Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 32 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.1.Sự cần thiết tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chúng ta biết rằng, hiện nay xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có
vai trò quan trọng nhằm tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân,
đảm bảo và nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động
xã hội, dân sinh, quốc phòng; xây dụng cơ bản (XDCB) quyết định quy mô và
trình độ kỹ thuật của xã hội. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước như hiện nay thì XDCB là ngành đi tiên phong, mở đường cho nền kinh tế
quốc gia bước vào công cuộc đổi mới.
` - Đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán.
Trong quá trình đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho nền kinh tế
quốc dân, các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Hiện nay ở nước ta
đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây
dựng… thuộc các thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản
xuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xây
lắp. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt với các ngành sản xuất khác và có
ảnh hưởng đến tổ chức kế toán.
+ Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc… có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp
lâu dài… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp
nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất
xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt
rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
+ Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận
với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp
không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp
cso trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao thầu…)


+ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe
máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản
phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất
phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư
hởng…
+ Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về
kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn
ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ
lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm
bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán, các nhà thầu phải có trách
nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công
trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp…)
- Do sản xuất xây lắp mang những đặc điểm riêng biệt so với những ngành
sản xuất khác như đã nêu ở trên nên tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị xây
lắp cũng mang những nét riêng, đặc trưng cho ngành XDCB
+ Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình (CT), hạng mục công
trình (HMCT), các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các
hạng mục công trình… từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí cho thích
hợp.
+ Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các
giai đoạn của công việc đã hoàn thành, khối lượng công việc xây lắp có tính dự
toán riêng đã hoàn thành… từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp:
Phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc tỉ
lệ…
+ Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong XDCB dự toán
được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh kiểm tra chi phí sản xuất
xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loai theo
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CP

NCTT), chi phí sử dụng máy thi công (CP MTC), chi phí sản xuất chung (CP
SXC).
1.1.2.Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.2.1.Yêu cầu quản lý đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp
Cũng như bất kì ngành sản xuất nào khác. XDCB khi tiến hành sản xuất -
kinh doanh, thực chất là quá trình biến đổi đói tượng trở thành sản phẩm, hàng hoá.
Trong nhóm các ngành tạo ra của cải vật chất cho xã hội, ngành XDCB là ngành
sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái tạo tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh
tế, tạo cơ sỏ vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng cho
đất nước. Do vậy, XDCB luôn thu hút một bộ phận không nhỏ vốn đầu tư trong
nước và ngoài nước, đồng thời cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập quốc dân. So với các ngành sản xuất, XDCB mang những nét đặc thù riêng
biệt như đã nêu trên.Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư, công tác quản lý đầu tư
XDCB phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản như sau:
+ Công tác quản lý đầu tư XDCB phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm dịch
vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng tời kỳ
+ Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước
+ Xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý, tiên tiến, thẩm
mỹ, công nghệ hiện đại, xây dựng đúng tiến độ đạt chất lượng cao với chi phí hợp
lý và thực hiện bảo hành công trình
Ở nước ta trong nhiều năm qua, do việc quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực
XDCB chưa thật chặt chẽ đã để xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư và kéo theo
đó là hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác… Từ thực trạng đó, Nhà nước đã
thực hiện quản lý xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ, chính sách về giá,
các nguyên tắc, các phương pháp lập dự toán, các căn cứ định mức kinh tế - kỹ
thuật… Từ đó xác định tổng mức Vốn đầu tư, tổng dự toán công trình… nhằm hạn

chế sự thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước, nâng cao hiệu quả cho quá trình đầu tư.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt đòi hỏi tất cả
các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng và giảm giá
thành sản phẩm. Trước yêu cầu đó, mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đề ra
là phải tăng cường quản lý kinh tế mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp
Để đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý đối với công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán ngành phải
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham gia vào việc lập dự toán chi phí sản xuất xây lắp trên nguyên tắc
phân loại chi phí.
- Xác định khối lượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm xây lắp.
- Tổ chức kế toán chi phí xây lắp theo đúng đối tượng và phương pháp đã
xác định trên sổ kế toán.
- Xác định đúng chi phí xây lắp dở dang làm căn cứ tính giá thành.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác.
- Phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí và giá thành sản phẩm để có
quyết định trước mắt cũng như lâu dài.
1.2.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
xây lắp
1.2.1.Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1.1.Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Chúng ta đã biết rằng sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá
trình sản xuất. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố : Tư liệu lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao
của chính bản thân các yếu tố trên, là quá trình biến đổi của cải, vật chất, sức lao
động để tạo ra hàng hoá, sản phẩm. Tất cả các chi phí bỏ ra được biểu hiện dưói

hình thái giá trị (tiền tệ). Sự hình thành nên các chi phí sản xuất là tất yếu khách
quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Trong các đơn vị xây lắp, có thể hiểu chi phí sản xuất như sau: “Chi phí sản
xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá
phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây
lắp.
1.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, phân loại chi
phí một cách khoa học và thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế
toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp và công tác kiểm tra, phân
tích chi phí xây lắp của toàn bộ doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng
cung cấp thông tin, giác độ xem xét mà chi phí xây lắp được phân loại theo các
cách sau:
* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại
theo yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này, chúng ta chỉ xét đến nội dung, tính chất kinh tế của
chi phí mà không quan tâm đến việc chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu,
mục đích và tác dụng của chi phí đó như thế nào. Toàn bộ chi phí được chi tiết làm
7 yếu tố như sau:
- Chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất – kinh
doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồì).
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, viên chức.
- Chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công
đoàn (KPCĐ): Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định trên
tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ( KH TSCĐ): Phản ánh tổng số KH

TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kịnh doanh (SXKD).
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản
ánh ỏ các yếu tố trên dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ.
* Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành, chi phí sản xuát ở đơn vị
xây lắp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Là chi phí của các nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc…cần
thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): Là các chi phí tiền lương chính,
lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình.
Không bao gồm các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công
nhân trực tiếp xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công (CP MTC): Là chi phí cho các máy thi công
nhằm thực hiện khối lượng xây, lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao
gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ
của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…; chi phí vật liệu; chi phí CCDC; chi
phí KH TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy
thi công (đại tu, trùng tu…); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán,
bệ, đường ray chạy máy…). Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch
toán vào tài khoản 142) sau đó được phân bổ dần, hoặc phát sinh sau nhưng phải
được tính trước vào chi phí xây, lắp trong kỳ (trích trước chi phí sử dụng)
- Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là các chi phí sản xuất của đội, công
trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích
theo lương theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực
tiếp tham gia xây lắp, chi phí KH TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí

vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt
động của đội…
Đây là phương pháp phân loại chi phí được dùng phổ biến trong các doanh
nghiệp xây lắp hiện nay, giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm xây lắp đạt hiệu quả cao.
* Một số cách phân loại khác:
Để đáp ứng nhu cầu quản trị trong doanh nghiệp, các khoản mục chi phí có
thể được phân loại theo một số cách sau:
- Phân loại dựa vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản
phẩm. công việc hoàn thành thì chi phí sản xuất được phân chia thành: Chi phí cố
định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp.
+ Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi khi khối lượng công việc hoàn
thành thay đổi. Định phí thường bao gồm: Chi phí KH TSCĐ sử dụng chung, tiền
lương nhân viên, cán bộ quản lý...
+ Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay dổi tương quan tỉ lệ thuận với khối
lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT... Biến phí
trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định.
+ Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí và
biến phí. Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và điều tiết chi phí hỗn hợp,
các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố
định phí và biến phí.
- Phân loại dựa trên mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo
tài chính. Theo cách này chi phí sản xuất được phân chia thành:
+ Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất
sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán.
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không
tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà nó
phát sinh.
Ngoài ra, chi phí có thể được phân ra theo nhiều cách khác nhau, với nhiều
tiêu thức cụ thể tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp. Các cách

phân loại khác nhau sẽ phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, vì vậy
trong doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của
mình để lựa chọn phương pháp phân loại chi phí phù hợp nhất.
1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1. Khái niệm, bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm xây lắp
- Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí, để đánh
giá chất lượng SX – KD của một doanh nghiệp, chi phí sản xuất phải được xem xét
trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó hình thành
nên khái niệm giá thành sản phẩm.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ
được biểu hiện dưới trạng thái giá trị (tiền tệ), vì vậy ta có thể định nghĩa giá thành
sản phẩm xây lắp như sau:
“Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành
khối lượng xây lắp theo quy định.”
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí về lao động và lao động
vật hoá được biểu hiện bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp
trong kỳ bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC, CP SXC tính cho từng công
trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai
đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp quan trọng
bao quát mọi kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh
lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi
ra cho sản xuất sản phẩm. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp,
giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các
loại tài sản trong quá trình SXKD, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp
quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp giá thành, nâng cao
lợi nhuận.
Về bản chất, giá thành sản phẩm xây lắp là sự dịch chuyển giá trị của các
yếu tố chi phí vào công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn

thành.
- Chức năng của giá thành sản phẩm trong hoạt động SXKD:
+ Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành là cơ sở để xác định mức chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra để tạo ra sản phẩm cần phải bù đắp.
+ Chức năng thước đo chất lượng hoạt động SXKD: Với chức năng này, giá
thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để kiểm tra tình hình SXKD của doanh
nghiệp, đánh giá hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kiểm tra, quản lý tác động
đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
 Căn cứ vào thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành, giá thành sản
phẩm được phân loại thành:
- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp công
trình, hạng mục công trình được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ
thuật và đơn giá của Nhà nước ban hành. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự
toán ở khoản thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT đầu ra
Giá thành dự
toán của CT,
HMCT
=
Giá trị dự toán
của CT,
HMCT
-
Thu nhập
chịu thuế tính
trước
-
Thuế
GTGT đầu
ra

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công... giá
thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch của CT,
HMCT
=
Giá thành dự toán của CT,
HMCT
-
Mức hạ giá thành
dự toán
Theo công thức trên doanh nghiệp cần tăng cường quản lý dự toán chi phí để
giảm giá thành sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn
thành khối lượng xây lắp. Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ,
chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ. Giá thành sản phẩm bàn giao được xác
định theo công thức:
Giá thành thực của KL
xây lắp hoàn thành bàn
giao
=
Chi phí thực tế KL
xây lắp dở dang
đầu kỳ
-
CP thực tế
phát sinh
trong kỳ
-
CP khối lượng xây

lắp dở dang cuối
kỳ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, doanh nghiệp
phải thường xuyên tiến hành so sánh các loại giá thành với nhau. Giá thành kế
hoạch là căn cứ để đối chiếu với giá thành thực tế sẽ cho thấy hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ quản lý, giúp doanh nghiệp kiểm tra, kiểm
soát các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tránh thất thoát và chủ động
trong hoạt động xây lắp.
Giữa 3 loại giá thành trên có mối quan hệ với nhau về lượng như sau:
Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán
 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá
thành tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên
quan đến việc xây lắp. Nó bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC, CP SXC
tính cho công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc đã hoàn thành.
Nó là căn cứ để tính giá vốn hàng bán
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí QLDN + Chi phí bán hàng
Ngoài ra, giá thành sản phẩm xây lắp còn được theo dõi trên 2 chỉ tiêu đó là:
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: Là giá thành những công trình,
hạng mục công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình
công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.
Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh chính là thước đo bù đắp chi phí đã bỏ ra
nhưng không đáp ứng nhu cầu quản lý kịp thời vì chỉ tính được khi công trình,
hạng mục công trình hoàn thành.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước:
Sản phẩm hoàn thành theo quy ước là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc
toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công một

giai đoạn nhất định (các giai đoạn, công việc hoặc khối lượng xây lắp có thiết kế
và dự toán riêng đã hoàn thành).
Giá thành sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước phục vụ kịp thời cho
việc kiểm tra tình hình sử dụng các loại chi phí.
Tuỳ thuộc vào phương pháp lập dự toán cũng như phương pháp thanh toán
giữa hai bên A và B, thanh toán một lần hay nhiều lần để lựa chọn tiêu thức tính
giá thành cho phù hợp.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất
định như: CP NVL, CP nhân công, chi phí máy móc thi công. Kết quả là doanh
nghiệp thu được những sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình… Các
CT, HMCT… này cần phải tính giá thành tức là chi phí đã bỏ ra để có chúng. Do
vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của một quá trình.
Chi phí sản xuất và giá thành giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng.
Nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra trong hoạt động sản xuất. Trong khi chi phí sản xuất là tổng thể các
chi phí trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng các chi phí
gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Chi phí sản xuất trong kỳ

×