Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng huyết áp bị tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.54 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KHÔNG TĂNG
HUYẾT ÁP BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BVĐKKV
BỒNG SƠN BÌNH ĐỊNH
Phan Long Nhơn*, Hồng Thị Kim Nhung*
* BVĐKKV Bồng Sơn Bình Định

TĨM TẮT
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm tầng NCTM của bệnh nhân THA và không THA bị TBMN,
và tìm hiểu một số liên quan giữa tầng NCTM với XHN, NMN và tình trạng HA.
Đối tượng và phương pháp: một nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 212 bệnh nhân THA
và không THA bị TBMMN, điều trị tại BVĐKKV Bồng Sơn Bình Định từ 06/2010-06/2012.
Kết quả:
1. Một số đặc điểm phân tầng NCTM chung.
- Tầng thấp: 5,1%.
- Tầng trung bình: 34,5%.
- Tầng cao: 25%.
- Tầng rất cao: 35,4%.
2. Một số liên quan giữa tầng NCTM với từng thể TBMMN.
- Tầng thấp: XHN 0,5% và NMN 4,7%.
- Tầng trung bình: XHN 6,1% và NMN 28,3%.
- Tầng cao: 5,6% XHN và 19,4% NMN.
- Tầng rất cao: 6,6% XHN và 28,8% NMN.
3. Một số liên quan giữa tầng NCTM với tình trạng HA.
- Tầng thấp: liên quan chủ yếu với HA bình thường, không liên quan THA độ 2 và độ 3.
- Tầng trung bình: liên quan chủ yếu với THA độ 1 và khơng có liên quan với THA độ 3.
- Tầng cao: liên quan chủ yếu với THA độ 2 và không liên quan với THA độ 3.
- Tầng rất cao: liên quan duy nhất với THA độ 3.
- THA độ 1, THA độ 2 và THA độ 3 đều có nguy cơ TBMMN tương đương nhau.


Kết luận: có 5,1% BN tầng NCTM thấp, 34,5% BN tầng NCTM trung bình, 25% BN tầng
NCTM cao và 35,4% BN tầng NCTM rất cao bị TBMMN. Đặc biệt là ở đối tượng BN THA
và khơng THA có tầng NCTM thấp khơng những vẫn bị TBMMN mà còn bị với tần suất cao.
Nên đưa phân tầng NCTM ở BN THA vào việc tiên lượng khả năng bị TBMMN.

Người thẩm định: PGS.TS. Huỳnh Văn Minh

14

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/2013


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh tim mạch
phổ biến nhất hiện nay, tần suất bệnh tăng
huyết áp ngày càng tăng trên thế giới, cả các
nước phát triển và đang phát triển. Nó đã và
đang là một vấn đề hết sức quan trọng, thách
thức nền sức khỏe cộng đồng của mọi Quốc
gia, được nhiều tổ chức y tế chuyên về bệnh
tăng huyết áp-tim mạch cũng như ngành y
tế nói chung lưu tâm, đưa ra nhiều chương
trình, sách lược để khống chế.
Tăng huyết áp đã được mệnh danh là “kẻ
giết người thầm lặng” vì nó âm thầm và lặng
lẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con

người, trong đó có suy tim, suy thận và đặc
biệt là tai biến mạch máu não, một biến chứng
nặng nề, tỉ lệ tử vong cao, gánh nặng lớn về
kinh tế cho gia đình và xã hội.
Tăng huyết áp đã được xác định là yếu
tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu
não. Huyết áp càng cao nguy cơ tai biến càng
lớn. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng không
phải huyết áp thấp là không bị tai biến mạch
máu não mà vẫn bị tai biến và còn chiếm một
tỉ lệ cao. Phải chăng vấn đề này là còn phụ
thuộc vào phân tầng nguy cơ tim mạch của
tăng huyết áp và tầng nguy cơ nào sẽ bị tai
biến nhiều hơn, thấp, trung bình, cao hay rất
cao? Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên
cứu và tìm đến sự đồng thuận.
Để góp phần nghiên cứu vấn đề trên chúng
tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tầng
nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp
và không tăng huyết áp bị tai biến mạch máu
não tại Bệnh viện ĐKKV )

29,5

Nam > 55T

86 (2)

19,2


Nữ > 65T

87 (3)

19,4

Hút thuốc lá

83 (4)

18,6

15

3,3

TS gia đình bị TM sớm

31

7,0

Béo phì, ít hoạt động thể lực

13

3,0

Tổng các YTNCTM


447

100%

Cholesterone-TP/
LDL-C tăng
HDL-C giảm

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy yếu
tố chỉ số HA cao chiếm 29,5%, là yếu tố nguy
cơ cao nhất và có khác biệt đối với các yếu tố
khác. Các yếu tố về tuổi, giới và hút thuốc lá
chiếm tỉ lệ tương đương nhau 19,2% (nam),

18

Tạp chí

P (1)(2)(3)(4)

<0,05

19,4% (nữ) và 18,6% (thuốc lá). Yếu tố tăng
cholesterone hoặc tăng LDL-C và giảm HDL-C
chỉ chiếm 3,3%, tỉ lệ này có thấp hơn rất nhiều
so với rối loạn lipid máu ở BN TBMMN của các
nghiên cứu khác như ở Bệnh viện Quảng Trị

Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/2013



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

42,2% tăng cholesterone, tăng LDL-C 47,7%.
Điều này cũng phù hợp vì trong nghiên cứu
chúng tơi xác định tăng cholesterone và tăng
LDL-C theo tiêu chuẩn cholesterone toàn phần

> 6,1mmol/l (240mg/dl) hoặc LDL-C >4,0 mml/L
(160mg/dl), không phải chỉ đánh giá tăng đơn
thuần theo nghĩa rối loạn lipid máu chung (tăng
hơn chỉ số bình thường).

Bảng 3.6. Kết quả số YTNCTM trên từng BN
Số YTNCTM

n

Tỉ lệ %

Không YTNCTM

3

1,4

1 YTNCTM

(1)


33

15,6

2 YTNCTM

(2)

71

33,5

≥ 3 YTNCTM (3)

105

49,5

212

100%

Tổng

Nhận xét: kết quả có 49,5% BN THA và
khơng THA bị TBMMN có từ 3 YTNMTM trở
lên, đây là một tỉ lệ rất cao, cho thấy việc phải
đánh giá YTNCTM ở BN THA là rất cần thiết

P (1)(2)(3)


<0,05

không phải chỉ để quyết định phương thức
điều trị HA mà còn để tiên lượng nguy cơ
TBMMN. Trong nghiên cứu này cho thấy một
nửa bệnh nhân bị TBMMN có ≥3 YTNC.

3.2.2. Kết quả đặc điểm phân tầng NCTM chung
Bảng 3.7. Kết quả đặc điểm phân tầng NCTM chung
Tầng NCTM

n

Tỉ lệ %

(1)

11

5,1

Trung bình (2)

73

34,5

Cao


(3)

53

25,0

Rất cao

(4)

75

35,4

212

100%

Thấp

Tổng

Nhận xét: kết quả nghiên cứu về phân
tầng NCTM cho thấy tầng thấp có 5,1% BN
bị TBMMN, tầng trung bình có 34,5%, tầng
cao 25% và tầng NCTM rất cao có 35,4% BN
bị TBMMN. Điều này cho thấy ngay cả tầng
NCTM thấp bao gồm cả đối tượng THA và HA
bình thường vẫn bị TBMMN. Như vậy, vấn đề
chỉ định điều trị cho những đối tượng có THA

để ngăn ngừa TBMMN là việc cần phải đặt ra
và bàn cãi giữa hai lĩnh vực: chỉ tích cực thay
đổi lối sống, kiểm sốt các YTNC như khuyến
cáo là thật sự phù hợp hay cần phải điều trị

P (2)(4)

> 0,05

bằng thuốc? Chắc chắn điều này sẽ cần nhiều
nghiên cứu nữa để tìm đến sự đồng thuận.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng
cho thấy khả năng bị TBMMN của BN THA và
không THA ở tầng NCTM trung bình (34,5%),
cao hơn tầng NCTM cao (25%) và tương
đương với nhóm BN ở tầng rất cao (35,4%).
Phải chăng đây là đặc điểm riêng của BN THA
và khơng THA bị TBMMN của địa bàn Bắc tỉnh
Bình Định hay là đặc điểm chung? Hy vọng sẽ
có nhiều nghiên cứu hơn nữa để giúp giải đáp
vấn đề này.
Tạp chí

Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam

19


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


3.2.3. Kết quả liên quan giữa phân tầng NCTM với thể TBMMN
Bảng 3.8. Kết quả phân tầng NCTM theo từng thể TBMMN
XHN

Thể TB
Tầng NCTM

NMN

Tổng

n

%

n

%

Thấp

(1)

1

0,5

10

4,7


11 (5,1%)

Trung bình

(2)

13

6,1

60

28,3

73 (34,4%)

Cao

(3)

12

5,6

41

19,4

53 (25%)


Rất cao

(4)

14

6,6

61

28,8

75 (35,4%)

40

18,8%

172

81,2%

212 (100%)

Tổng số

Nhận xét: đối với XHN, tầng NCTM thấp
chỉ chiếm 0,5%, tầng trung bình chiếm 6,1%,
tầng cao chiếm 5,6% và tầng rất cao chiếm

6,6% trong tổng BN THA và khơng THA bị
TBMMN. Khơng có sự khác biệt giữa tỉ lệ bị
TBMMN của 3 tầng nguy cơ trung bình, cao
và rất cao. Riêng đối với NMN có sự khác biệt
về tỉ lệ BN bị TBMMN giữa các tầng NCTM.

p

<0,05
<0,05

Tầng trung bình lại có liên quan nhiều đến bị
TBMMN (28,3%) hơn tầng cao (19,4%) và
tương đương với tầng NCTM rất cao (28,8%).
Và có lẽ đây cũng là một mối liên quan rất
riêng cần lưu tâm và cũng cần phải cảnh giác
vì khơng phải tầng nguy cơ trung bình và thậm
chí là ở tầng nguy cơ thấp lại bị ít TBMMN
hơn BN có tầng nguy cơ cao và rất cao.

3.2.4. Kết quả liên quan giữa phân tầng NCTM với tình trạng HA của BN TBMMN
Bảng 3.9. Kết quả liên quan giữa phân tầng NCTM với tình trạng HA
Tình trạng HA

HA

Tổng

Bình
thường


Tiền
THA

THA
Độ 1

THA
Độ 2

THA
Độ 3

Thấp

7
(3,3%)

3 (1,4%)

1
(0,5%)

0

0

11
(5,1%)


Trung bình

6
(2,8%)

0

43
(20,3%)

24
(11,3%)

0

73
(34,5%)

0

2 (0,9%)

14
(6,6%)

37
(17,4%)

0


53
(25,0%)

Rất cao

1
(0,5%)

1 (0,5%)

2
(0,9%)

4
(2%)

67
(31,6%)

75
(35,4%)

Tổng số

14
(6,6%)

6
(2,8%)


60
(28,3%)

65
(30,7%)

67
(31,6%)

212
(100%)

Tầng NCTM

Cao

Nhận xét: về liên quan tầng NCTM và HA
kết quả bảng này cho thấy HA bình thường lại
chiếm tỉ lệ cao nhất (3,3%) của tầng NCTM
thấp. Tầng trung bình thì THA độ 1 chiếm cao
nhất (20,3%), tầng cao THA độ 2 cao nhất

20

Tạp chí

p

(17,4%) và tầng rất cao tồn bộ là THA độ
3 (31,6% tổng mẫu và chiếm 100% của tầng

NCTM rất cao). Như vậy tầng thấp có liên
quan chủ yếu với HA bình thường, tầng trung
bình liên quan chủ yếu với THA độ 1, tầng cao

Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/2013


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

liên quan chủ yếu với THA độ 2 và tầng NCTM
rất cao có liên quan 100% với THA độ 3.
Kết quả bảng này cũng cho thấy nguy cơ
bị TBMMN là có liên quan với THA và cả 3 độ
THA là có nguy cơ bị TBMMN tương đương
nhau: THA độ 1 là 28,3%, THA độ 2 là 30,7%
và THA độ 3 là 31,6% bị TBMMN trong tổng
số 212 BN THA được nghiên cứu. Và kết
quả này cũng cho thấy ngay cả tình trạng HA
đang là bình thường vẫn bị TBMMN (chiếm
6,6%). Điều này cũng cho thấy chỉ chú ý vào
tình trạng HA của BN là chưa đủ giúp tiên
lượng khả năng bị TBMMN, mà cần phải dựa
vào phân tầng NCTM cho dù vẫn biết THA
là nguy cơ hàng đầu, thế nhưng HA bình
thường và tiền THA vẫn chiếm một tỉ lệ bị
TBMMN đáng kể.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 212 bệnh nhân THA bị
TBMMN, điều trị tại bệnh viện. Chúng tôi ghi
nhận một số đặc điểm về phân tầng NCTM

như sau:
1. Một số đặc điểm phân tầng NCTM chung
- Tầng thấp: 5,1%.
- Tầng trung bình: 34,5 %.

- Tầng cao: 25%.
- Tầng rất cao: 35,4%.
2. Một số liên quan giữa tầng NCTM với
từng thể TBMMN
- Tầng thấp: XHN 0,5% và NMN 4,7%.
- Tầng trung bình: XHN 6,1% và NMN
28,3%.
- Tầng cao: 5,6 XHN % và 19,4 NMN %.
- Tầng rất cao: 6,6 XHN % và 28,8 NMN %.
3. Một số liên quan giữa tầng NCTM với
tình trạng HA
- Tầng thấp: liên quan chủ yếu với HA bình
thường, khơng liên quan THA độ 2 và độ 3.
- Tầng trung bình: liên quan chủ yếu với
THA độ 1 và khơng có liên quan với THA độ 3.
- Tầng cao: liên quan chủ yếu với THA độ
2 và không liên quan với THA độ 3.
- Tầng rất cao: liên quan duy nhất với THA
độ 3.
- THA độ 1, THA độ 2 và THA độ 3 đều có
nguy cơ TBMMN tương đương nhau.
V. KIẾN NGHỊ
Phân tầng NCTM ở bệnh nhân THA không
chỉ để cho điều trị THA, mà nên đưa vào để
tiên lượng khả năng bị TBMMN.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến
mạch máu não, Nxb Y học Hà Nội, tr 76-128.
2. Đoàn Dư Đạt, Đặng Thị Quận và cs
(2005), “Nhận xét các yếu tố nguy cơ của bệnh
tăng huyết áp và các tổn thương cơ quan đích
trong các bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa
Tim mạch Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển
ng Bí Quảng Ninh năm 2003-2004”, Kỷ yếu
các đề tài nghiên cứu khoa học, Hội nghị tim
mạch Miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí Tim
mạch học (41), tr 514 - 524.

3. Hội tim mạch quốc gia Việt Nam
(2008), “Khuyến cáo 2010 của Hội tim mạch
học Việt Nam về chẩn đốn, điều trị và dự
phịng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến
cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa
giai đoạn 2006-2010, tr 1-51
4. Hồng Khánh (2007), “Các yếu tố nguy
cơ gây tai biến mạch máu não”, Kỷ yếu toàn văn
các đề tài nghiên cứu khoa học. Đại hội Nội tiết
và Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ
3, Tạp chí Y học thực hành (507-508), tr 72-79.
Tạp chí

Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam

21



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5. Phạm Diệu Linh, Trần Văn Huy (2009),
“Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến
đột quỵ tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hịa”, Tạp
chí Nội khoa Việt Nam, (1/2009), tr 518-524.
6. Phan Long Nhơn, Hoàng Thị Kim
Nhung, Huỳnh Văn Minh (2007), “Nghiên
cứu tình hình tăng huyết áp người lớn ở dân
cư Bắc Bình Định - Đánh giá bước đầu qua
1002 bệnh nhân”, Tạp chí Tim mạch học Việt
Nam, (47), tr 31-37.
7. Vũ Hà Nga Sơn và Quản Thu Thủy
(2009), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ
tim mạch trên bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện

354”, Tạp chí nội khoa, (1/2009), tr 482-486.
8. Lê Thị Thu Trang, Lê Văn Lâm, Lê Xích
Ma, Lê Thanh Sơn, Hồ Cơng Thăng, Lê Thị
Hồng (2009), “Nghiên cứu vai trị các yếu tố
nguy cơ và đặc điểm lâm sàng giai đoạn cấp
của bệnh tai biến mạch máu não tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2009”, Tạp chí
Nội khoa Việt Nam, (1/2009), tr 504-511.
9. Đinh Văn Thắng, Tô Văn Hải, Trương
Trường Giang (2009), “Tình hình tai biến
mạch máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn
trong 10 năm 1998-2007”, Tạp chí Nội khoa

Việt Nam, (1/2009), tr 512-517.

SUMMARY
STUDYING CHARACTERICICS OF THE CARDIO-VASCULAR RISK CLASS OF
HYPERTENSIVE AND NON-HYPERTENSIVE PATIENTS HAVE BEEN STROKE AT
BONG SON GENERAL HOSPITAL BINH ĐINH PROVINCE
Objective: To study the prevalance of low class, average class, high class and very high
class of cardio-vascular risk class of hypertensive and non-hypertensive patients, have been
stroke. To evaluate some relations between cardio-vascular risk class and haemorrhage
cerebral stroke (HSC), ischemic cerebral stroke (ICS) and blood pressure.
Patients and methods: A cross-sectional study of 212 hypertensive and non-hypertensive
patients have been stroke, treatmented at Bong Son general Hospital Binh Đinh province
from 06/2010 to 06/2012.
Results: The prevalance of low class 5.1%, average class 34.5%, high class 25% and
very high class 35.4%. The relations:
- Haemorrhage cerebral stroke (HSC), ischemic cerebral stroke (ICS): Low class 0.5%
HSC and 4.7% ISC, average class 6.1% HSC and 28.3% ISC, high class HSC 5.6% and
19.4% ISC and very high class 6.6% HSC and 28.8% ISC.
- Blood pressure: Low class: Main relation with normal blood pressure, non-relation with
hypertension stage 2 and 3. Average class: Main relation with hypertension stage1, nonrelation with hypertension stage 3. High class: Main relation with hypertension stage 2, nonrelation with hypertension stage 3. Very high class: Only relation with hypertension stage3.
Hypertension stage 1, stage 2 and stage 3 there were the same risk of stroke.
Conclusions: There were 5.1% low class, 34.5% average class, 25% high class and
very high class 35.4%. Special in normal blood pressure patients have low cardio-vascular
risk class, they also were been haemorrhage cerebral stroke and ischemic cerebral stroke
that were been stroke with high prevalence. Shoud be used the cardio-vascular risk class of
hypertensive and non- hypertensive patients for prognostic of stroke.

22

Tạp chí


Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/2013



×