân loại liên doanh
Có nhiều phân loại liên doanh tùy thuộc vào quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Phân loại thơng thường theo các đặc điểm sau:
Góp vốn: Phổ biến là loại liên doanh góp vốn trong đó các cơng ty mẹ đầu tư tài
chính vào. Ít phổ biến hơn là liên doanh mà khơng góp vốn mà một bên chỉ đơn



5

thuần là cung cấp dịch vụ cho bên còn lại (Gupta và Dutta, 1998 trích từ Le Nguyen
Hau, 2007).
Quyền lực: nhiều tác giả phân biệt liên doanh chia sẻ và liên doanh chi phối
(Killing, 1983). Đối với liên doanh chia sẻ, vốn được chia đều (có thể 50/50) giữa
các bên và do đó quyền lực ra quyết định được chia sẻ giữa mỗi bên. Ngược lại, đối
với liên doanh chi phối một đối tác đóng vai trị chi phối trong việc ra quyết định
chiến lược.
Khu vực địa lý: liên doanh được phân loại thành trong nước và quốc tế. Một liên
doanh quốc tế (IJV) trong đó ít nhất một trong các tổ chức tham gia (hay công ty
mẹ) là ở nước khác (Geringer và Hebert, 1989).
Trong nghiên cứu này, sự phân chia liên doanh để nghiên cứu theo tiêu chí khu
vực địa lý. Các đối tượng nghiên cứu là những doanh nghiệp liên doanh giữa một
phía là đại diện cho phía trong nước và phía cịn lại là ít nhất một tổ chức đến từ
nước khác.
2.2.2 Đánh giá hoạt động của liên doanh
Đánh giá hoạt động của liên doanh không phải là một công việc dễ dàng. Tùy
thuộc vào mục đích, mục tiêu của từng liên doanh cụ thể mà các tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả hoạt động là khác nhau. Do đó, thành cơng của một liên doanh nào đó tùy
thuộc vào mục tiêu thiết lập ban đầu (Fryxell và đồng sự, 2002).
Trong nghiên cứu tổ chức, hoạt động của một tổ chức thông thường là biến phụ
thuộc cơ bản. Đó là khái niệm mơ tả hiệu quả của q trình hoạt động của một tổ
chức. Tuy nhiên ít có sự thống nhất trong các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt
động của một tổ chức (Glaister và Buckley,1998). Trong việc liên doanh, trong khi
một số tổ chức cho rằng đáp ứng mục tiêu chuẩn về kinh doanh như tạo lợi nhuận,
số tổ chức khác có thể là học một công nghệ hay thâm nhập vào thị trường mới.
Không dễ để đánh giá một liên doanh đáp ứng tốt như thế nào những mục tiêu định

tính đó (Anderson,1990). Một vấn đề khác là mặc dù liên doanh là một tổ chức kinh
doanh độc lập, mục tiêu chiến lược cơ bản của liên doanh có thể là lợi nhuận cho


6

các cơng ty mẹ điều này có thể gây sự mâu thuẫn cho các cơng ty mẹ với nhau. Do
đó, đây là sự kết hợp mục tiêu chiến lược của các công ty nên việc đánh giá hoạt
động trở nên phức tạp hơn.
Tranh luận chính liên quan đến hai vấn đề. Trước hết, đánh giá hoạt động của
liên doanh từ góc nhìn của ai (một đối tác, đối tác cịn lại cả hai hay là bản thân liên
doanh)? Thứ hai, thang đo nào được sử dụng (từ đánh giá chủ quan đến các chỉ tiêu
tài chính – khách quan) ? Sự thiếu nhất trí làm cho việc so sánh và tổng quát hóa
hoạt động của liên doanh đặc biệt khó khăn (Calantone và Zhao, 2000 trích từ Le
Nguyen Hau, 2007).
Có hai cách đánh giá được sử dụng để đánh giá hoạt động của liên doanh, đánh
giá chủ quan và đánh giá khách quan:
Thứ nhất đánh giá hoạt động theo chủ quan, liên quan đến sự hài lòng của
những người đánh giá (các nhà quản trị trong liên doanh, các nhà quản trị của công
ty mẹ, hoặc kết hợp cả hai) trên các khía cạnh nào đó của liên doanh trong khi đánh
giá khách quan căn cứ vào các đánh giá như: sống sót, ổn định…theo như mục tiêu
thành lập được công bố (Swierczek, 1998).
Thứ hai, theo đánh giá khách quan hoạt động của liên doanh, các nghiên cứu
trước đây sử dụng nhiều loại chỉ số tài chính khác nhau trong nghiên cứu như lợi
nhuận, tăng trưởng, chi phí, giá trị cổ phiếu (Nicholas và Purcell, 2001trích từ Le
Nguyen Hau, 2007). Các nghiên cứu khác đánh giá bằng sự sống sót của liên doanh
(Killing, 1983), sự lâu bền (Harrigan, 1988) sự ổn định quyền chủ sở hữu, và sự
thương lượng lại hợp đồng liên doanh (Gomes, 1987).
2.3. Các yếu tố thành công của liên doanh
Các nhà nghiên cứu phân loại các yếu tố tạo nên thành cơng thành hai yếu tố

chính: Yếu tố ban đầu (ex-ante) liên quan đến thời điểm ban đầu hình thành liên
doanh. Yếu tố sau (ex-post) được sử dụng trong quá trình hoạt động của liên doanh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc của liên doanh ở thời điểm thành lập là các
yếu tố chính cho thành cơng của liên doanh. Do đó, thành cơng có thể được tiên


7

đoán bởi các thành phần tạo nên sự kết hợp ban đầu (Doz, 1996 trích từ Andrew
Taylor, 2005) ví dụ như sự lựa chọn đối tác, chiến lược, và sự phù hợp tổ chức (Das
và Teng, 1996; Shane, 1998; trích Andrew Taylor, 2005). Những ý kiến khác cho
rằng quá trình vận hành của liên doanh và nó phát triển như thế nào qua thời gian có
tác động chính đến thành công của quan hệ đối tác (Arino và de la Torre, 1998, trích
Le Nguyen Hau, 2007).
2.3.1. Các yếu tố tạo thành cơng ban đầu của q trình thành lập liên doanh
(ex-ante)
Swierczek (1998) nhấn mạnh sự quan trọng của việc lựa chọn đối tác trong giai
đoạn ban đầu hình thành. Ơng chỉ ra rằng, khi liên doanh được chọn như là một lựa
chọn chiến lược, bước sau đó là chọn đúng đối tác. Một đối tác xác định được chọn
có thể ảnh hưởng đến sự kết hợp của các nguồn lực và kỹ năng, chính sách hoạt
động và qui trình, sự ổn định ngắn hạn và dài hạn cho liên doanh.
2.3.2. Các yếu tố sau khi thành lập liên doanh (ex-post)
Các yếu tố sau khi thành lập liên doanh có thể tác động đến thành công của liên
doanh bao như: tương thích văn hố, thơng tin giao tiếp (Glaister và Buckley,
1998); tương thích mục tiêu (Vyvas và đồng sự, 1995); sự phụ thuộc vào đối tác
trong liên doanh (Glaister và Buckley, 1998); hiệp lực giữa các đối tác (Vyvas và
đồng sự, 1995); học tập và hiểu văn hoá khác nhau (Vyvas và đồng sự, 1995); Cam
kết với liên doanh (Vyvas và đồng sự, 1995). Trong sự giới hạn của nghiên cứu này
sẽ cố gắng thực hiện nghiên cứu định lượng các yếu tố trong hành vi hợp tác của
các đối tác trong liên doanh.

2.3.3. Hành vi hợp tác (Cooperative Behavior) trong liên doanh
Nghiên cứu này dựa trên tiền đề rằng các yếu tố trong hành vi hợp tác có tác
động đến thành công của liên doanh (Geringer và Hebert, 1989; Mohr và Spekman,
1994). Theo các yếu tố thành công ex-post kết hợp với mục tiêu đánh giá thành
cơng, mơ hình nghiên cứu đề nghị phỏng theo Kauser (2004), hành vi hợp tác được
xem xét bao gồm: sự phối hợp, sự cam kết, sự phụ thuộc, và thông tin giao tiếp.


8

Các yếu tố trong hành vi hợp tác
- Sự phối hợp (coordination)
- Sự phụ thuộc (dependency)
- Sự cam kết (commitment)
- Thơng tin giao tiếp
(communications)

Mức độ hài lịng
của đối tác phía
trong nước.

Hình 2.1: Các yếu tố của hành vi hợp tác tác động đến sự hài lịng, Kauser (2004)
2.4 Mơ hình nghiên cứu

Sự phối hợp

H1a
H1b
Sự cam kết


Hài lòng đối với
quan hệ liên
doanh

H3a
Sự phụ thuộc

H4b
H5a Chia sẻ thơng

H2a
H2b

Chất lượng
thơng tin

H4a

Hài lịng đối với
hoạt động của
liên doanh

H3b

tin

H5b
H6a
H6b


Sự tham gia
lập kế hoạch,
mục tiêu

 
Hình 2.2: Đánh giá mức độ hài lịng của phía đối tác trong nước qua hành vi hợp
tác.
Mơ hình nghiên cứu bao gồm hai mơ hình riêng rẽ, một mơ hình đánh giá về tác
động của các yếu tố trong hành vi hợp tác đến sự hài lòng với quan hệ liên doanh và
một mơ hình đánh giá sự tác động của các yếu tố trong hành vi hợp tác đến sự hài
lòng với kết quả hoạt động của liên doanh. Trong mỗi mơ hình đều xem xét sự tác
động của các yếu tố bao gồm:
- Sự phối hợp trong hoạt động giữa các đối tác trong liên doanh.
- Sự cam kết của đối tác nước ngoài với liên doanh.


9

- Sự phụ thuộc của phía Việt Nam trong liên doanh.
- Thông tin giao tiếp trong liên doanh được xét gồm ba thành phần: Chất lương
thông tin, chia sẻ thông tin, và sự tham gia của phía Việt Nam trong việc lập kế
hoạch mục tiêu cho hoạt động của liên doanh.
2.4.1 Sự phối hợp (Coordination) trong hoạt động giữa các đối tác
Sự phối hợp (Coordination) trong liên doanh được mô tả là phạm vi hai tổ chức
hội nhập thành tổ chức thống nhất trong một mối quan hệ (Salmond và Spekman,
1986). Trong nghiên cứu của Mohr và Spkeman (1994) sự phối hợp giữa nhà bán
buôn và nhà cung ứng là yếu tố dự báo cho thành cơng.
H1a: Phía đối tác trong nước càng hài lòng với quan hệ liên doanh khi mức độ phối
hợp (Coordination) giữa các đối tác càng cao.
H1b: Phía đối tác trong nước càng hài lịng với kết quả hoạt động của liên doanh

khi mức độ phối hợp (Coordination) giữa các đối tác càng cao.
2.4.2 Sự phụ thuộc (Dependency) vào liên doanh của các đối tác
Thành công chung của liên doanh liên quan đến sự phụ thuộc của đối tác vào sự
liên minh. Khía cạnh này liên quan đến sự hợp nhất trong hoạt động của các đối tác
(Glaister và Buckley, 1997). Một mạnh và một không mạnh, điều này tạo nên ưu
điểm cho liên doanh hơn là mỗi đối tác thực hiện công việc theo cách riêng của
mình (Vyvas và đồng sự, 1995).
Sự phụ thuộc lẫn nhau được định nghĩa là mức độ có thể thay thế và độc lập của
mỗi công ty về mặt đầu tư và nguồn lực (Kumar và đồng sự, 1995). Nghiên cứu
thực nghiệm liên minh giữa nhà cung cấp và nhà bán buôn cho thấy sự phụ thuộc
lẫn nhau làm nâng cao hoạt động của liên minh (Olson và Singsuwan, 1997). Mặc
dù các nghiên cứu này không liên quan trực tiếp đến liên doanh quốc tế, mở rộng ra
giả thiết rằng:
H2a: Trong liên doanh, đối tác phía trong nước càng hài lòng với quan hệ liên
doanh khi mức độ phụ thuộc (Dependence) vào đối tác càng cao.


10

H2b: Trong liên doanh, đối tác phía trong nước càng hài lòng với kết quả hoạt động
của liên doanh khi mức độ phụ thuộc (Dependence) vào đối tác càng cao.
2.4.3 Sự cam kết (Commitment) với liên doanh
Sự cam kết thành công của các nhà quản trị cấp cao là cần thiết. Các cá nhân
thực hiện việc đàm phán ban đầu có thể thay đổi bởi sự thuyên chuyển, nghỉ hưu,
kết thúc hợp đồng…Sự tiếp tục các cam kết của liên doanh cần thực hiện ở tất cả
các cấp độ trong tổ chức (Vyvas và đồng sự, 1995). Việc xây dựng cam kết giữa các
đối tác rất được chú ý trong nghiên cứu hành vi tổ chức. Sự cam kết được định
nghĩa phổ biến là lời hứa đảm bảo ngầm tiếp tục mối quan hệ giữa các đối tác
(Dwyer và đồng sự, 1987) các đối tác tỏ ra cam kết của họ thông qua thiện ý chấp
nhận mối quan hệ lâu dài (Morgan và Hunt, 1994 trích từ Kauser, 2004). Khi thành

lập liên doanh, tạo nên mối quan hệ kinh doanh là dựa trên sự cam kết qua lại với
nhau (John C. Crotts và Gregory B. Turner, 1999). Cam kết là biến quan trọng để
phân biệt giữa những người ra đi và những người ở lại trong liên minh kinh doanh.
Cam kết được đánh giá từ hai góc độ trước tiên là cam kết vì các mục tiêu chung
của liên doanh hai là cam kết nổ lực vì liên doanh.
Cam kết nổ lực vì liên doanh: Cam kết thể hiện mong muốn và nổ lực vì liên
doanh để bảo đảm sự tiếp tục của mối quan hệ. Các đối tác mong muốn tiếp tục mối
quan hệ lâu bền trong tương lai vì mong muốn nó sẽ mang đến giá trị và lợi nhuận
cho các đối tác (Hardwick and Ford, 1986).
Cam kết vì các mục tiêu trong hoạt động của liên doanh: Theo nghiên cứu của
Monckza và đồng sự, 1998; cam kết với các mục tiêu hoạt động là then chốt cho
mức độ hoạt động sinh lợi của liên doanh quốc tế.
H3a: Phía đối tác trong nước càng hài lịng với quan hệ liên doanh khi mức độ cam
kết (Commitment) của phía đối tác nước ngồi càng cao.
H3b: Phía đối tác trong nước càng hài lòng với kết quả hoạt động của liên doanh
khi mức độ cam kết (Commitment) của phía đối tác nước ngoài càng cao.


11

2.4.4 Thông tin giao tiếp (communications)
Thông tin là nền tảng cho hầu hết các hoạt động của liên doanh và do đó cho
thành cơng của liên doanh. Thơng tin giao tiếp khơng hiệu quả có thể làm giảm tính
hiệu quả của liên minh và do đó dẫn tới sự thất bại của các đối tác trong liên minh
(Jain, 1987 trích từ Saleema Kauser, 2004). Ba thành phần của hành vi thông tin
được nhận biết là thiết yếu cho thành công của liên doanh là: chất lượng thông tin,
mức độ chia sẻ thông tin và sự tham gia vào việc lập kế hoạch và mục tiêu (Mohr
and Spekman, 1994; Daft and Lengel, 1986; Huber and Daft, 1987 trích từ Saleema
Kauser, 2004).
2.4.4.1 Chất lượng thông tin (quality of information)

Được hiểu là mặt quan trọng của truyền đạt thông tin bao gồm những khía cạnh
như sự chính xác, sự đúng lúc, sự đầy đủ, và sự đáng tin cậy của trao đổi thông tin
(Huber và Daft, 1987 trích từ Kauser, 2004). Nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận rằng
trao đổi thơng tin có ý nghĩa và đúng lúc có thể dẫn đến mối quan hệ tin cậy nhau
hơn giữa các đối tác do đó giúp các nhà quản trị nhận ra lợi ích khi giảm việc không
hiểu nhau (Mohr và Spekman, 1994). Chất lượng thông tin chia sẻ được xem là yếu
tố dự báo quan trọng cho thành công mối quan hệ đối tác.
H4a: Phía đối tác trong nước hài lịng với quan hệ liên doanh hơn khi chất lượng
thông tin giữa các đối tác tốt hơn.
H4b: Phía đối tác trong nước hài lịng với kết quả hoạt động của liên doanh hơn khi
chất lượng thông tin giữa các đối tác tốt hơn.
2.4.4.2 Chia sẻ thơng tin (information sharing)
Thơng tin có mặt ở mỗi bộ phận và được tạo ra trong mỗi hoạt động trong liên
doanh và liên quan đến phạm vi giao tiếp thông tin giữa các đối tác (Badaracco,
1991). Mức độ chia sẻ thơng tin là yếu tố tác động tích cực tới sự hài lòng trong
quan hệ đối tác (Monckza và đồng sự, 1998).


12

H5a: Phía đối tác trong nước hài lịng với quan hệ liên doanh hơn khi mức độ chia
sẻ thông tin giữa các đối tác tốt hơn.
H5b: Phía đối tác trong nước hài lòng với kết quả hoạt động của liên doanh hơn khi
mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác tốt hơn.
2.4.4.3 Sự tham gia (participation in planning and goal setting)
Liên quan đến phạm vi mà các đối tác tham gia vào lập kế hoạch và mục tiêu.
Khi hành động của một đối tác làm tác động đến khả năng cạnh tranh của đối tác
cịn lại thì sự góp phần trở nên cần thiết để xác định vai trò và trách nhiệm. Tham
gia vào lập kế hoạch và mục tiêu được xem là yếu tố dự báo cho thành công của
mối quan hệ khách hàng – nhà cung cấp (Mohr và Spekman, 1994). Mục tiêu ngắn

hạn, dài hạn cần chia sẻ và nên rõ ràng giữa các đối tác. Khơng có sự phù hợp, liên
doanh có thể bị kéo về các hướng khác nhau (Vyvas và đồng sự, 1995).
H6a: Phía đối tác trong nước hài lịng với quan hệ liên doanh hơn khi mức độ tham
gia trong việc lập kế hoạch và mục tiêu cao hơn.
H6b: Phía đối tác trong nước hài lòng với kết quả hoạt động của liên doanh hơn khi
mức độ tham gia trong việc lập kế hoạch và mục tiêu cao hơn.
2.4.5 Hài lòng với quan hệ liên doanh và với kết quả hoạt động của liên doanh
Trong phần trình bày trên về thành cơng của liên doanh cho thấy rằng khơng có
một thước đo đơn giản đầy đủ cho sự thành công. Lý do có thể là vì thiếu định
nghĩa cho thành cơng của liên doanh. Cùng với sự khó khăn của những thước đo tài
chính của hoạt động của liên doanh, một số nhà nghiên cứu chủ trương sử dụng
thang đo chủ quan để đánh giá hoạt động của liên doanh (Saxton, 1997). Trong các
nghiên cứu gần đây về liên doanh, các thang đo được sử dụng để đo cả sự hài lòng
và hoạt động của liên doanh bằng sự cảm nhận, bằng thái độ (Kauser, 2004). Điều
này khơng có nghĩa rằng các chỉ tiêu tài chính khơng đánh giá đủ hoạt động của liên
doanh ví dụ như lợi nhuận, doanh thu...mà vì thu thập dữ liệu tài chính của liên
doanh khó khăn vì đây là thơng tin nhạy cảm. Do đó, hầu hết các phương pháp phổ


13

biến để đo thành công hoạt động của liên doanh là nhận thức, thái độ của nhà quản
trị về các vấn đề cần đo (Taylor, 2005; Saxton, 1997). Giới hạn của cách này là
người trả lời có thể đánh giá thiên lệch thành kiến về hoạt động và sự hài lòng với
liên doanh. Tuy nhiên, Geringer và Hebert (1991) đã chứng minh rằng đánh giá
hoạt động và sự hài lòng bằng nhận thức và thái độ của nhà quan trị có tương quan
tốt với thang đo khách quan (trích Saleema Kauser, 2004)
Cũng theo (Kale và đồng sự, 2001; Yan, 2000 trích Kauser, 2004) cho rằng,
đánh giá chủ quan của nhà quản trị về hoạt động của liên doanh cho thấy có mối
quan hệ chặt chẽ với các thang đo khách quan. Đánh giá bằng nhận thức, thái độ

của nhà quan trị trong liên doanh được chấp nhận là biến phụ thuộc. Thang đo đánh
giá thành cơng thơng qua hài lịng cảm nhận của nhà quản trị đo bằng thang đo
Likert 5 điểm, dựa trên câu hỏi cơ bản: ”Với vai trị là nhà quản trị trong liên
doanh, xin Ơng/Bà cho biết...? ”
2.5 Tóm tắt
Chương 2 này mơ hình hố sự tác động của các yếu tố phối hợp lên sự hài lòng với
quan hệ liên doanh và kết quả hoạt động (đánh giá từ góc nhìn phía trong nước) của
liên doanh quốc tế. Sự phối hợp nói chung là khái niệm để nói đến các hành vi bao
gồm sự phối hợp trong hoạt động, sự phụ thuộc, sự cam kết, và thông tin giao tiếp
trong doanh nghiệp liên doanh. Từ đó một mơ hình lý thuyết được xây dựng. Mơ
hình này biểu diễn các mối quan hệ giữa các thành phần hành vi trong phối hợp và
sự hài lòng bao gồm hài lòng với quan hệ liên doanh, hài lòng với kết quả hoạt động
của liên doanh. Trong mơ hình này, các mối quan hệ sau đây được giả thuyết:
Một là, Sự phối hợp trong hoạt động giữa các đối tác trong liên doanh là yếu tố tác
động vào sự hài lòng của đối tác trong nước. Hai là, sự phụ thuộc vào đối tác là yếu
tố tác động vào sự hài lòng của đối tác trong nước. Tiếp theo là sự cam kết của đối
tác là yếu tố tác động vào sự hài lịng và cuối cùng là thơng tin giao tiếp bao gồm ba
khía cạnh: chất lượng thơng tin, chia sẻ thông tin và sự tham gia trong việc lập kế
hoạch cũng là yếu tố tác động vào sự hài lòng.


14

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng
và đánh giá các thang đo lường và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết với
thơng tin thu được từ phỏng vấn cũng như các giả thuyết đã đề ra.


15


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về đánh giá các yếu tố trong hành vi hợp tác
giữa các đối tác và thành công của liên doanh. Trong chương 3 này sẽ xét cụ thể
thang đo để đo lường các yếu tố trong hành vi hợp tác giữa các đối tác và sự hài
lịng của đối tác phía Việt Nam. Theo cơ sở lý thuyết, các mối quan hệ giữa các
khái niệm nghiên cứu được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Chương 3 này nhằm
giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái
niệm nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã đề ra. Chương này bao gồm ba
phần chính: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Các thang đo lường các khái niệm nghiên
cứu, (3) Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm xác định mức độ tác động của các yếu tố trong
hành vi hợp tác giữa các đối tác trong nước và nước ngồi đến sự hài lịng của đối
tác phía Việt Nam. Khi thiết kế bảng câu hỏi, có một chú ý cho người được hỏi là:
“Với vai trị là đại diện của phía Việt Nam” để người được hỏi tập trung vào vai trò
mà họ đang đảm nhận tại liên doanh.
Nghiên cứu này gồm hai phần chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính
thức tương ứng với hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
Nghiên cứu định tính: thực hiện thơng qua việc gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với 4
nhà lãnh đạo của 4 doanh nghiệp liên doanh là đại diện của phía Việt Nam trong các
liên doanh này tại Tp.Hồ Chí Minh trong tháng 03/2008 (xem trong Phụ lục 1 dàn
bài thảo luận trực tiếp). Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mức độ rõ
ràng của từ ngữ và khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát
biểu trong thang đo để sau đó hiệu chỉnh thang đo.



×