Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Ebook Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bé Y TÕ



<b>DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LÂM SÀNG </b>


<b>CHO ĐIỀU DƯỠNG MỚI TỐT NGHIỆP </b>



<b>CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU </b>



<b>ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN </b>


<b>THỰC HÀNH LÂM SÀNG </b>


<b>CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH SÁCH TÁC GIẢ </b>



<b>CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: </b>


TS. Nguyễn Minh Lợi Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế
TS. Horii Satoko Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng


<b>NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: </b>


TS. Nguyễn Minh Lợi
TS. Horii Satoko
ThS. Phạm Đức Mục


Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế
Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng


Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam


ThS. Nguyễn Thanh Đức Nguyên Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau đại học và đào tạo liên
tục, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.



ThS. Lại Vũ Kim


TS. Nguyễn Thị Minh Chính


Nguyên chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công
nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế


Giám đốc Trung tâm thực hành tiền lâm sàng, Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định


ThS. Huỳnh Thị Bình Nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
ThS. Nguyễn Minh Nguyệt Nguyên giảng viên khoa Y học lâm sàng, Trường Đại học Y tế Cơng cộng
ThS. Nguyễn Bích Lưu Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam


CN. Tơ Thị Điền Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam


TS. Phan Thị Dung Chi hội trưởng Chi hội Điều dưỡng Ngoại khoa, Hội Điều dưỡng Việt Nam
ThS. Phạm Thu Hà Ủy viên thường vụ Ban chấp hành, Hội Điều dưỡng Việt Nam
ThS. Hà Thị Kim Phượng Trưởng phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn,


Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế


ThS. Bùi Minh Thu Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Nguyễn Thị Anh Cán bộ phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai


ThS. Nguyễn Thị Việt Nga Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội
ThS. Nguyễn Đình Khang Chun viên phịng Quản lý hành nghề, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc
ĐDCKI. Đinh Thị Ngọc Thủy Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
TS. Nguyễn Thị Như Tú Phó Trưởng phịng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Bình Định


ĐDCKI. Trương Thị Hương Trưởng phịng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
ĐDCKI. Lê Hồ Thị Huyền Điều dưỡng Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
ThS. Huỳnh Tú Anh Phó Trưởng phịng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai


CNĐD. Trần Thị Hường Phó Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
ThS. Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
ĐDCKI. Tạ Văn Hiền Phó Trưởng phịng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Điện Biên


CN. Đặng Thị Tú Loan Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
CN. Cao Thị Mỹ Cán bộ phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
BSCKII. Trương Thị Thu Hương Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>NHÓM CHỈNH SỬA, HIỆU ĐÍNH: </b>


ThS. Phạm Đức Mục Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam


ThS. Nguyễn Thanh Đức Nguyên Trưởng Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Đào tạo liên
tục, Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế


TS. Nguyễn Thị Minh Chính Giám đốc Trung tâm thực hành tiền lâm sàng, Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định


ThS. Huỳnh Thị Bình Nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế
Hải Dương


ThS. Nguyễn Minh Nguyệt Nguyên giảng viên khoa Y học lâm sàng, Trường Đại học Y tế Cơng cộng


<b>NHĨM HỖ TRỢ BIÊN SOẠN: </b>


PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy



ThS. Lại Vũ Kim


Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công nghệ và Đào
tạo, Bộ Y tế


Nguyên chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công
nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế


ThS. Phạm Ngọc Bằng Chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công nghệ và
Đào tạo, Bộ Y tế


ThS. Phạm Thị Kim Thanh Chun viên Văn phịng, Cục Khoa học cơng nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế
TS. Horii Satoko Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng


ThS. Amaike Naomi
ThS. Desilva Tomomi


Chuyên gia dài hạn, Dự án JICA Điều dưỡng
Điều phối viên, Dự án JICA Điều dưỡng


CN. Fukatani Karin Nguyên chuyên gia dài hạn, Dự án JICA Điều dưỡng
ThS. Sugita Shio Nguyên Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng
CN. Ikarashi Megumi Nguyên chuyên gia dài hạn. Dự án JICA Điều dưỡng
Bà Trần Thu Hương Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng


Bà Nguyễn Thu Hiền Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng
Bà Nguyễn Ngọc Lan Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng
Bà Trần Thị Duyên Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng



<b>NHĨM CỐ VẤN CHUN MƠN:</b>


TS. Kurosu Hitomi Chun gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn/ Quản lý điều dưỡng, Dự án
JICA Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện


ThS. Moriyama Jun Trung tâm y tế sức khỏe toàn cầu, Cục Hợp tác quốc tế y tế, Phòng
phát triển nguồn nhân lực, Ban tăng cường năng lực cán bộ


TS. Suenaga Yuri Giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo
TS. Yokoyama Miki Giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo
ThS. Adachi Yoko Trợ lý giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức


khỏe Tokyo


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>LỜI GIỚI THIỆU </b>



Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã quy định điều dưỡng viên mới tốt nghiệp phải trải
qua thời gian 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp xác
nhận thực hành trước khi đăng ký hành nghề. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật
hiện hành chưa quy định cụ thể về chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo cũng
như phương pháp dạy/học, kiểm tra, đánh giá trước khi cấp xác nhận thực hành.


Dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt
nghiệp” gọi tắt là dự án JICA Điều dưỡng, với mục tiêu góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc y tế của Việt Nam thơng qua việc nhân rộng toàn quốc hệ thống đào
tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
đã hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo được Lãnh


đạo Bộ giao nhiệm vụ làm chủ dự án. Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn Hà
Nội và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Phúc, Bình Định, Đồng Nai được lựa chọn làm địa
điểm triển khai dự án từ năm 2016 đến năm 2020.


Bộ chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên
mới tốt nghiệp gồm 04 đầu sách do dự án JICA Điều dưỡng chủ trì xây dựng với sự
tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, cán bộ quản lý, giảng viên và Hội
Điều dưỡng Việt Nam. Sau nhiều lần chỉnh sửa thông qua việc tổ chức đào tạo thử
nghiệm tại các tỉnh tham gia dự án, bộ chương trình và tài liệu đã được Hội đồng
thẩm định của Bộ Y tế đánh giá cao và nghiệm thu.


Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo
của lãnh đạo Bộ Y tế; chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả của JICA,
đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến làm việc tại Việt Nam; chân thành
cảm ơn Ban biên soạn, các cá nhân đã góp phần hồn thành bộ sách này và trân
trọng giới thiệu với đồng nghiệp.


Trân trọng cảm ơn!


<b>CỤC TRƯỞNG </b>


<b>CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>LỜI NĨI ĐẦU </b>



Cơng tác điều dưỡng có vị trí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
với nhiều chuyên khoa, nhiều trình độ đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, đại học đến
sau đại học. Ở nước ta, hằng năm có khoảng 30 ngàn điều dưỡng viên mới tốt
nghiệp từ các trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Theo Luật Khám bệnh, chữa
bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Nghị định số


109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối
với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã quy định điều dưỡng viên mới tốt nghiệp phải trải qua thời gian 09 tháng
thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp xác nhận thực hành trước khi
đăng ký hành nghề. Bộ tài liệu này được xây dựng để hỗ trợ cho các đơn vị khi triển
khai đào tạo thực hành lâm sàng theo đúng quy định và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bộ tài liệu bao gồm 04 đầu sách: (1) Chương trình đào tạo thực hành lâm
sàng cho điều dưỡng viên mới; (2) Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới (hai tập); (3) Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn
thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới; (4) Hướng dẫn tổ chức và quản
lý đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.


Mỗi cuốn sách đều đặt mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cần thiết cho
điều dưỡng ở các cấp khác nhau vì năng lực của của đội ngũ quản lý điều dưỡng
về công tác lập kế hoạch, giám sát và đánh giá đào tạo và năng lực của người
hướng dẫn lâm sàng về kỹ năng giảng dạy, hỗ trợ và lượng giá học viên là hết
sức cần thiết trong công tác triển khai đào tạo thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới. Các hoạt động hỗ trợ từ các cơ quan quản lý cấp trung ương,
các chuyên gia điều dưỡng của các hội nghề nghiệp và từ các trường đào tạo y tế
cũng rất quan trọng. Do đó, chúng tơi đã làm rõ vai trò của từng thành phần trong
cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện. Hơn nữa, trong cuốn giáo trình tài liệu đào tạo
chúng tôi đã cố gắng cập nhật, bổ sung các kiến thức liên quan đến các quy định
pháp luật và chuyên môn, cùng với việc đưa vào áp dụng hình thức học tập thơng
qua các bài tập tình huống lồng ghép các nội dung lý thuyết và thực hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

chuẩn hóa chương trình đào tạo, giúp cho điều dưỡng viên mới đạt được chuẩn
năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam và đáp ứng nhu cầu chăm sóc của
người bệnh.


Cuối cùng, Ban biên soạn chân thành cảm ơn sự chỉ đạo của Cục Khoa


học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế; Ban quản lý dự án JICA Điều dưỡng; các
chuyên gia trong và ngoài nước; các Thầy/Cô giáo của các cơ sở đào tạo điều
dưỡng; lãnh đạo Sở Y tế/Bệnh viện và điều dưỡng trưởng các Sở Y tế/Bệnh viện
tham gia dự án; các thành viên Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đã đóng góp
nhiều cơng sức, hỗ trợ tích cực góp phần hồn thành bộ tài liệu này.


Trân trọng cảm ơn!


<b> THAY MẶT NHÓM BIÊN SOẠN </b>


<b>DỰ ÁN JICA-ĐIỀU DƯỠNG </b>


<b>HORII Satoko </b>
<b>Cố vấn trưởng Dự án </b>


<b>TRƯỞNG NHÓM BIÊN SOẠN </b>


<b>Phạm Đức Mục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>MỤC LỤC </b>



<i>Quyết định của B Y t</i> ... 3


<i>Danh sách tác giả</i> ... 5


<i>Lời giới thiệu</i> ... 7


<i>Lời nói đầu</i> ... 9


<i>Danh mơc tõ viÕt t¾t</i> ... 12



<b>Phần I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN </b>
<b> THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI </b> ... 13


<b>Phần II. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH </b>
<b> LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI</b> ... 20


<b>Bài 1</b>. Khái quát về dạy-học lâm sàng và nội dung chương trình
đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
và người hướng dẫn ... 20


Bài thực hành. Thảo luận về chương trình, nội dung và triển khai
kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới ... 32


<b>Bài 2. </b>Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn ... 35


Bài thực hành. Hình mẫu người hướng dẫn... 44


<b>Bài 3</b>. Phương pháp dạy học trong đào tạo thực hành lâm sàng
cho điều dưỡng viên mới ... 46


Bài thực hành. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên tình huống
trong giảng dạy nội dung về an toàn người bệnh ... 62


Bài thực hành. Kỹ năng hỗ trợ điều dưỡng viên mới ... 65


<b>Bài 4. </b>Phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và khơng
có sự tham gia của người bệnh ... 69


Bài thực hành. Áp dụng phương pháp dạy học lâm sàng


trong giảng dạy nội dung về quy trình điều dưỡng ... 73


Bài thực hành. Kỹ năng phản hồi ... 75


<b>Bài 5.</b>Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành
lâm sàng cho điều dưỡng viên mới ... 78


Bài thực hành. Sử dụng bảng kiểm kỹ thuật trong lượng giá người học ... 89


Bài thực hành. Sử dụng chuẩn năng lực trong đánh giá người học ... 92


<b>Bài 6.</b>Kế hoạch bài giảng - thực hiện và đánh giá bài giảng ... 107


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>



BYT Bộ Y tế


CBYT Cán bộ y tế


CNL Chuẩn năng lực


CSNB Chăm sóc người bệnh


ĐD Điều dưỡng


ĐDV Điều dưỡng viên


ĐDT Điều dưỡng trưởng


GĐNB Gia đình người bệnh



JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản


KBCB Khám bệnh, chữa bệnh


KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn


NHD Người hướng dẫn


NQLĐT Người quản lý đào tạo


SYT Sở Y tế


TDGS Theo dõi giám sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

P

hần

i. Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành


lâm sàng cho điều dưỡng viên mới



<b>1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH </b>


Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới được biên soạn theo quy định tại TT22/2013/TT-BYT hướng dẫn
đào tạo liên tục cho cán bộ y tế và Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 quy
định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành
trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Đối tượng sử dụng là các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đủ điều kiện tham gia đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
(gọi tắt là bệnh viện), người hướng dẫn thực hành lâm sàng (gọi tắt là người hướng
dẫn) và người quản lý đào tạo. Nội dung chương trình được thiết kế trọng tâm vào
đào tạo các kỹ năng cần thiết của người hướng dẫn trong đào tạo thực hành lâm sàng
cho các điều dưỡng viên mới như kỹ năng giảng dạy, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hỗ


trợ và kỹ năng phản hồi. Tổng thời gian đào tạo 5 ngày với 40 tiết học. Trong đó
lý thuyết gồm 14 tiết và thực hành gồm 26 tiết, sau khi hồn thành chương trình
học viên sẽ được cấp chứng chỉ: “Hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng
viên mới”.


<b>1.1. Tên gọi: </b>“Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều


dưỡng viên mới”


<b>1.2. Phạm vi đào tạo: </b>Chương trình này đào tạo các điều dưỡng viên của bệnh viện


để trở thành người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.


<b>1.3. Hình thức: </b>Tập trung ngắn hạn


<b>2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH</b>


<b>2.1. Đầu ra cần đạt sau đào tạo </b>


Học viên tham dự khóa học là những người đã có kinh nghiệm chun mơn và
kỹ năng lâm sàng, do đó khóa học sẽ trọng tâm vào việc bổ sung các năng lực thiết
yếu của người hướng dẫn để học viên đạt được các kết quả đầu ra dưới đây:


1. Xây dựng được kế hoạch bài giảng lâm sàng và thực hiện giảng cho điều
dưỡng viên mới theo kế hoạch bài giảng và kế hoạch của bệnh viện.


2. Hướng dẫn và hỗ trợ thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới;


3. Áp dụng được một số phương pháp dạy học lâm sàng, thực hành dựa
vào bằng chứng, lượng giá đánh giá phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy.



<b>2.2. Mục tiêu tổng quát </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>2.3. Mục tiêu cụ thể </b>
<i><b>* Về kiến thức </b></i>


 Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào tạo thực hành


lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.


 Phân tích được vai trò của người hướng dẫn thực hành lâm sàng đối với


điều dưỡng viên mới.


 Trình bày được các kỹ năng cần có của người hướng dẫn


 Phân tích được đặc điểm học tập và phương pháp học tập của người


trưởng thành.


 Nhận dạng được những đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực dựa


theo mục tiêu và dựa trên năng lực.


 Phân biệt được phương pháp đánh giá và lượng giá áp dụng trong chương


trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.
<i><b>* Về kỹ năng </b></i>


 Triển khai được kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên



mới hiệu quả.


 Lập và thực hiện được kế hoạch bài giảng lâm sàng trên tình huống giả


định/người bệnh cụ thể.


 Áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học điều dưỡng


viên mới một cách hiệu quả.


 Áp dụng được phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và khơng có


sự tham gia của người bệnh.


 Sử dụng được các phương pháp đánh giá và lượng giá thích hợp để


đánh giá điều dưỡng viên mới.


 Sử dụng được kỹ năng hỗ trợ và kỹ năng phản hồi tích cực trong hướng


dẫn cho điều dưỡng viên mới theo mục tiêu, nhu cầu người học và khích lệ để giúp
điều dưỡng viên mới tự lập.


<i><b>* Về thái độ </b></i>


 Thể hiện được sự quan tâm, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệp nghề nghiệp cho


điều dưỡng viên mới.



 Là tấm gương mẫu mực về chăm sóc và phục vụ người bệnh để điều dưỡng


viên mới học tập.


<b>3. ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU ĐẦU VÀO </b>


Học viên là những người trực tiếp hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới tại các cơ sở y tế đạt các yêu cầu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

 Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tham gia


hướng dẫn điều dưỡng viên mới.


 Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm lâm sàng và thực hiện thành thạo các kỹ thuật


điều dưỡng.


 Được đơn vị lựa chọn cử đi học và phân công hướng dẫn thực hành lâm


sàng cho điều dưỡng viên mới.


<b>4. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT </b>


<b>4.1. Thời gian đào tạo </b>


Đào tạo trong 5 ngày (8 tiết/ngày).
<b>4.2. Chương trình chi tiết </b>


<b>Bàihọc </b> <b>Mụctiêubàihọc </b>



<b>Sốtiết </b>
<b>TS LT TH </b>
<b>Phầnmởđầu </b> 1. Lượng giá đầu kỳ (pretest)


2. Giới thiệu mục tiêu và kế hoạch thực hiện khóa học 1 1 0


<b>Bài</b> <b>1:</b> Khái quát dạy
học lâm sàng và nội
dung chương trình đào
tạo điều dưỡng viên
mới và người hướng
dẫn


1. Phân tích được tầm quan trọng của dạy - học lâm sàng và
các chiến lược dạy - học lâm sàng hiệu quả cho điều dưỡng
viên mới.


2. Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào
tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.


3. Thảo luận để đưa ra được cách giảng dạy các nội dung
chính trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới.


4. Thảo luận về cách thức triển khai thực hiện kế hoạch khóa
học đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới phù
hợp với điều kiện tại cơ sở.


5. Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào
tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng


viên mới.


6 2 4


<b>Bài</b> <b>2:</b> Các kỹ năng
cần có của người
hướng dẫn


1. Phân tích được 5 vai trị của người hướng dẫn thực hành
lâm sàng.


2. Trình bày được 5 kỹ năng thiết yếu của người hướng dẫn
lâm sàng.


3. Thảo luận đưa ra được hình mẫu người hướng dẫn lý tưởng
trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.


2 1 1


<b>Bài</b> <b>3:</b> Phương pháp
dạy học trong đào tạo
thực hành lâm sàng
cho điều dưỡng viên
mới


1. Trình bày được 4 nội dung cơ bản trong việc dạy-học theo
mục tiêu


2. Giải thích được đặc điểm của phương pháp đào tạo dựa trên
năng lực



3. Phân tích được đặc điểm học tập của người trưởng thành
4. Áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong
đào tạo điều dưỡng viên mới.


5. Thực hiện được kỹ năng hỗ trợ điều dưỡng viên mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Bài 4: </b> Phương pháp
dạy học lâm sàng có
sự tham gia và khơng
có sự tham gia của
người bệnh


1. Trình bày được hai hình thức đào tạo thực hành lâm sàng
cho điều dưỡng viên mới.


2. Áp dụng được các bước dạy-học lâm sàng có sự tham gia
của người bệnh trong dạy-học quy trình điều dưỡng.


3. Áp dụng được phương pháp dạy-học thực hành lâm sàng về
kỹ năng phản hồi khơng có sự tham gia của người bệnh.
4. Áp dụng được phương pháp dạy-học các kỹ thuật điều
dưỡng


2 1 1


<b>Bài 5:</b> Phương pháp
lượng giá - đánh giá
trong đào tạo thực
hành lâm sàng cho


điều dưỡng viên mới


1. Phân biệt được phương pháp đánh giá và lượng giá áp dụng
trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới.


2. Sử dụng được bảng kiểm trong lượng giá người học


3. Sử dụng được chuẩn năng lực trong đánh giá điều dưỡng
viên mới


8 2 6


<b>Bài</b> <b>6:</b> Kế hoạch bài
giảng - thực hiện và
đánh giá bài giảng


1. Phân biệt được các nội dung về tiến trình lên lớp trong
giảng dạy lý thuyết và lâm sàng


2. Lập và thực hiện được kế hoạch bài giảng lý thuyết và thực
hành lâm sàng trong tài liệu đào tạo điều dưỡng viên mới.
3. Thực hiện được các hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy


12 3 9


<b>Phầnkếtthúc </b> 1. Thực hiện được lượng giá cuối khóa (Post test)


2. Phát chứng chỉ 1 1 0



<b>Tổngsố </b> <b>40 </b> <b>14 </b> <b>26 </b>


<b>5. TÀI LIỆU DẠY HỌC </b>


<b>5.1. Tài liệu dạy học </b>


Dự án Tăng cường hệ thống đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới
tốt nghiệp tại Việt Nam:


1. Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
2. Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới


3. Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng
cho điều dưỡng viên mới.


4. Tài liệu hướng dẫn tổ chức, quản lý đào tạo thực hành lâm sàng cho điều
dưỡng viên mới.


<b>5.2. Tài liệu tham khảo </b>


1. Trương Việt Dũng và Phí Văn Thâm, 2010. Phương pháp giảng dạy
Y - Dược học, Bộ Y tế.


2. Bộ Y tế, 2011. Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về
Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Bộ Y tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

4. Lương Ngọc Khuê và Phạm Đức Mục, 2012. Tài liệu đào tạo phịng và
kiểm sốt nhiễm khuẩn, Bộ Y tế.


5. Quốc Hội Việt Nam, 2009. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12


ngày 23 tháng 11 năm 2009


6. Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ
hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.


7. Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày của Bộ Nội vụ-Bộ Y tế
về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
8. Thông tư số: 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 về hướng dẫn việc đào tạo
liên tục cho cán bộ Y tế.


9. Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam theo Quy định số
1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012


10. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam theo Quyết định
số 20/QĐ-HĐD của Chủ tịch Hội ĐDVN; Văn bản Hiệp Y số 5747/BYT - TCCB của
Bộ Y tế; và Văn bản Hiệp Y số 282/CV-THYH của THYH Việt Nam.


11. Dự án HHRSDP, Dạy học dựa trên năng lực, 2016, NXBYH.


12. Bộ Y tế, Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 quy định về bồi
dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo
khối ngành sức khỏe.


13. Bộ Y tế, 2020 tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người
giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.


<b>6. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>


<b>6.1. Phương pháp </b>



 Lý thuyết: Thuyết trình, thảo luận nhóm nhỏ, đóng vai và tự học.
 Thực hành<b>:</b> Đóng vai, thực hành nhóm nhỏ và tự học.


<b>6.2. Tiến trình buổi giảng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>7. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG TRONG ĐÀO TẠO </b>
<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG </b>
<b>VIÊN MỚI </b>


<b>7.1 Giảng viên </b>


 Là điều dưỡng có trình độ từ đại học trở lên. Trường hợp giảng viên là


những người thuộc các chuyên ngành khác trong lĩnh vực y sinh học phải có kinh
nghiệm về giảng dạy điều dưỡng trình độ cao đẳng trở lên tối thiểu 05 năm liên tục.


 Có chứng chỉ về phương pháp giảng dạy lâm sàng hoặc chứng chỉ phương


pháp sư phạm y học cơ bản.


 Có thâm niên tối thiểu 5 năm trở lên


<b>7.2 Trợ giảng </b>


Là điều dưỡng có trình độ từ đại học trở lên.


<b>8. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC </b>


Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở tuy nhiên cần đảm bảo các


phương tiện cần thiết để tổ chức dạy học, học tập.


<b>9. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH </b>


 Bệnh viện chủ động tổ chức các khóa đào tạo người hướng dẫn để đảm bảo


đủ số lượng và chất lượng. Nguyên tắc tổ chức như sau:


 Đối với bệnh viện đã được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục (CME code): tự tổ


chức đào tạo theo chương trình “Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho
điều dưỡng viên mới” đã được thống nhất. Giảng viên là điều dưỡng phụ trách đào
tạo hoặc người quản lý đào tạo đã được đào tạo của bệnh viện. Nếu bệnh viện tự
nhận thấy chưa đủ năng lực để có thể độc lập đào tạo người hướng dẫn, cần phối
hợp với bệnh viện/đơn vị khác có đủ năng lực hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của Sở Y tế
hoặc tỉnh/thành Hội Điều dưỡng hoặc đơn vị khác có đủ năng lực để được hỗ trợ kỹ
thuật, giảng viên.


 Đối với bệnh viện chưa được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục: hoặc cử


người theo học tại một khóa đào tạo người hướng dẫn của bệnh viện/đơn vị khác có
đủ điều kiện; hoặc đề nghị Sở y tế hỗ trợ, mời tỉnh/thành hội điều dưỡng hoặc một
đơn vị có đủ điều kiện đến tổ chức khóa đào tạo ngay tại bệnh viện.


 Mỗi lớp học không quá 30 học viên. Học viên và giảng viên phải đảm bảo


các tiêu chí của chương trình. Mỗi khóa đào tạo cần cử một người chịu trách nhiệm
điều phối để đảm bảo thực hiện kế hoạch và hậu cần cho lớp học. Mỗi bài giảng cần
bố trí 1-2 giảng viên và 1 trợ giảng để thay thế/bổ sung khi cần thiết.



 Lịch giảng của khóa đào tạo cần được thiết kế linh hoạt để có thể thay đổi


</div>

<!--links-->

×