Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.99 KB, 23 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP TẠI VIỆT NAM
3.1 Giải pháp với môi trường kinh doanh kiểm toán độc lập
3.1.1 Xây dựng Luật kiểm toán độc lập - văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm
toán độc lập
Sau 17 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở VN đã
phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượng
KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt
động kiểm toán độc lập đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chugn của đất
nước. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư ván tài chính kế tóan các
doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách
kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin tin
cậy, và tăng cường lòng tin của người sử dụng. Các thông tin tài chính, từng bước
đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể
nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị
trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính (BCTC), phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế-tài chính, của doanh nghiệp và Nhà
nước.
Tuy nhiên, đến nay văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này chỉ là Nghị định
của Chính phủ chưa tương xứng với tầm quan trọng và quy mô phát triển của
ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần phải xây dựng một văn bản luật
để quy định và định hướng phát triển cho hoạt động kiểm toán độc lập. Đồng thời
để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, đáp ứng xu thế phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập kinh tế thế
giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, cần phải tăng cường hơn nữa vị trí,
vai trò, hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-Cp ban
hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và
Nghị quyết Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2006-
2010), trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 Mục I). Thực


hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
nhiệm kỳ 2007-2011 và năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Kiểm toán độc lập.
Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị
định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày
31/10/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 cũng đã tạo cơ sở pháp
lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý
cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ở VN và công khai
minh bạch nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định của Chính phủ về kiểm
toán độc lập đã bộc lộ một số hạn chế. Do đó để nâng lên thành luật cho phù hợp
với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta,cần thực hiện một số giải pháp sau :
1/ Nghị định về KTĐL cần đáp ứng đầy đủ vai trò, vị trí hoạt động KTĐL
trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của các công ty kiểm toán trước hết là cung
cấp dịch vụ KTĐL BCTC cho mọi đối tượng theo luật định hoặc tự nguyện. Nhưng
điều quan trọng hơn là trách nhiệm của công ty kiểm toán, của KTV đối với cơ
quan Nhà nước và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Người sử dụng kết quả
kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là khách
quan, có độ tin cậy cao để đưa ra các quyết định theo trách nhiệm của mình liên
quan đến việc mua, bán tài sản, đầu tư vốn, cho vay. Sự đảm bảo này chỉ có thể
thực hiện được khi BCTC đã được kiểm toán trên cơ sở tuân thủ những quy định
pháp lý về kiểm toán và các văn bản này cần quy định đầy đủ, có hiệu lực pháp lý
cao và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
2/ Các quy định trong NĐ về KTĐL phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đòi
hỏi của thị trường Việt Nam .Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường đang
phát triển rất mạnh, một số quy định trong nghị định của chính phủ cần thay đổi để
phù hợp thực tế.. Ví dụ, một số quy định mang tính hành chính, bao cấp về trách
nhiệm, cứng nhắc về thủ tục, không phù hợp với thông lệ quốc tế nên rất khó khăn
khi triển khai trong thực tế như quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về kiểm toán độc lập là Bộ Tài chính. Làm được điều này, Bộ Tài chính phải
chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức

hàng năm, thực hiện đăng ký và quản lý hành nghề hoạt động kiểm toán, kiểm tra
chất lượng hoạt động kiểm toán.
Tiếp nữa, cần quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của KTV và
DNKT. Một KTV chỉ được làm ở một DNKT; KTV phải đăng ký hành nghề kiểm
toán, có chứng chỉ kiểm toán cần thiết. Phải có quy định và biện pháp phù hợp
ngăn chặn trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán mà trên thực tế không
hành nghề, không ký báo cáo kiểm toán; cả hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng
chỉ KTV. Các DNKT hiện đang cung cấp các dịch vụ kinh doanh có điều kiện đòi
hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Các KTV trong các DNKT đã và sẽ có các chứng
chỉ hành nghề khác nhau như Chứng chỉ KTV, thẻ thẩm định về giá, chứng chỉ
hành nghề làm đại lý thuế.
Ở một số nước, KTV hành nghề phải là hội viên, phải đăng ký và chịu sự
quản lý hành nghề bởi một tổ chức nghề nghiệp mà cơ quan nhà nước không quản
lý hành nghề. Ở Việt Nam, các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề cũng
như kiểm soát chất lượng hành nghề còn khác biệt so với thông lệ quốc tế, đó là
phân theo từng hoạt động dịch vụ. Theo đó, một KTV hành nghề muốn thực hiện
các dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đăng ký, chịu sự quản lý, kiểm tra chất
lượng hành nghề của các tổ chức khác nhau làm tăng thủ tục hành chính không cần
thiết và đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước. Do
vậy, các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động: KTĐL,
hành nghề kế toán, làm đại lý thuế và thẩm định giá phải được phối hợp nghiên
cứu một cách đồng bộ để quản lý có hiệu quả các hoạt động trên đồng thời phải
đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đưa quy định điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh của DNKT
nước ngoài ở Việt Nam; về liên doanh, liên kết giữa các DNKT trong nước hoặc
giữa các tổ chức hành nghề kiểm toán nước ngoài với DNKT ở Việt Nam; Về cung
cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan qua biên giới (hiện diện thể
nhân); Mối quan hệ giữa KTĐL với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ (về
sử dụng kết quả kiểm toán, cung cấp thông tin và xác định trách nhiệm của từng
bên,…)

Nâng cao chất lượng hoạt đông kiểm toán cho DNKT nhỏ, nhằm mục đích
đáp ứng được yêu cầu thực tế, bằng các biện pháp như: bắt buộc hồ sơ kiểm toán
phải qua 3 cấp độ soát xét, đi về kiểm tra chất lượng kiểm toán của từng DNKT.
3/ Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL cần bao quát, đầy đủ và toàn diện
hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nhằm đáp ứng được các bước chuyển đổi về
nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới và đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam
hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế. Kiểm toán độc lập là hoạt động độc
lập, khách quan, cần được hành nghề theo những thông lệ, chuẩn mực do các tổ
chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán công bố. Do đó, trong tương lai gần, ngoài
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập cần được luật hoá
để giảm bớt công việc của cơ quan quản lý nhà nước. Việc luật hoá các quy định
liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán độc
lập làm cơ sở pháp lý để chuyển giao dần các công việc quản lý nhà nước về hoạt
động kiểm toán cho Tổ chức nghề nghiệp đồng thời cũng là công việc phải triển
khai để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
3.1.2 Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện
pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong
tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một
cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả
những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những
điều muốn tránh.
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền
lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành.
Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì
quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ
chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào
có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học
chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính ?
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích

như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại,
các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo
vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm
bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành
viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy
định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn
lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây
dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần).
Ở Việt Nam, trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh
nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Theo đánh giá của
nhiều chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng
như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ.
Công tác kiềm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ
số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ
ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn,
phòng ngừa là chính.Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần khắc
phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt,doanh nghiệp sẽ có được những
thông tin đáng tin cậy để đưa ra các quyết định kinh doanh,bảo đảm sự tuân thủ
pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động.Đồng thời, khi hệ thống kiếm soát nộ bộ
hoạt động hiệu quả ,Chi phí cho kiểm toán trên BCTC của KTĐL thực hiện sẽ
giảm bớt vì khối lượng công việc mà KTV độc lập thực hiện sẽ giảm đi.Không
những thế ,điều này làm cho năng suất hoạt động của nền kinh tế được nâng cao do
hạn chế được những tổn thất vì lí do không kiểm soát tốt gây ra. môi trường kinh
doanh sẽ trở nên lành mạnh hơn tạo điều kiện để phát triển kinh doanh một cách
vững chắc.Đối với hoạt động kiếm toán BCTC , việc phát triển hệ thống kiểm soát
nội bộ sẽ nâng cao hiệu quả kiểm toán,giảm rủi ro kiểm toán.
Trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ của các Doanh
nghiệp Việt Nam, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng.Nếu như ở các nước
đang phát triển, những quy định về kiểm soát nội bộ do các hội nghề nghiệp xây

dựng và ban hành,thì ở Việt Nam, trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước, các doanh nghiệp có xu hướng tôn trọng những quy định do cơ quan quản lí
nhà nước ban hành hơn là là những quy định do hiệp hội nghề nghiệp ban hành.
Những quy định về kiểm soát nội bộ cần được ban hành một cách có hệ thống
và ban hành trong một văn bản dưới Luật Kế toán ( bao gồm cả hướng dẫn KSNB
trong môi trường xử lí thông tin bằng máy tính ).Cụ thể :Ban giám đốc có trách
nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với
mục tiêu của tổ chức. Để hệ thống này vận hành tốt, cần tuân thủ một số nguyên
tắc như: Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức
nghề nghiệp cùng với những quy định về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi. Các
quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá cụ thể và được truyền
đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức. Xác định các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro
cao. Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản. Bất kỳ thành viên
nào của tổ chức cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ. Quy định rõ trách
nhiệm kiểm tra và giám sát. Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập.
Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.
Việc quy định những hướng dẫn về KSNB như trên sẽ giúp cho các doanh
nghiệp thiết lập được một hệ thống kiểm soát đảm bảo được yêu câu và phù hợp
với đơn vị mình, đồng thời cũng giúp cho kiểm toán viên rất nhiều trong việc đánh
giá mức độ thực hiện được của thủ tục KSNB của đơn vị so với yêu cầu,từ đó có
thể xác định mức độ tin cậy của KSNB giảm bớt những thủ tục cơ bản khi thực
hiện cuộc Kiểm toán đối với Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kiểm toán.
3.1.3 Tăng cường vai trò của hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán đối với công tác
quản lí chất lượng
Cũng như các ngành nghề khác trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của
nhà nước ,hoạt động của kiểm toán độc lập phải tuân theo các quy định pháp lí
( Luật, nghị định, thông tư ...).Các quy định này điều chỉnh hoạt động kiểm toán,
xác định địa vị pháp lí của kiểm toán độc lập,quy định các chức năng nhiệm vụ và
trách nhiệm pháp lí của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.Chính các quy định này
làm cơ sở đảm bảo tính pháp lí của các ý kiến kiểm toán.Cùng với sự tuân thủ pháp

lí, kiểm toán độc lập còn phải tuân theo các quy định mang tính nghề nghiệp có
tính mực thước mà cụ thể là các chuẩn mực kiểm toán.Ở các nước có hoạt động
kiểm toán phát triển, việc ban hành các quy định mang tính nghề nghiệp (chuẩn
mực và các quy định khác ) và hoạt động giám sát tính tuân thủ do tổ chức nghề
nghiệp thực hiện.Trong điều lệ Hội kế toán - kiểm toán Việt Nam cũng quy định
điều này.Tuy nhiên đến nay, hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp vẫn còn rất
hạn chế.Hiện nay, việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán và giám sát hoạt động
của các công ty kiểm toán đều do Bộ tài chính thực hiện.Điều này dẫn đến một số
hạn chế trong việc đảm bảo tính độc lập của công ty kiểm toán cũng như không phát
huy hết vai trò của tổ chức nghề nghiệp, thúc đẩy kiểm toán phát triển.Do vậy, để
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí và giám sát chất lượng của các công ty
kiểm toán, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp(Hội Kế Kế toán
Kiểm toán Việt Nam- VAA , hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam - VACPA ..),
nhắm thưc hiện đầy đủ các chức năng như điều lệ quy định.
Theo quyết định 47/2005/QĐ - BTC ban hành ngày 14/7/2005 ,Bộ tài chính
đã chuyển giao cho VAA và VACPA một số chức năng như : Bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cập nhật kiến thức cho người hành nghề quản lí thống nhất và công
khai danh sách người hành nghề kế toán,kiểm toán.Bên cạnh đó,Việt Nam cần phải
tranh thủ sự quan tâm của Tổ chức nghề nghiệp quốc tế như việc tham khảo và
học hỏi kinh nghiệm của Liên đoàn kế toán quốc tế IAFC trong việc soạn thảo và
ban hành các chuẩn mực chung áp dụng cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập
Việt Nam.
Để các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán đi vào hoạt động có chiều sâu và hiệu
quả cần cần có quy định cụ thể về trách nhiệm quản lí hội viên và chức năng giám
sát hoạt động chuyên môn.Hiện nay chưa có các quy định những người hành nghề
kiểm toán phải tham gia hội nghề nghiệp, nhưng các nước trên thế giới, các kiểm
toán viên phải là hội viên của hội nghề nghiệp mới được hành nghề.Vì vậy, trong
thời gian tới cần có quy chế rõ ràng cho vấn đề nêu trên.Điều này cũng tạo điều
kiện để Hội nghề nghiệp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ của công
ty kiểm toán.Hiện nay, VACPA đang tham gia ý kiến với vụ Chế độ Kế toán và

kiểm toán (BTC) về việc xây dựng quy chế kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Chu kỳ kiểm tra có thể từ 3 - 5 năm một lần. Mỗi đoàn kiểm tra gồm đại diện
VACPA, Ban kiểm tra của Hội và có thể huy động KTV từ các công ty kiểm toán
theo kiểu kiểm tra chéo.Tuy nhiên về lâu dài, để thể hiên tình khách quan, việc
kiểm tra sẽ do BTC và VACPA đảm trách.Việc kiểm tra nhằm phát hiện ra những
sai phạm và uốn nắn các hoạt động của các công ty kiểm toán theo một quỹ đạo
lành mạnh,trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý hành
nghề và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.Khi một hiệp hôi kế toán kiểm toán
phát hiện ra có phản ánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của công ty kiểm
toán,nhất thiết phải tiến hành kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lí thích đáng
nhằm đảm bảo môi trường hoạt động, cạnh tranh công bằng cho các công ty kiểm
toán độc lập và uy tín hội viên.
Bên cạnh công tác quản lí chất lượng, các hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán
cần tập trung phát triển và quản lí hội viên, tiếp nhận và công khai danh sách các
công ty kiểm toán và các kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề, tổ chức các lớp
học cập nhật kiến thức, đẩy mạnh hoạt động tư vấn chuyên môn, tham gia vào việc
tổ chức thi tuyển KTV ( đặc biệt là thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề -
CPA ).

×