Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.88 KB, 1 trang )
CÁC BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT
Người soạn: Tạ Văn Sáng
Bài 1: Xác định công thức hàm số y = ax + b (d) trong các trường hợp sau:
a, (d) song song với đường thẳng y = 3x + 5 và (d) đi qua điểm A ( 2;4)
b, (d) vuông góc với đường thẳng y = 0,5x + 5 và cắt trục hoàng tại điểm có hoành độ
là -2
c, (d) song song với đường thẳng 3x + 2y = 1 và cắt trục tung tại điểm có tung độ là -3
Bài 2: Cho đường thẳng y = (m-3)x + 2m+6 (d). Tìm m trong các trường hợp sau:
a, (d) đi qua điểm M (-1;5). Vẽ đồ thị của hàm số trong trường hợp m vừa tim được.
b, d vuông góc với đường thẳng y = -0,5x + 2
c, (d) tạo với trục Ox một góc bằng 60
0
Bài 3: Vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng toạ độ biết A(1;3), B(-2'0), C(2;0). Sau đó
tính diện tích tam giác ABC.
Bài 4: Xác định a để 3 đường thẳng sau đồng quy tại một điểm:
(d1) y = ax; (d2) y = 3x-10; (d3) 2x+3y=-8
Bài 5: Cho hàm số y = -x +1 (d1), y = x+1 (d2), y = -1 (d3)
a, Vẽ trên hệ trục toạ độ đồ thị của các hàm số trên
b, Gọi giao điểm của d1 và d2 là A, giao điểm của d3 với d1 và d2 lần lượt là B, C.
Chứng tỏ rằng tam giác ABC cân. Qua đó tính chu vi tam giác ABC
Bài 6. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường thẳng (d): y = mx+ m-2
a, Vẽ đồ thị của (d) biết m=4.
b, Tìm m để d cắt Ox, Oy tương ứng tại A và B sao cho tam giác OAB vuông cân.
c, Tìm m để (d) cắt đường thẳng x+y=3 tại một điểm trên trục tung.
Bài 7. a, Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng x-y=5 và đi qua
điểm A (2; 1).
b, Tính góc tạo bởi đường thẳng vừa tìm được và trục Ox
Bài 8. cho đường thẳng y = mx-2m (d)
a, Tìm m để (d) song song với đường thẳng y = 1/7x+7
b, Tìm m để (d) đi qua điểm A (0; -2). Khi đó hãy tính chu vi và tam giác tạo bởi
đuờng thẳng d và 2 trục toạ độ.