Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học [mã số: 60 31 03 02]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 136 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>
---


<b>TẠ THỊ ANH </b>


<b>BIẾN ĐỔI QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƢỜI </b>


<b>TÀY Ở XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG, </b>



<b>TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY.</b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



Chuyên ngành: Nhân học


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>
---


<b>TẠ THỊ ANH </b>


<b>BIẾN ĐỔI QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƢỜI </b>


<b>TÀY Ở XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG, </b>



<b>TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY.</b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



Chuyên ngành: Nhân học


Mã số: 60 31 03 02


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Để hoàn thành đề tài:“Biến đổiquan hệ dòng họ của người Tày ở xã
<i>Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986đến nay”, trong quá </i>
trình đi thu thập tài liệu thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của
Ủy ban nhân dân xã, người dân địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân tộc
Tày tại xã Quang Lang, đã cung cấp cho tôi một nguồn tài liệu, thông tin thực
tế vô cùng quý giá.


Tôi xin chân thành cảm ơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cơ giáo,
các bạn trong Khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
đặc biệt làTS.Nguyễn Thị Thanh Bình - người trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo tơi hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ này.


Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp
đỡ nhiệt tình, quý báu trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Nếu có gì sai
phạm tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>



<b>1.Lý do chọn đề tài ... 1 </b>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </b>


<b>3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu ... 3 </b>


<b>4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ... 4 </b>


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 5 </b>


<b>6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ... 6 </b>


<b>7. Kết cấu của luận văn ... 7 </b>


<b>Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu ... 8 </b>


<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu về dòng họ. ... 8 </b>


<i>1.1.1. Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở Việt Nam ... 8 </i>


1.1.2. Nghiên cứu vềdòng họ của người Tày. ... 12


<i><b>1.2</b></i>. <i><b>Các khái niệm và cơ sở lý thuyết</b></i> ... 14


<i>1.2.1. Các khái niệm ... 14 </i>


<i>1.2.2. Cơ sở lý thuyết ... 16 </i>


<b>1.3. Khái quát về ngƣời Tày và địa bàn nghiên cứu ... 20 </b>



<i>1.3.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam ... 20 </i>


<i>1.3.2. Vài nét về người Tày xã Quang Lang ... 22 </i>


<b>1.4. Khái quát về điểm nghiên cứu chính ... 30 </b>


<i>1.4.1. Thôn Khun Phang, xã Quang Lang. ... 30 </i>


<i>1.4.2 . Thôn Làng Đăng, xã Quang Lang. ... 31 </i>


<b>Tiểu kết chƣơng 1 ... 33 </b>


<b>Chƣơng 2: Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang ... 34 </b>


<b>2.1. Quan niệm về dòng họ của ngƣời Tày. ... 34 </b>


<b>2.2. Cấu trúc dòng họ ... 36 </b>


<b>2.3. Tổ chức dòng họ ngƣời Tày xã Quang Lang ... 39 </b>


<b>2.4. Vai trò của trƣởng họ và những ngƣời có uy tín trong dịng họ ... 45 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chƣơng 3: Biến đổi quan hệ dòng họ trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên </b>


<b>và các nghi lễ vòng đời từ năm 1986 đến nay. ... 50 </b>


<b>3.1 Biến đổi quan hệ dòng họ của ngƣời Tày trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ </b>
<b>tiên ... 51 </b>


<b>3.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong các nghi lễ vòng đời ... 58 </b>



<i>3.2.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong cưới xin ... 58 </i>


<i>3.2.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong tang ma ... 72 </i>


<i>3.2.3 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sinh đẻ ... 83 </i>


<b>Tiểu kết chƣơng 3 ... 86 </b>


<b>Chƣơng 4: Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và đời sống </b>
<b>xã hội từ năm 1986 đến nay ... 87 </b>


<b>4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế. ... 87 </b>


<i>4.1.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sở hữu và sử dụng đất đai. ... 87 </i>


<i>4.1.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp ... 93 </i>


<i>4.1.3 Biến đổi quan hệ dịng họ trong dịch vụ, bn bán và lao động làm thuê</i>
... 98


<b>4.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội ... 100 </b>


<i>4.2.1.Biến đổi quan hệ dòng họ và hoạt động khuyến học ... 100 </i>


<i>4.2.2. Biến đổi quan hệ dòng họ và chăm sóc trẻ em. ... 102 </i>


<b>Tiểu kết chƣơng 4 ... 104 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 106 </b>



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 110 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>


Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dịng họ trên địa bàn nghiên cứu ... 40


Bảng 3.1 Hỗ trợ trong đám cưới của gia đình ơng Hồng Văn T năm 2001. ... 67


Bảng 3.2 Hỗ trợ trong đám cưới con gái của ông Vi Văn Ph, năm 2014. ... 69


Bảng 3.3 Hỗ trợ trong tang ma của gia đình bà Vi Thị H năm 2002 ... 80


Bảng 3.4 Hỗ trợ trong đám tang của gia đình ơng Lơ Quốc Kh năm 2015 ... 81


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1
<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài </b>


Dòng họ là một thành tố văn hóa của tộc người, yếu tố cơ bản trong cấu
trúc cộng đồng xã hội. Cho đến nay mọi giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội đều in
đậm dấu ấn dịng họ. Vì vậy, dịng họ khơng chỉ đóng vai trị chủ đạo cố kết
các thành viên trong cộng đồng mà cịn góp phần bảo lưu, tái tạo, trao truyền
các giá trị văn hóa tộc người. Quan niệm về dịng họ với những câu đúc kết từ
bao đời nay “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Đắng cay cũng thể ruột rà,
ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng” không chỉ ăn sâu trong tư tưởng của
người Kinh (Việt) mà ở cả nhiều tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.


Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở
Việt Nam, cấu trúc, chức năng, vai trò của dòng họ đang có nhiều biến đổi


nhanh chóng. Đặc biệt là hiện tượng phục hưng nhiều các hoạt động có liên
quan đến dòng họ cho thấy giá trị quan trọng của dịng họ trong nhận thức của
cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu về dòng họ và những biến đổi của dịng họgóp
phần định hướng phát triển văn hóa, phát triển xã hội, đảm bảo tính đa dạng
văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đồng thời, tạo cơ sở khoa học cho việc
hoạch định và xây dựng chính sách phát triển đất nước trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2


Sau Đổi mới, dưới tác động của bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, nền kinh tế xã hội của nước ta nói chung và tỉnh Lạng
Sơn nói riêng đã có những chuyển biến nhanh và mạnh. Từ đó thúc đẩy người
Tày hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường, tạo tiền đề cho sự giao lưu, hội
nhập văn hóa với các dân tộc khác ngày càng sâu sắc.Dịng họ của người Tày
cũng khơng nằm ngồi quy luật vận động chung ấy. Hiện nay, vấn đề quan hệ
dòng họ biến đổi như thế nào trong quá trình giao lưu, hội nhập là một mảng
trống lớn trong các nghiên cứu về người Tày. Việc củng cố quan hệ dòng họ
của người Tày qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào, có hay
khơng sự cố kết dịng họ trong và ngoài cộng đồng vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu.


Nghiên cứu biến đổi dòng họ là một chủ đề quan trọng trong Nhân học
từ trước đến nay. Nghiên cứu về dịng họ của người Tày chính là nghiên cứu
giá trị văn hóa xã hội đặc trưng của tộc nguời, qua đó có đuợc cái nhìn về đời
sống, lịch sử phát triển và sự cố kết trong các mối quan hệ của tộc nguời.
Đồng thời, góp phần bảo lưu những nét đẹp có giá trị văn hóa tộc người, hạn
chế những mặt tiêu cực để xây dựng nền văn hóa vừa tiên tiến vừa đậm đà
bản sắc dân tộc.



Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:“Biến đổiquan hệ dòng họ của
<i>người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 </i>
<i>đến nay”. </i>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


-Tìm hiểu các dịng họ và quan hệ dịng họ của người Tày ở xã Quang
Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.


- Xem xét sự biến đổi quan hệ dòng họ từ sau Đổi mới (1986) trong các
khía cạnh đời sống văn hố, tín ngưỡng, hoạt động kinh tế và đời sống xã hội
ở địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

3


<b>3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những hoạt động liên quan
đến dòng họ và quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sĩ và
phụ thuộc vào thực tế nghiên cứu cho thấy những yếu tố nào trong quan hệ
dòng họ của người Tày ở đây có sự biến đổi rõ rệt nhất, đề tài chỉ tập trung
vào quan hệ dòng họ ở một số khía cạnh của đời sống văn hố tín ngưỡng, các
hoạt động kinh tếvà đời sống xã hội.


<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<i>Không gian: </i>


Luận văn tập trung vào mốiquan hệ dòng họ của các dòng họ người


Tày ở hai thôn Khun Phang và làng Đăng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn.


<i>Phạm vi thời gian: </i>


Đề tài nghiên cứu về sự biến đổi trong quan hệ dòng họ của người Tày
từ sau Đổi mới (1986) đến nay. Tuy nhiên, để có thể thấy rõ được sự biến đổi
trong quan hệ dịng họ, nghiên cứu có tìm hiểu, đề cập tới thời kỳ trước đổi
mới trong khuôn khổ tài liệu thứ cấp cho phép.


<i><b>3.3. Địa bàn nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

4


rõ hơn quan hệ dòng họ của họ từ sau Đổi mới (1986). Tại điểm nghiên cứu,
chúng tôi đã chọn 2 làng người Tày, một làng ven thị trấn và đường quốc lộ
1A, một làng ở trong sâu hơn để so sánh mức độ biến đổi kinh tế - xã hội
cũng như biến đổi trong quan hệ dòng họ nơi đây.


<b>4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>


Sau năm 1986 đất nước ta bước vào công cuộc Đổi mới, dưới tác động
của nền kinh tế thị trường, đời sống văn hóa của nhân dân cả nước nói chung,
người Tày ở Lạng Sơn nói riêng đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Trong đó, mối
quan hệ dịng họ vốn được xem như thành tố cốt lõi tạo nên xã hội người Tày,
nền tảng của thiết chế xã hội truyền thống, giữ vai trò quan trọng chi phối đến
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người cũng đang dần biến đổi. Để làm rõ
quá trình biến đổi của dòng họ người Tày trong bối cảnh chung của đất nước,
cũng như để giải đáp cho vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đề tài đưa ra một vài


câu hỏi cụ thể sau:


<i>-</i> Cấu trúc dòng họ và quan hệ dòng họ của người Tày tại địa bàn
nghiên cứu đã và đang vận hành như thế nào?


<i>-</i> Quan hệ dịng họ đóng vai trị như thế nào trong đời sống kinh tế,
văn hóa và xã hội của người Tày từ sau Đổi mới?


<i>-</i> Đâu là nguyên nhân và xu hướng của biến đổi trong quan hệ
dòng họ của người Tày?


<i><b>4.2. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

5


trọng trong đời sống của người Tày. Nó như là chỗ dựa tinh thần, một nguồn
vốn xã hội cho cộng đồng trong nền kinh tế thị trường.


Mối quan hệ trong dòng họ của người Tày ngày càng được củng cố và
chuyển biến theo hướng tích cực. Con người có xu hướng cố kết lại với nhau
để ứng phó với thách thức trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình
hiện đại hoá. Nhưng những mối quan hệ này lại dễ bị tác động bởi những
quan hệ kinh tế và lợi ích kinh tế mới. Vì vậy, cũng nảy sinh một số mâu
thuẫn giữa các gia đình, dịng họ và các thành viên trong cộng đồng do ảnh
hưởng của lối sống mới du nhập và tệ nạn xã hội trong cộng đồng ngày càng
gia tăng.


Quan hệ dịng họ có vai trị quan trọng trong cả đời sống tín ngưỡng và
đời sống kinh tế. Sự tương trợ, giúp đỡ này có ý nghĩa về cả vật chất lẫn tinh
thần. Quan hệ dòng họ và mạng lưới họ hàng là mạng lưới xã hội, một nguồn


vốn xã hội được xây dựng và sử dụng cho lợi ích từng gia đình. So với mạng
lưới khác như cộng đồng thôn bản, bạn bè, quan hệ dịng họ đóng vai trị quan
trọng hơn.


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nghiên cứu này là điền dã dân
tộc học.Để thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác và có giá trị khoa học,
mang tính chân thực cao tác giả luận văn đã vận dụng một số kỹ năng sau:


<i>Quan sát: với mục đích hình dung được cảnh quan, mơi trường cư trú, </i>
cách bố trí làng bản, lối sống sinh hoạt và sự giao tiếp của các gia đình, dịng
họ người Tày, giúp tác giả thu thập được những thông tin ban đầu về đối
tượng nghiên cứu, định hướng chính xác cho những vấn đề mục tiêu nghiên
cứu đặt ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

6


sinh hoạt, hội họp cộng đồng, dịng họ, gia đình và các tổ chức đoàn thể;
trong các nghi lễ, tập tục của các gia đình, dòng họ và cộng đồng làng
bản.Qua việc tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, phương pháp này giúp tác giả
phản ánh đầy đủ hơn quan điểm của chủ thể về vai trò của dòng họ trong đời
sống tộc người từ sau Đổi mới đến nay.


<i>Phỏng vấn sâu: cùng với việc quan sát tham dự, tác giả kết hợp thực </i>
hiện phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Đây là kỹ năng cơ bản để tác
giả thu thập thông tin cho luận văn. Tác giảđã tiến hành phỏng vấn60 người,
bao gồm đủ mọi thành phần trong cộng đồng: nam, nữ, người già, trung niên,
thanh niên, học sinh…. Sự đa dạng về giới, độ tuổi như vậy cho phép thu
được nguồn thông tin đa chiều về liên quan đến dòng họ và quan hệ trong


dòng họ của người Tày ở địa bàn nghiên cứu.


Luận văncũng sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và
tổng hợp để hệ thống hóa các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu được trong
q trình điều tra, nghiên cứu. Phân tích và so sánh để đánh giá thực trạng
biến đổi, vị trí, vai trị của dịng họ và mối quan hệ trong dòng họ của người
Tày sau Đổi mới đến nay.


Ngoài ra, luận văn kế thừa một số kết quả định lượng của đề tài “Biến
<i>đổi kinh tế - xã hội của người Tày ở một xã vùng Đông Bắc” của Viện Dân </i>
tộc học mà học viên đã có cơ hội tham gia năm 2016. Được sự cho phép của
chủ nhiệm đề tài, học viên sử dụng kết quả xử lý 140 phiếu điều tra hộ gia
đình liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của người Tày hai thôn Khun
Phang và Làng Đăng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.


<b>6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn </b>
<i><b>6.1. Ý nghĩa khoa học </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

7
<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>


Qua tìm hiểu, phân tích về mối quan hệ dịng họ của người Tày, đề tài
góp phần làm rõ hơn cấu trúc, tổ chức sinh hoạt, chức năng, vai trị và vị trí
của dịng họ trong đời sống của cộng đồng, qua đó, cho thấy q trình vận
động và biến đổi trong quan hệ dòng họ của người Tày dưới tác động của quá
trình Đổi mới đất nước hiện nay.Đặc biệt,đề tài luận văn giúp nhìn nhận rõ
hơn về việc dịng họcó phải là yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự cố kết bên trong và
sự giao lưu ra bên ngoài của cộng đồng người Tày hiện nay hay khơng; Dịng
họ có phải là thành tố quan trọng giúp duy trì, tái tạo, bảo lưu văn hóa tộc
người, đồng thời là chỗ dựa tinh thần, một nguồn vốn xã hội quan trọng trong


bối cảnh của nền kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển mạnh như hiện nay
hay không. Từ việc xem xét vai trò, xu hướng biến đổi của dòng họ trong đời
sống xã hội người Tày, đề tài hy vọng góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa
học các nhà quản lý, các cấp chính quyền, nhà hoạch định chính sách lưu ý về
vai trò của dòng họ trong đời sống của cộng đồng để quản lý, đưa ra các chính
sách phù hợp trong vấn đề phát triển nông thôn miền núi và xây dựng nông
thôn mới ở nước ta trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.


<b>7. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của luận văn được chia thành 4 chương:


Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Dòng họ của ngườiTày ở xã Quang Lang


Chương 3: Biến đổi quan hệ dòng họ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
và các nghi lễ vòng đời từ năm 1986 đến nay


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

8


<b>Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu </b>
<b>1.1</b> <b>Tổng quan nghiên cứu về dòng họ. </b>


<i>1.1.1</i> <i>Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở Việt Nam </i>
<i>Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở người Kinh(Việt): </i>


Dịng họ là thành tố văn hóa, thiết chế xã hội quan trọng, góp phần tạo
nên kết cấu làng xã. Dịng họ sớm đã đóng vai trị và chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt. Do vậy, từ


lâu dòng họ là đề tài thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu với nhiều lĩnh vực
khác nhau: xã hội học, sử học, văn hóa, dân tộc học… Vấn đề dòng họ được
đề cập trong các bộ chính sử, các cơng trình nghiên cứu về làng xã, các
chuyên khảo về dòng họ trong mối quan hệ với văn hoá, phong tục người
Việt, cấu trúc kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống(Gourou 2004, Trần
Quốc Vượng 1997, Phan Đại Doãn 1999; 2003, Trần Từ 1984,...). Những
cơng trình này từ chỗ hệ thống, mô tả về phả hệ của các dòng họ hay thống
kê, điều tra về tên các dòng họ ở các làng xã trong thời phong kiến và thuộc
địa đã đi tới tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, vai trò và ảnh hưởng của dòng họ
đối với các thành viên, trong đời sống cộng đồng làng xã và trong lịch sử của
dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9


của các dòng họ ở các địa phương khác nhau, qua đó làm rõ vai trò của dòng
họ trong đời sống cộng đồng.


Mới đây nhất, có hai nghiên cứu quan trọng về quan hệ dòng họ của
người Việt đã được thực hiện (Nguyễn Tuấn Anh 2010; Nguyễn Thu Hiền
2015). Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tuấn Anh (2010) “Kinship as Social
<i>Capital: Economic, Social and Cultural Dimensions of Changing Kinship </i>
<i>Relations in a Northern Vietnamese Village”. Đã phân tích về biến đổi trong </i>
quan hệ dòng họ và vai trò của vốn xã hội ở một làng quê Nghệ An. Tác giả
đã phân tích một cách có hệ thống quan hệ dòng họ ở làng được nghiên cứu
từ thời trước Cách mạng Tháng Tám cho đến nay. Tác giả cho rằng trong xã
hội Việt Nam truyền thống trước Cách mạng, nội tộc đóng vai trò chủ đạo
trong quan hệ dòng họ. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, do tác động
của cải cách ruộng đất, phong trào tập thể hoá và cuộc vận động về tư tưởng,
diễn ra sự giản tiện hoá các nghi lễ thờ cúng của dòng họ, vai trò và chức
năng của dòng họ bị suy giảm ở cả các khía cạnh tín ngưỡng, kinh tế và giáo


dục. Quan hệ tình cảm của các thành viên trong họ cũng bị tổn hại trong thời
kỳ này. Sang thời kỳ Đổi mới, qua sự phục hồi và tăng cường các nghi lễ thờ
cúng, nghi lễ vịng đời, người dân có xu hướng gây dựng vốn xã hội không
chỉ giữa những người trong họ nội mà còn cả với những người trong mạng
lưới họ hàng bên ngoại, họ bên vợ (chồng). Quan hệ dịng họ ở đó khơng chỉ
đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp tang ma, cưới xin mà còn trở
thành vốn xã hội trong đầu tư giáo dục cho trẻ em, trong các hoạt động kinh
tế và vay vốn tín dụng tư nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

10


tổ chức và tôn ty trật tự trong quan hệ dòng họ. Nguyên tắc “đích trưởng”,
Hội đồng gia tộc được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tính năng động
của các thành viên trong họ. Giống như Nguyễn Tuấn Anh (2015), tác giả
khẳng định rằng nữ giới ngày nay cũng có thể được tham gia vào việc họ.
Ngồi ra, cịn có sự biến đổi trong tổ chức thờ cúng dòng họ với phong trào
trùng tu, tôn tạo nhà thờ, tổ chức thờ cúng với quy mơ và hình thức lớn hơn.
Trong khi đó, do những thay đổi trong tục lệ tang ma, cưới xin, sự tương trợ
về kinh tế, nhân cơng của dịng họ trong các dịp này lại giảm đi. Vai trò của
quan hệ dòng họ trong lĩnh vực kinh tế cũng không thực sự nổi bật do quan hệ
dòng họ trong hoạt động kinh tế ở làng nghề ở đây vốn đã mờ nhạt.


Điểm lại các cơng trình nghiên cứu về dịng họ ở người Việt cho thấy
các nghiên cứu còn nặng về quá khứ, ít thảo luận về sự biến đổi của các yếu
tố truyền thống trong xã hội đương đại. Tuy nhiên, kết quả của một số ít các
nghiên cứu đề cập đến biến đổi của quan hệ dòng họ ở làng Việt nêu trên cho
thấy nhiều khía cạnh trong quan hệ dịng họ đã và đang biến đổi. Có cả sự
tương đồng và khác biệt trong xu hướng biến đổi ở các cộng đồng, tuỳ thuộc
vào đặc thù kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi địa phương. Các kết quả đó gợi
mở sự cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vai trò của dòng


họ, quan hệ dòng họ như là một phần của thiết chế văn hoá, xã hội trong sự
phát triển hiện nay của người Việt và việc áp dụng những hướng nghiên cứu
này ở các tộc người thiểu số ở nước ta trong bối cảnh đổi mới và hội nhập.


<i>Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở các tộc người thiểu số: </i>
Dòng họ và quan hệ dòng họ được đề cập và nghiên cứu trong nhiều
cơng trình Dân tộc học/Nhân học về các tộc người thiểu số ở nước ta. Do điều
kiện hạn hẹp, chúng tôi chỉ xin điểm qua một vài xu hướng nghiên cứu chính
về chủ đề này ở một số tộc người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

11


sự quan tâm lớn của các học giả và đem lại nhiều kết quả lý thú. Các nghiên
cứu về dịng họ của người Hmơng đều khẳng định rằng thiết chế dòng họ là
điểm cốt lõitrong xã hội người Hmơng, có vai trị cố kết cộng đồng cũng như
trong việc quản lý xã hội (Vương Duy Quang 1987, Phạm Quang Hoan
1994,Hồ Ly Giang 2013)


Vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ của người Thái cũng thu hút nhiều
nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Cầm Trọng (1977) về “Quan hệ dòng
<i>họ trong các bản của người Thái ở vùng Tây Bắc” phân tích mối quan hệ: ải </i>
<i>nọng, lúng ta, nhính xao. Ba họ này có mối quan hệ mật thiết với nhau trên cả </i>
huyết thống và các mối quan hệ khác quanh nó. Đó là không phải anh cũng là
em; chẳng phải họ bên vợ cũng là họ bên mẹ, bên bà; không phải họ bên nội
cũng là họ dâu gia. Tác giả Vi Văn An có bài viết “Đơi nét về dòng họ người
<i>Thái vùng đường 7, tỉnh Nghệ Tĩnh” (1988) chỉ ra sự khác nhau trong quan hệ </i>
dòng họ của ba nhóm: ải nọng, lúng ta, nhính xao. Tác giả cho rằng, mặc dù
dòng họ vẫn tồn tại nhưng có sự thay đổi sâu sắc bên cạnh sự bảo lưu đậm
nhạt khác nhau giữa các nhóm người Thái. Sự khác biệt trong quan niệm, luật
tục liên quan đến dòng họ và mối quan của ba nhóm dịng họ trên trong các


nhóm Thái vùng đường 7 với nhóm Thái Quỳ Châu và Thái Tây Bắc có thể
giải thích bằng sự du cư của người Thái từ những con đường và thời điểm
khác nhau. Do vậy, những tục lệ liên quan đến dịng họ khơng cịn bền vững.
Nghiên cứu của cũng cho rằng mỗi bản người Thái thường có một hoặc hai
họ lớn được coi là họ gốc. Xung quanh họ này có nhiều họ khác có quan hệ
dâu gia với họ lớn. Biểu hiện tập trung nhất trong quan hệ dòng họ của người
Thái là ý thức về ông tổ chung và các nghi lễ tôn giáo chung của dòng họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

12


trò của cá nhân trong dòng họ. Đồng thời tác giả làm rõ mối quan hệ dịng họ
trong đời sống tín ngưỡng, trong hoạt động kinh tế và trong hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nét đặc trưng của dòng họ
người Nùng Phàn Slình thể hiện ở sự phân biệt các chi họ thông qua số lượng
chén thờ, cách thức cúng, hệ thống tên đệm. Trong các chức năng, quan hệ
dịng họ của người Nùng Phàn Slình, tín ngưỡng dịng họ đóng vai trị quan
trọng trong cố kết cộng đồng. Bên cạnh tín ngưỡng, hoạt động tương trợ cũng
là chức năng lớn của quan hệ dòng họ. Hai chức năng này trong quan hệ dòng
họ đã tạo nên mạng lưới quan hệ của cá nhân và gia đình. Mối quan hệ này
khơng chỉ ở bên nội mà còn ở họ ngoại và họ vợ/chồng; không chỉ ở cộng
đồng thôn bản mà trong nhiều trường hợp cịn vượt ra ngồi phạm vi thơn
bản, thậm chí xun biên giới. Cũng giống ở người Hmơng, quan hệ dịng họ
góp phần củng cố sự cố kết tộc người ở người Nùng Phàn Slình.


Ngồi những cơng trình tiêu biểu trên cịn rất nhiều cơng trình nghiên
cứu khác về dịng họ của các dân tộc thiểu số như: người Mường, người Pa
Cô, người Ê đê, người Hrê, người Tà ôi, người Vân Kiều,…Tổng quan các
nghiên cứu cho thấy dòng họ trong đời sống của bất kỳ dân tộc nào cũng đều
có vị trí quan trọng nhất định kể cả trong truyền thống và hiện đại. Quan hệ
dòng họ đều chi phối đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các


dân tộc. Do vậy, nghiên cứu về dòng họ là việc làm cần thiết để phát huy hết
vai trị của nó trong đời sống cộng đồng và trong xây dựng, giữ gìn, bảo lưu
truyền thống văn hóa tộc người ở nước ta. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên
cứu về dòng họ ở các tộc người thiểu số ở nước ta cho đến nay thường phân
tích các đặc điểm, cấu trúc, chức năng và quan hệ dòng họ ở trạng thái tĩnh,
chưa làm nổi bật được những biến đổi trong quan hệ dòng họ của các tộc
người trong các thời kỳ, đặc biệt là từ Đổi mới (1986) đến nay.


1.1.2 <i>Nghiên cứu vềdòng họ của người Tày.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

13


chung và trong khu vực Đơng Nam Á nói riêng, từ lâu dân tộc Tày đã được
nhiều giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Đến nay, số lượng các nghiên cứu
bao gồm các đầu sách, báo, tạp chí khoa học về người Tày ngày càng nhiều,
với nội dung phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, phần đông trong số này là các
tác phẩm văn học, công trình sưu tầm, biên dịch, ngơn ngữ, truyện cổ, truyện
dân gian, các bài hát, bài lượn của người Tày. Cịn lại số ít là cơng trình
nghiên cứu đề cập đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người này.


Vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ của người Tày đến nay mới chỉ
được đề cập trong các nghiên cứu nhỏ lẻ, cịn mang tính tổng quan, khái quát
và nặng về mô tả Dân tộc học ở dạng tĩnh (Viện Dân tộc học 1978; 1992,
Hoàng Quyết 1995, Lã Văn Lơ, Hà Văn Thư 1984,…).


Trong cơng trình nghiên cứu: “Đến với người Tày và văn hóa Tày” của
La Công Ý (2010), tác giả phân tích dịng họ người Tày gồm nhiều tên họ
khác nhau. Thành viên trong họ là những người cùng chung huyết thống và
một ơng tổ. Các dịng họ lớn thường chia thành các chi nhỏ, trong họ người
đứng đầu gọi là trưởng tộc. Dịng họ đóng vai trị quan trọng trong đời sống


kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày.Do cơng trình này nghiên cứu khái
quát về mọi mặt đời sống của người Tày, nên phần dòng họ vẫn còn mờ nhạt,
chưa chun sâu, chủ yếu mang tính mơ tả và nặng về yếu tố truyền thống.
Tuy nhiên, tác giả cũng đã phần nào cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan
về dịng họ của người Tày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

14


Sơn đã được phục hồi sau một thời gian dài bị vùi lấp trong thời bao
cấp.Ngồi ra nó cịn được mở rộng về mặt không gian, cũng như được tiếp
thêm nguồn sinh lực mới. Có thể nói đây là một số phát hiện, quan điểm mới
khẳng định về sự biến đổi trong quan hệ của người Tày sau Đổi mới. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận án phải đề cập đến nhiều khía
cạnh văn hố của người Tày, với 4 trang viết về biến đổi trong quan hệ dòng
họ, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định một số nét biến đổi cơ bản
trong quan hệ dòng họ của người Tày mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu đầy đủ
các nội hàm của mối quan hệ đó.


Mới đây cuốn “Văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang” của
Nguyễn Ngọc Thanh (2016) phân tích tổng quan về văn hóa truyền thống dân
tộc Tày ở Tuyên Quang qua các khía cạnh hoạt động sinh kế, tổ chức xã hội,
văn hóa tinh thần và vật chất. Trong đó, tác giả đã trình bày một cách tổng
quan về khái niệm, tổ chức và vai trò của dòng họ Tày ở Tuyên Quang.


Có thể nói, đến nay các nghiên cứu về người Tày chủ yếu đề cập đến
các vấn đề ở dạng tĩnh, ít biến động. Trên thực tế, chỉ có một số dự án nghiên
cứu, luận án tiến sĩ dân tộc học/nhân học, văn hóa học những năm gần đây đã
đề cập đến những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của dân
tộc Tày. Tuy nhiên, vấn đề dòng họ vẫn chủ yếu được nghiên cứu trong bối
cảnh truyền thống, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên khảo


sâu về sự biến đổi của nó sau bối cảnh đổi mới đất nước (1986). Vì vậy, tơi đã
chọn nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở
một cộng đồng địa phương từ khi Đổi mới đất nước đến hiện nay.


<i><b>1.2</b></i> <i><b>Các khái niệm và cơ sở lý thuyết </b></i>
<i>1.2.1</i> <i>. Các khái niệm </i>


- Dòng họ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

15


những người cùng huyết thống theo dòng bố hay dòng mẹ, bắt nguồn từ một
tổ tiên chung, không phân biệt theo trực hệ hay bàng hệ, nam hay nữ. Nói
chung theo luật hơn nhân nam nữ cùng dịng họ khơng được lấy nhau. Trong
những xã hội khác nhau, có những người mang tên chung nhưng không cùng
huyết thống, không bắt nguồn từ tổ tiên chung.


Nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh (1997, tr. 46) cho rằng “dòng họ là
một thực thể xã hội mang tính phổ qt của lồi người. Nó hình thành trên cơ
sở quan hệ huyết thống của một quần thể nhất định, thể hiện qua ý niệm về
dòng dõi từ một ơng tổ chung. Do vậy, dịng họ là một thực thể vừa mang tính
sinh học vừa mang tính xã hội”.


Giáo sưĐặng Nghiêm Vạn cho rằng, khái niệm họ thường mang ba ý
nghĩa. Thứ nhất, đó là “những người cùng mang một tên họ, mà không chắc
gì hay có một chứng cớ gì có chung nguồn gốc cho dù rất xa xưa”. Thứ hai,
khái niệm họ chỉ “những thành viên mang cùng tên họ, được biết chắc chắn
có cùng một nguồn gốc từ một thủy tổ chung”. Ý thứ ba là để chỉ một chi họ
(Đặng Nghiêm Vạn 1998, tr. 7-8).



Như vậy, dịng họ là tồn thể những người có cùng huyết thống. Tính
huyết thống có thể được tính theo bên bố (chế độ phụ hệ), hoặc bên mẹ (chế
độ mẫu hệ). Dòng họ gắn kết các cá nhân với nhau, chịu ràng buộc theo quy
tắc nhất định, chi phối mạnh mẽ đến quan hệ hôn nhân và gia đình. Đối với
trường hợp người Tày trong nghiên cứu này, dịng họ là tồn thể những người
được tính theo huyết thống bên bố.


- Quan hệ dòng họ: là mối quan hệ với những người bên họ bố, họ mẹ
và họ vợ/chồng (của người có vợ/chồng). Theo đó, khi nói tới cấu trúc, chức
năng của quan hệ dòng họ là đề cập tới cấu trúc, chức năng của mối quan hệ
với ba họ nêu trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

16


- Biến đổi: theo Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa là thay đổi thành khác
trước (Nguyễn Như ý 1998, tr. 42). Biến đổi là một khái niệm rất rộng, trong
luận văn, chỉ xem xét sự biến đổi của dòng họ người Tày dưới hai góc độ xã
hội và văn hố.


<i>1.2.2. Cơ sở lý thuyết </i>


Dòng họ là một trong các chủ đề kinh điển của Nhân học văn hóa và xã
hội bởi con người ai cũng có dịng họ với tư cách là các cá nhân và có liên hệ
với các cá nhân khác thơng qua đó. Hơn nữa, trong các xã hội bộ tộc, các xã
hội chưa phân hóa giai cấp mà Nhân học thường nghiên cứu trước đây, dịng
họ đóng vai trị như một dạng tổ chức xã hội quan trọng. Chính vì thế, đã có
nhiều lý thuyết về dịng họ, đặc biệt là các trường phái cấu trúc và chức năng
trong nhân học xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

17



Tương tự như thuyết chức năng, thuyết cấu trúc của Claude
Lévi-Strauss được đề xuất trong cuốn “The Elementary Structures of Kinship”
(1949, tái bản năm 1969) cũng cho rằng dòng họ đóng vai trị trung tâm trong
sự phát triển của văn hóa nhân loại. Vì cùng có chung ơng tổ với thuyết chức
năng nên thuyết cấu trúc này cũng quan tâm đến các thuật ngữ ám chỉ dòng
họ, người họ hàng và các dạng thức khác nhau trong cùng một hệ thống tổng
thể. Tuy nhiên, khác với thuyết chức năng chủ yếu định nghĩa các thuật
ngữmang tính dịng dõi, trao truyền, thuyết cấu trúc liên hệ chúng với hôn
nhân, đặc biệt là liên minh hôn nhân. Lévi-Strauss xem sự tồn tại của các quy
luật xã hội quyết định ai có thể kết hơn hợp pháp với nhau là cơ sở của văn
hóa nhân loại. Ơng cho rằng, mọi văn hóa đều có các quy định miêu tả các
quan hệ được xem là quá gần cho việc kết hôn. Việc ngăn cấm các kết hôn
như vậy là hiện tượng văn hóa phổ biến và là sự khác biệt giữa thế giới loài
người và loài vật. Ông cho rằng kiêng kỵ cấm loạn luân đánh dấu bước đầu
tiên của sự chuyển đổi từ tự nhiên sang văn hóa. Cơng trình của Lévi-Strauss
có ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu về dòng họ với việc chuyển từ mối quan tâm
các quan hệ theo dòng dõi sang các quan hệ của hôn nhân và trao đổi rộng
hơn. Phân tích về sự thiết lập, duy trì các mối quan hệ giữa các nhóm, vai trị
trung tâm của hôn nhân trong dịng họ của ơng mang lại nhiều kết quả khi
nghiên cứu các xã hội phi nhà nước ở châu Phi, châu Đại Dương hay Nam
Mỹ và Đông Nam Á những năm giữa thế kỷ 20 nhưng được xem là không
phù hợp với các xã hội phương Tây nơi dòng họ được xem là tách rời khỏi
đời sống tôn giáo, kinh tế và chính trị (Carsten 2004, tr. 15).


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

18


hưởng như thế nào đến tư tưởng và thực hành của dòng họ. Trong tác phẩm
“A Critique of the Study of Kinship”, Schneider (1984) cho rằng tái sinh sản là
một biểu tượng chủ chốt của dòng họ trong một hệ thống được xác định bởi


hai trật tự chính là tự nhiên và quy luật. Sự kết hợp tính dục của hai bạn đời
trong hôn nhân cung cấp sự kết nối biểu tượng giữa những trật tự này. Kết
quả là con cái liên hệ với bố mẹ qua dịng máu, có chung nguồn gen sinh học,
biểu tượng hóa sự cố kết lâu dài. Bằng việc làm rõ vai trò của tự nhiên hay
sinh học trong quan điểm của các nhà Nhân học Mỹ về dòng họ, mối quan hệ
giữa tự nhiên và quy luật, Schneider đã gợi mở nhiều thảo luận lý thú cho các
học giả đi sau về chủ đề này. Strathern (1992) đã chứng minh rằng từ cuối thế
kỷ 20, tự nhiên khơng cịn là điều hiển nhiên, là cơ sở của văn hóa nữa. Dưới
tác động của sự phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ liên quan đến sinh
sản, con người có nhiều sự lựa chọn về sinh sản, giới tính mà trước đó khơng
hề được áp dụng. Tự nhiên trở nên mất ổn định hơn, bị phụ thuộc vào can
thiệp của xã hội nhiều hơn. Điều này ám chỉ rằng trong xã hội hiện đại có
những dạng thức dịng họ mới, loại hình dịng họ truyền thống chỉ còn thấy
được ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn ở Châu Phi, Nam Mỹ
hay Đông Nam Á (Carsten 2004, tr. 23). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dòng họ
ở các khu vực này cũng đã trải qua sự biến đổi dưới tác động của q trình
hiện đại hố gần đây. Ngoài ra, Lévi-Strauss và những người theo thuyết cấu
trúc về dịng họ đều bị chỉ trích là nhìn mối quan hệ hơn nhân trong dịng họ
là mối quan hệ giữa các nhóm chứ khơng phải giữa các cá nhân với tính chủ
thể và mong muốn riêng của họ (Oxfeld 2005).


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

19


1986; Coleman, 1988; Fukyama, 2001; Lin, 1999, 001; Putnam 1995, 2000;
…) được xem là các nguồn lực dựa trên các trao đổi.


Trong mạng lưới xã hội, vốn xã hội được gây dựng, sử dụng bởi các cá
nhân để đảm bảo lợi ích. Dịng họ và mạng lưới họ hàng là những loại hình
mạng lưới xã hội nơi vốn xã hội được xây dựng và tận dụng. Vì vậy xem xét
vốn xã hội được tạo ra và sử dụng thế nào trong quan hệ dòng họ là một tiếp


cận để nghiên cứu quan hệ dòng họ. Việc áp dụng tiếp cận này giúp hiểu rõ
hơn tại sao các cá nhân đầu tư vào quan hệ dòng họ và sử dụng quan hệ dòng
họ như thế nào trong so sánh với các mạng lưới và quan hệ xã hội khác. Tiếp
cận vốn xã hội có thể được xem như lăng kính để nhìn quan hệ dòng họ từ
điểm lợi thế của các cá nhân, trả lời cho câu hỏi tại sao người ta lại ưu tiên một
số quan hệ nhất định trong bối cảnh của những thực hành cụ thể. Có thể nói
đây cũng là một cách tiếp cận nghiên cứu dịng họ ở cấp vi mơ (Nguyễn Anh
Tuấn 2011, tr.3)


Mặc dù còn một số khác biệt nhưng đa phần các học giả trên đều thống
nhất quan điểm về vốn xã hội như sau: Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với mạng
lưới xã hội và quan hệ xã hội. Thứ hai, “nguồn lực” được dùng như một khái
niệm để định nghĩa về vốn xã hội. Thứ ba, vốn xã hội được tạo ra thông qua
việc đầu tư vào quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng
vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Thứ tư, sự tin cậy và mối quan hệ có đi có lại
được nhiều tác giả đề cập đến khi bàn luận về vốn xã hội.


Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy vốn xã hội được quan niệm
như một loại vốn, bên cạnh các loại vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người.
Vốn xã hội có nhiều ý nghĩa, có khả năng và quy mô tác động lớn đến sự phát
triển của con người và xã hội. Vốn xã hội đang là lý thuyết thu hút sự quan tâm
của các nhà kinh tế học, nhân học và xã hội học trong việc vận dụng vào các
cơng trình nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

20


người; tổ chức đó đang đóng vai trị như thế nào đối với các cá nhân và cộng
đồng xã hội. Ngồi ra, tơi sử dụng lý thuyết vốn xã hội vào nghiên cứu quan hệ
dòng họ của người Tày nhằm chứng minh nhờ vào nguồn vốn xã hội mà những
người trong dòng họ tự tạo niềm tin cho nhau, giúp đỡ, tương trợ nhau mà


không cần đến giấy tờ hay quan hệ có tính pháp lý. Các cá nhân có thể vận
dụng và duy trì nguồn vốn xã hội qua quan hệ họ hàng nhằm đem lại lợi ích
cho cá nhân. Đồng thời, nhờ vốn xã hội mà mối quan hệ họ hàng, cộng đồng
trở nên gắn kết, linh hoạt và hiệu quả hơn. Qua đó, ta thấy được các cá nhân
trong cộng đồng đầu tư vào quan hệ dòng họ như thế nào để tạo ra nguồn vốn
xã hội và họ sử dụng nguồn vốn này ra sao để tạo lợi nhuận cho mình.


<b>1.3</b> <b>Khái quát về ngƣời Tày và địa bàn nghiên cứu </b>
<i>1.3.1</i> <i>Vài nét về người Tày ở Việt Nam </i>


Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam
có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam sau
người Kinh, có mặt trên 63 tỉnh, thành phố. Địa bàn cư trú của người tày tập
trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào
Cai… Trong đó, người Tày ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dân
số Tày ở Việt Nam (31,5 %).


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

21


Về nguồn gốc, người Tày là cư dân định cư và phát triển ở Việt Nam từ
rất sớm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tày là một cộng đồng tộc người
thuộc khối Bách Việt xưa và tộc danh Tày đã xuất hiện từ rất lâu đời, họ có
mối quan hệ gần gũi về nhiều mặt với các dân tộc khác trong nhóm ngơn ngữ
Tày - Thái như Nùng, Sán Chay, Bố Y... và ngay cả với người Choang ở tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc (Viện Dân tộc học 1992).


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

22


trên cùng địa bàn lãnh thổ, một bộ phận người Nùng đã ảnh hưởng sâu sắc của
người Tày và nhập vào làm người Tày.



Có thể nói, người Tày là dân tộc sinh sống ở nước ta từ lâu đời, sớm
tham gia vào quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù sinh sống cận kề
và chịu ảnh hưởng tác động qua lại với văn hoá của nhiều tộc người nhưng
người Tày ln có ý thức kiến tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa của riêng mình.


<i>1.3.2</i> <i>Vài nét về người Tày xã Quang Lang </i>


Quang Lang là một xã miền núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn,
nằm dọc theo Quốc lộ 1A, trải dài 8km. Nằm cách trung tâm huyện Chi Lăng
1km, liền kề với thị trấn Đồng Mỏ nên Quang Lang có điều kiện phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.


Quang Lang có diện tích tự nhiên 30,79 km2 và dân số là 7.541 người
(năm 2015), mật độ dân số đạt 218 người/km².Xã có 13 thơn/bản và có 3 dân
tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh. Người Tày ở xã Quang Lang có
542 hộ và 2.256 nhân khẩu, chiếm 31,13%, dân số, đứng thứ 2 sau người
Nùng. Trong đó, thơn có số lượng người Tày sinh sống tập trung nhất là Làng
Đăng, Làng Trung, Núi Đá, Khun Phang… Năm 1960, thực hiện chính sách
giãn dân, khai hoang miền núi nhằm củng cố biên giới nên số lượng người
Kinh ở Đan Phượng, Hà Đông, Nam Định… lên đây khá đông và tạo thành
một làng riêng của những người di cư đến. Bên cạnh đó, sự thành lập nhà máy
xe lửa năm 1964 và nhà máy cơ khí năm 1980-1982 tại xã Quang Lang cũng
thu hút số lượng công nhân ở dưới xuôi lên đây rất nhiều và sống tập trung ở
thị trấn, ven đường quốc lộ và đường dân sinh. Sau năm 1980, một bộ phận
nhỏ người Tày ở đây còn di cư vào trong Tây Nguyên. Nguyên nhân của
những cuộc di cư này chủ yếu do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu đất sản
xuất, sự đồn tụ gia đình…


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

23



vùng. Trong đó, văn hóa dịng họ là một yếu tố nổi bật, với các dòng họ đã
định cư lâu đời ở đây như: họ Lô, họ Vi, họ Hoàng, họ Lương.


Các nghiên cứu về dân tộc Tày đã cho thấy, thời xa xưa, có một số
quan lại người Kinh được cử lên làm việc tại Lạng Sơn rồi lấy vợ sinh con ở
đó, một số tù trưởng địa phương được triều đình gả con gái cho đều dẫn đến sự
hợp huyết Kinh – Tày. Thêm vào đó,có một bộ phận cư dân dưới đồng bằng di
cư lên miền núi làm ăn, sinh sống, dần dần bị Tày hóa (Dương Thị Lâm 2002,
tr. 10). Ngồi ra, cịn có một bộ phận người Tày thuộc nhóm Choang - Đồng ở
Trung Quốc chuyển cư sang khu vực miền núi, giáp biên giới Việt - Trung
nước ta cư trú (Nguyễn Bá Thủy 2004).


Dòng họ của người Tày ở Quang Lang cũng xuất phát chủ yếu từ
Trung Quốc sang và vùng miền xuôi lên, có họ tới trước, có họ đến sau,
nhưng giai đoạn nào cũng có người di cư đi và người nhập cư đến. Tất cả
những dịng họ này đều có chung một gốc họ từ xưa. Dòng họ duy nhất đến
nay còn giữ được gia phả từ đời cụ tổ là họ Lô. Việc lưu giữ gia phả luôn
được coi trọng nhưng trước kia do chiến tranh, loạn lạc, cải cách ruộng đất
nên gia phả đã bị phá hủy, thất lạc. Để tìm hiểu rõ được nguồn gốc của các
dịng họ là việc rất khó khăn. Cho đến nay, những gì chúng ta biết được về
nguồn gốc các dịng họ chủ yếu thơng qua việc sưu tầm của một số thành viên
các dòng họ mong muốn tìm lại tổ tiên hoặc qua những câu chuyện kể của
một số người lớn tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

24


Họ Lơ có cụ tổ là họ Trần, gốc là người Kinh, di cư từ miền xuôi lên,
đổi thành họ Lư. Sau bảy đời mang họ Lư, họ đổi sang thành họ Lô như ngày
nay. Lý giải cho quá trình đổi họ, các cụ lớn tuổi trong họ cho biết: Thứ nhất,


do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, dòng họ phải di cư từ miền xuôi lên làm
ăn, sinh sống, lập nghiệp. Để thuận lợi cho cuộc sống sau này họ đã dần đồng
hóa vào người Tày và đổi từ họ Trần sang họ Lư; Thứ hai, từ “Lư” viết bằng
chữ Hán Nơm nhiều nét, khó viết, khó nhớ. Trong khi từ “Lơ” có nghĩa tương
đương từ Lư nhưng dễ viết, dễ nhớ hơn do vậy họ đã chuyển từ họ Lư sang
họ Lô. Theo gia phả để lại, dòng họ Lô di cư lên đây khoảng những năm
1700. Đến nay, họ Lô lập nghiệp cũng được trên 12 đời. Tuy dòng họ Lơ có
nguồn gốc ban đầu là người Kinh vùng miền xi “Kinh già hóa Thổ” nhưng
cũng là một trong những dịng họ có cơng khai hoang, lập làng và q trình
Tày hóa diễn ra cách đây rất lâu nên trong cộng đồng khơng có sự phân biệt
giữa người Tày gốc với những người nhập làm người Tày. Điều này thể hiện
rõ qua sự hòa hợp trong bản sắc văn hóa Tày mà cho đến nay vẫn cịn được
các dịng họ lưu truyền ít nhiều.


Cách đây khoảng 30 năm các dịng họ Hồng, Lương, Trương, Lưu,
Trịnh… bắt đầu mua đất về đây sinh sống, lập nghiệp. Các dòng họ này định
cư trên địa bàn đến nay được trên hai đời.


Dịng họ của người Tày xã Quang Lang hình thành trong mối quan hệ
đa dạng, đan xen và giao lưu giữa các tộc người. Tộc người Tày ở đây là sự tổ
hợp của nhiều thành phần như người Tày bản địa, người Tày gốc Kinh, người
Tày gốc Tày, Nùng từ Trung Quốc di cư sang. Tuy nhiên, do sự thất lạc gia
phả của các dòng họ nên việc đưa ra những cứ liệu cụ thể về q trình đi –
đến của người Tày cịn hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

25


Quá trình vận động, phát triển của người Tày gắn liền với sự tồn tại, biến đổi
của các dòng họ.



<i>- Đặc điểm kinh tế: </i>


Kinh tế chủ đạo của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…);
cây công nghiệp (hồi, thuốc lá); cây ăn quả (na, mận…). Năm 2015, tổng diện
tích gieo trồng tồn xã là 684,52ha, trong đó , cây lúa là 295,5ha; ngô:
122,28ha; sắn: 34,17ha; thuốc lá: 30ha; ớt: 25,09ha… Tổng sản lượng lương
thực có hạt đạt 2.072 tấn, đạt 98,06% so với kế hoạch (Ủy ban nhân dân xã
Quang Lang 2015). Trong những năm qua , phát triển kinh tế vườn đồi , vườn
rừng, trồng cây ăn quả là hướng đi tích cực trong công tác xoá đói giảm


nghèo và vươn lên làm giàu của người dân địa phương , đă ̣c biê ̣t là cây na dai
- mô ̣t đă ̣c sản , cây ăn quả chủ lực , góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con
nông dân trong xã và huyện Chi Lăng . Được sự chỉ đạo của Đảng bộ , chính
quyền huyê ̣n, với đi ̣nh hướng phát triển thành vùng tâ ̣p trung theo hướng sản
xuất hàng hóa , các ngành chức năng và các h ộ nông dân đã chú ý đến khâu
tuyển cho ̣n năng suất , chất lượng của cây na giống để ta ̣o giá tri ̣ kinh tế cao .
Trong những năm gần đây , do tâ ̣n du ̣ng và phát huy những ưu thế về điều
kiê ̣n thổ nhưỡng , diê ̣n tích trồng na đã tăng l ên nhanh chóng . Nhờ đó , đời
sớng của bà con người Tày trong xã đã khá lên, số hô ̣ đói nghèo đã giảm đáng
kể, nhiều hô ̣ gia đình đã mua sắm được các phương tiê ̣n sinh hoa ̣t như tivi , xe
máy, máy cày,... phục vụ sinh hoạt và sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

26


cấp cho thị trường làm măng ớt tại thị trấn Đồng Mỏ - một trong những đặc
sản nổi tiếng ở vùng đất này. Bên cạnh đó, ớt nguyên liệu xuất khẩu sang
Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang rất hút hàng. Nhiều thương lái đã đặt cơ sở
ở các địa phương để thu mua.



Ngoài trồng trọt, đồng bào cịn chăn ni gia súc, gia cầm như trâu, bò,
lợn, dê, gà, vịt… Những năm qua, xã Quang Lang đã tập trung nâng cao chất
lượng và số lượng đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đồng thời tập trung phát triển giống vật nuôi hiệu quả kinh
tế cao như: Bò lai Sind, bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng…
theo hướng bán công nghiệp (Anh Dũng 2015). Cơng tác phịng chống dịch
bệnh trong chăn nuôi cũng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động chăn
nuôi của người Tày ở xã Quang Lang vẫn cịn nhiều hạn chế như cịn mang
tính tự phát, hình thức chăn ni chủ yếu là thả rơng và nhỏ lẻ theo hộ gia
đình, chưa có sự đầu tư phát triển bền vững theo hướng hàng hóa. Việc tiêu
thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường, trên địa bàn xã chưa có chợ đầu
mối, cơ sở giết mổ chế biến tập trung. Cùng với đó, chất thải trong chăn ni
là nguy cơ tiềm ẩn để dịch bệnh phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

27


Đối với nhiều dân tộc ở nước ta hiện nay, đi làm thuê đã trở thành một
hiện tượng khá phổ biến trong phát triển kinh tế. Việc làm thuê là hệ quả tất
yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu nâng cao thu nhập của người
dân. Từ bối cảnh trên, khi nhìn vào thực tế của người Tày ở xã Quang Lang,
với bình quân ruộng nước mỗi hộ khoảng vài sào, trong khi nương rẫy không
đáng kể nên hầu hết các hộ gia đình phải tìm kiếm nguồn thu nhập bằng cách
làm thuê dưới nhiều hình thức như làm công nhân trong các nhà máy, khu
công nghiệp, làm phu hồ, bốc vác, công nhân, xe ôm, thợ mộc… ở ngay thị
trấn Đồng Mỏ và các tỉnh khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái
Nguyên... Hoạt động buôn bán, dịch vụ của người Tày đã xuất hiện nhưng
còn nhỏ lẻ, manh mún và chủ yếu thuộc về phần đơng hộ gia đình người Tày
có nguồn vốn lớn, có kinh nghiệm trong kinh doanh. Về cơ bản, những hoạt
động này đã phần nào giải quyết được tình trạng dư thừa lao động, tạo thêm
cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong xã. Tuy vậy, các nguồn


sinh kế ấy thường không ổn định và dự báo cũng đem lại những rủi ro và
thách thức phải đối diện.


<i>- Đặc điểm xã hội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

28


động đoàn thể, đặc biệt là của Chi hội Phụ nữ đã góp phần tích cực trong việc
hịa giải và tun truyền nếp sống gia đình văn hóa tới mọi nhà trong thơn.


Dịng họ của người Tày ở xã Quang Lang trước đây chủ yếu là họ Vi,
và họ Lơ. Hiện nay cịn có thêm một số họ mới như Hồng, Nơng, Trương,
Lưu, Lương... Từ trước tới nay, đồng bào vẫn duy trì tập qn tương trợ trong
cộng đồng. Trong đó, những người trong dịng họ thường đóng vai trị thiết
yếu trong sự tương trợ cả về vật chất và tinh thần trong các hoạt động cưới
xin, tang ma, làm nhà và các dịp lễ tết.


<i>- Đặc điểm văn hóa </i>


Ngơi nhà truyền thống của người Tày ở xã Quang Lang là nhà trình
tường và nhà sàn. Nhà trình tường trước đây với nguyên liệu chủ yếu bằng
đất nên thường không giữ được vệ sinh, nhất là trong mùa mưa lũ. Từ những
năm 1980 trở lại đây, số lượng các ngôi nhà truyền thống ngày càng vắng
bóng do thiếu nguyên liệu làm nhà và khơng cịn phù hợp với thị hiếu của
người dân. Thay vào đó là những ngơi nhà xây cấp 4 lợp ngói hoặc
pro-xi-măng.Những năm gần đây, ở cả hai thôn Khun Phang và Làng Đăng có khoảng
35 ngơi nhà 2-3 tầng mọc lên. Đây chủ yếu là nhà của những người ở thị trấn
mới về mua đất, dựng nhà sinh sống tại xã và một số gia đình trong thôn làm
kinh doanh, buôn bán hoặc công chức nhà nước.



Trang phục cổ truyền của đồng bào là áo dài vải chàm, cài cúc bên
phải, thắt lưng, dùng đồ nữ trang bằng bạc. Do bất tiện trong quá trình lao động
sản xuất nên đã từ lâu, họ mặc quần áo giống người Kinh. Cũng giống như
nhiều vùng Tày khác, bộ trang phục truyền thống của người Tày ở đây chỉ
được mặc vào những dịp lễ hội, văn nghệ và được các bà Then mặc khi đi hành
nghề (Phạm Thị Thu Hà 2008). Thanh niên người Tày ở đây có xu hướng ăn
mặc, làm tóc theo các mốt thời trang thịnh hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

29


bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau xanh tự trồng hay thu hái trên rừng và món ăn
thường xào nhiều mỡ. Người phụ nữ Tày ở xã Quang Lang rất đảm đang trong
công việc nội trợ, họ biết làm nhiều loại bánh như bánh chưng Tày, bánh gio,
bánh dợm, bánh ngải... Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như vào dịp lễ tết,
đồng bào thường uống rượu. Rượu của người Tày được nấu từ gạo, sắn, ngô,
họ tự làm men bằng lá cây rừng nên thường được gọi là rượu men lá. Hiện nay,
men lá ít được sử dụng mà chủ yếu dùng men mua tại chợ có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Ngày nay, người Tày ở đây hàng ngày mua thức ăn ở chợ, chế
biến món ăn theo cách thức giống của người Kinh. Đồng bào vẫn duy trì một
số món ăn truyền thống như khau nhục nhưng đã có sự cải biến về gia vị.


Ngơn ngữ là tiêu chí quan trọng để phân biệt các tộc người với nhau.
Qua điều tra thực địa tại xã Quang Lang cho thấy, xu hướng chung ở đây hiện
nay là tiếng phổ thông (tiếng Việt) đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở
cộng đồng người Tày. Đa số người dânlớn tuổi nói thạo cả tiếng Tày và tiếng
Việt trong mọi cảnh huống. Ngoài việc sử dụng song ngữ (Tày - Việt) thì hiện
tượng đa ngữ (Kinh - Tày - Nùng) của người Tày ở đây cũng rất phổ biến như
nhiều vùng Tày khác (Nguyễn Thị Thanh Bình 2013). Tuy nhiên, do quá trình
tiếp xúc, giao lưu mạnh mẽ với người Kinh và văn hoá phổ thông, nhiều
người trẻ tuổi ở đây khơng cịn nói thạo tiếng Tày nữa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

30


<b>1.4</b> <b>Khái quát về điểm nghiên cứu chính </b>
<i>1.4.1 Thôn Khun Phang, xã Quang Lang. </i>


Điểm nghiên cứu thứ nhất được lựa chọn là thôn Khun Phang. <i>Khun </i>
trong tiếng Tày có nghĩa là <i>thung lũng, khe; Phang nói lái của từ pheo, có </i>
nghĩa là tre<i>1</i>. Khun Phang là vùng thung lũng trồng nhiều tre.


Khung Phang là thôn nằm trên đường quốc lộ 1A, liền kề thị trấn Đồng
Mỏ, gần chợ, nhà ga xe lửa, thuận lợi cho giao lưu, buôn bán và phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Thơn có tổng số 83 hộ dân, trong đó người Tày 49 hộ
(chiếm59%), còn lại là người Nùng và người Kinh. Thơn có các dịng họ Tày
như như: Lơ (23 hộ), Vi (22 hộ), Hồng (2 hộ), Lương (2 hộ). Trong đó, dịng họ
Vi, Lơ là hai họ được xem có cơng khai phá và đặt nền móng xây dựng thơn.


Hoạt động kinh tế của người Tày thôn Khun Phang trước khi có đường
quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp:
trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn, kết hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng…
Kinh tế của thôn chỉ thực sự phát triển khi có đường quốc lộ 1A chạy qua.
Ngồi hoạt động nơng nghiệp, đã có khoảng hơn 10 hộ chuyển sang hoạt
động kinh doanh buôn bán ngay cạnh đường quốc lộ, một vài hộ gia đình làm
ăn bn bán nhỏ lẻ ở các chợ trong vùng. Đồng thời, do gần thị trấn, cách
trung tâm huyện hơn 1km nên nhiều cán bộ, công nhân viên chức về định cư
ở đây hơn so với thơn khác.


Bên cạnh đó, đến nay nguồn thu nhập của hộ gia đình từ hoạt động làm
thuê cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu thu nhập của hộ. Hầu như
trong thơn gia đình nào cũng có thành viên đi làm công nhân, thợ xây, xe


ôm…


Theo báo cáo tổng kết năm 2015của thôn Khun Phang, tỷ lệ hộ giàu
chiếm 5%. Đây là những hộ có ơ tơ hoặc nhà hàng, có thu nhập cao. Tỷ lệ hộ
khá chiếm khoảng 20%, chủ yếu là các hộ cán bộ, viên chức. Còn lại các hộ




</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

31


trung bình, cận nghèo và nghèo. Đây là những hộ thuần nông, kết hợp với đi
làm thuê.


<i>1.4.2 Thôn Làng Đăng, xã Quang Lang. </i>


Điểm nghiên cứu thứ hai là thơn Làng Đăng. Thơn có địa bàn rộng, trải
dài khoảng hơn 2 km, dân cư sống tập trung thành 6 cụm, có tuyến đường
quốc lộ 1A chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán. Tuy nhiên, do đặc
điểm cư trú và địa hình nên thơn Làng Đăng khơng có nhiều hộ kinh doanh
bn bán cạnh quốc lộ 1A như thơn Khun Phang.


Làng Đăng có tổng 123 hộ, trong đó 118 hộ là người Tày (chiếm 96%),
còn lại 5 hộ là người Kinh. Với các dòng họ như: Vi (110 hộ), Hoàng (5 hộ),
Lý (1 hộ), Lương (1 hộ), Trịnh (1 hộ). Dòng họ Vi là họ đầu tiên đến khai
hoang, lập nghiệp tại thôn.


Hoạt động kinh tế thôn Làng Đăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt và chăn ni) chiếm 95% dân số của tồn thơn. Ngồi canh tác 2
vụ lúa trong năm (45 ha), người dân cịn trồng thêm ngơ (15 ha), khoai tây (5
ha) và ớt (2 ha)1. Khoai tây và ớt là hai sản phẩm được xuất sang Trung Quốc,


nên đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Đồng thời, các hộ gia
đình cịn trồng thêm cây ăn quả và tham gia trồng rừng theo dự án rừng Việt –
Đức để tăng thêm thu nhập.


Tóm lại, điểm chung ở cả hai điểm nghiên cứu là người Tày cư trú với
tỷ lệ dân số Tày cao. Mỗi thơn đều có dịng họ lớn, cư trú lâu đời. Trong từng
thơn, mặc dù có các dịng họ khác nhau, nhưng có đủ các mối quan hệ thân
tộc, thơng gia giữa gia đình, họ tộc với nhau. Điều này đã tạo nên một mạng
lưới xã hội quan trọng giúp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên,
thơn Khun Phang có điều kiện vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi hơn nên đã
nhanh chóng thu hút nhiều người dân từ nơi khác về sinh sống, lập nghiệp.
Đồng thời, hoạt động kinh doanh, buôn bán dịch vụ…mở rộng hơn nên kinh




1<sub>Báo cáo Tổng kết cuộc vận động Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của Ban công </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

32


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

33


<b>Tiểu kết chƣơng 1 </b>


Dân tộc Tày là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam,
thuộcnhóm ngơn ngữ Tày – Thái. Ngoài tên gọi chung là “Tày”, một số nơi
người họ cịn có tên tự gọi là “Thổ”, có nghĩa là thổ dân hay người bản
địa.Người Tày có lịch sử cư trú ở nước ta từ lâu đời, với các giá trị văn hóa
độc đáo, phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Dòng họ là một giá
trị văn hóa nổi bật của tộc người này.



Qua quá trình di cư và tụ cư của dịng họ người Tày Quang Lang cho ta
thấy được sự đa dạng về nguồn gốc tộc người. Công “khai sơn phá thạch” đầu
tiên phải kể đến hai dịng họ Lơ và Vi. Đây cũng là hai dịng họ lớn, có lịch
sử cư trú “bền vững” trên địa bàn xã Quang Lang. Ngồi ra, hiện nay trên địa
bàn có rất nhiều dòng họ Tày khác về ở rể, mua đất sinh sống lập nghiệpnhư:
Hoàng, Trịnh, Lương, Lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

34


<b>Chƣơng 2: Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang </b>
<b>2.1. Quan niệm về dòng họ của ngƣời Tày. </b>


“Người có tổ tiên, như cây có gốc rễ. Tổ tiên gây dựng, tu nhân tích
đức nhiều đời dòng họ mới phồn thịnh, con cháu mới được vẻ vang”1. Đây
chính là quan niệm, cũng là ý thức của mỗi người về tổ tiên chung, những
người mà họ có bổn phận cùng thờ cúng và tin rằng tổ tiên sẽ luôn ban phúc,
chở che đem đến sự phát triển phồn thịnh. Từ quan niệm đó, dịng họ ln
đóng một vai trị quan trọng trong đời sống người Tày. Mọi giá trị văn hóa,
kinh tế, xã hội đều mang đậm dấu ấn dòng họ.


Người Tày quan niệm, dịng họ là tồn thể những người cùng họ có
chung một huyết thống (pỉ nọong lượt lài) và được sinh ra từ một ông tổ (pủ
<i>chỏ). Mỗi họ chia ra thành nhiều chi, mỗi chi lại được chia ra thành từng </i>
cành, nhánh. Các gia đình trong xóm dù là gia đình lớn, hay gia đình nhỏ đều
thuộc về một dịng họ nhất định.


Tổ chức dòng họ của người Tày được mở rộng đến chín đời. Với họ, dù
cư trú ở xa hay gần nhưng có quan hệ trong chín đời vẫn là anh em:“Họ hàng
<i>xa, nhưng trong vịng chín đời vẫn là anh em” (Ơng Lơ Đức Tr, 64 tuổi). Con </i>
cháu trong dịng họ phải có trách nhiệm thờ cúng, làm giỗ ơng bà tổ tiên trong


vịng 9 đời, những người mất lâu thì tổ chức giỗ nhỏ trong gia đình, những
người mới mất tổ chức giỗ lớn trong cả dòng họ. Khác với một số dân tộc
khác, người Tày Quang Lang không nhận anh em họ hàng qua tên họ và cách
thờ cúng.


Trong dòng họ người Tày truyền thống khơng có từ đường, nhà thờ họ,
ruộng hương hỏa và những buổi sinh hoạt dòng họ như ở người Kinh. Với
người Tày Quang Lang, nhà trưởng họ sẽ là “nhà gốc” thờ họ, anh em ln
tìm lại nhà nhau khi có cơng có việc cùng ngồi uống chén rượu nhạt, bàn
công chuyện họ hàng. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh đổi mới, giao lưu


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

35


và hội nhập người Tày Quang Lang đang có xu hướng phục hồi hàng loạt các
hoạt động liên quan đến dòng họ như xây dựng nhà thờ họ, tổ chức sinh hoạt
dòng họ theo quy định hàng năm, lập lại gia phả và tìm lại anh em họ hàng
thất lạc từ đời tổ tiên. “Theo truyền thống người Tày khơng có nhà thờ họ, từ
<i>đường. Hiện nay một số dòng họ học theo người Kinh cũng muốn xây dựng </i>
<i>nhà thờ họ” (ông Vi Văn Đ, 34 tuổi). </i>


Ở người Tày tập quán xưng hô cũng giống như người Kinh, theo thứ
bậc họ hàng. Nghĩa là con anh, con bác sinh ra sau thì vẫn làm anh, ngược lại
con chú, con cơ, con cậu, con dì được sinh ra trước vẫn làm em. Vậy nên mọi
công việc trong họ đều phân vai, phân vế, có trước, có sau. Nhờ đó dịng họ
người Tày luôn quy củ, tôn nghiêm.


Từ xưa người Tày Quang Lang luôn coi trọng mối quan hệ họ hàng.
Vậy nên giống như người Nùng, người Dao, người Tày cũng có phong tục
nhận họ. Thứ nhất, trường hợp nhận anh em kết nghĩa. Hai người đàn ơng, có
cùng tên họ, hợp tính nết, quý mến nhau kết nghĩa với nhau thành người cùng


dòng họ. Tiêu biểu là trường hợp cụ tổ dòng họ Vi, cụ Vi Văn Đang ở Làng
Đăng kết nghĩa với cụ Vi Minh Thiệu, từ đó anh em, con cháu của hai cụ coi
nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Đồng thời, từ đó con cháu của hai cụ không được kết hôn với nhau. Lễ nhận
họ kết nghĩa được tổ chức nghi lễ lần lượt tại nhà của mỗi người, có sự chứng
kiến của họ hàng hai bên1. Thứ hai, trường hợp nhận con rể “kế tự” (thờ tự).
Đối với những gia đình chỉ sinh được con gái, muốn có con rể “thờ tự”, nối
dõi tông đường, bắt buộc người con rể đó phải “nhập họ”, thay đổi tên họ theo
họ nhà vợ, con cái sau này mãi mang họ vợ. Có như vậy thì người con trai đó
mới được sinh sống và kế thừa mảnh đất, tài sản của nhà vợ để lại. Cách thức
nhập họ được tiến hành trong khi tổ chức đám cưới. Thay vì nhà trai phải đi
dạm hỏi, dẫn lễ xin cưới, đón cơ dâu về thì nhà gái đảm nhận những việc đó.




</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

36


Trong khi tiến hành nghi lễ cưới nhà gái sẽ thưa chuyện và xin phép tổ tiên,
họ hàng nhà trai cho người con trai đó về làm rể kế tự. Đến nay hiện tượng
nhập họ vẫn cịn, nhưng đã ít hơn và khơng nghiêm ngặt như xưa.


<b>2.2 Cấu trúc dòng họ </b>


Tổ chức nội bộ trong dòng họ của người Tày cũng là hệ thống được mở
rộng đến “cửu tộc” (Bế Văn Hậu 2012, tr. 161). Nếu lấy một cá nhân (Ego)
nào làm chuẩn thì dịng họ được tính ngược lên bốn đời là cha, ơng, cụ, kỵ và
tính ngược xuống bốn đời là con, cháu, chắt, chút. Thể hiện rõ thông qua quan
hệ họ hàng trong thờ cúng, đời sống sinh hoạt và trong chính gia phả dịng họ.
Cấu trúc dịng họ của người Tày Quang Lang có thể được sơ đồ hóa
giản lược như sau:



<i>Sơ đồ 1: Cấu trúc dòng họ người Tày Quang Lang. </i>


Ghi chú: : Nam giới, : Nữ giới, :Quan hệ vợ chồng, :Quan hệ
sinh thành


:Trưởng họ, :Trưởng chi


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

37


Trong cấu trúc dòng họ của người Tày Quang Lang con trưởng của
dòng trưởng sẽ làm trưởng họ (trưởng tộc). Trưởng họ là người có quyết định
lớn nhất trong dịng họ. Tuy nhiên, hiện nay trong dịng họ đã có nhiều thay
đổi. Do đã trải qua nhiều đời, số lượng thành viên đơng lên nên nhiều dịng họ
có xu hướng tách thành từng cành, từng chi nhỏ. Con trai trưởng của chi đó sẽ
đứng ra làm trưởng chi. Trưởng chi sẽ là người đứng ra quyết định công việc
của chi mình, như vậy, sẽ thuận lợi cho việc sinh hoạt và bảo ban nhau làm
ăn. Tuy nhiên, xu hướng này cũng tạo nên khoảng cách giữa anh em họ hàng
giữa các chi.


Tổ chức thân tộc của người Tày bao gồm Tam tộc. Nghĩa là mỗi cá
nhân khơng chỉ có quan hệ với họ nội (họ của bố), họ ngoại (họ của mẹ), mà
còn quan hệ với cả họ bên vợ/ bên chồng mình (họ thơng gia tùy theo nam/
nữ). Do vậy, trong bất cứ cơng việc gì, dịng họ người Tày đều đông đủ “ba
bề bốn bên” họ hàng.


Trong người Tày Quang Lang, những người có quan hệ họ hàng bên
nội (bên của bố) là anh trai, em trai, chị gái, em gái và những người cùng
huyết thống bên bố. Đây là những người có quan hệ gần gũi về huyết thống
trên cơ sở chung bố mẹ, ông bà, tổ tiên.



Quan hệ họ hàng bên ngoại (bên mẹ) là anh trai, em trai, chị gái, em gái
và những người có quan hệ huyết thống bên mẹ. Quan hệ gần gũi nhất của
những người bên họ ngoại là người có quan hệ gần gũi với bố vợ và mẹ vợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

38


Người Tày coi trọng chế độ phụ quyền gia trưởng, tính huyết thống
theo đằng cha, con sinh ra mang họ bố. Do vậy, người đàn ông luôn giữ vai
trị làm chủ gia đình, theo cách nói của người Tày là “người đầu nhà” (cháu
<i>rườm) (La Công Ý 2010). Điều này đã tác động đến mối quan hệ họ hàng, </i>
thường họ nội sẽ được coi trọng hơn họ ngoại.


Người Tày có hệ thống từ ngữ riêng biểu thị quan hệ huyết thống như:
<i>chựa chọi(kỵ), ú chựa/ méchựa (cụ ông/ cụ bà), ú/mé (ông nội/ bà nội), tả/ tải </i>
(ông ngoại/ bà ngoại) pắc/ pá (bác trai/ bác gái), chủ/ ả ụa (chú/ thím), ả (cô),
<i>khạu/ ná lùa (cậu, mợ), cả </i>(anh), a (chị), nỏong (em), <i>lục báo/ lục slao (con </i>
trai/ con gái),lan (cháu), <i>mẩn </i>(chắt),… (theo ông Lô T, 92 tuổi). Qua đó, ta
thấy rằng dịng họ của người Tày Quang Lang luôn thể hiện tôn ti, trên dưới
tầng bậc, trưởng ấu, nam – nữ và có sự phân biệt rõ ràng giữa họ nội và họ
ngoại.Đây là nguyên tắc tất yếu của quan hệ huyết thống, không nhằm tạo ra
sự đối lập giữa những người tronghọ mà giúp các thành viên thấy được trách
nhiệm của mình trong dòng họ.


Cách đặt tên đệm của người Tày Quang Lang thường theo tên họ của
người con trưởng. Điều này có phần khác biệt với cách đặt tên đệm theo hệ
thống và phân theo từng thế hệ của người Tày ở nơi khác và người Nùng,
Dao. Ví dụ như ở một nhánh họ Lô thôn Khun Phang, người con trưởng lấy
tên đệm của mình là “Lơ Tiến”, ở một nhánh họ Vi thôn Khun Phang người
con trưởng lấy tên đệm là “Vi Khánh” thì con cháu đời sau chỉ lấy tên đó để


đặt cho tên đệm con mình1. Hệ thống tên đệm chỉ quy định với con trai, cịn
con gái thì tên đệm đặt tự do. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng cách đặt tên
đệm của người Tày Quang Lang có mang ảnh hưởng của người Kinh từ vùng
miền xuôi lên sinh sống, lập nghiệp. Tuy nhiên so với thời kỳ trước những
năm 1980 thì cấu trúc dịng họ thể hiện qua tên đệm đã có phần lỏng lẻo hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

39


Một số gia đình khơng còn áp dụng quy định đặt tên đệm, mà đặt tên đệm
theo ý muốn của mình.


Nhìn chung, cấu trúc trong dịng họ của người Tày Quang Lang tương
đối chặt chẽ, thể hiện rõ tôn ti, trật tự, thứ bậc trong quan hệ họ hàng. Do vậy,
anh em trong dòng họ ln hịa thuận, ít xảy ra mâu thuẫn và quan hệ trong
dịng họ ln được các thành viên coi trọng.


<b>2.3 Tổ chức dòng họ ngƣời Tày xã Quang Lang </b>
- Sự phân bố cư trú:


Dòng họ của người Tày có sự phân bố theo nguyên lý huyết thống. Xưa
kia, thành viên dòng họ thường sinh sống tụ cư ở một địa điểm. Nhiều thôn
chỉ có một dịng họ sinh sống. “Người Tày Quang Lang từ xưa thường sinh
<i>sống tập trung theo dòng họ. Ví như thơn làng Đăng trước đây chỉ có một </i>
<i>dịng họ Vi, thơn Khun Phang hai dịng họ Lơ, Vi, mỗi họ sống tụ cư thành </i>
<i>từng cụm riêng biệt” (bà Vi Thị V, 79 tuổi). Cách tụ cư này giống như cách </i>
tụ cư của nhiều làng Việt dưới xuôi – như Nguyên Xá, Đào xá Trịnh Xá, tức
là làng của các dòng họ Nguyễn, họ Đào, họ Trịnh (Bế Văn Hậu 2012). Nếu
trong làng có từ hai họ trở lên thì mỗi họ sẽ cư trú tập trung thành từng cụm.
Sau bối cảnh đổi mới đất nước (1986), cùng với quá trình giao lưu và hội
nhập, trong làng bản của người Tày đã có nhiều dịng họ khác về sinh sống,


lập nghiệp. Do vậy, sự cư trú đan xen giữa nhiều dòng họ đã được thiết lập.
Rất ít dịng họ cịn giữ ngun được một làng bản cho riêng họ của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

40


<i>Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dịng họ trên địa bàn nghiên cứu </i>


<b>Stt </b> <b>Thôn Làng Ðăng </b> <b>Thơn Khun Phang </b>


<b>Dịng họ </b> <b>Số hộ </b> <b>Dân </b>
<b>tộc </b>


<b>Dòng họ </b> <b>Số hộ </b> <b>Dân </b>
<b>tộc </b>


1 Vi 110 Tày Lô 23 Tày


2 Hoàng 5 Tày Vi 22 Tày


3 Nguyễn 5 Kinh Hoàng 2 Tày


9 Nùng


4 Trịnh 1 Tày Nguyễn 8 Kinh


5 Lương 1 Tày Lương 2 Tày


7 Lý 1 Tày Trần 3 Kinh


8 Nông 3 Nùng



9 Bùi 2 Kinh


10 Vũ 1 Kinh


11 Lê 2 Kinh


12 Lý 2 Nùng


13 Lăng 1 Nùng


14 Hà 1 Kinh


15 Ngô 1 Kinh


16 Ðinh 1 Kinh


Tổng 123 hộ 83 hộ


<i> Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 6 năm 2016. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

41


làm ăn. Những dòng họ đến sinh sống trước, sẽ chọn cho mình vị trí ở trung
tâm làng, có đất đai màu mỡ phì nhiêu hơn. Dòng họ đến sau, sẽ khai phá
mảnh đất còn lại, sinh sống xa trung tâm của thôn hơn.


Hiện nay, qua khảo sát hai điểm nghiên cứu do vị trí địa lý, điều kiện
giao thơng nên hai thơn có sự khác nhau về phát triển kinh tế và sự đan xen
giữa các dịng họ. Thơn Làng Đăng do điều kiện không gần trung tâm thị trấn


và đường quốc lộ nên đến nay trong thơn dịng họ Vi vẫn chiếm hơn 90% dân
số, rất ít dịng họ khác đến sinh sống. Nếu có chủ yếu là do ở rể, sống trên đất
nhà vợ. Ngược lại, thôn Khun Phang do vị trí gần thị trấn Đồng Mỏ, gần
đường tàu, ga tàu lửa và có đường quốc lộ chạy qua nên ngồi hai dịng họ
gốc (họ Vi và họ Lơ), đến nay có thêm 15 dịng họ khác về đây sinh sống, lập
nghiệp. Các hộ đến định cư sau này đa phần là cán bộ công nhân viên chức và
những người có tiền về mua đất mặt đường để kinh doanh, buôn bán.


- Họp họ:


Một trong những dịp thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít của các dòng
họ người Tày là ngày họp họ, được tổ chức hàng năm vào dịp sau tết ông
công ông táo đến trước Tết Nguyên Đán. Khác với người Kinh và nhiều dân
tộc khác, ngày họp họ của người Tày bao gồm tất cả các thành viên, không
phân biệt nam nữ. <i>“Ngày họp họ của người Tày tổ chức luôn đông đủ các </i>
<i>thành viên, không phân biệt nam nữ như ở các dân tộc khác” (ông Vi Khánh </i>
Y, 81 tuổi). Đây là dịp để các thành viên trong họ đi viếng thăm, tu sửa, dọn
dẹp, thắp nén nhang tưởng nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết,
đón năm mới cùng các gia đình. Vào dịp này, con cháu dù có ở xa nơi đâu
cũng nhớ để tảo mộ gia tiên, đồng thời về cùng ăn bữa cơmvới dịng họ, gia
đình, kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, chuyện gia đình, chuyện con cái…


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

42


đến cụ tổ và mồ mả của tổ tiên trong dòng họ. Giáo dục con cháu nhớ về cuội
nguồn, gốc gác “con chim có tổ, con người có tơng”.


Đồng thời, họp họ là dịp các dịng họ tiến hành việc “khớp phả”. Các
chi trong họ sẽ đem gia phả của từng chi để nhập vào gia phả lớn của dòng
tộc. “Mỗi năm một lần, ngày họp họ các chi trong họ phải đem cuốn gia phả


<i>của chi đến khớp vào gia phả lớn của dòng họ, để biết được ai mới được sinh </i>
<i>ra, ai mất đi” (ông Lô Đức Tr, 64 tuổi). Đây là việc làm quan trọng không thể </i>
thiếu trong ngày này, nhằm mục đích thơng báo cho cả họ tộc biết về sự thay
đổi số lượng thành viên trong họ. Qua đó, nhắc nhở con cháu thế hệ sau về
mối quan hệ, thứ bậc và dăn dạy con cháu mới lớn để tránh hôn nhân trong họ
hàng.


Ngày họp họ của người Tày nơi đây còn là ngày để báo cáo tổng kết
cuối năm về cơng việc và cuộc sống của các gia đình trong họ. Đánh giá khen
thưởng các gia đình tiến bộ và khiển trách rút kinh nghiệm các gia đình có
người vi phạm pháp luật, gây xung đột, xích mích trong gia đình và cộng đồng.


Họp họ là công việc thường niên hàng năm của người Tày Quang
Lang. Họp họ thường gắn với tảo mộ tổ tiên. Thông qua họp họ tạo nên một
mối quan hệ gắn kết hơn trong anh em dòng họ. Khác với người Tày nơi khác
thường tổ chức họp họ vào dịp tết thanh minh, người Tày Quang Lang chỉ tổ
chức vào dịp trước Tết Ngun Đán. Họ cũng khơng có truyền thống tổ chức
ăn tết thanh minh như người Tày các vùng khác.


- Về cơ sở thờ tự:


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

43


hơn ở bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Chỉ khi nào ông bà, bố mẹ mất thì người con,
người cháu đó mới được đặt lên thờ chung trên bàn thờ gia tiên.


Trong mỗi gia đình, ngồi thờ cũng tổ tiên, thờ cúng ơng cơng, ơng táo
cũng là một tín ngưỡng quan trọng. Người Tày thường thờ cúng ông táo ở
phía trên bếp nấu, bằng một tấm ván và ống tre để cắm hương. Đồng thời, xây
một nơi thờ tự nhỏ, dưới gốc cây lớn để thờ cúng thổ cơng. Người Tày Quang


Lang ít lập bàn thờ mụ như người Tày vùng khác và người Nùng. Chỉ khi đứa
trẻ sinh ra hay quấy khóc, ốm đau bệnh tật thì họ mới lập bàn thờ mụ.


Ngồi thờ cúng trong gia đình, người Tày cũng rất coi trọng việc thờ
cúng ở nhà trưởng họ. Họ quan niệm đây là “nhà gốc”. Trưởng họ là người
đứng ra tổ chức giỗ họ. Bàn thờ nhà trưởng họ sẽ lớn, trang hoàng hơn so với
bàn thờ gia đình.


Hiện nay, nhờ sự cải thiện điều kiện kinh tế, dưới tác động của quá
trình phục hồi các lễ nghi của người Kinh, người Tày Quang Lang đã và đang
có kế hoạch xây dựng nhà thờ họ để thờ phụng tổ tiên. Điển hình là dịng họ
Lơ thơn Khun Phang đã xây dựng được nhà thờ họ, lấy đó là cơ sở thờ tự và
cũng là nơi sinh hoạt chung của cả dòng họ. Qua khảo sát, các dòng họ khác
đều ấp ủ trong mình mong muốn xây dựng được nhà thờ họ. “Chúng tôi cũng
<i>luôn mong muốn xây dựng được nhà thờ họ giống như người Kinh để thuận </i>
<i>tiện cho việc thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt dịng họ” (ơng Lơ T, 92 tuổi).Tuy </i>
nhiên, vì một số lý do nên ý tưởng xây dựng cơ sở thờ tự của các dòng họ mới
dừng lại ở họp bàn. Đến nay, việc xây dựng nhà thờ họ ngoài giá trị mối liên
hệ tinh thần dòng họ, còn là sự thể hiện “thực lực” và điều kiện kinh tế của
dòng họ với cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

44


cúng, thầy thuốc trong họ để nêu gương con cháu học tập noi theo. Việc ghi
chép gia phả cho dòng họ xưa đòi hỏi phải là người rất giỏi chữ Hán, hiểu biết
mọi phong tục, tập quán, lễ nghi trong dòng họ, cộng đồng. Tuy nhiên, do
chiến tranh, loạn lạc, cũng như nhiều cuộc cải biến xã hội nên đến nay hầu hết
các bản gia phả đó đã bị mất hoặc thất lạc. Chỉ duy nhất dòng họ Lơ thơn
Khun Phang cịn giữ lại được bản gia phả bằng chữ Hán của tổ tiên. Để ghi
nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên, hiện nay nhiều dòng họ đã tự xây dựng,


khôi phục lại gia phả của dịng họ mình bằng chữ phổ thông. Tiêu biểu là
dịng họ Vi thơn Làng Đăng.


Đến nay các dòng họ đã xây dựng được khu nghĩa địa riêng theo từng
chi họ. Trong khu nghĩa địa của dòng họ thường được sắp xếp theo tầng bậc,
thế hệ. Những người ở thế hệ trước được an táng xây mộ ở tầng cao phía đỉnh
núi, những người thế hệ sau được xây mộ phía thấp chân núi. Việc xây dựng
mộ tổ có một ý nghĩa tâm linh đặcbiệt với người Tày Quang Lang. Thể hiện
tấm lòng nhớ ơn thành kính của con cháu đối với tổ tiên đã khuất của dòng
họ. Đồng thời,với người Tày Quang Lang tổ tiên là cội nguồn gốc rễ, dù họ
đã mất đi nhưng luôn dõi theo phù hộ, độ trì cho con cháu. “Xây dựng mả tổ
<i>ln đươc dòng họ đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu, nó mang ý nghĩa tâm linh </i>
<i>to lớn, thể hiện tấm lịng nhớ ơn thành kính của con cháu” (ơng Vi Văn Ph, </i>
47tuổi).Vì vậy, những năm gần đây trong các dịng họ đều họp bàn và cùng
nhau đóng góp để xây dựng mộ tổ. Hầu hết các dịng họ đã xây dựng được mả
tổ, tuy không lộng lẫy, to lớn như mộ tổ của nguời Kinh vùng đồng bằng
nhưng cũng đủ để minh chứng cho tinh thần anh em họ tộc và lòng biết ơn
“uống nước nhớ nguồn” của người Tày Quang Lang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

45


giữa các gia đình trong dịng họ là quan hệ giữa những người có cùng chung
huyết thống và cùng thờ chung một tổ tiên.


Quan hệ giữa các gia đình là sự gắn kết các thành viên thông qua các
hoạt động như: thờ cúng tổ tiên, đám ma, đám cưới, đám giỗ, làm nhà… và
ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Khi bất kì gia đình nào trong họ có
cơng việc lớn nhỏ, anh em họ hàng đều giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần và
trưởng họ sẽ là người đứng đầu lo sắp xếp, chỉ đạo cơng việc.



Trong dịng họ khi có người làm việc tốt, làm ăn kinh tế giỏi, con cháu
học hành thành đạt, mọi thành viên trong họ đều vui mừng, tự hào và khen
ngợi. Nhưng ngược lại, thành viên trong họ vướng vào tệ nạn xã hội, xích
mích với dịng họ khác, anh em trong dịng họ góp ý, phê bình và đứng ra hịa
giải.


Ngồi quan hệ trong họ hàng, người Tày Quang Lang cũng rất chú
trọng quan hệ với dòng họ khác trong cộng đồng. Họ quan niệm “sống nhờ
<i>làng, sang nhờ họ”, vậy nên các dòng họ trong cộng đồng đều rất đoàn kết, </i>
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cũng như trong sinh hoạt cuộc
sống hàng ngày, nhất là khi có cơng việc (đám cưới, đám ma…) hay khi hoạn
nạn, khó khăn.


Trước đây, trong một bản hầu hết đều là người Tày sinh sống nên quan
hệ đồng tộc được đề cao. Cùng với quan niệm hôn nhân trong cùng một dân
tộc, các dòng họ người Tày thường gả con cho nhau, do vậy quan hệ giữa các
dịng họ càng gắn bó khăng khít hơn. Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, hội
nhập và giao lưu, nhiều dòng họ, nhiều dân tộc từ nơi khác chuyển về làm ăn,
sinh sống, quan hệ giữa các dòng họ trở nên đa dạng và phức tạp hơn.


<b>2.4 Vai trị của trƣởng họ và những ngƣời có uy tín trong dịng họ </b>
<i>- Vai trị của trưởng họ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

46


đạo đức tốt, có uy tín, tiếng nói, có tài ứng xử, đức độ và được mọi người
trong cộng đồng kính nể.


Ông cũng là người am hiểu mọi phong tục, tập quán, lễ nghi của dân tộc.
Đồng thời, gia đình trưởng họ phải là gia đình nề nếp, con cháu ngoan ngỗn,


hiếu thuận và có kinh tế “vững” trong dòng họ. “Trưởng họ ngày nay cũng phải
<i>là gia đình nề nếp và có kinh tế khá vững trong họ” (Ơng Vi Văn D, 70 tuổi). </i>
Nhờ đó, trưởng họ ln được mọi người kính trọng và tin theo.


Trưởng họ có vai trị gánh vác mọi cơng việc chung của dịng họ. Ơng
là người giữ bàn thờ tổ tiên, chăm lo hương hỏa của dòng họ, giải quyết tất cả
các công việc liên quan đến các thành viên trọng họ, những mâu thuẫn, xích
mích hay tranh chấp đất đai, tài sản. Trong đám cưới, đám ma,… trưởng họ là
người đứng ra chỉ huy, sắp xếp công việc và thực hiện các nghi lễ. Nhà
trưởng họ người Tày luôn là địa điểm sinh hoạt chung của dòng họ, nơi tổ
chức giỗ, chạp và những cuộc họp họ. “Trưởng họ là người quán xuyến tất cả
<i>mọi công việc của dòng họ, từ thờ cúng, cưới xin, tang ma, giỗ chạp… Ơng </i>
<i>đóng vai trị, vị trí quan trọng trong dịng họ” (ơng Vi Văn C, 82 tuổi). </i>


Đồng thời, trưởng họ luôn đứng ra vận động các thành viên trong họ
đồn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, khi gặp rủi ro. Ơng thay mặt
dịng họ giải quyết những bất h ̣oà giữa các gia đình trong dịng họ và giữa
dòng họ với các dòng họ khác. Trưởng họ còn là cầu nối giữa dòng họ mình
là dịng họ khác, khi dịng họ khác có đám tang, đám cưới, mừng thọ…trưởng
họ sẽ là người đại diện đến tham dự. Có thể nói, ơng là người đảm nhận cả hai
công tác đối nội và đối ngoại của dòng họ.


Ngày nay, trưởng họ cịn là người đóng vai trị tích cực giúp đỡ các
thành viên trong dòng họ làm ăn, phát triển kinh tế, nhằm cải thiện và nâng
cao đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

47


<i>đưa ra ý kiến trước toàn thể anh em họ họ để cùng bàn bạc và đi đến thống </i>
<i>nhất” (ông Vi Văn Th, 47 tuổi). </i>



Trưởng họ người Tày không do bầu chọn, mà căn cứ vào con trai
trưởng của dịng trưởng thì làm trưởng họ. Vị trí này sẽ được truyền từ đời
này sang đời khác. Tuy nhiên, trường hợp trưởng họ khơng có con trai hoặc
mất sớm, thì việc kế thừa này khơng được phép, mà dịng họ phải bầu một
người có đủ tiêu chuẩn để gánh vác trọng trách trưởng họ.


Như vậy, trưởng họ người Tày là người đóng vai trò to lớn trong dòng
họ. “Là cánh chim đầu đàn” hướng dẫn và chèo lái con thuyền của dịng họ
(Nguyễn Ngọc Thanh 2016, tr. 126). Do đó, người trưởng họ luôn sống mẫu
mực, lo toan, gánh vác mọi cơng việc trong dịng họ.


<i>- Vai trị của những người có uy tín trong dịng họ </i>


Cùng với trưởng họ, những người có uy tín như: người già, thầy lang,
người thực hành nghi lễ cũng bái, người có hiểu biết, học vấn cao…cũng
đóng vai trị quan trọng trong xây dựng và phát triển dòng họ.


Người già, thường là bậc cha, chú trong dịng họ, có độ tuổi trên 60.
Mặc dù khơng cịnlà đối tượng đóng góp sức lao động vào phát triển kinh tế,
nhưng họ là những người am hiểu về phong tục, tập quán của dân tộc, có
nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất. Họ là những người đã sống,
đã trải nghiệm nên đúc kết được nhiều tri thức về các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Theo đó, uy tín, tiếng nói của người già ln được tín nhiệm, đề cao
và kính nể. Đây là lớp người được ví như “cây đa đầu làng”. <i>“Người già họ </i>
<i>cũng là người có tiếng nói trong dịng họ, được mọi người nghe theo” (Ơng </i>
Lơ T, 92 tuổi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

48



<i>đồng, đặc biệt là chữa cho người nhà nên họ ln được kính trọng” (Bà Vi </i>
Thị H, 79 tuổi). Thầy lang người Tày là những người chữa bệnh cứu người từ
tâm. Do vậy, họ ln được dịng họ, cộng đồng coi trọng và tín nhiệm. Vì thế,
họ cũng là lớp người có uy tín cao trong dịng họ.


Ở người Tày những người thực hành nghi lễ cúng bái có sức ảnh hưởng
lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng. Họ cũng được coi là những người
có uy tín, tiếng nói cao trong dịng họ, bao gồm: tào, mo, then, pụt và thầy
cúng. Tào là thầy phù thủy cao tay nhất, họ có thể xem đất, chọn ngày, xem
tuổi, cúng bái đám ma và cấp sắc. Mo là thầy pháp, chủ yếu cúng chữa bệnh.
<i>Then và pụt vừa cúng chữa bệnh, vừa cúng dâng sao giải hạn, trừ tà, gọi hồn </i>
chuộc vía, cúng giỗ, cúng bói. Thầy cúng ngồi đóng vai trị quan trọng trong
đời sống tinh thần, họ còn là những người biết chữ Hán và thuộc tầng lớp tri
thức địa phương. Thầy cúng cha truyền con nối, họ luôn nằm trong những gia
đình, dịng họ có truyền thống làm thầy cúng. Họ am hiểu văn hóa tuyền thống,
nắm vững phong tục, tập quán dân tộc và hơn thế còn được coi là “người mắt
sáng” (cần tha rủng), nhìn thấu mọi sự trên đời, có khả năng giao tiếp với thần
linh và được ông trời giao cho những sứ mệnh vơ cùng cao q, thiêng liêng,
đó là “độ tử” hay “cứu nhân độ thế” do đó có uy tín rất lớn trong nhân dân địa
phương và được mọi người tơn trọng, kính nể (La cơng Ý 2010). Do vậy, thầy
cúng vừa là người tổ chức những nghi lễ cúng cho dòng họ, nhưng đồng thời là
người cố vấn trong đời sống của các gia đình trong dịng họ.


Bên cạnh đó, những người có hiểu biết, trình độ học vấn cao cũng là
những người có uy tín trong dịng họ. Họ có khả năng, kinh nghiệm trong làm
ăn, cũng như xử lý tốt những cơng việc trong dịng tộc. Vì vậy họ là những
thành viên ln được dịng họ q trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

49



<b>Tiểu kết chƣơng 2 </b>


Dòng họ đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người Tày Quang
Lang. Người Tày quan niệm, dịng họ là tồn thể những người cùng họ có
chung huyết thống và được sinh ra từ một ông tổ. Quan hệ dòng họ được mở
rộng đến chín đời. Tổ chức thân tộc của người Tày bao gồm Tam tộc, mỗi cá
nhân khơng chỉ có quan hệ với họ nội, họ ngoại, mà còn quan hệ với cả họ
thơng gia. Cấu trúc trong dịng họ của người Tày Quang Lang tương đối chặt
chẽ, thể hiện rõ tôn ti, trật tự, thứ bậc trong quan hệ họ hàng.


Đặc điểm nổi bật trong tổ chức dòng họ người Tày Quang Lang là cùng
cư trú trong một địa vực nhất định, họp họ được tổ chức kết hợp với chạp mả
vào dịp trước tết ngun đán. Hầu hết các dịng họ chưa có cơ sở thờ tự riêng
mà lấy nhà trưởng họ “nhà gốc” làm nơi tổ chức sinh hoạt cũng như thờ tự tổ
tiên. Hiện nay, đang có sự phục hưng dịng họ, thơng qua các hoạt động xây
dựng mả tổ, nhà thờ họ, khơi phục gia phả, tìm lại anh em họ hàng… Tổ chức
dòng họ đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, họ luôn giúp đỡ,
tương trợ và bảo vệ lẫn nhau.


Trong dòng họ người Tày, vai trị trưởng họ và người có uy tín ln
được đề cao. Họ là những người mẫu mực, biết ăn, biết nói, am hiểu mọi
phong tục, tập quán của dân tộc. Đồng thời là trụ cột vững chắc, cố kết các
thành viên, định hướng xây dựng và phát triển dòng họ. Nhờ vậy, họ ln
được anh em dịng họ tơn trọng và tin tưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

50


<b>Chƣơng 3: Biến đổi quan hệ dịng họ trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ </b>
<b>tiên và các nghi lễ vòng đời từ năm 1986 đến nay. </b>



Sau khi hịa bình được lập lại, khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm
1986 miền Bắc nước ta bước vào phong trào hợp tác hóa (HTX) trong sản
xuất nông nghiệp. Cũng như người Tày ở các địa phương khác vùng miền núi
phía Bắc, người Tày ở Quang Langđều tham gia HTX và đời sống của họ
chịu tác động mạnh mẽ từ phong trào này. Các HTX được hình thành trên cơ
sở các thơn bản của người Tày.Tất cả ruộng đất, vườn, rừng, trâu bò và nơng
cụ sản xuất của các hộ gia đình đều đem vào hợp tác xã làm của chung. Từ
đây, mối quan hệ giữa những người cùng sản xuất trong một hợp tác xã được
xác lập, củng cố. Mọi công việc tang ma, cưới xin…đều do các tổ chức đoàn
thể đứng ra tổ chức dưới sự chỉ đạo của HTX. Trong bối cảnh đó, quan hệ
giữa các thành viên trong cùng dịng họ có phần lỏng lẻo hơn, tính huyết
thống dần mờ nhạt đi. Cùng quan điểm này Bế Văn Hậu (2012, tr. 163) đã chỉ
ra rằng:“Nghiên cứu về quan hệ họ hàng của người Việt ở dưới xuôi trong
giai đoạn này, nhà Dân tộc học lỗi lạc đã quá cố Nguyễn Từ Chi nói rằng, ơng
đã đi nhiều nơi song ngồi việc cùng nhóm lên ngọn lửa “cộng cảm” dựa trên
huyết thống “đã hầu tàn” thì chưa ở đâu ơng thấy quan hệ dịng họ đóng một
vai trị gì đáng kể. Có thể nói, quan hệ họ hàng của người Tày ở Lạng Sơn
thời hợp tác xã bao cấp cũng diễn ra tương tự như vậy”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

51


để giúp đỡ, chia sẻ cùng nhau trong cuộc sống.Đồng thời quan hệ dịng họ
trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội cũng đang dần biến đổi, thể hiện rõ
hơn cả thơng qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nghi lễ chu kỳ đời người.


<b>3.1 Biến đổi quan hệ dòng họ của ngƣời Tày trong tín ngƣỡng thờ </b>
<b>cúng tổ tiên </b>


Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống của người Tày. Họ coi
trọng ngày mất của tổ tiên hơn ngày sinh rất nhiều. Cũng như nhiều dân tộc


khác, người Tày quan niệm tổ tiên như một đấng thế lực siêu nhiên có thể tác
động đến tồn bộ đời sống con người. Với niềm tin, khi chết là về với tổ tiên
nơi chín suối, ở thế giới bên kia, nhưng hàng ngày tổ tiên vẫn đi về để thăm
nom, phù hộ độ trì cho con cháu những lúc rủi ro, vận hạn hay những khi có
cơng có việc. Đồng thời, họ cho rằng tổ tiên thường chở che cho con cháu,
nhưng ngược lại cũng quở trách gây bất an, ốm đau khi con cháu làm điều sai
trái.“Tổ tiên là những người luôn dõi theo, phù hộ, độ trì cho con cháu nhưng
<i>cũng có thể trừng phạt con cháu khi làm điều sai trái. Thờ cúng tổ tiên là việc </i>
<i>làm quan trọng đối với bất kể gia đình, dịng họ nào của người Tày” </i>(bà Vi
Thị H, 79 tuổi).


Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên không chỉ mang ý nghĩa tơn kính của con
cháu đối với tổ tiên, mà còn thể hiện quan hệ mật thiết giữa tổ tiên với con
cháu, giữa người sống và người chết. Đồng thời, thờ cúng tổ tiên thể hiện tình
đồn kết, bổn phận cũng như mối quan hệ ràng buộc giữa các thế hệ trong gia
đình và dịng họ. Việc thắp nhang hướng về ơng bà tổ tiên cịn duy trì ý thức
nhớ về nguồn cội, giáo dục việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dòng họ,
cũng như bổn phận phát triển dòng họ. Cúng giỗ tổ tiên cịn giúp tạo sự đồn
kết trong mơi trường gia tộc, là dịp để họ hàng nhận biết nhau, ơn lại truyền
thống dịng họ. Sự đồn kết dịng họ cịn là tiền đề cho sức mạnh của làng bản,
lòng tự hào vềlàng bản quê hương bắt nguồn từ lòng tự hào về dòng họ ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

52


coi là mê tín dị đoan, cổ hủ lạc hậu, cần phải giảm thiểu. Do vậy, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Tày giai đoạn này gần như bị “lãng quên”, phai
nhạt cùng với điều kiện lịch sử đất nước. Từ sau Đổi mới (1986) các loại hình
tơn giáo, tín ngưỡng đều được coi là “trỗi dậy” sau một giấc ngủ dài. Đặc biệt
hiện nay, đời sống tín ngưỡng càng trở nên sôi động hơn trên cả nước. Khi việc
làm ăn nhộn nhịp, con người ta có cuộc sống ổn định, khấm khá hơn, họ sẽ


chăm chút cho những hoạt động thờ cúng tâm linhvới quan niệm “phú quý sinh
lễ nghĩa” để cầu mong tổ tiên phù hộ, độ trì cho con cháu. Hiện tượng này cũng
diễn ra ở người Tày Quang Lang với sự khôi phục, tu bổ và xây dựng cơ sở thờ
tự mới khang trang hơn. Ngày lễ, tết được chú trọng. Quan hệ dịng họ người
Tày thơng qua hoạt động tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên ngày càng được củng cố
hơn, với nhiều ngày lễ như:chạp họ, giỗ họ, ngày lễ tết cổ truyền.


<i>Tục tảo mộ (chạp họ) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

53


tình đồn kết, gắn bó giữa các thành viên. “Chạp họ đối với chúng tôi là một
<i>ngày đặc biệt trong một năm. Ngồi ý nghĩa tưởng nhớ cơng ơn của tổ tiên, nó </i>
<i>cịn giúp cho tình cảm anh em thêm gắn kết”(ơng Lơ Quốc Kh, 57 tuổi). </i>


Điển hình như họ Vi ở Khun Phang thường tổ chức ngày 24 tháng chạp
âm lịch hàng năm. Ngày này, tất cả con cháu nam nữ gần xa đều về nhà
trưởng họ cùng đi tảo mộ và tổ chức sinh hoạt tổng kết một năm. <i>“Ngày họp </i>
<i>họ, tất cả mọi thành viên dù ở gần hay xa đều quay về. Dịng họ tơi rất đông, </i>
<i>mỗi lần tổ chức phải hơn 20 mâm cỗ. Đây là ngày để con cháu báo hiếu, đi tu </i>
<i>sửa mồ mả, mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Đồng thời, cũng vừa là dịp </i>
<i>để tổng kết một năm của dòng họ, vừa là ngày anh em xa gần được qy quần </i>
<i>đồn tụ bên nhau”(ơng Vi Văn C, 64 tuổi). Họ Lô thôn Khun Phang tổ chức </i>
tảo mộ vào ngày 25 tháng chạp âm lịch hàng năm, đây cũng là ngày giỗ của
cụ tổ sinh ra dòng họ. Ngày này con cháu gần xa, bao gồm cả nam và nữ đều
về tụ họp đông đủ tại nhà thờ họ Lô để cùng nhau tưởng nhớ tổ họ, đi tảo mộ
và đồng thời họp tổng kết một năm của dòng họ. “Dòng họ tôi tổ chức tảo mộ
<i>đúng vào ngày giỗ tổ họ 25 tháng chạp âm lịch hàng năm. Ngày này là dịp để </i>
<i>con cháu tụ họp đông đủ để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên và quây quần bên </i>
<i>mâm cơm cuối năm”(ông Lô Đức Tr, 64 tuổi). </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

54


ngưỡng văn hóa. Để lý giải cho sự khác biệt này, người Tày Quang Lang cho
rằng rất có thể họ là người Tày gốc sinh ra ở nước ta và người Tày gốc là
người Việt di cư từ vùng đồng bằng lên sinh sống, lập nghiệp nên họ khơng
có phong tục tổ chức Tết thanh minh. Đồng thời, họ tin rằng người Tày có
truyền thống tổ chức Tết thanh minh vào ngày 3 tháng 3 âm lịch rất có thể họ
là người Tày gốc ở Trung Quốc, di cư vào Việt Nam từ lâu, hoặc do họ ảnh
hưởng văn hóa tín ngưỡng của người Trung Quốc.“Người Tày có tục lệ
<i>truyền thống tổ chức ăn Tết thanh minh vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, có thể </i>
<i>nguồn gốc tổ tiên xa xưa của họ là người Trung Quốc di cư sang Việt </i>
<i>Nam”(ông Vi Văn Ph, 47 tuổi). </i>


<i>Giỗ tổ họ: </i>


Quan hệ dòng họ của người Tày Quang Lang trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động ngày giỗ tổ. Cúng giỗ tổ
họ là để con cháu nhớ về nguồn cội, nhớ về tổ tiên, ghi nhớ rằng mình có một
dịng họ, một truyền thống mà mỗi con người mỗi cá nhân phải có vai trò nối
dài dòng họ, bảo tồn truyền thống của dịng họ. Người Tày tin rằng tổ tiên
ln dõi theo và về ngự nơi bàn thờ gia tiên. Vậy nên, ngày giỗ con cháu phải
chuẩn bị đầy đủ chu đáo đồ lễ thờ cúng để tổ tiên về hưởng. <i>“Tổ tiên đã mất </i>
<i>đi nhưng vẫn luôn về thăm, dõi theo con cháu” (bà Vi Thị T, 83 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

55


nội vẫn là thành phần chính đứng ra tổ chức lo sắm lễ, sắp cỗ, dọn dẹp,…cịn
họ ngoại chỉ có đại diện gia đình tham gia với vai trị như khách mời.



Phần nghi thức, lễ cũng tương đối bình dị đơn giản nhưng cũng không
kém phần trang trọng. Mọi người dự lễ đều phải ăn mặc trang nghiêm và phù
hợp. Mặc dù tất cả mọi thành viên đều được tham gia, nhưng trong nghi lễ thờ
cúng yếu tố giới được thể hiện khá rõ ràng. Trưởng họ là người chịu trách
nhiệm thắp hương khấn chính lên tổ tiên, rồi đến lần lượt từng đinh nam trong
các chi họ lên làm lễ và bái lại. Việc chuẩn bị lễ vật là phụ nữ nhưng nam giới
lại là người sắp lễ lên bàn thờ.


Sau phần nghi thức là lúc mọi người tập trung lại hội họp, nói chuyện,
quây quần bên mâm cơm. Trưởng họ sẽ là người đầu tiên đứng ra điểm lại các
hoạt động của dòng họ trong một năm, tuyên dương những gia đình làm ăn
kinh tế tốt, con cái học hành thành đạt, ngược lại khiển trách những gia đình
có người tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đây cịn là ngày con cháu có thành
tích học tập tốt được tuyên dương, khen thưởng trước cả dịng họ.“Giỗ tổ cả
<i>năm chỉ có một lần tổ chức vào ngày 24 tháng chạp, là ngày cả dịng họp </i>
<i>được đồn tụ nên dù có ở xa con cháu cũng quay về. Đây vừa là dịp con cháu tỏ </i>
<i>lịng thành kính lên tổ tiên và cùng nhau đi tảo mộ, cũng là dịp sinh hoạt dịng </i>
<i>họ, tun dương gia đình làm ăn kinh tế phát triển, con cháu học tập tốt, khiển </i>
<i>trách những hành vi sai pháp luật” (ông Vi Chí Đ, 51 tuổi). Sau một năm với </i>
những bộn bề của cuộc sống, có lẽ thời điểm này chính là thời gian quý báu để
họ ôn lại cội nguồn, để quan tâm đến những thành viên khác trong họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

56


sẽ đóng từ 200 nghìn trở lên. Số tiền dư sẽ được trưởng họ giữ lại. Thành viên
trong họ túng thiếu hay có cơng việc có thể vay khoản tiền này và trả lại vào
dịp giỗ năm sau.


Giỗ tổ họ không đơn giản chỉ để tưởng nhớ đến cội nguồn tổ tiên mà
cịn có chức năng cố kết cộng đồng, gắn kết dòng tộc, tạo nên một sợi liên hệ


gắn kết tinh thần anh em trong dòng họ với nhau. Họ cùng nhau tri ân, cùng
nhau hòa vào niềm cộng cảm chung của dịng họ.


Ngồi ra, hàng năm các chi, nhánh trong dòng họ cũng thường tổ chức
cúng giỗ ông bà, bố mẹ. Ngày giỗ được tổ chức tại gia đình con trưởng. Giỗ
đầu thường tổ chức lớn, linh đình, với sự có mặt của đầy đủ anh em trong
dòng họ. Các lần giỗ về sau sẽ tổ chức nhỏ hơn, chỉ mời anh em thân cận và
đại diện các trưởng chi, trưởng nhánh và trưởng họ trong dịng họ. Nếu như
ngày mất của ơng bà, bố mẹ là ngày đau buồn, thương tiếc lớn thì ngày giỗ lại
là ngày con cháu, anh em họ hàng đoàn tụ, gặp mặt, tưởng nhớ và cùng nhau
ăn một bữa cơm đoàn kết.


Trước đây, theo tục lệ của người Tày Quang Lang những người đi ăn
giỗ thường đem theo cỗ xôi, con gà (cô khấu, <i>ke cay) để làm lễ thắp hương </i>
cho ông bà, tổ tiên và khi ra về được trả lại một nửa số lễ đó. Nhưng khoảng
từ những năm 2000 trở lại đây, khi đời sống của người dân được cải thiện,
đồng thời với những ảnh hưởng lối sống của người Kinh, khi đến đám giỗ, lễ
vật đã được chuyển sang bằng tiền mặt. Theo quan sát thực tế, những người
đến dự đám giỗ hiện nay thường đi lễ là một phong bì trung bình từ 100 đến
200 nghìn đồng.


<i>Biến đổi quan hệ dịng họ qua lễ tết cổ truyền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

57


họ. Ngày lễ, tết cổ truyền, còn là dịp để những gia đình có họ hàng bên ngoại,
họ thơng gia thăm hỏi, củng cố và thắt chặt lại mối quan hệ.


Tết Nguyên Đán là lễ tết lớn nhất, kéo dài nhất trong năm của người
Tày Quang Lang. Ngày này, các gia đình thường đem lễ đến thắp hương cho


tổ tiên tại gia đình nhà trưởng họ hoặc trưởng chi. Lễ vật thường là con gà
trống thiến, hoa quả hoặc giỏ bánh kẹo. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn với
trưởng họ trong một năm đã chăm lo thờ cúng cho tổ tiên. “Tết cũng là một
<i>dịp rất đặc biệt để con cháu trở về thắp nén hương tưởng nhớtới tổ tiên, cuội </i>
<i>nguồn và sum vầy cùng anh em họ hàng” (ông Lô Đức Tr, 64 tuổi). Đặc biệt, </i>
ở người Tày Quang Lang, dịp trước Tết Ngun Đán cịn có tục vài gia đình
anh em trong dịng họ cùng nhau thịt chung một con lợn để ăn tết. Ngày thịt
lợn, các gia đình sẽ tập trung lại cùng ăn cơm. Đây cũng là tục lệ đoàn kết anh
em trong dịng họ với nhau. Ngồi ra, tết là dịp để các thành viên trong dòng
họ đến chúc tụng, mong muốn anh em họ hàng luôn mạnh khỏe, thành đạt,
gia đình hạnh phúc…Ngày đầu tiên của năm mới anh em con cháu trong dòng
họ nội cùng nhau tập trung ăn uống tại gia đình trưởng họ, những ngày sau đó
sẽ ln phiên tại các gia đình khác. Đặc biệt, ngày tết cũng là dịp để anh em
họ hàng bên ngoại, họ thông gia gần xa đến chúc mừng gặp mặt dịp đầu xuân.
Năm mới là dịp duy nhất họ được đoàn viên, sum vầy và ăn bữa cơm có đơng
đủ anh em họ hàng. Tuy đơn giản vậy, nhưng đã gắn kết các thành viên trong
dòng họ lại với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

58


<b>3.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong các nghi lễ vòng đời </b>
<i>3.2.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong cưới xin </i>


<i>Biến đổi quan hệ dòng họ trong các nghi lễ cưới xin </i>


Đám cưới của người Tày là dịp thể hiện sự phong phú của đời sống văn
hóa tộc người thơng qua các thủ tục như ăn hỏi, rước dâu, trình tổ…(Dương
Thuấn, tr. 152). Đây cũng là một sự kiện quan trọng trong một đời người,
nhằm chính thức hóa mối quan hệ giữa hai cá thể nam và nữ, đồng thời là dịp
để họ hàng, làng xóm láng giềng và bạn bè thân thích đến chứng kiến cho


cuộc hết hôn, công nhận và chia vui với đôi vợ chồng trẻ. Theo La Cơng Ý
(2012, tr. 257) dưới góc độ tín ngưỡng, tâm linh, việc tổ chức đám cưới có ý
nghĩa là “cắt khẩu” và nhập khẩu (pit phi) cho nàng dâu hoặc chàng rể nạp tế,
chuyển hồn vía từ chỗ là thành viên của dịng họ này trở thành con cháu của
dịng họ khác.


Hơn nhân không phải là mối quan hệ riêng giữa đôi trai gái, mà cịn là
quan hệ giữa hai gia đình, hai dòng họ. Cho đến nay, đám cưới là sự thể hiện
phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng của người Tày. Đồng thời, là ngày quan
trọng để gia đình, dịng họ làm trịn bổn phận và nghĩa vụ của mình với con,
cháu, tổ tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

59


phương tiện truyền thông nên họ hiểu rằng việc kết hơn nội tộc sẽ ảnh hưởng
đến giống nịi và thuần phong mỹ tục của dân tộc mình.


Để tránh hôn nhân cận huyết, người Tày căn cứ vào gia phả và các bậc
cao niên trong dòng họ để xác định người con trai và người con gái đó có
quan hệ huyết thống hay khơng và họ có được phép lấy nhau hay không. Khi
đã xác minh được điều đó, được sự đồng thuận của dịng họ thì đơi trai gái
mới tiến đến đi lại, tìm hiểu nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

60


nhau, từ đó nảy sinh quan hệ hơn nhân hỗn hợp, góp phần làm cho bức tranh
văn hóa các dân tộc thêm phong phú và mối quan hệ giữa các tộc người ngày
càng trở nên tốt đẹp hơn.


Theo kết quả điều tra bảng hỏi tại Quang Lang năm 2016, trong số 135


người được hỏi có 93 người vợ/chồng là người Tày (chiếm 68,89%), 25 người
có vợ/ chồng là người Kinh (chiếm 18,52 %) và 17 người có vợ / chồng là
người Nùng (chiếm 12,59 %).“Trước đây, người Tày chỉ kết hôn với người
<i>Tày, thường lấy trong cùng một làng bản hoặc quanh khu vực này. Họ hàng, </i>
<i>làng xóm thường hay mai mối cho nhau, căn cứ vào gia phả hoặc hỏi các cụ </i>
<i>cao tuổi mà cứ cách khoảng 5 đời là cho phép kết hôn. Lấy người dân tộc </i>
<i>mình sẽ có cùng phong tục tập quán, nên gần gũi và hiểu nhau hơn. Nhưng </i>
<i>nay giới trẻ thì khác, chúng đi ra ngồi, u ở đâu thì cưới ở đó, chứ chẳng </i>
<i>cứ là dân tộc gì” (ơng Lơ Đức Tr, 64 tuổi). </i>


Đến nay việc tổ chức đám cưới vẫn được tiến hành theo trình tự của
các lễ thức cổ truyền. Thơng thường một lễ cưới của người Tày vẫn thường
có các bước sau: xem tuổi, xem ngày giờ, dạm hỏi, ăn hỏi, lễ cưới, lại mặt.
Nhìn chung truyền thống là vậy nhưng kể từ sau Đổi mới đến nay đám cưới
của người Tày đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Nhưng để tổ chức một đám
cưới ở giai đoạn nào cũng tốn rất nhiều của cải, cơng sức. Nên đây là một hoạt
động địi hỏi sự tham gia, giúp đỡ của anh em dòng họ và hàng xóm láng giềng.
Người Tày quang Lang khơng có quy định cụ thể về trợ giúp, tương trợ của
dòng họ trong tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, từng cá nhân thành viên trong dịng
họ đều tự có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với gia đình anh em họ hàng khi cưới xin
cho con cháu. Họ sẽ cùng gia đình đứng ra bàn bạc, sắp xếp, tổ chức từ khâu đầu
cho đến khi hoàn thiện thủ tục của một lễ cưới. Dịng họ bên nội sẽ đóng vai trị
quan trọng hơn cả, sau đó mới đến họ ngoại, họ thơng gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

61


đó làm nghĩa vụ giúp đỡ gia chủ đến khi hồn tất cơng việc. Mặc dù lễ cưới
thường diễn ra rất nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian công sức nhưng thái
độ phục vụ của anh em trong dịng họ vẫn ln nhiệt tình, chu đáo. Nhờ vậy,
tình cảm giữa các gia đình trong mỗi dịp như vậy trở nên gắn bó mật thiết


hơn. “Cưới xin là cơng việc quan trọng của đời người, từ xưa cho đến nay bất
<i>kể gia đình nào trong dịng họ tổ chức đám cưới cho con cái, các gia đình cịn </i>
<i>lại phải có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ từ khâu đầu cho đến khâu </i>
<i>cuối. Trường hợp gia đình khơng có điều kiện lo cho con thì nhờ anh em giúp </i>
<i>đỡ, người giúp lợn, người giúp rượu, gạo, tiền…Và cịn cùng gia đình lo đi </i>
<i>mời, làm cỗ, tiếp khách, đưa đón dâu rể, thu dọn đến khi hồn tất cơng việc. </i>
<i>Đơi khi cũng nhờ có đám cưới, anh em trong họ ở xa có dịp để gặp gỡ, trị </i>
<i>chuyện, hỏi thăm nhau”(ơng Vi Văn L, 79 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

62


Sau khi nhận được sự ưng thuận của hai bên gia đình, dịng họ, nhà trai
sẽ cử hai người (ông chú, ông bác, bà bác…) đại diện trong họ nội đi dạm hỏi
và lấy tuổi tác của cô gái, gọi là xin “lục mệnh”1. Đây là người có uy tín, biết
ăn nói, gia đình, con cái đầy đủ…được dịng họ tín nhiệm cử ra đi đại diện
cho gia đình và dòng họ nhà trai đến dạm ngõ. Lễ vật bao gồm: một đôi gà
thiến, 2 chai rượu, trầu cau, thuốc lá…Sau khi nhà gái nhận lễ và ăn cơm
xong hai bên nói chuyện và xin lá số tử vi của cô gái. Nếu nhà gái đã trao lá
số lục mệnh cho nhà trai coi như là sự công nhận đám cưới cho đôi trai gái.
Nhà trai sẽ chọn ngày lành giờ tốt đem lá số này đến nhà thầy cúng xem giúp.
Nếu đơi trai gái hợp tuổi, hợp mệnh thì nhà trai sẽ cử người trong họ đem lễ
nhỏ đến báo và hẹn ngày ăn hỏi. Vì lý do nào đó mà hai bên khơng đến được
với nhau nhà trai phải làm lễ trả lục mệnh cho nhà gái có sự chứng kiến của
hai bên họ hàng, để tránh rủi ro sau này.


Theo truyền thống sau dạm ngõ khoảng từ một đến hai tháng, nhà trai
sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong ngày này, cả hai bên mời đầy đủ họ hàng nội
ngoại thân thích, bao gồm cả nam và nữ. Tiêu chí chọn người đi ăn hỏi bên
nhà trai phải là những người trong dòng họ, chủ yếu là họ nội, ăn nói khéo,
phúc hậu, gia đình hạnh phúc và có tiếng nói tốt trong họ hàng. Họ sẽ đại diện


cho nhà trai đến ăn hỏi và đặt trầu. Lễ vật ngày ăn hỏi gồm có: một đơi gà,
2kg thịt, 2 gói chè, 2 chai rượu,…Ngày này, nhà gái sẽ làm cơm mời anh em
họ hàng hai bên đến cơng nhận thơng gia hai bên gia đình. Lễ ăn hỏi, đại diện
nhà trai và dòng họ nhà gái sẽ cùng nhau bàn bạc ngày lành tháng tốt để tổ
chức lễ cưới, giờ đón dâu, giờ đến nhà chồng. Đồng thời, họ thảo luận thống
nhất với nhau khoản tiền mặt, sính lễ mà nhà trai phải mang đến nhà gái. Sau
ngày này, hai bên gia đình đi lại tìm hiểu lẫn nhau, ngày rằm, lễ tết, nhà trai
phải đến biếu tặng quà cho gia đình thơng gia.




</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

63


Sau ngày ăn hỏi, gia chủ sẽ phải nhờ đến hai người trung tuổi, một bên
nội và một bên ngoại sẽ cùng gia chủ đi mời anh em họ hàng gần xa hai bên về
tham dự đám cưới. Hai người này phải khéo ăn nói, đi lại khỏe mạnh và quan
trọng hơn là phải nắm rõ trong họ hàng mình có những ai, nhà ở đâu…Nhờ vậy,
gia chủ sẽ bớt đi một phần công việc.“Cưới con gái, tôi nhờ hai chú, một bên
<i>nội, một bên ngoại đại diện cho tôi đi mời anh em họ hàng ở xa. Còn những gia </i>
<i>đình nhà gần tơi đích thân đến mời” (ơng Lơ Quốc Kh, 57tuổi). </i>


Lễ cưới là ngày quan trọng nhất trong nghi lễ kết hôn, ngày vui đáng
nhớ nhất của cô dâu, chú rể và cũng là ngày trọng đại của gia đình, dịng họ
trong cộng đồng. Trước kia, lễ cưới có thể kéo dài đến vài ngày, nhưng nay lễ
cưới diễn ra trong vòng 2 ngày. Với sự hiện diện đầy đủ họ hàng nội ngoại
gần xa chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Ngồi ra, cịn họ hàng bên thơng gia,
hàng xóm láng giềng và bạn bè thân thích đều đến tham dự đám cưới. Vì thế
mà lượng khách rất đơng, gia đình nào tổ chức nhỏ cũng vài chục mâm cỗ, tổ
chức lớn thì lên đến hơn trăm mâm. Đặc biệt, ngày này gia đình nào càng đơng
anh em họ hàng, đơng khách thì gia đình đó được đánh giá cao trong cộng đồng.


<i>“Đám cưới càng đông anh em họ hàng, đơng khách, thì chứng tỏ gia đình đó </i>
<i>sống có uy tín và có mối quan hệ rộng” (ông Vi Văn D, 70 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

64


với hôn sự của gia chủ trong sự hỗ trợ về vật chất, công sức. <i>“Trong đám </i>
<i>cưới, vai trò của dòng họ cao lắm, giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần, họ nội là </i>
<i>chính, sau đó mới đến họ ngoại” (ông Lô Quốc K, 57 tuổi). Mặc dù hiện nay, </i>
một số gia đình người Tày đã thuê mọi dịch vụ tổ chức nhưng sự hiện diện và
giúp đỡ của các gia đình dịng họ vẫn ln đóng vai trò quan trọng.


Trước ngày tổ chức lễ cưới chính, gia đình nhà trai sẽ nhờ trưởng họ phân
công người đem lễ cưới đến nhà gái. Người giao lễ chủ yếu là người trong họ
nội, là thanh niên hoặc người trung tuổi.Sính lễ nhà trai đem đến gồm tiền, thịt,
gạo, trầu cau, rượu…tùy thuộc vào điều kiện nhà trai và yêu cầu của nhà gái.
Những người giao lễ khi đến nhà gái được tiếp đón rất chu đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

65


<i>con cái đầy đủ nếp tẻ, có uy tín, tiếng nói,…Có như vậy sau này đơi vợ chồng </i>
<i>trẻ mới có cuộc sống thuận lợi” (bà Vi Thị V, 79 tuổi). </i>


Đến nhà gái đón dâu, trước tiên chú rể phải làm lễ dâng hương lên bàn
thờ gia tiên để trình diện tổ tiên và ra mắt, làm quen với toàn thể họ hàng thân
thích nhà gái. Đồng thời, cơ dâu cũng phải thắp hương trình tổ tiên nhà mình
và làm lễ chuyển họ đi làm dâu. Khi đến giờ tốt đã định, đại diện nhà trai sẽ
đứng ra xin phép “xin dâu” về nhà chồng. Đoàn đưa dâu cũng tương tự như
đồn đón dâu gồm: quan lang, bà đưa, phù dâu, thanh niên trẻ. Cô dâu khi về
đến nhà chồng phải lễ tổ tiên và làm lễ nhập họ bên nhà chồng.



Sau ba ngày cưới, cô dâu trở về nhà bố mẹ đẻ làm lễ lại mặt. Với ý
nghĩa cho đôi vợ chồng trẻ thăm gia đình nhà vợ, cũng như để chàng dể có
dịp đến chào hỏi, làm quen và nhận mặt họ hàng bên vợ. Đến lúc này, về cơ
bản các thủ tục nghi lễ trong đám cưới của người Tày mới hoàn tất. Qua đây
cho thấytrong truyền thống cũng như hiện nay dịng họ có ý nghĩa rất quan
trọng trong dịp tổ chức đám cưới, khơng chỉ đối với đơi vợ chồng trẻ, mà cịn
đối với cả gia đình gia chủ. Trong đám cưới dịng họ khơng chỉ đến với vai
trị là “góp mặt”, mà cao hơn cả là sự hiện diện cho danh dự của hai gia đình.
Gia đình nào càng đơng anh em trong dịng họ tham gia, thì gia đình đó càng
có uy tín, được cộng đồng khen ngợi và chứng tỏ dịng họ đó rất đồn kết, có
nề nếp gia phong. Ngược lại, các thành viên trong dịng họ cũng lấy đó làm
niềm hãnh diện, tự hào.


<i>Biến đổi quan hệ dòng họ trong tương trợ đám cưới: </i>


Ngoài sự hiện diện, giúp đỡ của dịng họ trong trình tự từng lễ nghi của
đám cưới, đây cịn là dịp cho ta thấy được tình cảm anh em thông qua sự chia
sẻ, hỗ trợ về của cải, vật chất của từng dòng họ. Để làm rõ hơn quan hệ dòng
họ người Tày, luận văn đi sâu thêm vào tìm hiểu, phân tích sự trợ giúp, tương
trợ về mặt kinh tế của anh em họ hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

66


cho con, các gia đình phải chuẩn bị trước khoảng một năm. Trường hợp đám
cưới con trai sẽ phải chuẩn bị gấp đơi đám cưới con gái, có khi lên tới vài tạ
lợn, vài tạ gạo, mấy chục con gà, vài trăm lít rượu… Một phần để dẫn lễ cưới
sang nhà gái, một phần để tổ chức đám cưới tại nhà mình. Để kịp thời gian tổ
chức, hai bên gia đình thường nhờ đến anh em trong dịng họ cùng giúp đỡ.
Mỗi nhà hỗ trợ một phần, người cho vay lợn, người cho vay rượu, gạo, gà…



Trước đây từ bát đũa, bàn ghế, xoong nồi, ấm chén…sử dụng trong
ngày cưới đều nhờ mượn của các gia đình trong dịng họ. Đồng thời, anh em
trong họ nội đảm nhận tất cả mọi việc như bổ củi, sắp cỗ, rửa bát, dọn
dẹp…từ ngày “bắc rạp” cho đến khi tổ chức xong đám cưới mà không cần
phải đi thuê người giúp. “Ngày xưa tổ chức cưới xin nhờ hồn tồn họ hàng,
<i>làng xóm. Mượn từ cái bát, đôi đũa, lợn, gà, rượu, gạo… cho đến lo củi nước, </i>
<i>làm cỗ, dọn dẹp, rửa bát” (bà Vi Thị H, 79 tuổi). Vì kinh tế cịn khó khăn </i>
khơng có điều kiện để th các dịch vụ, mặt khác đây còn là vùng sâu, vùng
xa nên các dịch vụ thuê mượn chưa phổ biến. Phải đến những năm 2000, các
dịch vụ này mới phổ biến rộng rãi ở người Tày Quang Lang.


Trước đây, các gia đình có ghi chép lại sự hỗ trợ từ dịng họ trong các
dịp này nhưng đến nay khơng ai còn lưu giữ. Một phần do sổ sách bị mục nát,
đa phần do sau khi trả hết nợ người dân thường hủy các ghi chép đó đi. Cho
nên luận văn không tiếp cận được nguồn tài liệu định lượng này mà chủ yếu
ghi chép được qua lời kể của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

67


khó khăn như trước. Tuy nhiên sự hỗ trợ, giúp đỡ của các gia đình trong dịng
họ vẫn được duy trì.


Năm 2001, gia đình ơng Hồng Văn T, thơn Khun Phang, xã Quang
Lang tổ chức đám cưới cho con trai. Dịp tổ chức này ông nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của hai bên họ nội và họ ngoại.


<i>Bảng 3.1 Hỗ trợ trong đám cưới của gia đình ơng Hồng Văn Tnăm 2001. </i>
<b>Stt </b> <b>Danh sách </b>


<b>những ngƣời trợ </b>


<b>giúp </b>


<b>Quan hệ với gia </b>
<b>chủ </b>


<b>Số tiền và vật </b>
<b>phẩm đƣợc </b>


<b>hỗ trợ </b>


<b>Hình thức </b>


1 Hồng Thị S Em gái ruột của bố
đẻ gia chủ.


1 đôi gà. Cho


2 Hoàng Thị D Em gái ruột của
gia chủ


2 đôi gà Cho
3 Hoàng Thị L Em gái ruột 500 nghìn Cho vay


15kg gạo nếp Cho
4 Hoàng Thị S Chị gái ruột 1 triệu Cho vay
5 Lô Văn H Em rể gia chủ. 40 kg lợn Cho vay
6 Vi Văn T Em con cô của gia


chủ



1 triệu Cho vay


7 Vi Thị T Em gái vợ gia chủ 500 nghìn Cho vay
8 Vi Thị Th Em gái vợ gia chủ 50 lít rượu Cho vay
9 Vi Thị Th Em gái vợ gia chủ 20 lít rượu Cho vay
10 Hoàng Văn T Con ông bác gia


chủ


40kg gạo nếp Cho vay
11 Hoàng văn T Con ông bác của


gia chủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

68


Qua bảng 3.1, ta thấy rằng sự hỗ trợ, chia sẻ của dòng họ vẫn rất quan
trọng. Sự giúp đỡ này phần nào góp phần giảm bớt gánh nặng cơng việc cho
gia chủ khi có lo công việc lớn, đồng thời thể hiện mối quan hệ trong dòng họ
người Tày. Thời điểm 2001, đời sống kinh tế của người Tày Quang Lang chỉ
đang bắt đầu thay đổi, cịn gặp rất nhiều khó khăn, để tổ chức một công việc
lớn như đám cưới rất cần đến sự tương trợ của các gia đình trong dịng họ và
hàng xóm. Sự giúp đỡ có cả từ hai phía họ nội và ngoại, nhưng họ nội vẫn
chiếm tỉ lệ lớn hơn trong sự tương trợ, giúp đỡ các gia đình. Riêng họ thơng
gia qua khảo sát sự giúp đỡ còn hạn hẹp, chủ yếu là họ đến dự bữa cơm thân
mật và có món q nhỏ bằng tiền mặt chúc mừng gia đình.


Ngồi sự hỗ trợ, các gia đình trong dịng họ vẫn dành ra những khoản
tiền nhỏ để mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Vào thời điểm 2001, số
tiền trung bình họ hàng mừng gia chủ khoảng từ 50 nghìn đến 100 nghìn,


hàng xóm khoảng 20 nghìn đến 30 nghìn. Số tiền mừng hạnh phúc là một
nguồn vốn nhỏ để đôi vợ chồng trẻ bắt đầu với một cuộc sống mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

69


<i>Bảng 3.2 Hỗ trợ trong đám cưới con gái của ông Vi Văn Ph, năm 2014. </i>
<b>Stt </b> <b>Danh sách </b>


<b>những ngƣời </b>
<b>trợ giúp </b>


<b>Quan hệ với </b>
<b>gia chủ </b>


<b>Số tiền và vật </b>
<b>phẩm đƣợc hỗ </b>


<b>trợ </b>


<b>Hình thức </b>


1 Vi Thị Q Em gái ruột gia
chủ


1 triệu đồng Cho vay


2 Vị Thị Ph Em gái bố gia
chủ (bà cô)


2 con lợn, thành


tiền 2500 nghìn


Cho vay


3 Vi Thị Ð Em con nhà ông


chú gia chủ


4 triệu Cho vay


4 NguyễnThị T Em dâu, lấy em
trai ruột gia chủ


1200 nghìn và
50kg gạo tẻ


Cho vay
5 Vi Văn B Con của em ruột


mẹ chủ hộ


5 triệu Cho vay


6 Vi Thị H Mẹ chủ hộ 1 triệu Cho


7 Vị Thị M Con cô, em ruột
bố gia chủ


30 lít rượu Cho vay
<i>Nguồn: Tài liệu thực địa của học viên tháng 8/2016. </i>



Qua bảng 3.2 cho thấy, sự trợ giúp về vật chất vẫn tồn tại trong tổ chức
đám cưới người Tày. Tuy nhiên, so sánh hai bảng (3.1 và 3.2) cho thấy có sự
khác nhau về trợ giúp ở thời điểm năm 2001 và 2016. Thời điểm năm 2001 số
lượng anh em họ hàng giúp nhiều hơn (tổng cộng là 11 người, so với 7 người
năm 2016) nhưng đa phần giúp bằng hiện vật với giá trị thấp hơn năm 2016.
Trong khi đó ở thời điểm năm 2016, người dân có xu hướng giúp nhau bằng
tiền mặt nhiều hơn, giá trị hiện vật trợ giúp cũng lớn hơn trước đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

70


hạn chế sự kéo dài về thời gian tổ chức, đỡ công sức phục vụ của dịng họ,
hàng xóm. Nhưng mặt khác lại phần nào làm mờ nhạt đi tình cảm anh em
trong dịng họ. <i>“Hiện nay, một vài gia đình trong cộng đồng khi tổ chức lễ </i>
<i>cưới đã thuê toàn bộ dịch vụ hoặc ra nhà hàng ngoài thị trấn Đồng Mỏ để tổ </i>
<i>chức lễ cưới. Tổ chức như vậy anh em họ hàng khơng cịn phải tốn cơng sức </i>
<i>phục vụ nhưng nó khơng cịn vui như tổ chức lễ cưới trước đây” (ông Lô T, </i>
92 tuổi). Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế trong đám cưới xu hướng thuê tất cả
các dịch vụ từ bên ngoài hoặc tổ chức tại nhà hàng mới chỉ xuất hiện khoảng
mấy năm gần đây ở thơn Khun Phang, cịn thơn Làng Đăng việc tổ chức đám
cưới chủ yếu vẫn theo hướng nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ anh em họ hàng,
làng xóm. Phải chăng, sự phát triển kinh tế và sự thuận lợi trong giao lưu của
thôn Khun Phang đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng Kinh hóa
trong mọi mặt đời sống.


Sự hỗ trợ từ phía các gia đình trong dịng họ người Tày từ trước đến
nay khơng bao giờ tính lãi và thời gian giúp đỡ cũng không mặc định trước,
tùy thuộc điều kiện từng gia đình. Trước đây, gia đình nhận được sự hỗ trợ sẽ
đem trả lại khi gia đình người hỗ trợ có cơng việc lớn (đám cưới, đám ma,
xây nhà). Nhiều trường hợp nợ đến trên 10 năm mà chưa phải trả. Nhưng hiện


nay, hầu như những gia đình nhận được sự hỗ trợ thường thu xếp để trả lại
ngay sau khi tổ chức xong đám cưới hoặc sau khoảng một vài tháng. <i>“Ngày </i>
<i>xưa, cưới xin anh em cho nhau vay mượn đến khi gia đình người cho mượn có </i>
<i>cơng việc mới trả lại, thậm chí trên 10 năm mới phải trả. Nhưng nay, khi lo </i>
<i>xong công việc họ thường thu xếp trả ngay” (ông Vi Văn Th, 47 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

71


sau này khi có cơng có việc sẽ được giúp đỡ lại bớt đi một phần gánh
nặng.“Ngày xưa, giúp đỡ cho nhau vay cịn lấy đó làm của để dành cho cơng
<i>việc của nhà mình sau này” (ơng Vi Văn C, 82 tuổi).Cũng vì thế mà việc trả </i>
nợ các khoản vay để lo tổ chức đám cưới thường lùi lại lại sau vài năm khi
đôi vợ chồng trẻ đã ổn định cuộc sống, có điều kiện chăn ni, trồng trọt tích
góp trả nợ dần. Tuy nhiên, đến nay đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện nâng cao, đồng thời một đám cưới khi tổ chức xong tiền mừng hạnh
phúc của anh em họ hàng, làng xóm và bạn bè trung bình cũng lên đến
khoảng trên 30 triệu“một đám cưới hiện nay tổng số tiền mừng gia chủ nhận
<i>được thấp cũng phải trên 30 triệu” (ông Vi Văn Ph, 47 tuổi), thường số tiền </i>
mừng nhận được gia chủ dùng vào việc chi trả cho các khoản vay mượn trước
đóđể tổ chức đám cưới. <i>“Đám cưới của con tơi, gia đình tơi cũng được họ </i>
<i>hàng hỗ trợ cho vay mượn ít nhiều, nhưng sau vài hơm tổ chức xong tôi dùng </i>
<i>số tiền được mừng trong đám cưới để trả các khoản nợ đó ln” (Ơng Vi </i>
Văn Ph, 47 tuổi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

72


Qua bảng thống kê hỗ trợ của dòng họ trong đám cưới vào hai thời
điểm khác nhau cho thấy sự giúp đỡ, chia sẻ của dịng họ ln đóng vai trị
quan trọng đối với đời sống người Tày Quang Lang. Trước tiên là họ nội tộc,
những người có quan hệ gần nhất với gia chủ. Sau đó mới đến họ ngoại, họ


thông gia. Nhưng đều thể hiện được tình máu mủ, sự gắn kết, đùm bọc lẫn
nhau trong anh em họ hàng. Chính điều đó đã tạo nên một sợi dây liên kết vơ
hình cố kết cộng đồng dòng tộc lại với nhau. Đồng thời, tạo ra một nguồn vốn
vô cùng quan trọng đối với con người mỗi khi có cơng việc hay khi khó khăn.


<i>3.2.2 Biến đổi quan hệ dịng họ trong tang ma </i>
<i>Biến đổi quan hệ dòng họ trong nghi lễ tang ma </i>


Tang ma là một trong những nghi lễ thể hiện văn hóa đặc sắc nhất của
người Tày. Giống như nhiều dân tộc khác, tổ chức tang lễ là đưa linh hồn của
người chết sang thế giới bên kia, về với tổ tiên và để xóa sạch mọi tội lỗi lúc
sinh thời con người ta mắc phải, giúp linh hồn người chết sớm siêu thoát. Đây
cũng là dịp để con cháu báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành,
dưỡng dục của cha mẹ (La Công Ý 2010, tr. 286). Do vậy, trong các đám ma
luôn tập trung đông đủ anh em họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng, bạn bè.
Ngày đó, nếu trường hợp gia đình nào khơng đến tiễn đưa người chết thì tức
là gia đình đó đã cắt đứt quan hệ anh em họ hàng. “Đám ma luôn là ngày tập
<i>trung đầy đủ anh em họ hàng, dù ở xa đến đâu người ta cũng về thắp nén </i>
<i>nhang cho người đã khuất. Trừ khi họ từ mặt với anh em dịng họ thì khơng </i>
<i>đến” (ơng Lơ Quốc K, 57 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

73


Trong thời kỳ hợp tác hố nơng nghiệp và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
nghi lễ tang ma thường bị cho là chứa nhiều hủ tục mê tín dị đoan và chi phí
tốn kém, nên chính quyền nhà nước đã vận động các gia đình khơng tổ chức
đám ma rườm rà khi trong nhà có người thân qua đời. Có những nơi ở vùng
Tày, mỗi khi có bản người chết thì lập tức lãnh đạo hợp tác xã hô hào bà con
xã viên đến đem đi chôn ngay (Dương Thuấn, tr. 139). Do vậy, thời kỳ này
quan hệ anh em dòng họ trong tang ma được xem là bị mờ nhạt. Khi trong


dịng họ có người mất, anh em họ hàng và người thân chỉ đến phúng viếng,
còn lại mọi việc đều do hợp tác xã đứng ra chỉ đạo và lo liệu.


Sau Đổi mới, việc tang ma của người Tày đã dần khôi phục các lễ nghi
truyền thống sau một thời gian bị cấm kỵ. Theo phong tục cổ truyền,để linh
hồn người chết được siêu thoát, đồng thời phù hộ cho con cháu bình an, người
Tày phải tiến hành rất nhiều nghi lễ như: mời thầy cúng, lễ khâm niệm, lễ
nhập quan, lễ vào đám, lễ trao nhà táng, cây hoa, đưa ma, hạ huyệt, cúng 49
ngày, 100 ngày, giỗ đầu, mãn tang… Trong đó, lễ tiết được coi trọng nhất là
vào đám hay đưa tang, cần phải chọn ngày lành, giờ tốt. Chính vì điều này mà
trước đây nhiều gia đình khơng chọn được ngày lành, tháng tốt đã kéo dài
đám tang lên đến một tuần, thậm chí nửa tháng. Từ khi Nhà nước có các qui
định mới về tang ma, cưới xin, lễ hội1, đám ma của người Tày đã được tổ
chức đơn giản hơn, chỉ để người chết trong nhà không quá 48h đồng hồ. Tuy
nhiên, các nghi lễ cổ truyền quan trọng trong tang ma vẫn được người Tày
bảo lưu, thực hiện nhưng được rút gọn về mặt thời gian hơn.


Tang ma là quy tắc ứng xử của gia đình, dịng họ và háng xóm với
người đã khuất. Vì vậy, khi trong nhà có người chết, gia đình phải có trách
nhiệm báo ngay cho anh em dịng họ và hàng xóm. Với quan niệm “nghĩa tử là
nghĩa tận” khi có người chết, mọi thành viên trong dòng họ và Hội hiếu đều
đứng ra giúp đỡ tang chủ, người giúp gạo, lợn, tiền, củi, rượu,…cao hơn cả vẫn




1<sub>Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

74


là tinh thần, trách nhiệm của anh em họ hàng và làng xóm với người đã mất.


“Khi trong dịng họ có người chết, các gia đình tự động đến nhà tang chủ, vừa
<i>để động viên chia buồn, vừa hỗ trợ, giúp đỡ” (Ông Vi Văn C, 82 tuổi) </i>


“Hội hiếu” ở các thôn bản Tày là một tổ chức do cộng đồng lập nên để
giúp đỡ gia đình tang chủ các công việc trong đám ma. Hội hiếu được thành
lập nhiều năm về trước “từ đời các cụ”1, đến nay những người con Tày chỉ
nối dõi theo mà khơng cịn nhớ rõ nó được ra đời từ năm nào. Trước đây, hội
có tên gọi là “hàng phe” sau này đổi tên thành “hội hiếu”. Hội hiếu tập hợp tất
cả các thành viên trong cộng đồng thơn bản cùng tham gia. Hội có quy ước,
quỹ hội riêng, mà đứng đầu là trưởng hội và phó hội. Họ là những người có
uy tín, tiếng nói được người dân thôn bản bầu ra theo từng nhiệm kỳ để vận
hành hoạt động của hội.Trong làng có người mất, nhận được tin báo từ phía
gia chủ, trưởng hội sẽ thơng báo tới tồn thể hội viên. Mỗi gia đình sẽ cử một
thành viên đến giúp đỡ gia đình của tang chủ. Khi đi họ đem theo củi, gạo,
rượu, tiền tùy theo quy định của hội. Thôn Khun Phang thành lập một hội
hiếu chung phục vụ tang lễ của cả làng. Nhưng riêng thôn Làng Đăng lại chia
thành hai hội, do đây là thơn có địa bàn cư trú rộng và đông dân cư hơn. Hai
hội của thôn Làng Đăng được chia theo cụm dân cư với dải ngăn cách là
đường quốc lộ, hội hiếu của mỗi cụm đều có trưởng hội, phó hội riêng và chỉ
phục vụ tang lễ của người thuộc cụm đó.


Khi tập hợp đầy đủ hội viên tại gia đình tang chủ, trưởng hội sẽ cùng
với trưởng họ nội bàn bạc các công việc như thời gian làm ma, giờ làm các lễ
chính, địa điểm chôn cất và cả công tác nấu nướng. Hai người này cũng phân
công anh em trong dòng họ cùng các hội viên các công việc: đào huyệt,
khiêng quan, chôn cất, lo nấu nướng, dọn dẹp... Hội viên khi đến đều mang
theo đồ dùng, dụng cụ và khi xong việc tự cầm về.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

75



Thực tế ở Quang Lang cho thấy hội hiếu có vai trị rất quan trọng trong
tang ma của người Tày. Tuy nhiên, nếu như hội hiếu đứng ra đảm nhận hầu
hết mọi công việc tay chân, thì anh em trong dịng họ lại đảm nhận vai trò
trong các lễ nghi. Bên cạnh đó, dịng họ cịn cùng với hội hiếu phối hợp với
nhau gánh vác, lo toan tất cả các khâu đoạn trong tang ma. Ví dụ, trong cơng
việc nấu nướng, dòng họ thường cử hai hoặc ba người đứng ra lo mua sắm
lương thực, thực phẩm và lên thực đơn món ăn, cịn người trong hội hiếu phối
hợp đứng ra thực hiện nấu nướng theo sự chỉ dẫn của người trong dòng họ
tang chủ. Sự phối hợp giữa anh em trong họ và hội hiếu luôn nhịp nhàng, ăn
ý, rất ít khi xảy ra mâu thuẫn. Thường trong cộng đồng thôn bản, người của
hội hiếu cũng là anh em cùng dòng họ với người mất nên mọi công việc trong
tang ma mỗi thành viên vừa đóng vai trị của người thân, vừa đóng vai trò của
hội hiếu. Sự hiện diện của dòng họ và hội hiếu đều quan trọng và không thể
thiếu với gia đình tang chủ. Cùng với dòng họ, sự hỗ trợ, giúp đỡ của hội
hiếu, các công việc trong đám tang đều được lo toan vẹn toàn. Con cháu,
người thân tang chủ trong đau thương, mất mát không phải lo lắng tổ chức.
“Khi trong nhà có người mất, dịng họ cùng hội hiếu họp lại, bàn bạc để giúp
<i>tang chủ lo các công việc trong tang ma” (ông Lô Duy M, 34 tuổi) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

76


<i>có thì mời thầy là người Tày. Nhưng cũng có nhiều gia đình mời thầy người </i>
<i>Nùng. Vì thầy người Nùng cũng hiểu và có nghi thức cúng tang ma gần giống </i>
<i>như người Tày” (bà Vi Thị H, 79 tuổi). </i>


Đồng thời, trưởng họ phân cơng một vài người là nam giới trung tuổi,
có hiểu biết, ăn nói khơn khéo trong dịng họ đứng ra đón các đồn đến chia
buồn cùng gia đình tang chủ. Quan trọng hơn, dòng họ phải chọn ra hai người
một bên nội và một bên ngoại chuyên đốt hương, rót rượu cho thầy cúng
trong suốt quá trình làm lễ cho đến khi hoàn tất tang lễ. Hai người này phải


thường xuyên túc trực bên linh cữu, không được dời đi dù cho có việc gì xảy
ra. Do vậy, họ phải là người có uy tín, trách nhiệm trong dịng họ. <i>“Người </i>
<i>phục vụ đốt hương, rót rượu cho thầy cúng được dòng họ cử ra, một người </i>
<i>bên nội, một người bên ngoại. Họ giữ trong trách quan trọng nên phải là </i>
<i>những người có uy tín”( ơng Vi Văn Ph, 47 tuổi). </i>


Khi người thân trong gia đình có dấu hiệu lìa trần, người Tày có tục lệ
tắm rửa cho người chết bằng nước lá thơm. Người tắm thường phải là em trai,
con trai hoặc cháu trai người chết, sau đó họ mặc những bộ quần áo mới nhất,
đẹp nhất cho người đã khuất. Tiếp đó họ phủ lên mặt người chết một tờ giấy
bản màu trắng, có 3 lỗ thủng tương ứng hai mắt, chóp mũi. Người chết được
đặt ở khu vực trước bàn thờ, quay đầu về phía bàn thờ tổ tiên và che bằng
chiếc màn họ dùng khi còn sống.


Lễ khâm liệm: Khi thầy cúng bắt đầu lễ khâm liệm con cháu, họ hàng
nội ngoại đều phải có mặt đầy đủ để làm lễ khâm niệm. Việc khâm niệm sẽ
được tiến hành theo cách quấn vải trắng quanh người chết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

77


ngoại gần xa bên thi hài. Sau khi thầy cúng đọc niệm chú, con cháu họ hàng sẽ
nâng bốn góc chiếu đưa xác vào quan tài. Khi đọc xong tờ phan có ghi rõ họ
tên, ngày sinh, ngày mất của người chết, tờ phan đó sẽ được đưa vào quan tài.


Lễ phát tang: sau lễ phát tang, con cháu, họ hàng bắt đầu mặc tang
phục. Con trai mặc áo ngắn, quần lộn trái, buông gấu, đầu đội khăn vuông
trắng, bên trên đội mũ rơm, tay chống gậy, đeo dao nhọn. Con gái, con dâu
mặc áo dài trắng, quần khâu lộn bằng vải trắng, con dâu đội mũ bằng bồ đài
trắng, phía trước che kín mặt, con gái quấn khăn trắng bên ngồi lọn tóc. Các
cháu nội ngoại mặc áo trắng lộn trái, quấn khăn trắng, chắt quấn khăn vàng.


Qua tang phục, ta có thể thấy rõ mối quan hệ trong dòng họ người Tày.


Theo phong tục của người Tày, trong dòng họ có người mất, mỗi gia
đình đều phải đem đến 2m vải để góp cùng với gia đình tang chủ làm khăn
tang. “Khi trong dịng họ có người mất, anh em họ hàng đến phải mang theo
<i>2m vải để làm khăn tang” (Lô T, 92 tuổi). Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, </i>
các gia đình khơng cịn góp vải làm khăn tang, thay vào đó là gia đình tang
chủ sẽ chuẩn bị khăn tang cho họ hàng.


Lễ dâng cơm: tế vào thời gian các bữa ăn hàng ngày, mâm cơm có
rượu, thịt, cơm đặt bên linh cữu, chờ con cháu, họ hàng đông đủ, thầy cúng
xúc cơm, thịt tượng trưng để mời vong linh. Lễ dâng cơm thể hiện tấm lòng
của con cháu với người đã chết “sống sao, chết vậy”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

78


Ngoài lễ tế của họ bên nội, bên ngoại, bên thông gia cũng chuẩn bị mâm lễ
riêng để dâng lên tưởng liệm người đã chết. Trước đây lễ vật là một con lợn,
gạo, rượu. Nhưng nay chuyển sang bằng tiền. Số tiền này do người trưởng họ
bên thông gia tập hợp anh em trong họ cùng đóng góp. Thầy cúng bắt đầu đọc
bài tế và đốt hương cho trưởng họ bên thông gia lên thắp nén hương cho
người chết. Như vậy, qua lễ tế người chết cho ta thấy rõ quan hệ dòng họ của
người Tày qua tang ma.


Lễ đưa tang: khi tiếng trống đưa tang cất lên, tất cả anh em, họ hàng,
làng xóm tập trung lại tại nhà gia chủ để bắt đầu đưa linh cữu người chết ra
đồng. Sau đó con trai, con gái, con dâu, con rể lấy thân mình làm cầu cho linh
hồn bố mẹ sang thế giới bên kia. Sau khi ra khỏi nhà, quan tài được đặt lên
đòn khiêng, thầy cúng niệm thần chú, tung vài nắm gạo và tiền qua nhà táng
để bố thí cho những hồn ma vất vưởng, rồi đưa quan tài ra nơi chơn cất. Đi


đầu là một người cầm bó đuốc, người này là con cháu họ hàng, với ý nghĩa
soi đường cho người chết về cõi âm. Tiếp là người gánh đồ lễ, tiền vàng mã
để dải dọc đường từ nhà đến nơi chôn cất. Đi sau hai người này là thầy cúng,
con cháu, họ hàng thân thích, rồi mới đến hàng xóm láng giềng. Ra đến nơi an
táng, trước khi chôn cất, con cháu, họ hàng sẽ làm lễ tiễn biệt người chết sang
thế giới bên kia. Sau khi thầy cúng niệm thần chú xong, tiến hành hạ huyệt và
đắp đất thành nấm mồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

79


<i>phải đứng ra tập hợp anh em cùng lo tang ma. Hoặc thay mặt cho anh em </i>
<i>trong họ đi tế lễ họ hàng nội ngoại, thơng gia khi có người chết. Anh trưởng </i>
<i>phải có trách nhiệm lớn hơn cả” (ơng Lơ T, 92 tuổi). </i>


Qua đám ma của người Tày cho ta thấy dịng họ có vị trí, vai trị rất
quan trọng. Ngoài mối quan hệ họ hàng nội ngoại, quan hệ các bên họ thông
gia cũng luôn được chú trọng.


<i>Biến đổi tương trợ của dòng họ trong tang ma </i>


Tang ma là một việc xảy ra đột xuất, khơng ai mong muốn và tính tốn
trước. Do vậy, sự hỗ trợ, động viên của dòng họ và hàng xóm rất cần thiết đối
với gia đình khi có người qua đời.


Trong suốt thời kì trước Cách mạng, lễ tang của người Tày còn diễn ra
khá “rườm rà” nhiều hủ tục, có khi tổ chức đến 5 hoặc 7 ngày trong nhà. Do
vậy để tổ chức một đám tang tốn kém rất nhiều chi phí và nguồn lực phục vụ.
Khơng phải ngẫu nhiên người Tày có câu: “Slam cằm tức phi, slam pi pjá ni”
tức “Ba đêm làm ma, ba năm trả nợ” (Bế Văn Hậu 2012, tr. 136). Trong
những năm làm ăn hợp tác xã, ngoài sự giúp đỡ của hợp tác, hàng phe, sự hỗ


trợ, chia sẻ của các gia đình trong dịng họ có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bất
cứ gia đình nào trong họ có người mất các gia đình cịn lại ai có lợn, rượu,
gạo, củi…đều trợ giúp cho tang chủ. Vào thời kỳ khó khăn, nhiều gia đình
trong nhà khơng có gì để lo tang, lúc này nhờ cả vào sự giúp đỡ của anh em
họ hàng và hàng xóm. Đám tang ở người Tày cũng là khi người ta thể hiện,
bộc lộ tình cảm gắn kết, chia sẻ, động viên lẫn nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

80


<i>Bảng 3.3 Hỗ trợ trong tang ma của gia đình bà Vi Thị H năm 2002 </i>
<b>Stt </b> <b>Danh sách </b>


<b>những ngƣời trợ </b>
<b>giúp </b>


<b>Quan hệ với tang </b>
<b>chủ </b>


<b>Số tiền và </b>
<b>vật phẩm </b>
<b>đƣợc hỗ trợ </b>


<b>Hình thức </b>


1 Vi Văn Ch Em trai của chồng
bà Vi Thị H


50kg gạo tẻ Cho vay


2 Vi Thị Q Con gái của anh


chồng tang chủ


1600 nghìn
đồng


Cho vay
3 Vi Văn Ph Con trai thứ hai


tang chủ


2 triệu đồng Cho1
3 Vi Văn H Em bên họ ngoại


tang chủ


11 lít rượu Cho
4 Vi Văn Ð Em họ bên chồng


tang chủ


9 lít Cho


5 Vi Thị Ph Em gái tang chủ 15 lít rượu Cho


6 Vi Văn T Anh họ bên chồng


tang chủ


500 nghìn Cho vay



7 Vi Thị C Em gái họ tang
chủ


120kg lợn hơi Cho vay
<i>Nguồn: Tài liệu thực địa của học viên, tháng 7/2016 </i>


Hiện nay, sự hỗ trợ của anh em họ hàng trong tang ma ln được duy
trì và đóng vai trị quan trọng. Năm 2015, gia đình ơng Lơ Quốc Kh có đám
tang, điều kiện gia đình cịn nhiều thiếu thốn, ông đã nhận được sự giúp đỡ




1<sub>Dòng họ Vi người Tày Quang Lang khơng có quy định cụ thể con cái phải đóng góp khi bố mẹ qua đời, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

81


rất nhiều của các gia đình trong dịng họ và cả hàng xóm, bạn bè để lo tang
lễ.


<i>Bảng 3.4 Hỗ trợ trong đám tang của gia đình ơng Lơ Quốc Kh năm 2015 </i>
<b>Stt </b> <b>Danh sách </b>


<b>những ngƣời </b>
<b>trợ giúp </b>


<b>Quan hệ với tang </b>
<b>chủ </b>


<b>Số tiền và vật </b>
<b>phẩm đƣợc hỗ trợ </b>



<b>Hình </b>
<b>thức </b>


1 Vi Văn Th Em của mẹ tang
chủ


6 triệu Cho


vay
2 Vi Văn T Con của chị gái


tang chủ


7 triệu Cho


vay
3 Lô Văn Tr Con của dì tang


chủ


5 triệu Cho


vay
4 Hồng Văn Q Thơng gia nhà em


trai tang chủ


3 triệu Cho



vay


5 Nơng Văn K Bạn lính 3 triệu Cho


vay
<i>Nguồn: Tài liệu học viên thu được khi đi thực địa, tháng 6/2016 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

82


ngồi dịng tộc nhiều hơn. Nhưng khơng vì thế mà quan hệ dịng họ mất đi vai
trị và vị trí của nó.


Dựa vào hai bảng thống kê cho thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào, dịng họ
vẫn ln hỗ trợ, động viên lẫn nhau khi có cơng có việc. Sự giúp đỡ từ phía
quan hệ dịng họ cũng khác nhau, họ nội ln đóng vai trị, chức năng quan
trọng, là những thành viên tham gia giúp đỡ, hỗ trợ từ khâu đầu đén khâu cuối
cùng của công việc. Ở mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế sự hỗ trợ
lại có sự khác nhau, nếu như giai đoạn năm 2002 sự giúp đỡ chủ yếu là rượu,
gạo, lợn… thì nay chuyển sang hỗ trợ hồn tồn bằng tiền.Lý giải cho điều
này người Tày chia sẻ rằng, hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện, đường xá đi lại dễ dàng hơn, mọi dịch vụ có sẵn, nên khi trong
nhà có cơng việc chỉ cần gọi điện đặt (từ thịt lợn, rượu, gạo, bàn ghế, bát
đũa…) họ sẽ đem đến phục vụ tận nhà. Như vậy sẽ thuận tiện, nhanh gọn
hơn, không tốn nhiều thời gian công sức vào phục vụ, giúp cho việc cử hành
tang lễ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.


Ngoài sự tương trợ về hiện vật, từ xưa cho đến nay dịng họ hai bên nội
ngoại, thơng gia và cả hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích đều một số tiền
để phúng viếng người mất, chia sẻ đau thương với gia đình tang chủ. Theo tài
liệu thực địa thời điểm năm 2016, anh em họ hàng phúng viếng khoảng từ


300 nghìn đến 500 nghìn đồng, hàng xóm từ 100 nghìn đồng trở lên, bạn bè
từ 200 nghìn đồng trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

83


cũng như bổn phận của chủ thể với mối quan hệ xã hội nhưng qua đó đã tạo
nên sự gắn kết trong mạng lưới xã hội hiện nay.


Tang ma người Tày là nghi lễ trong chu kỳ đời người thể hiện sâu sắc
quan hệ dịng họ. Hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tang chủ một mặt để bày tỏ tấm
lòng với người đã khuất, mặt khác cũng giúp người thân của họ vượt qua đau
thương, mất mát. Đồng thời, cho thấy quan hệ tình cảm keo sơn gắn bó trong
dòng họ của người Tày Quang Lang.


<i>3.2.3 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sinh đẻ </i>


“Giàu con hơn giàu của” cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày cũng
quan niệm như vậy. Với họ, yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc của một gia đình
là con cái. Hơn cả, với người phụ nữ, nó cịn là trách nhiệm với gia đình, với dịng
họ. Đã làm thân đàn bà con gái “khơng có con thì thua, khơng có chồng thì hèn”
(Bấu mì lục lẻ slua, bấu mì phua lẻ xẻn) (La Cơng Ý 2010, tr. 273).


Ở người Tày, sản phụ và đứa trẻ mới sinh rất được người thân, đặc biệt
là những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, chị em gái, chị em chồng quan
tâm, chăm sóc tận tình chu đáo. Họ là những người từng trải, có kinh nghiệm
và cùng là phụ nữ thuận tiện hơn cho việc chăm nom. Trong những tháng đầu,
sản phụ sinh con ngồi được ăn những món ăn nóng và bổ dưỡng (cơm nếp,
gà, móng giị…) họ cịn kiêng kỵ rất kỹ nên mọi công việc trong sinh hoạt đến
sản xuất đều được mọi người trong gia đình và dịng họ giúp đỡ.



Khi trong nhà có người sinh con, để báo hiệu nhà có cữ, tránh người lạ
vào ngay khi đứa trẻ trào đời, người ta buộc lên bên cạnh cánh cửa một túm
cành lá màu xanh, đến khi nào héo thì thay lá mới. Đồng thời, những gia đình
có tang ma, người mang thai, người đang hành kinh không được đến thăm
đứa trẻ trong tháng đầu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

84


diễn ra trong tháng đầu. Quà tặng dành cho phụ nữ sau sinh chủ yếu là những
loại thức ăn nhiều dinh dưỡng như trứng gà, thịt gà, chân giị, gạo nếp…để
gia đình chế biến cho sản phụ ăn tăng cường sức khỏe và có nhiều sữa ni
con. “Khi trong dịng họ có người sinh đẻ, anh em họ hàng gần xa đều đến
<i>thăm hỏi, tặng cho phụ sản gà, chân giò, gạo nếp, trứng…và cịn chia sẻ cách </i>
<i>thức chăm sóc con nhỏ, mong muốn phụ sản và đứa trẻ mạnh khỏe” (bà Vi </i>
Thị H, 79 tuổi).


Trước đây, khi đứa trẻ ra đời được 3 ngày, người Tày thường làm một
lễ cúng nhỏ để trình báo với bà mụ, đồng thời tẩy uế, thanh trần, xua đổi tà
ma, khí độc. Nếu là đứa trẻ đầu lòng, người Tày sẽ lập một bàn thờ mụ ở góc
buồng, cạnh giường sản phụ. Họ thường thắp hương vào mồng 1, ngày rằm
cầu mong đứa trẻ ln ngoan ngỗn, mạnh khỏe, hay ăn, chóng lớn. Để lập
bàn thờ mụ gia đình phải mời thầy cúng về đảm nhiệm, phần lễ do họ ngoại
chuẩn bị (một con lợn quay, một đôi gà, gạo, tiền…). Trong ngày này, gia
đình sản phụ chỉ mời anh em họ hàng nội ngoại thân thích, khi đến họ cũng có
một phần quà nhỏ thường là tiền để đặt lên bàn thờ mụ thắp hương cầu cho
đứa bé mạnh khỏe. Nếu như trước đây hầu hết đứa trẻ sinh ra đều được lập
bàn thờ mụ, thì hiện nay chỉ một vài trường hợp đứa bé sinh ra quấy khóc hay
ốm đau bệnh tật họ mới lập bàn thờ mụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

85



Ngoài tặng phẩm, các gia đình trong dịng họ thường đến chăm sóc cho
sản phụ và đứa trẻ, chia sẻ kinh nghiệm tri thức truyền thống dân tộc trong
chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như giúp gia đình sản phụ cơng việc nhà cửa và
ruộng đồng. Điều này đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều cho gia đình sản phụ và đứa
trẻ.“Khi phụ nữ sinh đẻ, anh em họ hàng đến thăm hỏi, chăm sóc, chỉ bảo
<i>cách chăm sóc đứa trẻ. Những gia đình neo đơn, vợ ở cữ, các thành viên </i>
<i>trong họ sẽ thay phiên nhau đến làm giúp từ việc giặt giũ, chăm sóc cháu nhỏ </i>
<i>cho đến cấy cày, gặt hái…”( bà Vi Thị T, 83 tuổi) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

86


<b>Tiểu kết chƣơng 3 </b>


Quan hệ dòng họ người Tày được in dấu ấn đậm nét thông qua tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ vòng đời. Quan hệ này đã có nhiều
biến đổi sau cơng cuộc đổi mới đất nước (1986). Tuy nhiên, ở giai đoạn nào
dòng họ cũng đóng vai trị quan trọng trong hỗ trợ, chia sẻ cả về vật chất lẫn
tinh thần. Tạo sự liên kết vững chắc mối quan hệ giữa các thành viên trong
dịng họ.


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày được thể hiện rất sôi động,
thông qua tục lệ tảo mộ, giỗ tổ, giỗ ông bà bố mẹ và các dịp lễ, tết cổ truyền
hàng năm. Các hoạt động này được khôi phục và củng cố hơn sau những năm
dài chiến tranh và thời kỳ hợp tác xã. Ngoài giá trị tâm linh, tinh thần cội
nguồn, nó còn là sợi dây liên kết các thành viên trong dòng họ lại với nhau,
tạo nên quan hệ gắn bó, đồn kết trong dịng họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

87



<b>Chƣơng 4: Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và </b>
<b>đời sống xã hội từ năm 1986 đến nay </b>


Từ sau năm 1986, công cuộc Đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống của người dân cả nước nói chung và người Tày Quang Lang nói riêng.
Mốc son quan trọng đánh dấu bước thay đổi đối với cuộc sống người Tày
Quang Lang là từ khi áp dụng chính sách Khốn 10 (Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị) sau đó là quá trình giải thể hợp tác xã nông nghiệp và việc ban
hành luật đất đai năm 1993. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị sản
xuất và kinh doanh độc lập. Trong bối cảnh ấy, vai trò của dòng họ dần được
phục hồi sau một thời gian dài của chiến tranh và kinh tế bao cấp. Các thành
viên trong họ có xu hướng liên kết với nhau hơn để giúp đỡ, chia sẻ cùng
nhau trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời, trước sự thay đổi của cơ chế
kinh tế, khơng hộ nơng dân nào có đủ mọi nguồn lực để có thể hồn tồn tự
chủ trong việc sản xuất và kinh doanh của mình. Trong hoàn cảnh ấy, người
ta phải viện đến chỗ dựa mới mà trước hết là các mối quan hệ họ hàng cận
huyết như cha mẹ và anh chị em ruột, sau nữa là các mối quan hệ họ hàng nội
ngoại gần xa (Bế Văn Hậu 2012, tr. 164). Chương này trình bày thực tiễn vai
trị và sự biến đổi của quan hệ dòng họ người Tày ở Quang Lang trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng như một số khía cạnh trong đời
sống xã hội từ sau Đổi mới đến nay.


<b>4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế. </b>


<i>4.1.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sở hữu và sử dụng đất đai. </i>


Giống như ở người Kinh (Việt) một số dòng họ Tày ở một số nơi trước
kia có ruộng hương hoả - là tài sản chung của cả dịng họ (La Cơng Ý, 2010,
tr. 237). Từ trước đến nay các dòng họ Tày ở Khun Phang và Làng Đăng
khơng có sở hữu đất đai chung như vậy mà chỉ có đất canh tác riêng của các


hộ gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

88


có 21,8 ha đất ruộng. Ngồi 2 vụ lúa, ngơ như trước kia, trên đất ruộng, từ những
năm 2000 người dân đã đưa vào trồng thêm 1 vụ khoai tây, dưa hấu, bí xanh hay
gần đây là ớt để bán cho các công ty và tư thương. Hiện tại khoảng 60% hộ gia
đình ở đây trồng các cây hàng hố, đặc biệt là cây ớt. Với năng suất trung bình
170kg thóc/1 sào ruộng, 300kg ớt/1 sào, mỗi sào ruộng mỗi năm hiện nay cho
các hộ thu nhập khoảng 340kg thóc và 5 triệu đồng tiền bán ớt.


Cả hai thơn có 65ha đất rừng. Năm 1999, chương trình giao đất giao
rừng và trồng rừng trong dự án Việt – Đức1 đã tiến hành giao khoán trồng và
bảo vệ rừng thông cho các hộ gia . Ở thời điểm đó, các hộ gia đình có rừng
trước đó tiếp tục quản lý diện tích rừng của mình và nhận khốn trồng rừng từ
dự án. Các hộ gia đình khác được khuyến khích nhận trồng rừng. Điểm mấu
chốt trong cách quản lý của các chương trình mới này là gắn chặt trách
nhiệm, quyền lợi của từng hộ dân với mảnh đất mà họ được phân công hoặc
đấu thầu trông coi, canh tác. Nhờ đó, từ nhiều diện tích đất rừng bị khai hoang
một cách ồ ạt, thiếu tính tốn trước Đổi mới (nhằm lấy diện tích đất trồng
lương thực để khắc phục tình trạng thiếu đói trầm trọng) nay được phủ xanh
(chỉ khai thác khi gỗ đến tuổi và trồng xen canh một số cây ăn quả như chuối,
vải, nhãn). Tuy nhiên, khơng phải hộ gia đình nào cũng sở hữu đất rừng. Ở
thời điểm nhận khốn rừng có tới 80% hộ gia đình có đất rừng nhưng cho tới
nay do sự gia tăng dân số, chỉ có 44% hộ gia đình được hỏi có sở hữu loại đất
này. Hơn nữa, các cây trồng dự án đưa ra cho đến nay chưa mang lại nhiều
hiệu quả về thu nhập.


Ngoài hai loại đất trên, người Tày ở hai thơn có một diện tích nhỏ đất
nương rẫy, 9 ha. 46% hộ gia đình có sở hữu loại đất này và dùng để trồng các


cây ăn quả như vải, nhãn, na bán ra thị trường, mỗi năm cho thu nhập khoảng
10-20 triệu đồng. Diện tích đất vườn ở đây cũng ít. Chỉ có 47% hộ gia đình có




1<sub> Dự án trồng rừng Việt – Đức được triển khai ở Quang Lang từ năm 1999. Theo đó, dự án cấp giống, tiền </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

89


đất vườn với diện tích đa phần là ít hơn 360m2. Các hộ gia đình thường trồng
rau phục vụ nhu cầu hàng ngày. Một số hộ trồng rau để bán ra ngoài thị trấn,
mỗi ngày cho thu nhập khoảng 200.000 đồng.


Trước thời kỳ tập thể hoá, đất đai người Tày có được gắn liền q trình
tự do khai hoang, phục hóa những vùng thung lũng, đồi núi để biến thành bản
làng với những cánh đồng, nương rẫy,vườn tược…Khi người Tày đến khai
phá vùng đất này, đất đai hầu hết khơng có chủ sở hữu, gia đình, dịng họ nào
đặt chân đến trước sẽ khai phá được những mảnh đất tốt, bằng phẳng. Các gia
đình trong dịng họ thường khai thác những mảnh đất liền khoảnh, cận kề
nhau để thuận tiện cho việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong canh tác, chăm
bón, thu hoạch. Hai dịng họ Vi, Lơ có cơng “khai sơn, phá thạch” nên họ đã
khai phá được những mảnh đất đẹp nhất, gần làng bản và liền kề nhau. Dù đất
đai vốn là nguồn sinh nhai chính với người Tày, nhưng ở trước kia anh em họ
hàng sẵn sàng cho nhau mảnh đất để sinh sống, canh tác. Vì một lý do nào đó
chủ sở hữu khơng sử dụng đến mảnh đất đó nữa thì những người trong dòng
họ sẽ được ưu tiên trước, sau đó mới đến những người khác họ nhưng trong
cùng một bản.


Đối với đất rừng, giai đoạn trước Đổi mới, thuộc quyền sở hữu chung
của làng bản, các thành viên đều được quyền sử dụng khai thác và phải có


trách nhiệm bảo vệ.“Trước Đổi mới đất rừng là tài sản chung, không thuộc
<i>của riêng ai, nhưng bất kì ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ” (ông Vi Văn </i>
Th, 72 tuổi). Rừng đầu nguồn, rừng cấm không bất kỳ ai được khai thác
những cây gỗ to, gỗ quý và làm bẩn nguồn nước, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt
theo luật tục của cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

90


nhiều nhất từ phong trào này (Nguyễn Thị Thanh Bình, tr. 22). Ở người Tày
Quang Lang, hợp tác xã được hình thành trên cơ sở các thơn bản và ruộng đất
của các hộ gia đình người Tày khai phá được qua nhiều thế hệ, kết hợp với
ruộng đất của người Kinh lên xây dựng kinh tế mới. Lúc này hợp tác xã là
chủ sở hữu đất, mọi sinh hoạt, công tác đều do hợp tác phân công và chỉ đạo
quản lý. Thôn Làng Đăng, Khun Phang cùng vào hợp tác xã Tiền phong.
Những năm đầu của công cuộc này, mọi người dân đều hồ hởi, phấn khởi đi
vào làm ăn hợp tác xã. Nhưng đến khoảng đầu những năm 1980, do sức ép
dân số, mơ hình quản lý, điều hành của các hợp tác xã đã dẫn đến thiếu hụt
lương thực trầm trọng.


Công cuộc Đổi mới với chính sách Khốn 10 trong nơng nghiệp là
bước quan trọng của quá trình giải thể hợp tác hóa, ruộng đất được hồn trả
lại và giao khốn lâu dài cho người nơng dân. Hộ gia đình được xác nhận trở
lại trên cơ sở đơn vị tự chủ sản xuất. Kể từ đây, sản xuất nông nghiệp được
tăng cường, đẩy mạnh. Nhưng một điều thực tế đã xảy ra ngay sau đó là
phong trào địi phân chia lại ruộng đất của tổ tiên, cha ơng đã đem góp vào
hợp tác xã, không chỉ riêng ở người Tày Quang Lang, mà còn trên nhiều nơi
phong trào hợp tác xã nông nghiệp đã đi qua. Từ năm 1988 đến năm 1997,
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 6000 vụ khiếu nại tố cáo về đất đai, chủ
yếu phát sinh do tranh chấp quyền sử dụng (Bế Văn Hậu 2012, tr. 167).



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

91


Khi mâu thuẫn xảy ra, trước tiên trưởng họ và những người cao tuổi sẽ
đứng ra làm chứng và phân xử. Họ là những người đã chứng kiến, thơng
thuộc tồn bộ mảnh đất của từng gia đình và ln có uy tín, tiếng nói trong
dòng họ, làng bản. Nhờ vậy mà nhiều cuộc tranh chấp đã được giải quyết.
Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều cuộc tranh chấp gay gắt khơng phân giải được
trong dịng họ, cộng đồng đã phải đưa ra chính quyền giải quyết. Chính điều
này ảnh hưởng xấu đến quan hệ anh em họ hàng. Nhiều hộ gia đình đến nay
đã đi lại, hịa giải với nhau, nhưng mối quan hệ khơng cịn được tình cảm như
trước. “Một vài gia đình vì tranh chấp đất đai, đã hòa giải đi lại với nhau rồi,
<i>nhưng họ khơng cịn tình cảm như trước nữa” (ông Lô Đức Tr, 64 tuổi) </i>


Năm 2000 tuyến đường Quốc lộ Hà Nội – Lạng Sơn mở ra, chạy qua
địa bàn hai thôn, lấy đi khoảng 6 ha đất canh tác của mấy chục hộ dân. Tuy
nhiên, nhiều mảnh đất vốn chỉ có giá trị canh tác, nay trở thành mảnh đất
“vàng” cạnh đường quốc lộ. Từ đây bắt đầu xuất hiện hiện tượng mua bán
chuyển nhượng đất đai. <i>“Từ khi có đường Quốc lộ chạy qua, giao thơng </i>
<i>thuận lợi, đất mặt đường có giá, người dân bắt đầu mua bán, chuyển nhượng </i>
<i>đất đai cho nhau” </i>(ông Lô T, 92 tuổi). Ban đầu, người dân ưu tiên chuyển
nhượng, bán lại cho anh em trong họ hàng với nhau, sau đó mới đến hộ gia
đình người Kinh hoặc cán bộ công nhân viên chức trong vùng. Vì đất đai của
tổ tiên để lại là tài sản vô giá đối với người Tày Quang Lang nên việc mua
bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người trong cùng dòng họ giúp
duy trì, bảo vệ được tài sản của tổ tiên.


Tuy nhiên, dưới tác động của q trình đơ thị hố, đất đai trở nên có giá
trị hơn1, tranh chấp đất đai ở Quang Lang trở thành vấn đề nổi cộm hơn trước.
Năm 2016, cả xã có 38 hồ sơ khiếu kiện đất đai, trong đó riêng thơn Khun
Phang có 6 trường hợp anh em kiện nhau về việc hưởng dụng đất không cơng


bằng, người được nhận chỗ đất có giá trị cao, người phải nhận chỗ đất giá trị




1<sub> Ở thời điểm hiện tại, 1 lơ đất ở có diện tích khoảng 200m2 gần đường có giá khoảng 600 triệu đồng tới 1 tỷ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

92


thấp. Nhưng, bên cạnh những mâu thuẫn nảy sinh do lợi ích kinh tế này, vẫn
có những biểu hiện của sự cố kết, tương trợ trong quan hệ dòng họ trong sử
dụng đất đai.


Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, cuộc sống của người nông
dân không cịn phải phụ thuộc hồn toàn vào ruộng đất canh tác nông
nghiệp,xuất hiện hiện tượng mua bán, cho mượn và cho thuê ruộng nương
canh tác. Một vài hộ gia đình bn bán, cơng nhân viên chức không canh tác
đất nông nghiệp nữa đã cho anh em, hàng xóm mượn hoặc thuê đất canh tác.
Cả thơn Khun Phang đã có khoảng 10 hộ gia đình cho mượn, th đất nơng
nghiệp. Người mượn thường trả hoa lợi cho chủ đất bằng nông sản thu hoạch
được, theo tỷ lệ 70/30 hoặc 60/40 (người làm thuê/ người cho thuê), tùy vào
thỏa thuận của đơi bên. Cũng có một số trường hợp anh em trong dòng họ cho
nhau mượn ruộng canh tác mà khơng cần trả phí th đất.Thơng thường, những
hộ gia đình này ưu tiên cho anh em họ hàng nội ngoại thân thích mượn đất canh
tác để một mặt vừa giúp đỡ những gia đình trong dịng họ khó khăn về lương
thực, mặt khác yên tâm hơn khi trao gửi mảnh đất mà không lo bị xâm phạm hay
chiếm đoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

93


57 tuổi). Một vài dịng họ trong xã đang có ý định xây nhà thờ họ nhưng gặp


phải vấn đề khơng có đất. Họ đang mong chờ sự hiến tặng của các gia đình
thành viên trong họ.


Như vậy, đất đai là nguồn tài sản vô cùng quý giá, gắn liền với quá
trình khai phá, lập nghiệp của người Tày. Dòng họ nào đặt chân đến trước thì
khai phá được những mảnh đất đẹp, rộng và quanh khu vực làng. Dòng họ Vi
và Lơ có cơng khai phá, đồng thời cũng là hai dịng họ có diện tích đất lớn
nhất trong cộng đồng. Từ xưa, người Tày đã chia đất và trao quyền sử dụng
đất cho từng hộ gia đình. Khi gia đình nào chuyển đi nơi khác hoặc khơng có
người thừa kế đất đai sẽ thuộc về dòng họ. Ngày nay, khi kinh tế khá giả, một
số gia đình khơng canh tác đất nơng nghiệp, nguồn đất đó trước tiên họ cho
anh em trong dịng họ mượn, nếu khơng có ai mới đến hàng xóm láng giềng.
Tuy nhiên, cùng với q trình đơ thị hóa, sức ép gia tăng dân số việc mâu
thuẫn đất vẫn còn xảy ra trên địa bàn người Tày Quang Lang.


<i>4.1.2 Biến đổi quan hệ dịng họ trong sản xuất nơng nghiệp </i>


Nơng nghiệp đến nay vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong đời sống của
người Tày Quang Lang, với nhiều hoạt động như canh tác lúa nước vùng
thung lũng, kết hợp với canh tác nương đồi, trồng rừng, chăn ni…Những
cơng việc này địi hỏi phải có sức lao động và nhiều người cùng tham gia.
Chính vì vậy, người Tày từ xưa đã có truyền thống anh em họ hàng thường đi
“làm hộ, làm giúp hay đổi cơng” cho nhau khi có cơng việc.Tập qn tốt đẹp
này người Tày gọi là tục “giúp công” (vàn công) hay “giúp sức” (vàn rèng).
Đây là những hoạt động mang tính tự nguyện, dựa trên mối quan hệ anh em
họ hàng và cùng đem lại lợi ích cho nhau. Qua đó, một mặt giúp đỡ nhau
cùng giải quyết cơng việc, mặt khác tạo nên sự đồn kết, chia sẻ, yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau trong anh em họ hàng.


<i>Trong hoạt động trồng trọt: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

94


đồng, nương rẫy, vườn đồi, rừng núi với nhiều loại nơng sản. Vì sinh sống
trên điều kiện địa hình tự nhiên đa dạng như vậy, hoạt động sản xuất trồng
trọt được diễn ra quanh năm từ trồng lúa, đến trồng hoa màu, cây ăn quả,
trồng rừng...


Trước đây, hoạt động trồng trọt của người Tày chủ yếu với hai nhóm
cây trồng là lúa và cây hoa màu ngắn ngày. Cũng như các cư dân nông nghiệp
khác, trước thời kỳ hợp tác hoá, sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, các loại phân
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cịn chưa phổ biến. Vì vậy, họ canh tác chủ
yếu bằng sức lao động của mình, từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm bón cho
đến thu hoạch nênhoạt động các gia đình trong dịng họ thường tham gia đổi
công, làm giúp cho nhau.Đặc biệt, trong thời gian mùa màng gieo trồng và
thu hoạch, anh em họ hàng cùng nhau tập trung làm cho từng nhà, hết nhà này
qua nhà khác. Thông thường nhà chủ sẽ làm cơm mời những người đến làm
giúp và có trách nhiệm đi làm giúp lại cho những gia đình đó. Cũng có
nhiều trường hợp đi làm giúp nhau mà không cần trả công lại. Tập quán
này đã giúp cho nhiều hộ gia đình làm kịp mùa vụ, đồng thời tình cảm anh
em sau những ngày chung sức đồng lịng càng được bồi đắp, vun vén, gắn
bó hơn.“Trước đây, đến mùa gieo trồng, thu hoạch các gia đình trong
<i>dịng họ thường tập trung làm giúp hoặc đổi công cho nhau, họ làm từ nhà </i>
<i>này qua nhà khác, khơng khí mùa vụ nhộn nhịp, cày, bừa, cấy, gặt nhanh </i>
<i>lắm”(bà Vi Thị T, 83 tuổi). </i>


Từ khi bước vào làm ăn hợp tác xã,mọi khâu tổ chức quản lý, phân
công, lao động đều do Ban chủ nhiệm điều hành các thành viên trong hợp tác
xã. Tập quán giúp sức, đổi công trong thời kỳ này bị lu mờ thay vào đó là tinh
thần làm ăn tập thể. Phải đến sau Đổi mới, với sự giải thể hợp tác xã, gia đình


trở về là một đơn vị kinh tế độc lập thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của anh em họ hàng
trong sản xuất, trồng trọt lại được khơi phục nhưng có nhiều thay đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

95


gần đây, với sự thay đổi tư duy, người Tày đã biết ứng dụng các giống lúa và
hoa màu mới phù hợp vào từng loại đất cho năng suất cao. Bên cạnh kết hợp
kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân canh, gối vụ... những tiến
bộ kỹ thuật nông nghiệp như giống cây trồng, cơng cụ sản xuất, phân bónvà
thuốc bảo vệ thực vật được chú trọng.Hệ thống mương máng, thuỷ lợi được
xây dựng đã xóa bỏ nhiều diện tích lúa một vụ. Nhiều gia đình đã mua sắm
máy bơm nước, máy cày, máy gặt…vừa giải phóng sức lao động, vừa có hiệu
quả cao (Viện Dân tộc học, năm 1992, tr.80). Nhờ vậy, hoạt động trồng trọt
không còn chiếm nhiều thời gian, công sức của người dân. Thay vì họ chỉ
chuyên tâm canh tác nơng nghiệp như trước đây, họ cịn đa dạng hoá các hoạt
động kinh tế khác để cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho gia đình.


Qua khảo sát thực địa, hiện nay cùng với những thay đổi đó, tập qn
giúp cơng, giúp sức trong nông nghiệp vẫn được duy trì, nhưng khơng cịn
được thường xuyên như trước nữa. Mỗi khi bắt đầu mùa vụ, chỉ cịn một vài
gia đình trong họ, có thể là bên nội và cả bên ngoại cùng đến làm giúp lẫn
nhau từ khâu làm đất, gieo trồng, cho đến thu hoạch. Mùa cấy hay gặt lúa,
những gia đình neo đơn, làm ăn bn bán thường nhờ họ hàng đến làm giúp 1
hoặc 2 buổi, chủ nhà chỉ cần lo cơm nước cho người làm giúp. Còn lại đa
phần các gia đình tự làm hoặc nếu có điều kiện thì đi th. Những hộ đi th
nhân cơng thường là các gia đình có thành viên là cơng nhân viên chức hoặc
làm kinh doanh dịch vụ ở ven đường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

96



Trong 10 năm trở lại đây, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng một
số loại cây như dưa hấu, khoai tây, ớt nhằm sản xuất hàng hoá để bán ra thị
trường đã cuốn người dân nơi đây vào chuỗi sản xuất thị trường. Để trồng các
cây hàng hoá này, người dân thường phải mua giống ở ngoài thị trường.
Trong chuỗi sản xuất này, khó khăn thách thức lớn với người dân ở đây là họ
chưa có kiến thức về thị trường. Khi trồng dưa hấu, họ trồng ồ ạt mà chưa tìm
hiểu nhu cầu của thị trường tiêu thụ dẫn tới tình trạng ế và phải vứt hàng loạt.
Khi trồng khoai tây, họ ký hợp đồng thu mua với một số công ty nhưng không
tham khảo các điều khoản chặt chẽ nên không nắm được quy chuẩn về kỹ
thuật, quy cách trồng, giống khoai tây chuẩn dẫn tới việc trồng ra nhưng công
ty không mua và phải bán khoai tây với mức “rẻ như cho” hoặc dùng làm
thức ăn chăn nuôi. Cây ớt gần đây cũng đang phải chịu tình trạng bấp bênh về
giá cả thị trường và nguy cơ sâu bệnh khiến người dân phải nghĩ đến việc có
thể phải tiếp tục chuyển đổi cây trồng khác. Điều này đặt ra vấn đề là người
dân nơi đây cần được tiếp cận thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản
xuất, bảo quản nông sản và tiêu thụ nông sản trong bối cảnh mới. Với thách
thức mới trong sản xuất này, sự trợ giúp của các thành viên trong dòng họ còn
hạn chế bởi đa phần người dân đều còn bỡ ngỡ với thị trường, cịn gặp khó
khăn về các nguồn vốn. Trong khi đó, các chương trình khuyến nơng, khuyến
lâm ở địa phương chưa thực sự phát huy được vai trị hỗ trợ cho người dân.


<i>Chăn ni: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

97


đôi bên. <i>“Ngày xưa, để mua được một con trâu, con bị vơ cùng khó khăn. </i>
<i>Anh em trong dịng họ có trâu bị con thường bán cho nhau, bán chịu trả dần </i>
<i>chứ cũng khơng có tiền trả ngay” (bà Vi Thị Q, 86 tuổi). Đây cũng là sự </i>
tương trợ quan trong đối với người Tày, ngồi giúp đỡ nhau về nguồn vốn,
cịn là nguồn động lực linh thần to lớn để anh em trong dòng họ cùng cải


thiện và nâng cao đời sống.


Đến nay, chăn nuôi được chú trọng và phát triển tương đối mạnh với
nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau (trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan…). Mỗi gia
đình Tày ở Quang Lang thường nuôi khoảng 20 con gà vịt để phục vụ nhu
cầu của gia đình và bán ra thị trường khi cần. Chăn nuôi lợn, mặc dù không
không phát triển mạnh do những năm qua dịch bệnh nhiều nhưng vẫn duy trì
ở khoảng 80% các hộ gia đình với tổng số 230 con của cả hai thơn. Do diện
tích chăn thả của người dân ngày một thu hẹp, trong sản xuất nơng nghiệp
máy móc đang được sử dụng rộng rãi nên việc sử dụng sức kéo của trâu bò
khơng cịn quan trọng như trước. Chỉ cịn hơn 10 hộ ở hai thôn nuôi trên 110
con trâu, 40 con dê để bán lấy thịt ra thị trường và để cày bừa ở những chân
ruộng nhỏ hẹp, máy móc khơng vào được.Với hình thức ni nhốt chuồng, có
sử dụng thức ăn công nghiệp và giống chăn nuôi cũng khá đắt đỏ nên đối với
nhiều gia đình có mức sống trung bình ở Quang Lang, vốn đầu tư cho chăn
nuôi cũng khá lớn với họ và đôi khi họ cần phải vay vốn. Trong số 140 hộ
được điều tra ở Quang Lang, ngoài 44 hộ gia đình vay tiền của các quỹ tín
dụng, ngân hàng, có 10 hộ gia đình vay mượn tiền của anh em họ hàng năm
2015 để làm vốn sản xuất và giải quyết các công việc cần thiết trong gia đình.
<i>“Ngày nay, chăn ni khơng cịn đơn giản như trước nữa, phải có chuồng </i>
<i>trại, thức ăn cơng nghiệp, gia đình nào chăn ni nhiều thường phải bỏ ra </i>
<i>một nguồn vốn khá lớn. Nhiều gia đình khơng có điều kiện phải nhờ anh em </i>
<i>họ hàng giúp, nếu khơng thì vay ngân hàng” (ơng Lô T, 92 tuổi). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

98


dân để phát triển chăn ni họ có thể vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế ở
người Tày khi cần nguồn vốn đầu tiên họ sẽ nhờ anh em họ hàng giúp trước.
Phải khó khăn lắm họ mới vay theo chính sách của nhà nước. Vì sự hỗ trợ của
anh em họ hàng không bị ràng buộc, khơng có qui định và đặc biệt hơn là khơng


phải trả lãi suất. Anh em đôi bên sẽ tự thỏa thuận cho “vừa lòng” nhau. Ngược
lại, để vay được vốn ngân hàng họ phải làm thủ tục giấy tờ rườm rà, khâu thẩm
định xét duyệt khó khăn, cộng thêm các qui định nghiêm ngặt nên họ “ngại” vay
ngân hàng. “Cùng lắm thì chúng tơi mới vay của ngân hàng, nhiều thủ tục và qui
<i>định, chẳng hạn như đến ngày trả lãi suất hàng tháng thì phải trả đúng ngày qui </i>
<i>định, nếu trả chậm sẽ bị phạt…” (bà Lô Thị H, 57 tuổi). </i>


Như vậy, có thể thấy từ xưa đến nay sự hỗ trợ của dòng họ trong các
hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trị quan trọng. Dịng họ
ln là điểm tựa cho người Tày khi thiếu thốn khó khăn, họ luôn giúp đỡ
nhau bằng tấm lịng, tình cảm. Nhờ vậy, mối quan hệ dòng họ trong cộng
đồng tương đối khăng khít, gắn bó bền chặt. Tuy nhiên, hiện nay, trong điều
kiện kinh tế hộ gia đình ở đây đang chuyển đổi theo hướng tăng cường sản
xuất hàng hoá bán ra thị trường, các hình thức trợ giúp một phần nhân cơng,
vốn sản xuất trên chỉ mang tính tương trợ cho sản xuất quy mô nhỏ. Để thực
sự đầu tư sản xuất với quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao, người dân cần
nhiều nữa các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ từ nhiều phía.


<i>4.1.3 Biến đổi quan hệ dịng họ trong dịch vụ, buôn bán và lao động </i>
<i>làm thuê </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

99


đồng chỉ có một vài hộ buôn bán nhỏ lẻ một số mặt hàng thiết yếu tại các
phiên chợ. Cơng việc bn bán lúc đầu gặp nhiều khó khăn về vốn, phương
tiện đi lại và chưa có kinh nghiệm... Để vượt qua trở ngại ban đầu, họ phải tìm
đến anh em họ hàng nhờ sự giúp đỡ khơng chỉ về vốn, mà cịn cả những lời
động viên. Đồng thời, nhiều người khi có kinh nghiệm buôn bán đã quay trở lại
“kéo” anh em trong dòng họ cùng tham gia. <i>“Ban đầu sau khi cải cách, mở </i>
<i>cửa trong làng chỉ có vài hộ bn bán nhỏ tại các phiên chợ, về sau chị em họ </i>


<i>hàng họ rủ nhau cùng đi” (bà Vi Thị H, 79 tuổi). </i>


Kể từ khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua địa phận xã
Quang Lang năm 2000, đời sống người Tày nơi đây có bước chuyển biến rõ
rệt. Họ bước nhanh vào q trình đa dạng hóa kinh tế. Nhiều hộ gia đình đã bắt
đầu đua nhau xây dựng nhà ra mặt đường, mở dịch vụ và buôn bán. Những hộ
xây dựng nhà mặt đường chủ yếu là những người có đất được đền bù sau khi
đường quốc lộ chạy qua. Nhưng số tiền đền bù đó thì chỉ đủ để xây dựng nhà
cửa, cịn lại để có thể sinh sống được họ phải mở thêm dịch vụ, buôn bán. Nguồn
vốn ban đầu họ dựa cả vào các gia đình trong dịng họ. Ở người Tày, vay mượn
không cần trả lãi và người vay khi nào có thì trả lại hay gia đình cho vay cần thì
người vay sẽ tự thu xếp trả, nên giữa họ ít xảy ra xích mích về vay mượn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

100


<i>cơng việc gì tốt, chúng tơi thường rủ thêm anh em họ hàng cùng đi, vừa tạo </i>
<i>công ăn việc làm cho nhau, vừa bảo vệ lẫn nhau” (ông Vi Văn D, 34 tuổi). </i>


Đặc biệt, lớp thanh niên lớn lên tham gia đi làm công nhân ở miền
Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,... thường về “đưa” thêm anh chị em
trong dịng họ mình cùng đi. Đến nay trong làng có khá nhiều thanh niên làm
cơng nhân ở cùng một khu công nghiệp và sinh sống cùng nhau. Nhiều trường
hợp anh chị em trong dòng họ cùng tham gia làm công nhân ở khu công
nghiệp của Bắc Ninh. Sau khi một số bộ phận nhà máy chuyển về Thái
Nguyên hoạt động, nhiều trường hợp phải chuyển địa điểm làm việc từ Bắc
Ninh lên Thái Nguyên, nhưng họ vẫn chọn ở cùng chị em ở nơi trọ cũ, hàng
ngày theo xe công ty đi làm từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên. Họ chia sẻ rằng ở
cùng “người nhà” mình thoải mái hơn, khơng phải làm quen với cách sống
của những người mới hay khi gặp khó khăn, ốm đau bệnh tật có chị em chăm
sóc lẫn nhau. Cũng như đối với nhiều người di cư ở nơi khác, quan hệ dòng


họ đóng vai trị là nguồn vốn, mạng lưới xã hội đối với người Tày ở Quang
Lang khi đi làm ăn xa.


<b>4.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội </b>
<i>4.2.1 Biến đổi quan hệ dòng họ và hoạt động khuyến học </i>


Sau Đổi mới (1986), cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế,
vấn đề giáo dục cũng đã bắt đầu được người Tày quan tâm, chú trọng.Thốt
ly nơng nghiệp, có được việc làm ổn định trong lĩnh vực nhà nước là mong
muốn của rất nhiều người Tày ở Quang Lang hiện nay. Trong những năm gần
đây, người dân đã đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Kết quả điều tra bảng hỏi
cho thấy có 31% thành viên của các gia đình có trình độ trung học cơ sở, 30%
có trình độ trung học phổ thơng và 12% có trình độ cao đẳng và đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

101


những dịng họ có thành viên làm công nhân viên chức Nhà nước họ luôn đầu
tư cho con cái học hành, với mong muốn thế hệ trẻ kế thừa truyền thống hiếu
học của dòng họ, lấy học tập làm nền tảng cho sự phát triển của bản thân, gia
đình và làm rạng danh dòng họ. Tuy nhiên, nguồn quỹ khuyến học mới chỉ
dừng lại với sự đóng góp cũng như động viên, khen thưởng trong họ nội, chưa
có sự tham gia của họ ngoại và họ thông gia.


Trong hai điểm nghiên cứu, đã có dịng họ Vi thơn Khun Phang, lập
được quỹ khuyến học đến nay đã được hơn 4 năm, với số tiền trên 10 triệu
đồng. Để duy trì nguồn quỹ, hàng năm mỗi hộ đóng góp 200 nghìn đồng, gia
đình nào có điều kiện có thể đóng nhiều hơn. Quỹ được xây dựng nhằm mục
đích khơi dậy truyền thống hiếu học của dịng họ; động viên, khuyến khích
con cháu phấn đấu, nỗ lực trong học tập. Ngoài ra, một phần quỹ được trích ra
để mua sách vở và ủng hộ học phí cho con cháu họ Vi có hồn cảnh kinh tế


khó khăn.


Quỹ khuyến học dịng họ Vi được xây dựng với các quy định và tiêu
chuẩn cụ thể. Ngày họp họ được lấy là ngày tuyên dương thành tích của các
cháu sau một năm phấn đấu. Với tiêu chí khen thưởng là các học sinh đạt loại
giỏi trở lên, đạt các giải thi các cấp, đỗ đạt đại học…Hình thức là tun
dương trước tồn thể dịng họ, trao tặng sách vở, cùng với một khoản tiền nhỏ
để động viên tinh thần các cháu.


Mới đây, một chi nhỏ của dòng họ Vi thôn Làng Đăng cũng đã lập
được quỹ khuyến học riêng với số tiền hơn 5 triệu đồng. Quỹ cũng nhằm
khuyến khích tinh thần học tập cho con cháu. Quỹ lập ra xuất phát từ một
thành viên ra ngoài làm ăn quay trở lại quê hương vận động, quyên góp khoản
tiền nhỏ mong muốn con cháu dịng họ mình học hành thành đạt, đưa dịng họ
ngày càng phát triển hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

102


tập, nhiều cháu đạt được thành tích cao. Điều này càng tiếp thêm tinh thần
cho dòng họ để xây dựng quỹ ngày càng phát triển hơn.


<i>4.2.2 Biến đổi quan hệ dòng họ và chăm sóc trẻ em. </i>


Trong những năm qua, nhờ cơng cuộc đổi mới của đất nước, đời sống
vật chất và tinh thần của người Tày Quang Lang ngày càng cải thiện và có
nhiều thay đổi tích cực như: tỉ lệ đói nghèo giảm, đời sống nâng cao nên trẻ
em được hưởng nhiều quyền lợi và có cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, sự
phát triển kinh tế, quá trình mở rộng của thị trường lao động kéo theo nhiều
mặt trái của nó. Đó là một loạt những thay đổi trong hệ tư tưởng với lối sống
thực dụng, mải mê làm ăn, chạy theo đồng tiền, haytệ nạn cờ bạc, rượu chè.


Tất cả những điều đó đã và đang dần len lỏi vào cuộc sống nhiều gia đình.
Một số gia đình khơng giành thời gian quan tâm chăm sóc cho con cái. Tuy
hiện tượng này chưa diễn ra phổ biến trên địa bàn nhưng cũng phần nào làm
ảnh hưởng tới sự phát triển và quyền được yêu thương, chăm sóc của trẻ em.
Để giúp trẻ nhỏ có được mái ấm tình thương, anh em trong dịng họ ln là
những người đầu tiên đứng ra nuôi nấng, đùm bọc và chở che cho các em.


<i>Bảng 4.1: Danh sách thống kê số gia đình có trẻ em được anh em họ </i>
<i>hàng ni nấng, chăm sóc con cái giúp </i>


<b>Thôn Khun </b>
<b>Phang </b>


<b>Thôn Làng </b>
<b>Ðăng </b>
Trường hợp ly hôn, con cái được


anh em họ hàng nuôi nấng.


1 0


Trường hợp đi làm ăn xa con cái nhờ
ông bà, anh em họ hàng chăm sóc.


2 1


Trường hợp đi làm ăn theo ngày,
nhờ dịng họ chăm sóc con cái.


8 12



<i>(Nguồn: Tài liệu thực địa của học viên tháng 9/ 2016) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

103


khả năng nuôi con, nên những đứa trẻ đã trở về sống với người bác ruột bên
nội của mình. “Sau khi bố mẹ chúng ly hơn, khơng có khả năng ni con, tôi
<i>là anh nên đã đứng ra nuôi nấng cả ba đứa cho đến nay đều trưởng thành có </i>
<i>gia đình và cơng việc đầy đủ” (ơng Lơ Quốc Kh 57 tuổi). Nhận được sự yêu </i>
thương, chăm sóc như con đẻ, những đứa trẻ đó đều đã lớn khơn, trưởng
thành và có cơng việc riêng cho mình. Đồng thời, họ cũng coi đó như là gia
đình mình, người bác như một người cha thứ hai nên dù đi đâu họ vẫn luôn
nhớ và quay về nơi mình đã được ni nấng thành người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

104


<b>Tiểu kết chƣơng 4 </b>


Quan hệ dịng họ ln chiếm vị trí quan trọng trong hỗ trợ đời sống
kinh tế ở người Tày ở Quang Lang. Truyền thống hỗ trợ đầu tiên được thể
hiện trong sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất vô cùng
quan trọng, quý giá đối với người Tày và cũng là tài sản cha ông để lại cho
con cháu. Vì vậy, khi muốn sang nhượng, người Tày luôn ưu tiên sang
nhượng lại cho anh em họ hàng. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế,mâu thuẫn đất
đai trong dòng họ người Tày vẫn còn xảy ra, đặc biệt từ sau khi tan rã hợp tác
xã nông nghiệp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ anh em họ hàng
ở một số trường hợp.


Với điều kiện vùng thung lũng, kết hợp với đồi núi đã tạo nên sự đa
dạng trong sản xuất nông nghiệp của người Tày. Đồng thời với họ “phân, cần,


giống” luôn là yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Từ xưa người Tày
đã biết đến “đổi công, làm giúp” và hỗ trợ về phân bón, giống cây con cho
nhau trong sản xuất. Sự hỗ trợ này vừa giúp sản xuất thuận lợi, kịp thời vụ,
vừa liên kết tình cảm các gia đình trong dịng họ lại với nhau. So với trước
Đổi mới, hình thức trợ giúp trong sản xuất nông nghiệp ở người Tày đã thay
đổi nhưng quan hệ anh em dịng họ vẫn đóng vai trị nhất định trong tương trợ
sản xuất những lúc cần thiết.


Sau Đổi mới (1986) người Tày đã nhanh chóng đa dạng hố các hoạt
động kinh doanh, bn bán và các cơng việc phi nơng nghiệp. Lúc này, dịng
họ đóng vai trị trong hỗ trợ và dẫn dắt nhau tham gia vào ngành nghề, lĩnh
vực mới. Nhằm mục đích tạo cơng ăn việc làm cho nhau, cải thiện đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

105


người Tày phát triển và đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động xã hội, nhằm
củng cố, đoàn kết tình cảm anh em họ hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

106
<b>KẾT LUẬN </b>


1. Người Tày có vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển
của dân tộc Việt Nam nói chung và trong khu vực Đơng Nam Á nói riêng, từ
lâu dân tộc Tày đã được nhiều giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Trong đó,
vấn đề quan hệ dịng họ là một trong những khía cạnh của văn hóa người Tày
và đóng một vai trò quan trọng trong xã hội truyền thống cũng như đương đại.
2. Người Tày quan niệm, dòng họ là tồn thể những người cùng họ
có chung một huyết thốngvà được sinh ra từ một ông tổ. Mỗi họ chia ra thành
nhiều chi, mỗi chi lại được chia ra thành từng cành, nhánh. Tổ chức dòng
họđược mở rộng đến cửu tộc (chín đời). Với ba mối quan hệ: họ bố, họ mẹ,


họ thơng gia, trong đó họ nội có vị trí và vai trị chủ yếu nhưng khơng vì thế
mà họ ngoại và họ thông gia mất đi vị trí và chức năng của mình. Vậy nên, ở
người Tày cả ba mối quan hệ họ hàng luôn được coi trọng và tăng cường.


Đặc điểm chung của dòng họ người Tày Quang Lang là cùng cư trú
trong một địa vực nhất định, họp họ được tổ chức kết hợp với chạp mả vào
dịp trước Tết nguyên đán. Hầu hết các dòng họ chưa có cơ sở thờ tự riêng của
dịng họ, mà lấy nhà trưởng họ “nhà gốc” làm nơi tổ chức sinh hoạt, cũng như
thờ tự tổ tiên. Trong dòng họ người Tày vai trị trưởng họ và người có uy tín
ln được đề cao. Hiện nay, đang có sự phục hưng dịng họ, thơng qua các
hoạt động xây dựng mả tổ, nhà thờ họ, khôi phục gia phả, tìm lại anh em họ
hàng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

107


giảm thiểu. Do vậy, các hoạt động này gần như bị “lãng quên”, phai nhạt
cùng với điều kiện lịch sử đất nước.


Từ sau Đổi mới (1986) tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nghi lễ chu kỳ đời
người đã được phục hồi, ngày càng trở nên sôi động hơn theo xu hướng Kinh
hóa. Về mặt hình thức, các hoạt động này đều thể hiện giống như của người
Kinh. Nhưng bên trong nó là sự khác biệt bởi quan hệ dịng họ được kết nối
chặt chẽ hơn thơng qua sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần
của người Tày. Đặc biệt sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất trong các hoạt động
tang ma, cưới xin, sinh nở đã giúp cho các gia đình khi có cơng có việc giảm
bớt đi gánh nặng, cùng nhau chia sẻ niềm vui và cả nỗi buồn. Quan hệ dòng
họ trong các nghi lễ này ln thể hiện tinh thần đồn kết, sự nề nếp gia phong.
Qua đó, tạo nên sợi dây liên kết các thành viên trong dịng họ, hìnhthành một
mạng lưới xã hội cố kết con người lại với nhau và là nguồn vốn quan trọng
trong đời sống của người Tày Quang Lang.



4. Sau năm Đổi mới (1986), cùng với quá trình phát triển kinh tế và
hội nhập văn hóa, quan hệ dịng họ trong đời sống kinh tế và xã hội ở người
Tày Quang Lang đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Đất canh tác nông nghiệp là
nguồn tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với người Tày, là tài sản của tổ
tiên để lại, luôn kế thừa, trao truyền cho con cháu. Chính nhờ quan hệ họ
hàng, nên việc kế thừa, chuyển nhượng, cho thuê, mượn đất luôn diễn ra
thuận lợi, không cần đến giấy tờ hay quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, sau Đổi mới
đã xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn đất đai mà cho đến hiện nay vẫn còn tồn
tại, điều này đã tác động rất lớn đến tình cảm giữa các anh em trong dòng họ,
khiến cho mối quan hệ họ hàng ở một số trường hợp bị rạn nứt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

108


càng phát triển, người Tày đã biết khai thác và sử dụng nguồn vốn dòng họ
một cách hiệu quả nhằm thích ứng và phát triển kinh tế gia đình, đó là sự hình
thành của quỹ khuyến học, việc chăm sóc, ni nấng con cháu khi các gia
đình tan vỡ hay đi làm ăn xa. Rõ ràng, quan hệ dòng họ đã tạo ra sự gắn bó,
đồn kết và đùm bọc lẫn nhau trong điều kiện cuộc sống hiện nay. Điều này,
khơng chỉ góp phần tăng cường sự bền vững trong mối quan hệ dòng họ, mà
còn tạo ra nguồn vốn quan trọng cho mỗi gia đình phát triển trong bối cảnh
hiện nay.


6. Tuy nhiên quan hệ họ hàng vẫn chủ yếu đóng vai trị tương trợ
một phần về mặt nhân lực, vốn tài chính khi cần thiết, hỗ trợ, giúp đỡ khi khó
khăn về tinh thần lẫn vật chất và tìm các cơng việc làm ở khu vực phi chính
thức. Chưa thấy có sự hợp tác, hùn vốn trong sản xuất nơng nghiệp hàng hoá
hay kinh doanh, dịch vụ giữa các thành viên trong dịng họ. Giống như nhiều
vùng nơng thôn miền núi khác trong cả nước, người Tày ở đây cịn thiếu các
nguồn vốn cơ bản hoặc có nhưng còn hạn chế nên vốn xã hội từ quan hệ dòng


họ chưa đủ mạnh để đáp ứng hai nhu cầu lớn của nhiều hộ gia đình là tìm việc
làm trong khu vực kinh tế chính thức và mở rộng sản xuất, kinh doanh các
cây hàng hoá hay mặt hàng đem lại giá trị cao.


7. Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề quan hệ dòng họ đang chịu sự
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sau bối cảnh Đổi mới. Con
người có xu hướng liên kết lại với nhau để ứng phó với những thách thức của
xã hội hiện đại, nhưng ngược lại mối quan hệ đó cũng dễ chịu lại sự tác động
của quan hệ lợi ích kinh tế mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

109


nhiều thành viên có trí tuệ, năng lực và đạo đức góp phần quan trọng cho quê
hương, đất nước. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ định quan hệ dòng họ
cũng dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần đồn kết trong
cộng đồng, tính dân chủ và sự vận hành của bộ máy chính trị cấp cơ sở.


9. Nguyên nhân biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày Quang Lang:
Sau Đổi mới, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đã
tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày nói
riêng, người dân cả nước nói chung. Sự thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết
bị như: điện, đường, trường, trạm… cùng với phương thức canh tác mới, cơ
hội việc làm được mở rộng đã giúp cải thiện đáng kể đời sống của người Tày.
Khi đời sống được nâng cao, con người có xu hướng liên kết lại, củng cố các
mối quan hệ, đặc biệt quan hệ họ hàng. Một mặt tăng cường tình cảm anh em,
mặt khác họ coi đó như một nguồn vốn xã hội để thích ứng và phát triển trong
bối cảnh mới hiện nay.


Riêng ở người Tày Quang Lang, một nguyên nhân có tác động đáng kể
đến biến đổi quan hệ dịng họ phải kể đến sự khai thơng tuyến đường quốc lộ


Hà Nội – Lạng Sơn năm 2001. Kể từ khi có tuyến đường chạy qua, ngồi sự
thuận lợi về đi lại, giao thương buôn bán để phát triển kinh tế, thì sự giao lưu
giữa các vùng, các dân tộc cũng được mở rộng. Qua đó, người Tày có điều
kiện được phát triển, đồng thời mở rộng giao lưu tiếp thu văn hóa của các dân
tộc khác, đặc biệt là của người Kinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

110


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tài liệu Tiếng Việt </b>


1. Vi Văn An (2009), Người Tày ở Việt Nam, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
2. Vi Văn An (1988), “Đơi nét về dịng họ người Thái vùng đường 7, tỉnh


Nghệ Tĩnh”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr.81 – 93.


3. Nguyễn Thị Huyền Anh (2001), <i>Hôn nhân của người Tày ở xã Quảng </i>
<i>Chu, Chợ Mới, Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa </i>
học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.


4. Lê Minh Anh (2000), <i>Dòng họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở </i>
<i>làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt </i>
nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.


5. Lê Minh Anh (2014), <i>Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình </i>
<i>(Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), Luận án Tiến sĩ Nhân </i>
học, Học viện Khoa học xã hội.


6. Đỗ Thị Phương Anh (2006), <i>Văn hóa dịng họ Nguyễn Q ở làng Đại </i>
<i>Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa </i>


học, Tư liệu tại Thư viện Dân tộc học.


7. Nguyễn Tuấn Anh (2001), “Quan hệ dòng họ với đời sống kinh tế hộ gia đình
ở một xã nơng thơn Bắc Trung Bộ”, tạp chí Xã hội học, Số 4, tr. 55 – 62.
8. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Kinship as Social Capital: Economic, Social


and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern
Vietnamese Village. Doctoral dissertation. Vrije Universiteit
Amsterdam, The Netherlands. ISBN/EAN: 978-90-5335-271-7. 278
pages, 2010.


9. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu
vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 9 – 17.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

111


11. Triều Ân, Hoàng Quyết (2010), <i>Tục cưới xin của người Tày, Nxb. Đại </i>
học Quốc gia Hà Nội.


12. Nguyễn Thị Thanh Bình (2013), “Tổng quan nghiên cứu và những biến đổi
của dân tộc Tày từ năm 1980 đến nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr. 48-57.
13. Đỗ Thúy Bình (1994), <i>Hơn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, </i>


<i>Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


14. Phan Hữu Dật (1998), <i>Một số vấn đề Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại </i>
học Quốc gia Hà Nội


15. Phan Đại Doãn (1999), “Cơ sở kinh tế và thể chế tong pháp của dòng họ
người Việt”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr. 3 – 9.



16. Phan Đại Doãn (2003), <i>Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn </i>
<i>hóa, Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. </i>


17. Anh Dũng (2015), <i>Chi lăng: phát trển chăn nuôi. Truy cập ngày </i>
13/7/2015, từ .


18. Bế Viết Đẳng (1996), <i>Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - </i>
<i>xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. </i>


19. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng, phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.


20. Hồ Ly Giang (2013), Dòng họ của người Hmông Trắng tỉnh Sơn La,
Luận án Tiến sĩ, thư viện Viện Dân tộc học.


21. Pierre gourou (2004), <i>Người nông dân ở Bắc Kỳ, Nxb. Trẻ - Trung tâm </i>
ngôn ngữ và văn minh Pháp.


22. Phạm Thị Thu Hà (2008), <i>Then giải hạn của người Tày ở huyện Chi </i>
<i>Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV. </i>


23. Phạm Thị Thu Hà (2012), <i>Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới </i>
<i>tỉnh Lạng Sơn từ Đổi mới (1986) đến nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học </i>
KHXH&NV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

112


25. Bế Văn Hậu, Mai Văn Huyên (2012), “Mấy ghi nhận về biến đổi quan
hệ gia đình người Tày ở Lạng Sơn thời đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, Số
2, Tr. 54 – 60.



26. Bế Văn Hậu (2012), Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại
<i>Lạng Sơn trong quá trình Đổi mới kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ, Viện </i>
Khoa học xã hội Việt Nam.


27. Bế Văn Hậu (2011), “Tơn giáo, tín ngưỡng của người Tày, Nùng- truyền
thống và hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, Số 11, Tr.29-38.


28. Nguyễn Thu Hiền (2015) , <i>Quan hệ dòng họ ở làng gốm Bát Tràng (xã </i>
<i>Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) - truyền thống và biến </i>
<i>đổi, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội. </i>


29. Phạm Quang Hoan (2000), “Một số nghi lễ phản ánh bản sắc và tính cố kết
dịng họ của người Hmơng”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, Số 6, tr. 62
30. Pham Quang Hoan (1995), “Một số nghi lễ liên quan đến dịng họ ở


người Hmơng huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3,
Tr. 14 – 20.


31. Hà Thu Hương (2006), “Quan hệ văn hóa Tày – Việt trong tiến trình lịch sử
tư tưởng văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 3, tr.20 – 25.
32. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày, Nùng, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
33. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân


<i>tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


34. Hoàng Thị Miên (2004) “Một số thay đổi về tập tục của dân tộc Tày ở tỉnh
<i>Yên Bái trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, Luận văn tốt nghiệp đại học, </i>
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.



35. Lục Văn Pảo (1996), Ngơn ngữ văn hố Tày- Nùng: Báo cáo điền dã, Tư
liệu Viện Dân tộc học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

113


37. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược,
Vương Toàn (1993), <i>Văn hóa truyền thống Tày, Nùng. Nxb. Văn hóa </i>
dân tộc, Hà Nội.


38. Nguyễn Anh Tuấn (2011), “Sổ nợ đời - Vốn xã hội: Định đề giới hạn về
trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể (tiếp cận Nhân học từ
một đám ma ở làng Nùng Phàn Slình tỉnh Thái Ngun”, Tạp chí Dân
<i>tộc học, số 5, tr. 25 – 34. </i>


39. Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) (2016), <i>Văn Hóa truyền thống dân tộc </i>
<i>Tày ở Tuyên Quang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


40. Hà Đình Thành (Chủ biên)(2010), <i>Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở Việt </i>
<i>Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. </i>


41. Ngô Đức Thịnh (1997), “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An”, trongHội
văn nghệ dân gian Nghệ An, Sở Khoa học công nghệ và môi trường
Nghệ An, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Viện
nghiên cứu Văn hóa dân gian 1997, <i>Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB </i>
Nghệ An.


42. Hoàng Hoa Toàn (1998), “Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở
Việt Nam” Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Tr. 29 – 42.


43. Nguyễn Bá Thủy (2004), Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng, Hmông,


<i>Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Lăk (1986 2000), Nxb Lao động </i>
-Xã hội, Hà Nội.


44. Dương Thuấn, <i>Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập văn hóa, </i>
Nxb Tri Thức


45. Cầm Trọng (1977), “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở
vùng Tây Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, tr. 73 - 80


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

114


47. La CôngÝ, Nguyễn Văn Huy, Đỗ Thuý Bình (1980), “Một số vấn đề
nguyện vọng và nhu cầu về đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng ở
vùng Cao Bằng và Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr. 69- 78.
48. La Công ý và cộng sự:“Truyền thống và hiện tại trong đời sống tinh thần của


người Tày- Nùng ở Cao- Lạng”, Sưu tập Dân tộc học, 1979, tr. 216-218.
49. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa


Thơng tin, Hà Nội.


50. Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội


51. Nguyễn Thị Yên (2009), <i>Tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, Nxb Khoa </i>
học xã hội, Hà Nội.


52. Đặng Nghiêm Vạn (1998), “Bàn về dịng họ người Việt”, <i>Tạp chí Dân </i>
<i>tộc học, số 3, tr. 7 -14 </i>


53. Trần Quốc Vượng (1997), “Đơi lời về văn hóa dịng họ ở Việt Nam”, trong


<i>Văn hóa các dịng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con </i>
<i>người Việt Nam đầu thế kỷ XXI – Kỷ yếu hội thảo, Nxb Nghệ An </i>


54. UBND xã Quang Lang (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
<i>triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển </i>
<i>kinh tế - xã hội năm 2016. </i>


55. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
<i>Bắc), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


56. Viện Dân tộc học (19920, <i>Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam= The Tay </i>
<i>and Nung nationalities in Vietnam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


<b>Tài liệu Tiếng Anh </b>


57. Bourdieu, Pierre(1986), The Forms of Capital. Trongsách Handbook
of Theory and Research for the Sociology of Education,Chủ biên:
John G. Richardson. NXB Greenwood, New York, 241-258.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

115


59. Coleman, S. James(1988), Social Capital in the Creation of
Human-Capital. American Journal of Sociology, Vol.94, 95-120.


60. Fukuyama, Francis. (2001),Social Capital, Civil Society and
Development. Third World Quarterly, No.1, 7-20.


61. Fukuyama, Francis. (2002),SocialCapital and Development: The
Coming Agenda. SAIS Review, No.1, 23-38.



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

116


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

117
<b>2.</b> <b>Bảng kết quả phiếu điều tra. </b>


<i>Kết quả xử lý 140 phiểu điều tra hộ gia đình liênquan đến đời sống </i>
<i>kinh tế, xã hội của người Tày hai thôn Khun Phang và Làng Đăng, xã Quang </i>
<i>Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, trongđề tài <b>“Biến đổi xã hội của </b></i>
<i><b>người Tày ở một xã vùng Đông Bắc”</b> của Viện Dân tộc học mà học viên đã </i>
<i>có cơ hội tham gia năm 2016. </i>


<b>Bảng: Vợ/chồng của Ông/bà ngƣời dân tộc nào chia theo giới </b>
<b>tính NTL </b>


Đơn vị tính


Giới tính


Tổng cộng
Nam Nữ


Dân tộc
của


vợ/chồng


Tày Số người 44 49 93


Tỷ lệ % 55,00 89,09 68,89



Nùng Số người 15 2 17


Tỷ lệ % 18,75 3,64 12,59


Kinh Số người 21 4 25


Tỷ lệ % 26,25 7,27 18,52
Tổng


cộng


Số người 80 55 135


Tỷ lệ % 100 100 100


<b>Bảng: Bố mẹ đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc dựng vợ, gả chồng cho </b>
<b>con, chia theo tuổi của NTL </b>




Đơn vị tính


Nhóm tuổi NTL


Tổng
cộng


17-29





30-49 50+
Bố mẹ quyết định không


hỏi ý kiến con cái


Số ý kiến 0 1 0 1


Tỷ lệ % 0,00 1,35 0,00 0,71
Bố, mẹ quyết định nhưng


có hỏi ý kiến con cái


Số ý kiến 0 1 1 2


Tỷ lệ % 0,00 1,35 1,61 1,43
Con cái tự lựa chọn, nhưng


có hỏi ý kiến bố mẹ


Số ý kiến 3 70 60 133


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

118
Con cái tự quyết định,


không hỏi ý kiến bố mẹ


Số ý kiến 1 2 1 4



Tỷ lệ % 25,00 2,70 1,61 2,86


Tổng cộng Số ý kiến 4 74 62 140


Tỷ lệ % 100 100 100 100
<b>Ông/Bà nghĩ nhƣ thế nào nếu nhƣ con cái hay bà con ruột thịt </b>
<b>của mình kết hơn với ngƣời dân tộc khác? </b>


Frequency


Valid
Percent
Tôi coi hôn nhân như vậy chưa được


ưng ý


3 2.1


Tôi thích người cùng dân tộc với
mình, nhưng khơng phản đối hôn
nhân như vậy


1 0.7


Thành phần dân tộc trong hôn nhân
khơng có ý nghĩa


136 97.1


Total 140 100.0



<b>Trong anh chị em ruột, cơ dì, chú bác của Ơng/Bà có </b>
<b>ai lấy ngƣời thuộc các dân tộc khác không? </b>


Frequency Valid Percent


Có 95 68.8


Khơng 43 31.2


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

119


<b>Nếu có thì họ lấy ngƣời thuộc những dân </b>
<b>tộc nào? </b>


Frequency


TÀY 1


NÙNG 57


KINH 63


<b>Ơng/Bà có bạn là ngƣời dân tộc khác không ? </b>


Frequency Valid Percent


Có 113 81.3


Khơng 26 18.7



Total 139 100.0


<b>Nếu có thì các bạn của Ông/Bà là ngƣời </b>
<b>thuộc những dân tộc nào? </b>


Frequency


TÀY 10


NÙNG 98


KINH 98


HOA 6


MÔNG 2


DAO 3


THÁI 1


<b>Nếu có thì họ lấy ngƣời thuộc những dân </b>
<b>tộc nào? </b>


Frequency


TÀY 1


NÙNG 57



</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

120
<b>2</b> <b>Một số hình ảnh </b>


Quang cảnh thơn Làng Đăng, xã Quang Lang


Nguồn: Ảnh của đề tài “Biến đổi xã hội của người Tày ở một xã vùng
Đông Bắc”, Viện Dân tộc học năm 2016


Cư dân thôn Khun Phang cạnh đường Quốc Lộ 1A (bãi đất đỏ là đất san ủi
ruộng để làm nhà xưởng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

121


Đoạn đường cao tốc chạy qua thôn Khun Phang


Nguồn: Ảnh của đề tài “Biến đổi xã hội của người Tày ở một xã vùng
Đông Bắc”, Viện Dân tộc học năm 2016


Một góc thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

122


Đoạn đường làng vào thôn Làng Đăng
Nguồn: Ảnh của tác giả, tháng 6 năm 2016.


Những ngôi nhà mới xây và xưởng sản xuất ở ven đường Quốc lộ 1A.
Nguồn: Ảnh của đề tài “Biến đổi xã hội của người Tày ở một xã vùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

123



Ngôi nhà của một hộ nghèo thuần nông ở thôn Làng Đăng, xã Quang Lang.
Nguồn: Ảnh của đề tài “Biến đổi xã hội của người Tày ở một xã vùng


Đông Bắc”, Viện Dân tộc học năm 2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

124


Nhà thờ họ Lô thôn Khun Phang
Nguồn: Ảnh của tác giả tháng 7 năm 2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

125


Khu nghĩa địa riêng của một chi trong dịng họ Lơ mới được xây dựng
Nguồn: Ảnh của tác giả, tháng 6 năm 2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

126


Bàn thờ thổ cơng ở bên ngồi ngơi nhà người Tày
Nguồn: Ảnh của tác giả, tháng 7 năm 2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

127


Đám cưới của người Tày


Nguồn:Ảnh sưu tầm của tác giả tại thôn Làng Đăng, tháng 12 năm 2016


Bố mẹ trao của hồi môn cho con gái trong ngày cưới


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

128



Đám ma của người Tày


Nguồn: Ảnh sưu tầm của tác giả, tháng 1 năm 2017


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

129


Miếu thờ Thành hồng làng thơn Làng Đăng
Nguồn: Ảnh của tác giả, tháng 7 năm 2016


</div>

<!--links-->

×