Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

DƯƠNG SONG QUÂN

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ
KHAI THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

DƯƠNG SONG QUÂN

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ
KHAI THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng
Mã số: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN CAO THỌ

Đà Nẵng - Năm 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Dương Song Quân


ii

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
HỆ THỐNG BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Học viên: Dương Song Quân Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng
Mã số: 60.58.02.05
Khóa: K32 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt: Chức năng của hệ thống biển báo giao thơng đường bộ giữ một vai trị quan
trọng trong việc điều khiển giao thông trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
thực trạng mất trật tư giao thông do hệ thống biển báo giao thông sử dụng khơng đúng vị
trí, chưa đạt u cầu về kích thước, chiều cao, màu sắc và hiệu quả tầm nhìn vì đã khơng
cịn phù hợp với quy chuẩn mới của quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực
trạng hệ thống biển báo một số tuyến đường và nút giao thông trong thành phố Quảng
Ngãi, luận văn đã đưa ra các bất cập, khiếm khuyết của hệ thống biển báo giao thơng
trong đơ thị, từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng cho từng loại biển báo giao thông,
các giải pháp quy hoạch hệ thống biển báo giao thông phù hợp với kiến trúc, không gian
đô thị và các giải pháp quản lý, khai thác. Luận văn cũng kiến nghị điều chỉnh quy hoạch

biển báo giao thông một số tuyến đường và một số nút giao thông, nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác hệ thống biển báo giao thơng và trật tự an tồn giao thơng thành phố Quảng
Ngãi.
Từ khóa - Biển báo giao thơng; quy hoạch đô thị; tổ chức giao thông; quản lý khai thác.

EXPANDING THE CAPABILITY OF THE 3-AXIS CNC MILLING MACHINE
FOR RAPID PROTOTYPING
Abstract: The function of road traffic signage system plays an important role in traffic
control in the world in general and in Vietnam in particular, traffic disorder caused by the
traffic signal system is not used in the right place, not meeting requirements on size,
height, color and effective vision as it no longer conforms to the new national standards.
Based on the study and survey of the system of signboards for some roads and
intersections in Quang Ngai city, the thesis has given the inadequacies, defective of traffic
signs in urban areas, it suggests some solutions for each type of traffic sign, planning
solutions for traffic sign systems in accordance with architecture, urban space and
management and exploitation solutions. The thesis also proposed adjusting traffic sign
planning for some roads and some intersections, in order to improve the efficiency of the
traffic sign system and traffic safety order in Quang Ngai city.

Key words - Traffic signs; urban planning; traffic organization; management of
exploitation


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................3
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG ..........4
1.1. Tổng quan về biển báo giao thông ...........................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm chung.....................................................................................4
1.1.2. Lịch sử phát triển của biển báo giao thông ........................................................5
1.1.3. Chức năng của biển báo giao thông ...................................................................7
1.2. Một số quan điểm trong thiết kế biển báo giao thông ..............................................7
1.2.1. Quan điểm về biển báo giao thông trên thế giới ................................................7
1.2.2. Các quan điểm về hệ thống biển báo ở đô thị Việt Nam: ................................ 10
1.2.2.1. Phân loại biển báo hiệu ...............................................................................11
1.2.2.2. Kích thước của biển báo ..............................................................................11
1.2.2.3. Chữ viết và màu sắc của biển .......................................................................12
1.2.2.4. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường......................................13
1.2.2.5. Độ cao đặt biển và ghép biển .......................................................................14
1.3. Kết luận...................................................................................................................15
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ ..................................................................16
2.1. Hiện trạng biển báo giao thông trong đô thị ở Việt Nam .......................................16
2.2. Hiện trạng biển báo giao thông trong đô thị thành phố Quảng Ngãi. ....................18
2.2.1 Thực tế sử dụng biển báo hiệu đường bộ trong thành phố Quảng Ngãi ........... 24
2.2.2. Phân loại nhóm đường hiện trạng theo cấp kỹ thuật đường đô thị:.................28
2.3. Đánh giá về hệ thống quản lý. ................................................................................28

2.3.1. Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu của biển báo giao thông: .........................28
2.3.2. Sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý chức năng. .............................................29


iv
2.4. Kết luận về hệ thống biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam và thành phố
Quảng Ngãi. ...................................................................................................................30
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHAI
THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 32
3.1. Cơ sở lý thuyết của việc quy hoạch, thiết kế hệ thống biển báo: .......................... 32
3.2. Các giải pháp áp dụng tại đô thị Quảng Ngãi........................................................33
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................................... 33
3.2.2. Giải pháp quy hoạch, kiến trúc. ......................................................................39
3.2.3. Giải pháp quản lý khai thác. ...........................................................................47
3.2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền: .............................................................. 47
3.2.3.2. Đổi mới hệ thống quản lý: ...........................................................................49
3.3. Khả năng về nguồn vốn đầu tư. .............................................................................50
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG THIẾT KẾ BIỂN BÁO CHO TUYẾN ĐƯỜNG
NGUYỄN TỰ TÂN, ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐẾN ĐƯỜNG
TRƯƠNG ĐỊNH ..........................................................................................................52
4.1. Giới thiệu về đoạn tuyến thiết kế............................................................................52
4.1.1. Chức năng đường bộ ........................................................................................52
4.1.2. Đặc điểm tuyến ................................................................................................ 52
4.1.3. Tiêu chuẩn đường bộ .......................................................................................53
4.1.4. Kết quả khảo sát đoạn tuyến ............................................................................53
4.2. Đề xuất thiết kế biển báo cho đoạn tuyến .............................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGTVT
TCN
CSGT
ATGT
TTATGT
QCVN

Bộ giao thông vận tải
Trước cơng ngun
Cảnh sát giao thơng
An tồn giao thơng
Trật tự an tồn giao thơng
Quy chuẩn Việt Nam


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4

Bảng 3.1.

Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.

Tên bảng
Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1
Hệ số kích thước biển báo
Thống kế biển báo tại thành phố Quảng Ngãi
Bảng khảo sát hiện trạng biển báo trên một số tuyến phố
Lựa chọn cấp kỹ thuật theo tốc độ thiết kế, loại đơ thị
Thống kê nguồn kinh phí quản lý, bảo trì 04 năm từ 2013 đến
2016
Các văn bản của Trung ương và địa phương hướng dẫn, chỉ
đạo về biển báo giao thơng đường bộ và đảm bảo ATGT
đường bộ
Vị trí đặt biển đối với nhóm biển báo nguy hiểm
Nhóm giải pháp kỹ thuật theo loại biển báo
Bảng quy hoạch biển báo theo nhóm đường
Nhóm giải pháp quy hoạch nút giao thông
Kết quả đếm xe trên đường Nguyễn Tự Tân
Kết quả khảo sát đoạn tuyến Nguyễn Tự Tân

Trang
12
12

19
24
28
29
33

34
34
42
45
53
53


vii

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9.
Hình 1.10
Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10

Tên hình
Biển báo cột hình trụ tại Roma
Biển báo theo cơng ước quốc tế và sự di chuyển của ô tô
Biển báo tại công ước Viên
Biển báo chỉ dẫn tại Dubai
Biển báo ưu tiên khi vào vịng xuyến tại Dubai
Biển báo tín hiệu giao thông e-ink tại Úc
Biển báo công nghệ tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ

Biển báo được sơn trên đường tại Châu Âu
Kích thước các loại biển báo chính
Sơ đồ kết hợp các biển báo trên một cột
Ma trận biển báo giao thơng
Đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường Tơ Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Đường Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Hà Nội
Đường Quán Thánh, Thành phố Hà Nội
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Hai Bà Trưng
Đường Tô Hiến Thành
Đường Phạm Văn Đồng
Đường Quang Trung
Đường Nguyễn Nghiêm
Đường Phạm Quang Ảnh
Sơ đồ hệ thống nhà nước về giao thông vận tải đô thị
Biển báo vào đường cong kết hợp vạch sơn gờ giảm tốc
Đèn tín hiệu kết hợp biển báo đèn tín hiệu
Đảo vịng xuyến kết hợp biển báo nguy hiểm phía trước có
vịng xuyến
Biển báo nguy hiểm kết hợp tường hộ lan mềm
Gương cầu lồi dùng với đường cong
Biển báo cấm kết hợp biển phụ
Biển báo cấm ô tô vượt kết hợp vạch sơn liền
Biển báo xe buýt kết hợp vạch sơn
Biển báo bệnh viện và chỉ dẫn khoảng cách
Biển hiệu lệnh đi vòng xuyến

Trang
5

6
7
8
8
9
10
10
11
14
16
17
17
18
18
24
25
25
26
26
27
27
29
34
35
35
36
36
37
37
38

38
39


viii
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4

Biển hiệu lệnh kết hợp vạch sơn
Biển báo VMS tại TP.Hồ Chí Minh
Các giải pháp bố trí đỗ xe dọc đường phố
Đầu tuyến đường Nguyễn Tự Tân
Cuối tuyến đường Nguyễn Tự Tân
Nút giao Nguyễn Tự Tân và Phan Bội Châu
Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi

39
40
41
52
53
54
54



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của
tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh; cách thành
phố Đà Nẵng 123 km; cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách thành phố Hồ Chí
Minh 821 Km và cách Thủ đơ Hà Nội 889 Km.
Trong những năm vừa qua, để phấn đấu trở thành đô thị loại II, tỉnh Quảng
Ngãi đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho thành phố như: Xây dựng mới
Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, đường Bờ Nam sông Trà Khúc, đường
Trường Chinh, nâng cấp nối dài đường Tô Hiến Thành , đường Phan Đình Phùng, …
đã làm thay đổi bộ mặt giao thông và tạo đà cho ngành du lịch phát triển, góp phần
tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, sự đầu tư này vẫn chưa
đủ về số lượng lẫn chất lượng đối với mạng lưới giao thơng của thành phố Quảng
Ngãi. Tình trạng mất trật tư giao thông do các biển báo cấm đỗ xe, biển chỉ dẫn, hiệu
lệnh sử dụng không đúng vị trí dẫn đến các phương tiện lưu thơng trong thành phố đậu
đỗ không đúng nơi quy định, đậu đỗ trong vùng hoạt động của các nút giao thông, các
tuyến đường nhỏ hẹp gây ùn tắc cục bộ tại một số vị trí, đặc biệt vào giờ cao điểm. Hệ
thống biển báo trên một số tuyến đường chưa đạt yêu cầu về kích thước, chiều cao,
màu sắc và hiệu quả tầm nhìn vì đã quá cũ so với quy chuẩn mới của quốc gia (QCVN
41-2016) nhưng các bộ phận quản lý đô thị vẫn chưa điều chỉnh cho phù hợp.
Một số hình ảnh minh họa:

Đậu đỗ khơng đúng nơi quy định

Biển báo bị rớt ra khỏi trụ



2

Biển báo bị nghiêng ngã

Biển báo bị hạn chế tầm nhìn

Đỗ xe trong vùng hoạt động nút giao thơng Đỗ xe lấn chiếm lịng đường, vỉa hè
Hệ quả của tình trạng biển báo nêu trên là hàng năm các vụ tai nạn giao thơng
nghiêm trọng hay va quẹt khơng có chiều hướng giảm mà nguy cơ gia tăng ngày càng
cao. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, cần phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
cần lắp đặt biển báo tại vị trí nào trên tuyến, vị trí nào tại nút giao? Quy hoạch lại hệ
thống biển báo hiệu như thế nào cho phù hợp với quy hoạch kiến trúc đô thị chung của
thành phố Quảng Ngãi? Cần làm những gì để quản lý và khai thác hệ thống biển báo
đường bộ trong đô thị? Xuất phát từ đó, cần phải chuyên sâu nghiên cứu quy hoạch,
thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ thành phố Quảng Ngãi, sớm
ứng dụng vào thực tiễn trong thành phố Quảng Ngãi và góp phần nâng cao hiệu quả
khai thác sử dụng các tuyến đường.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống biển báo trong đô thị Quảng Ngãi
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ các tuyến đường trong phạm vi thành phố Quảng Ngãi.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống biển báo trong
thành phố Quảng Ngãi, chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết và sự không phù hợp của hệ
thống biển báo đường bộ qua đó đề xuất các giải pháp qui hoạch, thiết kế và quản lý
khai thác hệ thống biển báo đường bộ trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn
trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng khai thác của mạng lưới đường và đảm
bảo trật tự giao thông trong thành phố.



3
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức điều tra tại thực địa hiện trạng giao thông,
các nút giao thông, tuyến đường huyết mạch và đề xuất các giải pháp điều chỉnh hệ
thống biển báo cho phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở số liệu thống kê, điều tra, đo đạc thực tế, các số liệu tính tốn tin cậy
và tham chiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, các giải pháp đề xuất sẽ là cơ sở
cho việc định hướng quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường
bộ phù hợp với điều kiện thực tế về hệ thống hạ tầng giao thông, về điều kiện giao
thơng (dịng xe) ở thành phố Quảng Ngãi góp phần hướng đến một đơ thị phát triển
bền vững.
7. Bố cục luận văn
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về biển báo giao thông.
Chương 2. Đánh giá thực trạng hệ thống biển báo giao thông đường bộ trong đô
thị.
Chương 3. Giải pháp quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo
giao thông thành phố Quảng Ngãi
Chương 4. Ứng dụng thiết kế biển báo cho tuyến đường Nguyễn Tự Tân, đoạn
từ đường Phan Đình Phùng đến đường Trương Định.
- Kết luận và kiến nghị.
- Phụ lục


4
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG
1.1. Tổng quan về biển báo giao thông

1.1.1. Một số khái niệm chung
Tổ chức giao thông: Tổ chức giao thông là những biện pháp tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến dịng giao thơng về mặt khơng gian để nó vận hành theo ý muốn
chủ quan của con người. Tổ chức giao thơng là một bài tốn tổng hợp kỹ thuật - kinh
tế - xã hội. Các biện pháp tổ chức giao thông không chỉ là những biện pháp kỹ thuật
giao thơng đơn thuần dùng để cưỡng chế dịng giao thơng mà nó cịn là những biện
pháp mang tính kinh tế - xã hội tác động đến những hành vi giao thông của con người.
Các biện pháp tổ chức giao thông có thể được thực hiện với quy mơ vĩ mơ (cả mạng
lưới đường) hoặc vi mô (một cung đường hoặc một nút giao thơng) nhằm các mục
đích sau: đảm bảo sự vận hành hiệu quả và kinh tế của hệ thống đường và các trang
thiết bị; nâng cao an toàn giao thông và năng thực thông hành và giảm ùn tắc, giảm chi
phí và thời gian đi lại; nâng cao chất lượng phục vụ hành khách của hệ thống giao
thông, đặc biệt là giao thông công cộng; giảm ô nhiễm môi trường do giao thông gây
ra như bụi, tiếng ồn và khí thải; nâng cao tính văn minh và hiện đại của đô thị.
Tổ chức giao thông trên đường đô thị: Là việc sử dụng các cộng cụ điều
khiển giao thơng (như biển báo, ký hiệu, hình vẽ, đèn tín hiệu, chiếu sáng, ...) để sắp
xếp, bố trí, phối hợp các bộ phận của đường đô thị nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lực
sẵn có của cơng trình hạ tầng đường bộ, nhằm đảm bảo cân bằng giữa năng lực cung
ứng với nhu cầu sử dụng hạ tầng đường bộ.
Đường đô thị (hay đường phố): Là đường bộ trong đô thị gồm phố, đường ô tô
thông thường và các tuyến đường chuyên dụng khác. (Nguồn: TCXDVN 104:2007).
Đường phố có 02 chức năng cơ bản: Chức năng giao thông và chức năng không
gian.
Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dịng, các chỉ tiêu
giao thơng như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành. Chức năng giao
thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận. Loại
đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao, đây là các
đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy thấp.
Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì khơng địi hỏi tốc độ xe chạy cao nhưng phải
thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi - đến.

Chức năng không gian của đường phố được biểu thị qua quy mô bề rộng chỉ
giới đường đỏ của đường phố. Trong phạm vi này mỗi bộ phận của mặt cắt ngang
được thể hiện rõ chức năng khơng gian của nó như: kiến trúc cảnh quan, mơi trường,
bố trí cơng trình hạ tầng ở trên và dưới mặt đất.
Điều khiển giao thông: Là mọi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào dòng giao


5
thông về mặt thời gian. Mục tiêu của điều khiển giao thông là thiết lập các phương
thức kết nối thống nhất giữa lái xe và ý đồ, kết quả thiết kế của người thiết kế. Ngôn
ngữ sử dụng trong điều khiển giao thông là luật giao thông, hệ thống biển báo, vạch
sơn, đèn tín hiệu...
Biển báo giao thơng: Là những biển báo được dựng ven đường giao thông để
cung cấp thông tin cụ thể đến người tham gia giao thông.
1.1.2. Lịch sử phát triển của biển báo giao thông
Những tấm biển báo giao thông đầu tiên ra đời cùng với sự hình thành của
những con đường. Thời cổ xưa, những lữ khách đã biết sử dụng các ký hiệu được khắc
trên thân cây hay sử dụng những hòn đá để làm mốc, xác định những điểm mà họ đã đi
qua trên suốt hành trình
Cho đến thế kỷ thứ 3 TCN, tại Roma những tấm biển báo giao thông đầu tiên
đã được xuất hiện. Trên khắp các tuyến đường giao thông chính tại Roma, xuất hiện
những cột hình trụ ghi lại khoảng cách từ điểm đặt cột tới Nghị viện Roma và sau đó,
rất nhiều nước trên thế giới cũng bắt đầu làm theo người Roma và những chiếc cột
khoảng cách này trở nên phổ biến

Hình 1.1. Biển báo cột hình trụ tại Roma
Năm 1895, khi chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới ra đời đòi hỏi những nhà quản lý
về giao thơng phải làm những gì để đảm bảo an tồn trên những tuyến đường đơng
đúc. Mặc dù thời đó, ơ tơ di chuyển tương đối chậm, nếu đem so với tốc độ xe ngựa thì
chúng chẳng hơn là bao.

Năm 1903, tại thủ đô Pari của nước Pháp. Những chiếc biển báo giao thông đầu
tiên đã được lắp đặt. Những tấm biển báo này có 2 màu chính là màu xanh và đen.
Phía nền biển báo có sơn những biểu tượng màu trắng để biểu thị các ý nghĩa như chỗ
ngoặt nguy hiểm, đường dốc nguy hiểm hay những đoạn đường gồ ghề, không bằng
phẳng
Khi mà công nghiệp ô tơ phát triển địi hỏi nhà lãnh đạo phải có những giải
pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự
an tồn giao thơng trên các tuyến đường. Năm 1909, các quốc gia Châu Âu đã tiến


6
hành một cuộc họp tại Pari và cùng nhau soạn thảo “Công ước quốc tế về sự di chuyển
của ô tơ”.
Theo cơng ước này thì sẽ có 4 biển báo giao thông được thông qua biểu thị
những ý nghĩa như: Biển báo đường gồ ghề, biển báo đường giao nhau, biển báo đường
bộ giao đường sắt và biển báo đường khúc khuỷu. Cũng nằm trong công ước, khoảng
cách từ điểm đặt biển báo tới điểm nguy hiểm được quy định chính xác là 250 m

Hình 1.2. Biển báo theo cơng ước quốc tế và sự di chuyển của ô tô
Mãi 23 năm sau, tại Hội thảo quốc tế diễn ra tại Pari với sự tham gia của 50
quốc gia trên thế giới. 2 biển báo mới được thông qua trong hệ thống biển báo giao
thông lúc bấy giờ là 2 biển báo hình tam giác với ý nghĩa biển báo “đường sắt không
được canh gác” và biển báo ” STOP”
Đến năm 1930, Hội nghị tại Giơ ne vơ, Thụy Sĩ thì hệ thống biển báo giao
thơng đã chính thức được tăng thành 26 biển báo theo quy định tại “công ước áp dụng
thống nhất biển báo trên đường”. Ngoài ra, biển báo giao thơng được chia thành 3
nhóm chính là biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn.
Từ thời điểm đó, các nước trên thế giới sử dụng 2 hệ thống biển báo giao thơng
đó là hệ thống biển báo theo công ước Giơ-ne-vơ và hệ thống biển báo theo chuẩn
Anh-Mỹ. Những tấm biển báo giao thơng theo chuẩn Anh-Mỹ thì ngồi những biểu

tượng được ký hiệu trong biển báo thì trong biển báo hiệu theo chuẩn này cịn có thêm
những chỉ dẫn bằng chữ viết. Biển báo hiệu có hình dạng chữ nhật, nền biển báo màu
trắng, chữ viết bên trong có màu đen hoặc đỏ. Biển báo cấm thì được ghi bằng chữ đỏ,
biển báo giao thơng nguy hiểm thì có hình con thoi, nền biển báo màu vàng và chữ có
màu đen
Đến mãi năm 1968, tại công ước Viên về báo hiệu và tín hiệu giao thơng đường
bộ trong hội nghị UNESCO (7/10 – 8/11/1968) tại Áo thì khi đó, hệ thống biển báo
giao thơng được chia thành 8 nhóm chính


7

Hình 1.3 Biển báo tại cơng ước Viên
1.1.3. Chức năng của biển báo giao thông
Hệ thống biển báo giao thông giữ một vị trí khá quan trọng trong việc điều
khiển giao thơng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cùng với CSGT và
đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo giao thông đã tạo nên tính trật tự, an tồn,
giúp các phương tiện tham gia giao thông được lưu thông, đi lại tránh ùn tắc và hạn
chế tai nạn
Với những đoạn đường vắng vẻ hay các khu vực đơng dân cư nơi có mật độ
giao thông là khác nhau mà các lực lượng CSGT không thể nào mà túc trực một cách
liên tục được để có thể phân luồng được thì khi đó, hệ thống các biển báo giao thông
đường bộ sẽ làm thay công việc đó. Giúp giao thơng giảm ùn tắc, an tồn cũng như tiết
kiệm thời gian cho người tham gia giao thông
1.2. Một số quan điểm trong thiết kế biển báo giao thông
1.2.1. Quan điểm về biển báo giao thông trên thế giới
- Hệ thống biển báo chỉ dẫn trên thế giới có kích thước lớn, kích cỡ chữ to, rõ
ràng, dễ đọc, dễ nhận thấy từ xa, tạo điều kiện cho người điều khiển phương tiện giao
thông xử lý kịp thời từ xa. Vấn đề này tại Việt Nam, biển báo chỉ dẫn kích thước cịn
nhỏ, khó có thể nhận biết từ xa, dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện giao

thông không kịp xử lý từ xa, hạn chế công năng của biển báo chỉ dẫn.


8

Hình 1.4 Biển báo chỉ dẫn tại Dubai
- Tại những vị trí nút giao thơng có vịng xuyến, được bố trí biển báo nhường
đường cho dịng xe ưu tiên trong vịng xuyến, điều này tăng tính an tồn giao thơng
trong q trình nhập dịng và hoạt động trong vịng xuyến. Hiện nay, ở Việt Nam tại
các vị trí nút giao thơng có vịng xuyến, rất ít thấy loại biển báo này, dẫn đến tình trạng
xe lưu thơng từ ngồi vịng xuyến nhập dòng vào trong hoạt động của vòng xuyến vẫn
khơng giảm tốc độ, gây nguy hiểm đến an tồn giao thơng.

Hình 1.5 Biển báo ưu tiên khi vào vịng xuyến tại Dubai


9
- Hiên nay, Úc là đất nước triển khai hệ thống tín hiệu giao thơng e-ink (là cơng
nghệ màn hình tiêu thụ điện năng cực thấp, với nội dung hiển thị rõ ràng) đầu tiên trên
thế giới.

Hình 1.6 Biển báo tín hiệu giao thơng e-ink tại Úc
+ Sydney là thành phố đầu tiên ở Úc được trang bị các biển báo sử dụng loại
màn hình E-Ink nói trên, nhằm cung cấp các thông tin theo thời gian thực đến các tài
xế. Mỗi tấm biển như vậy đều hỗ trợ kết nối 3G, cập nhật thông tin liên tục từ dữ liệu
của máy chủ do chính phủ quốc gia này quản lý.
+ Bên cạnh đó, số biển báo nói trên cịn được trang bị một cái đèn nhỏ nhằm
cung cấp ánh sáng vào ban đêm. Năng lượng dùng cho chiếc đèn này có được nhờ hệ
thống năng lượng mặt trời tích hợp sẵn, mức tiêu thụ điện của màn hình gần như bằng
0 ở trạng thái tĩnh.

- Trên thế giới hiện nay công nghệ ITS là công nghệ mới phát triển, được sử
dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao
thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa
con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường
thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên
đường cao tốc. Đây là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối mạng quản
lý tồn quốc. Nhà quản lý chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể bao quát được toàn bộ hệ
thống đường toàn quốc. Đơn cử, một sự kiện đang xảy ra trên một điểm của đường cao
tốc có thể lập tức được thơng báo trong toàn hệ thống quản lý và sử dụng đường cao
tốc, đồng thời kết nối với tổ chức thanh tra giao thơng trên tồn quốc để kịp thời xử lý.


10

Hình 1.7 Biển báo cơng nghệ tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ
- Một số quốc gia Châu Âu để tăng khả năng quan sát của các tài xế và phát huy
tốt hơn hiệu quả các biển báo hiệu đường bộ (đặc biệt các biển báo cấm) đã sử dụng
cách thức sơn trực tiếp biển báo lên hệ thống đường.

Hình 1.8 Biển báo được sơn trên đường tại Châu Âu
1.2.2. Các quan điểm về hệ thống biển báo ở đô thị Việt Nam:
Hiện nay Bộ Giao thơng vận tải đã có Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày
08/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số
41/2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công
nghệ thẩm định. Tại Thông tư này, Bộ Giao thơng vận tải đã quy định kích thước biển


11
báo, thơng số về chữ viết, màu sắc, hình vẽ trên biển cho từng loại biển báo, hệ số kích
thước biển báo đối với từng loại đường, vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và chiều

ngang, độ cao đặt biển, ghép biển và phản quang trên mặt biển báo.
1.2.2.1. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản
sau đây: Biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn;
biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy
định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia
giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình trịn, viền đỏ, nền
màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ
một số trường hợp đặc biệt.
- Nhóm biển báo hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số
biển đặc biệt, các biển thể hiện hình trịn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc
trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia
giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
Biển có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mơ tả sự
việc cần báo hiệu.
- Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ
dẫn cần thiết cho người tham gia giao thơng. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vng
hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung
nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập.
1.2.2.2. Kích thước của biển báo
- Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và
chữ viết tương ứng với đường đơ thị có hệ số là 1 (xem Hình 1.9 và Bảng 1.1);

Hình 1.9. Kích thước các loại biển báo chính



12
Bảng 1.1. Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1
Đơn vị tính: cm
Loại biển
Biển báo trịn

Biển báo bát giác

Biển báo tam giác

Kích thước
Độ lớn
Đường kính ngồi của biển báo, D
70
Chiều rộng của mép viền đỏ, B
10
Chiều rộng của vạch đỏ, A
5
Đường kính ngồi biển báo, D
60
Độ rộng viền trắng xung quanh, B
3
Chiều dài cạnh của hình tam giác, L
70
Chiều rộng của viền mép đỏ, B
5
Bán kính lượn trịn của viền mép đỏ, R
3,5
Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản,

3
C

(Trích theo Điều 16, Chương 3, QCVN 41:2016)
- Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải
nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:
+ Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
+ Số hàng đơn vị > 5 thì lấy bằng 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.
Bảng 1.2. Hệ số kích thước biển báo
Loại đường

Đường cao
tốc

Đường đơi
ngồi đơ thị

Đường ơtơ Đường đơ
thơng thường
thị

Biển báo cấm, biển hiệu
lệnh, biển báo nguy hiểm
2
1,8
1,25
1
và cảnh báo
Biển chỉ dẫn
2,0

1,5
1
(Trích theo Điều 16, Chương 3, QCVN 41:2016)
1.2.2.3. Chữ viết và màu sắc của biển
- Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1-Kiểu chữ nén” và “gt2-Kiểu chữ thường” để
ghi thông tin bằng chữ trên biển. Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử
dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thơng tin có
tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu
chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển. Chữ viết thường được sử
dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.
Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.
- Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ
25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ
75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu
50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và


13
dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng.
Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển
tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.
Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng
50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.
- Chiều cao chữ phải được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người
tham gia giao thơng có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ
tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị;
150 mm với đường đơi ngồi đơ thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ
địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng
kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.
Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống

nhất với các thông tin báo hiệu khác. Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng
trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các
nền xanh.
1.2.2.4. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thơng dễ nhìn thấy và có
đủ thời gian để chuẩn bị đề phịng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không
được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông. Trường hợp
không xác định được cự ly nhìn thấy biển, những nơi vị trí biển báo có thể bị khuất thì
cho phép lấy tầm nhìn đảm bảo người tham gia giao thơng có thể nhìn thấy biển báo
hiệu là 150 m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100 m
trên những đường ngồi khu đơng dân cư và 50 m trên những đường trong khu đông
dân cư.
- Biển được đặt thẳng đứng, về phía tay phải (trừ các trường hợp bất khả kháng)
và mặt biển vng góc với chiều đi. Trong các trường hợp cần thiết khi phần đường xe
chạy rộng thì phải lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều giao thông đi tới để
nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải; vị trí biển nhắc lại phải ngang bằng với biển bên
phải. Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường
hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
- Khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường phải cách mép
phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp khơng có lề
đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều
chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy khơng được chờm lên
mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.
- Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe
chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mép mặt biển phải cách mép hè là 0,5
m và không chốn q nửa bề rộng hè đường. Nếu khơng đảm bảo được ngun tắc đó
thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy. Trên những đoạn đường có dải phân cách


14

hoặc các đảo giao thông, cho phép đặt biển trên đó nhưng mép ngồi của biển phải
cách mép dải phân cách hoặc mép đảo ít nhất 0,5 m. Trên những đường mà mỗi chiều
xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần
vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long mơn hoặc cột cần vươn, thì có thể
lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
1.2.2.5. Độ cao đặt biển và ghép biển
- Độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với
đường ngồi khu đơng dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo
phương thẳng đứng. Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1,2 m đến 1,5 m. Loại biển
viết bằng chữ áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt lề đường
hoặc hè đường là 1,8 m. Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng
không nhỏ hơn 1,2 m, không quá 5,0 m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
Trường hợp biển treo ở phía trên phần xe chạy thì cạnh dưới của biển phải cao hơn
mặt đường từ 5 m đến 5,5 m.
- Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một
cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển báo
nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn (xem minh họa trên Hình 1.10).

Hình 1.10 Sơ đồ kết hợp các biển báo trên một cột
Ghi chú: con số ghi trên hình biểu thị thứ tự ưu tiên
+ Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của
các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngồi phạm vi khu
đơng dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
- Trường hợp khó bố trí, cho phép dùng 1 biển ghép hình vng hoặc hình chữ
nhật có kích thước đủ rộng, nền trắng trên đó có vẽ các hình biển (các biển đơn) cần có
theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép
biển đơn đến mép biển ghép là 10 cm.
- Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo
cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho



15
phép bố trí hình biển phụ kết hợp với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của
một biển ghép có hình vng hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, nền trắng.
1.3. Kết luận
Hiện nay, vấn đề an tồn giao thơng trong q trình khai thác, sử dụng cơng
trình đường bộ là vấn đề hàng đầu được quan tâm trên toàn thế giới. Trong các biện
pháp nâng cao chất lượng an tồn giao thơng, hiệu quả khai thác cơng trình đường bộ
thì yếu tố hệ thống biển báo luôn được quan tâm hàng đầu.
Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hệ thống biển báo giao thơng được
thiết kế, phân loại từng nhóm biển báo tương đối đầy đủ, hệ số kích thước biển báo
được thiết kế phụ thuộc vào từng loại cấp đường, tốc độ khai thác của từng tuyến
đường. Tuy nhiên, thực tế khai thác các tuyến đường đơ thị vẫn cịn tình trạng ùn tắc
giao thông, hệ thống biển báo được lắp đặt cho từng địa phương trên cả nước nói
chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng vẫn cịn chưa phù hợp gây ảnh hưởng đến
trật tự an tồn giao thơng đường phố, tính mạng, kinh tế và mơi trường sống của người
dân.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu, điều tra khảo sát thực trạng biển báo của địa
phương, đưa ra các vấn đề bất cập của hệ thống biển báo giao thông đơ thị. Từ đó có
được cái nhìn tổng qt và phương án thiết kế, quy hoach hệ thống biển báo giao
thông đô thị trong thành phố Quảng Ngãi


×