Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch festval biển nha trang khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THỊNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
FESTVAL BIỂN NHA TRANG - KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THỊNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
FESTVAL BIỂN NHA TRANG - KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Mã số: 8810101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC DUNG

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi - Vũ Thị Thịnh,
học viên cao học khóa 2017 - 2019, Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Học viên

Vũ Thị Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình triển khai và hồn thiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự
giúp đỡ quý báu. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong
Khoa Du lịch, Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, đã giảng dạy, chỉ bảo
tôi trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng, Ban lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Du lịch
Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể tham gia khố học sau Đại học
này. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn
Ngọc Dung – ngƣời đã hƣớng dẫn tơi nhiệt tình, tỷ mỉ, tận tâm, liên tục động viên,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tôi đã tham khảo, kế thừa kết quả
nghiên cứu và kinh nghiệm từ nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực du
lịch và sự kiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu,
nhƣng chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tơi kính mong
nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ q Thầy Cơ, các chun gia, nhà Khoa học để
tơi có cơ hội hồn thiện luận văn này
Tác giả đề tài


Vũ Thị Thịnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ TỔNG QUAN VỀ
FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA ...................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival ..........................................................................9
1.1.1. Festival ..............................................................................................................9
1.1.2. Du lịch Festival ...............................................................................................11
1.2. Tổng quan về TP Nha Trang và Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ............23
1.2.1. Tổng quan về TP Nha Trang ...........................................................................23
1.2.2. Giới thiệu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.......................................29
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL BIỂN NHA
TRANG, KHÁNH HÒA .........................................................................................32
2.1. Tài nguyên du lịch festival Nha Trang, Khánh Hòa ..........................................32
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................32
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hoá .............................................................................32

2.2. Mục tiêu tổ chức Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ....................................33
2.3. Hệ thống sản phẩm du lịch tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa .............35
2.4. Hệ thống và dịch vụ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa................36


2.4.1. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................36
2.4.2. Cơ sở lưu trú ...................................................................................................37
2.4.3. Dịch vụ ăn uống ..............................................................................................39
2.4.4. Dịch vụ vui chơi giải trí ..................................................................................40
2.4.5. Dịch vụ vận chuyển .........................................................................................41
2.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa .....................41
2.5.1. Đội ngũ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà năm 2019 ................41
2.5.2. Đối tượng khách du lịch của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hịa..............43
2.6. Cơng tác tổ chức, quản lý của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ...............44
2.7. Hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hịa
...................................................................................................................................45
2.8. Cơng tác bảo tồn tài ngun, môi trƣờng theo mục tiêu phát triển bền vững ......47
2.8.1. Cơng tác bảo tồn tài ngun ...........................................................................47
2.8.2. Cơng tác gìn giữ mơi trường ...........................................................................49
2.9. Tình hình đầu tƣ tổ chức du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ...........50
2.10. Đánh giá thực trạng phát triển của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa .....51
2.10.1. Những thành tựu đạt được ............................................................................51
2.10.2. Những mặt hạn chế .....................................................................................54
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................59
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL BIỂN NHA
TRANG, KHÁNH HÒA .........................................................................................60
3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp...................................................................................60
3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam...........................................................60
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hoà................................60
3.2. Các chỉ tiêu dự báo .............................................................................................62

3.3. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà .....63
3.3.1. Các giải pháp chung .......................................................................................63
3.3.2. Các giải pháp cụ thể .......................................................................................64
3.4. Một số kiến nghị.................................................................................................68
3.4.1. Với các cơ quan nhà nước ..............................................................................68


3.4.2. Với các Doanh nghiệp lữ hành .......................................................................69
3.4.3. Với chính quyền và cộng đồng địa phương.....................................................70
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lƣợng khách đến các điểm du lịch trong Festival Biển – Nha Trang giai
đoạn 2011 – 2019 ......................................................................................................33
Bảng 2.2. Chƣơng trình Festival Biển Nha Trang - Khánh Hoà giai đoạn 2011 –
2019 ...........................................................................................................................35
Bảng 2.3. Ý kiến của du khách về chất lƣợng các sự kiện của Festival Biển Nha
Trang 2019 ................................................................................................................36
Bảng 2.4. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản của Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011

- 2019 ........................................................................................................................................ 37
Bảng 2.5. Lƣợt khách đăng ký lƣu trú trong Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011 –
2019 .......................................................................................................................................... 37
Bảng 2.6. Phân bố khách quốc tế và khách nội địa trong các cơ sở lƣu trú tại Festival
Biển Nha Trang năm 2019...................................................................................................... 38
Bảng 2.7. Thời gian lƣu trú của khách tại thời điểm diễn ra Festival Biển Tháng 5/2019
................................................................................................................................................... 38
Bảng 2.8. Bảng đánh giá của du khách dịch vụ lƣu trú trong thời gian Festival Biển
Nha Trang Tháng 5/2019........................................................................................................ 39
Bảng 2.9. Đánh giá của du khách về chất lƣợng dịch vụ ăn uống trong Festival Biển .... 40
Tháng 5/2019 ........................................................................................................................... 40
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của du khách về chất lƣợng dịch vụ bổ sung trong Festival
Biển Nha Trang Tháng 5/2019 ............................................................................................... 40
Bảng 2.11. Du khách đánh giá về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển tháng 5/2019 ............. 41
Bảng 2.12. Nhân lực huy động tại chỗ của Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011-2019
................................................................................................................................................... 42
Bảng 2.13. Số lƣợng khách quốc tế của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn
2011 – 2019 .............................................................................................................................. 43
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát mục đích chuyến đi của du khách........................................ 43
Bảng 2.15. Số lƣợng các cơ quan báo báo chí, truyền hình và các bài đƣợc đăng tải ..... 46
Bảng 2.16. Các các kênh thông tin về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà................... 47


Bảng 2.17: Kết quả trùng tu, tơn tạo di tích, danh thắng phục vụ Festival Biển Nha
Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2015-2019 ............................................................................... 48
Bảng 2.18. Số lƣợng về công tác chỉnh trang đơ thị của Festival Biển Nha Trang, Khánh
Hồ giai đoạn 2011-2019........................................................................................................ 49
Bảng 2.19: Doanh thu của Festival Biển Nha Trang Khánh Hoà giai đoạn 2015 –
2019 ...........................................................................................................................53



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài ngun du lịch văn hố vơ cùng
phong phú và đa dạng. Chỉ tính về lễ hội, theo thống kê của Cục Văn hố Thơng tin
Cơ sở năm 2018, Việt Nam có gần 8 000 lễ hội bao gồm: Lễ hội dân gian, lễ hội
lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài. Trong những năm trở lại
đây, lễ hội đƣơng đại hay còn đƣợc gọi với rất nhiều tên gọi khác: Lễ hội hiện đại,
lễ hội mới, lễ hội đại chúng, liên hoan, Festival... xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt
Nam. Tần suất của loại hình lễ hội này diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền
của Tổ quốc, phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lƣợng, quy mơ, tầm vóc, phạm
vi, nội dung và hình thức thể hiện. Đây là hiện tƣợng văn hoá gắn với sự phát triển
của môi trƣờng đô thị và nền kinh tế thị trƣờng, công tác tổ chức chúng rất khác so
với các lễ hội truyền thống. Hiện nay, ngày càng có nhiều Lễ hội và sự kiện du lịch
lớn có tầm quốc gia và khu vực đƣợc tổ chức ở một số trung tâm lớn của cả nƣớc
nhằm mục đích cao đời sống văn hoá của nhân dân địa phƣơng, đồng thời tạo thêm
sức thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế tham gia đến với Việt Nam nói
chung và các địa phƣơng đó nói riêng.
Khánh Hịa - Một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, nhất là biển
đảo. Khánh Hịa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên
100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trƣờng Sa. Miền bờ biển bị đứt gãy đã tạo ra
nhiều vùng lý tƣởng cho phát triển du lịch với những bãi tắm đẹp, cát trắng, nƣớc
biển trong xanh, khơng có các lồi cá dữ và dịng nƣớc xốy ngầm. Khánh Hịa có
khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mƣa - nắng rõ rệt. Mƣa chỉ kéo dài
trong hai tháng 10 và 11 - còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho
cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn.
Nha Trang là vịnh biển lớn thứ 2 của Khánh Hoà (sau vịnh Vân Phong), có hệ
thống biển đảo và hệ sinh thái đa dạng, có bờ biển cát mịn, sóng lặng, nƣớc trong
xanh và trải dài. Tháng 6/2003, Vịnh Nha Trang đƣợc công nhận là 1 trong 29 vịnh
biển đẹp nhất thế giới do Hiệp hội các vịnh đẹp trên thế giới phong tặng. Trong vịnh

có thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật

1


và du lịch của Tỉnh Khánh Hịa. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử - văn hố và danh
thắng nổi tiếng nhƣ: Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi, Hòn Chồng,
Viện Hải dƣơng học và các lễ hội đặc sắc, các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc
tế… và một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch nhƣ nhà hàng,
khách sạn, sân bay, nhà ga…đƣợc đầu tƣ hiện đại; lƣợng khách du lịch đến với Nha
Trang liên tục tăng; chính trị ổn định, an ninh, an toàn xã hội, ngƣời dân hiền hoà,
mến khách…
Năm 2003, là một cột mốc quan trọng, từ những điều kiện thuận lợi ở trên,
Khánh Hòa quyết định tổ chức Festival Biển Nha Trang để công bố Vịnh Nha
Trang là thắng cảnh vịnh biển mang tầm cỡ quốc tế, là điểm đến lý tƣởng cho du
khách và bè bạn xa gần. Do tạo đƣợc dấu ấn sâu sắc và sự ủng hộ nhiệt tình của du
khách, Festival Biển đƣợc duy trì 02 năm một lần, trở thành hoạt động văn hoá lâu
dài, đồng thời khiến cho du lịch Tỉnh Khánh Hòa khởi sắc và ngày càng phát triển.
Trải qua 9 kỳ tổ chức, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hịa đã có một vị trí
nhất định trong lịng cơng chúng, đặc biệt là ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch
nội địa, khách du lịch quốc tế, phần nào trở thành điểm nhấn trong công tác tuyên
truyền quảng bá hình ảnh và các giá trị hấp dẫn của du lịch Khánh Hịa nói chung
và Nha Trang nói riêng. Điều đó cũng tạo cơ sở để du lịch Khánh Hòa nâng cao
năng lực cạnh tranh trƣớc xu thế hội nhập quốc tế trong tƣơng quan so sánh với các
lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch khác nhƣ Carnaval Hạ Long, Festival Huế, Festival
Hoa Đà Lạt, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng… Đồng thời, đây cũng
là cơ hội để Khánh Hòa giao lƣu với các đoàn nghệ thuật trong nƣớc và quốc tế.
Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa vẫn
còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhƣ: Công tác tổ chức và quản lý vẫn đang trong q
trình thử nghiệm và hồn thiện; Đội ngũ nhân lực phục vụ festival còn hạn chế về

kiến thức và năng lực tổ chức; chƣa có một đơn vị chuyên trách thực hiện xuyên
suốt các khâu của lễ hội mà thay vào đó lễ hội đƣợc thực hiện bởi những hợp đồng
giữa các đơn vị độc lập nên dẫn đến việc thiếu đồng bộ, không chặt chẽ, trùng lặp…
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khách quan của vấn đề nghiên cứu, tác giả chọn
đề tài “Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa”
làm nội dung cho luận văn thạc sĩ của mình.

2


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về du lịch festival
Sau khi nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài, tác giả nhận thấy đƣợc việc
nghiên cứu về du lịch festival trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Về cơ bản có
thể tập hợp những nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về du lịch festival ở góc độ giải nghĩa thuật ngữ và phân tích tác
động của du lịch lễ hội có tác giả Waldemar Cudny (2013), trong cơng trình nghiên
cứu khoa học “Festival tourism - The concept, key functions and dysfunction in the
context of tourism geography studies” (Du lịch lễ hội - Khái niệm, tác động tích cực
và tác động tiêu cực của lễ hội trong nghiên cứu địa lý du lịch). Trong cơng trình này
tác giả giải thích thuật ngữ “fesival tourism” nhƣ sau: “Travel to visit a festival may
be treated as a separate type of tourism called festival tourism” (Việc đến thăm một lễ
hội có các loại hình riêng biệt được gọi là du lịch lễ hội). và phân tích tác động của
du lịch lễ hội đến chính trị, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch…[Google dịch]
Nghiên cứu tổng thể về du lịch festival có tác giả Nurse, K. (2001) với cơng
trình “Festival Tourism in the Caribbean: An Economic Impact Assessment” (Du
lịch lễ hội vùng Caribbean: Báo cáo đánh giá tác động kinh tế). Trong báo cáo này,
tác giả trình bày về ảnh hƣởng của các lễ hội du lịch đối với việc phát triển kinh tế
tại các quốc gia khu vực Caribbean, kéo theo sự thay đổi nhu cầu trong lĩnh vực
nghệ thuật, âm nhạc, giải trí và các sự kiện theo chủ đề.

Nghiên cứu các trƣờng hợp về du lịch lễ hội ở một số khu vực và quốc gia
trên thế giới có tác giả Alexandros Vrettos (2004) với cơng trình nghiên cứu khoa
học “The Economic Value of Arts & Culture Festivals/ A Comparison of four
European Economic Impact Studies” (Giá trị kinh tế của lễ hội văn hoá & nghệ
thuật/ So sánh bốn nghiên cứu tác động kinh tế châu Âu) của tác giả. Trong cơng
trình này nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các tác động của bốn Lễ hội (Liên
hoan phim quốc tế Valladolid, Liên hoan Brighton trên Brighton và Hove, các lễ hội
văn hoá ở vùng trung du nƣớc Anh và Lễ hội trong năm của Edinburgh), để thiết lập
một cơ sở cho một cuộc tranh luận mới về các lễ hội văn hoá và nghệ thuật, tác
động, phát triển và hỗ trợ của chúng.

3


Cùng nghiên cứu các trƣờng hợp cụ thể về du lịch lễ hội có tác giả Hunyadi
Zsuzsa (2006) trong Báo cáo khoa học: “Festival World Summary – National
Survey on Festivals in Hungary Including Deliverations on Puplic Funding,
Evaluation and Monitoring” (Tóm tắt lễ hội thế giới – Khảo sát lễ hội ở quốc gia
Hungary bao gồm các ý kiến về tài trợ công cộng, đánh giá và giám sát). Báo cáo
chủ yếu bàn về lễ hội nói chung, vai trị tác động và các yếu tố ảnh hƣởng đến lễ hội
ở Hungary.
Ngoài ra ở Việt Nam, tác giả tham khảo những cơng trình nghiên cứu trƣờng
hợp về một số sự kiện, lễ hội đƣơng đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và
Carnavl Hạ Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trƣờng hợp
Festival Biển Nha Trang, Khánh Hồ. Có thể kể đến tác giả Lƣơng Hồng Quang
(2009) với “Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về hội nhập và phát triển
van hoá”; tác giả Nguyễn Thu Thủy (2016) với Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mơ
hình quản lý Carnaval Hạ Long;…
Những cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho ngƣời viết những cơ sở lý
luận khoa học nhƣ: khái niệm về du lịch lễ hội, những tác động tích cực, tiêu cực

của lễ hội và những bài học kinh nghiệm về tổ chức lễ hội trên thế giới.
2.2. Nghiên cứu về Festival Biển
Tính tới thời điểm năm 2019, chƣa có tác giả nào nghiên cứu tổng thể về
Festival Biển, chỉ có những nghiên cứu đơn lẻ của giới truyền thông để tổng hợp các
ƣu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức, mang tính chất cập nhật thơng tin, bình luận.
Tuy nhiên có nhiều tác giả nghiên cứu về các trƣờng hợp cụ thể về sự kiện,
lễ hội mới, lễ hội đƣơng đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và Cacnaval Hạ
Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trƣờng hợp Festival Biển
Nha Trang - Khánh Hòa nhƣ: Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về hội
nhập và phát triển văn hoá do tác giả Lƣơng Hồng Quang biên soạn (2009), trong
báo cáo này, tác giả đã có những phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tồn tại và
đƣa ra nhiều kiến nghị quan trọng để Festival Huế ngày càng hoàn thiện từ nội dung
đến hình thức. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại (2019), đây là cơng trình nghiên
cứu tổng thể có giá trị nhất về Festival Huế nói riêng và festival ở Việt Nam nói chung.

4


2.3. Nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa
Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà là một sự kiện đặc biệt, một lễ hội
đƣơng đại, du nhập từ nƣớc ngoài và mới đƣợc phát triển trong những năm 2000 ở
Việt Nam cho nên các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này cịn hạn chế. Các cơng
trình nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hồ gồm có Báo cáo tổng kết
các kỳ festival của UBND Tỉnh Khánh Hoà để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức của Festival Biển qua các kỳ tổ chức, các bài viết cập nhật thơng
tin, bình luận trên các kênh truyền thơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển của du lịch của Festival
Biển Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 nhằm đƣa Festival

Biển Nha Trang – Khánh Hòa trở thành một sự kiện hấp dẫn, thu hút khách du lịch
trong và ngồi nƣớc, từ đó phát triển du lịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch Festival Biển
- Giới thiệu tổng quan về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hịa
- Trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng Festival Biển tại Nha Trang –
Khánh Hòa
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của
Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trong các năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch của Festival Biển
Nha Trang – Khánh Hòa, hay nói cách khác là hoạt động khai thác Festival Biển
Nha Trang phục vụ phát triển du lịch tại Khánh Hòa.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng khai thác về tài
nguyên du lịch; mục tiêu tổ chức; hệ thống sản phẩm du lịch; hệ thống cơ sở chất kỹ
hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch; đội ngũ nhân lực; đối tƣợng khách; công tác tổ chức
và quản lý; công tác truyền thông và quảng cáo; công tác bảo tồn tài nguyên và tình
hình đầu tƣ phục vụ cho phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.
- Về không gian: Nghiên cứu du lịch Festival Biển Nha Trang trong giới hạn
địa phận Tỉnh Khánh Hịa trong đó tập trung vào các địa bàn đã tổ chức các lễ hội
trong những năm qua là: Quảng Trƣờng 2/4; các công viên dọc đƣờng Trần Phú:

Công viên Yến Phi, Công viên Yersin, Công viên Thanh Niên, Vịnh Nha Trang…
- Về thời gian: Festival Biển Nha Trang Khánh Hòa đƣợc tổ chức từ năm
2003, tuy nhiên vì những điều kiện khách quan và chủ quan trong triển khai nghiên
cứu nên tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu thực trạng khai thác Festival Biển Nha
Trang trong phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Các tài liệu, số liệu từ nguồn thứ cấp (các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố,
chủ trƣơng và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, thông tin trên các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng, số liệu thống kê trong các báo cáo tổng kết
đƣợc chia theo cụm vấn đề và tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,
hình thành các luận điểm của nội dung nghiên cứu.
5.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả có nhiều năm đƣợc tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình
chuẩn bị cũng nhƣ phần lớn các hoạt động của Festival Biển Nha Trang, quan sát cơ
sở vật chất (không gian, sân khấu, khán đài, đạo cụ…), đối tƣợng tham gia của
Festival Biển Nha Trang, cũng nhƣ việc tập luyện, tổng duyệt, trình diễn trong các
sự kiện từ năm 2011 đến năm 2019. Các hoạt động chính đều đƣợc tác giả nghiêm
túc ghi chép, chụp hình. Dữ liệu quan sát đƣợc trình bày dƣới dạng hình ảnh, bảng
biểu, sơ đồ, phụ lục, minh chứng cho các nội dung nghiên cứu trong luận văn.

6


5.1.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Luận văn thực hiện điều tra trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện (Conveniece
Sampling) với số lƣợng bảng hỏi phát ra 250, số lƣợng bảng hỏi thu về 250, số
lƣợng bảng hỏi hợp lệ 245 nhằm mục đích khảo sát nhu cầu của khách du lịch quốc
tế và nội địa của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hịa. Hình thức thực hiện là phát

phiếu điều tra để đối tƣợng nghiên cứu trả lời. Trong quá trình thực hiện điều tra,
tác giả đã kêu gọi sự hỗ trợ của các nhóm sinh viên và Hƣớng dẫn viên trên địa bàn
Nha Trang - Khánh Hòa.
Tác giả đã tiến hành điều tra khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và
cƣ dân địa phƣơng tại những khu vực nhƣ Quảng trƣờng 2/4, khu vực diễn ra Lễ hội
Ẩm thực, khu phố đi bộ, bến cảng Cầu Đá và Bến cảng Vinpearl…
Bảng hỏi điều tra gồm có cấu trúc đóng mở, sử dụng 03 ngơn ngữ (tiếng
Việt, tiếng Anh và tiếng Trung) dành cho khách du lịch trong nƣớc, quốc tế và cƣ
dân địa phƣơng với các nội dung sau:
+ Đánh giá cá nhân về Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa
+ Nhu cầu của khách du lịch (mục đích đi du lịch, nơi lƣu trú, số ngày lƣu trú,
thông tin về Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa).
Tác giả đã sử dụng những dữ liệu định tính và các dữ liệu dạng số từ các
phƣơng pháp trên để hỗ trợ cho các phân tích và lập luận trong quá trình nghiên cứu.
5.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các đối tƣợng liên quan trực
tiếp và gián tiếp tới việc tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà với các nhà
quản lý lễ hội, các doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia tổ chức sự kiện nhằm tìm hiểu
về kinh nghiệm quản lý và tổ chức về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa.
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả thực hiện cùng với phƣơng pháp điều tra bảng
hỏi khi tiếp cận một số diễn viên, cƣ dân địa phƣơng để thu thập các đánh giá định tính.
Với phƣơng pháp này, tác giả đặt các câu hỏi theo chủ đề cho từng nhóm đối
tƣợng, ghi lại kết quả trả lời và rút ra các nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu.

7


5.2. Khó khăn và thuận lợi trong q trình nghiên cứu
Tổ chức sự kiện cũng nhƣ Festival Biển đều là các lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam,

nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp những khó khăn nhất định nhƣ:
các tài liệu, số liệu khơng đƣợc lƣu trữ hoặc lƣu trữ không liên tục và đƣợc lƣu trữ ở
nhiều đơn vị nên việc tiếp cận các tài liệu này mất nhiều thời gian và công sức; phần
lớn cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn là của các học giả nƣớc ngoài nên việc
tiếp cận văn bản gốc gặp nhiều khó khăn.
Thuận lợi của tác giả là nhiều năm liền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc
đón tiếp khách du lịch với vai trị là tình nguyện viên của Sở Văn hố và Sở Du lịch
Tỉnh Khánh Hịa nên có những số liệu chính thống về Festival Biển Nha Trang.
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu lý luận đã có, luận văn đã tổng
hợp, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về lễ hội truyền thống, lễ hội đƣơng đại, du
lịch festival, du lịch festival biển. Đồng thời, luận văn cũng phần nào giúp các nhà
tổ chức, các nhà nghiên cứu chun sâu về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hịa
có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Biển qua từng
thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Biển Nha Trang năm 2019.
Về thực tiễn: Thông qua luận văn, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan
cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp,
cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa
phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết quả nghiên
cứu của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival và tổng quan về Festival Biển
Nha Trang, Khánh Hòa.
- Chƣơng 2. Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa
- Chƣơng 3. Giải pháp phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.

8



Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ TỔNG QUAN VỀ
FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival
1.1.1. Festival
1.1.1.1. Khái niệm Festival
Theo tiếp cận của tác giả từ những tài liệu nƣớc ngoài, nguồn gốc của từ
“festival” đƣợc bắt nguồn từ tiếng Latin là “festa” có nghĩa là “một ngày lễ tơn
giáo”. Sau này đƣợc gọi là tắt là “festival” có nghĩa là “lễ hội”. [56]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “festival” là “đại hội những thành tựu âm nhạc”,
“sự kiện văn hố”, “lễ hội hiện đại”. [56]
Trong cơng trình nghiên cứu, “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”
của tác giả Dƣơng Văn Sáu (2014) nhận định: “Lễ hội hiện đại (festival) là sự kế
tiếp truyền thống, từng bƣớc xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định
và tôn vinh những giá trị của dân tộc và thời đại trong điều kiện mới”.
Theo tác giả Lƣơng Hồng Quang (2009), “Festival là hiện tƣợng văn hóa gắn
với bối cảnh đô thị và nền kinh tế thị trƣờng, đƣợc tổ chức rất khác so với các lễ hội
truyền thống” và “Đây là các lễ hội đƣơng đại, mang bản sắc thế tục, là một loại
hình sự kiện văn hố đô thị hơn là các nghi lễ gắn với các tơn giáo tín ngƣỡng ở các
xã hội nơng thơn truyền thống”[ Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về
hội nhập và phát triển văn hóa].
Từ những khái niệm trên, có thể thấy các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đều
coi festival là lễ hội mới, lễ hội đƣơng đại, sự kiện văn hoá…
1.1.1.2. Đặc điểm của festival
- Du nhập từ nƣớc ngồi.
- Mục đích tổ chức: Ngồi bắt nguồn từ những sự kiện chính trị, lịch sử của
dân tộc còn bắt nguồn từ các sự kiện thể thao, văn hố du lịch, vui chơi giải trí…
nhằm tơn vinh giá trị truyền thống, lễ hội hiện đại còn quảng bá du lịch địa phƣơng,
thu hút sự đầu tƣ hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến quan hệ hợp tác với các cá nhân
và tổ chức trên thế giới.


9


- Chủ đề: Các lễ hội đƣơng đại này luôn gắn với từ festival, còn vế đằng sau
phụ thuộc vào điều kiện vốn có của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ: Festival Hoa Đà Lạt,
Festival Trà Thái Nguyên, Festival Huế…
- Ban tổ chức: Do cơ quan chính quyền địa phƣơng, đồn thể tổ chức.
- Thời gian: Linh động nhƣng thƣờng diễn ra vào mùa du lịch và đƣợc tính
theo lịch dƣơng.
- Thời lƣợng: Không quá 10 ngày.
- Không gian tổ chức: Các trung tâm đô thị, thủ đô và các thành phố lớn. Ví dụ
nhƣ: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long…
- Cách thức tổ chức: Festival áp dụng các thành tựu khoa hoặc kỹ thuật, công
nghệ hiện đại và cả tƣ tƣởng hiện đại trong việc tổ chức các nghi lễ.
- Thành phần tham dự: Bao gồm sự tự nguyện của quần chúng cịn có sự sắp
đặt của Ban tổ chức đối với các cá nhân tập thể tham gia, những ngƣời tham gia
đƣợc tổ chức thành khối, đội hình chặt chẽ và khoa học, phục vụ mục đích khác
nhau của lễ hội theo chƣơng trình định sẵn.
1.1.1.3. Các khái niệm liên quan
* Lễ hội truyền thống
- Khái niệm
Để thấy đƣợc sự khác biệt giữa festival và lễ hội truyền thống, ngƣời viết nêu
thêm các khái niệm và đặc điểm của lễ hội truyền thống dƣới đây:
Tác giả Trần Ngọc Thêm (2014) trong cơng trình “Văn hoá người Việt vùng
Tây Nam” Bộ nhận định: “Lễ hội là sự tổng hợp cái linh thiêng và cái trần thế,
nhằm thể hiện lòng biết ơn và bày tỏ nguyện vọng cùng sự cầu mong của mình đối
với tổ tiên và các thế lực siêu nhiên trong vũ trụ; phân bố theo khơng gian; có
khuynh hƣớng thiên về tinh thần; mang đặc tính mở (lơi cuốn mọi ngƣời tìm đến);
mục đích nhằm duy trì quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong làng xã”.
Theo tác giả Dƣơng Văn Sáu (2016), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du

lịch”, định nghĩa: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một
địa bàn dân cƣ trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện,

10


nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hoá
của con ngƣời với thiên nhiên - thần thánh và con ngƣời trong xã hội”. [32, tr.13]
* Carnaval
Theo tác giả John W. Nunley và Judith Bettleheim (1988) trong cơng trình
“Caribbean Festival Arts” (Lễ hội nghệ thuật vùng Caribbean) đã mô tả Carnival là
Lễ hội đƣợc tổ chức dƣới hình thức một buổi diểu hành công cộng với sự tham gia
của xiếc, mặt nạ, hóa trang và biểu diễn trên đƣờng phố.
Tác giả Nguyễn Thu Thuỷ (2016) trong cơng trình “Nghiên cứu mơ hình quản
lý Carnaval Hạ Long” cũng nhận định: “Carnaval thƣờng đƣợc tổ chức dƣới hình
thức một bữa tiệc khổng lồ với ẩm thực, hoá trang, diễu hành và vũ điệu” và
carnaval là dịp để “con ngƣời đƣợc giải phóng bản thân trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Nhƣ vậy, đặc điểm của carnaval chú trọng đến biểu diễn, diễu hành, hoá
trang… khác so với festival ở chỗ festival là các hoạt động tổng hợp.
1.1.2. Du lịch Festival
1.1.2.1. Khái niệm du lịch Festival
Theo nhƣ tiếp cận của tác giả, trên thế giới có một số cơng trình đƣa ra các
khái niệm về Du lịch Festival (Du lịch lễ hội đƣơng đại), có thể kể đến Waldemar
Cudny (2013) với cơng trình “Festival tourism - The concept, key functions and
dysfunctions in the context of tourism geography studies” (Du lịch lễ hội - Khái
niệm, tác động tích cực và tiêu cực trong bối cảnh nghiên cứu địa lý du lịch) định
nghĩa: “Du lịch lễ hội là một sự kiện bất thƣờng, diễn ra một lần, sáu tháng hoặc
hàng năm, nhấn mạnh vào việc tôn vinh, quảng bá hoặc khám phá một số khía cạnh
của văn hoá địa phƣơng, hoặc là một điểm hội tụ bất thƣờng cho những ngƣời có

hoạt động văn hố nhất định, hoặc một nhận dạng văn hóa cụ thể”. [57]
Theo tác giả Tang Cong cong (2014) trong cơng trình “The Study of Festival
Tourism Development of Shanghai” (Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội Thượng
Hải) khái niệm: “Du lịch lễ hội là để thúc đẩy sự của địa phƣơng và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của các ngành công nghiệp liên quan, thông qua quy hoạch hệ
thống, phát triển và sử dụng các truyền thống văn hoá độc đáo địa phƣơng, phong

11


tục dân tộc và ngành công nghiệp đặc trƣng, đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hoặc
không thƣờng xuyên trong một khu vực cụ thể có một chủ đề cụ thể, thiết lập du
lịch, văn hố, kinh tế, cuộc sống nói chung, với nhiều ngƣời tham gia vào các lễ
hội”. [47]
Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch lễ hội có thể kể
đến nhƣ:
Tác giả Dƣơng Văn Sáu (2016) nhận định về du lịch lễ hội: “Việc tổ chức các
tour du lịch tới các địa phƣơng trên khắp miền đất nƣớc trong một khoảng thời gian
nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa phƣơng.
Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm nhận những giá trị nhiều mặt
thông qua hoạt động lễ hội của địa phƣơng”. [32, tr.125]
Mục đích của festival đƣợc tác giả Lƣơng Hồng Quang (2009) nhận định:
“Các festival làm ra trƣớc hết là cho khách du lịch, thu hút khách từ nơi khác đến,
qua đó cộng đồng địa phƣơng hƣởng lợi từ các dịch vụ, từ việc khai thác và sử dụng
tiềm năng sẵn có của địa phƣơng. Do đó, có thể nói, việc tổ chức các festivalvà phát
triển du lịch là hai mặt của một vấn đề của phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của
một cộng đồng, vùng trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo tồn
và phát huy các di sản văn hoá”. [29, tr.24 ]
Từ những nghiên cứu trên, tác giả có kết luận về du lịch lễ hội nhƣ sau: Du lịch
lễ hội là một chuỗi các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch đƣợc tổ chức thƣờng

xuyên hoặc không dựa trên nền tảng chung, kết hợp giữa công nghệ tổ chức sự kiện
của phƣơng Tây với việc khai thác các yếu tố văn hoá bản địa của địa phƣơng;
Từ những cơ sở lý luận nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy rằng, Festival
Biển Nha Trang, Khánh Hoà chính là một lễ hội mới, một lễ hội hiện đại bởi những
yếu tố sau:
- Mục đích tổ chức, Festival Biển Nha Trang bắt nguồn từ việc giới thiệu vẻ
đẹp của vịnh Nha Trang nhân dịp vịnh đƣợc công nhận là một trong 29 vịnh đẹp
nhất thế giới năm 2003. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên
du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức các sự kiện thể thao, văn hố du lịch,
vui chơi giải trí… nhằm tơn vinh giá trị truyền thống và quảng bá du lịch địa

12


phƣơng, thu hút sự đầu tƣ hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến quan hệ hợp tác với các
cá nhân và tổ chức trên thế giới.
- Chủ đề: luôn đƣợc gắn với Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà
- Ban tổ chức: Do cơ quan chính quyền địa phƣơng là Thƣờng vụ, Tỉnh uỷ
Khánh Hoà và các đơn vị tổ chức.
- Thời gian: Đƣợc tổ chức định kỳ 2 năm/lần.
- Thời lƣợng: 4 ngày chính và 10 ngày với các hoạt động hƣởng ứng
- Không gian tổ chức: Trung tâm Nha Trang là Quảng trƣờng 2/4, các công
viên ven biển, đƣờng Trần Phú, Phạm Văn Đông…
- Cách thức tổ chức: Festival áp dụng các thành tựu khoa hoặc kỹ thuật, công
nghệ hiện đại và cả tƣ tƣởng hiện đại trong việc tổ chức các nghi lễ.
- Thành phần tham dự: Bao gồm sự tự nguyện của quần chúng cịn có sự sắp
đặt của Ban tổ chức đối với các cá nhân tập thể tham gia, những ngƣời tham gia
đƣợc tổ chức thành khối, đội hình chặt chẽ và khoa học, phục vụ mục đích khác
nhau của lễ hội theo chƣơng trình định sẵn.
1.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival

Từ việc tiếp cận những cơng trình nghiên cứu về du lịch festival, tác giả nhận
thấy có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du
khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, cụ thể nhƣ sau:
* Vị trí địa lý
Vị trí địa lý đặc trƣng của vùng đã tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch
của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng.
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài tài nguyên du
lịch văn hoá. Tài nguyên du lịch tự nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một
xã hội, là nét đặc trƣng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu nhƣ đã nêu; Tài
nguyên du lịch văn hố là những nét văn hóa đặc trƣng do xã hội tạo ra trong quá
trình sống, lao động, lịch sử hình thành và phát triển của của xã hội ấy. Có hai loại
tài ngun văn hố, đó là tài nguyên văn hoá vật thể và tài nguyên văn hoá phi vật
thể. Đối với du lịch Festival, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hoá đƣợc chú
trọng hơn.

13


* An toàn du lịch du lịch
An toàn du lịch của điểm đến du lịch là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết
định thực hiện chuyến đi của du khách. Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy
chuyến đi nếu điểm đến có sự bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội, hay điểm đến thiếu
an toàn du lịch du lịch.
* Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống giao thông vận tải:
Du lịch gắn với việc di chuyển của con ngƣời trên một phạm vị nhất định.
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông vận tải. Một lễ hội hấp dẫn đối
với khách du lịch nhƣng không thể thu hút đƣợc nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải.

Thông qua mạng lƣới giao thông thuận tiện, nhanh chóng sẽ giúp việc di chuyển của
du khách đƣợc dễ dàng hơn đến với lễ hội và các điểm tham quan. Giao thông là một
bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng . Hiện nay một số phƣơng tiên giao thơng đƣợc
sản xuất với mục đích chun phục vụ cho du lịch. Hệ thống giao thơng hồn thiện
cho phép giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch cho du khách.
+ Hệ thống thông tin liên lạc:
Đây là yếu tố để đảm bảo sự kết nối thông tin và giao lƣu cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, hệ thống này cịn đảm nhiệm thực hiện việc truyền thơng quảng bá
hình ảnh cũng nhƣ các thông tin của địa phƣơng, đất nƣớc đến với du khách và các
cộng đồng khác. Đối với nhu cầu của đời sống hiện đại nói chung, cũng nhƣ ngành
du lịch nói riêng, khơng thể thiếu đƣợc hệ thống thơng tin liên lạc.
+ Các cơng trình cung cấp điện, nước:
Khi rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu
cầu về ăn, uống, ở, đi lại, ... du khách cịn có nhu cầu đảm bảo về điện và nƣớc cho
quá trình sinh hoạt đƣợc diễn ra bình thƣờng. Vì vậy việc đảm bảo cung cấp điện,
nƣớc cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đáp ứng trực tiếp nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí của du khách nói chung và có ảnh hƣởng nhất định đến DLLH,
trong dó có DLLH đƣờng phố.
- Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch:

14


Cơ sở vật chất – kỹ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra
và thực hiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềm năng du
lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, sự phát triển của ngành du
lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phƣơng tiên, vật chất
tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ, hàng hóa du lịch nhằm phục vụ nhu
cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất –

kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật của một số ngành kinh tế
khác tham gia phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều
thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra các
sản phẩm du lịch . Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật tƣơng ứng nhƣ khách sạn, nhà hàng, cửa hàng,
trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí, …
* Nội dung chƣơng trình du lịch
Nội dung CTDL festival ln là vấn đề gây nhiều khó khăn cho ban TCSK.
Nên đƣa nội dung nào, chƣơng trình nào, thời lƣợng chƣơng trình ra sao là một bài
tốn khơng đơn giản. Đa số điểm tổ chức sự kiện du lịch festival, trong nƣớc cũng
nhƣ quốc tế, thƣờng đƣa những nội dung mà mình có, chứ chƣa chú trọng đến
những nội dung mà khách du lịch Festival mong muốn. Nội dung chƣơng trình rập
khn, trùng lặp nhiều qua từng kì festival, phần nào làm giảm đi tính hấp dẫn, tính
mới lạ của sự kiện, vốn dĩ là yếu tố quyết định đến chuyến đi du lịch của khách.
* Truyền thông, quảng bá
Truyền thông, quảng bá cho sự kiện du lịch festival là quan trọng, là yếu tố
kích cầu, yếu tố tăng tính hấp dẫn cho sự kiện. Tuy nhiên, đa số việc truyền thơng,
quảng bá thƣờng nhiều hơn sự thực, hay khơng có thực. Việc này, thực tế sẽ làm
giảm sự hài lòng, thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách do tạo cho
du khách quá nhiều mong đợi. Quảng cáo đúng, đủ, cho khách nhiều hơn cảm nhận
trƣớc chuyến đi và cho khách những gì khách khơng nghĩ là mình có thể nhận đƣợc
sau chuyến đi sẽ dễ làm hài lịng khách hơn.
* Các nhân tố chính trị, kinh tế - xã hội:

15


×