Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 87 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƢỜNG


---



HỒNG NGUYỄN GIÁP



NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG


CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Mục lục </b>


Trang


Lời cảm ơn……… i


Lời cam đoan……… ii


Mục lục………. iii


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ………...………...…….... iv


Danh mục các bảng ………... iv


Danh mục các hình vẽ, đồ thị ………... iv


Mở đầu………. 1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……….. 2



1.1 Cơ sở lý luận của đề tài……….……….……… 2


1.2 Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu……….……….. 5


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
XXXXXXXXNGHIÊN CỨU……….. 25


2.1 Mục tiêu nghiên cứu………..
2.2 Địa điểm nghiên cứu………... 25


2.3 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu……….……… 29


2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu……….……….. 30


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………. 33


3.1 Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại các thôn và
tiểu khu ở Nà Phặc……….……… 33


3.2 Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc………... 65


3.3 Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng cộng
đồng………... 71


Kết luận………... 76


Tài liệu tham khảo……… 78


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt </b>



BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng


FAO Tổ chức nông lƣơng quốc tế


LNCĐ Lâm nghiệp công đồng


LTQD Lâm trƣờng quốc doanh


NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Danh mục các bảng </b>


Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến………..… 9


Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng……….…… 12


Bảng 1.3: Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thơn………..…... 17
Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2010 của Nà


Phặc………. 64


<b>Danh mục các hình vẽ, đồ thị </b>


Hình 1.1: Sơ đồ tỷ lệ cộng đồng quản lý rừng và đất rừng 6


Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế hƣởng lợi 21



Hình 1.3: Chu trình quản lý rừng cộng đồng 22


Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I 33


Hình 3.2: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ TK I 34


Hinh 3.3: Hiện trạng sử dụng đất Thơn Cốc Pái 35


Hình 3.4: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Phái 35


Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Tị 36


Hình 3.6: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Tò 37


Hình 3.7: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Kèng 37


Hình 3.8:Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Kèng 38


Hình 3.9: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Làm 39


Hình 3.10: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà làm 39


Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Duồng 40


Hình 3.12: Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Duồng 40


Hình 3.13: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Khuổi Tinh 41


Hình 3.14: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Khuổi Tinh 42



Hình 3.15: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch 42


Hình 3.16: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Mạch 43


Hình 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Nọi 44


Hình 3.18: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Nọi 44


Hình 3.19: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản 45


Hình 3.20: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Công Quản 46


Hình 3.21: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Khoang 46


Hình 3.22: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Khoang 47


Hình 3.23: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bản Hùa 48


Hình 3.24: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Hùa 48


Hình 3.25: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này 49


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hình 3.27: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Pán 50
Hình 3.28: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Pán 51


Hình 3.29: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bó Danh 52


Hình 3.30: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bó Danh 52


Hình 3.31: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Lùng Nhá 53



Hình 3.32: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lùng Nhá 53


Hình 3.33: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng 54


Hình 3.34: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Đắng 54


Hình 3.35: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Phe Chang 55


Hình 3.36: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Chang 56


Hình 3.37: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Mảy Van 56


Hình 3.38: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Mảy Van 57


Hình 3.39: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa 58


Hình 3.40: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lủng Lịa 58


Hình 3.41: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Cốc Xả 59


Hình 3.42: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Xả 59


Hình 3.43: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III 60


Hình 3.44: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu III 61


Hình 3.45: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II 61


Hình 3.46: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu II 62



Hình 3.47: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào 62


Hình 3.48: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Tào 63


Hình 3.49: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bản Cầy 64


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỞ ĐẦU </b>


Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát
triển kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường. Tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày
càng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với
tốc độ lớn nhất. Với vai trị khơng thể thay thế của rừng nên con người phải bảo vệ
và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng trên quy mơ tồn cầu cũng như ở các cấp độ địa
phương. Ở Việt Nam, ngoài ý nghĩa chung thì rừng cịn mang các ý nghĩa lịch sử,
văn hoá và tâm linh của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau.


Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn
từ việc thành công trong công tác định canh - định cư, thành lập các Vươn Quốc
gia, khu bảo tồn cùng với việc ban hành luật Bảo vệ và phát triển rừng đã mang lại
những thay đổi tích cực. Song một diện tích lớn rừng và đất rừng, đặc biệt là ở khu
vực miền núi gắn liền với các cộng đồng người dân tộc thiểu số chưa thực sự được
quản lý và sử dụng hợp lý để nâng cao đời sống cho người dân.


Đề tài nhằm mục tiêu góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn
liền với các cộng đồng ở miền núi để nâng cao đời sống một cách bền vững cho
người dân. Bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:


- Phân tích đặc điểm rừng cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích hiện trạng sử dụng và quản lý.



- Phân tích SWOT đối với sử dụng và quản lý rừng cộng đồng.
- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý rừng cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.1.</b> <b>Cơ sở lý luận của đề tài </b>


1.1.1. Các khái niệm


<i>Khái niệm về cộng đồng </i>


Theo FAO 2000, cộng đồng trong khái niệm về quản lý rừng cộng đồng được giới
hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng, gắn bó chặt chẽ với
nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội.


Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
rừng có thể khái quát thành hai quan điểm chính:


- Thứ nhất, “cộng đồng” là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã
hội nhỏ có những quan điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền
thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống và sản xuất gắn bó với
nhau và thường có ranh giới khơng gian một thơn bản.


- Thứ hai, “cộng đồng” không chỉ là cộng đồng dân cư tồn thơn mà cịn bao gồm
cả cộng đồng sắc tộc; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thơn.


Các loại hình cộng đồng chính: cộng đồng thôn bản; cộng đồng sắc tộc; cộng đồng
tơn giáo và cộng đồng theo các dịng họ.



<i>Dân tộc thiểu số</i>


Là một thuật ngữ khoa học chỉ những dân tộc có dân số ít trong một quốc gia nhất
định. Tại Việt Nam có 54 cộng đồng dân tộc thì có 53 cộng đồng là những cộng
đồng dân tộc thiểu số.


Cộng đồng dân tộc thiểu số được xác định trong phạm vi nghiên cứu nhóm người có
cùng dân tộc, chung sống trên địa bàn thôn bản.


<i>Lâm nghiệp cộng đồng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một
định nghĩa chính thức nào được cơng nhận. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng có
hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của Arnold là Quản lý
rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng.


<i>Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) </i>


QLRCĐ là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia
sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu
của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.


Rừng cộng đồng là rừng của thôn bản đã được quản lý theo truyền thống trước đây
(quản lý theo luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã
được giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác
xã đã giao lại cho xã hoặc các thôn quản lý.


<i>Quản lý rừng dựa vào cộng đồng </i>



Là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý,
sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữa của các
thành phần khác như có quan hệ trực tiếp tới đời sống,việc làm, thu hoạch sản
phẩm, thu nhập hay lợi ích khác của cộng đồng.


Như vậy, nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng tại Ngân Sơn -
Bắc Kạn được xác định trên cơ sở rừng cộng đồng tại địa phương trên cơ sở tiếp cận
LNCĐ.


1.1.2. Pháp luật và chính sách


Hệ thống pháp luật quy định quyền sở hữu và sử dụng đối với rừng và đất rừng cho
các thành phần kinh tế. Hệ thống chính sách xác định những biện pháp hỗ trợ và
khuyến khích cho phát triển rừng từ phía chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy
đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng
rừng được giao hay nhận khoán.


- Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp
ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng hiện
được cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn
nước phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; khu rừng giáp ranh giữa các thôn,
xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhận mà cần giao cho
cộng đồng dân cư thơn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.


- Cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của
pháp luật: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với
hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng
vào mục đích cộng đồng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản


xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả
lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn kỹ
thuật; hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng
và được hưởng lợi ích do các cơng trình cơng cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang
lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển
rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>1.2.</b> <b>Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu </b>


1.2.1. Các cơng trình đã nghiên cứu


Công tác nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên
cứu tiến hành trên nhiều phương diện và những quy mô khác nhau. Trong đó điểm
hình là những cơng trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng của
đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc”, “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt
Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp” của TS. Nguyễn Bá Ngãi; nghiên cứu về
“Xây dựng quy chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng” của TS. Bảo Huy hay
nghiên cứu “Quản lý rừng cộng đồng ở Hồ Bình – Các giải pháp” của Trần Duy
Rương - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm
trong quản lý rừng cộng đồng từ dự án CEFM” của Nguyễn Văn Mạn - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.


Các nghiên cứu đã chỉ ra diện tích rừng và đất rừng mà các cộng đồng dân cư trên
cả nước đang quản lý và sử dụng vào khoảng 2.792.946,3 ha chiếm 17,2% diện tích
đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên tồn quốc, trong đó: 1.916.169,2 ha đất
có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%) xem hình
1.1. Có 3 hình thức mà cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là:


- Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan
Nhà Nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài ( có


quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng) với 58,8% diện
tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng xem hình 1.1. Trong
đó, phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu
rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Một số cộng đồng được
giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh,
hiếm có trường hợp cộng đồng được giao nhưng diện tích rừng giàu để quản
lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được
xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách khơng chính thức
bởi các tập tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào
dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thơn đều có ranh giới lãnh địa
nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối… Trong phạm vi của thôn,
bản các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sở hữu của cộng đồng và được
điều hành bởi một bộ máy tự quản. Các thành viên của làng được quyền tự
do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu
hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy thuộc quyền sử dụng của dịng
họ. Tồn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện
thông qua các luật tục hay hương ước thôn và hiệu lực của các luật tục được
thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh.
- Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức


nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ …)
được các cộng đồng nhận khốn bảo vệ, khoanh ni và trồng theo hợp đồng
khoán rừng lâu năm, 50 năm với 32,3% xem hình 1.1. Về thực chất với loại
hình này cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngồi cơng việc
thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khốn, cộng
đồng khơng có quyền lợi hay nghĩa vụ gì khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hường phù hợp


với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu
sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá.


- Quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện
sản xuất và thị trường kém phát triển. Các sản phẩm lấy từ rừng chủ yếu
được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng. Rừng được quản lý theo luật
tục của cộng đồng.


- Quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất và thị
trường phát triển. Các hình thức quản lý đa dạng và phong phú ở trình độ cao
và cộng đồng dân cư thôn sẽ tiến tới thực sự là chủ đầy đủ trong quản lý và
sử dụng rừng.


Về chính sách và pháp luật trong quản lý rừng cộng đồng được khái quát thành các
giai đoạn như sau:


- Trước năm 1954, thừa nhận về sự tồn tại của rừng cộng đồng: Lâm nghiệp
thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng
cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.


- Từ năm 1954 đến năm 1975, không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn
trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống: Miền Bắc,
thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hoá, tập trung phát triển
lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể và mặc dù không quan tâm đến
lâm nghiệp hộ gia đình và LNCĐ, nhưng về cơ bản vẫn tôn trọng cộng đồng
vùng cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống và lâm nghiệp hộ gia
đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó ở Miền Nam, giống thời kỳ
trước năm 1954.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng
đồng tự công nhận.


- Từ năm 1986 đến 1992, lần đầu tiên đề cập làng bản là một chủ rừng hợp
pháp đối với rừng truyền thống của làng bản: Năm 1986 chính phủ thừa nhận
5 thành phần kinh tế; Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai
và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ
gia đình.


- Từ năm 1993 đến năm 2002, tăng cường quá trình phi tập trung hố trong
quá trình quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hố nghề rừng nhưng chính sách
với QLRCĐ chưa rõ ràng: Ở các địa phương thực hiện nhiều mơ hình quản
lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm;
Luật đất đai sửa đổi năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định
163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ cho đối
tượng cộng đồng và Luật dân sự năm 1995 cũng không quy định cộng đồng
dân cư là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này
nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của nhà Nước và của ngành
cho phát triển rừng cộng đồng như Nghị định 01/CP năm 1995 về giao khoán
đất lâm nghiệp, Nghị định 29/CP năm 1998 về quy chế thực hiện dân chủ ở
xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm của nhà
nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của
Bộ NN&PTNN về hướng dẫn hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển
rừng trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về quy chế quản lý 3
loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi
tham gia quản lý rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

cư thôn được giao rừng; Luật dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu
chung của cộng đồng.



Thực tiễn tại các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số đều có tập quán quản lý đất
đai và tài nguyên theo cộng đồng. Những tập quán ấy là một phần của luật tục cổ
truyền của cộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và
pháp triển. Tập quán QLRCĐ cuả một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số điển
hình ở nước ta:


- Người Thái vùng Tây Bắc, rừng được phân loại thành từng khu vực nhằm
phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như: Rừng phòng
hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm thai thác. Rừng khai
thác để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác của cộng đồng, tuyệt
đối không được phát làm rẫy. Rừng phục vụ đời sống tâm linh, cấm chặt phá.
- Người Tà Ôi, Vân Kiều vùng miền Trung: Luật tục quy định không được


phát rẫy tại các khu Rừng đầu nguồn, Rừng thiêng, Rừng độc.


- Người Raglai vùng Tây Nguyên: Có quan niệm là rừng thuộc quyền sở hữu
của cộng đồng (bn). Do đó khơng một ai được vi phạm những quy định do
cộng đồng đặt ra, không một ai được lấy làm tài sản riêng.


Cụ thể tại Miền núi phía Bắc ở Điện Biên, Hồ Bình và Thanh Hố cho thấy 4 hình
thức QLRCĐ phổ biến. Cụ thể như bảng 1.1:


Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến


<b>TT </b> <b>Hình thức </b>


<b>quản lý </b>


<b>Nguồn gốc hình </b>
<b>thành </b>



<b>Hiện trạng và </b>


<b>quy mơ </b> <b>Mục đích quản lý, sử dụng </b>


<i>Bản Huổi Cày - Mùn Chung - Tuần Giáo - Điện Biên (Cộng đồng người H’Mông) </i>


1


Cộng đồng
quản lý theo
truyền thống


Tự công nhận


từ lâu đời. Rừng tự nhiên 81ha.


Bảo vệ nguồn nước, Lấy
gỗ làm nhà, các lâm sản
khác tiêu dùng hàng ngày.


<i>Thôn Cài – Vũ Lâm - Lạc Sơn – Hồ Bình (Cộng đồng người Mường) </i>


2 Nhóm hộ
gia đình


Xã hợp đồng
sử dụng.


Rừng tự nhiên


và rừng trồng,
31ha.


Phủ xanh đất trống, lấy gỗ,
tre nứa bán ra thị trường.


<i>Thôn Pháng – Phú Thanh – Quan Hoá – Thanh Hoá (Cộng đồng người Thái) </i>


3 Cộng đồng


quản lý Giao và hợp đồng khoán Rừng tự nhiên 200ha (giao


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

bảo vệ với khu
bảo tồn Pù Hu.


102ha, khoán
98ha).


tiêu dùng hàng ngày, thu
nhập từ khốn bảo vệ.
4


Nhóm hộ tự
liên kết quản


Giao cho hộ
quản lý và sử
dụng, các hộ tự
liên kết.



120 ha do 10
nhóm hộ tự
liên kết quản
lý.


Trồng rừng sản xuất cung
cấp luồng cho thị trường.


<i>(Nguồn: Tập chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 5, kỳ 1 năm 2006,trang 78-80) </i>


Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực tiễn trong QLRCĐ có 3 cơng cụ cơ bản được
áp dụng là: Thứ nhất, hình thức tổ chức và quản lý, điều hành của cộng đồng dựa
trên nguyên tắc dân bầu và tín nhiệm của cộng đồng với già làng, trưởng bản; Thứ
hai, xây dựng quy ước quản lý rừng của cộng đồng dựa vào luật lệ của làng (hương
ước), nhu cầu hiện tại và phù hợp với quy định của pháp luật; Thứ ba, Xây dựng cơ
chế phân chia lợi ích căn cứ vào sự thống nhất chung của cộng đồng và quy định
của nhà nước mà trước mắt là cụ thể hoá cơ chế hưởng lợi theo quyết định 178. Còn
các bên liên quan trong QLRCĐ được xác định bao gồm các bên như sau:


- Cộng đồng dân cư thôn là chủ thể chính bao gồm: trưởng, phó thơn, già làng
trưởng bản, hộ gia đình và cá nhân, tổ quản lý và bảo vệ rừng, các đoàn thể
và tổ chức quần chúng, nhóm hộ hay nhóm sở thích, khuyến nông viên thôn.
- Tổ chức lâm nghiệp xã tuyên truyền pháp luật và chính sách, theo dõi diễn


biến tài nguyên rừng, hướng dẫn bảo vệ rừng và phòng chống cháy, tham
mưu và hỗ trợ UBND xã về giao đất giao rừng, quản lý rừng và ngăn chăn,
xử lý vi phạm.


- Các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã thực hiện 8 nội dung quản lý Nhà


Nước về Lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998
của Thủ tướng chính phủ.


- Các cơ quan chuyên ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện có vai trò hỗ trợ,
hướng dẫn và thúc đẩy cộng đồng quản lý rừng.


- Các tổ chức Lâm nghiệp Nhà Nước chuyển giao công nghệ, tư vấn và hỗ trợ
kỹ thuật, đầu tư vốn cho xây dựng và phát triển rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Hiện nay, trong công tác QLRCĐ còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề
liên quan đến chính sách và pháp lý. Bên cạnh đó những vấn đề về kỹ thuật trong
QLRCĐ mới chỉ là những thí điểm. Bao gồm những vấn đề sau:


- Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa thưc sự rõ ràng: Mặc dù Luật
đất đai 2003, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác của Nhà Nước
quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng giao đất, giao rừng, có
quyền quản lý và sử dụng rừng nhưng địa vị pháp lý của cộng đồng vẫn chưa
đầy đủ và rõ ràng. Bộ Luật dân sự 2005 quy định một tổ chức được công
nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ quan có thẩm
quyền thành lập hoặc cơng nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cộng đồng dân cư thôn chưa hội
đủ các điều kiện trên nên không phải là một pháp nhân. Nếu giao rừng cho
cộng đồng dân cư thơn, khi có xẩy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác
hoặc có hành vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật không thể giải quyết
được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

quy định riêng về cộng đồng hưởng lợi từ rừng mà đang vận dụng những quy
định hưởng lợi và nghĩa vụ từ những quy định cho đối tượng là hộ gia đình,
cá nhân và tổ chức chưa có quy định rõ về khai thác gỗ thương mại khi cộng
đồng được giao và quản lý rừng tự nhiên, những thủ tục hành chính chưa rõ


ràng và những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp cộng đồng khó
có thể tiếp cận.


- Những vấn đề về kỹ thuật trong QLRCĐ: Một là, có những sự khác biệt giữa
kỹ thuật lâm sinh truyền thống và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng
đồng. Kỹ thuật lâm sinh truyền thống thường áp dụng đối với lâm trường
quốc doanh, các cơng ty lâm nghiệp với quy mơ diện tích rừng lớn. Cịn rừng
cộng đồng với quy mơ nhỏ, nhu cầu đa dạng, kiến thức bản địa và đa số rừng
cộng đồng lại là rừng nghèo sẽ không phù hợp khi áp dụng kỹ thuật lâm sinh
truyền thống. Ngoài ra các phương pháp xác định trạng thái rừng, điều tra
đánh giá tài ngun rừng và tính tốn trữ lượng rừng phức tạp; Hai là, kế
hoạch QLRCĐ chưa được thừa nhận và thể chế hoá như một phương án kinh
doanh rừng hay phương án quản trị rừng cộng đồng. Kế hoạch QLRCĐ 5
năm được UBND huyện phê duyệt và kế hoạch QLRCĐ hàng năm do
UBND xã phê duyệt mang mục đích sử dụng nội bộ, phi thương mại.


Một số khuyến nghị và giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy quản lý rừng cộng
đồng ở nước ta:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng


<b>Tiêu chí </b> <b>Nhóm </b>


<b>cộng đồng I </b>


<b>Nhóm </b>
<b>cộng đồng II </b>


Thành phần dân tộc Ít dân tộc thiểu số Nhiều dân tộc
thiểu số


Trình độ quản lý rừng của cộng đồng (trình


độ về kỹ thuật, tổ chức và quản lý, trách
nhiệm của hộ gia đình và lãnh đạo thôn).


Cao Thấp


Sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng Ít Nhiều
Phát triển kinh tế hộ gia đình Cao Thấp
Vị trí thuận lợi của cộng đồng cho các cơ hội


pháp triển Thuận lợi Ít thuận lợi


Vùng thị trường và tiêu thụ lâm sản Gần Xa
Kết quả xếp loại cộng đồng


- Quy hoạch rừng và đất rừng, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch và pháp
triển rừng cấp xã, thôn theo hướng: Quy hoạch diện tích rừng cung cấp gỗ
cho làm nhà, cung cấp các lâm sản thiết yếu khác cho cộng đồng trên cơ sở
tính nhu cầu tối thiểu hàng năm mà cộng đồng cần; Quy hoạch diện tích rừng
bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng; Quy hoạch diện tích rừng
cộng đồng cho sản xuất, kinh doanh thương mại; Quy hoạch diện tích đất
nương rẫy tối thiểu mà cộng đồng cần để có thể đảm bảo nhu cầu lương thực
tối thiểu.


- Giao rừng cho cộng đồng: UBND huyện ra quyết định giao rừng cho các
cộng đồng dân cư thơn và nhóm hộ nhưng đối tượng rừng do cộng đồng tự
công nhận từ lâu đời, rừng cung cấp vật dụng cần thiết cho cộng đồng, rừng
bảo vệ nguồn nước, “rừng thiêng”, “rừng ma”, rừng xa khu dân cư khó bảo
vệ bởi các hộ gia đình cá thể, nơi hộ gia đình khơng nhận, rừng tự nhiên là


rừng sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

thiết yếu, bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng: Được sử dụng
theo đúng phương án quản lý rừng và hương ước của cộng đồng quy định
cho đối tượng rừng này đã được các cơ quan có thểm quyền phê duyệt; Cộng
đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm xây dựng phương án
quản lý và sử dụng cho từng đối tượng rừng trên, xây dựng hương ước quy
định rõ loài và số lượng lâm sản được phép khai thác hàng năm; Các sản
phẩm khai thác từ rừng chỉ được phục vụ tiêu dùng trong cộng đồng; Khai
thác lâm sản theo kế hoạch do cộng đồng xây dựng, báo UBND xã, kiểm lâm
địa bàn giám sát theo dõi; Nhà nước không đầu tư đối với đối tượng rừng
này, cộng đồng tự đầu tư cho cây trồng, quản lý, bảo vệ.


- Quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất
giao cho cộng đồng: Cộng đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách
nhiệm xây dựng phương án quản lý và sử dụng rừng được giao và được cơ
quan thẩm quyền phê duyệt; Cơ chế hưởng lợi theo phương án điều chế rừng
và kế hoạch khai thác hàng năm.


- Quyền và nghĩa vụ đối với rừng non, phục hồi, rừng nghèo kiệt: Cộng đồng
được nhà nước đầu tư để thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý bảo vệ,
phòng chống các tác động phá hoại rừng, phòng chống cháy rừng. Mức đầu
tư và hưởng lợi theo suất đầu tư hiện hành của nhà nước. Thời gian đầu tư và
hưởng lợi được tính từ thời điểm giao rừng cho đến thời điểm rừng sang
trạng thái có trữ lượng. Sau đó sẽ áp dụng cơ chế hưởng lợi như đối với rừng
tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất giao cho cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

triển thì các hình thức quản lý sẽ đa dạng, phong phú và cộng đồng sẽ thực
sự trở thành chủ thể đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng.



- Hỗ trợ các địa phương về phương pháp thống kê tài nguyên rừng: Thống kê
tài nguyên rừng là một cơ sở cho giao đất giao rừng, hợp đồng sử dụng rừng
cho cộng đồng. Dựa vào kết quả thống kê tài nguyên rừng để xác lập tỷ lệ
hưởng lợi từ rừng và để đánh giá kết quả quản lý rừng. Mặc dù nhiều nơi đã
thử nghiệm một số phương pháp cộng đồng đánh giá tài nguyên rừng nhưng
nhìn chung chưa phù hợp, khả năng áp dụng thấp cho nên nhà nước cần
nghiên cứu, tổng kết để đưa ra phương pháp phù hợp để địa phương dễ dàng
áp dụng.


- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tổ chức cộng đồng: Bài học kinh nghiệm
ở nhiều nơi khác nhau cho thấy hai điều kiện quan trọng để QLRCĐ thành
công là lãnh đạo cộng đồng mạnh, rừng bắt buộc phải bảo vệ để chống xâm
hại, ý chí, nguyện vọng của dân làng và nhận rừng phải là cơ hội giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho dân làng, hệ thống chính trị trong xã, thơn
phải mạnh và có ý thức cao về bảo vệ rừng. Cả hai điều kiện trên là bài học
kinh nghiệm đều liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và tổ chức của
cộng đồng.


- Tổng kết kinh nghiệm và tạo kiến thức mới cho phát triển LNCĐ: Tại mỗi
địa phương cần tiến hành thống kê, đánh giá hiệu quả QLRCĐ để làm cơ sở
quy hoạch rừng cộng đồng, hợp lý hố các diện tích rừng do cộng đồng đang
quản lý và sử dụng theo chính sách mới về đất đai và rừng.


1.2.2. Các chương trình/ Dự án đã triển khai


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

bảo vệ rừng; Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng; Thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường rừng…


<i>Về xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng </i>



Cho đến nay Bộ nông nghiệp và Phát triển nông và Cục Lâm nghiệp đã ban hành14
văn bản hướng dẫn:


- Quyết định số 106/2006/QĐ ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
về việc ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.


- Công văn số 2324/BNN – LN ngày 21/8/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
về việc hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.
- Công văn số 123/BNN-LN ngày 15/01/2008 của Cục trưởng Cục Lâm


nghiệp về việc ban hành hướng dẫn quy chế bảo vệ và phát triển rừng cộng
đồng.


- Quyết định số 434/BNN-QLR ngày 14/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc ban hành hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển
rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng
dân cư thôn.


- Quyết định số 550/QĐ-QLR ngày 08/5/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc ban hành hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển
rừng cộng đồng dân cư thôn.


- Công văn số 754/CV-LNCĐ ngày 31/5/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng
đồng.


- Công văn số 815/CV-LNCĐ ngày 12/6/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc xây dựng mơ hình cấu trúc rừng mong muốn cho rừng gỗ tự
nhiên của cộng đồng.



- Công văn số 1326/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Công văn số 1703CV-DALNCĐ ngày 14/11/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc hướng dẫn giám sát và đánh giá việc thực hiện quản lý rừng
cộng đồng dân cư thôn.


- Công văn số 141/CV-DALN ngày 05/02/2008 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng.


- Công văn số 588/CV-LNCĐ ngày 12/5/2008 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc hướng dẫn cắm mốc ranh giới và làm bảng sơ đồ khu giao
rừng cho cộng đồng thôn.


- Công văn số 787/CV-LNCĐ ngày 23/6/2008 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc thí điểm áp dụng phân bố cây theo cỡ kính mong muốn để lập
và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.


- Công văn số 1155/ĐC-LNCĐ ngày 22/8/2008 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp về việc đính chính cơng văn số 787/CV-LNCĐ.


Các cơng văn này được đăng tải trên trang Web chính thức của Bộ NN&PTNT. Bên
cạnh đó có nhiều văn bản được các địa phương cấp tỉnh, huyện ban hành về cơng
tác quản lý rừng cộng đồng. Ngồi ra các chương trình, dự án cịn biên soạn hàng
loạt các tài liệu, sổ tay, cẩm nang liên quan.


<i>Về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã </i>


Việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản yêu cầu kỹ thuật chuyên
môn nên cộng đồng nếu không được sự hỗ trợ từ các bên sẽ gặp rất nhiều lúng túng


khi thực hiện.


<i>Về giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Bảng 1.3: Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn


<b>Các cấp/cơ quan </b> <b>Nội dung </b>


Thôn, bản


- Làm đơn xin nhận rừng kèm theo phương án quản
lý rừng.


- Đề nghị UBND xã xem xét và trình UBND huyện.
Xã - Xem xét và đề nghị UBND huyện phên duyệt.


Huyện


<i>UBND </i> - Xem xét và quyết định giao đất giao rừng cho thơn.


<i>Phịng </i>


<i>NN&PTNT </i> - Thẩm định hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt.
<i>Hạt </i>


<i>kiểm lâm </i>


Phối hợp với Phòng NN&PTNT trong việc thẩm
định hồ sơ giao đất giao rừng cho cộng đồng



Tỉnh


<i>UBND </i> - Ban hành văn bản về việc giao đất giao rừng cho


cộng đồng dân cư thôn.


<i>Sở </i>
<i>NN&PTNT </i>


- Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản
hướng dẫn giao đất giao rừng.


<i>Sở </i>
<i>TN&MT </i>


- Phối hợp với Sở NN&PTNT trong việc tham mưu
giúp UBND tỉnh về giao đất giao rừng.


<i>Chi cục </i>
<i>kiểm lâm </i>


- Phối hợp với Sở NN&PTNT trong việc tham mưu
giúp UBND tỉnh về giao đất giao rừng.


Tổ chức khác (LTQD,
Ban quản lý rừng, Trung


tâm khuyến lâm, …)


- Hỗ trợ cộng đồng trong việc được nhận rừng.



Tại các chương trình, dự án thí điểm đã triển khai có được chủ chương của Bộ
NN&PTNT và các hướng dẫn của Cục Lâm nghiệp cùng với sự hỗ trợ từ các tổ
chức khác là các dự án đã rất thuận lợi trong việc giao đất giao rừng cho các cộng
đồng dân cư thôn. Đồng thời các cộng đồng cũng hưởng ứng và tham gia tích cực.


<i>Về lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng: Tiến hành các công việc như khoanh lô,
mô tả và phân loại sơ bộ rừng theo loại đất rừng, theo loại rừng, theo mục
đích sử dụng và theo biện pháp tác động; điều tra đo đếm trên thực địa đối
với những rừng không tiến hành khai thác; điều tra đo đếm trên thực địa đối
với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác; đánh giá hiện trạng rừng đối với rừng đạt
tiêu chuẩn khai thác.


- Xác định nhu cầu gỗ, củi, lâm sản của thôn bản: Xác định nhu cầu lâm sản để
làm nhà, làm chuồng trại, phai đập, trường học, củi đun bằng phương pháp
điều tra điểm một số hộ và thảo luận với nhóm nơng dân.


- Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm: Xác định mục tiêu quản lý cho từng lô
rừng trong thôn, lập kế hoạch hoạt động cho từng lô rừng như nuôi dưỡng
rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, khai
thác gỗ, khai thác tre, nứa.


- Xác định các biện pháp tác động vào rừng: Xác định biện pháp tác động vào
rừng cho từng đối tượng rừng như rừng không khai thác, rừng chưa đủ điều
kiện khai thác, rừng đủ điều kiện khai thác.


- Phê duyệt, quản lý kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Kế hoạch quản lý rừng
cộng đồng được các thôn xây dựng, trình UBND huyện phê duyệt.



Mơ hình rừng ổn định: Là một công cụ dự báo lượng tăng trưởng để xác định quyền
hưởng lợi và khai thác gỗ bền vững ở các trạng thái rừng trong quản lý rừng cộng
đồng. Đặc điểm của mơ hình rừng ổn định là:


- Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính có dạng giảm: Đảm bảo duy trì sự ổn
định của các thế hệ cây rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Xác định lượng tăng trưởng - lợi ích của cộng đồng và lập kế hoạch khai thác
gỗ: Lợi ích của cộng đồng chính là tăng trưởng số cây theo cỡ kính trong 5
năm. Dựa vào đây cộng đồng lập kế hoạch khai thác sử dụng rừng bền vững
theo định kỳ 5 năm; việc xác định lợi ích như vậy đảm bảo tính cơng bằng,
đơn giản, ít chi phí, chỉ thơng qua so sánh số cây của lơ rừng với mơ hình.
- Khai thác sử dụng và nuôi dưỡng rừng ở các trạng thái rừng khác nhau: Theo


quy định hiện hành, các lô rừng chỉ được phép khai thác khi đạt tiêu chuẩn
về trữ lượng và điều này gặp phải hạn chế vì thời gian chờ đợi quá lâu, người
dân khó nhận biết tiêu chuẩn rừng khai thác. Trong khi đó nếu so sánh số cây
theo cỡ kính của các trạng thái rừng hiện tại với mơ hình rừng ổn định thì các
trạng thái rừng non, nghèo vẫn có thể chặt một số cây ở các cấp kính khác
nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng, đồng thời lại có thể điều
chỉnh cấu trúc rừng từng bước ổn định, có năng suất hiệu quả hơn.


<i>Về xây dựng quy ước bảo vệ rừng </i>


Công việc xây dựng quy ước đã được ngành kiểm lâm thực hiện ở nhiều nơi, nhấn
mạnh vai trò của người dân, cộng đồng và vận dụng luật tục địa phương trong xây
dựng quy ước. Cách làm này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng và từng bước
làm cho quy ước có tính khả thi trong đời sống cộng đồng. Trong các chương trình,
dự án đã triển khai đặc biệt chú ý đến sự tham gia của cộng đồng trong việc xây


dựng quy ước này nhằm thể hiện được thực tế nhất nguyện vọng cũng như tri thức
bản địa trong công tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.


<i>Về xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng </i>


Hưởng lợi từ rừng trong quản lý rừng cộng đồng là một vấn đề quan trọng, thúc
đẩy, khuyến khích sự tham gia quản lý rừng của người quản lý rừng. Các nguồn lợi
từ rừng được xác định rất phong phú, số lượng và giá trị của chúng phụ thuộc vào
trạng thái rừng, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách và kiến thức sử dụng lâm sản
của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

thương mại của gỗ luôn là một tiềm năng tạo ra thu nhập cao. Khả năng cung
cấp gỗ của rừng phụ thuộc vào trạng thái giàu nghèo của rừng được giao.
- Lâm sản ngồi gỗ: Là nhóm sản phẩm rất đa dạng, mức độ giàu nghèo của


nó phụ thuộc vào trạng thái rừng giao, đồng thời phụ thuộc vào kinh nghiệm,
kiến thức sử dụng của người dân địa phương. Lâm sản ngồi gỗ đóng vai trị
quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số
trong việc cung cấp thực phẩm, cây thuốc, làm công cụ lao động, bán, chăn
nuôi … Tuy nhiên các loại lâm sản ngoài gỗ thường phân tán, quy mô nhỏ.
- Dịch vụ môi trường rừng: Đây là nguồn lợi tiềm năng hiện đang được thảo


luận và phát triển; Bao gồm việc chi trả dịch vụ môi trường của rừng như
bảo vệ nguồn nước cho thuỷ lợi, thuỷ điện, thu hút khí CO2 gây hiệu ứng
nhà kính, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là một
tiềm năng lớn khi mà thế giới đang quan tâm đến biến đổi khí hậu.


- Ví dụ về cơ chế hưởng lợi từ QLRCĐ ở Tây nguyên từ khai thác gỗ thương
mại được tiến hành như sơ đồ hình 1.2 sau đây:



Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế hưởng lợi


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

quản lý rừng mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo được nâng cao đời sống người dân có
cuộc sống gắn liền với rừng núi và chủ trương bảo vệ và phát triển rừng của đất
nước. Nhóm các điều kiện cần thiết cho QLRCĐ cũng đã được xác định rõ ràng từ
yêu cầu về khoa học kỹ thuật đến các vấn đề chính sách, pháp luật cần bổ sung hoàn
thiện cho đến yêu cầu cần thiết đối với cộng đồng để có thể QLRCĐ hiệu quả.
Nhóm các điều kiện đủ để tiến hành QLRCĐ phải xuất phát một cách chủ động từ
phía cộng đồng với sự hỗ trợ từ chính quyền cấp xã là một kho khăn vì đại đa số các
cộng đồng liên quan có trình độ dân trí thấp. Với trường hợp này, ngay cả đối với
các chương trình thí điểm cũng cịn nhiều vướng mắc dù có sự hỗ trợ của một đội
ngũ chuyên gia siêu việt và nguồn tài chính đáng kể. Một khía cạnh khác cung ảnh
hưởng khơng nhỏ đến nhóm yếu tố này là hiện có nhiều chương trình, dự án liên
quan đến lâm nhiệp đang được triển khai trên cùng một địa bàn nên cộng đồng khó
có thể tác động để lồng ghép như những chương trình, dự án thí điểm.


Từ các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng như các chương trình, dự án thí điểm và
cả những mơ hình truyền thống cho thấy cơng tác QLRCĐ là một chu trình quản lý
khép kín. Một chu trình khá tồn diện được TS.Nguyễn Bá Ngãi đưa ra cho
QLRCĐ gồm 5 giai đoạn và 13 bước như hình 1.3 sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

1.2.3 Quản lý rừng cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới


Tính đến hiện tại, Mexico có trên 75% diện tích rừng được quản lý bởi cộng đồng,
chủ thể là các Ejido - có thể hiểu là tổ hợp tác nông thôn - và các nhóm dân tộc
thiểu số. Tiến trình chuyển đổi từ quản lý Nhà nước sang nhóm đối tượng này đã
diễn ra từ những năm 20 của thập kỷ trước, sau khi Mexico hoàn thành cuộc cải
cách về đất đai.


Nói một cách chi tiết hơn thì phần lớn rừng của quốc gia này vẫn do Nhà nước sở


hữu, tuy nhiên quyền quản lý thì lại được chuyển cho các cộng đồng. Đặc biệt, kể từ
cuối những năm 1970, sau sự phản kháng mạnh mẽ của hệ thống các tổ hợp tác đối
với các doanh nghiệp khai thác gỗ thương mai khiến ngành gỗ phải chịu lùi bước,
các nhóm cộng đồng đã giành được quyền kiểm soát và khai thác lâm sản nhiều
hơn, tuy rằng họ vẫn bị hạn chế không được phép mua, bán rừng do mình quản lý.
Với những thay đổi căn bản này, Mexico trong con mắt các chuyên gia được xem là
một ví dụ điển hình về quản lý rừng cộng đồng, mặc dù tình trạng phá rừng trên
thực tế vẫn cịn tồn tại. Bài học từ quốc gia Mỹ La Tinh này cho thấy khi người dân
được giao rừng, họ sẽ có động lực quản lý rừng bền vững. Đây là giải pháp có lợi
cho cả ba bên: Nhà nước - Người dân - Rừng. (theo tác giả Hải Anh trên
thiennhien.net).


Chính phủ Guatemala chấp thuận giao 450.000 ha rừng nhiệt đới Maya cho 13
nhóm cộng đồng dân cư bản địa. Đồng thời người ta đã nhận thấy các điểm du lịch
khảo cổ nền văn minh Maya nơi mang lại nhiều doanh thu cho nhóm cộng đồng
quản lý cũng chính là nơi còn lưu giữ lại những cánh rừng dày. Trong khi ở một vài
vị trí khác, cũng cùng một nhóm dân tộc thiểu số ấy, với cùng một kiểu rừng ấy,
nhưng rừng đã bị tàn phá. (theo tác giả Hải Anh trên thiennhien.net).


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Tại Thái Lan, Wasi(1997) cho rằng LNCĐ là nhân tố trợ giúp cho việc phát triển xã
hội dân sự ở Thái lan. Các cộng đồng có địi hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý
các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện tích lớn rừng đã bị mất bởi
việc khai thác gỗ hợp pháp trong những năm trước đây. Vandergeets (1996) nhận
thấy rằng khai thác rừng ở Thái Lan đã bị cấm từ năm 1986, Cục Lâm nghiệp
Hoàng gia Thái Lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng
bảo tồn rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢU </b>


<b>2.1.</b> <b>Mục tiêu nghiên cứu </b>


2.1.1. Mục tiêu tổng quát


Góp phần thúc đẩy chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững rừng có sự tham gia
của người dân nhằm duy trì và đảm bảo phát triển rừng gắn với nâng cao đời sống
của người dân.


2.1.2. Mục tiêu cụ thể


- Phân tích đặc điểm, hiện trạng sử dụng và quản lý rừng tại địa bàn nghiên
cứu;


- Phân tích ngun nhân và thách thức trong cơng tác quản lý và sử dụng rừng
tại địa bàn nghiên cứu;


- Đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng tại địa phương.


<b>2.2.</b> <b>Địa điểm nghiên cứu </b>


2.2.1. Tỉnh Bắc Kạn


Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam được tái lập và 1/1/1997, nằm ở
21o48 ’ - 22o44 ’ vĩ độ Bắc và 105o26 ’ - 106o14 ’40” kinh độ Đông. Một số con sơng
bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn đóng vai trị quan trọng về mặt sinh thái đối với các tỉnh
ở hạ lưu. Đặc điểm khí hậu của vùng là cận nhiệt đới miền núi, với lượng mưa trung
bình hàng năm là 1500mm và được đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt.


Mùa mưa, nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7,
trung bình là 263mm. Lượng mưa mùa này chiếm 82% lượng mưa cả năm, nhiệt độ


biến động từ 22,9oC - 27,3oC.


Mùa khô, lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình
hàng tháng trong mùa này dao động từ 13,0 đến 70,5 mm, và nhiệt độ trung bình
18oC. Nhiệt độ mùa đơng có thể giảm đột ngột xuống đến 2,2oC và có kèm theo
sương muối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Với tổng số 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn, tỉnh Bắc Kạn được chia thành 7 huyện
(Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn) và một thị
xã Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.859,4 km2, dân số 295.300
người; mật độ dân số 61 người/km2


(Niên giám thống kê 2009 - Tổng cục thống
kê).


Tại Bắc Kạn có 7 nhóm dân tộc: người Tày (54%), người Dao (16,8%), người Kinh
(15%), người Nùng (9%), người Mông (5,5%), người Hoa (0,4%), người Sán Cháy
(0,3%).


- Người Tày, Nùng và Kinh là nhóm dân cư chiếm đa số trong tỉnh, sống dọc theo
các tuyến giao thông chính, gần các trung tâm lớn như thị xã Bắc Kạn và các thị
trấn các huyện. Nhóm người này thường định cư gần sông suối, và chủ yếu là
canh tác lúa nước. Người Tày, Nùng và Kinh cũng là những dân tộc có nhiều
người tham gia vào công tác quản lý hành chính, cơng nhân viên chức tại tỉnh
Bắc Kạn.


- Số dân cư còn lại là người Dao, Mông, Hoa và Sán Cháy sống ở các vùng sâu,
vùng xa khó tiếp cận và có rất ít ruộng đất để trồng lúa nước. Những người dân
này thường sống dựa và các hệ thống canh tác nương rẫy trên diện tích rộng,
nhưng năng suất dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của thời tiết.



Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đối với GDP của tỉnh với các loại cây trồng
chủ yếu là lúa, ngơ, sắn, mía, lạc, đậu tương và thuốc lá. Bên cạnh đó việc chăn
ni đại gia súc có xu hướng giảm nhưng việc trồng các cây lâu năm (cây ăn quả,
cây lấy gỗ) cũng như công tác bảo vệ rừng được mở rộng trong những năm gần đây.


<i>2.2.2.</i> <i>Huyện Ngân Sơn </i>


Huyện Ngân Sơn nằm ở phía Đơng Bắc thị xã Bắc Kạn, giáp với huyện Ba Bể ở
phía Tây và huyện Na Rì ở phía Nam và Tây Nam. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Cao
Bằng và Tây Bắc giáp Lạng Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Đơn vị hành chính có một thị trấn (Nà Phặc) và 10 xã là: Văn Tùng, Đức Vân,
Thượng Ân, Cốc Đán, Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm, Trung
Hoà và Bằng Vân.


Huyện Ngân Sơn cách thị xã Bắc Kạn 60km trên tuyến đường Quốc lộ 3 ( Hà Nội –
Thái Nguyên – Cao Bằng).


Cánh cung Ngân Sơn chạy từ phía bắc huyện Ngân Sơn (giáp Cao Bằng) dọc phía
đơng tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (Thái Ngun) thành hình cánh cung theo hướng
Bắc-Nam. Cánh cung Ngân Sơn thể hiện rõ vai trò là đường phân thuỷ giữa lưu vực
các sông chảy sang Lạng Sơn, Cao Bằng với lưu vực các sông chảy xuống Thái
Nguyên; đồng thời tạo thành ranh giới phân chia khu vực khí hậu quan trọng: sườn
phía đơng đón gió mùa đông nên lạnh và khô hơn sườn phía tây; sườn phía tây
khuất gió mùa đơng nhưng đón gió tây nam, mưa nhiều hơn.


Các dãy núi trên cánh cung Ngân Sơn có những đỉnh cao trên 1000m như Khau
Xiểm (1147m), Phịa Khao (l 061m), Phya Đén (l.263m)... thuộc huyện Ngân Sơn
Huyện có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 20,5o



C.
Nhưng khơng đồng nhất, mà cũng có sự phân hố thành 2 mùa trong năm và phân
hoá giữa các vùng. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 12. Càng lên phía bắc, mùa lạnh càng kéo dài hơn và lạnh hơn. Mùa lạnh bắt
đầu lừ đầu tháng 10, kết thúc vào tuần đầu tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ cao nhất lên
tới 39 độ C, nhiệt độ thấp nhất là -2,8 độ C trong tình trạng nhiệt độ cực đoan. Trên
các đỉnh cao có năm có tuyết rơi.


Độ ẩm trung bình năm thuộc loại cao, Sự biến thiên độ ẩm không đều trong năm và
ngay cả trong cùng một mùa. Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa
phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu (tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm khơng khí
đến độ bảo hồ (100%).Lượng mưa trung bình năm là 159,1mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ khơng khí hạ thấp đột
ngột, rồi bị "nhiệt đới hố" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đơng bắc tràn về
đầu mùa hoặc cuối mùa đơng gặp khơng khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời
tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn
qua.


Dân cư huyện Ngân Sơn có 5.819 hộ với 27.543 người, mật độ 42,74 người/km2<sub>. Số </sub>


hộ đói nghèo theo thống kê 6 tháng đầu năm 2007-2008 là 2.732 hộ, chiếm 46,94%
tổng số hộ.


Về tình hình sản xuất: kinh tế của huyện là kinh tế nơng lâm và khai thác khống
sản. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đời sống người dân là lương thực, cây có hạt bình
qn năm 2006 đạt: 543kg/người, dự tính năm 2007 là 560kg/người. Năng suất
bình quân 41 tạ/ha đối với cây lúa, 32 tạ/ha đối với cây ngô. Các loại sản phẩm cây
trồng khác như thuốc lá (15 tạ/ha) và đỗ tương (13 tạ/ha) cũng chỉ là những cây


kinh tế tiềm năng của huyện. Cịn thực tế hiện nay thì Ngân sơn là một trong những
huyện nghèo của cả nước. Ngồi ra, người dân cũng phát triển chăn ni gia súc gia
cầm. Đàn gia súc của huyện gồm 11.131 con trâu và 8.541 con bò.


2.2.3. Thị trấn Nà Phặc


Thị trấn Nà Phặc nằm ở phía Nam huyện Ngân Sơn, có diện tích đất tự nhiên là
6.280km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 615,84ha chiếm 11,08%
tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha chiếm 60,85%
tổng diện tích đất tồn xã. Nà Phặc có trục quốc lộ 3 đi qua với tổng chiều dài
20km, thuận tiện cho việc giao thương, phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, địa
bàn rộng, trình độ dân trí khơng đồng đều, các thôn vùng cao đồng bào sống rải rác
và canh tác nương rẫy là chủ yếu nên cơ sở kinh tế xã hội nơi đó cịn thấp kém, cơ
sở hạ tầng cũng chưa tốt, giao thơng đi lại khó khăn là rào cản phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 290,4ha. Diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ là
160ha, lúa 1 vụ là 130,4ha. Năng suất cây trồng đạt 500kg/1000m2.


Về chăn nuôi, tổng đàn trâu bò là 3.160 con, trong đó số trâu chiếm 1/3, số bò
chiếm 2/3 tổng đàn. Ngồi ra, nơng dân vẫn nuôi lợn, gà, vịt,.. nhưng khơng có
thống kê.


Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.821,54ha, trong đó diện tích
rừng ngun liệu giấy là 109,2ha, rừng theo chương trình PAM là 190ha. Kinh tế
vườn rừng chưa cho thu nhập.


Về tiểu thủ công nghiẹp: chưa phát triển. Xây dựng cơ ban cũng chưa được đầu tư
xây dựng nhiều. Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng đường Nà Nong – Bó
Danh.



Cơ sở hạ tầng: Hiện nay mới chỉ có 19/25 thơn có hệ thống lưới điện quốc gia. Số
hộ được sử dụng điện chiếm 82% tổng số hộ cả thị trấn.


Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000.000đ/người/năm.


Thị trấn Nà Phặc có 6 trường học, trong đó ngành học Mầm non là 2 trường, tiểu
học là 3 trường và 1 trường trung học phổ thơng.


Thị trấn có 1 bệnh viện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Cơng tác chăm sóc sức
khoẻ, bảo vệ trẻ em tuy được quan tâm nhưng đang cịn có nhiều khó khăn


Thị trấn Nà Phặc tuy chưa nằm trong diện các xã đặc biệt khó khăn so với mặt bằng
chung của địa phương nên khơng thụ hưởng chương trình 135 của chính phủ, do đó
cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư xây dựng vì khơng có nguồn kinh phí khác.


<b>2.3.</b> <b>Thời gian và kế hoạch nghiên cứu </b>


<b>TT </b> <b>Nội dung </b> <b>Thời gian </b> <b>Kết quả </b>


1 Xây dựng Đề cương nghiên cứu 6/2010 Đề cương và kế hoạch


2 Bảo vệ đề cương nghiên cứu 7/2010 Hoàn thiện đề cương nghiên cứu
3


Thu thập, phân tích số liệu liên
quan đến địa bàn nghiên cứu
Xây dựng bảng hỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

4 Tiến hành phỏng vấn, điều tra



trực tiếp thực địa 9/2010


- Số liệu phỏng vấn, và các
thông tin, bản đồ, phim ảnh.
5 Xây dựng đề cương chi tiết cho


luận Văn. 9/2010 Đề cương chi tiết


6 Viết luận văn lần 1. 10/2010 Bản thảo luận Văn 1


7 Giáo viên hướng dẫn duyệt lần 1 10/2010 Bản sửa của Giáo viên hướng
dẫn lần 1


8 Bổ sung số liệu


Viết luận văn lần 2. 11/ 2010 Bản thảo luận Văn 2


9 Giáo viên hướng dẫn duyệt lần 2. 11/2010 Bản sửa của Giáo viên hướng
dẫn lần 2


10 Hoàn thiện và nộp luận văn. 11/2010 Luận văn hoàn chỉnh


11 Chuẩn bị bảo vệ luận văn. 12 /2010 Hoàn thiện các hô sơ bảo bệ
12 Bảo vệ luận văn 12/2010 Kết quả bảo vệ


<b>2.4.</b> <b>Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


2.4.1. Phương pháp luận


Theo hội nghị Hensinky, Quản lý rừng bền vững lá sự quản lý rừng và đất rừng theo


cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tình trạng đa dạng sinh học, năng suất, khả
năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực
hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp
địa phương, cấp quốc gia và tồn cầu khơng gây ra những tác hại đối với hệ sinh
thái khác. Cụ thể quan điểm này được hiểu như sau:


- Quản lý rừng bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
( Sản xuất gỗ nhiên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngồi gỗ …; phịng hộ môi
trường, bảo vệ đầu nguồn…; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn
các hệ sinh thái…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng
năng xuất rừng).


- Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và
nghĩa vụ cũng như mối quan hệ với nhân dân, cộng đồng địa phương.


- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phịng hộ mơi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng
thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.


Quan điểm này là một trường hợp cụ thể về phát triển bền vững đối với trường hợp
là rừng. Do đó cũng đảm bảo được các nguyên tắc về phát triển bền vững.


2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa số liệu


- Phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trong nghiên cứu này bởi trong công
tác quản lý rừng cộng đồng đã tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như các mơ


hình thực hiện tại các địa phương. Do đó các tư liệu có được sẽ cung cấp các
thơng tin hữu ích trong nghiên cứu.


- Nguồn tài liệu kế thừa được thu thập từ UBND thị trấn Nà Phặc, Hội thảo “
Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng” tổ chức ngày
20/4/2010 tại Na Rì - Bắc Kạn, tại thư viện của Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam , Viện Kinh tế Sinh thái và trên các trang tin điện tử.


Các phương pháp điều tra thực địa


- Được tiến hành tại khu vực nghiên cứu và các địa bàn đại diện có các mơ
hình điển hình về cơng tác quản lý rừng (các mơ hình điển hình thành cơng
và thất bại) tại tỉnh Bắc Kạn. Qua đây để củng cố tính thực tế cho các giải
pháp đề xuất tại địa bàn nghiên cứu.


- Tiến hành khảo sát tại các thôn bản của thị trấn Nà Phặc thu thập thông tin
cũng như có được nhận thức trực quan về khu vực nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Thông qua các bảng hỏi được sử dụng trong khảo sát thực địa để có được các
thông tin một cách khoa học phục vụ cho nghiên cứu.


- Đã tiến hành thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất và tình hình kinh tế
xã hội của các thôn bản trong địa bàn nghiên cứu.


- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ liên quan ở địa phương.
Phương pháp PRA


- Sử dụng công cụ SWOT với sự tham gia của trưởng các thôn bản để xác định
điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong công tác quản lý
rừng hiện tại của các thôn bản.



Phương pháp bản đồ: Thông qua phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị
trấn Nà Phặc để nắm được một cách tổng quát sự phân bố cũng như đặc điểm địa
hình diện tích đất lâm nghiệp ở khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>


<b>3.1</b> <b>Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại các thôn và tiểu </b>
<b>khu ở Nà Phặc </b>


3.1.1 Tiểu khu I


<i>Hiện trạng sử dụng đất của Tiểu khu I </i>


Tiểu khu I có tổng diện tích tự nhiên là 210.5 ha trong đó đất nơng nghiệp 16.5 ha,
đất lâm nghiệp 169.5 ha, đất chuyên dụng 9.9 ha, đất thổ cư 4.4 ha và đất khác là
các (Sông, suối, núi đá trọc…) 10.6 ha. Đối với đất nơng nghiệp phần lớn diện tích
là lúa 1 vụ, 2 vụ; canh tác nương rẫy 1 vụ và một diện tích nhỏ sử dụng trồng cây
lâu năm và ao hồ. Đối với đất lâm nghiệp phần lớn là đất có khả năng phục hồi
thành rừng với diện tích 130 ha, còn lại là rừng trồng và rừng tự nhiên.




Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I


Trong nông nghiệp người dân trồng lúa là chủ yếu, ngoài ra có trồng lạc, sắn, khoai
lang. Trong lâm nghiệp, đối vơi rừng tự nhiên là rừng tái sinh có tuổi khoảng 8-10
năm với cây tiên phong là Sau Sau chiếm ưu thế, ngồi ra cịn có dẻ, nứa và dưới


tán là những cây, bụi, dây leo.


Các biểu đồ cho thấy rõ đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ rất lớn. Trong đó diện tích
đáng kể là đất có khả năng tái sinh thành rừng, cịn rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ có
7.67% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của Tiểu khu I </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

phần dân tộc tại Tiểu Khu I có người Kinh, Tày, Nùng sinh sống, người trong độ
tuổi lao động là 243 người. Theo phân loại kinh tế hộ tại Tiểu khu có 10 hộ khá, 61
hộ trung bình và 53 hộ nghèo và cận nghèo. Đây cũng là địa bàn có nhiều hộ nghèo
nhất tại thị trấn Nà Phặc.




Hình 3.2: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ


Các biểu đồ cho thấy rõ Tiểu Khu I người Tày chiếm đa số (82% tổ số dân), người
trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động có tỷ lệ tương đương và kinh
tế hộ gia đình thấp - chủ yếu là hộ có kinh tế trung bình và nghèo.


Nguồn thu nhập chính của những hộ gia đình có kinh tế trung bình, nghèo và cận
nghèo chủ yếu từ nông nghiệp và làm thuê thời vụ ở các địa bàn lân cận. Đối với
các hộ có kinh tế khá thì nguồn thu chính từ lương của một vài thành viên và kinh
doanh dịch vụ.


3.1.2 Thôn Cốc Pái


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại Thôn Cốc Pái </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>



Hinh 3.3: Hiện trạng sử dụng đất Thôn Cốc Pái


Tại Thôn Cốc Pái, rừng tự nhiên chiếm gần 95% tổng diện tích đất lâm nghiệp trong
thơn với độ tuổi khoảng 10 năm và gỗ lớn chủ yếu là sau sau tái sinh, cịn rừng
trồng chỉ có khoảng 5% tổng diện tích lâm nghiệp là mỡ và keo. Ngoài đất trồng lúa
chiến đa số là 77.27% tổng diện tích đất Nơng nghiệp thì tại Thơn Cốc Pái có diện
tích trồng cây ăn lâu năm tương đối lớn là 12.99% trong tổng diện tích đất nơng
nghiệp. Riêng các diện tích khác là sơng, suối… cũng đáng kể trong thơn.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của Thơn Cốc Pái </i>


Cốc Pái nằm trên quốc lộ 279, trục đường đi huyện Ba Bể, giáp với địa bàn xã Hà
Hiệu của huyện Ba Bể. Thơn Cốc Pài có 53 hộ với 207 nhân khẩu là người dân tộc
Kinh và người dân tộc Tày. Người trong độ tuổi lao động trong tồn thơn là 97
người trong đó có 47 nam và 50 nữ. Thơn Cốc Pái chỉ có một hộ kinh tế khá, 16 hộ
nghèo và cận nghèo còn lại là các hộ có kinh tế trung bình.




Hình 3.4: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

trung bình. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ trong thôn từ nông nghiệp, đáng kể
nhất là Lúa, Ngô và ở một số hộ gia đình có diện tích tương đối trồng Hồng cũng
mang lại thu nhập đáng kể. Cốc Pái là thơn có diện tích rừng tương đối lớn nhưng
những nguồn thu nhập từ rừng không đáng kể trong kinh tế hộ.


3.1.3 Thơn Nà Tị



<i>Hiện trạng sử dụng đất tại Thơn Nà Tị </i>


Nà Tị có tổng diện tích là 177.5 ha trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là
18.4ha, đất lâm nghiệp là 129.9 ha, đất chuyên dụng là 5.5 ha, đất thổ cư là 2.7ha và
các loại đất khác là 21ha. Đối với đất cho sản xuất nơng nghiệp thì lúa 1 vụ có diện
tích 5.8 ha, lúa 2 vụ có diện tích 8.6 ha, đất nương rẫy là 2 ha, đất trồng cây lâu năm
là 1.7 ha và ao hồ là 0.7 ha. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên trong
thơn là 121.9 ha và diện tích rừng trồng là 8ha.


Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Tò


Cũng tương tự như các Tiểu Khu I, thơn Cốc Pài thì phần lớn diện tích của thơn Nà
Tò là đất lâm nghiệp chiếm tới 73.18% diện tích của tồn thơn. Có một sự khác biệt
nhỏ so với 2 thơn trên là tỷ lệ diện tích các loại đất khác của Nà Tò lớn hơn diện
tích đất nơng nghiệp của thơn. Trong nơng nghiệp thì phần lớn diện tích đất vẫn là
dành cho việc canh tác lúa là 78.26% diện tích đất nông nghiệp. Một và năm gần
đây có một số hộ tham gia trồng cây thuốc lá vào vụ đơng.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Tị </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

có 16 người và nữ có 36 người. Trong thơn có duy nhất một hộ khá, 17 hộ trung
bình và 11 hộ nghèo và cận nghèo.


Hình 3.6: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


Các biểu đồ cho thấy rõ người dân tộc Tày chiếm 86.55% dân số trong thôn. Về cơ
cấu nguời trong độ tuổi lao động, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với nam
giới. Thôn Nà Tị có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao với 37.93% số hộ và tỷ lệ
rất lớn hộ có kinh tế trung bình, thơn Nà Tị cũng khơng có hộ giàu. Nguồn thu
nhập chính của các hộ trong thôn cũng từ các hoạt động nông nghiệp. Trong năm


vừa rồi một số ít hộ tham gia trồng cây thuốc lá vào vụ đông.


3.1.4 Thôn Nà Kèng


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Kèng </i>


Thơn Nà Kèng có tổng diện tích là 152.16ha trong đó đất sử dụng cho mục đích
nơng nghiệp là 23.9 ha, đất sử dụng cho mục tiêu lâm nghiệp là 100 ha và đất có
khả năng phục hồi thành rừng có 50 ha, đất chuyên dụng là 10.8 ha, đất thổ cư là
1.16 ha và các loại đất khác 16.3ha. Đối với đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp
có đất lúa 2 vụ là 13.6 ha, đất lúa 1 vụ là 6.2 ha, đất nương rẫy là 2 ha, đất trồng cây
lâu năm là 1.5 ha và diện tích ao hồ có 0.3 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Biểu đồ thứ nhất ở trên cho thấy phần lớn diện tích của thơn vẫn là đất lâm nghiệp
và tỷ lệ diện tích có khả năng phục tái sinh thành rừng có tơi 50% tổng diện tích đất
lâm nghiệp. Trong nơng nghiệp thì tỷ lệ diện tích dành cho canh tác lúa nước cũng
là chủ yếu.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Kèng </i>


Thơn Nà Kèng có 39 hộ với 152 nhân khẩu thì người Tày có tới 147 người cịn lại
chỉ có 5 người là dân tộc Kinh, số người trong độ tuổi trong thôn là 69 người. Thôn
nằm trên quốc lộ 279 và cách trung tâm Nà Phặc khoảng 2 km. Thơn có 4 hộ kinh tế
khá, 23 hộ có kinh tế trung bình và 12 hộ nghèo và cận nghèo.




Hình 3.8: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


Các biểu đồ cho thấy rõ người Tày có đến 96.71% của Nà Kèng, số ít người Kinh ở


thơn là gười đến làm dâu. Người quá tuổi lao động và chưa đến tuổi lao động có tỷ
lệ cao hơn người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động khá
cân bằng là khoảng 23%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của thôn Nà Kèng 30.77%,
và phần lớn còn lại là hộ có kinh tế trung bình.


Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong thơn vẫn chủ yếu là từ canh tác lúa
nước và chăn nuôi quy mô nhỏ. Từ lâm nghiệp cũng không cho thu nhập đáng kể
ngồi củi.


3.1.5 Thơn Nà Làm


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

là 2.9ha và các loại đất khác còn lại là 12ha. Trong nông nghiệp, 16.5 ha đất lúa
nước 2 vụ, 10.2ha là lúa 1 vụ, lúa nương là 1.5ha và còn lại là cây lâu năm và ao hồ.
Trong lâm nghiệp, 122ha là diện tích rừng tự nhiên và 40ha là diện tích rừng trồng.


Hình 3.9: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm


Biểu đồ đầu tiên cho thấy rõ đất lâm nghiệp chiếm đến 76.02% tổng diện tích tồn
thơn và trong đó rừng tự nhiên có 75.31% diện tích đất lâm nghiệp. Biểu đồ thứ 3
cho thấy đất lúa chiếm đến 93.03 % tổng diện tích đất nơng nghiệp cịn cây lâu năm
khơng đáng kể.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Làm </i>


Tồn thơn có 50 hộ gia đình sinh sống với 220 nhân khẩu với số người trong độ tuổi
lao động là 162 người trong đó có 108 nam và 54 nữ. Thơn Nà làm chỉ có người dân
tộc Dao và người dân tộc Tày cư ngụ. Thôn có 16 hộ nghèo và cận nghèo, 32 hộ
trung bình và 2 hộ khá.





</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

3.1.6 Thôn Nà Duồng


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Duồng </i>


Tổng diện tích của thơn Nà Duồng là 179.3 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích
nông nghiệp là 38.3 ha, sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 122 ha, đất chuyên
dụng là 6ha, đất thổ cư là 3 ha và các loại đất khác là 10 ha. Trong nơng nghiệp, lúa
2 vụ có 20.4 ha, lúa 1 vụ có 15.4 ha cịn lại là nương rẫy, ao hồ và diện tích trồng
các loại cây lâu năm. Trong lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên là 119 ha và diện
tích rừng trồng là 3 ha.


Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Duồng


Các biểu đồ cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tại thôn Nà Duồng chiến đến 68.04%
với rừng tự nhiên chiến đến 97.54% tổng diện tích rừng trong thôn. Đối với nông
nghiệp thì có đến 93.47% tổng diện tích đất nơng nghiệp thì dành canh tác lúa nước,
diện tích đất trồng các loại cây lâu năm và ao hồ chiếm tỷ lệ rất ít.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Duồng </i>


Thơn Nà Duồng có 46 hộ gia đình với 184 nhân khẩu, 160 người dân tộc Tày và 24
người dân tộc Kinh. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 88 ngưới trong đó nam
có 46 người và nữ có 42 người. Số hộ nghèo và cận nghèo là 13 hộ, số hộ trung
bình là 28 hộ và số hộ khá là 5 hộ.





</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Các biểu đồ cho thấy rõ người Tày ở Nà Duồng cũng là dân tộc chính của thôn, tỷ
lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động tương đối cân bằng, kinh tế hộ gia đình chủ yếu
là trung bình với 60.87% và phần lớn còn lại với 28.26% là nghèo và cận nghèo.
Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình trong thơn từ nơng nghiệp và cây lúa
vẫn là cây trồng chính của thơn.


3.1.7 Thôn Khuổi Tinh


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Khuổi Tinh </i>


Thơn Khuổi Tinh có 226.65 ha trong đó diện tích sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp có 19.85 ha, diện tích sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 186 ha, đất
chuyên dụng là 3 ha, đất thổ cư là 2.8 ha và các loại đất khác là 15 ha. Đối với đất
nông nghiệp, diện tích lúa 2 vụ là 10.2 ha, lúa 1 vụ là 6.5 ha, nương rẫy là 2 ha và
cịn lại là diện tích ao hồ và các loại cây lâu năm. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích
có rừng tự nhiên là 50 ha, diện tích rừng trồng là 26 ha và diện tích đất có khả năng
tái sinh thành rừng là 110ha.


Hình 3.13: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Khuổi Tinh


Các biểu đồ ở hình trên cho thấy rõ Khuổi Tinh cũng giống các thôn bản khác là
diện tích đất lâm nghiệp chiến phần lớn diện tích thơn bản 82.06%, với nơng nghiệp
thì cũng phần lớn diện tích là canh tác lúa nước. Thơn có 59.14% tổng diện tích đất
lâm nghiệp là có thể tái sinh thành rừng.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Khuổi Tinh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>



Hình 3.14: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


Các biểu đồ trên cho thấy rõ người dân tộc Tày có tới 72.22% số người trong thơn,
người Kinh chỉ có 9.72% dân số thôn. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và người
ngoài độ tuổi lao động là tương tương khoảng 46%, tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi
lao động cũng khá cân bằng. Từ biểu đồ về kinh tế hộ cho thấy Khuổi tinh là thơn
có tỷ lệ hộ nghèo lên đến 63.64% số hộ, ngoài ra thơn cịn khơng có hộ nào có kinh
tế khá. Nguồn thu nhập chính của người dân thơn Khuổi Tinh cũng từ canh tác lúa
nước nhưng với diện tích ít nên các hộ có kinh tế thấp, mặt khác thơn có diện tích
đất lâm nghiệp tương đối nhưng tương tự các thôn bản khác lâm nghiệp khơng
mang lại thu nhập đáng kể gì cho người dân.


3.1.8 Thôn Bản Mạch


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch </i>


Tổng diện tích của thơn là 412.64 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp có 39.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 307 ha, đất chuyên
dụng có 14 ha, đất thổ cư có 2 ha và các loại đất khác là 50.54 ha. Đối với đất nơng
nghiệp, diện tích trồng lúa 2 vụ có 15.5 ha, diện tích lúa một vụ có 8.9 ha, diện tích
nương rẫy là 14.5 ha và diện tích ao hồ là 0.2 ha. Đối với đất lâm nghiệp, đất có
rừng là 137 ha thì có tới 136 ha là rừng tự nhiên và chỉ có 1 ha rừng trồng, đất có
khả năng tái sinh thành rừng là 170 ha.




</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Từ các biểu đồ ở hình trên cho thấy đất lâm nghiệp là loại đất chiếm phần lớn diện
tích thơn với 74.40% và ở thơn Bản Mạch này thì diện tích các loại đất khác là suối,
núi đá trọc… tương đối lớn với 12.25% lớn hơn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
của thơn. Trong nơng nghiệp thì thơn Bản Mạch có diện tích nương rẫy tương đối
lớn có tới 37.08% diện tích đất nơng nghiệp cịn diện tích ao hồ chiếm 0.51% và các
loại cây lâu năm gần như khơng có.



<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Bản Mạch </i>


Thơn Bản mạch có tất cả 53 hộ gia đình với 278 nhân khẩu trong đó người dân tộc
Kinh có 5 người, người dân tộc Tày có 251 người, dân tộc Dao có 6 người và dân
tộc Nùng có 16 người. Số người trong độ tuổi lao động là 144 người với 72 nam và
72 nữ. Thơn có 7 hộ nghèo và cận nghèo, 51 hộ có kinh tế trung bình và 5 hộ có
kinh tế khá.




Hình 3.16: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Biểu đồ trên cho thấy thơn có 4 dân tộc sinh sống nhưng người dân tộc Tày chiếm
đến 90.29% dân số thông thôn và các dân tộc khác có khoảng 10% số dân. Tỷ lệ
người ngoài độ tuổi lao động cao hơn người trong độ tuổi lao động và thôn chủ yếu
là các hộ có kinh tế trung bình với 80.95% số hộ. Nguồn thu nhập chính của các hộ
hộ trong thôn là canh tác nương rẫy với cây trồng chính là ngơ.


3.1.9 Thơn Nà Nọi


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

nông nghiệp, diện tích trồng lúa 2 vụ là 13.3 ha, lúa 1 vụ là 3.8 ha, nương rẫy là 9
ha, ao hồ có 0.7 ha và diện tích trồng các loại cây lâu năm là 1.2 ha. Đối với đất lâm
nghiệp, diện tích rừng tự nhiên là 17.5 ha, diện tích rừng trồng là 33 ha và diện tích
đất có khả năng phục hồi thành rừng là 40 ha.




Hình 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi



Các biểu đồ trên cho thấy rõ ở thôn Nà Nọi diện tích đất lâm nghiệp chỉ chiếm 51%
tổng diện tích tồn thơn, là một tỷ lệ nhỏ so với các thơn bản khác ở Nà Phặc. Diện
tích và tỷ lệ rừng trồng tương đối lớn trong khi đó diện tích rừng tự nhiên của thơn
cịn ít và chỉ chiếm 19.34% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp. Về nơng nghiệp
ngồi canh tác lúa nước thì tỷ lệ nương rẫy của thôn cũng chiếm một tỷ lệ lớn là
24,39% tổng diện tích đất nơng nghiệp


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Nọi </i>


Thơn Nà Nọi có 37 hộ với 178 nhân khẩu trong đó có 4 người dân tộc Kinh, 134
người dân tộc Tày và 40 người dân tộc Nùng. Số người trong độ tuổi lao động của
thôn là 82 người với 35 nam và 47 nữ. Thơn có 14 hộ nghèo và cận nghèo, 23 hộ có
kinh tế trung bình và 2 hộ có kinh tế khá.




</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Như vậy các biểu đồ cho thấy rõ người dân tộc thiểu số là người Tày và người
Nùng chiếm tới 97.57% số dân của Nà Nọi và qua khảo sát thực tế được biết chỉ có
một hộ duy nhất là người Kinh với 4 nhân khẩu mới chuyển đến. thơn có tỷ lệ người
ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn người trong độ tuổi lao động và kinh tế hộ phần
lớn có kinh tế trung bình, nghèo và cận nghèo. Thu nhập chính của các hộ gia đình
trong thơn từ canh tác lúa nước và hoa mầu trên nương rẫy, diện tích rừng trồng cịn
non nên chưa cho thu nhập.


3.1.10Thôn Công Quản


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cơng Quản </i>


Tổng diện tích của thơn Cơng Quản là 191.02 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích


nơng nghiệp có 35.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 141 ha, đất
chuyên dụng có 7 ha, đất thổ cư có 2.52 ha và diện tích các loại đất khác là 5 ha.
Đối với đất nông nghiệp, diện tích lúa 2 vụ 11.7 ha, lúa 1 vụ 5.2 ha, nương rẫy 18
ha và ao hồ là 0.6 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 91.7 ha là rừng tự nhiên, 21 ha là
rừng trồng và 28.3 ha là diện tích đất có khả năng tái sinh thành rừng.




Hình 3.19: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản


Các biểu đồ trên cho thấy Công Quản cũng giống như nhiều thôn bản khác là tỷ lệ
đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích và trong đó phần lớn là rừng tự nhiên.
Thơn có một sự khác biệt với các thôn bản khác ở trên là diện tích nương rẫy chiếm
tỷ lệ 50.70% lớn hơn diện tích đất canh tác lúa nước. Diện tích trồng các loại cây
lâu năm trong thơn khơng đáng kể gì.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Công Quản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

124 người với 63 nam và 61 nữ. Thơn có 7 hộ nghèo và cận nghèo, 40 hộ có kinh tế
trung bình và 5 hộ có kinh tế khá.




Hình 3.20: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Biểu đồ cho thấy rõ ngoài các dân tộc Tày và Kinh thì thơn Cơng Quản cịn có một
bộ phận người dân tộc Hoa sinh sống với tỷ lệ 11.6% dân số. Thôn có tỷ lệ hộ
nghèo là 13.46% cịn lại phần lớn là các hộ có kinh tế trung bình.


3.1.11Thơn Nà Khoang



<i>Hiện trạng sử dụng đất tại Nà Khoang </i>


Thơn Nà Khoang có tổng diện tích là 372.98 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích
nơng nghiệp là 58.8 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiêp là 255 ha, đất chuyên
dụng là 9.5 ha, đất thổ cư là 3.18 ha và diện tích các loại đất khác là 64.5 ha. Trong
nơng nghiệp có 21.5 ha là đất lúa 2 vụ, 13.3 ha lúa 1 vụ, 20 ha nương rẫy, 1ha diện
tích các loại cây lâu năm và 3 ha diện tích ao hồ. Trong lâm nghiệp có 84 ha rừng tự
nhiên, 171 ha đất có khả năng tái sinh thành rừng và trong thôn khơng có rừng
trồng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Thôn Nà Khoang cũng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp trong đó có tới 67.06%
đất có khả năng tái sinh thành rừng. Ngồi đất canh tác lúa chiếm tỷ lệ lớn trong
nơng nghiệp thì nương rẫy cũng có tỷ lệ tương đối cao là 34.01%.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của Nà Khoang </i>


Thơn có 53 hộ gia đình với 239 nhân khẩu trong đó 31 người dân tộc Kinh, 198
người dân tộc Tày và 10 người dân tộc Nùng. Tổng số lao động trong thơn là 161
người trong đó 80 nam và 81 nữ. Thơn chỉ có 2 hộ nghèo và cận nghèo, 43 hộ có
kinh tế trung bình và 8 hộ có kinh tế khá.




Hình 3.22: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


Người dân tộc Tày chiếm 82.85% ở Nà Khoang còn lại 12.97% người Kinh và
4.18% là người Nùng. Thơn Nà Khoang có tỷ lệ người ngoài tuổi lao động nhỏ hơn
nhiều tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trong thơn các hộ gia đình có kinh tế


trung bình chiến phần lớn với 81.13%. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình
cũng từ trồng lúa và canh tác nương rẫy.


3.1.12Thôn Bản Hùa


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>



Hình 3.23: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bản Hùa


Các biểu đồ hình trên cho thấy Bản Hùa có 86.51% diện tích là đất lâm nghiệp,
7,89% là đất nơng nghiệp và cịn lại khoảng 5% là diện tích các loại đất chuyên
dụng, thổ cư và đất khác. Trong Lâm nghiệp thì rừng tự nhiên có 39.22 % diện tích,
đất có khả năng tái sinh thành rừng có 41.18% và cịn lại là rừng trồng mỡ. Trong
Nơng nghiệp phần lớn diện tích là đất trồng lúa, nương rẫy ở thơn rất ít nhưng tỷ lệ
diện tích trồng các loại cây lâu năm so với các thơn bản khác ở Bản Hùa có sự lớn
hơn.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Bản Hùa </i>


Bản Hùa có 104 hộ với 427 nhân khẩu trong đó có 52 người dân tộc Kinh, 11 người
dân tộc Nùng và 364 người dân tộc Tày. Trong thơn có 206 người trong độ tuổi lao
động với 178 nam và 28 nữ. Thơn có 5 hộ khá, 79 hộ trung bình và 20 hộ nghèo và
cận nghèo.




</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

trong thơn với 41.69% cịn nữ chỉ có 6.56%. Bản Hùa phần lớn là các hộ trung bình,
tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong thôn là 19.23%. Nguồn thu nhập chính của các hộ


gia đình tại thơn Bản Hùa cung từ trồng lúa, một số hộ sản xuất rau bán tại chợ ở
địa phương.


3.1.13Thôn Nà Này


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này </i>


Tổng diện tích của thơn là 418 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp
có 22.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 382 ha, đất chuyên dụng 4.8
ha, đất thổ cư 1 ha và diện tích các loại đất khác 8ha. Đối với đất nông nghiệp, đất
trồng lúa 2 vụ là 12.9 ha, đất trồng lúa 1 vụ là 6.3 ha, nương rẫy là 1 ha, diện tích
trồng các loại cây lâu năm 1ha và diện tích ao hồ là 0.9 ha. Đối với đất lâm nghiệp,
rừng tự nhiên có 140 ha, rừng trồng có 12 ha và diện tích đất có khả năng phục hồi
thành rừng có 230 ha.




Hình 3.25: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Này


Thơn có đến 91.39 % là đất lâm nghiệp các loại đất còn lại chỉ chiếm gần 9% tổng
diện tích tồn thơn. Thơn có diện tích đất có khả năng tái sinh thành rừng chiếm
phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trong thôn với 60.21%, diện tích rừng tự nhiên
chiếm 36.65%. Thơn Nà Này có tỷ lệ diện tích nương rẫy, ao hồ và cây lâu năm gần
như nhau.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Nà Này </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>



Hình 3.26: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ


Các biểu đồ cho thấy rõ người dân tộc Tày cũng là dân tộc chiến tỷ lệ lớn trong
thôn, tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động cũng lớn hơn nhiều tỷ lệ người trong độ
tuổi lao đông và hầu hết các hộ trong thôn là các hộ trung bình.


3.1.14Thơn Nà Pán


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Pán </i>


Tổng diện tích của thơn Nà Pán 271.43 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp có 38.88 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 216.85 ha, đất chuyên
dụng có 3.5 ha, đất thổ cư có 1.2 ha và diện tích các loại đất khác là 11 ha. Đối với
đất nơng nghiệp thơn có 24.8 ha đất trồng lúa 2 vụ, 9 ha đất trồng lúa 1 vụ, 2 ha
nương rẫy, diện tích trồng các loại cây lâu năm là 2ha và diện tích ao hồ là 1.08 ha.
Đối với đất lâm nghiệp thơn có 210.85 ha rừng tự nhiên, 2 ha rừng trồng và 4 ha đất
có khả năng phục hồi thành rừng.


Hình 3.27: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Nà Pán


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>Tình hình kinh tế - xã hội của Thôn Nà Pán </i>


Thôn Nà Pán có 83 hộ và 332 nhân khẩu với 87 người dân tộc Kinh và 245 người
dân tộc Tày. Thơn có 178 người trong độ tuổi lao động với 130 nam và 57 nữ.
Trong thơn có 8 hộ nghèo và cận nghèo, 73 hộ trung bình và 2 hộ khá. Nà Pán là
một trong những thôn nằm trên trục đường quốc lộ 3 và gần trung tâm Nà Phặc.




Hình 3.28: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ trên cho thấy rõ người Tày chiếm tỷ lệ rất lớn trong thôn, người trong
độ tuổi lao động có tỷ lệ lớn hơn người ngoài độ tuổi lao động và tỷ lệ nam trong độ


tuổi lao động cũng lớn hơn nhiều tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động. Hầu hết các hộ
trong thôn là hộ trung bình, có rất ít hộ khá và hộ nghèo và cận nghèo chiếm 9.64%.
Nguồn thu chính của các hộ dân trong thôn là từ nông nghiệp, một số hộ có hoạt
động kinh doanh bn bán nhỏ.


3.1.15Thơn Bó Danh


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bó Danh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Hình 3.29: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bó Danh


Các biểu đồ trên cho thấy rõ dù Bó Danh là thơn có diện tích nhỏ nhưng đất lâm
nghiệp vẫn đến 69.26% tổng diện tích thơn bản, thơn có tỷ lệ diện tích trồng các loại
cây lâu năm tương đối lớn so với các thơn bản khác. Thơn Bó Danh có tỷ lệ diện
tích rừng từ nhiên thấp hơn diện tích rừng trồng.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Bó Danh </i>


Thơn có 21 hộ với 97 nhân khẩu trong đó có 87 người Kinh và 10 người dân tộc
Tày. Thơn có 36 người trong độ tuổi lao động với 22 nam và 14 nữ. Bó Danh có 19
hộ trung bình và 2 hộ có kinh tế khá, thơn khơng có hộ nghèo và cận nghèo, đây
cũng là thơn duy nhất của Nà Phặc khơng có hộ nghèo.




Hình 3.30: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ trên cho thấy Bó Danh là thơn có người dân tộc Kinh chiến tới 89.69 %
dân số của thơn và đây cũng là một trong ít thơn ở Nà Phặc có người dân tộc Kinh
sống tập trung đơng. Dù khơng có hộ nghèo hay cận nghèo nhưng phần lớn là các
hộ có kinh tế trung bình.



3.1.16Thơn Lùng Nhá


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Thơn có 238.4 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp có 11.4 ha, đất sử
dụng cho mục đích nơng nghiệp có 212 ha, đất chun dụng có 4 ha, đất thổ cư có 1
ha và diện tích các loại đất khác là 10 ha. Đối với đất nông nghiệp, 0.4 lúa 2 vụ và
11ha nương rẫy. Đối với đất lâm nghiệp có 130 ha rừng tự nhiên và 82 ha đất có
khả năng phục hồi thành rừng.




Hình 3.31: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá


Biểu đồ cho thấy phần lớn diện tích của thơn Lùng Nhá là đất lâm nghiệp, thơn
khơng có rừng trồng mà chỉ có rừng tự nhiên. Trong nơng nghiệp thì phần lớn diện
tích là nương rẫy, đất trồng lúa chỉ có 3.51% và thơn khơng có ao hồ hay trồng các
loại cây lâu năm.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Lùng Nhá </i>


Thơn có 13 hộ với 80 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Mông, Lùng Nhá có
44 người trong độ tuổi lao động với 31 nam và 13 nữ. Tất cả các hộ trong thôn đều
là hộ nghèo và hiện nay thôn cũng chưa có điện lưới quốc gia, giao thơng khó khăn
và xa trung tâm.




</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Các biểu đồ trên cho thấy rõ thơn có 100% là dân tộc Mơng và cũng có 100% là hộ
nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ nam trong độ tuổi lao động lớn hơn nữ. Nguồn thu nhập
chính của người dân trong thơn là từ canh tác nương rẫy với cây trồng chính là ngơ.


3.1.17Thôn Phe Đắng


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng </i>


Tổng diện tích của thơn là 331.8 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp
là 22.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 261 ha, đất chuyên dụng là 1.5
ha, đất thổ cư là 1.5 ha và diện tích các loại đất khác là 45.3 ha. Đối với diện tích
đất nơng nghiệp, lúa 2 vụ có 3.9 ha, lúa 1 vụ có 0.6 ha và diện tích nương rẫy 18 ha.
Đối với đất lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên có 30 ha và đất có khả năng phục
hồi thành rừng có 231 ha.


Hình 3.33: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng


Các biểu đồ trên cho thấy phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của thơn là đất có khả
năng tái sinh thành rừng và phần lớn diện tích đất nơng nghiệp là nương rẫy.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Phe Đắng </i>


Thơn Phe Đắng có 24 hộ với 142 nhân khẩu trong đó có 130 người dân tộc Dao và
12 người dân tộc Mơng. Thơn có 80 người trong độ tuổi lao động với 70 nam và 10
nữ. 24 hộ gia đình trong thơn đều là các hộ nghèo và cận nghèo.




</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Các biểu đồ cho thấy rõ thôn Phe Đắng phần lớn là người Dao và nam giới là lao
động chính trong thôn. Tất cả các hộ gia đình trong thơn đều là hộ nghèo và cận
nghèo. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong thơn là canh tác nương rẫy
là cây ngô.


3.1.18Thôn Phe Chang



<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang </i>


Tổng diện tích của thơn Phe Chang là 251.6 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích
nơng nghiệp có 22.2 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 206 ha, đất
chuyên dụng là 2.5 ha, đất thổ cư là 1.4 ha và diện tích các loại đất khác là 19.5 ha.
Đối với đất nơng nghiệp có 3.5 ha đất trồng lúa 2 vụ, 0.7 ha đất trồng lúa 1 vụ, 18
ha nương rẫy. Đối với đất lâm nghiệp có 146 ha rừng tự nhiên và 60 ha diện tích đất
có khả năng phục hồi thành rừng.




Hình 3.35: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang


Các biểu đồ trên cho thấy rõ Phe Chang cũng có phần lớn diện tích là đất lâm
nghiệp và trong lâm nghiệp thì chỉ có rừng tái sinh tự nhiên. Trong nơng nghiệp thì
thơn chỉ có đất nương rẫy và đất trồng lúa nước những phần lớn diện tích là nương
rẫy, thơn khơng có ao hồ hay diện tích trồng các loại cây lâu năm.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Phe Chang </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>



Hình 3.36: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ cho thấy rõ thơn chỉ có người dân tộc Dao và 100% đều là hộ nghèo và
cận nghèo. Phần lớn số dân trong độ tuổi lao động và chủ yếu là nam giới. Thu nhập
chính của các hộ gia đình trong thơn từ canh tác nương rẫy với ngô là cây trồng
chính.


3.1.19Thơn Mảy Van



<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Mảy Van </i>


Thơn có tổng diện tích là 377.4 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp
có 7.9 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 320 ha, đất chuyên dụng có 3ha,
đất thổ cư có 1.1 ha và diện tích các loại đất khác có 45.4 ha. Đối với đất sản xuất
nơng nghiệp có 7 ha nương rẫy, 0.9 ha đất trồng lúa. Đối với đất sản xuất lâm
nghiệp có 90 ha rừng tự nhiên và 230 ha diện tích đất có khả năng phục hồi thành
rừng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Các biểu đồ trên cho thấy phần lớn diện tích đất của thôn Mảy Van là đất lâm
nghiệp với rừng tái sinh tự nhiên, diện tích đất nơng nghiệp chiến tỷ lệ rất nhỏ và có
tới 88.61% diện tích là nương rẫy. Thơn khơng có ao hồ và các loại cây lâu năm.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Mảy Van </i>


Thơn có 17 hộ gia đình với 121 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Mơng.
Thơn có 52 lao động bao gồm 34 nam và 18 nữ. Tất cả 17 hộ trong thôn đều là hộ
nghèo và cận nghèo, hiện thơn chưa có điện lưới quốc gia, giao thơng đi lại rất khó
khăn.




Hình 3.38: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ cho thấy rõ thơn chỉ có người dân tộc Mông và 100% đều là hộ nghèo
và cận nghèo. Phần lớn số dân ngoài độ tuổi lao động và lao động chủ yếu đều là
nam giới. Thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn từ canh tác nương rẫy với
ngô là cây trồng chính.



3.1.20Thơn Lũng Lịa


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>



Hình 3.39: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Lũng Lịa


Các biểu đồ trên cho thấy rõ cũng như các thôn khác trong địa bàn phân lớn diện
tích là đất lâm nghiệp với rừng tái sinh tự nhiên là chủ yếu, trong nơng nghiệp thì
80.64% diện tích là nương rẫy.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Lũng Lịa </i>


Thơn có 53 hộ gia đình với 304 nhân khẩu trong đó có 4 người dân tộc Kinh và 300
người dân tộc Mơng. Thơn có 126 lao động bao gồm 40 nam và 86 nữ. Thôn chỉ có
duy nhất 1 hộ có kinh tế trung bình thì tất cả các hộ cịn lại trong thơn đều là hộ
nghèo và cận nghèo, hiện thôn chưa có điện lưới quốc gia, giao thơng đi lại rất khó
khăn.




</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

3.1.21Thôn Cốc Xả


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Cốc Xả </i>


Thơn có tổng diện tích là 70 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp có
4.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 14.1 ha, đất chun dụng có 5.8 ha,
đất thổ cư có 1 ha và diện tích các loại đất khác có 44.6 ha. Đối với đất sản xuất


nơng nghiệp có 2 ha nương rẫy, 2.5 ha đất trồng lúa. Đối với đất sản xuất lâm
nghiệp có 14.1 ha rừng tự nhiên. Là thơn có diện tích nhỏ nhất của Nà Phặc.



Hình 3.41: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả


Qua biểu đồ thấy rõ Cốc Xả phần lớn diện tích của thơn là đất khác, cụ thể qua khảo
sát thực tế tại địa bàn là núi đá trọc, diện tích đất nơng nghiệp của thơn là rất nhỏ có
6.43% cịn đất lâm nghiệp đều là rừng tái sinh tự nhiên.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Cốc Xả </i>


Thơn có 19 hộ gia đình với 95 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Dao. Thơn
có 52 lao động bao gồm 20 nam và 32 nữ. Thôn có 9 hộ nghèo và cận nghèo, 10 hộ
trung bình. Thơn nằm dọc trên quốc lộ 3 tại Đèo Gió.




</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Qua các biểu đồ cho thấy dù thơn có 100% là người dân tộc Dao nhưng thơn có tỷ
lệ hộ nghèo thấp hơn nhiều so với một số thôn người Dao và ngươi Mông khác.
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong thơn từ kinh doanh dịch vụ.


3.1.22Tiểu Khu III


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III </i>


Tiểu Khu III có tổng diện tích là 131.2 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp có 14.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 63 ha, đất chuyên dụng
có 40.7 ha, đất thổ cư có 2 ha và diện tích các loại đất khác có 11 ha. Đối với đất
sản xuất nơng nghiệp có 2 ha nương rẫy, 8.2 ha đất trồng lúa. Đối với đất lâm


nghiệp có 23 ha rừng tự nhiên, 24 ha rừng trồng và 16 ha đất có khả năng tái sinh
thành rừng.




Hình 3.43: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III


Từ các biểu đồ trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của Tiểu Khu III nhỏ hơn so
với đa số các thơn bản trong khu vực và trong đó rừng trồng chiếm tỷ lệ cao nhất.
Tiểu khu III cũng có tỷ lệ diện tích trồng các loại cây lâu năm tương đối cao.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của Tiểu Khu III </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>



Hình 3.44: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ trên cho thấy Tiểu Khu III có tỷ lệ đáng kể người dân tộc Kinh, tỷ lệ
nam-nữ trong độ tuổi lao động là xấp xỉ nhau và cũng cho thấy tiểu khu có tỷ lệ hộ
khá khá cao là 25.29%. Qua khảo sát thực tế biết được nguồn thu chính của các hộ
gia đình trong thơn kinh doanh dich vụ, công nhân viên chức trong các đơn vị.
3.1.23Tiểu Khu II


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II </i>


Tiểu Khu II có tổng diện tích là 78.5 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng
nghiệp có 5.9 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 14 ha, đất chuyên dụng
có 46.8 ha, đất thổ cư có 1.8 ha và diện tích các loại đất khác có 10 ha. Đối với đất
sản xuất nơng nghiệp có 0.5 ha nương rẫy, 4.1 ha đất trồng lúa và diện tích ao hồ có
1.3 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 14 ha đều là rừng tự nhiên.





Hình 3.45: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II


Từ các biều đồ trên cho thấy phần lớn diện tích của tiểu khu này là đất chuyên
dụng. Đối với đất lâm nghiệp thì 100% đều là rừng tái sinh tự nhiên, đối với đất
nông nghiệp diện tích ao hồ của tiểu khu tương đối lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Tiểu khu có 123 hộ gia đình với 444 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 279
người, người dân tộc Kinh có 151 người và người dân tộc Nùng có 14 người. Thơn
có 289 lao động bao gồm 175 nam và 114 nữ. Thơn có 10 hộ nghèo và cận nghèo,
112 hộ trung bình và 1 hộ khá.




Hình 3.46: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Các biểu đồ trên cho thấy ngoài người dân tộc Tày chiếm đa số thì người dân tộc
Kinh cũng có tỷ lệ tương đối cao ở Tiểu Khu II. Tiểu khu cũng có tỷ lệ người trong
độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với người ngồi độ tuổi lao động và hộ có kinh tế
trung bình là chủ yếu. Qua khảo sát thực tế được biết nguồn thu nhập chính của các
hộ gia đình là kinh doanh, bn bán nhỏ và một số hộ chuyên làm nông nghiệp.
3.1.24Thôn Cốc Tào


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào </i>


Thôn có tổng diện tích là 220.7 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp
có 23.7 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 170 ha, đất chuyên dụng có 10
ha, đất thổ cư có 1.5 ha và diện tích các loại đất khác có 15 ha. Đối với đất sản xuất
nơng nghiệp có 1.5 ha nương rẫy, 21.4 ha đất trồng lúa và diện tích ao hồ có 0.8 ha.
Đối với đất lâm nghiệp có 130 ha là rừng tự nhiên và có 40 ha rừng trồng.





</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Quá các biểu đồ cho thấy. Cốc Tào cũng như nhiều thôn bản khác có tỷ lệ diện tích
đất lâm nghiệp rất lớn với phần lớn là rừng tự nhiên, tiếp đến là đất sản xuất nông
nghiệp với phần lớn là diện tích canh tác lúa nước. Qua khao sát thực tế nhận thấy
rừng trồng của Thôn Cốc tào chủ yếu là mỡ.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Cốc Tào </i>


Thơn có 49 hộ gia đình với 194 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 18 người,
người dân tộc Kinh có 176 người. Thơn có 145 lao động bao gồm 132 nam và 13
nữ. Thơn có 5 hộ nghèo và cận nghèo, 23 hộ trung bình và 21 hộ khá.




Hình 3.48: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ
Qua các biểu đồ cho thấy người dân tộc kinh chiến đến 90.72% dân số thôn, người
trong độ tuổi lao động lớn hơn nhiều so với người ngoài độ tuổi lao động và hầu hết
đều là nam giới. Cốc Tào cũng là một trong những thơn có tỷ lệ hộ khá cao nhất Nà
Phặc. Qua khảo sát thực tế được biết ngồi nguồn thu chính từ trồng lúa thì nhiều
hộ gia đình trong thơn cịn tập trung sản xuất rau sạch. Đối với lâm nghiệp hầu như
cũng chưa cho thu nhập đáng kể gì.


3.1.25Thơn Bản Cầy


<i>Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Cầy </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Hình 3.49: Hiện trạng sử dụng đất tại thơn Bản Cầy



Quá các biểu đồ cho thấy. Bản Cầy cũng như nhiều thơn bản khác có tỷ lệ diện tích
đất lâm nghiệp rất lớn với phần lớn là rừng tự nhiên, tiếp đến là đất sản xuất nông
nghiệp với phần lớn là diện tích canh tác lúa nước.


<i>Tình hình kinh tế - xã hội của thơn Bản Cầy </i>


Thơn có 108 hộ gia đình với 476 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 355
người, người dân tộc Kinh có 36 người và người Nùng có 85 người. Thơn có 232
lao động bao gồm 87 nam và 145 nữ. Thơn có 27 hộ nghèo và cận nghèo, 76 hộ
trung bình và 5 hộ khá.




</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

- Ngoại trừ thôn Cốc Xả, Tiểu Khu II có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp ít và
thơn Nà Nọi, Tiểu Khu III có tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm khoảng 50% diện
tích thì các thơn, tiểu khu khác đều có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn.


- Kinh tế hộ gia đình phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản:


+ Đặc điểm sinh kế: Canh tác lúa nước là sinh kế chính thì các hộ gia đình
thường là các hộ trung bình; Canh tác nương rẫy là sinh kế chính thường các hộ
thường là nghèo và cận nghèo; Kinh doanh dịch vụ, công nhân viên chức là sinh
kế chính thường là các hộ khá.


+ Đặc điểm dân tộc: Đối với các địa bàn tập trung người của các dân tộc Tày,
Nùng, Kinh thường có mặt bằng kinh tế khá hơn những địa bàn tập trung người
của các dân tộc Dao và Mông.


+ Đặc điểm địa hình: Các thơn bản ở vùng thấp thường có kinh tế khá hơn các
thơn bản ở vùng cao. Qua khảo sát thực tế tại các địa bàn nhận thấy ngay cả


những hộ nghèo và cận nghèo ở các vùng thấp cũng khá hơn nhiều so với các hộ
nghèo và cận nghèo ở các địa bàn vùng cao.


<b>3.2</b> <b>Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc </b>


3.2.1 Hiện trạng giao đất giao rừng


Nà Phặc chỉ có hai loại đất là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. Tình hình
giao đất giao rừng trên địa bàn đến năm 2010 chi tiết bảng dưới đây


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Thống kê cho thấy hiện nay Nà Phặc mới chỉ giao được đất rừng sản xuất cho hộ
gia đình là 1500.90 ha tương đương 30% diện tích và Lâm trường huyện quản lý
647.80 ha tương đương 13% diện tích.


Thực trạng 67% diện tích cịn lại trên địa bàn đều có chủ sở hữu nhưng chính quyền
địa phương chưa làm được các thủ tục hành chính giao cho các hộ gia đình vì đất họ
sử dụng được xác lập do lịch sử lại ở địa phận của thôn khác.


Việc xác định rừng cộng đồng và xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng
chưa được đề cập đến trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở đây. Nhưng thực
chất rừng cộng động được xác lập phổ biến ở các thơn cho mục đích bảo vệ nguồn
nước cho cộng đồng và được quản lý trên sự thống nhất chung cả cộng đồng dù mỗi
diện tích cụ thể có thể được giao cho hộ gia đình.


3.2.2 Vai trò của các bên liên quan trong quản lý rừng ở Nà Phặc


<i>Hộ gia đình </i>


- Hộ gia đình là người hưởng lợi trực tiếp từ rừng ở thôn, phổ biến nhất là nơi
cung cấp gỗ củi trong sinh hoạt hàng ngày, nhận được công bảo vệ hàng


năm, giữ ổn định nguồn nước cung cấp cho gia đình và cộng đồng.


- Ngăn chặn các hành vị xâm phạm rừng trái phép của các đối tượng ngoài
cộng đồng cũng như các thành viên khác trong cộng đồng phá hoại rừng đã
được giao.


- Thông tin cho các hộ khác, chính quyền, các lực lượng kiểm lâm, công an,
bộ bội trên địa bàn khi có sự cố liên quan như cháy, khai thác rừng trái phép
trên địa bàn.


<i>Trưởng thôn </i>


- Nắm tình hình chung tồn thôn về các vấn đề bao gồm cả các vấn đề liên
quan đến rừng của thôn. Trưởng thôn thường là người nắm rất rõ và biết
được từng khu vực mà mỗi hộ gia đình trong thơn quản lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Xem xét và xác nhận việc được khai thác gỗ cho các mục đích khác nhau của
các hộ gia đình ở những diện tích cụ thể để UBND xã làm cơ sở cho phép
khai thác.


- Thông tin, huy động các lực lượng tại chỗ tham gia bảo vệ rừng khi có sự cố
cháy hay các hành vi xâm phạm rừng.


- Trưởng thôn cũng là người tuyên truyền, vận động người dân trong thơn về
các đường lối chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở thôn
bản.


<i>Lâm trường Ngân Sơn </i>


- Hiện nay Lâm trường đại diện thay mặt các hộ gia đình ở các thơn ký hợp


đồng nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng với Ban quản lý dự
án 661.


- Thức chất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thì Lâm trường chỉ đóng
vai trị trung gian và hợp thức hố các thủ tục hành chính vì thơn, hộ gia đình
khơng đủ tư cách pháp nhân ký kết các thoả thuận.


<i>UBND thị trấn Nà Phặc </i>


- Trong công tác quản lý ở địa phương cấp xã thì vai trị của chủ tịch, phó chủ
tịch UBND và bí thư, phó bí thư đảng có vai trị rất lớn. Đặc biệt trong cơng
tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay do chỉ đạo và quyết tâm của họ mà
diện tích rừng tái sinh ở đây được bảo vệ và phát triển cả về diện tích và chất
lượng rừng.


- Họ có thể chỉ đạo, huy động các lực lượng tại chỗ như các đoàn thể, dân
quan tham bảo vệ rừng thôn bản trên địa bàn khi cần thiết.


- Họ cũng có vai trị cho phép việc khai thác rừng trên địa bàn cho những mục
đích sử dụng khác nhau của người dân nhưng với sự phối hợp chặt chẽ với
lực lượng kiểm lâm địa bàn.


UBND huyện Ngân Sơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Với chức năng của UBND huyện hồn tồn có thể để xuất thực thi các chính
sách liên quan để phát triển rừng bền vững với UBND tỉnh cũng như chỉ đạo
UBND các xã thực thi các chính sách đó.


- Hiện nay UBND huyện Ngân Sơn rất nỗ lực trong việc thực thi các chính
sách, dự án về lâm nghiệp trên quan điểm bảo vệ và phát triển rừng tái sinh


tự nhiên ở các thơn bản.


<i>Kiểm lâm địa bàn </i>


- Có vai trò phát hiện và ngăn chặn các hành vị xâm hại rừng, buôn bán lâm
sản bất hợp pháp trên địa bàn.


- Phối hợp với UBND xã, thôn để tun truyền cơng tác bảo vệ rừng.
3.2.3 Những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng


- Việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình dựa trên phương thức canh tác
nương rẫy của gia đình, dịng họ nên diện tích của mỗi hộ bị phân tán nhiều
khu vực khác nhau trong thơn. Mặt khác những diện tích thuộc địa bàn thôn
khác lại không thể giao cho các hộ gia đình hay ngược lại diện tích thuộc
thôn nhưng là do người thôn khác sử dụng cũng không thể giao cho người
trong thôn. Vấn đề này là một trở ngại rất lớn đối với công tác quản lý và sử
dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả.


- Trình độ dân trí, nhận thức của người dân thấp, kiến thức bản địa dần bị mai
một. Trong hoàn cảnh hiện nay cộng đồng với trình độ dân và nhận thức thấp
thêm vào là kiến thức bản địa bị mai một làm cho người dân dễ mất định
hướng trong tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Họ không thể nhận
thức được rõ ràng rừng và đất rừng cũng là một nguồn tài nguyên giúp họ cải
thiện cuộc sống ngồi việc sản xuất nơng nghiệp. Việc kiến thức bản địa bị
mai một làm mất dần khả năng nhận dạng các tài nguyên lâm sản ngồi gỗ
mà rừng có dẫn đến coi nhẹ công tác bảo vệ rừng cộng với nhận thức cịn
thấp thì họ đã tự đánh mất cơ hội của chính cộng đồng họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

kinh tế khó khăn như hiện nay thực chất người dân không quan tâm đến bảo
vệ và phát triển rừng ngoại trừ khu vực rừng đầu nguồn nước, khi có cháy


rừng được chính quyền huy động. Áp lực này buộc những người có sức lao
động trong gia đình chủ yếu là nam giới phải đi làm thuê ở ngoài để trang
trải cho cuộc sống hàng ngày.


- Mâu thuận lợi ích giữa nhóm có rừng và nhóm khơng có rừng trong chiến
lược sinh kế: Xẩy ra phổ biến giữa nhóm có rừng và muốn làm giầu rừng để
nâng cao thu nhập với nhóm cũng muốn nâng cao thu nhập nhưng bằng việc
chăn thả đại gia súc. Nhóm người có rừng với nhóm người khơng có rừng
nhưng lại kiếm sống bằng việc lấy củi để bán.


- Vai trò, năng lực và quyền lợi của người lãnh đạo cộng đồng còn rất hạn chế:
xuất phát từ chế độ mà các trưởng thôn nhận được trong việc lãnh đạo cộng
đồng nên không thể thu hút được những người có năng lực nhất và các yêu
cầu của chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan ở địa bàn làm cho họ
mất rất nhiều thời gian khi nhận vị trí này. Do đó họ thường làm việc rất thu
động và luôn luôn sẵn sàng từ chức.


- Vai trò của UBND thị trấn Nà Phặc: Chỉ tập trung vào công tác quản lý hành
chính là chính đối với bảo vệ rừng mà chưa chú ý và có kế hoạch phát huy để
góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Chính quyền cũng không chủ
động trong việc tìm hướng đi bền vững trong bảo vệ và phát triển rừng của
các thơn bản.


- Chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng chưa thật sự quan tâm đến việc
đảm bảo cuộc sống cho người dân sống gắn với rừng. Điều này có thể nhận
thấy rất rõ bởi việc bảo vệ rừng bằng các biện pháp hành chính đang được
thực thi ở địa phương là việc đóng cửa rừng mà cũng khơng có chiến lược
trong việc sau khi rừng được bảo vệ và tái sinh tốt như hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

tương lai đối với tài nguyên rừng nên ngươi dân chưa tích cực tham gia vào


bảo vệ và phát triển rừng.


- Tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế: Từ việc không biết được
thông tin thị trường cho các sản phẩm từ rừng mà đặc biệt là các lâm sản
ngồi gỗ làm cho người dân ít quan tâm tới phát triển nghề rừng.


- Qua phân tích hiện trạng đất lâm nghiệp tại các thơn bản nhận thấy đa phần
diện tích rừng đều được quy hoạch là rừng sản xuất nhưng lại khơng có một
phương thực quản lý cũng như kế hoạch phát triển sản xuất được xây dựng.
- Điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi: với địa hình có độ dốc cao, rừng thường


xa nơi cư trú của cộng đồng nên là vấn đề khó khăn trong việc bảo vệ và phát
triển rừng.


- Giao thơng khó khăn: Giao thông đặc biệt khó khăn đối với các thôn bản
vùng cao của Nà Phặc nên công tác bảo vệ và phát triển rừng ở những khu
vực này cũng gặp nhiều khó khăn.


- Rừng trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ bị chặt phá tự phát để trồng
những cây mang tính hành hố rủi ro về thị trường, sinh thái và cả chính
sách.


3.2.4 Những thuận lợi và Cơ hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng
đồng để nâng cao đời sống cho người dân địa phương


- Rừng tự nhiên đang được bảo vệ và phục hồi tái sinh tự nhiên trong thời gian
dài nên rất có giá trị về mọi mặt. Trên cơ sở này chỉ cần có hướng đi phù hợp
là có thể bảo vệ và phát triển rừng bền vững.


- Đại đa số người dân đã có nhận thức được vai trị và giá trị của rừng qua trải


nghiệm thực tế diễn ra khi rừng bị tàn phá và mất đi trong thời gian trước
đây. Do đó khi có một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với đời
sống của họ thì chắc chắn họ sẽ rất tích cực tham gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Đây là một ưu thế rất quan trọng đối với đồng bào miền núi nói chung. Do
đó việc thiết lập rừng cộng đồng để quản lý sẽ hiệu quả.


- Thời gian và nhân lực dồi dào: Đối với người nơng dân thì thứ họ có sẵn nhất
là thời gian và lao động không chỉ giới hạn ở người trong độ tuổi lao động.
Đây là yếu tố rất tương quan với phần lớn diện tích của các thôn bản là đất
lâm nghiệp. Do đó 2 yếu tố cần được phát huy để góp phần cải thiện cuộc
sống người dân nơi đây.


- Rừng hiện nay đã trở thành một tài nguyên vô cùng quan trọng và được quan
tâm trong bối cảnh khí thải nhà kính mà tác nhân chính là CO<sub>2</sub> đang là vấn
đề tồn cầu. Rừng là nguồn sinh thuỷ cho các cơng trình thuỷ lợi và của các
nhà máy thuỷ điện. Do đó bảo vệ và phát triển rừng cùng với việc thực thi
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ là một trong những hướng đi
phù hợp.


- Tỉnh Bắc Kạn cũng đã tiến hành xây dựng thủ nghiệm các mô hình về
QLRCĐ cho những kết quả bước đầu rất khả thi nên việc vận dụng vào địa
bàn sẽ có được sự ủng hộ của chính quyền các cấp.


<b>3.3</b> <b>Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng cộng đồng </b>


3.3.1 Về nâng cao năng lực và phát huy nguồn nhân lực ở địa phương trong công
tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng


- Ở cấp độ cộng đồng thôn bản: người dân cần được nâng cao hiểu biết về luật,


các quy định và các chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;
người dân cần được hướng dẫn cách thức đúng yêu cầu để có thể tự xây
dựng được quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng của thôn bản; Người dân cần
được đào tạo các kỹ năng để có thể phát triển nghề rừng một cách bền vững;
Nâng cao năng lực tổ chức, lãnh đạo… đối với lãnh đạo cộng đồng; Người
dân được học tập các mơ hình đã được thực hiện thành công và hiệu quả về
quản lý rừng cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

có thể hỗ trợ hiệu quả cho các thơn bản nói chung và những vẫn đề cụ thể
như quản lý và sử dụng rừng nói riêng; Về nhận thức cần thay đổi tư duy tiếp
cận trong quản lý là hành động cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của người
dân tránh việc áp đặt ý kiến chủ quan, khơng tính đến lợi ích lâu dài của
người dân.


Một khi năng lực và ý thức tự vượn lên của người dân, chính quyền địa phương
được củng cố sẽ tạo tiền đề cho một bước ngoặt trong việc quản lý rừng để người
dân có thể cải thiện cuộc sống.


Huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức, công nhân viên chức cư trú trên địa bàn
tham gia với vai trò tham vấn cho cộng động giúp cộng đồng có được những quyết
định đúng đắn nhất đối với cơng tác quản lý rừng nói riêng và giải quyết các vấn đề
khác của thôn bản nói chung. Để làm được điều này tư duy và thái độ của cán bộ
cấp xã, lãnh đạo thơn bản có vai trò rất quan trọng mới có thể huy động được sự
tham gia đội ngũ này.


Mặt khác mục tiêu nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, lãnh đạo cộng
đồng và dân cư thôn bản càn chú ý đến các yếu tố, biện pháp để có thể thu hút,
khuyến khích sự tham gia của mọi nguồn nhân lực có ở địa phương. Qua khảo sát
thực tế nhận thấy đây là một nguồn nhân lực chất lượng cao có thể huy động được
cho cơng tác phát triển ở Nà Phặc vì nhiều con em người địa phương đã qua đào tạo


qua trình độ cao đẳng, trung cấp hiện đang ở nhà chờ bố chí cơng việc. Để làm được
việc này khơng khó những chính cộng đồng cần phải có niềm tin vào chính con em
thơn bản mình.


3.3.2 Về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp


Theo quy hoạch chung đối với đất lâm nghiệp trên trên địa bàn thị trấn Nà Phặc có
hai loại đất dành cho rừng sản xuất và rừng phịng hộ. Diện tích đất lâm nghiệp tại
các thôn thuộc đất rừng sản xuất với hiện trạng là rừng tái sinh tự nhiên và rừng
đang phục hồi tự nhiên là chủ yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Bảo vệ nguồn nước: thể hiện ở 3 quy mô là hộ gia đình, nhóm hộ gia đình và
khu vực dân cư. Đối với hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tự thiết lập đường
dẫn nước về sử dụng ngay từ khu vực sinh thuỷ gắn liền với khu rừng mà hộ
gia đình quản lý. Nhóm hộ gia đình, các hộ gia đình tự xây dựng hệ thống
dẫn nước từ khu vực sinh thuỷ, cử người thay phiên quản lý, bảo dưỡng và
thường được các hộ khác trả cơng bằng thóc và rừng tại khu vực này thường
do nhóm hộ đó quản lý và bảo vệ. Đối với khu vực có 2 hình thức. Ở khu
vực các thôn vùng thấp lân cận với trung tâm thị trấn có hệ thống cung cấp
nước sạch và người dân sử dụng phải trả tiền với hạn mức tối thiểu 15,000
đồng /tháng cho 3 m3 <sub>đầu tiên từ số thứ tư 3,500 đồng/m</sub>3


, Nguồn nước được
lấy từ các khe nước có lưu lượng lớn và tạo hệ thống bể áp lực. Ở các địa bàn
vùng cao, xa trung tâm, giao thơng khó khăn thì các cơng trình cung cấp
nước sạch do nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án và nguồn
nước cũng được lấy từ các nguồn sinh thuỷ ngay tại thôn bản.


- Cung cấp gỗ củi: là nhu cầu của trên 95% số hộ trong thị trấn thường xuyên
sử dụng trong đun nấu hàng ngày với hai hình thức đáp ứng nhu cầu này là


tự hộ gia đình khai thác và mua lại từ những người chuyên vào rừng lấy củi
bán.


- Nơi chăn thả đại gia sức: phổ bến nhất là trả trâu với tập quán thả theo mùa.
Tại các thôn bản trâu được thả trên rừng của thôn họ thường xuyên và chỉ
mang về chuồng vào mùa cầy bừa hoặc lúc trâu sinh để.


- Cung cấp cây thuốc nam: phổ biến đối với người Tày và người Dao cịn
người của các nhóm dân tộc khác hầu như không biết về cây thuốc nam. Một
số loại như củ Khúc Khắc, cây Lõi Vàng… được khai thác với số lượng lớn
để bàn thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Ngồi ra người dân cịn được hỗ trợ công khi nhận trồng mới trong các dự án
327 sau này là 661, PAM …


Các mục đích quy hoạch: Với mục tiêu chung là bảo vệ và phát triển rừng đồng thời
nâng cao đời sống cho người dân đối với công tác quy hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp của Nà Phặc có thể được xác định như sau:


- Rừng đầu nguồn: với mục đính chính là bảo đảm sinh thuỷ cho các nguồn
nước phục vụ sinh hoạt và hướng đến hưởng lợi các dịch vụ chi trả môi
trường trong tương lai. Tại khu vực này ưu tiên xúc tiến tái sinh và làm giầu
rừng, mặt khác ở những vị trí thuận lợi có thể bố trí cho phép xây dựng
những mơ hình nơng – lâm kết hợp quy mô nhỏ. Tại khu vực này người dân
cũng có thể khai thác củi, các lâm sản ngồi gỗ theo quy định chung.


- Khu vực có độ dốc trên 45 độ: Xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với khu vực xa
xơi, khó khăn về giao thông và dân cư ít và Xúc tiến tái sinh và làm giầu
rừng đối với khu vực thuận lợi giao thông, đông dân.



- Khu vực có độ dốc 25 – 45 độ: Ưu tiên cho việc phát triển rừng trồng cho
mục đích thương mại với những cây trồng phù và mang lại hiệu quả. Đồng
thời phát triển các loại cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế.


- Khu vực có độ dốc nhỏ hơn 25 độ: Phát triển các mơ hình vườn rừng, ưu tiên
trồng các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao, cây lương
thực, cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị thương mại cao.


Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cần được tiến hành chi tiết cho từng thôn bản
với sự hỗ trợ kỹ thuật cán bộ địa chính, cán bộ khuyến lâm và cán bộ kiểm lâm địa
bàn cùng với sự tham gia của các thành viên chủ chột của cộng đồng. Đồng thời
quy hoạch này cần được UBND thị trấn, UBND huyện thông qua.


3.3.3 Về tổ chức quản lý tài nguyên rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

đình song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững trong sử dụng tài
nguyên rừng.


Qua tìm hiểu cơ sở lý luận và thức tiến về QLRCĐ cùng với kết quả nghiên cứu
thực tế về hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các thôn bản trên địa
bàn thị trấn Nà Phặc, giải pháp trong quản lý rừng cần được tổ chức như sau:


- Thứ nhất, Xác định rõ các yếu tố cố định ở đâu, cụ thể là: Quy hoạch chung
của tồn thơn đối cho từng mục đích rõ ràng và được tồn thơn thơng qua;
Chủ sở hữu đối với mỗi diện tích tương ứng được xác định và các chính sách
và phát luật của nhà nước quy định.


- Thứ hai, Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng và phân chia lợi ích
chung đối với từng thôn bản. Việc xây dựng này cần có sự tham gia đầy đủ
của các thành phần trong thôn bao gồm cả người có rừng cũng như những


người khơng có rừng.


- Thứ ba, Xác lập các nhóm trên sở hữu có các lơ liền nhau trong một khu vực
chung để họ là những nhân tố chính trong việc quản lý và sử dụng khu vực
đó dựa vào quy hoạch và quy định chung của thôn.


- Thứ tư, Các nhóm thành lập một ban đại diện để có thể xác lập tư cách pháp
nhân theo đúng quy định của pháp luật để có thể thực thi các quyền lợi và
nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


Rừng luôn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, mỗi quốc gia và
toàn thể hành tinh này. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể rừng lại thể hiện những giá trị
khác nhau đối với con người. Trong hoàn cảnh hiện nay đối với đồng bào miền núi
có cuộc sống gắn liền với rừng với hồn cảnh kinh tế khó khăn và khoảng cách với
các vùng miền khác ngày càng lớn nhưng lại có một sứ mệnh rất lớn là bảo vệ rừng,
phục hồi rừng để đảm bảo nước cho các cộng trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở vùng hạ
lưu, đảm bảo chức năng cân bằng CO<sub>2 </sub>và O<sub>2</sub>, bảo vệ đa dạng sinh học… Trong bối
cảnh như vậy, khu vực miền núi cần có được sự quan tâm thích đáng của các nhà
quản lý, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh, sản xuất cũng như toàn thể người
dân.


Rừng được coi là tài sản quốc gia và từ khi đất nước thành lập, rừng được quản lý
trên có sở các nguyên tắc hành chính, rừng bị tách ra khỏi cộng đồng và gần đây
chính sách giao đất giao rừng được thực hiện toàn diện nhưng việc thực hiện cũng
đang gặp khơng ít khó khăn do đó QLRCĐ được nghiên cứu và thực hiện mơ hình
thí điểm như một giải pháp để quản lý rừng bền vững.


Trước thực trạng đó, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng


đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn” đã lấy địa bàn thị trấn Nà Phặc làm trường hợp nghiên
cứu cụ thể đã thấy rõ được các vấn đề cụ thể như sau:


- Tình hình kinh tế xã hội của người dân các thôn và tiểu khu cịn rất nhiều
khó khăn. Tồn thị trấn khơng có hộ giầu chỉ có 13% hộ khá nhưng họ không
phải là nông dân mà là các cán bộ công nhân viên chức. Ở một số thơn cịn
có đến 100% đều là hộ nghèo và cận nghèo.


- Hiện trạng sử dụng đất: Phần lớn diện tích ở các thơn và tiểu khu được quy
hoạch cho đất sản xuất lâm nghiệp nhưng hầu như khơng có hoạt động để có
thể mang lại thu nhập từ rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

- Rừng ở các thơn và tiểu khu có giá trị cộng đồng trực tiếp lớn nhất là bảo vệ
nơi sinh thuỷ cho các nguồn nước phục vụ sinh hoạt, cung cấp gỗ củi và một
số thảo dược.


- Các lãnh đạo cộng đồng, cán bộ quản lý ở đây chưa thể hiện được vai trị
lãnh đạo cộng đồng của mình để có thể thúc đẩy nâng cao đời sống cho nhân
dân.


Do đó đối với cơng tác quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững để góp phần
nâng cao đời sống của người dân là việc làm cần thiết và phải được thực hiện càng
sớm càng tốt. Cụ thể là:


- Nâng cao năng lực cho cán bộ và hiểu biết cho người dân trong cộng đồng
dân cư.


- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng thơn bản.
- Thành lập nhóm để quản lý rừng ở cộng đồng dân cư.



- Lập kế hoạch phát triển thôn bản và kế hoạch riêng cho quản lý rừng cộng
đồng thôn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Everlyn Mathias (2001), <i>Phương pháp thu thập và sử dụng kiến thức bản </i>


<i>địa</i>, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


2. Jean – Christophe Castelle và Đặng Đình Quang (2002), <i>Đổi mới ở vùng </i>


<i>miền núi</i>, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


3. Koos Neefjes (2003), <i>Môi trường và sinh kế</i>, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.


4. Nguyễn Ngọc Bình (2006), <i>Cẩm nang ngành lâm nghiệp</i>, CXB Công ty cổ
phần Đầu tư Thiết bị và In, Hà Nội.


5. Lê Mông Chân và Lê Thị Huyên (2006), Thực vật rừng, Trường Đại học
Lâm nghiệp, Việt Nam.


6. Lê Văn Khoa (2001), <i>Khoa học Môi trường</i>, NXB Giáo Dục, Hà Nội.


7. Nguyễn Bá Ngãi (2006), <i>Lâm nghiệp xã hội đại cương</i>, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.


8. Nguyễn Văn Mạn (2010), <i>Một số kinh nghiệp trong quản lý rừng cộng đồng </i>


<i>từ dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng</i>.



9. Trần Ngũ Phương (2000), <i>Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam</i>, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.


10.Trần Duy Rương (n.d), <i>Quản lý rừng cộng đồng ở Hồ Bình</i> – Các giải pháp,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.


11.Nguyễn Văn Trương (1994), <i>Tài nguyên rừng Việt Nam,</i> NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.


12.Chương trình tại trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đới (2007),


<i>Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng</i>.


13.IUCN (2009), <i>Kỷ yếu hội thảo về quản lý rừng cộng đồng</i>.


14.Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh Quảng Bình (2009), <i>Tài liệu </i>


<i>hướng dẫn “Quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”</i>.


15.Viện Kinh tế sinh thái (2010), <i>Kỷ yếu hội thảo “Quản lý rừng tự nhiên - </i>


<i>Những tồn tại và thách thức”</i>, Hà Nội.


16.Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2010), <i>Kỷ yếu hội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84></div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i><b>TK1</b></i> <i><b>Cốc Pái Nà Tò</b></i> <i><b>Nà kèng Nà Làm</b></i>


1 2 3 4 5



<b>Tổng diện tích</b> <b>ha</b> <b>6280</b> <b>210.5</b> <b>316.9</b> <b>177.5</b> <b>152.16</b> <b>213.1</b>


<b>A Đất nông nghiệp</b> <b>ha</b> <b>660.23</b> <b>16.5</b> <b>30.8</b> <b>18.4</b> <b>23.9</b> <b>28.7</b>


1 Lúa ha 439.5 13 23.8 14.4 20.1 26.7


<i>2 vụ</i> <i>ha</i> <i>282.5</i> <i>8.3</i> <i>16</i> <i>8.6</i> <i>13.9</i> <i>16.5</i>


<i>1 vụ</i> <i>ha</i> <i>157</i> <i>4.7</i> <i>7.8</i> <i>5.8</i> <i>6.2</i> <i>10.2</i>


2 Nương ha 178.4 2.5 2.5 2 2 1.5


<i>1 vụ</i> <i>ha</i> <i>178.4</i> <i>2.5</i> <i>2.5</i> <i>2</i> <i>2</i> <i>1.5</i>


<i>2 vụ</i> <i>ha</i> <i>0</i>


3 Cây lâu năm ha <i>27.5</i> 0.2 4 1.3 1.5 0
4 Ao hồ ha <i>14.83</i> 0.8 0.5 0.7 0.3 0.5
5 Diện tích chăn thả gia súc ha <i>0</i>


6 Diện tích đất nơng nghiệp chưa sử dụng ha <i>0</i>


<b>B Đất lâm nghiêp</b> <b>ha</b> <b>4789.85</b> <b>169.5</b> <b>256</b> <b>129.9</b> <b>100</b> <b>162</b>


<b>I Đất có rừng</b> <b>ha</b> <i><b>2966.55</b></i> <b>39.5</b> <b>256</b> <b>129.9</b> <b>50</b> <b>162</b>


1 Rừng tự nhiên ha <i>2578.55</i> 26.5 243 121.9 30 122


2 Rừng trồng ha <i>388</i> 13 13 8 20 40



<b>II Đất có khả năng lâm nghiệp</b> <b>ha</b> <b>1823.3</b> <b>130</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>50</b> <b>0</b>


1 Đất có khả năng phục hồi thành rừng ha <i>1464.3</i> 130 50
2 Đất khơng có khả năng phục hồi ha <i>359</i>


<b>C</b>


<b>Đất chun dụng (Khai thác, An ninh quốc </b>
<b>gia, di tích lịch sử, văn hoá, Phát triển hạ </b>
<b>tầng cơ sở</b>


<b>ha</b> <i>240.2</i> <b>9.9</b> <b>7.5</b> <b>5.5</b> <b>10.8</b> <b>7.5</b>


<b>D Đất thổ cư</b> <b>ha</b> <i>49.88</i> <b>4</b> <b>2.5</b> <b>2.7</b> <b>1.16</b> <b>2.9</b>


<b>E Đất khác (sông, suối, núi đá trọc)</b> <b>ha</b> <i>539.84</i> <b>10.6</b> <b>20.1</b> <b>21</b> <b>16.3</b> <b>12</b>


<b>I Dân số - Lao động</b>


1 Tổng số hộ hộ <i>1365</i> 124 53 29 39 50
2 Tổng số nhân khẩu người <i>5873</i> 520 207 119 152 220
3 Chia theo dân tộc 5843 520 207 119 152 220


<i>Kinh</i> <i>người</i> <i>910</i> <i>35</i> <i>12</i> <i>10</i> <i>5</i>


<i>Tày</i> <i>người</i> <i>3649</i> <i>426</i> <i>195</i> <i>103</i> <i>147</i> <i>96</i>


<i>Nùng</i> <i>người</i> <i>306</i> <i>59</i> <i>6</i>


<i>Dao</i> <i>người</i> <i>465</i> <i>124</i>



<i>Mông</i> <i>người</i> <i>513</i>


<i>Hoa</i> <i>người</i>


<i>Sán Cháy</i> <i>người</i>


4 Lao động trong độ tuổi người 3075 243 97 52 69 162


<i>Nam (15-60 tuổi)</i> <i>người</i> <i>1759</i> <i>108</i> <i>47</i> <i>16</i> <i>35</i> <i>108</i>


<i>Nữ (15-55 tuổi)</i> <i>người</i> <i>1316</i> <i>135</i> <i>50</i> <i>36</i> <i>34</i> <i>54</i>


5 Phân loại kinh tế hộ hộ 104 124 53 29 39 50


<i>Số hộ loại 1</i> <i>hộ</i> <i>0</i>


<i>Số hộ loại 2</i> <i>hộ</i> <i>104</i> <i>10</i> <i>1</i> <i>1</i> <i>4</i> <i>2</i>


<i>Số hộ loại 3</i> <i>hộ</i> <i>872</i> <i>61</i> <i>36</i> <i>17</i> <i>23</i> <i>32</i>


<i>Số hộ loại 4(nghèo, cận nghèo)</i> <i>hộ</i> <i>389</i> <i>53</i> <i>16</i> <i>11</i> <i>12</i> <i>16</i>


<b>PHẦN 2: KINH TẾ -XÃ HỘI</b>


Phụ lục 2: BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CÁC THÔN Ở THỊ TRẤN NÀ PHẶC


<b>TT</b> <b>Tiêu chí</b> <b>Đơn vị Tồn xã</b> <b>Tên thơn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i><b>N.Duồng Khuổi tinh Bản Mạch Nà nọi Công Quản N.Khoang TK3</b></i> <i><b>TK2</b></i> <i><b>Cốc Tào</b></i> <i><b>Bản Cầy</b></i>



6 7 8 9 10 11 12 13 14 15


<b>179.3</b> <b>226.65</b> <b>412.64</b> <b>175.3</b> <b>191.02</b> <b>372.98</b> <b>131.2</b> <b>78.5</b> <b>220.7</b> <b>265.1</b>


<b>38.3</b> <b>19.85</b> <b>39.1</b> <b>26</b> <b>35.5</b> <b>58.8</b> <b>14.5</b> <b>5.9</b> <b>23.7</b> <b>52.2</b>


35.8 16.7 24.4 15.1 16.9 34.8 8.2 4.1 21.4 41.9


<i>20.4</i> <i>10.2</i> <i>15.5</i> <i>11.3</i> <i>11.7</i> <i>21.5</i> <i>5.5</i> <i>2.6</i> <i>12.6</i> <i>28.3</i>


<i>15.4</i> <i>6.5</i> <i>8.9</i> <i>3.8</i> <i>5.2</i> <i>13.3</i> <i>2.7</i> <i>1.5</i> <i>8.8</i> <i>13.6</i>


2 2 14.5 9 18 20 2 0.5 1.5 2


<i>2</i> <i>2</i> <i>14.5</i> <i>9</i> <i>18</i> <i>20</i> <i>2</i> <i>0.5</i> <i>1.5</i> <i>2</i>


0 1 0 1.2 0 1 3.8 7.5


0.5 0.15 0.2 0.7 0.6 3 0.5 1.3 0.8 0.8


<b>122</b> <b>186</b> <b>307</b> <b>90.5</b> <b>141</b> <b>255</b> <b>63</b> <b>14</b> <b>170</b> <b>181</b>


<b>122</b> <b>76</b> <b>137</b> <b>50.5</b> <b>112.7</b> <b>84</b> <b>47</b> <b>14</b> <b>170</b> <b>181</b>


119 50 136 17.5 91.7 84 23 14 130 163


3 26 1 33 21 24 40 18


<b>0</b> <b>110</b> <b>170</b> <b>40</b> <b>28.3</b> <b>171</b> <b>16</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>



50 20 10 28.3 171 16
60 150 30


<b>6</b> <b>3</b> <b>14</b> <b>8.5</b> <b>7</b> <b>9.5</b> <b>40.7</b> <b>46.8</b> <b>10.5</b> <b>10.4</b>


<b>3</b> <b>2.8</b> <b>2</b> <b>3.8</b> <b>2.52</b> <b>3.18</b> <b>2</b> <b>1.8</b> <b>1.5</b> <b>1.5</b>


<b>10</b> <b>15</b> <b>50.54</b> <b>46.5</b> <b>5</b> <b>46.5</b> <b>11</b> <b>10</b> <b>15</b> <b>20</b>


<b>28%</b>


46 33 63 39 52 53 87 123 49 108


184 144 278 178 208 239 342 444 194 476
184 144 278 178 208 239 342 444 194 476


<i>24</i> <i>14</i> <i>5</i> <i>4</i> <i>35</i> <i>31</i> <i>86</i> <i>151</i> <i>176</i> <i>36</i>


<i>160</i> <i>104</i> <i>251</i> <i>134</i> <i>150</i> <i>198</i> <i>217</i> <i>279</i> <i>18</i> <i>355</i>


<i>26</i> <i>16</i> <i>40</i> <i>10</i> <i>39</i> <i>14</i> <i>85</i>


<i>6</i>


<i>23</i>


88 77 144 82 124 161 183 289 145 232


<i>46</i> <i>40</i> <i>72</i> <i>35</i> <i>63</i> <i>80</i> <i>87</i> <i>175</i> <i>132</i> <i>87</i>



<i>42</i> <i>37</i> <i>72</i> <i>47</i> <i>61</i> <i>81</i> <i>96</i> <i>114</i> <i>13</i> <i>145</i>


46 33 63 39 52 53 87 123 49 108


<i>5</i> <i>0</i> <i>5</i> <i>2</i> <i>5</i> <i>8</i> <i>22</i> <i>1</i> <i>21</i> <i>5</i>


<i>28</i> <i>12</i> <i>51</i> <i>23</i> <i>40</i> <i>43</i> <i>57</i> <i>112</i> <i>23</i> <i>76</i>


<i>13</i> <i>21</i> <i>7</i> <i>14</i> <i>7</i> <i>2</i> <i>8</i> <i>10</i> <i>5</i> <i>27</i>


Phụ lục 2: BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CÁC THƠN Ở THỊ TRẤN NÀ PHẶC


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i><b>Bản Hùa</b></i> <i><b>Nà Này</b></i> <i><b>Nà Pán</b></i> <i><b>Bó Danh</b></i> <i><b>Lùng Nhá</b></i> <i><b>Phe Đắng Phe Chang</b></i> <i><b>Mảy Van</b></i> <i><b>Lũng Lịa</b></i> <i><b>Cốc Xả</b></i>


16 17 18 19 20 21 22 23 24 25


<b>589.5</b> <b>418</b> <b>271.43</b> <b>99.62</b> <b>238.4</b> <b>331.8</b> <b>251.6</b> <b>377.4</b> <b>308.7</b> <b>70</b>


<b>46.5</b> <b>22.1</b> <b>38.88</b> <b>8.2</b> <b>11.4</b> <b>22.5</b> <b>22.2</b> <b>7.9</b> <b>43.9</b> <b>4.5</b>


41.4 19.2 33.8 6.8 0.4 4.5 4.2 0.9 8.5 2.5


<i>23.8</i> <i>12.9</i> <i>24.8</i> <i>4.5</i> <i>0.4</i> <i>3.9</i> <i>3.5</i> <i>0.8</i> <i>2.5</i> <i>2.5</i>


<i>17.6</i> <i>6.3</i> <i>9</i> <i>2.3</i> <i>0.6</i> <i>0.7</i> <i>0.1</i> <i>6</i> <i>0</i>


2 1 2 0 11 18 18 7 35.4 2


<i>2</i> <i>1</i> <i>2</i> <i>11</i> <i>18</i> <i>18</i> <i>7</i> <i>35.4</i> <i>2</i>



2 1 2 1


1.1 0.9 1.08 0.4


<b>510</b> <b>382</b> <b>216.85</b> <b>69</b> <b>212</b> <b>261</b> <b>206</b> <b>320</b> <b>252</b> <b>14.1</b>


<b>300</b> <b>152</b> <b>212.85</b> <b>24</b> <b>130</b> <b>30</b> <b>146</b> <b>90</b> <b>236</b> <b>14.1</b>


200 140 210.85 10 130 30 146 90 236 14.1


100 12 2 14


<b>210</b> <b>230</b> <b>4</b> <b>45</b> <b>82</b> <b>231</b> <b>60</b> <b>230</b> <b>16</b> <b>0</b>


210 130 0 30 82 231 60 230 16


100 4 15


<b>10</b> <b>4.8</b> <b>3.5</b> <b>6</b> <b>4</b> <b>1.5</b> <b>2.5</b> <b>3</b> <b>1.5</b> <b>5.8</b>


<b>1.5</b> <b>1.1</b> <b>1.2</b> <b>1.42</b> <b>1</b> <b>1.5</b> <b>1.4</b> <b>1.1</b> <b>1.3</b> <b>1</b>


<b>21.5</b> <b>8</b> <b>11</b> <b>15</b> <b>10</b> <b>45.3</b> <b>19.5</b> <b>45.4</b> <b>10</b> <b>44.6</b>


<b>64%</b> <b>8%</b>


104 62 83 21 13 24 21 17 53 19


427 253 332 97 80 142 117 121 304 95


427 253 332 97 80 142 117 121 304 88


<i>52</i> <i>56</i> <i>87</i> <i>87</i> <i>4</i>


<i>364</i> <i>197</i> <i>245</i> <i>10</i>


<i>11</i>


<i>130</i> <i>117</i> <i>88</i>


<i>80</i> <i>12</i> <i>121</i> <i>300</i>


206 61 187 36 44 80 83 52 126 52


<i>178</i> <i>41</i> <i>130</i> <i>22</i> <i>31</i> <i>70</i> <i>62</i> <i>34</i> <i>40</i> <i>20</i>


<i>28</i> <i>20</i> <i>57</i> <i>14</i> <i>13</i> <i>10</i> <i>21</i> <i>18</i> <i>86</i> <i>32</i>


104 62 83 21 13 24 21 17 53 19


<i>5</i> <i>3</i> <i>2</i> <i>2</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i>


<i>79</i> <i>56</i> <i>73</i> <i>19</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>0</i> <i>1</i> <i>10</i>


<i>20</i> <i>3</i> <i>8</i> <i>13</i> <i>24</i> <i>21</i> <i>17</i> <i>52</i> <i>9</i>


Phụ lục 2: BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CÁC THÔN Ở THỊ TRẤN NÀ PHẶC


</div>

<!--links-->

×