Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Chính sách đối ngoại của ấn độ dưới thời thủ tướng manmohan singh (2004 2014) indian foreign policy under prime minister manmohan singh (2004 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
--------------

ĐẶNG ĐÌNH TIẾN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI
THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9 31 02 06

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
--------------

ĐẶNG ĐÌNH TIẾN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI
THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014)

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 9 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Quế

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận án là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Đặng Đình Tiến


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thầy cơ
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Bích Ngọc
và PGS.TS Nguyễn Thị Quế - những người đã tận tình hướng dẫn, hết lịng
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận án. Xin gửi lời
tri ân nhất của tôi đối với những điều mà các Cô đã dành cho tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã cho tôi những
lời nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp q báu, giúp tơi hồn thiện
bản luận án.
Tơi xin cảm ơn các thầy cơ giáo Phịng Sau đại học, Học viện Ngoại
giao về những bài giảng hữu ích, cảm ơn đồng nghiệp trong khoa Khoa học
chính trị về sự giúp đỡ và quan tâm dành cho tôi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
những người thân trong gia đình, những người ln động viên, cổ vũ và sát
cánh bên tôi trong suốt thời gian qua.
Đây là một đề tài rộng và còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Vì vậy, luận án khơng thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tơi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề
tài để luận án được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỜI THỜI THỦ TƯỚNG
MANMOHAN SINGH (2004-2014) ................................................................. 17
1.1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về chính sách đối ngoại ...................... 17
1.1.1. Khái niệm và lý thuyết chính sách đối ngoại ................................... 17
1.1.2. Cách tiếp cận phân tích chính sách đối ngoại ................................. 21
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời

thủ tướng Manmohan Singh .......................................................................... 25
1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 25
1.2.1.1. Những triết lý truyền thống của Ấn Độ ......................................... 25
1.2.1.2. Tư tưởng bất bạo động của Mahatma Gandhi ............................. 28
1.2.1.3. Quan điểm của Thủ tướng Manmohan Singh về chính sách đối
ngoại ........................................................................................................... 30
1.2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 34
1.2.2.1. Tình hình thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI ....................... 34
1.2.2.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế
kỷ XXI ......................................................................................................... 36
1.2.2.3. Tình hình Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI ...................... 39
1.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước năm 2004 ....................... 44
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 50
Chương 2: NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH
(2004-2014) ........................................................................................................... 51
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng
Manmohan Singh (2004-2014) ....................................................................... 51


2.1.1. Mục tiêu và các hướng ưu tiên chính sách đối ngoại ..................... 51
2.1.1.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại ............................................... 51
2.1.1.2. Các hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại ............................... 53
2.1.2. Nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ chính sách đối ngoại........... 55
2.1.2.1. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại ........................................... 55
2.1.2.2. Phương châm của chính sách đối ngoại ....................................... 57
2.1.2.3. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại .............................................. 60
2.2. Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ
tướng Manmohan Singh (2004-2014) ............................................................ 63
2.2.1. Đối với một số nước láng giềng (Pakistan, Bangladesh, Trung

Quốc) ............................................................................................................ 63
2.2.1.1. Đối với Pakistan ............................................................................ 63
2.2.1.2. Đối với Bangladesh ....................................................................... 66
2.2.1.3. Đối với Trung Quốc ...................................................................... 69
2.2.2. Đối với một số nước lớn (Mỹ và Nga) .............................................. 73
2.2.2.1. Đối với Mỹ..................................................................................... 74
2.2.2.2. Đối với Liên bang Nga .................................................................. 79
2.2.3. Đối với một số khu vực chủ yếu ....................................................... 84
2.2.3.1. Đối với khu vực Trung Đông ........................................................ 84
2.2.3.2. Đối với khu vực Trung Á ............................................................... 87
2.2.4. Đối với ngoại giao đa phương .......................................................... 91
2.2.4.1. Đối với một số tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), Phong trào Không liên kết) ...................................... 91
2.2.4.2. Đối với một số tổ chức khu vực chủ yếu ....................................... 98
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 107
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ
DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) .............. 109
3.1. Đánh giá về chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng
Manmohan Singh .......................................................................................... 109
3.1.1. Thành tựu ........................................................................................ 109
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................ 122


3.2. Tác động chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng
Manmohan Singh đối với quan hệ quốc tế và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ .... 129
3.2.1. Tác động đối với quan hệ quốc tế ................................................... 129
3.2.1.1. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ ......... 130
3.2.1.2. Góp phần củng cố cấu trúc đa phương của trật tự thế giới, chuyển
dịch trọng tâm địa - chính trị thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương . 131
3.2.1.3. Góp phần đảm bảo nền hịa bình, an ninh thế giới, giải quyết các

vấn đề toàn cầu ........................................................................................ 133
3.2.2. Tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ...................................... 134
3.2.2.1. Thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam phát triển lên tầm
cao mới ..................................................................................................... 134
3.2.2.2. Thúc đẩy hợp tác, cạnh tranh thương mại giữa Ấn Độ với
Việt Nam ................................................................................................... 139
3.2.2.3. Tác động đến an ninh chính trị của Việt Nam ............................ 141
3.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đem lại những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ............................................................................... 144
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 145
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌ NH CỦ A TÁC GIẢ .............................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 166


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1.

AFTA

2.

APEC

3.


ARF

4.

ASEAN

5.

BASIC

6.

BIMSTEC

Tiếng Anh
ASEAN Free Trade Area

BRICS

8.

CAR

9.

CA - TBD

CELAC


Cooperation

châu Á Thái Bình Dương

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

The Association of

Hiệp hội các nước Đông

Southeast Asian Nations

Nam Á

Brazil, South Africa, India

Tên gọi của các nước công

and China

nghiệp mới nổi

Bay of Bengal Initiative for

Tổ chức Hợp tác kinh tế và

MultiSectoral Technical and công nghiệp các nước ven


Brasil, Russia, India, China,
South Africa

Central Asian Republics

CEO

American and Caribbean

Chief Executive Officer
The Comprehensive

12.

CEPA

Vịnh Bengal
Tên gọi của một khối bao
gồm các nền kinh tế lớn mới
nổi
Các nước Cộng hòa Trung
Á
Châu Á Thái Bình Dương

States
11.

ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế


The Community of Latin
10.

Khu vực mậu dịch tự do

Asia-Pacific Economic

Economic Cooperation

7.

Tiếng Việt

Economic Partnership
Agreement

Cộng đồng các nước Mỹ
Latinh và Caribe
Tổng giám đốc điều hành
Hiệp định Hợp tác kinh tế
toàn diện Ấn Độ - Nhật Bản


he Conference on
13.

CICA

Hội nghị về phối hợp hành


Interaction and Confidence- động và các biện pháp củng
Building Measures in Asia

cố lòng tin ở Châu Á

Commonwealth of

Cộng đồng các Quốc gia

Independent States

độc lập

14.

CIS

15.

CNHT

Chủ nghĩa hiện thực

16.

CNTD

Chủ nghĩa tự do

17.


DFC

18.

DMIC

19.

DRDO

20.

EAS

21.

EPA

22.

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

23.

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

24.

FTA

Free-Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

25.

Free Trade Area of the Asia

Khu vực thương mại tự do

FTAAP

Pacific

châu Á-Thái Bình Dương

26.

General Agreement on

Hiệp ước chung về thuế


GATT

Tariffs and Trade

quan và mậu dịch

27.

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

28.

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Mêkông mở rộng

29.

IAEA

The International Atomic

Cơ quan năng lượng nguyên


Energy Agency

tử quốc tế

Western corridor of the

Vành đai vận chuyển hàng

Dedicated Freight corridor

hóa phía tây

Delhi Mumbai Industrial

Vành đai công nghiệp Delhi

Corridor

– Mumbai

The Defence Research and

Tổ chức Nghiên cứu và Phát

Development Organisation

triển Quốc phòng

The East Asia Summit

Economic Partnership
Agreement

Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á
Hiệp định Đối tác Kinh tế


30.

ICWA

31.

ISRO

32.

ITEC

33.

JOCV

34.

Hội đồng Ấn Độ về Sự vụ

Accountants of India


thế giới

Indian Space Research

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ

Organisation

của Ấn Độ

Indian Technical and

Chương trình trợ giúp kinh

Economic Cooperation

tế - kỹ thuật Ấn Độ

Japan Overseas

Tổ chức hợp tác Nhật Bản ở

Cooperation Volunteers

nước ngoài

Mekong–Ganga
MGC

35.


NAM

36.

NDMA

37.

Institute of Cost

NNGO

38.

NSTC

39.

ODA

40.

RCEP

Cooperation

ReCAAP

SAARC


vực sông Mekong
Ủy ban Quản lý thiên tai

Management Authority

Quốc gia

non-governmental
organization

Tổ chức phi chính phủ

North–South Transport

Hành lang Giao thơng Bắc-

Corridor

Nam

Official Development

Viện trợ phát triển chính

Assistance

thức

Regional Comprehensive


Hiệp định Đối tác Kinh tế

Economic Partnership

Toàn diện Khu vực

Agreement on Combating
Piracy and Armed Robbery
against Ships in Asia

42.

châu thổ sông Hằng với khu

National Disaster

The Regional Cooperation
41.

Dự án hợp tác các khu vực

Hiệp định hợp tác khu vực
về chống cướp biển ở châu
Á

South Asian Association for

Hiệp hội Hợp tác khu vực


Regional Cooperation

Nam Á


The South Asian Free Trade

43.

SAFTA

44.

SCO

Area
Shanghai Cooperation

Tổ chức Hợp tác Thượng

Organisation

Hải

Treaty of Amity and
45.

TAC

Cooperation in Southeast

Asia

46.

Turkmenistan–Afghanistan–
TAPI

Pakistan–India Pipeline
Trans-Pacific Strategic

47.

TPP

Economic Partnership
Agreement

48.

UNCTAD

49.

WEF

50.

WTO

Khu vực thương mại ưu đãi


Hiệp ước hợp tác và hữu
nghị Đông Nam Á
Đường ống dẫn dầu
Tuốcmênixtan-ÁpganixtanPakixtan-Ấn Độ
Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương

United Nations Conference

Hội nghị Liên hợp quốc về

on Trade and Development

Thương mại và Phát triển

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

Worrld Trade

Tổ chức Thương mại thế

Organnization

giới.


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là một quốc gia lớn và có ảnh hưởng ở khu vực Nam Á. Là một xã hội
đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc, Ấn Độ cũng là nơi bắt nguồn của nhiều tơn
giáo lớn, chính những yếu tố này đã hình thành nên một Ấn Độ với nền văn hóa đa
dạng và phong phú. Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm
1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh,
được nhận định là một nước công nghiệp mới. Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ
khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực mạnh,
được đánh giá là một cường quốc toàn cầu tiềm năng.
Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã linh hoạt điều chỉnh chính sách phát triển đất nước
theo hướng thực dụng hơn, lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở để phát triển quan hệ với các
nước lớn và nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý của khu vực trong thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có vai trị quan trọng về kinh
tế, chính trị và địa chiến lược đối với các khu vực khác và toàn cầu. Trong điều kiện đó,
Ấn Độ sẽ hưởng nhiều lợi ích từ khu vực và có nhiều cơ hội để hội nhập kinh tế sâu,
rộng hơn thông qua các hiệp định tự do thương mại, hiệp định hợp tác kinh tế với các
nước, nhất là với các đối tác chiến lược. Không gian chiến lược của Ấn Độ không
ngừng được mở rộng. Ấn Độ tăng cường triển khai đối ngoại trên các lĩnh vực với các
nước láng giềng, các nước lớn và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
nhằm tăng lợi thế cho mình trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Với xu
hướng trở thành nước có nền kinh tế lớn, nắm bắt được công nghệ tiên tiến, cải thiện và
tăng cường sức mạnh quân sự,… Ấn Độ được dự báo sẽ trở thành nhân tố quan trọng
trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực trong vài
thập kỷ tới, cũng như thể hiện vai trị lớn hơn của mình đối với việc định hình một cấu
trúc an ninh ở khu vực Nam Á.
Ấn Độ trong thế kỷ XXI có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược của các
nước lớn, các trung tâm quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại nước này trong thế kỷ
XXI. Có thể nói, với những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cầm quyền,

đặc biệt là Đảng Quốc Đại, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; giữa chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa lý tưởng, sự quyết
tâm cao của các lãnh tụ và các nhà lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ đã đưa Ấn Độ
trở thành cường quốc, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.


2

Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở
khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương mà còn gia tăng sức mạnh ở khu vực Đơng Nam Á,
Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện năng lực cạnh tranh với các nước lớn. Ấn Độ đã
triển khai mạnh mẽ chính sách hướng Đơng chuyển sang hành động phía Đơng để
khẳng định sự xuất hiện của nước này tại khu vực trên cả phương diện lý thuyết lẫn
thực tiễn; bảo vệ lợi ích quốc gia ln song hành gắn kết với an ninh chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội, bản sắc dân tộc và luật pháp quốc tế.
Dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đã điều chỉnh chiến lược đối
ngoại một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đảm bảo hịa bình,
ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộng không gian chiến lược nhằm tạo dựng
ảnh hưởng tương xứng với vị thế của cường quốc khu vực và toàn cầu. Ấn Độ đã
thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn như Nga, Mỹ,
Trung Quốc, Nhật, Đức, EU, ASEAN… Qua đó, Ấn Độ có những điều chỉnh linh
hoạt, mềm dẻo trong chính sách đối ngoại của mình để tiếp tục xây dựng những
mối quan hệ tốt đẹp, góp phần ổn định và tiếp tục phát triển đất nước. Trong suốt
hai nhiệm kỳ Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ như một nước lớn đang trỗi dậy,
phấn đấu trở thành một cường quốc khu vực, có ảnh hưởng đến thế giới. Sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến khu vực và thế
giới mà còn ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.
Ấn Độ đã phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc bằng nội
lực, sự đồn kết thống nhất ý chí của cả dân tộc để ghi đậm thêm dấu ấn lịch sử vĩ

đại đầy tự hào, kiêu hãnh và phát triển. Đây là di sản nổi bật, đặc điểm riêng biệt
của nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy từ thuộc địa đến độc lập, từ phụ thuộc đến tự do;
để có thể tham dự hoặc can dự và có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của đời
sống quốc tế; chủ động xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng mâu
thuẫn và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Đây là một số bài học kinh nghiệm
quý báu và mang tính cấp thiết đối với các nước đang phát triển để có thể tham
chiếu, áp dụng, nhằm xử lý những vấn đề trong nước và quốc tế một cách hiệu quả.
Trong bối cảnh hịa bình hợp tác tiếp tục là xu thế chủ đạo ở khu vực và trên thế
giới, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển ổn
định, hịa bình. Trong giai đoạn mới, Ấn Độ tiếp tục là đối tác chân thành và lâu dài


3

của Việt Nam, mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước được đặt nền móng bởi các vị lãnh
tụ giữa hai nước trong chiều dài lịch sử. Mối quan hệ đối tác được thể hiện phong
phú trên nhiều lĩnh vực như: Quốc phòng an ninh, thương mại, giao lưu nhân dân...
Chính vì vậy, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn Ấn Độ
có những sự điều chỉnh chiến lược là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc góp phần vào cơng tác hoạch định chính sách đối ngoại ở Việt Nam.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Ấn
Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014)” làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ
Nghiên cứu về Ấn Độ được nhiều tác giả trong nước, nước ngồi và Ấn Độ
thực hiện, đây là những cơng trình cơ bản về Ấn Độ.
* Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam:
Vũ Dương Ninh (chủ biên 1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, cuốn

sách cung cấp những thông tin cơ bản và hệ thống về những nền văn minh thời cổ
trung đại ở Ấn Độ và nền văn minh Ấn Độ thời cận hiện đại. Đáng chú ý, trong nội
dung tác phẩm có đề cập đến mối quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn được tương
đối khái qt, qua đó mơ tả được những nét cơ bản trong việc thực hiện chính sách
đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ mới; Hồ Anh Thái (2008), Namaskar! Xin chào
Ấn Độ, Nxb. Trẻ, Hà Nội. Cuốn sách trình bày những đặc điểm cơ bản về đất nước
- văn hóa - con người Ấn Độ có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành và xác định
nội dung triển khai Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử;
Ngơ Xn Bình (2013), Một số vấn đề kinh tế và chính trị cơ bản của Ấn Độ thập
niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội. Nội dung cuốn sách làm rõ quá trình phát triển thành một
cường quốc mới của Ấn Độ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia
tăng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư trong thập niên đầu thế kỷ XXI của quốc gia
này. Những biến động trong tình hình kinh tế, chính trị và nhất là chính sách đối
ngoại của Ấn Độ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng; Ngơ Minh Oanh (2018), Những người làm
nên lịch sử Ấn Độ, Nxb Văn hóa văn nghệ TP HCM. Thông qua cuốn sách, tác giả
làm rõ lịch sử Ấn Độ từ khởi thủy cho đến nay. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu bảy


4

nhân vật mà cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của họ vào cơng cuộc
đấu tranh cho nền độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Đó là Rammohun Roy,
Ramakrishna, Vivekananda, Ban Gaggada Tilak, Mohandat Karamsan Gandhi,
Jawaharlal Nehru và nhiều người khác… Tác giả giới thiệu một cách ngắn gọn và
dễ hiểu về cuộc đời, sự nghiệp chính trị, những nét lớn về quan điểm trong chính
sách đối ngoại của các nhân vật; Nguyễn Văn Dương (2018), Quá trình củng cố và
bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hoà Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 (The
process of strengthening and defending for national independence of the Republic

of India from 1991 to 2015): LATS Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh. Tác giả đã phân tích q trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng
hoà Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2005 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao,
an ninh - quốc phịng, văn hố - xã hội.
* Cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Albert Schweitzer (1957), Indian thought and its development, Nxb The
Beacon Press; First Edition edition. Tác giả đưa ra những nội dung khái quát về hệ
tư tưởng triết học, chính trị Ấn Độ qua các thời kỳ, đồng thời tác giả chỉ ra những
ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, đạo đức của con người và những biến
đổi trong đời sống chính trị ngoại giao của Ấn Độ; Amartya Sen (2005), The
Argumentative Indian, Nxb Allen Lane, Cuốn sách cho rằng: “Ấn Độ là một dân
tộc mộ đạo bậc nhất trên thế giới… là một dân tộc trọng triết học bậc nhất trên thế
giới”, tác giả tập trung phân tích những nét nổi bật trong chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn
Độ, về đối thoại và biện chứng trong việc theo đuổi công bằng xã hội và về bản
chất của bản sắc Ấn Độ; Jurgen Richter, Tarun Das Colette Mathur Frank (2006),
India Rising, Nxb HÄftad Engelska. Nội dung cuốn sách trình bày ý kiến của các
tác giả khác nhau về các bước đi cần thiết để Ấn Độ có thể đạt được mức tăng
trưởng 8% hàng năm vào thập kỷ tới, trong đó có những bước đi quan trọng trên
lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế.
* Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ:
Anjana Mothar Chandra (2005), 5,000 Years of History & Culture, Nxb Times
Editions-Marshall Cavendish. Cuốn sách cịn cung cấp các thơng tin cơ bản về mỗi
giai đoạn lịch sử phức tạp theo những bước thăng trầm kỳ lạ của Ấn Độ, từ thời kỳ
hình thành những nền văn minh Ấn Độ cổ đại đầu tiên đến sự trỗi dậy của Ấn Độ
trong thế kỷ XXI. Ấn Độ trong thế kỷ XXI đang cuồn cuộn chuyển mình với một nền


5

kinh tế tăng tốc, chính sách đối ngoại thực tế hơn. Sự chuyển đổi của Ấn Độ đã thực

sự gây ấn tượng với cộng đồng các quốc gia trên thế giới; Pavank Varma (2006),
Being Indian: The Truth about Why the Twenty-First Century Will Be India's”, Nxb
Penguin Books. Tác giả đã tập trung tìm hiểu, làm rõ một vấn đề lớn: Là một người
Ấn Độ có nghĩa gì, đất nước Ấn Độ sẽ ra sao trong thế kỷ XXI? Tác giả đã phân tích
sâu nhiều bình diện: chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh, văn hóa xã hội và các lĩnh
vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đặc biệt là quan hệ ngoại giao của Ấn Độ
với các quốc gia trên trường quốc tế… để dự kiến có tính khoa học rằng: Thế kỷ XXI
sẽ là thế kỷ Ấn Độ; Shrikant Paranjpe (2012), India’s Strategic Culture: The Making
of National Security Policy”, Nxb Routledge (India). Cuốn sách làm rõ các nội dung từ
văn hóa chiến lược nói chung đến văn hóa chiến lược của Ấn Độ trong xây dựng chính
sách an ninh quốc gia qua các thời kỳ lịch sử từ 1947 đến nay. Cuốn sách đề cập đến
nhiều nội dung mới như: Nguồn gốc tư duy Ấn Độ, tư duy chiến lược Ấn Độ giúp gì
cho việc xây dựng chính sách đối ngoại quốc gia, giúp gì cho việc xác định vai trò Ấn
Độ trong trật tự thế giới cận đại và đương đại.
Các tác giả Ấn Độ cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cận,
hiện đại như: cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam (2014), India 2020: A
Vision for the new Millenium, Nxb Penguin. Tác giả đã chỉ ra và phân tích các điểm
mạnh, yếu của Ấn Độ để đưa ra một quan điểm giải quyết vấn đề: Làm thế nào để
Ấn Độ có thể trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong năm
2020. Việc đề ra những mục tiêu ý nghĩa đó có thể đưa Ấn Độ đến thành công trong
nhiều lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế, đây là cơ sở quan trọng để Ấn Độ trở
thành một quốc gia thịnh vượng, vững mạnh; Bipan Chandra (2016), Cuộc đấu tranh
giành độc lập của Ấn Độ, Nxb Penguin, Reprint edition. Đây là một nghiên cứu về
phong trào độc lập của Ấn Độ, từ một cuộc nổi dậy thất bại chống lại người Anh vào
năm 1857, trải qua thời gian và cuối cùng Ấn Độ đã giành được độc lập vào năm
1947, xét từ quan điểm của người Ấn Độ. Cuốn sách cũng nghiên cứu tính cách và
ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo trong các thời kỳ và sự phát triển của một tầm nhìn
mới và sâu sắc về lịch sử thời kỳ này; Pavan K. Varma (2017), Người Ấn Độ - Sự
thật về lý do tại sao thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Ấn Độ, Nxb. Thông tin và Truyền thông.
Trong cuốn sách chuyên khảo tác giả đã nghiên cứu các yếu tố về văn hoá, xã hội,

phát triển ảnh hưởng đến hình ảnh người Ấn Độ trong thời gian tiếp theo của thế kỷ
XXI bao gồm: quyền lực, sự thịnh vượng, công nghệ và sự thoả hiệp


6

2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ
* Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam.
Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hồ Ấn Độ từ 1991
đến 2000, NXB Khoa học xã hội, 2002. Cuốn sách đề cập đến những thành tựu mà
Ấn Độ đạt được trên hai lĩnh vực chủ yếu: Kinh tế và Đối ngoại, trong đó tác giả
chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Cộng hồ
Ấn Độ, bao gồm những nhân tố chủ quan và khách quan; Cải cách kinh tế, q
trình thực hiện các chính sách đổi mới và cải cách kinh tế; Điều chỉnh chính sách
đối ngoại, q trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối
với các nước láng giềng, các nước lớn, các khu vực chủ yếu trên thế giới; Những
thành tựu sau 10 năm điều chỉnh chính sách, bao gồm chính sách kinh tế và chính
sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2000; Lê Nguyễn Hương Trinh (2005),
Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách, Nxb Chính trị Quốc gia. Nội
dung cuốn sách đề cập những cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò của ngoại thương
trong phát triển kinh tế, sự chuyển hướng chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì
cải cách, những kinh nghiệm và bài học được rút ra từ quá trình cải cách ngoại
thương Ấn Độ; Võ Xn Vinh (2013), ASEAN trong chính sách hướng đơng của
Ấn Độ NXB Khoa học xã hội. Cuốn sách tập trung vào việc tìm hiểu chính sách đối
ngoại của Ấn Độ - một cường quốc đang lên - đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và vai trị của ASEAN trong chính sách đó đồng thời đánh giá tác động của
chính sách hướng đơng của Ấn Độ đối với ASEAN và tìm hiểu quan hệ Việt Nam Ấn Độ; Ngơ Xn Bình (2013), Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối liên hệ
trong lịch sử và hiện tại, Nxb Từ điển bách khoa. Cuốn sách tập trung ở ba nội dung
chính, đó là quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, quan hệ Việt Nam - Tây Nam Á và quan hệ
Ấn Độ - Tây Nam Á. Trong đó các học giả chú ý đến những vấn đề như quan hệ đối

ngoại trên các lĩnh vực văn hóa, tơn giáo, ngơn ngữ và các mối quan hệ giữa các
nước lẫn nhau trong đó có Việt Nam và Ấn Độ với các nước Tây Nam Á; Nguyễn
Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đơng - Một chiến lược lớn của Ấn Độ, NXB
Chính trị Quốc gia. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày khái quát các khái cạnh
của chiến lược hướng Đông của Ấn Độ, những mối quan hệ truyền thống giữa Ấn
Độ và Đơng Á, trong đó phân tích đặc trưng, bản chất của mối quan hệ Ấn Độ –
Đông Á cũng như diễn tiến của mối quan hệ đa dạng, phức tạp của khu vực trong
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; Trần Nam Tiến (2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong


7

bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách đề cập
đến nội dung chính sách hướng Đơng của Ấn Độ. Chính sách này khơng chỉ nhằm
vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà cịn hướng đến lợi ích chính trị, an ninh nhằm
khẳng định vị thế cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Trung tâm
nghiên cứu Ấn Độ (2016), Việt Nam - Ấn Độ: bối cảnh mới, tầm nhìn mới, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Lý luận chính trị. Đây là cơng trình tập hợp nhiều
bài viết nghiên cứu của nhiều tác giả về mối quan hệ hai nước trước những thay đổi
lớn của tình hình khu vực và thế giới. Các bài viết phân tích sâu sắc bối cảnh mới tác
động đến Việt Nam, Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều bình diện; thực
trạng, những thành tựu trong hợp tác, những rào cản ảnh hưởng đến quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ và triển vọng phát triển quan hệ Việt - Ấn trong tình hình mới; Trung
tâm nghiên cứu Ấn Độ (2017), Sức mạnh mềm Ấn Độ, sức mạnh mềm Việt Nam
trong bối cảnh khu vực hóa, tồn cầu hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb
Lý luận chính trị. Với 98 bài tham luận của các nhà lãnh đạo, quản lý, các học giả
Việt Nam và Ấn Độ đã làm sâu sắc hơn nữa giá trị, vai trò, tác động của sức mạnh
mềm; lợi thế, mối tương quan giữa sức mạnh cứng, sức mạnh mềm và sức mạnh
thơng minh trong đời sống chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao của các quốc gia
dân tộc, tập trung vào Việt Nam và Ấn Độ trong bối cảnh khu vực hóa và tồn cầu

hóa; Phùng Thị Thảo (2017), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đơng Nam Á
giai đoạn 1947 đến 1964, Luận án tiến sĩ Đông Nam Á học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu chính sách
đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964 theo các vấn đề
trọng tâm như cơ sở và lý thuyết hình thành chính sách, nội dung, q trình triển khai
chính sách và phản ứng chính sách, kết quả và tác động, đặc trưng và mối liên hệ
chính sách ở giai đoạn 1991-2017. Đồng thời, luận án vận dụng cả hai hướng tiếp
cận của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực để lý giải chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964; Tôn Sinh Thành (2018),
Hợp tác khu vực châu Á: Nhân tố ASEAN và Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.
Nội dung cuốn sách đi sâu tìm hiểu, phân tích một cách tổng thể và liên tục bản chất
của quá trình hình thành, vận hành các cơ chế hợp tác khu vực châu Á, thông qua
việc nghiên cứu về lịch sử và lý thuyết hợp tác khu vực, đánh giá khoa học về tác
động của các nhân tố kinh tế, chính trị, an ninh, bản sắc văn hóa, thể chế đối với quá
trình hợp tác khu vực cũng như sự ra đời, phát triển và mở rộng các cơ chế hợp tác.


8

Trong tất cả q trình này, nổi lên vai trị của ASEAN và Ấn Độ; Lê Thị Hằng Nga
(2018), Quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ 1947 – 1991, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. Tác
giả đã phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ thời kỳ 1947 –
1991, từ đó tác giả đi vào mối quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao và quốc phịng; các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác khoa
học kỹ thuật thời kỳ 1947-1991. Tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét về quan hệ
Ấn Độ - Hoa Kỳ (1947-1991) và tác động của mối quan hệ này đối với tình hình
quốc tế, khu vực và sự phát triển của mỗi nước; một số gợi ý cho Việt Nam; Đặng
Cẩm Tú (2018), Xu hướng phát triển và chính sách của Ấn Độ đối với châu Á - Thái
Bình Dương đến năm 2030, Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả đã tập trung giới thiệu
quan điểm và hoạt động đối ngoại của Ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh đến nay; phân
tích những đặc điểm khách quan, chủ quan ở các mặt của đất nước này để đưa ra

những dự báo về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong tương lai.
Ngồi ra, quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia lớn và một số quốc gia khu vực
còn được đề cập đến trong các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác
giả như:
* Trên thế giới và Ấn Độ:
Sudhir Devare (2005), India and Southeast Asia: Towards Security
Convergence, Nxb ISEAS/Capital. Tác giả đưa ra nội dung cốt lõi trong quan hệ
đối tác giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đồng thời tác giả cũng làm rõ sự
phát triển của mối quan hệ này qua các thời kỳ trong lịch sử. Trong nội dung cuốn
sách, tác giả cũng đề xuất những kế hoạch hành động, tầm nhìn trong tương lai để
thực hiện quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN – Ấn Độ vì hịa bình, phát triển
và thịnh vượng chung; Rajiv Sikri (2009), Challenge and Strategy: Rethinking
India's Foreign Policy, Nxb SAGE Publications India. Cuốn sách này xem xét
những thách thức chính sách đối ngoại hiện nay của Ấn Độ từ quan điểm chiến lược
và định hướng chính sách. Cuốn sách tập trung vào đánh giá vị trí và vai trị các quốc
gia láng giềng gần gũi và có tính chiến lược của Ấn Độ. Tác giả cũng xem xét các
vấn đề quan trọng như an ninh năng lượng, ngoại giao kinh tế, sự tương tác giữa
quốc phòng và ngoại giao, các tổ chức và chính sách đối ngoại; J.N.Dixit (2010),
India's Foreign Policy And Its Neighbours, Nxb Gyan Publishing House. Cuốn
sách phân tích về sự tan rã của Liên bang xô viết, Ấn Độ mất đi những thế mạnh và


9

những sự lựa chọn mang tính chiến lược trên trường quốc tế, bởi thế, làm thế nào
để có được những thế cân bằng quyền lực mới, để có được sự đa dang hóa kinh tế,
làm sao để có được các mối quan hệ kỹ thuật và chính trị và tìm kiếm được quan hệ
với các trung tâm quyền lực mới nổi trên thế giới… là những thách thức gay gắt đối
với chính sách đối ngoại của Ấn Độ; Jakub Zajączkowski, Jivanta SchÖttli, Manish

Thapa (2014), India in the Contemporary World: Polity, Economy and
International Relations, Nxb Routledge Ấn Độ. Đây là công trình nghiên cứu sâu
về Ấn Độ đương đại trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ
quốc tế. Cuốn sách đã tiếp cận trên các bình diện: địa chính trị, địa kinh tế, lịch sử,
chính trị, văn hóa, ngoại giao, an ninh truyền thống và phi truyền thống để đi sâu
nghiên cứu, minh giải nhiều vấn đề trọng tâm xoay quanh trục đối ngoại của Ấn
Độ; Rajiv K. Bhatia (2014), India-Vietnam: Agenda for Strengthening Partnership, Nxb
Shipra Publications. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả khẳng định rằng, lịch sử cho
thấy, Ấn Độ và Việt Nam là hai người bạn thực sự của nhau với mối quan hệ chung thủy,
hàng thế kỷ. Tác giả khảo lược, phân tích bốn thập kỷ kinh tế - thương mại Việt Nam - Ấn
Độ. Nhiều số liệu trong cơng trình nghiên cứu là những tư liệu quý giúp các nhà khoa học
có cứ liệu phân tích, đánh giá về quan hệ hai nước; Pankaj Jha, Smita Tiwari, Smita
Tiwari (2015), Transitions and Interdependence: India and its Neighbours,
Nxb KW Publishers. Cuốn sách này giải quyết những vấn đề cốt lõi của quá trình
chuyển biến chính trị, những thách thức kinh tế - xã hội và hợp tác khu vực trong
bối cảnh rộng lớn hơn của sự hịa bình, thịnh vượng và phát triển ở Nam Á nói
chung và sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn
Độ với các quốc gia trong khu vực. Những phát triển trong khu vực có ảnh hưởng
đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và cũng hun đúc chính trị trong nước và ngược
lại. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với từng quốc gia cũng có tác động quyết
định đến tốc độ chuyển đổi chính trị đang diễn ra ở một số lĩnh vực: quan hệ quân
sự-dân sự, chính sách đối ngoại của từng quốc gia, động lực chính trị xã hội và kinh
tế và bản chất quản trị.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ là vấn đề đã được nhiều học giả trong và ngoài
Ấn Độ nghiên cứu, có nhiều bài nghiên cứu đã được dịch ra tiếng Việt và các cơng
trình nghiên cứu bằng tiếng Anh, phải kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:
Frédéric Grare, Amitabh Mattoo (2001), India and ASEAN - The politics of
India’s Look East Policy”, Nxb. Center de Sciences Humaines, New Delhi. Cuốn



10

sách là một trong những cơng trình đầu tiên tìm hiểu về mối quan hệ giữa Ấn Độ ASEAN trong chính sách hướng Đơng của Ấn Độ và vị trí của Ấn Độ đối với khu
vực Đông Nam Á. Kanwal Sibal (2003), Challenges and Prosoects, India Foreign
Policy, Speech presented at Gerneva Forum, tác giả đã chỉ ra những vấn đề cơ bản
của tình hình thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, từ
đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đồng
thời tác giả cũng dự báo những triển vọng mới trong chính sách đối ngoại của Ấn
Độ; Dipanka Banedi (2005), “India and Southeast Asia in the XXI Century”,
Publisher: Ma Gien Dipanka, New delhi; Tác giả đã tập trung phân tích vai trị của
mối quan hệ Ấn Độ và Đông Nam Á trong thế kỷ XXI, Ấn Độ đang phấn đấu trở
thành một cường quốc khu vực, một cực có vai trị chi phối thế giới nên việc tăng
cường quan hệ toàn diện với các nước ASEAN mà với Việt Nam là một ưu tiên
hàng đầu; bên cạnh đó, quan hệ tồn diện với Ấn Độ cũng là một trọng điểm của
các nước ASEAN; Shillong, (2008) “India - ASEAN Relations - Analysing
Regional Implications”, Mohit Anand, IPCS Special Report, Institute of Peace and
Conflict Studies, New Delhi, 5/2009. Tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung
trong quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN kể từ khi Ấn Độ thực hiện chính sách
hướng Đơng, mối quan hệ này đang có những bước phát triển quan trọng, đóng góp
thực chất cho hịa bình, ổn định và phát triển trong khu vực; Mohammed Khalid
(2010), Southeast Asia in India’s Post Cold War Foreign Policy, Department of
Evening Studies, Panjab University, Chandigarh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc, Đông Nam Á đã dần lấy lại được vị trí và tầm quan trọng của mình trong
Chính sách Hướng Đơng của Ấn Độ. Tác giả đi vào tìm hiểu vị trí của Đơng Nam
Á trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
2.3. Nhận xét các cơng trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục
giải quyết
2.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề
tài luận án
Nghiên cứu về Ấn Độ được nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài nước quan

tâm nghiên cứu, đặt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là nghiên cứu về mối
quan hệ của Ấn Độ - Việt Nam, quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn, tình hình văn
hóa, kinh tế, chính trị Ấn Độ. Các cơng trình đã tập trung tìm hiểu phân tích và làm
rõ nhiều vấn đề liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và trỗi dậy của nước


11

Cộng hịa Ấn Độ, đặc điểm hệ thống chính trị, tinh hính kinh tế, văn hóa, xã hội
của Ấn Độ từ khi giành độc lập đến nay. Nhiều tác phẩm đã đưa ra những đánh giá
sâu sắc về quan hệ đối ngoại của Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, với sự hiểu
biết về văn hóa, con người Ấn Độ, các tác giả Ấn Độ đã có quan điểm tiếp cận vấn
đề tương đồng với chính sách của chính quyền cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh trên rất nhiều nội dung. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trong/ngồi
nước đã làm rõ một số vấn đề chính:
- Các cơng trình đã đề cập đến một cách khái quát về quá trình hình thành, phát
triển và những tư tưởng đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành được độc lập đến nay.
- Khái quát được một số vấn đề về chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
- Gợi mở ra những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu để tìm ra bản chất, quy luật
vận động và sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các
chủ thể quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI.
2.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Một là, Luận án tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề mà các cơng trình
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004 đến 2014 chưa được làm
rõ đó là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành của chính sách đối
ngoại Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014). Về cơ sở lý luận,
luận án tập trung làm rõ: (i) Tác động của những triết lý truyền thống đến chính sách
đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh; (ii) Chủ nghĩa hiện thực
bất bạo động của Mahatma Gandhi; (iii) Tư tưởng của Thủ tướng Manmohan Singh
về chính sách đối ngoại. Về cơ sở thực tiễn, luận án phân tích những nhân tố tác động

đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ như: (i) Tình
hình thế giới, khu vực và những tác động ảnh hưởng tới Ấn Độ. (ii) Tình hình Ấn Độ
trong những năm đầu thế kỷ XXI tác động đến quá trình hoạch định và triển khai
chính sách đối ngoại; (iii) Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước năm 2004 để làm rõ
sự kế thừa, phát huy và điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời
Thủ tướng Manmohan Singh;.
Hai là, luận án phân tích nội dung và q trình triển khai chính sách đối ngoại
của Ấn Độ qua các trường hợp nghiên cứu điển hình; trong đó tập trung vào chính
sách đối ngoại đối với các nước lớn (Trung Quốc, Mỹ); các nước láng giềng
(Pakistan, Bangladesh); các tổ chức khu vực, quốc tế (SAARC, ASEAN, UN,
WTO); Phong trào Khơng liên kết. Qua việc phân tích các trường hợp cụ thể này,


12

luận án phân tích, làm rõ q trình vận động, phát triển chính sách đối ngoại của
Ấn Độ từ năm 2004 đến 2014
Ba là, qua việc phân tích, luận án rút ra nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn
chế trong chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh đồng
thời luận án chỉ ra tác động của chính sách đối ngoại Ấn Độ đến thế giới, đến sự
phát triển của Ấn Độ và đến Việt Nam. Rút ra đánh giá và nhận xét để thấy rõ mục
tiêu trong chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh là
nhất quán, biện pháp triển khai linh hoạt theo từng giai đoạn trên cơ sở tình hình
trong nước và thế giới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
Luận án làm rõ nội dung và thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ
dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh từ năm 2004 đến năm 2014.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ

nghiên cứu sau:
- Phân tích cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004 đến
năm 2014.
- Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm mục tiêu, các
hướng ưu tiên, nguyên tắc, phương châm và nhiệm vụ đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ
Thủ tướng Manmohan Singh (2004-2014).
- Phân tích thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004
đến năm 2014 đối với một số đối tác điển hình.
- Nhận xét về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2004 đến năm 2014.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng đề tài nghiên cứu là Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ
tướng Manmohan Singh trên bình diện song phương và đa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn
Độ được triển khai tại một số không gian chủ yếu: với các nước láng giềng
(Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc); với các nước lớn (Mỹ, Nga); với một số khu


13

chủ yếu (Trung Đông, Trung Á); với một số tổ chức quốc tế và khu vực (Liên hợp
quốc, WTO Phong trào Không liên kết, SAARC, ASEAN)
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến năm 2014. Đây là giai đoạn Thủ
tướng Manmohan Singh cầm quyền ở Ấn Độ.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về mục tiêu và các hướng ưu
tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh,
nguyên tắc, phương châm và nhiệm vụ đối ngoại của Ấn Độ.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận:

Là luận án nghiên cứu về chính sách đối ngoại, về mối quan hệ song phương và đa
phương giữa nhà nước và các chủ thể trong quan hệ quốc tế, luận án sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Bên cạnh đó, luận án cịn dựa trên một số lý thuyết quan hệ quốc tế tiêu biểu
như: chủ nghĩa hiện thực để làm rõ những mục tiêu và lợi ích trong chính sách đối
ngoại, chủ nghĩa tự do làm rõ những nhân tố tác động, chủ nghĩa Kiến tạo làm rõ vai
trò của Thủ tướng Manmohan Singh trong thực tiễn hoạch định và q trình triển khai
chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
- Phương pháp nghiên cứu:
Một là, phương pháp phân tích chính sách được áp dụng để làm rõ việc triển khai
chính sách đối ngoại ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia; đồng thời phân tích,
đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và tác động ảnh hưởng của chính sách.
Hai là, phương pháp lịch sử - logic được sử dụng để phân tích, làm rõ sự giống
nhau, khác nhau và chỉ ra nguyên nhân tạo ra sự khác biệt cũng như nội dung có tính
kế thừa giữa các nhiệm kỳ thủ tướng Ấn Độ, từ đó rút ra những điểm chung có tính
chất ổn định trong chính sách hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Ấn Độ.
Ba là, phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để làm rõ thực tiễn
triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ với một số quốc gia, khu vực, tổ chức
quốc tế tiêu biểu, thơng qua đó làm nổi bật lên những hướng ưu tiên của Ấn Độ và
nội dung chính trong q trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Bốn là, bên cạnh các phương pháp chủ yếu như trên, luận án sử dụng cách tiếp
cận hệ thống, được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa chính sách hợp tác quốc
tế về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với chính sách đối ngoại của Ấn Độ, qua đó
làm rõ sự tương thích, thống nhất trong xác định mục tiêu, đối tượng ưu tiên, giải


14

pháp thực hiện, tìm ra những tác động hai chiều đồng thời đưa ra những nhận xét
đánh giá trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Ngồi ra để thực hiện luận án tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành,
đa ngành của khoa học xã hội và nhân văn như: chính trị học, quan hệ quốc tế,... tác
giả luận án còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, thống kê,
phân tích, đối chiếu, đa ngành liên ngành, tiếp cận 3 cấp độ: quốc tế, quốc gia, cá
nhân… để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra.
Đồng thời luận án còn sử dụng quan điểm của Đảng ta, quan điểm của Ấn Độ để
có cái nhìn tồn diện, khách quan về chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ
tướng Manmohan Singh.
6. Nguồn tài liệu
Các nguồn tư liệu mà nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án là các tài liệu sơ
cấp (Primary sources) và tài liệu thứ cấp (Secondary sources), trong đó tập trung
vào tài liệu sơ cấp, cụ thể: Tài liệu sơ cấp gồm: Các tư liệu gốc cung cấp những
thơng tin chính thức và độ tin cậy cao như các bài phát biểu, diễn văn, thông điệp
thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh; hiệp ước ký kết giữa Ấn Độ với các nước như
Các nước láng giềng, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, các khu vực trên thế giới; các
công điện, thư từ của quan chức ngoại giao. Nguồn tư liệu này bao gồm các tư liệu
gốc do Bộ Ngoại giao Ấn Độ công bố, trong các công trình tuyển chọn tư liệu về
chính sách đối ngoại của Ấn Độ, trên các website của Chính phủ, bộ Ngoại giao Ấn
Độ,… Tài liệu thứ cấp gồm: Các cơng trình chuyên khảo của một số quan chức trực
tiếp tham gia vào q trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách đối ngoại
Ấn Độ như Dipanka Banedi Frédéric Grare, Amitabh Mattoo…, Các cơng trình
nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước có giá trị tham khảo về nội dung
thông tin, quan điểm đánh giá và cách tiếp cận nhiều chiều liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của luận án. Các cơng trình, bài viết nghiên cứu khoa học của các học
giả Ấn Độ về chính sách đối ngoại quốc gia. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng các tài
liệu, cơng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Ấn Độ và chính sách đối
ngoại của Ấn Độ, đây là những tư liệu quan trọng, góp phần hình thành nên góc
nhìn khách quan, đầy đủ và tồn diện về chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Các nguồn tài liệu để thực hiện luận án chủ yếu bằng tiếng Việt hoặc tiếng
Anh; được thể hiện dưới dạng bài viết hay sách của các tác giả người Việt hoặc



×