Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.67 KB, 10 trang )

Nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
1.3.1. Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
* Nghĩa vụ:
Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông)
bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của
doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ,
do vậy họ đã bổ nhiệm các kiểm toán viên – những người có đủ năng lực chuyên
môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan - thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo
cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính.
Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thông tin tài chính được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tất cả
những người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự đảm bảo rằng những thông tin
tài chính mà họ được cung cấp có trung thực và hợp lý hay không.
Như vậy nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập
theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý
của các thông tin tài chính.
Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm toán cho thấy doanh nghiệp
có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo qui định của pháp
luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm toán viên còn có nghĩa vụ
báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp.
Tóm lại, nghĩa vụ của kiểm toán viên là dựa trên kết quả kiểm toán và báo cáo cho:
- Những người sử dụng kết quả kiểm toán theo yêu cầu, mục đích của kiểm
toán.
- Các cơ quan chức năng nếu thấy có những hành vi vi phạm pháp luật ở mức
độ nhất định mà pháp luật yêu cầu phải báo cáo.
Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng bởi
cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn vị
được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức các kiểm toán viên phải
báo cáo cho đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên những người sử dụng kết qủa kiểm
toán mới là đối tượng chính mà kiểm toán viên có nghĩa vụ phải báo cáo đó là các
chủ sở hữu, các cổ đông, những người cho vay,..., hay những đối tượng khác theo


qui định của pháp luật (gọi chung là bên thứ 3). Để thực hiện trách nhiệm của mình
trước những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các
nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán, mà trong đó phải luôn luôn giữ được tính độc
lập, chính trực và khách quan trong quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên phải
có nghĩa vụ phát hiện các sai sót trọng yếu và thậm trí là các hành vi phạm pháp
(nếu có) của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Về nghĩa vụ phải thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành vi
phạm pháp của doanh nghiệp. Không phải mọi phát hiện của kiểm toán viên về
hành vi không tuân thủ pháp luật đều phải thông báo cho các cơ quan chức năng
mà chỉ những trường hợp cụ thể theo qui định của pháp luật. Mặc dù qui định như
vậy trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế nhưng trong thực tế ở
việt nam cũng như các nước khác trên thế giới cũng chưa có qui định nào chỉ rõ
rằng những tình huống nào kiểm toán viên cần phải thông báo. Tuy nhiên trong các
chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn, khi phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp
luật hay gian lận của doanh nghiệp thì tuỳ từng tình huống mà kiểm toán viên có
ứng sử thích hợp, từ việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, thông
báo cho Ban giám đốc doanh nghiệp, thông báo cho những người sử dụng báo cáo
kiểm toán và trong trường hợp pháp luật qui định cần thông báo cho cơ quan chức
năng và trong trường hợp này kiểm toán viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia
pháp luật, hoặc kiểm toán viên có thể và cần thiết từ bỏ cuộc kiểm toán khi thấy
rằng mức độ an toàn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán này dưới mức cho
phép.
Trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách giữa kiểm toán viên và những những
người sử dụng kết quả kiểm toán về những mong muốn của những đối tượng này
với phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên. Các mong muốn của này luôn vượt
quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên. Trách nhiệm của kiểm toán viên
là đảm bảo rằng trong báo cáo tài chính đó không có các sai sót trọng yếu, và nếu
có các sai sót trọng yếu, kiểm toán viên phải hành động theo hướng dẫn của các
chuẩn mực kiểm toán và pháp luật. Theo nguồn số liệu trong cuốn Auditing –
Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow cho thấy

kết quả khảo sát đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán thì các yêu cầu,
mong đợi của các đối tượng này đối với các kiểm toán viên xoay quanh các vần đề:
- 93% những người được hỏi cho rằng kiểm toán viên cung cấp sự đảm bảo rằng
không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty,
- 92% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốc công ty
đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ,
- 71% Kiểm toán viên phải cảnh báo về bất cứ sự kém hiệu quả nào của Ban
giám đốc công ty,
- 81% cho rằng kiểm toán viên mang lại sự đảm bảo rằng Công ty có tình hình
tài chính tốt và
- 71% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo rằng mọi hành vi của Ban giám đốc
là phù hợp với lợi ích của các cổ đông.
Kiểm toán viên rất khó và không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.
Khoảng cách này tồn tại một phần do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về bản chất, mục
tiêu của kiểm toán của khách hàng và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Về
mặt pháp lý, trong chuẩn mực kiểm toán cũng đã nêu, kiểm toán viên không thể có
và không phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa những gian lận, tuy nhiên công tác kiểm
toán chỉ có thể được coi là một biện pháp răn đe hữu hiệu.
* Trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên được luật pháp qui định: “Nếu kiểm
toán viên vị phạm pháp luật (như cố ý làm sai qui định, thông đồng bao che cho
người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hối lộ, báo cáo
kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị
thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì
những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì kiểm toán
viên phải bồi thường thiệt hại”. ( Theo Các điều luật và quy chế cần quan tâm khi
thực hiện Kiểm toán các báo cáo tài chính. 1998. Quyển Sổ tay IFAC 1998).
Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì qui định này chỉ cụ thể rằng,
các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm
hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại

cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm này chỉ có thể xẩy ra
khi:
- Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm
toán đó và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm bồi
thường
- Thiệt hại xẩy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểm toán có
sai sót trọng yếu.
- Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại.
Khi xẩy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Các kiểm
toán viên không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khỏi
các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay... . Lý do của vấn đề này do
sự khác biệt giữa rủi ro thông tin và rủi ro kinh doanh.
Mặc dù kiểm toán viên không có trách nhiệm ngăn ngừa các sai sót cố ý hay
gian lận hoặc các hành vi không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời
kiểm toán viên cũng không thể đảm bảo rằng ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện
tốt chức năng của mình và phù hợp với lợi ích của các cổ đông, nhưng trong quá
trình kiểm toán, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán thông thường, nếu phát
hiện bất cứ sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong hệ thống quản lý, thì đồng thời với
báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá và các gợi
ý hoàn thiện về từng nội dung cần sửa đổi thông qua thư quản lý. Thư quản lý được
gửi cho Ban giám đốc công ty và có thể cần gửi cho các thành viên công ty – Hội
đồng Quản trị.
1.3.2. Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán.
Như các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động kiểm toán chỉ có thể thực hiện tốt
và đạt hiệu quả cao trong khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống pháp lý
cần thiết cho hoạt động kiểm toán bao gồm: (1) các luật lệ, cơ chế chính sách liên
quan đến hoạt động của các đối tượng kiểm toán và (2) các luật lệ, cơ chế chính
sách của bản thân hoạt động kiểm toán. Khuôn khổ pháp lý của bản thân hoạt động
kiểm toán bao gồm:
* Những qui định mang tính pháp lý: là những qui định bắt buộc cưỡng bức

của Nhà nước được qui định trong các Luật, hoặc văn bản pháp quy (Nghị định,
Thông tư, …). Những qui định mang tính pháp lý đảm bảo sự thống nhất trong
việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị, mặt khác tạo ra một khuôn khổ pháp
lý để Nhà nước quản lý thống nhất việc thực hiện công tác kiểm toán trong toàn bộ
quốc gia. Tính độc lập, nguyên tắc cơ bản nhất của kiểm toán chỉ được đảm bảo
khi cơ chế luật pháp được đảm bảo.
* Những qui định mang tính mực thước: hay còn gọi là chuẩn mực. Đó là
các nguyên tắc căn bản của kiểm toán, qui trình nghiệp vụ của các cuộc kiểm toán,
hệ thống phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Theo tài liệu thuật ngữ kế
toán – kiểm toán của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC) thì: “Chuẩn mực
kiểm toán là những văn kiện mô tả các nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và xử lý

×