Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người nặng lòng với công việc khám nghiệm tử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.05 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
Số 5006, Thứ Bảy, 15/08/2015
<b>NGƯỜI NẶNG LỊNG VỚI CƠNG VIỆC KHÁM NGHIỆM TỬ THI </b>


<b>Đơi chân đã đi đến hầu khắp các thôn, buôn trong tỉnh, đôi tay đã trực </b>
<b>tiếp khám nghiệm gần 3.000 tử thi, trong đó, nhiều thi thể khơng ngun vẹn, </b>
<b>nhiều xác người đang phân hủy, biến dạng, nằm giữa rừng sâu, bị vùi dưới </b>
<b>bùn lầy hay trôi nổi trên sông vắng... Bất kỳ các tử thi đó ở đâu, trong trạng </b>
<b>thái nào thì cũng đều có chung một yêu cầu trả lời là nguyên nhân chết do </b>
<b>đâu? Trong 30 năm qua, thượng tá Đặng Sơn Đáng, Phó trưởng Phịng Cảnh </b>
<b>sát Kỹ thuật hình sự (Cơng an tỉnh) là người đã có hàng ngàn câu trả lời chính </b>
<b>xác. </b>


<b>Nghề chọn người </b>


Quê ở tỉnh Thái Bình, năm 1978, Đặng Sơn Đáng thi đỗ vào Trường Đại học An


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh) ở Hà Nội. Những tưởng sau này tốt
nghiệp ra trường sẽ là một sĩ quan an ninh, song như một cái duyên đến với nghề,
đang học thì anh và 9 sinh viên khác của trường được cử sang Học viện Quân y học
chuyên khoa Pháp y một năm. Trong suốt một năm đó, anh đã cùng với thầy giáo
thường xuyên đến các bệnh viện nghiên cứu giải phẫu học, xem xét kỹ từng bộ
phận trên cơ thể con người, từng loại cơ, sợi cơ, các cơ chế hoạt động của cơ thể –
đó là những kiến thức bổ ích phục vụ đắc lực cho thực tế công tác sau này.


Sau khi tốt nghiệp đại học, tháng 9-1985, anh Đáng được phân công về công tác ở
Phòng Cảnh sát kỹ thuật hình sự - Cơng an tỉnh Đắk Lắk. Ngay hôm mới nhận
cơng việc, anh đã có một ca khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong
của một bệnh nhân, kết quả xác định nạn nhân chỉ bị cảm nhưng y sĩ lại tiêm thuốc
kháng sinh pê-ni-xi-lin nên bị sốc thuốc và tử vong. Rồi sau đó là liên tiếp các lần


chính anh là người khám nghiệm tử thi. Sau này anh còn được giao kiêm luôn cả
việc khám nghiệm hiện trường. Trong những năm 1985 – 1995, tỉnh Đắk Lắk chưa
chia tách, diện tích rộng gần 20.000 km2; địa hình bị chia cắt, giao thơng cịn rất
nhiều khó khăn trong khi qn số ít, phương tiện, trang thiết bị thiếu thốn trăm bề,
anh và đồng đội phải nỗ lực rất lớn mới hoàn thành được các yêu cầu nhiệm
vụ. Khoảng thời gian này, có năm đến 200 vụ, cịn bình qn hằng năm khoảng
120 vụ khám nghiệm tử thi các vụ giết người hoặc chết chưa rõ nguyên nhân. Có
nhiều tử thi phát hiện ở nơi hẻo lánh, hiểm trở, các anh buộc phải đi bộ, có khi mất
cả ngày đường. Nhiều chuyến, khi vào đến nơi thì trời vừa tối nhưng anh và đồng
đội phải khẩn trương khám nghiệm ngay trong đêm cho dù phương tiện chiếu sáng
thiếu thốn. Cũng có chuyến, sau khi khám nghiệm tử thi ở vùng sâu, anh bị muỗi
rừng đốt và mắc bệnh sốt rét. Cứ miệt mài như thế, đến nay thượng tá Đặng Sơn
Đáng đã khám nghiệm gần 3.000 tử thi. Những lúc rảnh rỗi, anh tập trung nghiên
cứu hồ sơ, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế rồi suy luận, trao đổi với đồng nghiệp ở
Viện Khoa học Hình sự - Bộ Cơng an nhằm tự nâng cao kiến thức, trình độ.


<b>Kết tội kẻ ác và giải oan cho người vô tội </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
Trong đó, có vụ anh khám nghiệm tử thi một bé gái ở TX. Buôn Hồ bị giết hại ném
xuống giếng nước sâu đã gần nửa năm. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình,


anh đã chọn dạ dày làm điểm đột phá bởi đó là bộ phận bị phân hủy rất chậm so với
các cơ quan mềm của cơ thể. Phát hiện trong dạ dày bé gái có ít dịch mật cịn sót
lại, anh nhận định nạn nhân bị bóp cổ chết trước khi ném xuống giếng bởi đây là
một cơ chế phản xạ của cơ thể khi bị nghẽn đường thở. Từ đó, cơ quan điều tra đã
bắt được hung thủ là Nguyễn Hoài Thương (SN 1994, ở tổ dân phố 4, phường
Thống Nhất, TX. Buôn Hồ). Hay trong vụ việc đau lòng khác tại xã Ea K’Mút
(huyện Ea Kar), có đơi vợ chồng trẻ mới cưới nhau được gần 1 năm thì cơ vợ giận
hờn chồng treo cổ tự tử khi đang mang thai tháng thứ 7. Sau khi cô gái mất gần 3


tháng thì người nhà cho rằng cơ bị chồng đánh đập hoặc đầu độc chết rồi dựng hiện
trường giả. Người chồng đau đớn vì nỗi đau mất vợ nay lại mang tiếng vũ phu giết
vợ. Cơ quan chức năng quyết định khai quật và khám nghiệm tử thi người vợ,
Thượng tá Đặng Sơn Đáng trực tiếp khám nghiệm tử thi và lấy mẫu nội tạng để
giám định. Kết quả khẳng định hồn tồn khơng có tác động ngoại lực hoặc chất
độc nào đã gây nên cái chết của người vợ trẻ ấy và người chồng khi đó mới được
giải oan. Có khơng ít vụ, ban đầu nhiều người cho là bị tai nạn giao thông chết
người, nhưng sau khi khám nghiệm tử thi, anh Đáng đã khẳng định nạn nhân bị
hung thủ đánh chết bằng gậy rồi dựng hiện trường giả. Chính từ kết luận này, cơ
quan điều tra đã tập trung điều tra, truy bắt được thủ phạm. Cứ như thế, hàng trăm
người đã được giải oan nhờ những kết quả khách quan, chính xác từ cơng tác khám
nghiệm tử thi của anh và đồng sự. Ngược lại, đối với hàng loạt tên tội phạm nguy
hiểm, ngoan cố chối tội thì những chứng cứ của cơ quan điều tra, kết quả khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định thương tích nạn nhân là cơ sở
vững chắc, đúng đắn để pháp luật trị tội chúng một cách thích đáng.


Mặc dù lập nhiều chiến công nhưng đến nay Thượng tá Đặng Sơn Đáng vẫn có nỗi
niềm canh cánh với nghề. Hiện nay điều kiện làm việc đã được cải thiện hơn trước
song khám nghiệm tử thi vẫn là cơng việc khơng được nhiều người ưa thích và lựa
chọn. Thượng tá Đặng Sơn Đáng hiện vẫn là bác sĩ pháp y duy nhất ở Cơng an tỉnh.
Vì thế, niềm mong mỏi của anh là làm sao tìm được người kế cận, có trình độ
chun mơn sâu, có năng lực và tâm huyết với nghề...


</div>

<!--links-->

×