Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.88 KB, 63 trang )

1
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán (AASC)
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán có tên giao
dịch tiếng Anh là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company
(gọi tắt là AASC) - thành viên của INPACT quốc tế - là một trong hai tổ chức đầu
tiên tại Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và
kiểm toán, thành lập theo Quyết định số164 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm
1991 của Bộ Tài chính.
Khi mới thành lập, Công ty có tên gọi là Công ty Dịch vụ Kế toán (Accounting
Service Company – ASC) chức năng chính là cung cấp dịch vụ kế toán. Ngày 14
tháng 9 năm 1991 Công ty chính thức đi vào hoạt động. Vào tháng 3 năm 1992, Công
ty quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng và tiếp
cận tốt hơn với thị trường tiềm năng: tư vấn kế toán. Đến tháng 4 năm 1993 Công ty
tiếp tục mở rộng các chi nhánh tại Vũng Tàu và Đà Nẵng.
Bước vào quá trình hội nhập, trước nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ kiểm
toán, ngày 14 tháng 9 năm 1993, theo Quyết định số 639-TC/QĐ/TCCB của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC) đổi tên thành Công ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng số vốn gần 300 triệu đồng.
Cùng với đó, Công ty cung cấp thêm các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, tài
chính, dịch vụ đào tạo và công nghệ thông tin bên cạnh lĩnh vực dịch vụ cung cấp ban
đầu về kế toán.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong xu thế bình thường hóa
và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thị trường kiểm toán ngày càng phát triển và đa
dạng hóa về cả loại hình và dịch vụ, một số chi nhánh của Công ty đã tách ra thành
lập công ty riêng.Tháng 3 năm 1995, chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
tách ra thành lập Công ty Tư vấn Tài chính và Kiểm toán Sài Gòn (AFC). Cũng trong
thời gian này, chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với chi nhánh Đà Nẵng của


1
1
2
Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) thành lập Công ty Tư vấn và Kiểm toán
(A&C).
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình, AASC tiếp tục cho mở rộng các
chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành phố. Ngày 14 tháng 4 năm 1995,
chi nhánh Thanh Hóa chính thức nhận giấy phép thành lập và đi vào hoạt động. Ngày
2 tháng 2 năm 1996, văn phòng đại diện của Công ty tại Hải Phòng được thành lập.
Nhưng từ 31 tháng 12 năm 2004, chi nhánh tại Hải Phòng không còn hoạt động nữa.
Ngày 13 tháng 3 năm 1997, Công ty thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố
Hồ Chí Minh thay thế cho chi nhánh cũ đã tách ra. Tháng 5 năm 1998, Công ty nâng
cấp văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thành một chi nhánh chính thức
của mình. Cũng trong năm này, Công ty mở thêm chi nhánh ở Quảng Ninh.
Tháng 4 năm 2005, AASC trở thành hội viên hội kiểm toán hành nghể Viêt
Nam (VACPA).
Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ chức Kế toán và Kiểm toán
INPACT Quốc tế (Inpact International).
Theo Quyết định số 718/QĐ - UBCK ngày 30/11/2006, AASC được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước chấp nhận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán
các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. Đây là điều kiện có ý nghĩa quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty trong xu hướng nền kinh tế nước ta
đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của thị trường
chứng khoán Việt Nam.
AASC là một trong 6 công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam (AASC, E&Y,
KPMG, PwC, Delloite Việt Nam) được Ngân hàng thế giới (WB) chấp thuận kiểm
toán các dự án lớn do tổ chức này tài trợ.
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
chuyển đổi từ DNNN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - Bộ
Tài chính, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tế

kể từ ngày 2 tháng 7 năm 2007.
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán
Tên giao dịch tiếng Anh: Auditing and Accounting Financial Consultancy
Service Company (AASC)
- Trụ sở chính:
2
2
3
Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội.
Địa chỉ email:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 63 Trần Khánh Dư, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ email:
- Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh
Địa chỉ: Cột 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng
Ninh
AASC và ban lãnh đạo AASC là công ty kiểm toán đầu tiên và duy nhất của
Việt Nam hai lần vinh dự được Chủ tich Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tặng thưởng Huân chương Lao động. Đây là vinh dự cũng là sự khích lệ lớn lao cho
toàn thể Công ty tiếp tục phát huy năng lực làm việc của mình.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của AASC
• Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán BCTC; kiểm toán hoạt động của các dự án;
kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản; kiểm toán xác định
vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp; kiểm toán tuân thủ luật định;….
• Dịch vụ Kế toán:
- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho
các doanh nghiệp mới thành lập
- Hướng dẫn ghi chép sổ sách, cập nhập chế độ kế toán tài chính mới
- Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về lập

chứng từ, luân chuyển chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán, điều chỉnh số liệu kế
toán, lập BCTC theo quy định hiện hành….
• Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế:
- Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đang ký kinh doanh và thành lập doanh
nghiệp mới.
- Tư vấn thuế và các quy định pháp luật, chính sách tài chính.
- Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tích
tài chính….
• Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa:
- Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa.
- Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tư vấn công việc sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
• Công nghệ thông tin: Các tiến bộ trong lĩnh vực CNTT tạo ra nhiều cơ hội
mới cho việc nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của các doanh nghiệp, nắm bắt
3
3
4
được nhu cầu đó, AASC đã xây dựng và cung cấp một số phần mềm như phần mềm
kế toán và một số phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm
quản lý công văn, quản lý doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cũng như các đơn vị
hành chính sự nghiệp.
• Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một chiến
lược hàng đầu của các doanh nghiệp; để đáp ứng được yêu cầu này, Công ty đã
nghiên cứu và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế
toán, kiểm toán, tài chính, thuế, mở lớp tập huấn, phổ biến nội dung chủ trương,
chính sách mới ban hành cho các cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán…
Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng giúp khách hàng có thể
tìm kiếm các ứng viên phù hợp.
2.1.3. Tình hình hoạt động của AASC
2.1.3.1 Mạng lưới khách hàng của AASC.

Trong 17 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, AASC luôn trú
trọng vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nhờ vậy, AASC luôn duy trì đội
ngũ khách hàng đông đảo và không ngừng tăng thêm qua các năm. Khách hàng của
Công ty gồm nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
- Các Tổng công ty Nhà nước
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các Công ty cổ phần, Công ty niêm yết
- Các Tổ chức tín dụng
- Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH
- Các dự án tài trợ bởi các tổ chức tín dụng quốc tế như: WB, ADB,…
2.1.3.2 Mục tiêu và phương châm hoạt động
AASC là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
với các mục tiêu cụ thể là:
- Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy;
- Giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có
hiệu quả;
- Hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề kinh tế phát sinh mà ít
có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
Phương châm hoạt động mà Công ty đem đến cho khách hàng là:
- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật;
4
4
5
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được
chấp nhận chung;
- Đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 – 2008.
Sau nhiều năm hoạt động, AASC ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường cạnh tranh, chất lượng kiểm toán và uy tín của công ty ngày càng

được nâng cao. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty qua các năm.
Bảng2.1: Kết quả kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 T7/2007-6/2008
1 Doanh thu 42.466 59.065 62.196
2 Thuế thu nhập DN 764 866 870
3 Lợi nhuận 1.933,56 2.226,86 2.345,58
(Phòng hành chính tổng hợp AASC)
Nhận xét: Số liệu kết quả kinh doanh của AASC giai đoạn 2005-2008 thể hiện
sự tăng trưởng mạnh của Công ty về cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
• Về chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của AASC tăng mạnh qua 3 năm, từ năm
2005 đến T6/2008 tăng 20.444 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 48,14%.
• Về chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của AASC từ năm 2005 đến năm
T6/2008 đều ở mức cao, tăng 412,02 triệu đồng, tăng 21,03%. Điều này chứng tỏ
doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, tuy nhiên không cao.
• Cùng với việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Công ty cũng góp phần
không nhỏ vào việc đóng góp vào ngân sách nhà nước.Mỗi năm đóng góp cho ngân
sách gần tỷ đồng.
5
5
6
2.1.4 Trình độ nhân viên và tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.1 Trình độ nhân viên
AASC tự hào là công ty kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán có số lượng nhân
viên chuyên nghiệp cũng như số nhân viên có Chứng chỉ Kiểm toán viên đông trong
nước. Đó là điều kiện nền tảng để Công ty có thể cam kết với khách hàng cung cấp
các dịch vụ đa dạng với chất lượng cao.Hiện tại, Công ty đang có hơn 200 cán bộ
công nhân viên, trong đó có hơn 50 KTV cùng nhiều cán bộ có bằng thạc sĩ và đang
theo hoc ACCA

Bảng2.2: Tình hình nhân sự của AASC giai đoạn 2001-2007
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Cán bộ, nhân viên
Trong đó:
- KTV
- Thẩm định viên về giá
- Thạc sĩ, cán bộ đang học cao học và
ACCA
300
115
4
14
300
118
5
15
140
39
5
15
210
50
5

19
(Phòng hành chính tổng hợp AASC)
Nhận xét: Cùng với sự hình thành và nhu cầu nhân sự lớn mạnh của các Công
ty chứng khoán, năm 2007 là năm biến động lớn về mặt nhân sự của AASC khi hơn
150 cán bộ, nhân viên tách khỏi Công ty. Tổng số nhân viên năm 2007 là 140 người,
chỉ bằng 46,67% so với năm 2006, trong đó KTV chỉ còn có 39 người, giảm hơn
3,926 lần.Năm 2008, nhờ chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân lực, số lượng cán bộ
công nhân viên tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần đem đến cho khách
hàng những dịch vụ tốt nhất.
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Do đặc thù về ngành nghề cũng như địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước,
Công ty hiện áp dụng mô hình quản lý kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình quản lý
6
6
7
theo kiểu chức năng với mô hình quản lý theo kiểu tham mưu.
Ban lãnh đạo của Công ty chịu trách nhiệm điều hành chung, quyết định các
hoạt động Công ty về đường lối, chính sách, tổ chức, kế hoạch, quản lý kinh tế phù
hợp với định hướng và chiến lược của Công ty …Ban lãnh đạo Công ty bao gồm 1
Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc.
Tồng giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn là người đại diện theo pháp luật của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và các cơ quan hữu quan, là người
chịu trách nhiệm cao nhất ký các quyết định, đồng thời phụ trách quản lý Phòng tổng
hợp và Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản.
Các Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc hoạch định
chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, thực hiện họat động chỉ đạo chuyên môn
nghiệp vụ, hỗ trợ tư vấn cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng bộ máy tổ chức,
phương thức quản lý.
Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụ
chuyên trách gồm:

- Phòng Kiểm toán 1 - phòng tư vấn kiểm toán, cung cấp các dịch vụ tư vấn
thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán…
- Phòng Kiểm toán 2 - phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ, cung
cấp các dịch vụ liên quan đến các ngành thương mại dịch vụ.
- Phòng Kiểm toán 3 - phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, cung cấp
dịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất,
các doanh nghiệp có nhu cầu xác định giá trị cổ phần hóa…
- Phòng Kiểm toán 5 - phòng kiểm toán các dự án, kiểm toán các dự án do
Chính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ tài trợ.
- Phòng Kiểm toán XDCB: là phòng duy nhất thực hiện cung cấp dich vụ báo
cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn
thành…
- Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và kiểm toán các dự án.
Ngoài các phòng nghiệp vụ nói trên, Công ty còn có các phòng ban:
Ban kiểm soát (có chức năng giúp Hội đồng thành viên rà soát chất lượng Báo
cáo kiểm toán và chất lượng hoạt động của các chi nhánh);
Phòng tổng hợp gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận hành chính, Bộ phận kế toán,
7
7
8
Bộ phận công nghệ thông tin
Tổ chức bộ máy quản lý tại AASC có thể khái quát thành sơ đồ sau:
8
8
9
2.1.5 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại AASC
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại AASC
Nhìn chung, bộ máy kế toán của AASC được thiết kế gọn nhẹ, tổ chức phù hợp với
đặc điểm hoạt động của công ty kinh doanh cung cấp dịch vụ.

Tại trụ sở chính Hà Nội, bộ phận Kế toán của Công ty thuộc phòng hành chính tổng hợp,
gồm có 3 nhân viên: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán tại trụ sở, trợ giúp và chịu trách
nhiệm toàn bộ trước Giám đốc và công tác kế toán trong Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và chịu trách nhiệm
toàn bộ trước kế toán trưởng về công việc của mình, thực hiện việc lập báo cáo tổng hợp,
có chức năng hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt về hiện vật, quản lý thu chi tiền mặt và ghi sổ quỹ. Thủ
quỹ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và cũng chịu trách nhiệm toàn bộ trước kế
toán trưởng về công việc được giao.
Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán gồm 2 nhân viên và thực hiện
hạch toán độc lập. Cuối kỳ, kế toán tại chi nhánh nộp BCTC về trụ sở Hà Nội để lập báo
cáo tài chính tổng hợp.
2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán
- Các chính sách kế toán chủ yếu: Xuất phát từ tính chất ngành nghề kinh doanh
của mình, đảm bảo thống nhất về công tác kế toán với Công ty quản lý, trụ sở chính tại
Hà Nội tổ chức công tác kế toán với một số đặc điểm sau:
+ Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến 31/12.
+ Báo cáo tài chính được lập theo tháng.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
+ Hình thức kế toán: hình thức nhật ký chung.
- Tổ chức hệ thống chứng từ: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu của Bộ
Tài chính. Ngoài ra, AASC cũng sửa đổi một số chứng từ có cho phù hợp với hoạt động
của công ty. Các hoá đơn, chứng từ phải được lập ngay khi cung cấp dịch vụ và các khoản
thu, chi phát sinh theo quy định.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống TK ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung. Các mẫu sổ theo
mẫu sổ do Bộ Tài chính ban hành.

9
9
10
- Tổ chức hệ thống báo cáo: Hệ thống BCTC mà công ty lập gồm các báo cáo theo
QĐ số 167/ 2000/ QĐ-BTC ngày 25/ 10/ 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm: Bảng
cân đối; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài
chính.
Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast 2005. Các nhân viên kế toán chỉ
phải nhập các dữ liệu đầu vào máy tính sẽ kết xuất ra các loại báo cáo khác nhau.
2.1.6. Quy trình kiểm toán tại AASC
2.1.6.1 Tìm hiểu khách hàng và thỏa thuận cung cấp dịch vụ
AASC luôn chủ động tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi thư chào tới các khách
hàng tiềm năng. Những đơn vị có nhu cầu kiểm toán sẽ gửi thư trả lời yêu cầu Công ty gửi
hồ sơ dự thầu. Khi nhận được thư mời dự thầu, Công ty sẽ gửi bản hồ sơ dự thầu bao gồm
các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính.
- Các đề xuất kỹ thuật nêu rõ phương pháp tiếp cận trong quy trình kiểm toán của
AASC và những kinh nghiệm mà AASC đã từng thực hiện trong những lĩnh vực có liên
quan.
- Các đề xuất tài chính bao gồm giá phí và phương thức thanh toán phí kiểm toán.
Việc tiếp cận với những khách hàng thường xuyên và khách hàng mới khác nhau. Đối
với khách hàng thường xuyên, AASC sẽ chủ động mời kiểm toán thông qua thư kiểm toán
vào ngày kết thúc niện độ năm trước năm kiểm toán.Với khách hàng mới, AASC sẽ gửi
thư mời thông qua thư chào kiểm toán và chờ nhận thư mời bỏ thầu.
Việc khảo sát, đánh giá sơ bộ về khách hàng tiềm năng là một công việc quan trọng
để công ty có thể đưa ra quyết định hợp lý về việc chấp nhận kiểm toán cũng như những đề
xuất kiểm toán ban đầu và ước tính phí dịch vụ.
2.1.6.2 Thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại AASC
Quy trình này có thể được khái quát theo sơ đồ dưới.
Sơ đồ2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại AASC
Lập kế

hoạch
kiểm
toán
Công việc thực
hiện trước khi
kiểm toán
+ Đánh giá, kiểm soát và xử lý các RRKT;
+ Lập hợp đồng kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược (đối với khách hàng có quy mô lớn, tính chất
10
10
11
phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm)
Lập kế hoạch
kiểm toán tổng thể
+ Thu thập thông tin cơ sở;
+ Hiểu biết về HT KSNB của khách hàng;
+ Đánh giá rủi ro; xác định mức độ trọng yếu;
+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục;
+ Yêu cầu nhân sự;
+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể;
Lập chương trình kiểm toán chi tiết
Thực hiện
kiểm toán
+ Thử nghiệm kiểm soát;
+ Thử nghiệm cơ bản;
+ Đánh giá kết quả;
Kết thúc
kiểm
toán

Kết luận về
cuộc kiểm toán và
lập BCKT
+ Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày phát hành BCTC;
+ Thu thập các thư giải trình của BGĐ khách hàng;
+ Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán;Lập BCKT;
Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
Các hoạt động sau
kiểm toán
+ Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán;
+ Giải quyết các sự kiện sau ngày ký BCKT
(Trích: Phòngđầu tư nước ngoài; Hồ sơ kiểm toán mẫu của AASC)
2.1.7 Hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc
2.1.7.1 Hồ sơ kiểm toán
Hệ thống hồ sơ kiểm toán của Công ty được xác định theo mô hình chuẩn từ năm
2002 theo mô hình hồ sơ kiểm toán của AASC. Hệ thống này được xây dựng phù hợp với
các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt nam.
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ.
Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin
học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ
kiểm toán được tổ chức thành hồ sơ kiểm toán thường trực và hồ sơ kiểm toán năm.
- Hồ sơ kiểm toán thường trực ( Permanent File): Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các
11
11
12
thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm
tài chính của một khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán thường trực thường gồm các thông tin về: tên và số hiệu hồ sơ; các
thông tin chung về khách hàng; các tài liệu về thuế; các tài liệu về nhân sự; các tài liệu về
kế toán; các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài; các

tài liệu khác. Hồ sơ kiểm toán thường trực được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên
quan đến các tài liệu đề cập trên đây.
- Hồ sơ kiểm toán năm (Final Audit File): Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông
tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm thường gồm các thông tin về: các thông tin về người lập, kiểm
tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán; các văn bản tài chính, kế toán, thuế…của cơ quan Nhà nước
và cấp trên liên quan đến năm tài chính; báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC và các báo
cáo khác…
KTV phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tài liệu và
thông tin liên quan đến:
- Kế hoạch kiểm toán;
- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục
đã thực hiện;
- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;
- Những kết luận mà KTV rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.
Hồ sơ kiểm toán phải ghi lại tất cả những suy luận của KTV về những vấn đề cần xét
đoán chuyên môn và các kết luận liên quan. Hồ sơ làm việc được tổ chức và sắp xếp một
cách có hệ thống theo các chỉ mục từ tổng hợp đến chi tiết. Việc tra cứu thông tin và soát
xét hồ sơ trở lên dễ dàng hơn thông qua hệ thống ký hiệu tham chiếu các vấn đề kiểm toán
trên tài liệu và giấy làm việc. (Phụ lục 1, phụ lục 2)
Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ tại công ty để đáp ứng yêu cầu hành nghề và phù hợp
với quy định chung của pháp luật về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu do Nhà nước quy định
và quy định riêng của tổ chức nghề nghiệp và phù hợp với quy định của riêng công ty.
2.1.7.2 Giấy tờ làm việc
Nhằm thuận lợi cho công việc kiểm toán cũng như sự kiểm soát chất lượng công
việc, Công ty quy định một hệ thống các mẫu giấy tờ làm việc thống nhất theo từng mục
cụ thể và được đánh tham chiếu cho các mục đó. Các giấy tờ làm việc trong một bộ hồ sơ
12
12
13

kiểm toán bao gồm:
- Tờ tổng hợp số dư kiểm toán: là phần quan trọng nhất của một bộ hồ sơ kiểm toán.
Tờ tổng hợp này phản ánh số dư tài khoản trước điều chỉnh và phân loại lại - điều chỉnh và
phân loại - sau điều chỉnh. Mỗi khoản mục của BCTC trên tờ này đều phải đánh số tham
chiếu vào từng phần hành riêng (tờ đầu của từng phần hành).
- Tờ đầu của từng phần hành: gồm những giấy làm việc phản ánh số dư trên sổ cái mà
nằm trong một khoản mục của BCTC. Tờ này tập hợp tất cả các bút toán điều chỉnh có ảnh
hưởng đến khoản mục đó. KTV phải đánh dấu tham chiếu từ tờ này đến tờ kiểm tra chi tiết
để người soát xét có thể soát xét nội dung kiểm tra của từng khoản mục.
- Tờ ghi chú hệ thống: tờ này ghi chép các thông tin cơ sở của khách hàng có ảnh
hưởng trực tiếp tới phần hành kiểm toán.
- Chi tiết kiểm toán: là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với từng phần
hành. KTV trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ tiến hành phỏng vấn trên cơ sở hệ thống
các câu hỏi có sẵn để xác định thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện.
- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh: dùng để tập hợp toàn bộ các bút toán điều
chỉnh đã thống nhất với khách hàng. Sau khi đã điều chỉnh và phân loại lại đã được ghi vào
tờ đầu, tờ tổng hợp số dư kiểm toán và bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh thì KTV mới
lập BCTC mới sau điều chỉnh.
2.2 Thực trạng việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán BCTC tại Công ty ABC và Công ty XYZ do AASC thực hiện
2.2.1 Giới thiệu chung về khách hàng
Mạng lưới khách hàng của AASC khá đa dạng cả về quy mô và lĩnh vực hoạt động,
vì vậy với mỗi khách hàng khác nhau thì quy trình và cách thu thập các bằng chứng kiểm
toán là khác nhau. Để thấy được cách thức thực hiện ở mỗi Công ty như thế nào, chúng ta
sẽ tìm hiểu hai khách hàng của Công ty: Công ty ABC là khách hàng thường xuyên và
Công ty XYZ là khách hàng mới của Công ty.
Công ty ABC là khách hàng thường niên của AASC. Chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực thiết bị điện, xây lắp, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện.Công ty 100%
vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư được ban hàng
bởi Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh. Công ty ABC cũng là Công ty 100% vốn nước

13
13
14
ngoài, vốn pháp định trên giấy phép đầu tư là 2.230.000USD. Trong giai đoạn đầu sản
xuất, hầu hết các sản phẩm của Công ty đều được bán cho các nhà đầu tư của Công ty, đặc
điểm hoạt động này có ảnh hưởng đáng kể đến BCTC của Công ty.Bên cạnh đó là cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên Công ty đang có chính sách cắt giảm chi phí. Điều này
được chú ý khi thực hiện phân tích nhằm thu thập bằng chứng. Đây là năm thứ 2 AASC
thực hiện kiểm toán tại ABC.
Công ty XYZ cũng là công ty100% vốn nước ngoài, là khách hàng mới của AASC,
chuyên gia công các mặt hàng phục vụ cho lắp ráp xe máy như đồng hồ đo tốc, bộ dây điện
và phao xăng… Đây cũng là 3 mặt hàng chủ đạo của Công ty, đem lại doanh thu rất lớn
cho công ty.Cùng với sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăng của các hãng xe máy, cùng
với thị trường rộng lớn và sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào lĩnh vực này , doanh
nghiệp có nhiều chính sách nhằm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và đổi mới trang thiết
bị. Vì vậy việc quản lý nhằm sử dụng tốt nhất các lợi thế của Công ty rất được trú trọng.
2.2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Với khách hàng thường xuyên (công ty ABC), KTV sẽ dựa vào thông tin đã thu thập
ở cuộc kiểm toán trước, thu thập thêm những thay đổi trong năm kết hợp các công việc
kiểm toán khác để định hướng cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán giúp đưa ra các
kết luận kiểm toán chính xác.
Với khách hàng lần đầu (công ty XYZ), KTV sẽ tiến hành thu thập đầy đủ thông tin để
xây dựng hồ sơ kiểm toán, làm căn cứ cho các cuộc kiểm toán sau.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC
a) Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về địa vị pháp lý của khách hàng.
 Cập nhập thông tin năm trước
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về địa vị pháp lý giúp KTV thu thập hiểu biết về
ngành nghề, công việc kinh doanh và tìm hiểu về hệ thống kế toán, KSNB và các bên liên
quan để đánh giá rủi ro, từ đó lên kế hoạch kiểm toán. Đối với khách hàng thường niên là
Công ty ABC thì tất cả các thông tin đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán tại Công ty, vì

vậy công việc mà KTV thực hiện sẽ là cập nhật những thông tin mới. Nhìn chung, các
thông tin cơ sở và địa vị pháp lý của Công ty không thay đổi.
14
14
15
 Phỏng vấn:
Phỏng vấn là kỹ thuật phổ biến được áp dụng nhằm thu thập bằng chứng kiểm
toán. Trưởng nhóm kiểm toán là người đại diện phỏng vấn Ban Giám đốc và kế toán
trưởng Công ty khách hàng. Phỏng vấn giúp KTV thu thập thêm bằng chứng, đồng thời
tạo dựng lòng tin đối với khách hàng.
Với khách hàng thường niên như Công ty ABC, KTV tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn
Ban Giám đốc Công ty để tìm hiểu những thay đổi của Công ty trong năm. Qua quá trình
phỏng vấn Ban Giám đốc bằng các câu hỏi “đóng”, KTV nhận thấy tình hình hoạt động
của Công ty không có nhiều thay đổi so với kỳ trước ngoại trừ việc Công ty mở rộng thị
trường. Điều này góp phần làm tăng doanh thu rất lớn cho Công ty.
 Kiểm tra tài liệu:
Để bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán, KTV yêu cầu Ban Giám đốc Công ty ABC
cung cấp những tài liệu sau đây: Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Báo cáo Giám đốc và cam kết trách nhiệm trong
việc chuẩn bị các Bản khai tài chính trình bày trung thực, hợp lý.
b) Đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng.
Bước đầu thu được những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của
khách hàng, KTV tiến hành đánh gia hệ thống KSNB của khách hàng bằng các kỹ thuật
phỏng vấn với một loạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở và quan sát việc thực hiện của các nhân
viên trong Công ty, đặc biệt là các nhân viên phòng kế toán.
 Dựa vào hiểu biết của KTV
Với khách hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có những KTV đã thực hiện kiểm
toán năm trước. Dựa vào kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán năm trước, KTV sẽ thu thập
thông tin về hệ thống KSNB khách hàng một cách nhanh chóng. Những thông tin thu được
sẽ được ghi chép trên giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm nay.

Biểu1: Trích giấy tờ làm việc của KTV.
Công ty TNHH DV Tư vấn Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company
15
15
16
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 31/12/2008 Người thực hiện:
Bước công việc: Thu thập thông tin Ngày thực hiện:
- Tại công ty, có sự phân công công việc rõ ràng giữa các cán bộ, công nhân viên,
Giám đốc ủy quyền thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định một
số lĩnh vực mà họ phụ trách.
- Phòng kế toán có 5 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 2 kế toán chi tiết
và 1 thủ quỹ. Đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thanh thạo về
chuyên môn.
- Hệ thống sổ sách được tổ chức và thiết lập trên excel. Chứng từ lưu trữ khoa học,
đầy đủ, dế tìm và dễ theo dõi.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
- Quá trình lập và ghi chép sổ sách của Công ty ABC được ghi chép theo hình thức
Chứng từ ghi sổ.
- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
• Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được
chuyển giao cho người mua;
• Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc
quyền kiểm soát hàng hóa;
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

• Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
 Phỏng vấn
KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty về chính sách và thủ tục
của hệ thống KSNB. ABC là khách hàng thường niên của Công ty, vì vậy KTV không tiến
hành xây dựng lại bảng các câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của mà sử dụng các câu hỏi
“mở” để thu thập được các câu trả lời chi tiết và đầy đủ về sự thay đổi các chính sách so
với năm trước. Qua câu trả lời của Ban giám đốc công ty khách hàng, KTV nhận thấy các
16
16
17
chính sách và thủ tục này không thay đổi nhiều so với những thông tin kiểm toán năm
trước.
 Kiểm tra tài liệu
Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp
lý của khách hàng, để kiểm tra lại các câu trả lời mà khách hàng đã đưa ra, KTV tiếp tục
thu thập thêm các tài liệu liên quan đến việc thực hiện KSNB ở Công ty ABC bao gồm
các tài liệu sau: Quy chế quản lý tài chính năm 2008; Quyết định của hội đồng quản trị
về chính sách tiền lương; Giấy phép đầu tư, hoạt động kinh doanh; Biên bản họp hội
đồng quản trị…
Các tài liệu này được KTV đính kèm với giấy tờ làm việc và lưu vào trong hồ sơ
kiểm toán. Qua xem xét và kiểm tra tài liệu khách hàng cung cấp, KTV nhận thấy những
thông tin khách hàng cung cấp là tương đối chính xác.
 Quan sát
Nhằm đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách kiểm soát nội bộ tại Công ty
khách hàng, KTV tiến hành tham quan các văn phòng làm việc, khu sản xuất, quan sát việc
nhập và quản lý kho, việc thực hiện quy định tại các bộ phận và ghi lại những nhận xét
đánh giá vào giấy tờ làm việc.
Để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát với bộ phận kho, KTV trực tiếp xuống kho,

quan sát việc phân công phân nhiệm giữa các nhân viên ghi sổ, nhập kho, quá trình xuất
nhập hàng hóa.
Để đánh giá tình hình kiểm soát đối với việc chấm công của nhân viên, đầu và cuối
ngày, KTV trực tiếp quan sát việc thực hiện và cách thức quản lý của các quản đốc.
Biểu2 : Trích giấy tờ làm việc của KTV
Công ty TNHH DV Tư vấn Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 31/12/2008 Người thực hiện:
Bước công việc: Quan sát Ngày thực hiện:
- Ban giám đốc Công ty theo dõi và nắm bắt rõ các hoạt động của Công ty.
17
17
18
- Có sự phân công phân nhiệm giữa các phòng ban và bộ phận sản xuất. Bộ
phận kế toán nhiệt tình giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm
toán. Kế toán trưởng nắm bắt rõ công việc từng cá nhân trong phòng và có sự bố trí
hợp lý.
- Cán bộ công nhân viên công ty chấp hành nội quy, quy chế Công ty đầy đủ, có
thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Thực hiện quẹt thẻ đúng quy định, không
thấy trường hợp quẹt hộ.
- Các bộ phận thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.Có sự kết hợp
giữa các bộ phận.
- Hàng hóa được đánh mã đầy đủ, kho chứa hàng hóa, vật tư đảm bảo an toàn,
thích hợp.
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
c) Phân tích số liệu
Sau khi có những nắm bắt cơ bản về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV sẽ dựa
vào hiệu quả hoạt động của hệ thống này để tiến hành các thủ tục phân tích cần thiết

nhằm thu thập những bằng chứng hợp lý, đầy đủ. Các thủ tục phân tích được thực hiện
ở AASC bao gồm: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất.
 Phân tích xu hướng
Bảng2.3: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
+/_ %
Doanh thu 41.997.435.359 12.068.086.509 29.929.348.769 71
Giá vốn hàng
bán
29.022.640.520 6.561.500.320 22.461.140.200 76
LN gộp 12.974.794.839 5.506.586.189 7.468.208.650 58
CFBH 2.194.601.265 1.220.410.000 974.191.265 44
CF QLDN 4.194.042.569 2.998.840.040 1.195.202.529 31
18
18
19
LN thuần từ
HĐKD
6.586.150.996 1.287.336.149 5.298.814.847 83
LN từ HĐ tài
chính
667.055.450 200.147.328 466.908.122 76
LN khác 125.652.406 235.642.891 -109.990.485 -87
Tổng LN trước
thuế
7.378.588.846 1.723.126.372 5.655.462.474 71
Thuế TNDN 2.179.639.225 588.534.503 1.591.104.722 15,4
LN sau thuế 5.198.949.621 1.034.591.869 4.164.357.752 15,4
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
Nhận xét: Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh

thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 71%. Giá vốn tăng 76% nhưng lợi nhuận gộp của
Công ty vẫn tăng 58%. Kết hợp với quá trình phỏng vấn và kiểm tra các chính sách ở trên,
KTV đánh giá việc tăng doanh thu là do năm 2007, Công ty ABC tiến hành hoạt động bắt
đầu từ tháng 5, do dó doanh thu năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2007. Bên canh đó,
doanh thu tăng nhanh là do Công ty mở rộng thi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Phân tích tỷ suất
Bảng2.4 Một số tỷ suất của Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
1. Tỷ suất khả năng thanh toán
a.TSLĐ/ Tổng nợ ngắn hạn 5,1 6,6 1,5
b.Tiền/ Tổng nợ ngắn hạn 1,4 1,2 0,2
2.Tỷ suất nợ
a.Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 31% 34% -3%
b.NVCSH/ Tổng nguồn vốn 72% 68% 4%
3. Tỷ suất khả năng sinh lời
a. Tổng LN trước thuế/ DTT 17,8% 8,9% 8,9%
b.Tổng LN trước thuế/ GV 32,7% 20,3% 12,4%
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, KTV nhận thấy hoạt động kinh doanh của Công ty rất
hiệu quả. Quá trình phân tích đó KTV cũng không thấy dấu hiệu bất thường cho khoản
19
19
20
mục nào. Vì vậy, KTV tập trung kiểm tra chi tiết tất cả các khoản mục.
d) Áp dụng kỹ thuật tính toán trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cũng là một bước quan trọng giúp thu thập
số lượng bằng chứng thích hợp cho cuộc kiểm toán, vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tiết kiệm
chi phí kiểm toán mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán
mang tính nghề nghiệp.

Mức trọng yếu tối thiểu được xác định bằng cách: 4%*Số tiền các từng khoản mục
trên BCTC.
Mức trọng yếu tối đa được xác định bằng cách: 8%*Số tiền các từng khoản mục
trên BCTC.
Đối với khách hàng thường xuyên là Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức
trọng yếu ban đầu như sau:
Bảng2.5 : Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty ABC
Chỉ tiêu
Số tiền trên
BCTC
Mức trọng yếu ban đầu
Mức trọng yếu tối
thiểu
Mức trọng yêu
tối đa
%
Mức trọng
yếu
%
Mức trọng
yếu
Lợi nhuận
thuần trước
thuế
7.378.588.846 4 295.143.553 8 590.287.10
7
Doanh thu 41.997.435.35
9
0
,

4
167.989.741 0
,
8
335.979.48
2
Tài sản lưu
động
75.766.500.10
1
1 757.665.001 2 1.515.330.0
02
Nợ ngắn hạn 12.501.696.06
7
1 125.017.960 2 250.033.93
4
Tổng tài sản 337.854.965.1
11
0
,
5
1.689.274.62
7
1 3.378.549.6
51
Mức ước lượng 125.016.964 250.033.92
9
20
20
21

Lựa chọn mức trọng yếu 125.016.964
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Rất khó dự
đoán được các tài khoản nào có khả năng sai phạm, do vậy việc phân bổ ước lượng ban
đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc xét đoán nghề nghiệp rất khó. Việc phân
bổ này nhằm giúp KTV xác định mẫu các bằng chứng cần thu thập cho các tài khoản kiểm
toán nhằm giảm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất có thể.
Do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn công nợ, và chi phí thu thập
về công nợ lại cao hơn các tài khoản khác. Vì vậy, KTV của AASC thường phân bổ theo tỷ
lệ: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản khác hệ số 1
Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
Khoản
mục
Sai số có thể chấp nhận
được
H

số
ph
ân
bổ
Số dư
31/12/2008
Số dư phân bổ
Báo cáo
thừa
Báo cáo
thiếu
Tiền 1.076.196 1.076.196 1 9.281.363.133 9.281.363.133
Khoản

phải thu
3.136.947 3.136.947 2 13.526.892.501 27.053.785.001
Hàn tồn
kho
17.006.44
5
17.006.44
5
3 48.889.211.601 146.667.634.80
1
TSLĐ
khác
943.628 943.628 2 4.069.033.325 8.138.066.653
TSCĐ và
ĐTDH
60.779.50
1
60.779.50
1
1 262.088.465.21
3
262.088.465.21
3
Nợ ngắn
hạn
4.348.799 4.348.799 2 12.501.696.028 25.003.392.056
Nợ dài
hạn
5.437.522 5.437.522 1 46.894.478.197 46.894.478.197
Nguồn 32.287.92 32.287.92 1 278.458.791.11 278.458.791.11

21
21
22
vốn, quỹ 5 5 3 3
Cộng 125.016.9
64
125.016.9
64
803.585.976.11
1
( Trích: Phòng đầu tư nước ngoài AASC; File kiểm toán của Công ty ABC)
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tổng hợp các bằng chứng kiểm
toán thu thập được, dựa vào đó xác định mức trọng yếu và rủi ro cho từng khoản mục,
từ đó dự kiến mức độ thực hiện, nội dung của cuộc kiểm toán.
Đối với Công ty ABC, KTV ước lượng ban đầu về mức trọng yếu từ 125.016.964
đến 250.033.929, nếu sai số kết hợp nhỏ hơn 125.016.964 thì BCTC được coi là trung
thực hợp lý, nếu sai số kết hợp lớn hơn thì BCTC không được coi là trung thực, hợp lý.
Còn việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, KTV đánh giá đồng
thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở
mức nào.
Thông qua việc tìm hiểu các thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của Công ty ABC
thì KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên BCTC. Đối
với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng với các tài khoản, KTV chủ yếu dựa vào các thủ tục
đánh giá hệ thống KSNB đang tiến hành kiểm toán và những thay đối lớn trong hệ
thống này so với năm trước. Do vậy rủi ro kiểm soát tất cả các khoản mục được KTV
đều đánh giá ở mức thấp.
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên, rủi ro kiểm
toán đối với các khoản mục được đánh giá ở mức chấp nhận được. Vì vậy, KTV phải
tiến hành kiểm tra chi tiết hơn đối với số dư các khoản mục.
2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ, KTV cũng thực hiện
theo các bước như đối với Công ty ABC.
a)Thu thập thông tin cơ sở và địa vị pháp lý của khách hàng.
 Phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn KTV luôn tạo không khí thoải mái,sử dụng những câu hỏi
“đóng”, câu hỏi “mở”để làm rõ thêm và xác nhận thông tin. Công ty XYZ là khách hàng
22
22
23
năm đầu tiên của AASC, cho nên các KTV tiến hành xây dựng từ trước các câu hỏi. Chủ
yếu sử dụng các câu hỏi “mở”.Sau khi đặt câu hỏi, KTV lắng nghe câu trả lời và chủ
động ghi chép vào giấy tờ làm việc những thông tin thu được phục vụ cho việc tổng hợp
và phân tích. Nếu phát hiện sự không nhất quán trong câu trả lời của Ban Giám đốc
khách hàng hoặc các nhân viên khác, KTV sẽ đặt câu hỏi “đóng” nhằm tìm hiểu kỹ hơn
và phát hiện những vấn đề sai phạm. KTV luôn thận trọng trong việc đặt câu hỏi, tranh
đặt những câu hỏi không rõ ý, làm ảnh hưởng đến việc xác định bằng chứng kiểm toán
cần thu thập.
Trong quá trình phỏng vấn, KTV cũng yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp các thông
tin liên quan đến quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty khách hàng.
Các thông tin KTV thu thập được khi phỏng vấn Ban Giám đốc:
- Hình thức sở hữu vốn:
Công ty XYZ là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập bởi DEF (Công ty hoạt
động theo luật pháp Hàn Quốc) theo giấy chứng nhận đầu tư số 031043000231 ngày
19/05/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Thời gian hoạt động
của Công ty là 50 năm kể từ ngày 19/05/2008
Theo giấy chứng nhận đầu tư ngành nghề kinh của Công ty là sản xuất gia công các
mặt hàng linh kiện xe máy.
- Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.

Kỳ kế toán đầu tiên của Công ty bắt đầu nhận giấy phép đầu tư ngày 19/05/2008 đến
ngày 31/12/2008
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán đồng Việt Nam (VNĐ)
- Ban giám đốc và hội đồng quản trị”
Ông A: Tổng giám đốc/Chủ tịch
- Các ngân hàng giao dịch
Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Công thương VN
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
• Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được
chuyển giao cho người mua;
23
23
24
• Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc
quyền kiểm soát hàng hóa;
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
 Kiểm tra tài liệu
Kỹ thuật phỏng vấn chủ yếu giúp KTV tiếp xúc làm quen với Ban Giám đốc khách
hàng và nắm bắt được một cách khái quát tình hình chung của đơn vị. Vì vậy, KTV tiến
hành thu thập thêm tài liệu đề làm căn cứ cho các câu trả lời mà khách hàng đưa ra.
Công ty XYZ là khách hàng mới, để tiến hành thu thập thông tin cơ cở và địa vị
pháp lý của khách hàng KTV AASC cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau:
- Các tài liệu về thông tin chung: Thông tin cơ bản về khách hàng, sơ đồ tổ chức
chung, ban lãnh đạo, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên, các khoản đầu tư ra
bên ngoài.
- Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động

kinh doanh, hợp đồng liên doanh, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị,
Ban lãnh đạo, nhiêm kỳ lãnh đạo, theo dõi thay đối ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn
kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh.
- Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản
có liên quan đến yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế.
- Các tài liệu nhân sự: Thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy
trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, tóm tắt các quy định trong điều lệ, biên bản đại
hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc
kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.
- Các tài liệu kế toán: Chế độ chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, Báo
cáo kiểm toán, BCTC, thư quản lý,
- Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp
đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.
b) Đánh giá chung về hệ thống KSNB của Công ty XYZ
Trong bước này KTV cũng thực hiện các kỹ thập thu thập bằng chứng như đối với
24
24
25
Công ty ABC: Phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và quan sát.
 Phỏng vấn
Nhóm kiểm toán tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của Công ty XYZ để tìm
hiểu tổ chức bộ máy và công tác kế toán. Trong quá trình này, KTV cũng tiến hành xây
dựng hệ thống các câu hỏi để đánh giá hệ thống kế toán của Công ty và yêu cầu kế toán
trả lời bẳng việc xác nhận “có” hay “không” việc thực hiện các quy định của Công ty.
Bên cạnh đó, KTV cũng tiến hành sử dụng các câu hỏi “mở” để tìm hiểu kỹ hơn hệ
thống kế toán của Công ty. Tất cả thông tin thu thập được qua phỏng vấn, KTV đều tiến
hành ghi chép vào giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán:
Biểu3 : Trích giấy tờ làm việc của KTV
Công ty TNHH DV Tư vấn Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 31/12/2008 Người thực hiện:
Bước công việc: Phỏng vấn Ngày thực hiện:
- Tổ chức công tác kế toán và nhân sự của phòng kế toán.
1. Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Kế toán trưởng
2. Bà Phạm Thị Nhàn: Doanh thu, lương, tiền mặt.
3. Bà Đỗ Hồng Thủy : Công nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng.
4. Bà Lê Thị Hợi: Kế toán tổng hợp và công nợ phải thu.
5. Bà Nguyễn Thanh Huyền: Thủ quỹ
-Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ kế toán và nguyên tắc, phương pháp
chuyển đổi các đồng tiền khác.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Tại thời điểm cuối năm các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân
25
25

×