Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu ứng dụng tường chắn đất có cốt dùng lưới địa kỹ thuật cho đường dẫn đầu cầu nút giao ngọc hội thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.69 MB, 137 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHÚC

NGUYỄN THỊ PHÚC

KỸ THUẬT XÂY
DỰNGCƠNG TRÌNH GIAO
THƠNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ
CỐT DÙNG LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT CHO ĐƯỜNG DẪN
ĐẦU CẦU NÚT GIAO NGỌC HỘI – THÀNH PHỐ NHA
TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

KHỐ 33
Nha Trang – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHÚC



NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT
DÙNG LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT CHO ĐƯỜNG DẪN ĐẦU CẦU
NÚT GIAO NGỌC HỘI – THÀNH PHỐ NHA TRANG

Chuyên ngành : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG
Mã số
: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HỮU ĐẠO

Nha Trang – Năm 2018




TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT
DÙNG LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT CHO ĐƯỜNG DẪN ĐẦU CẦU NÚT GIAO
NGỌC HỘI - THÀNH PHỐ NHA TRANG
Học viên: Nguyễn Thị Phúc
Chun ngành: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG
Mã số60.58.02.05 Khóa: 33Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt - Hiện nay có rất nhiều loại kết cấu tường chắn đất như: Tường chắn bê tông cốt thép,
tường chắn có cốt kim loại, tường chắn có cốt dùng lưới hoặc vải địa kỹ thuật... Tuy nhiên tường
chắn có cốt lưới địa kỹ thuật có nhiều ưu điểm như: Lưới địa được trải thành từng lớp ngang, neo

giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm
không gian hai bên đường, sử dụng vật liệu đắp tại địa phương , q trình thi cơng đơn giản, chi phí
vật liệu thấp và kết hợp với vật liệu mới lưới địa kỹ thuật, đáp ứng được các điều kiện kinh tế - kỹ
thuật và mỹ quan của dự án. Việc nghiên cứu lựa chọn tường đất có cốt dùng lưới địa kỹ thuật là
một giải pháp phù hợp để giảm giá thành, đẩy nhanh tiến độ, tăng mỹ quan cho dự án trong thành
phố là rất cần thiết. Trong luận văn sẽ thí nghiệm bốn mỏ đất trên địa bàn Thành Phố Nha trang để
chọn ra mỏ đất phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cho tường chắn có cốt dùng lưới địa kỹ thuật. Sau
áp dụng tính toán thiết kế tường chắn cho đường dẫn đầu cầu Nút giao Ngọc Hội, sử dụng phần
mềm Plaxis để kiểm tốn tường chắn.
Từ khóa - kết cấu tường chắn; tường chắn đất có cốt, lưới địa kỹ thuật, vật liệu đắp,
Plaxis.
RESEARCH FOR APPLICATION OF MECHANICALLY STABILIZED EARTH WALLS
AND REINFORCED SOIL USE GEOGRID MATERIALS TO THE ROAD BEFORE THE
BRIDGE OF NGOC HOI INTERSECTION - NHA TRANG CITY
At present, there are many types of textures retaining wall as: Wall reinforced concrete;
reinforced metal wall; retaining wall using geotechnical grids or geotextile However, the retaining
wall with geotechnical net has many advantages such as: The grid is spread in horizontal layers,
Anchored between the roof panels on two roofs leading the bridge, increased load capacity with
saving space along the road,Use of local embankment materials, simple construction process, Low
cost material and Combined with new geotextile material, meeting the economic conditions technical and aesthetic aspects of the project. The research of selection of geosynthetic lands is a fit
solution for the discount value, push process, boost for an project in city is required. In Dissertation
will test four land mines in the city of Nha Trang to select a mine that meets the standard used for
geotextile retaining walls. After applying design calculations to the road before the bridge of ngoc
hoi intersection. Use Plaxis software to audit the retaining wall.
Key words - wall structure; reinforced earth retaining wall, geotechnical net,
embankment materials, Plaxis.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.
2.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 1

a. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 1
b, Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................................. 2
6. Cấu trúc của đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận -kiến
nghị, cụ thể như sau: .................................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG CHẮN CÓ CỐT.......................... 4
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.

Lịch sử phát triển của tường chắn có cốt ....................................................................... 4
Các ứng dụng của tường chắn có cốt mềm .................................................................... 6
Cơ chế làm việc của tường chắn có cốt mềm ................................................................ 8

1.3.1.

Sự làm việc của cốt ....................................................................... 8


1.3.2.

Sự tương tác giữa đất và cốt - Hệ số ma sát .................................. 8

Cơ sở thiết kế tường chắn đất có cốt dùng lưới địa kỹ thuật ....................................... 10

1.4.1.

Yêu cầu về vật liệu ...................................................................... 10

1.4.2.

Yêu cầu cấu tạo........................................................................... 13

1.4.3.

Cơ sở tính tốn tường chắn có cốt lưới địa kỹ thuật .................... 15

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ
CỐT LƯỢI ĐỊA KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÙ HỢP TẠI THÀNH PHỐ
NHA TRANG ................................................................................................. 35
2.1.

2.2.

Vật liệu đất đắp dùng cho tường chắn.......................................................................... 35

2.1.1.

Đất đắp tại mỏ Hòn Ngang ......................................................... 37


2.1.2.

Đất đắp tại mỏ Hòn Thị .............................................................. 39

2.1.3.

Đất đắp tại mỏ Hòn Cậu ............................................................. 40

2.1.4.

Đất đắp tại mỏ Vĩnh Phương - Đắc Lộc ...................................... 42

Đánh giá cốt dùng các loại lưới địa kỹ thuật................................................................ 48

2.2.1.

Lưới địa kỹ thuật Tencate[9] ...................................................... 48

2.2.2.

Lưới địa kỹ thuật Tenax[9] ......................................................... 49

2.2.3.

Lưới địa kỹ thuật taian TMP[9] .................................................. 51

2.2.4.

Lưới địa cốt sợi thủy tinh[9] ....................................................... 53



CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN LƯỚI ĐỊA KỸ
THUẬT CHO ĐƯỜNG DẪN ĐẦU CẦU NÚT GIAO NGỌC HỘI THÀNH PHỐ NHA........................................................................................ 56
3.1.

Thông số kỹ thuật thiết kế [5]....................................................................................... 56

3.1.1.

Vị trí cơng trình Nút Giao Ngọc Hội ........................................... 56

3.1.2.

Sơ đồ mặt bằng Ranh giới xây dựng các tuyến đường vào nút: ... 57

3.1.3.

Thông số kỹ thuật tường chắn phần đường dẫn đầu cầu Nút giao

Ngọc Hội tại mố M2. ................................................................................ 57
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Đặc điểm địa chất [6] .................................................................................................... 59
Thiết kế cấu tạo tường chắn nhánh N2 ........................................................................ 61
Tính tốn kết cấu tường chắn bằng .............................................................................. 62

Phân tích, so sánh về mặt kinh phí và kỹ thuật của phương án................................... 68
Đánh giá hiệu quả phương án....................................................................................... 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 71
- KẾT LUẬN: .......................................................................................................................... 71
- KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................................... 71


MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Ký hiệu

Tên hình

Trang

CHƯƠNG I

Hình 1. 1. Minh họa về ngun lí đất có cốt ...................................................... 4
Hình 1. 2. Các dạng ứng dụng của tường chắn có cốt [12] ................................. 7
Hình 1. 3. Cơ chế tương tác của cốt dạng dải hay thanh kim loại đối với đất rời 9
Hình 1. 4. Cơ chế tương tác của cốt dạng lưới đối với đất [12]........................... 9
Hình 1. 5. Mặt tường là các tấm rời đúc sẵn [12] .............................................. 10
Hình 1. 6. Hình dạng mặt tường là các khối (block) đúc sẵn [12] ..................... 10
Hình 1. 7. Vỏ mặt tường có chiều cao bằng chiều cao tường chắn [12] ............ 11
Hình 1. 8. Vỏ tường bằng kim loại ................................................................... 11
Hình 1. 9. Vỏ tường bằng vải ĐKT .................................................................. 11
Hình 1. 10. Hình dạng lưới địa kỹ thuật [9] ...................................................... 12
Hình 1.11. Các dạng mất ổn định [1] ................................................................ 16
Hình 1. 12. Hình ảnh mất ổn định nội bộ [1] .................................................... 18
Hình 1.13. Sơ đồ tính tốn kiểm tra .................................................................. 18

Hình 1.14. Do trọng lượng bản thân và lực phân bố đều q ................................ 20
Hình 1.15. Do tác dụng của lực thẳng đứng...................................................... 20
Hình 1.16. Sơ đồ tính khi chịu tác dụng của lực ngang trên diện hẹp ............... 21
Hình 1.17. Sơ đồ tính tốn................................................................................ 23
Hình 1.18. Lực căng T đạt giá trị lớn nhất ........................................................ 23
Hình 1.19. Sơ đồ tính tốn................................................................................ 24
Hình 1.20. Phân bố ứng suất theo Meyerhof..................................................... 24
Hình 1.21. Sơ đồ tính tốn................................................................................ 25
Hình 1.22. Thi cơng, lắp dựng các tấm tường [12] ........................................... 28
Hình 1.23. Điều chỉnh các tấm tường vào các chốt có sẵn[12] ......................... 28
Hình 1.24. Thi cơng lớp đất đắp trước khi rải lưới địa kỹ thuật[12] .................. 28
Hình 1.25. Thi công lớp đất đắp trước khi rải lưới địa kỹ thuật[12] .................. 29
Hình 1.26. Khởi động chương trình vào của Plaxis .......................................... 30
Hình 1.27. Thiết lập chung ............................................................................... 31
Hình 1.28. Vẽ Mơ Hình, Thiết lập điều kiện biên ............................................. 31


Hình 1.29. Khai báo và gán vật liệu ................................................................. 32
Hình 1.30. Phát sinh lưới phần tử ..................................................................... 32
Hình 1.31. Thực hiện tính tốn ......................................................................... 33
Hình 1.32. Kết quả tính tốn - tổng ứng suất .................................................... 33
CHƯƠNG II

Hình 2. 1. Hình ảnh mỏ vật liệu........................................................................ 35
Hình 2. 2. Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................... 36
Hình 2.3. Vị trí mỏ Hịn Ngang ........................................................................ 37
Hình 2.4. Biểu đồ thành phần hạt mẫu đất Hịn Ngang ..................................... 38
Hình 2.5. Biểu đồ quan hệ W-γk mẫu đất Hịn Ngang ....................................... 38
Hình 2. 6. Biểu đồ giới hạn dẻo, chảy............................................................... 38
Hình 2.7. Vị trí mỏ Hịn Thị ............................................................................. 39

Hình 2.8. Biểu đồ thành phần hạt mẫu đất Hịn Thị .......................................... 40
Hình 2.9. Biểu đồ quan hệ W-γk mẫu đất Hịn Thị ............................................ 40
Hình 2.10. Biểu đồ giới hạn dẻo, chảy.............................................................. 40
Hình 2.11. Vị trí mỏ Hịn Cậu .......................................................................... 41
Hình 2.12. Biểu đồ thành phần hạt mẫu đất Hịn Cậu ....................................... 41
Hình 2.13. Biểu đồ quan hệ W-γk mẫu đất Hịn Cậu ......................................... 42
Hình 2. 14 - Biểu đồ giới hạn dẻo, chảy ........................................................... 42
Hình 2.15. Vị trí mỏ Đắc lộc ............................................................................ 43
Hình 2.16. Biểu đồ thành phần hạt mẫu đất Đắc Lộc........................................ 43
Hình 2.17. Biểu đồ quan hệ W- γk mẫu đất Đắc Lộc ......................................... 44
Hình 2.18. Biểu đồ giới hạn dẻo, chảy.............................................................. 44
Hình 2.19. Biểu đồ thành phần hạt hỗn hợp đất + Cát .................................... 46
Hình 2.20. Biểu đồ quan hệ W- γk mẫu đất Đắc Lộc ......................................... 46
Hình 2.21. Biểu đồ giới hạn dẻo, chảy.............................................................. 46
Hình 2.22. Biểu đồ sức kháng cắt ..................................................................... 47
Hình 2. 23. Lưới địa Tencate ............................................................................ 48
Hình 2.24. Cơng trình Chùa Đạm - Bắc Ninh ................................................... 49
Hình 2.25. Lưới địa Tenax ............................................................................... 49
Hình 2.26. Cơng trình sàn nhà xưởng của Metro Thành Phố Hải Phòng........... 51


Hình 2. 27. Lưới địa taianTMP......................................................................... 51
Hình 2.28. Cơng trình đường dẫn cầu Thành Phố Hải Phịng ........................... 53
Hình 2.29. Cơng trình đường dẫn đầu cầu Thành Phố Hải Phịng ..................... 53
Hình 2.30. Lưới địa cốt sợi Thủytinh ............................................................... 53
Hình 2.31. Lưới địa cốt sợi Thủy Glasgird trên Quốc lộ 14G ........................... 55
CHƯƠNG III

Hình 3.1. Vị trí Nút giao thơng Ngọc hội ......................................................... 56
Hình 3.2. Sơ đồ các Nhánh vào nút giao thơng Ngọc Hội................................. 57

Hình 3.3. Mặt bằng tường chắn nhánh N2 ........................................................ 57
Hình 3.4. Trắc dọc hiện trạng nút giao thơng Ngọc Hội ................................... 57
Hình 3.5. Trắc ngang hiện trạng nút giao thơng Ngọc Hội ............................... 58
Hình 3.6. Trắc dọc thiết kế nhánh N2 phải ....................................................... 58
Hình 3.7. Trắc dọc thiết kế nhánh N2 trái ......................................................... 58
Hình 3.8. Trắc ngang thiết kế nhánh N2 ........................................................... 59
Hình 3.9. Phối cảnh nút hồn thiện ................................................................... 59
Hình 3.10. Bố trí tấm tường nhánh N2 ............................................................ 61
Hình 3.11. Sơ đồ tính tốn tường chắn ............................................................. 63
Hình 3.12. Thiết lập mơ hình tính tốn trongPlaxis .......................................... 66
Hình 3. 13 - Mặt cắt ngang của các phương án tường chắn .............................. 68


MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Ký hiệu

Tên bảng

Trang

CHƯƠNG I

Bảng 1. 1. Các tính chất của vật liệu lựa chọn [11]........................................... 12
Bảng 1. 2. Chỉ số tính chất điện hóa của vật liệu chọn lọc sử dụng trong khối
tường chắn đất có cốt lưới địa kỹ thuật [12] ..................................................... 13
Bảng 1. 3. Chỉ số tính chất điện hóa của vật liệu chọn lọc sử dụng trong khối
tường chắn đất có cốt thép [12] ........................................................................ 13
Bảng 1. 4. Kích thước sơ bộ của kết cấu tường chắn đất có cốt [11]................. 14
Bảng 1. 5. Khoảng cách giữa các cốt đối với mặt cắt tường hình thang [11] .... 14
Bảng 1. 6. Kích thước tường có dạng hình học khác nhau [11] ........................ 14

Bảng 1. 7. Độ sâu chôn tường tối thiểu [11] ..................................................... 14
Bảng 1. 8 - Hệ số an toàn về cường độ[11] ...................................................... 17
Bảng 1.9. Độ bền của lưới địa kỹ thuật Tensar ................................................. 22
Bảng 1.10. Hệ số vật liệu của lưới địa kỹ thuật Tensar ..................................... 22
CHƯƠNG II

Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ - lí mẫu đất ở các mỏ đất ........................... 44
Bảng 2.2. Bảng cấp phối hạt vật liệu ................................................................ 45
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các kết quả thí nghiệm hỗn hợp đất Hịn Ngang và Cát
Cam Lâm ......................................................................................................... 47
CHƯƠNG III

Bảng 3.1. Bề dày các lớp địa tầng trong hố khoan (M) ..................................... 60
Bảng 3.2. Tính chất cơ lý của lớp đất ............................................................... 60
Bảng 3.3. Kích thước sơ bộ của tường chắn ..................................................... 62
Bảng 3.4. Thông số đầu vào dùng để tính tốn tường chắn Nhánh N2.............. 62
Bảng 3.5. Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của loại lưới địa GG60PE[9] .................... 63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay có rất nhiều loại kết cấu tường chắn đất như: Tường chắn bê tơng cốt
thép, tường chắn có cốt kim loại, tường chắn có cốt dùng lưới hoặc vải địa kỹ thuật...
Tuy nhiên tường chắn có cốt lưới địa kỹ thuật có nhiều ưu điểm như: Lưới địa được
trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa
tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường, sử dụng vật liệu
địa phương không làm ảnh hưởng đến tác động mơi trường, dễ vận chuyển, q trình
thi cơng đơn giản, chi phí vật liệu thấp và kết hợp với vật liệu mới lưới địa kỹ thuật,
đáp ứng được các điều kiện kinh tế - kỹ thuật và mỹ quan của dự án. Nút giao Ngọc
Hội là điểm nút giao cắt lớn nhất giữa đường sắt và đường bộ nằm trong thành phố,

đường bộ là trục đường nối từ cửa ngõ phía Bắc đến trung tâm phía Tây Thành Phố
Nha Trang với trục đường 23/10, trục đường chính nối từ huyện Diên Khánh vào trung
tâm thành Phố.
Cơng trình nổi bật khi đặt trong tổng thể khu vực xây dựng nhưng vẫn đảm bảo
hài hòa với cảnh quan hiện tại. Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng,
kiến trúc xung quanh phạm vi thực hiện dự án. Chính vì vậy hình dáng kiến trúc của
nút phải hiện đại, có tính thẩm mỹ cao, là điểm nhấn kiến trúc trên 2 trục đường vào
thành phố. Từ những tiêu chí trên thúc đẩy việc nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp
tường chắn cho hai bên các nhánh dẫn vào nút hay còn gọi là đường dẫn đầu cầu. Giải
pháp thiết kế cơ sở là tường chắn bê tông trọng lực với kết cấu lớn, chi phí cao, thiếu
mỹ quan. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng tường chắn có cốt bằng lưới địa kỹ thuật
vào bước thiết kế bản vẽ thi công của Dự án nút giao Ngọc Hội đường 23/10 Thành
phố Nha Trang để giảm giá thành, tăng mỹ quan cho dự án trong thành phố là rất cần
thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ứng dụng tường chắn có cốt bằng lưới địa kỹ thuật cho đường dẫn
đầu cầu.
b, Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá về ứng dụng tường chắn đất có cốt lưới địa kỹ thuật ổn định cho các
nền đường đắp tại Thành phố Nha Trang

1


- Áp dụng cơ sở lý thuyết tính tốn dựa trên tiêu chuẩn BS 8006-1995 và
FHWA -NHI-10-024, xây dựng trình tự tính tốn, thiết kế cấu tạo, u cầu vật liệu trên
cơ sở sử dụng vật liệu đất đắp địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cho
cơng trình.
- Mơ phỏng số bằng Plaxis kiểm tốn ứng suất, biến dạng và ổn định cho tường

chắn đất có cốt lưới địa kỹ thuật.
- Thiết kế cấu tạo cho tường chắn có cốt dùng lưới địa kỹ thuật.
- Tính tốn ứng dụng tường chắn đất có cốt lưới địa kỹ thuật cho đường đầu cầu
nút giao Ngọc Hội đường 23/10 Thành phố Nha Trang
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tường chắn có cốt - sử dụng bằng lưới địa kỹ thuật.
- Ưu tiên sử dụng vật liệu đất đắp địa phương, áp dụng cho đường đầu cầu
Nút giao Ngọc Hội Thành Phố Nha Trang.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, đo đạc hiện trạng, thu thập dữ liệu về khảo sát địa chất, đất
đắp, hồ sơ kỹ thuật, kiến trúc của dự án.
- Phương pháp tính tốn: Theo Tiêu chuẩn Anh BS8006-1995 (Tiêu chuẩn thực
hành đất và các vật liệu đắp khác có gia cường - có cốt) và Tiêu chuẩn Mỹ FHWANHI-10-024 FHWA GEC 011 – Volume I November 2009(Design and Constructionof
Mechanically Stabilized Earth Walls and Reinforced Soil Slopes – Volume I), đồng
thời sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn Plaxis để kiểm tốn cho kết cấu tường
chắn có cốt.
- Tổng hợp phân tích đánh giá lựa chọn vật liệu đắp địa phương ứng dụng cho
dự án.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tổng quan về tường chắn đất có cốt và khả năng ứng dụng cho khối đắp
đường đầu cầu trong đơ thị;
- Áp dụng trình tự tính tốn thiết kế theo tiêu chuẩn Anh BS8006-1995, Tiêu
chuẩn Mỹ FHWA-NHI-10-024, Tiêu chuẩn 22TCN 272-05
- Mơ phỏng số tính tốn ổn định, đối chiếu tính tốn nội lực, chuyển vị, để xuất
kết cấu phù hợp;
- Áp dụng tính tốn thiết kế cho cho đường đầu cầu nút giao Ngọc Hội đường
23/10 Thành phố Nha Trang;

2



- Phân tích, đề xuất lựa chọn về đất đắp cho tường chắn đất có cốt lưới địa kỹ
thuật sử dụng vật liệu địa phương tại thành phố Nha Trang;
- Thiết kế cấu tạo cho phương án kỹ thuật và giải pháp kỹ thuật thi công, đánh
giá hiệu quả kinh tế kỹ thật.
6. Cấu trúc của đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm phần mở đầu, 3 chương và kết
luận -kiến nghị, cụ thể như sau:
Mở đầu:
Chương 1. Tổng quan về tường chắn có cốt:
1.1 Lịch sử phát triển của tường chắn có cốt
1.2 Các ứng dụng của tường chắn có cốt mềm
1.3 Cơ chế làm việc của tường chắn có cốt mềm
1.4 Cơ sở thiết kế tường chắn đất có cốt dùng lưới kỹ thuật
Chương 2. Đánh giá lựa chọn vật liệu địa phương và cốt lưới địa kỹ thuật
phù hợp tại Thành phố Nha Trang.
2.1 Vật liệu đất đắp dùng cho tường chắn
2.2 Đánh giá cốt dùng các loại lưới địa kỹ thuật
Chương 3. Áp dụng giải pháp tường chắn có cốt lưới địa kỹ thuật cho
đường dẫn đầu cầu Nút giao thông Ngọc hội - Thành phố Nha Trang:
3.1 Thông số kỹ thuật thiết kế
3.2 Đặc điểm địa chất
3.3 Thiết kế cấu tạo tường chắn nhánh N2
3.4 Tính tốn kết cấu tường chắn
3.5 Phân tích, so sánh về mặt kinh phí và kỹ thuật của phương án
3.6 Đánh giá hiệu quả phương án
Kết luận và kiến nghị

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG CHẮN CÓ CỐT
1.1. Lịch sử phát triển của tường chắn có cốt
Từ năm 1963, Henri Vidal, một kỹ sư người Pháp đã đề xuất ý tưởng dùng đất
có cốt để xây dựng các cơng trình. Ngày 7-3-1966 Ơng đã báo cáo trước hội đồng cơ
học đất và Nền móng nước Pháp và sau đó Ông đã được cấp bằng sáng chế về phát
minh này. Cho đến nay, khái niệm về đất có cốt và những ứng dụng của nó trong các
cơng trình xây dựng đã trở nên quen thuộc với các kỹ sư cầu đường, kỹ sư xây dựng ở
khắp nơi trên thế giới [1].
Đất có cốt là một loại vật liệu tổ hợp, thực chất vẫn dùng đất thiên nhiên để xây
dựng công trình nhưng trong đất có bố trí các lớp cốt bằng vật liệu chịu được lực kéo
theo các hướng nhất định, thơng qua sức neo bám (do ma sát, dính và neo bám) giữa
đất với vật liệu cốt mà loại vật liệu tổ hợp đất có cốt này có khả năng chịu kéo (giống
như vật liệu bê tông cốt thép có khả năng chịu kéo, trong đó bản thân bê tơng chịu kéo
kém) [1].

Hình 1. 1. Minh họa về ngun lí đất có cốt
Loại cơng trình được xây dựng thử nghiệm đầu tiên bằng đất có cốt chính là
tường chắn bằng đất có cốt được xây dựng ở Pyrenees do H.Vidal đề xuất thiết kế vào
năm 1965, trong đó đất đắp là loại rời rạc, ít dính, cốt là dải kim loại (rộng 60 mm, dày
5 mm) và vỏ mặt tường bao bằng kim loại dày 1,5 – 4,0 mm cao 25 cm. Sau 2 năm
xây dựng thử nghiệm, đến năm 1967 một tường chắn đất có cốt được xây dựng tại
Pháp đó là tường Incarville trên đường cao tốc A13 ở Pháp. Tường này cao 10m, rộng
10 m, và dài 50 m. Kết quả quan trắc ứng suất và biến dạng của cốt, của vỏ (thông qua
các đầu đo được bố trí sẵn trong q trình thi cơng) và kết quả thí nghiệm khá cơng
phu trên các mơ hình thí nghiệm tại phịng thí nghiệm trung ương về Cầu và Đường
(LCPC) của Pháp dưới sự lãnh đạo của H. Vidal (có sự tham gia đáng kể của kỹ sư
Nguyễn Thành Long, một Việt kiều tại Pháp) đã cho phép ngay từ những năm đó thiết

4



lập được những nguyên tắc về phương pháp thiết kế cấu tạo và tính tốn kết cấu tường
chắn bằng đất có cốt. Tiếp đó, một loạt các cơng trình tường chắn bằng đất có cốt được
xây dựng trên các đường ô tô và bến cảng ở Pháp, Tây Ban Nha, Đức và một số nước
khác. Đáng kể nhất là những tường chắn bằng đất có cốt (tổng cộng tới 800m dài) trên
đường cao tốc A53 qua vùng Menton (Pháp). Tại đây sườn núi dốc, địa chất không ổn
định, không thể đào sâu và khó làm cầu vượt nên đã chọn phương án đắp cao với
tường chắn tới 20m. Với tường chắn cao như vậy, nếu dùng tường chắn bê tông cốt
thép sẽ rất khó giải quyết vấn đề về nền móng, do vậy đã chọn kết cấu từơng chắn đất
có cốt là loại tường bằng vật liệu mềm cho phép có những biến dạng lớn mà khơng bị
phá hoại đột ngột trong khi vẫn giữ được ổn định chung của cơng trình [1].
Cũng ngay từ những năm mới ra đời (1966-1969), ở nhiều đường cao tốc của
Pháp đã xây dựng các tường chắn đất có cốt để làm nền đường tách đôi 2 chiều xe
chạy với 2 bậc cao thấp khác nhau (đề đảm bảo ổn định nền đường) hoặc làm những
đường đắp cao trên đoạn dẫn lên các cầu vượt ở các chỗ giao nhau khác mức trong đô
thị ( để hạn chế giải phóng mặt bằng do khơng phải đắp mái taly) và đặc biệt là để xây
dựng cả những tường kè cảng như tường kè bến cảng Montréal (Canada), ụ tầu ở
Strasbourg, tường cảng ở Boulogne, La Grand Motte (Pháp) [1].
Năm 1972 hàng loạt các cơng trình tường chắn có cốt được xây dựng trên thế
giới như: ở Pakistan xây dựng cơng trình tường chắn đất có cốt với vách thẳng đứng
cao 40m, trong khi đó ở Pháp người ta cũng đã ứng dụng công nghệ này vào việc thi
công các mố cầu chịu nén lệch tâm (mố cầu Thionville cao 12 m, chịu tải trọng từ gối
cầu truyền xuống tới 750 tấn và độ lún định trước là 20 cm)[1].
Với thực tế đó, từ năm 1972 GS.Đặng Hữu đã viết tài liệu đầu tiên về nguyên lí
đất có cốt (chun san thơng tin KHKT của Ủy ban KH&KT Nhà nước số 4 tháng
4/1972) và cũng đã tổ chức nghiên cứu kiểm nghiệm lại nguyên lí đất có cốt bằng thiết
bị nén 3 trục. Đến tháng 6/1973 một mơ hình thí điểm về tường chắn có cốt cao 4,25 m
đã được xây dựng trên đoạn đường dẫn từ Đê La Thành xuống 1 khu tập thể gần Cầu
Giấy (Hà Nội), tường chắn thí điểm sử dụng cốt là các dải cao su được cắt ra từ lốp ô

tô phế thải rộng 6cm dày 0,5cm được nối với vỏ bằng bu lông φ50, vỏ tường là vỏ
thùng nhựa cũ cao 25 cm (như vỏ kim loại của H. Vidal) và cơng trình này vẫn cịn tồn
tại đến ngày nay. Từ năm 1999 đến nay, cùng với các dự án xây dựng mới và khôi
phục cầu đường ở nước ta, các cơng trình đất có cốt đã tìm được chỗ ứng dụng và ngày
càng được sử dụng nhiều hơn. Lý do chủ yếu là khi xây dựng các đường dẫn đầu cầu

5


hoặc các chỗ giao nhau khác mức trong đô thị, xây dựng tường chắn đất có cốt sẽ giảm
được mặt bằng chiếm dụng đất hơn nhiều so với nền đắp có mái dốc, giảm được nhiều
chi phí xây dựng. Một số cơng trình tường chắn đất có cốt đã được xây dựng ở nước ta
như: tường chắn đất có cốt trên quốc lộ 5 đoạn cắt qua nút giao Lạch Tray (Hải
Phịng), cơng trình tường chắn đất có cốt cho đường dẫn lên đầu cầu vượt Ngã Tư
Vọng ở Hà Nội, đường dẫn lên đầu cầu vượt Sóng Thần ở thành phố Hồ Chí Minh,
đường dẫn lên đầu cầu vượt Hòa Cầm ở thành phố Đà Nẵng, cầu Chợ Dinh trên đường
từ Huế đi Thuận An, ... đã được xây dựng và đã cho thấy được những ưu điểm của nó.
Trong những năm sắp đến với các dự án mới về xây dựng cơng trình giao thơng vận
tải, đặc biệt hệ thống đường cao tốc, cải tạo đường sắt, loại cơng trình tường chắn đất
có cốt cịn có nhiều cơ hội để ứng dụng và phát triển mạnh [1].
Từ năm 2012, TS Châu Trường Linh (Khoa Cầu đường, Trường Đại học Bách
khoa Đà Nẵng) đã có nhiều nghiên cứu về tường chắn đất có cốt (MSE), đã có nhiều
bài báo đăng trên các tạp chí trong và nồi nước về tường chắn đất có cốt và đã bảo vệ
thành cơng đề tài cấp đại học Đà Nẵng “Tận dụng vật liệu tại chỗ xây dựng tường chắn
đất có cốt đạt chuẩn quốc tế có xét đến tuổi thọ cơng trình” năm 2013.
1.2. Các ứng dụng của tường chắn có cốt mềm
Xây dựng tường chắn có cốt thay thế các tường bê tông cốt thép và tường bê tông
trọng lực :
Xây dựng tường chắn đất có cốt để chắn giữ nền đường khi vào cầu
Ứng dụng trong xây dựng nền đường, đường cao tốc

Ứng dụng trong xây dựng hệ thống chắn sóng ở các bờ biển
Ứng dụng trong xây dựng trong mố cầu
Ứng dụng trong xây dựng tại các nút giao thông khác mức

Tường chắn kè bờ ở Mỹ

Đập Taylor Draw Mỹ

6


Tường chắn tại sân bay Quốc tế
Bangalore Ấn Độ

Tường chắn xây dựng khu nhà ở

Tường chắn trên đường

Cầu vượt tại Dindoshi

Baus-Roux - Saint Isidore

Junction, Mumbai

Tường chắn có cốt xây dựng
đường đầu cầu ở Pháp, chiều dài 315m
chiều cao 13,1m

Tường chắn có cốt xây dựng
đường ơ tơ ở Pháp, chiều dài 1115m,

chiều cao 12,7m

Hình 1. 2. Các dạng ứng dụng của tường chắn có cốt [12]

7


Ngồi những ứng dụng trên, tường chắn có cốt cịn được ứng dụng trong các lĩnh vực
xây dựng dân dụng như xây dựng cho khu nhà ở và xây dựng thủy lợi, tùy theo điều
các kiện khai thác.
1.3. Cơ chế làm việc của tường chắn có cốt mềm
1.3.1. Sự làm việc của cốt
Khi làm việc, cốt được neo sâu vào miền đất ổn định sau mặt trượt, đầu kia của
cốt được gắn vào lớp vỏ bảo vệ tường chắn, nhờ khả năng tiếp nhận lực kéo của cốt và
khả năng neo của cốt trong vùng ổn định mà giữ được ổn định cho miền đất không ổn
định nằm sát bề mặt tường chắn. Khối đất trong tường chắn được giữ ổn định [11]
Như vậy, cùng với sự phát triển của lực ma sát, lực dính kết trên bề mặt cốt
kháng lại áp lực chủ động của đất thì lực kéo trong cốt phát sinh và phát triển. Khi sự
phát triển lực kéo trong cốt vượt quá độ bền giới hạn chịu kéo của cốt thì có khả năng
thì khả năng gây ra hiện tượng phá hoại do đứt cốt. Ngoài ra khi áp lực đất tác dụng
lên bề mặt tường lớn làm kéo cốt trượt trong đất và đây được xem là loại hình mất ổn
định do trượt hay tuột cốt [11]
1.3.2. Sự tương tác giữa đất và cốt - Hệ số ma sát
Sức kháng cắt trực tiếp giữa cốt và đất liên quan tới hai thành phần chính. Một
là, sức kháng cắt giữa đất với diện tích bề mặt phẳng của cốt; Hai là, sức kháng cắt
giữa đất với chính đất tại vị trí các mắt của lưới[11]
Sức kháng kéo của cốt dải hay thanh kim loại phụ thuộc chủ yếu vào sức kháng
ma sát xuất hiện giữa đất và bề mặt ma sát của cốt. Với các cốt dạng lưới thì ngồi sức
kháng ma sát, một bộ phận khác của sức kháng kéo là sức kháng bị đồng của đất tựa
trên các phần tử chịu kéo của lưới. Độ lớn của sức kháng ma sát phụ thuộc vào góc ma

sát bề mặt và ứng suất pháp hiệu quả giữa đất. Nếu cốt đủ cứng và đủ nhám nó sẽ tiếp
nhận tải trọng từ đất . Những đơn nguyên cốt mềm sẽ khơng có tác dụng gia cường đất
bởi bất kì sự tương tác nào liên quan đến uốn hoặc cắt qua tiết diện ngang của chúng.
Có sự tương tác giữa cốt mềm với đất chỉ là nhờ tiếp thu lực kéo dọc trục. Để tăng tối
đa khả năng chịu tải kéo và để tiện thi công, các cốt mềm được đặt nằm ngang trong
tường, trong mái dốc và dưới nền đắp trùng với trục biến dạng kéo chính trong đất
khơng có cốt [11].
Vai trị của cốt chính là nhằm tạo ra áp lực hông ngay từ bên trong khối đất có
bố trí cốt. Điều này cũng tương đương với việc tạo ra được lực dính c lớn hơn bên
trong khối đất.[11]

8


Hình 1. 3. Cơ chế tương tác của cốt dạng dải hay thanh kim loại đối với đất rời[12]

Hình 1. 4. Cơ chế tương tác của cốt dạng lưới đối với đất [12]
Khi khối đất chịu nén theo phương thẳng đứng, nếu khơng có cốt đất sẽ bị phá
hoại vì nở hơng tự do. Nhưng khi có bố trí cốt và giả thiết giữa đất và cốt có đủ sức
neo bám cần thiến thì khi chịu nén, đất và cốt sẽ cùng tham gia chịu lực. Do đó, khối
đất bị xem như chịu nén 3 trục có hạn chế nở hơng với trị số áp lực hơng chính là do
cốt tác dụng vào đất thông qua lực ma sát giữa đất [8].
Theo báo cáo thử nghiệm của TRI/Environmental Inc.in Austin, Texas, USA đã
thí nghiệm tương tác giữa đất và lưới địa kỹ thuật tại phịng thí nghiệm; người ta cho
lưới địa trượt trực tiếp với 3 loại đất là sỏi thô, cát hạt thô và Sét pha cát kết quả thu
được hệ số trượt trực tiếp theo bảng sau [13]

Từ kết quả thực nghiệm trên họ đưa ra hệ số an toàn trong thiết kế với từng loại
đất như sau:
Đối với chi tiết hạt, ma sát: C ds = 0,84

Đối với đất sét kết dính: C ds = 0,62
Và theo tiêu chuẩn quy định về thử nghiệm ASTM D6706 – 01 cho tất cả các
loại lưới địa người ta thử nghiệm với 3 loại đất nêu trên rút ra kết luận rằng: Trong
thiết kế và sử dụng các hệ số tương tác giữa đất vật liệu cốt và sự lấp đầy xung quanh

9


chúng là rất quan trọng. Nó là cần thiết để đảm bảo rằng tỷ lệ an toàn đầy đủ. Để an
toàn trong thiết kế họ khuyên chúng ta nên lấy Ci = 0.85[13]
1.4. Cơ sở thiết kế tường chắn đất có cốt dùng lưới địa kỹ thuật
1.4.1. Yêu cầu về vật liệu
a. Vỏ tường:
Phải đảm bảo đầy đủ các chức năng như tạo kết cấu hình dạng mặt ngồi cho
tường chắn để tạo mỹ quan và hịa nhập với mơi trường; Phịng ngừa xói lở đất đắp do
mưa, gió...; Chống đỡ cục bộ đối với áp lực đất trong phạm vi giữa hai lớp cốt; Neo
cốt trong khu vực chủ động của khối đất có cốt; Bảo đảm nước mặt thấm vào khối đất
có cốt có thể thốt qua mặt tường ra phía ngồi mà khơng lơi kéo đất đắp sau tường.
Gồm có hai loại là vỏ tường cứng và vỏ tường mềm. Với vỏ tường cứng có các loại
chủ yếu là các tấm rời và các tấm liền. Các tấm rời (Chiều cao hạn chế)(1.5)(1.6),
thường được chế tạo bằng bê tơng đúc sẵn, có các khe nối gối lên nhau kết hợp với
một mép gờ chịu nén, có thể chế tạo nhiều hình dạng và kết cấu đa dạng để đáp ứng
các u cầu về mỹ quan cơng trình và tạo ra sự hịa hợp của cơng trình trong mơi
trường [11]

Hình 1. 5. Mặt tường là các tấm rời đúc sẵn [12]

Hình 1. 6. Hình dạng mặt tường là các khối (block) đúc sẵn [12]

10



Các tấm liền (Suốt chiều cao tường), thường được làm bằng bê tông đúc sẵn, mặt
tường hợp thành bởi các cột trụ chính và các tấm panen cũng thường được xếp vào hệ
thống mặt đường tấm liền suốt chiều cao(1.7).

Hình 1. 7. Vỏ mặt tường có chiều cao bằng chiều cao tường chắn [12]
Còn với vỏ tường mềm được làm bằng thép(1.8) hoặc vật liệu polime.

Hình 1. 8. Vỏ tường bằng kim loại
Trong giải pháp này, mặt tường được làm bằng chính các cốt vải địa kỹ thuật kéo dài
bọc cuộn lấy từng lớp đất đầm nén, đầu vải bọ cuộn cũng được ghìm vào từng lớp đất
và khơng có liên kết giữa cốt với mặt tường(1.9). Loại vỏ tường này có ưu điểm thốt
nước tốt, tuy nhiên do tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, và chịu tác động trực tiếp của
mơi trường và tia cực tím nên tuổi thọ kém

Hình 1. 9. Vỏ tường bằng vải ĐKT

11


b. Lưới địa kỹ thuật:
Được chế tạo từ hợp chất Polyethylene với mắt lưới rộng từ vài mm đến vài cm. Lưới
địa kỹ thuật được tạo nên bởi những sợi thơ to, liên kết với nhau bằng ép nóng hoặc
keo dính với nhau (1.10). Lưới địa kỹ thuật có hệ số ma sát cao khi tiếp xúc với đất và
có cường độ chịu kéo lớn[11]

Hình 1. 10. Hình dạng lưới địa kỹ thuật [9]
Tính cài chặt với vật liệu chung quanh, tạo nên một lớp móng vững chắc, nhất là
chống lại sự trượt của đất đắp dùng làm đê đập, tường chắn đất; Tính đa năng: hầu như

thích hợp với mọi loại đất, đá; thi công dễ dàng, không cần máy móc, chỉ 2 người là có
thể trải lưới; ít bị hủy họai bởi thời tiết, tia UV, bởi môi trường chung quanh như đất
có axít, kiềm, và các chất độc hại khác[11]
c.Yêu cầu về vật liệu đắp.
Đất đắp sử dụng cho cơng trình tường chắn đất có cốt thường dùng là đất rời và
đất rời ít dính(khơng chứa hữu cơ hoặc các tạp chất khác), Góc nội ma sát ϕ khơng
nhỏ hơn 32 độ, trong trường hợp cơng trình tường chắn sử dụng đất có tính dính thì
góc nội ma sát không nhỏ hơn 28 độ được xác định bằng thí nghiệm cắt trực tiếp theo
tiêu chuẩn ASSHTO T-236 trên phần hạt đất mịn hơn cỡ sàng No. 10, sử dụng mẫu
vật liệu được đầm nén đến 95% theo AASHTO T-99, phương pháp C hoặc D. Hiện
nay, để tăng hiệu quả kinh tế trong việc xây dựng tường chắn đất có cốt có thể sử dụng
các loại đất có tính chất cơ lý kém hơn các yêu cầu nêu trên bằng việc sử dụng vật liệu
đắp tại chỗ hoặc đất ở gần nơi thi công. Tuy nhiên các loại đất này thường có tính ma
sát kém với cốt và tuổi thọ cơng trình khơng cao nên cần có những nghiên cứu sâu hơn
để tận dụng vật liệu tại chỗ để xây dựng tường chắn đất có cốt và theo các yêu cầu sau:
Bảng 1. 1. Các tính chất của vật liệu lựa chọn [11]
Chiều cao tường <10m

Phương pháp thử

Kích cỡ lớn nhất (mm)

102

AASHTO T-27

% lọt sàng 102mm (4 in)

100


AASHTO T-27

12


% lọt sàng 0.425mm (No.40)

0-60

AASHTO T-27

% lọt sàng 0.075mm (No.200)

0-15

AASHTO T-27

Hệ số độ đồng đều (CU)

>=2

AASHTO T-27

Chỉ số dẻo (PI)

<=6

AASHTO T-27

Chiều cao tường >=10m


Phương pháp thử

Kích cỡ lớn nhất (mm)

102

AASHTO T-27

% lọt sàng 102mm (4 in)

100

AASHTO T-27

% lọt sàng 0.425mm (No.40)

0-60

AASHTO T-27

% lọt sàng 0.075mm (No.200)

5-15

AASHTO T-27

% lọt sàng 0.020mm (No.635)

0-10


AASHTO T-27

Hệ số độ đồng đều (CU)

>=10

AASHTO T-27

Chỉ số dẻo (PI)

<=6

AASHTO T-27

Bảng 1. 2. Chỉ số tính chất điện hóa của vật liệu chọn lọc sử dụng trong khối tường
chắn đất có cốt lưới địa kỹ thuật [12]
Với lưới địa làm từ
Polyester (PET)
Polyolefin (PP & HDPE)

Chỉ tiêu

Phương pháp thử

3 < pH < 9
pH > 3

AASHTO T-289
AASHTO T-289


Bảng 1. 3. Chỉ số tính chất điện hóa của vật liệu chọn lọc sử dụng trong khối tường
chắn đất có cốt thép [12]
Tính chất

Chỉ tiêu

Phương pháp thử

Điện trở suất

>3000 Ohm.cm

AASHTO T-288-91

PH

>5 <10

AASHTO T-288-91

Chlorides

<=100ppm

AASHTO T-288-91

Sulfates

<=200ppm


AASHTO T-288-91

Hàm lượng hữu cơ

<=1%

AASHTO T-288-91

1.4.2. Yêu cầu cấu tạo
a. Mặt tường:
+ Vỏ tường bằng các tấm bê tông cốt thép đúc sẵn có chiều dày ≥14cm; mỗi
tấm có diện tích khoảng 2.8m2 [1];
+ Vỏ tường bằng các modun tường đúc sẵn: Chiều cao các tấm từ 10-20cm;
rộng từ 20-45cm; chiều dài từ mặt tường vào các khối đất để neo giữ từ 20-60cm
+ Mặt tường là các tấm bê tơng cốt thép đúc sẵn có chiều cao bằng chiều cao
tường. Loại này tấm tường đúc sẵn có chiều cao lên đến 6.1m

13


b. Mặt cắt ngang:
Mặt cắt hình chữ nhật, mặt cắt hình thang, mặt cắt giật cấp, mặt cắt có lan can
phòng hộ, tỷ số cấu tạo hợp lý của tường chắn có cốt.
Bảng 1. 4. Kích thước sơ bộ của kết cấu tường chắn đất có cốt [11]
Loại cấu tạo

Chiều dài cốt tăng cường tối thiểu

Tường lưng chừng


L≥0.7H (tối thiểu 3.0m)

Mố cầu

L≥(0.6H+2) và L≥7m

Đập

L≥0.7H

Tường hình thang

Lđáy ≥0,4H; Ltrên ≥0.7H

Tường chắn ồn và tường ngàm

L≥0.6H (tối thiểu 3.0m)
Ghi chú: với L là chiều dài cốt ở từng độ cao tường; H là chiều cao tường
Bảng 1. 5. Khoảng cách giữa các cốt đối với mặt cắt tường hình thang [11]
Tỷ lệ giữa chiều dài cốt và tường

Tỷ lệ khoảng cách cốt và chiều cao
tường

L/H <0.55

Sv/H ≤ 0.125

0.55≤ L/H <0.65


Sv/H ≤ 0.167

0.65≤ L/H <0.75

Sv/H ≤ 0.222

Ghi chú: với L là chiều dài cốt ở từng độ cao tường; H là chiều cao tường và Sv là
khoảng cách thẳng đứng giữa các cốt tăng cường
Bảng 1. 6. Kích thước tường có dạng hình học khác nhau [11]
Các loại mặt cắt tường

Kích thước tường

Mặt cắt hình chữ nhật

L≥0.7H
Z1 = 0.5H ⇔ L1 = 0.7H

Mặt cắt hình thang

Z2 = 0.75H ⇔ L2 = 0.55H
Z3 = H ⇔ L3 = 0.4H và ≥ 3m

Mặt cắt giật cấp

L1 ≥ 0.7H; ∆H ≥ 2∆L

Mặt cắt có lan can phòng hộ


Chiều cao H, chiều dài cốt bằng L

Bảng 1. 7. Độ sâu chôn tường tối thiểu [11]
Độ dốc mái dốc của đất ở chân

Độ sâu chôn tường

Độ sâu chôn tường tối

tường βs

tối thiểu Dm(m)

thiểu Dm/qr(m3/kN)

H/20

1,35.10-3

βs=0

Tường

14


×