Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ NHÂN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.32 KB, 8 trang )

MỘT SỐ NHÂN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG
3.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH
Công ty may Thăng long là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của
ngành dệt may Việt nam. Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu
“làm đẹp” của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều
khách hàng trên thế giới. Điều đó khẳng định được về chất lượng sản phẩm của
công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và các đơn vị cùng ngành
khác như: may Đức Giang, may Chiến Thắng, may 10... nhưng công ty vẫn vươn
lên tự khẳng địnhmình bằng chính chất lượng sản phẩm.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã thu hút được rất nhiều bạn hàng
từ hơn 30 nước trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đức, Tiệp, Nhật Bản...
Là một doanh nghiệp luôn đi đầu tiếp cận thị trường quốc tế, công ty may Thăng
Long luôn ý thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí và tính giá thành,
họ cũng hiểu rằng đây cũng là vấn đề then chốt của bất cứ doanh nghiệp sản xuất
nào.
Mỗi loại hàng mà công ty sản xuất thuộc những hợp đồng kinh tế khác nhau.
Cho nên việc lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành là không phù hợp.
Do đó công ty đã xây dựng hệ tghống định mức lao động, định mức kỹ thuật tiên
tiến và bộ máy quản lý chi phí tới tận cơ sở.
Với sự quan tâm thường xuyên của Ban giám đốc công ty, cùng với ý thức
tự giách thực thi quy định sản xuất của cán bộ công nhân viên, hàng năm công ty
đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu đã đề ra. Chính sự kết hợp
chặt chẽ giữa trình độ quản lý, trình độ tổ chức sản xuất và trình độ lao động đã tạo
ra chất lượng sản phẩm của công ty cũng như sự lớn mạnh của công ty trên thị
trường.
* Để thu hút được nhiều khách hàng, tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm.
Khiký hợp đồng, công ty đã lập bản thoả thuận cung cấp hàng rất chặt chẽ. Bản
thoả thuận được chi tiết về mã hàng, về chất lượng, về định mức nguyên vật liệu,


đơn giá... Tạo chokhách hàng có niềm tin vào công ty, yên tâm hợp tác làm ăn với
công ty trong cơ chế thị trường. Đồng thời công ty còn kết hợp với thực hành chế
độ định mức và yêu cầu chất lượng một cách chặt chẽ dưới sự theo dõi của phòng
kỹ thuật, phòng KCS và phòng kế toán.
* Việc xử lý chứng từ ban đầu được thực hiện ngay ở các xí nghiệp thành
viên. Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp đều được nhân viên thống kê
theo dõi và cung cấp số liệu cho kế toán về tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào
sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất một cách đầy đủ. Định kỳ nhân viên hạch
toán xí nghiệp giúp kế toán lập “Báo cáo tiết kiệm” tính thưởng 20% và 50 % phụ
liệu thu hồi cho xí nghiệp. Việc này đã khuyến khích công nhân viên nâng cao hiệu
suất lao động và hiệu quả chi phí.
* Tiền công trực tiếp tính trên doanh thu đã tạo động lực cho công nhân viên
không chỉ công nhân trực tiếp sản xuất mà cả bộ phận phục vụ, bộ phận hành
chính, giúp cán bộ công nhân viên nâng cao năng suất lao động. Đồng thời việc
thực thi chế độ khuyến khích sáng kiến và lao động giỏi là đòn bảy kinh tế để thúc
đẩy cán bộ công nhân không ngừng vươn lên trong sản xuất.
* Công ty áp dụng đầy đủ chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định đồng thời
thực hiện chủ trương tin học hoá công tác kế toán, trang bị máy tính sử dụng các
chương trình thích hợp đã giảm nhẹ khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả
công tác kế toán. Hình thức ghi sổ Nhật ký- Chứng từ được áp dụng rất phù hợp vì
khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất lớn, loại nghiệp vụ đa dạng, đội ngũ
nhân viên kế toán của công ty có trình độ chuyên môn nghề nghiệp đồng đều. Tất
cả là điều kiện để công tác kế toán đạt hiệu quả cao từ đấy giá thành sản phẩm
được tính đúng, tính đủ.
3.2 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.2.1 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số lượng nguyên vật liệu được theo dõi từ nhân viên hạch toán xí nghiệp, kế
toán công ty tổng hợp và báo cáo đã bỏ qua số lượng sản phẩm hỏng và bán thành
phẩm chưa chế biến hoàn thành. Do đó việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chưa
thực sự chín xác. Để đảm bảo tính trung thực và chính xác công ty cần có kế hoạch

đánh giá xp dở dang. Ví dụ, đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương, đồng thời công ty cần hạch toán rõ ràng phần thiệt hại do sản phẩm hỏng,
ghi giảm chi phí và lập hệ thống định mức kế hoạch nhằm khuyến khích công nhân
sản xuất hiệu quả hơn nữa.
Số vải còn lại sau công đoạn cắtg thường được chuyển tới kho xí nghiệp, sau
đó tuỳ loại sản phẩm có thể xuất dùng may chi tiết. Ví dụ may lót túi. Về phần xuất
tận dụng này, kế toán tính chi tiết trên “Báo cáo tiết kiệm” nhưung không phản ánh
vào chi phí sản xuất. Ngoài ra nguyên vật liệu để tại kho xí nghiệp chưa được quản
lý chặt chẽ, phần nguyên liệu sau công đoạn cắt có thể có giá trị rất lớn nhưng chưa
có hệ thống theo dõi riêng. Công ty cần giao nhiệm vụ cho nhân viên hạch toán xí
nghiệp trực tiếp thực hiện công việc này để tránh hiện tượng thất thoát.
3.2.2 Về hạch toán chi phí sản xuất chung
Tại công ty may Thăng long, chi phí sản xuất chung được tổng hợp thống
nhất trên toàn công ty kế toán giá thành sử dụng số liệu tổng cộng chi phí sản xuất
chung để phân bổ cho các loại sản phẩm công ty thực hiện trong kỳ. Nhưng theo
định nghĩa chi phí sản xuất chung là chi phí còn lại dùng sản xuất sau chi phí
nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí này phát sinh trong phạm vi
phân xưởng theo dõi chi phí sản xuất chung tạo điều kiện phân bổ cho từng sản
phẩm hay nhóm sản phẩm sản xuất tại phân xưởng đó chính xác hơn. Do đó việc
tập hợp chi phí sản xuất chung ở công ty may Thăng Long chưa thực sự hợp lý vì
phát sinh ở các phân xưởng khác nhau thì điều kiện sản xuất và khối lượng chi phí
phát sinhkhác nhau, không nên để giá thành một loại sản phẩm gánh chịu chi phí
sản xuất chung nhiều hơn hoặc ít hơn bản thân nó tiêu hao. Hơn nữa chi phí sản
xuất chung có thể theo dõi trên phạm vi xí nghiệp do đó sử dụng tài khoản 627 chi
tiết cho từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó phân bổ vào các công việc, lao vụ
liên quan, không cần thiết phải tổng hợp số liệu toàn công ty rồi mới phân bổ chi
tiết theo sản phẩm, kết quả là công việc trùng lắp, số liệu không hoàn toàn xác
thực.
3.2.3 Về hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định
Tại công ty may Thăng Long, kế toán tài sản cố định không sử dụng tài

khoản 335 tính trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Chỉ khi chi phí thực tế
phát sinh, kế toán mới phân bổ dần vào chi phí của kỳ hạch toán. Do vậy kế toán
chi phí trở thành bị động với chi phí sửa chữa tài sản cố định và khi có phát sinh
đột biến, chi phí sản xuất kỳ kinh doanh nâng cao, ảnh hưởng đến kết quả kỳ sản
xuất. Vấn đề này, công ty cần có sự thống nhất giữa phòng kế toán và phòng kỹ
thuật, xây dựng kế hoạch sửa chữa tài sản cố định đảm bảo sản xuất vẫn diễn ra
liên tục, đồng thời dự trù kinh phí nhằm phù hợp với các nguyên tắc kế toán.
3.2.4 Quy định bắt buộc về việc thống nhất cách gọi mã hàng
Do tổ chức bộ máy kế toán, nhân viên hạch toán xí nghiệp chỉ theo dõi và
ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Do
vậy, công việc của kế toán nguyên liệu rất lớn, họ phải nhập đơn giá cho nguyên
vật liệu của hơn 2000 mã hàng khác nhau. Tuy công ty đã chuẩn hoá tên gọi các
mã hàng nhưng cách gọi của nhiều người không thống nhất, chẳng hạn như: Quần
bò yếm QE00-12 có người gọi là quần QE00-112 người khác ghi là quần bò 00-12.
Việc này dẫn đến hậu quả là khó áp dụng kế toán máy, làm bằng tay thì khối lượng
công việc quá lớn dễ gây nhầm lẫn, sai sót. Công ty cần có văn bản thống nhất
cách ghi mã hàng tạo điều kiện cho công việc kế toán tiến triển nhanh hơn.
3.3 PHƯƠNG PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH
3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những vấn đề phức tạp
phản ánh trình độ sửu dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết
quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Để đánh giá thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta phải
xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Một số chỉ tiêu quan trọng thường được dùng
để đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chi phí cho 1000 đồng sản lượng
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1000 đồng sản lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ
thì phải chi bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này được xác định:
= x 1000

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chi phí càng thấp, là dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Đây
là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng mong muốn đạt được.
* Chỉ tiêu tỷ lệ lãi so với chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng
lãi.
= x 100
Tỷ suất này càng cao càng tốt.
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
được sinh ta.
= x 100
* Chỉ tiêu lãi gộp/ doanh thu: chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ cho bao
nhiêu đồng lãi gộp.
Các chỉ tiêu của công ty được biểu hiện qua bảng dưới đây:
TT
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch

×